Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.26 KB, 64 trang )

Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn

ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ
TẠP VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ
(KHẢO SÁT QUA TẬP NGÀY MAI CỦA NHỮNG NGÀY MAI )
***
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tính độc đáo của mỗi loại hình nghệ thuật trước hết là do tính chất
các phương tiện vật chất mà chủ thể sáng tạo dùng để xây dựng hình tượng loại hình đó
quy định. Về mặt này, lẽ tự nhiên, văn học là nghệ thuật ngôn từ, yếu tố vật chất mang
tính hình tượng của nó là lời nói của con người mà cơ sở là ngôn ngữ của một dân tộc
nhất định.
Ngôn ngữ là một hiện tượng rất sinh động và lí thú. Nhà văn là người tổ
chức ngôn từ tạo nên hình tượng nghệ thuật, chỉnh thể tác phẩm, tạo cho mình một dấu
ấn riêng, một phong cách riêng. Cho nên xác định giá trị của tác phẩm, phong cách của
tác giả thông qua tìm hiểu đặc điểm sử dụng các lớp từ ngữ là một hướng đi đã được
khẳng định và do đó ngôn ngữ tác phẩm đã trở thành một đới tượng được đặc biệt quan
tâm nghiên cứu bởi những đặc trưng mang tính thể loại của nó. Do vậy, việc nghiên
cứu tác phẩm từ góc độ ngôn ngữ là một cách quan trọng để tiếp cận tác phẩm văn học
và qua đó nhận định được tính sáng tạo, tài năng của tác giả.
1.2. Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn hiện đại thuộc thế hệ 7X. Thành quả của
chị trên con đường văn chương đã liên tiếp được khẳng định qua các giải thưởng: Giải
nhất cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II – năm 2000, giải B – Hội nhà văn
Việt Nam- năm 2001; Tặng thưởng dành cho tác giả trẻ - Ủy ban toàn quốc liện hiệp
Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai…
1
Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn
các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam- năm 2000; Một trong “Mười gương mặt trẻ tiêu
biểu năm 2003” do Trung ương Đoàn trao tặng. Năm 2005 chị gây xôn xao giới văn
nghệ, bạn đọc với tác phẩm “Cánh đồng bất tận”, sau này được giới báo chí Hàn Quốc


đánh giá là: “Người phụ nữ độc chiếm thị trường và dư luận trong năm”.
Quí III năm 2007, chị cho xuất bản tập
tạp văn “Ngày mai của những ngày mai ”, hội tụ 32
bài tạp bút đặc sắc của chị. Với giọng điệu thủ thỉ, tâm
tình của nhà văn vùng đất Mũi về những câu chuyện
xung quanh cuộc sống của mình, tập sách là chút lòng
yêu thương gởi đến miền quê thanh bình và cuộc sống
nông thôn thuần hậu. Tập sách đã phác họa một chân
dung , một phong cách quen mà lạ chỉ có ở Nguyễn
Ngọc Tư. Ở đấy, chúng ta bắt gặp những ưu tư, trăn
trở, những nỗi buồn lúc man mác lúc đầm sâu, và vượt
lên đó, là những bài học luân lí, những đạo nghĩa ở
đời
Bởi những lí do trên , chúng tôi đi vào tìm hiểu “Đặc điểm từ ngữ tạp văn
Nguyễn Ngọc Tư” (Qua khảo sát tập Ngày mai của những ngày mai….).
2. Lịch sử vấn đề
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư có hơn 7 năm gia nhập làng viết, kể cả tập
“Ngày mai của những ngày mai”, cô đã cho trình làng 9 tập tác phẩm. Năm 2005 chị
gây tiếng vang lớn với tập truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”. Một tiếng vang vút lên,
một loạt sóng âm vọng lại, tiếng cồng chen lẫn tiếng chiêng, tiếng sáo chen lẫn tiếng
khèn, khen - chê lẫn nhau cùng phản hồi. Có thể nói, nhũng nhận định đánh gía về
Nguyễn Ngọc Tư lúc này mới thật sự bắt đầu. Điểm qua, chúng tôi thấy có nhũng ý
kiến sau:
Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai…
2
Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn
Trần Hữu Dũng đã đánh giá Nguyễn Ngọc Tư như là một “đặc sản miền
Nam”. Trên diễn đàn của mình (tnamnet ) anh viết : “Nguyễn
Ngọc Tư, ngòi bút trẻ ấy, rõ ràng đã tạo được một chỗ đứng khu biệt cho mình”. Sau
khi điểm qua thành quả của chị trong những năm qua, anh có sự so sánh chị với các

cây bút khác: “Một cái bệnh của những người viết trẻ bây giờ là mặc cảm (hay đua đòi)
phải dùng một bút pháp mới, mô tả xã hội tân thời (thường được xem đồng nghĩa với
lối sống thị thành), đôi khi phải làm ra vẻ biết nhiều, học rộng. Nguyễn Ngọc Tư không
cần “làm dáng” kểu ấy. Cái mới trong văn Nguyễn Ngọc Tư chính là cái cũ. Cái lạ ở cô
là tài khui mở nhũng sinh hoạt thân thuộc trước mắt ”
Tháng 10/2007, tác phẩm “Cánh đồng bất tận” của nhà văn trẻ Nguyễn
Ngọc Tư dã được chuyển ngữ và phát hành tại Hàn Quốc. Ông Seo Jae-Young, đại
diện nhà xuất bản Asia tại Seoul, trong khi trao đổi với phóng viên Việt Nam, có
những lời đánh giá rất cao về tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư. “Từ tác phẩm này, chúng
ta thấy rằng dòng văn học hiện đại của Việt Nam có thể chia thành 2 giai đoạn, trước
và sau Nguyễn Ngọc Tư. Qua tiểu thuyết của cô, người ta có thể cảm nhận được sư
thay đổi về nhận thức và cuộc sống. Tác phẩm của Tư có thể khiến cho các tác phẩm
văn học khác tại Việt Nam trở nên lỗi thời. Và các cây viết mới kiểu Nguyễn Ngọc Tư
“sẽ xuất hiện”. “Người ta cho rằng không gì giúp chúng ta hiểu rõ hơn về xã hội là văn
chương. Và tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đã làm được điều đó”. “Chính nội dung
của câu chuyện đã hoàn toàn cuốn hút người đọc từ đầu đến cuối”.
Đồng thời chúng tôi đã điểm qua những bài viết khác trên các báo, trang
Wed, Blog trong và ngoài nước như: “Cánh đồng bất tận –một hiện tượng văn hoc
đang gây nhiều tranh luận” của nhà văn Hoàng Khởi Phong
( “Những vụ án đình đám trong làng văn” của Hà Nguyễn
(Netnam); “Bão rùng rùng ngoài kia mà maí ấm vẫn bình yên” của Thúy Nga ( Tuổi
trẻ); “Nguyễn Ngọc Tư: Đang có đốt lửa lại” của Hạnh Đỗ (Tiền Phong)
Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai…
3
Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn
Chúng tôi nhận thấy đó chỉ mới là những bài phỏng vấn, nhận định, đánh
giá ngắn gọn, chung chung về Nguyễn Ngọc Tư, chưa có những công trình nghiên cứu
chuyên sâu. Sinh viên Nguyễn Ngọc Mơ - ĐHSP Đồng Tháp có bài nghiên cứu khoa
học: “Lớp từ địa phương trong truyện ngắn cánh đồng bất tận”. Tuy nhiên, bài nghiên
cứu này chỉ giới hạn ở lớp từ địa phương của một tác phẩm “Cánh đồng bất tận” và đó

là thể loại truyện dài.
Quí III năm 2007 tập tạp văn “Ngày mai của những ngày mai ” được
trình làng. Nhà xuất bản Phụ nữ có bài giới thiệu khoảng 100 chữ về ấn phẩm của
mình. Nhưng cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về tập tạp văn đặc sắc
ấy.
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Đối tượng
Chúng tôi không khảo sát toàn bộ sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư mà chọn tập
“Ngày mai của những ngày mai ” làm đối tượng nghiên cứu. Chúng tôi nghiên cứu
tập tạp văn này trên bình diện từ vựng.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu đặc điểm sử dụng từ ngữ trong tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư.
- Đưa ra những nhận định, đánh giá về thành quả sử dụng các lớp từ ngữ trong
tạp văn của chị.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các biện pháp nghiên cứu như sau:
-Phương pháp thống kê phân loại
Chúng tôi sữ dụng phương pháp thống kê, phân loại các lớp từ ngữ theo hai tiêu chí
cấu tạo và ý nghĩa
Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai…
4
Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn
- Phương pháp phân tích và miêu tả
Trên cơ sở thống kê phân loại, chúgn tôi đã phân tích và miêu tả từng nhóm từ cụ
thể vể phương diện cấu trúc ngữ nghĩa.
- Phương pháp tổng hợp
Kết quả thống kê phân loại, miêu tả chỉ mới dừng lại ở các sự kiện riêng lẻ, dàn
trải. Vì vậy, chúng tôi đã sử dụng thêm phương pháp tổng hợp để khái quát các vấn đề
thành các qui luật mang tính chung, điển hình.
5. Cái mới của đề tài

Việc nghiên cứu truyện ngắn nói chung và truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nói
riêng đã được tiến hành, nhưng việc nghiên cứu ngôn ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư
thực tế chưa có tác giả nào quan tâm. Đây vẫn là một vấn đề mới mẽ cần tìm hiểu. Đề
tài bước đầu tìm hiểu sự đóng góp của tác giả ở phương diện sử dụng các lớp từ ngữ
trong tạp văn và khẳng định sự đa dạng về phong cách cacủ thể loại tạp văn trong thời
kì mới.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm có 3 chương
Chương I: Những vấn đề lí thuyết xung quanh đề tài
Chương II: Các lớp từ ngữ đặc sắc được sử dụng trong tạp văn Nguyễn Ngọc

Chương III: Vai trò ngữ nghĩa của các lớp từ ngữ trong tạp văn Nguyễn Ngọc

Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai…
5
Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn
PHẦN NỘI DUNG
Chương 2: Những vấn đề lí thuyết xung quanh đề tài
1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật và đặc điểm ngôn ngữ tạp văn
1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật
Thật khó để tìm ra một cách diễn đạt duy nhất về khái niệm ngôn ngữ nghệ
thuật. Nhưng chúng ta có thể hiểu: Ngôn ngữ nghệ thuật là thứ ngôn ngữ được dùng để
biểu đạt nội dung hình tượng của các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Bản thân ngôn ngữ
nghệ thuật mang trong mình tính thẩm mĩ, tính đa nghĩa và đó chỉ là ngôn ngữ nghệ
thuật khi có khả năng tạo nên dấu ấn riêng cho tác giả.
Cũng giống như âm thanh trong âm nhạc, màu sắc trong hội hoạ, ngôn ngữ nghệ
thuật được xem là chất liệu xây dựng hình tượng. Bản thân loại chất liệu này là tổng
hoà của những kí hiệu hai mặt - ngữ âm và ngữ nghĩa. Với tài năng sáng tạo, nhà văn,
nhà thơ hướng sự chú ý vào tổ chức văn bản, tìm mọi cách cho hai mặt ngữ âm và ngữ
nghĩa của kí hiệu ngôn ngữ hoà phối với nhau cùng phát huy tác dụng đối với cấu trúc

từng câu, từng đoạn cũng như cấu trúc hoàn chỉnh của toàn bộ văn bản nghệ thuật.
Chính vì vậy, văn chương được xem là tác phẩm nghệ thuật cuả ngôn ngữ, là sự thể
hiện giá trị thẩm mĩ của ngôn ngữ.
Thử phân tích một đoạn trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:
Khi sao phong gấm rũ là
Giời sao tan tác như hoa giữa đường?
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?
Ở đây, các yếu tố ngôn ngữ được tổ chức lại theo khuôn khổ của thể thơ lục bát.
Mỗi dòng thơ là một câu nghi vấn tu từ, một câu tự hỏi không có lời đáp, với sự điệp từ
Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai…
6
Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn
ngữ và cấu trúc ( khi sao, giở sao, mặt sao, thân sao), rồi hàng loạt biện pháp tu từ khác
đã được dùng như so sánh (mặt sao…, thân sao ), tách xen (dày gió dạn sương, bướm
chán ong chường) Sự hoà phối của những chất liệu đó đã vẽ nên bức tranh về nội tâm
của nàng Kiều, bức tranh “Giật mình, mình lại thương mình xót xa”.
Sự hình thành và tồn tại của ngôn ngữ nghệ thuật dựa vào ngôn ngữ tư nhiên,
nhưng nó có tính độc lập với tư cách là hệ thống tín hiệu thứ hai. Để hiểu rõ hơn về bản
chất của ngôn ngữ nghệ thuật, ta đặt nó bên cạnh ngôn ngữ tự nhiên, so sánh, tìm ra sự
tương đồng và khác biệt của hai hệ thống này trên các bình diện: về hệ thống tín hiệu,
về chức năng xã hội, về tính hệ thống, về ngữ nghĩa, về sự có mặt của các loại
phương tiện ngôn ngữ, về vai trò trong ngôn ngữ dân tộc.
-Xét về hệ thống tín hiệu:
Ngôn ngữ tự nhiên của con gười, có thể được xác định như là một mã chung,
phổ biến nhất, tức một hệ thống tín hiệu đầu tiên và quy tắc sừ dụng những tín hiêụ đó,
mà con người dùng để vật hoá những ý nghĩ, tình cảm của mình, tức để diễn đạt những
ý nghĩ, tình cảm này trong một hình thức được tri giác một cách cảm tính: từ ngữ, phát
ngôn… Còn ngôn ngữ nghệ thuật lại là một mã phức tạp hơn, là hệ thống tín hiệu thứ
hai, được cấu tạo nên từ hệ thống tín hiệu thứ nhất (từ ngôn ngữ tự nhiên), “ngôn ngữ

là yếu tố thứ nhất cuả văn học”, “ngôn ngữ trở thành vật liệu xây dựng nên những
hình tượng diễn đạt tư tưởng nghệ trhuật” [11; Tr 48]. mỗi yếu tố ngôn ngữ trong tác
phẩm văn học là một phương tiện biểu hiện, mỗi yếu tố đó nhất thiết tham gia vào việc
bộc lộ nội dung tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm
-Xét về chức năng xã hội:
Lời nói sinh hoạt hằng ngày thường có những thuộc tính như: tính diễn cảm,
tính tạo hình và đôi khi cả tính hình tượng. Song vấn đề đó là mối tương quan giữa các
chức năng. Chức năng có tính chất quyết định vẫn là chức năng giao tiếp. Những
phẩm chất thẩm mĩ nếu có thì chỉ đóng vai trò phụ thuộc thứ yếu.
Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai…
7
Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn
Ví dụ, lời trong ngôn ngữ trần thuật bình thường của một người đã đọc Truyện
Kiều:“Mùa thu, thúc Sinh trở lại Lâm Tri, đi cả ngày lẫn đêm”.
Còn trong ngôn ngữ của văn nghệ thuật, chức năng thẩm mĩ xuất hiện ở bình
diện thứ nhất, nó đẩy chức năng giao tiếp xuống bình diện thứ hai.
Ví dụ:
“Long lanh đáy nước in trời,
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”.
Vẫn cùng một nội dung như ví dụ trên, nhưng dòng thơ trong Truyện Kiều tạm
để thông tin: hành trình ngày đêm vào mùa thu cho người đọc tự nhận biết, cái điều
đầu tiên mà Nguyễn Du đem đến cho người đọc là tính bác học của ngôn ngữ, trau
chuốt, giàu ước lệ, bóng bẩy, hình tượng, tức giá trị thẩm mĩ được nâng tầm trước tiên.
Bản thân khái niệm chức năng thẩm mĩ ở đây cũng đựơc đổ đầy bằng một nội
dung đặc trưng khác về chất: chức năng nghệ thuật – hình tượng. Chức năng thẩm mĩ
của ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học là ở chổ tín hiệu ngôn ngữ là yếu tố tạo thành
của hình tượng. Nếu không thấy rõ sự khác nhau giữa các chức năng nghệ thuật – hình
tượng này với các phẩm chất thẩm mĩ, nếu khôngthấy mối tương quan giữa các chức
năng thì dễ đi đến chỗ coi ngôn ngữ văn chương là một phong cách chức năng, đối lập
với ba phong cách gọt giũa còn lại (phong cách khoa học, phong cách chính luận và

phong cách hành chính), với lí do là ngôn ngữ văn chương có đầy đủ 4 chức năng:
thông tin, trao đổi, tác động, thẩm mĩ.
-Xét về tính hệ thống:
Ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ phi nghệ thuật đều có tính hệ thống, song tính
hệ thống trong mỗi kiểu ngôn ngữ có sự khác nhau về chất. Chức năng thẩm mĩ của
một yếu tố ngôn ngữ được xác định bởi vị trí và vai trò của nó trong hệ thống các hình
tượng của tác phẩm cũng như trong hệ thống của phong cách cá nhân tác giả. Tức là,
Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai…
8
Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn
chức năng thẩm mĩ dựa vào tính hệ thống của phong cách với tư cách là một phạm trù
thẩm mĩ với những thông số và thước đo gắn với phong cách cá nhân, của phong cách
tác phẩm, của phong cách khuynh hướng, của phong cách trường phái văn học. Còn
khái niệm phong cách chức năng của ngôn ngữ phi nghệ thuật dựa trên tính hệ thống
khác về chất, tính hệ thống của cấu trúc bên trong ngôn ngữ, tính hệ thống bị quy định
bởi cấu trúc của trạng thái hiện đại của ngôn ngữ, tính hệ thống gắn với sự khu biệt của
xã hội đối với ngôn ngữ. Phong cách chức năng có cả một hệ thống các dấu hiệu ngôn
ngữ, bao quát tất cả các cấp độ của ngôn ngữ. Ở cơ sở của toàn bộ văn bản nghệ thuật
không có một hệ thống các dấu hiệu ngôn ngữ như thế. Tính hệ thống ở đây được xây
dựng theo những thông số khác, những thông số thẩm mĩ, những thông số nghệ thuật
của từ.
-Xét về bình diện nghĩa:
Ngôn ngữ phi nghệ thuật chỉ có một bình diện nghĩa. Ngôn ngữ nghệ thuật có
hai bình diện nghĩa. Nó có khả năng một mặt hướng vào hệ thống ngôn ngữ văn hoá
với những ý nghĩa của các từ, của các hình thức ngữ pháp và mặt khác hướng vào hệ
thống các hình tượng của tác phẩm nghệ thuật, cái hệ thống vốn thông báo cho những
thành tố ngôn ngữ cái giá trị ngữ cảnh, cái giá trị hình tượng - thẩm mĩ. Bởi vì, sự phản
ánh thế giới trong tác phẩm văn học đi đôi với hư cấu nghệ thụât, cho nên từ đó nảy
sinh ra khả năng thông tin đôi, vừa về khách thể được mô tả vừa về tác giả, về những
đặc điểm trong cách cảm thụ thế giới, trong thế giới quan của tác giả vốn được diễn đạt

trong phong cách tác phẩm.
-Xét về sự có mặt của các loại phương tiện ngôn ngữ:
Ngôn ngữ nghệ thuật là biểu hiện đầy đủ nhất và nổi bật nhất của ngôn ngữ
văn hoá và rộng hơn nữa là của ngôn ngữ toàn dân. Ngôn ngữ nghệ thuật hiện đại dựa
vào chuẩn mực của ngôn ngữ hiện đại. Song trong những thể loại văn học có tính lịch
sử, nó vượt ra ngoài khuôn khổ của chuẩn và sử dụng cả những phương tiện ngôn ngữ
Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai…
9
Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn
đã cũ, trước hết là những phương tiện từ vựng, những từ cổ, những từ lịch sử của nó,
tức từ này là những từ tiềm năng hoặc những từ ngẫu hợp. Ngôn ngữ nghệ thuật trong
những phạm vi nhất định, sử dụng cả những ngôn ngữ ngoài ngôn ngữ văn hoá như
những từ địa phương, những từ của tiếng lóng, những từ tục. Ngôn ngữ nghệ thụât hiểu
theo một nghĩa nào đó là giàu hơn ngôn ngữ toàn dân.
-Xét về vai trò trong ngôn ngữ dân tộc
Giá trị của ngôn ngữ nghệ thuật không phải chỉ xác định ở tầm bao quát rộng
lớn của những phương tiện ngôn ngữ toàn dân mà nó sử dụng. Có một cái quan trọng
hơn thế, đó là tính chất mẫu mực của ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ ở đây trở thành
một hiện tượng nghệ thuật do sự hoàn thiện của nó, sự hoàn thiện đạt được nhờ tài
năng và lao động bền bỉ của bao nhà văn ưu tú trong suốt hàng ngàn thế kỉ. Khác với
ngôn ngữ văn hoá, ngôn ngữ nghệ thuật mang màu sắc riêng của mỗi tác giả, phản ánh
nét độc đáo không lặp lại của mỗi nhà văn. Các nhà văn lớn bao giờ cũng có một bút
pháp riêng, một phong cách riêng, một ngôn ngữ riêng, làm thành hệ thống thứ hai so
với hệ thống thứ nhất của ngôn ngữ. Ngôn ngữ nghệ thuật xứng đáng giữ vai trò trung
tâm của ngôn ngữ dân tộc .
1.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ tạp văn
1.1.2.1. Khái niệm tạp văn
Tạp văn là một thể loại thuộc tản văn trong văn học Trung Quốc, thiên về nghị
luận đồng thời cũng giàu ý nghĩa văn học. Tạp văn với tư cách là một thể văn chỉ chính
thức ra đời vào khoảng thời cách mạng Ngũ Tứ (1917-19240), là những bài luận văn

ngắn, giàu tính luận chiến, thường xoay quanh một số vấn đề về xã hội, lịch sử, văn
hoá, chính trị… Đặc điểm chung của tạp văn là ngắn gọn, linh hoạt, đa dạng, phản ứng
kịp thời, nhanh nhạy trước những vấn đề bức xúc của xã hội với những ý kiến đánh giá
rõ ràng và sắc sảo.
Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai…
10
Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn
Trong lịch sử văn học Trung Quốc, Lỗ Tấn được đánh giá là tác giả đạt thành
tựu cao nhất về tạp văn. Những năm 30 của thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều tác giả nổi
tiếng về tạp văn như: Đường Thao, Nhiếp Cám Nỗ, Từ Mậu Dung… Nhiều báo và tập
san nhờ đăng tải tạp văn mà trở nên nổi tiếng: Thái Bạch, Phong Cách Lỗ Tấn…
Tạp văn thường gắn với báo chí. Ở Việt Nam trước Cách mạng tháng 8- 1945,
một số nhà văn kiêm nhà báo như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Khôi, Ngô Tất Tố cũng
từng viết tạp văn. Sau cách mạng, nhiều bài văn chính luận ngắn gọn cũng được xem là
tạp văn. Trong đời sống hiện nay, do nhu cầu bày tỏ chính kiến, nhu cầu bộc lộ đời
sống nội tâm, cùng với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và yêu cầu “nói cũng
phải có nghệ thuật”, tạp văn trở nên phổ biến, ưa chuộng và được nhiều người thể hiện.
1.2.2. Các đặc điểm ngôn ngữ của tạp văn
Tạp văn thuộc thể loại tự sự. Do vậy, ngôn ngữ tạp văn cũng mang nét tương
đồng như ngôn ngữ của các tác phẩm tự sự khác đặc biệt là truyện ngắn.
a. Đặc điểm ngôn ngữ tạp văn về hình thức
Đi vào tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của một thể loại là nhằm làm nổi bật những
đặc điểm mang tính khái quát nhất. Ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ thể loại nói riêng
không phải là phạm trù bất biến. Một hệ thống tín hiệu ngôn ngữ biến đổi không chỉ về
sự gia tăng số lượng mà cả cấu trúc bên trong, đó là điều hợp qui luật. Ngôn ngữ tạp
văn khác nhiều so với ngôn ngữ tác phẩm tự sự thời trung đại hay cận đại.
Nhà văn Lep Tônxtôi từng nói đùa: “Nếu tôi là Nga Hoàng, tôi sẽ ra một đạo
luật trong đó một nhà văn dung một từ không rõ nghĩa, sẽ bị truất quyền và bị xử
phạt một trăm roi”. Tạp văn gần giống với truyện ngắn, có yêu cầu nghiêm ngặt về sự
chon lựa ngôn từ, mọi yếu tố phải mang nghĩa, có giá trị biểu đạt chủ đề tư tưởng, bởi

một lí do: đảm bảo đặc trưng ngắn, gọn. Nếu ngôn ngữ tác phẩm tự sự trung đại
mang tính ước lệ, qui thức thì ngôn ngữ tạp văn hiện đại gần gũi với ngôn ngữ đời
Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai…
11
Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn
thường. Đặc điểm này đòi hỏi nhà văn phải xử lí một cáh tài tình. Ngôn ngữ tự nhiên
khi đi vào tác phẩm phải được “lột xác” để nó là một tín hiệu của hệ thống mã ngôn
ngữ nghệ thuật Dù là tự nhiên, sần sùi, thô ráp, hay mượt mà, bóng bẩy thì ngôn ngữ
nghệ thuật bao giờ cũng mang tính thẩm mĩ. Chính bởi đặc điểm này mà ta dễ dàng
nhận thấy các nhà văn đã sử dụng mọi lớp từ ngữ tồn tại trong xã hội vào trong sáng
tác, như: lớp từ tình thái, từ ngoại lai, lớp từ địa phương, lớp từ tôn giáo, thành ngữ, tục
ngữ…
Đặc điểm câu văn trong tạp văn hiện đại phải nói là có những bước đột phá so
với câu văn trong tác phẩm tự sự trung đại. Những dấu hiệu đầu tiên chúng ta nhận
thấy là việc tỉnh lược các thành phần câu, tạo nên dòng chảy ngôn từ, dòng chảy của
cuộc sống, dòng chảy của tâm trạng. Dưới ngòi bút của nhà văn hình thức câu biến hoá
theo cách cảm nhận và ý đồ thể hiện cuộc sống của nhà văn.
b. Đặc điểm ngôn ngữ tạp văn về nội dung ngữ nghĩa.
Văn học Việt Nam thế kỷ XX trong tiến trình hiện đại hoá đã dẫn đến sự ra đời
của thể loại tạp văn. Trong bước phát triển định hình những đặc trưng ngôn ngữ thể
loại, bên cạnh đặc điểm về mặt hình thức ta phải nói đến đặc điểm về phương diện ngữ
nghĩa. Ngôn ngữ tạp văn hiện đại xét về ngữ nghĩa, có những đặc điểm sau:
-Bởi có hình thức ngắn cho nên ngôn ngữ tạp văn phải hàm súc hàm ẩn, đa
nghĩa, vận dụng tối đa các biện pháp tu từ có tác dụng tăng tầng nghĩa cho ngôn từ, làm
đậm đặc thêm quá trình mã hoá tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ tạp văn có ý
nghĩa ngầm sâu. Ngôn ngữ có nhiều tầng ý nghĩa. Khi gấp cuốn sách lại mọi suy tưởng
hầu như mơí bắt đầu, ngôn ngữ tạp văn có sức chứa ngữ nghĩa lớn lao.
- Mọi yếu tố trong một tạp văn, rất khác với tiểu thuyết có dung lượng lớn,
không được phép lơ là nhiệm vụ thể hiện chủ đề. Mọi yếu tố nằm ngoài chủ đề đều
được gạn lọc.

Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai…
12
Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn
- Cái hấp dẫn của tạp văn không phải ở cốt truyện mà là ở ngôn từ. Có những
bài hầu như hoàn toàn không có cốt truyện, cái dẫn dắt độc giả là câu văn, dẫn dụ và
mê hoặc đọc giả là ngôn từ. Đương nhiên dòng ngôn từ cuối cùng cũng đi đến xây
dựng hình tượng, bởi hình tượng nghệ thuật là giá trị của tác phẩm.
-Tạp văn dường như là thể loại ít bị ràng buột trong việc thể hiện đề tài. Do vậy,
ngôn ngữ phản ánh muôn mặt cuộc sống cao thượng, thấp hèn, tích cực và tiêu cực,
trần trụi và lãng mạn, đi sâu vào đời sống tâm lí phức tạp của cuộc sống đang từng
ngày từng giờ đấu tranh và phát triển. Ngôn ngữ giản dị nhưng uyên bác, đầy tính triết
lí.
c. Đặc điểm ngôn ngữ tạp văn với phong cách nhà văn
Theo tác giả Cù Đình Tú, tìm hiểu phong cách tác giả của ngôn ngữ văn chương
phải căn cứ vào hai dấu hiệu cơ bản:
“- Khuynh hướng ưa thích và sở trường sử dụng những loại phương tiện ngôn
ngữ nào đó của tác giả.
- Sự đi lệch chuẩn mực của tác giả” [21, Tr 123]
Mỗi nhà văn bao giờ cũng phải tạo cho mình cái riêng không lẫn vào với bất cứ
ai, trước hết là đặc điểm ngôn ngữ trong tác phẩm của họ. Nguyễn Tuân cầu kỳ, nắn
nót, mỗi câu chữ dường như có lí lịch của nó. Ngôn ngữ Nam Cao, gần với đời thường
nhưng giàu triết lí và nhất là có thế mạnh trong miêu tả nội tâm nhân vật. Gần đây
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp gây ấn tượng bởi cái ngôn ngữ gai góc, xù xì, lạnh
lùng như nhát dao chém đá…
Nhà văn nhà thơ thường có sở thích ,sở trường riêng trong diễn đạt: có người
thiên về miêu tả cặn kẽ, có người thiên về phác hoạ đôi nét làm dấu hiệu để gợi ra cái
gì đó; có người mạnh về dùng ngôn ngữ sinh hoạt ở nông thôn, có người sở trường về
dùng ngôn ngữ sinh hoạt ở thành thị; có người ưa chuộng lối diễn đạt mang phong vị
Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai…
13

Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn
ca dao… Quả thực, sở trường và sở thích diễn đạt của nhà văn, nhà thơ rất khác nhau,
rất đa dạng. Sở thích và sở trường ấy thể hiện đều đặn trong các tác phẩm của nhà văn,
nhà thơ đến một mức rõ ràng nào đấy thì tạo thành nét độc đáo của họ trong diễn đạt,
làm nên dấu ấn riêng của tác giả.
1.2. Nguyễn Ngọc Tư –tác giả tác phẩm
Mọi hoạt động của văn học, từ hoạt động tiếp nhận, thuonbg773 thức, đến
nghiên cứu, phê bình… chỉ thực sự bắt đầu khi tác phẩm của nhà văn ra đời. Cho
nên nhà văn là người khởi đầu của nhiều hoạt động văn chương, giữ vao trò đặt biệt
quan trọng trong đời sống văn học. Tim hiểu về tác giả, chúng tôi xét các bình diện,
khía cạnh sau:
-Về lịch sử và quá trình sáng tác của tác giả
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976. Quê quán Xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi,
tỉnh Cà Mau. Hiện chị vẫn sống và làm việc tại vùng Đất Mũi - Cà Mau. Cho đến
nay chị đã có hơn 7 năm gia nhập làng viết với 10 tập truyện và tản văn: Ngọn đèn
không tắt (tập truyện – Nxb Trẻ, Tp.HCM, 2000); Ông ngoại (tập truyện thiếu nhi –
Nxb Trẻ, 2001) ; Biển người mênh mông (tập truyện –Nxb Kim Đồng, Tp. HCM,
2003); Giao Thừa (tập truyện –Nxb Trẻ, 2003); Nước chảy mây trôi (tập truyện và
kí – Nxb Văn Nghệ, Tp.HCM, 2004); Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (tập truyện –
Nxb Văn Nghệ, Sài Gòn, 2005); Cánh đồng bất tận (Tập truyện –Nxb Văn Hoá, Sài
Gòn, 2005); Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (tạp văn –Nxb Trẻ, Tp.HCM, 2006); Sống
chậm thời @ (Tản văn, Nxb Trẻ, Tp. HCM, 2006); Ngày mai của những ngày
mai…(tạp văn, Nxb Phụ Nữ, H, 2007). Năm 2000, tập truyện đầu tay Ngọn đèn
không tắt của chị được giải Sáng tác văn học tuổi 20 lần II của Hội nhà văn Tp
HCM. Năm 2003 tập truyện Giao thừa của cô được một giải thưởng của Hội văn
học -Nghệ thuật Việt nam. Năm 2006, Cánh đồng bất tận lại được giải thưởng của
Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai…
14
Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn
Hội nhà văn Việt Nam. Ngoài ra chị là một khuôn mặt quen thuộc trên các tạp chí

qua nhiều tạp văn, tạp bút.
- Về tư tưởng sáng tạo chủ yếu của tác giả
Nhà văn phải có năng khiếu, có vốn liếng văn hoá rộng rãi và có tư tường
nghệ thuật độc đáo. Nhưng năng khiếu và vốn liếng văn hoá mới chỉ là cơ sở ban đầu
giúp nhà văn có thể thành nghề. Muốn sáng tạo, nghĩa là muốn mang đến cho văn
chương một tiếng nói mới mẻ, nhà văn phải có tư tưởng, có quan điểm nghệ thuật sâu
sắc, có cá tính và cách nhìn độc đáo trước những vấn đề của đời sống. Không có tư
tưởng và cách nhìn đời, nhìn người độc đáo, tác phẩm của nhà văn sẽ nhạt nhẽo, hình
tượng xây dựng nên sẽ thiếu sức sống, không gây được ấn tượng gì rõ nét đối với
người đọc.
Thế giới nghệ thuật củ chị có một xuất phát điểm từ những vùng quê lam lũ, với
những con người lam lũ, những mảnh đất hoang vắng, những tâm hồn tinh khiết đến
như thể hoang sơ. Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao đã có tuyên ngôn nghệ thuật:
“Văn chương không cần đến với những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu
đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những
nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Với Nguyễn Ngọc Tư, cái mới
không phải xa xôi, vời vợi. Vì chị biết khơi, biết tìm tòi, nên cái mới lại nằm ngay
trong …cái cũ. Nguyễn Ngọc Tư Không vén màn cho người đọc tìm thấy cái chưa từng
thấy, cô không dẫn dắt ta khám phá những thế giới nội tâm mà ta chưa từng biết. Cô
chỉ đưa cho một tấm gương rất trong, thật sáng, để chúng ta nhìn thấy những sinh hoạt,
tình tự rất thường. Và qua đó, lạ thay, như một tiếng đàn cộng hưởng, ta khám phá cái
phong phú của chính đời ta. Đó là những câu chuyện rất miền Nam của tỉnh lẽ, của
ruộng vườn, và nhất là của sông, của nước (Dòng nhớ, chợ nổi Cà Mau –chút tình
sông nước, Qua cầu nhớ người, Nhớ sông, Nước chảy mây trôi, Lục bình…). Đó là
miền Nam đã thái bình nhưng vẫn còn dấu chiến tranh, không phải ở sự diêu tàn vì
Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai…
15
Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn
bom đạn mà ở những vét thương trong đời người ( Ngọc đèn không tắt, Mối tình năm
cũ)

Nguyễn Ngọc Tư có sự yêu thương trân trọng, viết về người nông dân một cách
vô điều kiện. Nghĩa là, chị không mang họ ra khỏi đồng ruộng, đem họ đi rửa sạch
bùn, không tách họ ra khỏi chữ “quê” mà biến chính những yếu tố đó thánh điều kiện
để trang văn của chị ám ảnh người đọc mãi không thôi. Trong cách chọn lựa tình tiết,
cốt truyện, Nguyễn Ngọc Tư đã trung thành với cái tình tự quê hương chị. Chỉ những
người sống và lớn lên ở một địa phương , thật sự mến yêu họ hàng, làng xóm của mình
mới thể hiện tình tự với quê hương mình được như thế. Người đọc không bao giờ quên
“bàn chân bị nước ăn đến tận xương” trong Lí con sáo sang sông, không bao giờ quên
những câu chư “mắc cười muốn chết”, “Hai nhớ trường học quá à, cưng” (Cánh đồng
bất tận)…
Truyện Ngọc Tư thườg mang một nỗi buồn. Chị còn trẻ, chị nhìn đời bằng đôi
mắt trong sáng, trung thực. Qua trang văn, ta thấy rằng chị không phải là chứng nhân
cho những vụ việc hung hăng, thô bạo – trong văn của chị không có kẻ sát nhân, khủng
bố, kẻ cướp tài sản, tội lớn nhất chỉ là tội ngoại tình- chị chỉ là nhân chứng cho những
mảnh đời bình dị, đơn giản, rất thường. Nhưng chị trung thực và nhạy cảm, chị nhìn,
chị thấy, chị nghe, chị biết, chị hiểu, để rồi chị buồn.
Chị để cho nhân vật mình khóc một cách tự nhiên, cần thiết phải khóc: “Mãi dì
Thấm không mở lời nói được, chỉ khóc là khóc, nức nở ồ ồ.” Mãi bao nhiêu năm trời,
nhẫn nại, chịu đựng, giờ đây thiên hạ mới biết giá trị của một người đến sau: “ …nhìn
cảnh mọi người xúc động, hỉ mũi rẹt rẹt nhưng không ai bước ra dỗ dì nín. Cho đến
khi ông Mười xuất hiện, ông bảo, “mấy chú làm ơn dừng lại một chút” rồi cầm cái
khăn rằn lau nước mắt cho dì Thấm, dì như trẻ con, lau khô nước mắt lại tràu ra. Ông
Mười vẫn nhẫn nại chậm chiếc khăn lên khuôn mặt chớm già của dì, không nói gì hết,
khuôn mặt bì sì của ông hơi dúm lại, dường như ông cũng đau lắm xót lắm”. Chính
Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai…
16
Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn
nhờ cảnh tượng đau lòng ấy mà câu chuyện lại kết thúc có hậu, người chồng bao năm
trời hi sinh, được đền đáp an ủi xứng đáng: “cứ mỗi lần nhìn lứơt qua vẻ mặt đau đớn,
đẵm nước mắt của dì Thấm, họ lại nhớ tớim ột chiếc khăn, một bàn tay thô, một tấm

lưng rộng. Họ suy nghĩ…”(Mối tình năm cũ)
Nỗi buồn tràn ngập cả câu chuyện. Nỗi buồn xuất hiện cả trong những lời ngỡ
không đâu, khơi khơi: “Sao tự nhiên em qua đây lãng xẹt vậy không biết” (Lý con sáo
sang sông); “riêng chúng tôi thì chả cần chị yêu thương chăm sóc, dạy dỗ gì hết.
Chúng tôi không hy vọng điều đó (đến con chị còn không hy vọng nữa là) (Cánh đồng
bất tận); Có lúc, Ngọc Tư cho nhân vật mình tỉnh bơ, nhưng làm người đọc phải rơi
nước mắt:
“Rồi chị Hoài cũng tập thương chồng, thương không giấu giếm, ào ào như
người ta bán thuốc sơn đông. Chị thôi không đứng tần ngần chỗ nhà anh Hết mỗi khi
đi chợ về, thậm chí chị không thèm nhìn về phía ấy nữa. Chị Hoài nới với bạn, bữa nay
đi chợ mua mấy khúc vải về may đồ cho anh Thứ. Ảnh nói mặc đồ chợ cũng được mà
tui đâu có chịu, người vợ biết đường kim mũi chỉ lúc nào cũng làm ấm lòng ông chồng,
phải hôn nè… Giữa đường nói chuyện chồng con mà giọng chị Hoài lanh lảnh,
chừng như nhắn với anh Hết, thôi đừng đi đâu ,tôi quên anh rồi, quên thiệt, quên
luôn ,bây giờ tui thương chồng tôi lắm đây.”
Nhìn chung, nỗi buồn trong văn Nguyễn Ngọc Tư, dẫu khóc thành tiếng hay là
nỗi tủi hờn trong lòng, thì đấy vẫn là nỗi buồn rất dịu dàng, đầm thấm và sâu sắc. Nỗi
buồn ấy xuất phát từ thương yêu, sẻ chia, trân trọng. Nỗi buồn ấy cứ man mác, dịu
dàng như con nước lớn rồng của những triền sông miền Tây êm đềm. Nước càng chảy
vào thì sông càng đầy, ta càng thấm nỗi buồn thì càng thấy mình sâu sắc, trưởng thành
hơn. “Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương”. Nhưng
yêu thương đôi khi cũng phải được khơi nguồn, đánh thức và biết một phương hướng
Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai…
17
Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn
nào đấy để gởi đến. Cám ơn Nguyễn Ngọc Tư, vì trang văn của chị đã lay động cảm
xúc và giúp mỗi chúng ta mở rộng lòng với nhau hơn.
- Về những đóng góp của tác giả
Trong nền văn học sau 1975, cùng thời với Nhuyễn Ngọc Tư còn có: Phan Thị
Vàng Anh, Ngô Tự Lập, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Ấm, Nguyễn Ngọc Thuần, Thuận,

Đỗ Hoàng Diệu… Mỗi nhà văn đều có cá tính sáng tạo riêng và tâm huyết với nghề.
Tuy nhiên, khả năng gây tiếng vang và để lại dấu ân sâu đậm nhất trong lòng đọc giả,
đến giờ, chỉ có Nguyễn Ngọc Tư.
Tháng 10 năm 2007, tác phẩm Cánh đồng bất tận dã được chuyễn ngữ xong và
phát hành tại Hàn quốc. Nếu tác phẩm Xin lỗi ,em chỉ là con đĩ của Tào Đình và Rừng
Na –Uy của Haruki Murakami góp phần tiếp thị cho nền văn học hiện đại của Trung
Quốc và Nhật Bản, thì Cánh đồng bất tận góp phần khẳng định cái mới lạ, ấn tượng và
bước tiếng của văn học Việt Nam. Nội dung của câu chuyện đã thu hút đọc giả Hàn
Quốc, họ biết đến Việt Nam nhiều hơn là chiến tranh và những cô dâu thích xuất ngoại.
Cuộc sống triền sông nước Nam Bộ làm đọc giả nước ngoài háo hức, hân hoan tiếp
nhận. Một hình ảnh việt Nam: chợ nổi, sông nước mênh mông, con người thuần hậu,
chân chấc đã được thế giới thưởng thức.
Nhiều người nghĩ rằng, nói chung, văn chương miền Nam -một vùng đất mới –
không thể so đựơc với sự chỉn chu truyền thống của văn chương miền Trung, miền bắc.
Nguyễn Ngọc Tư sẽ làm những người đó phải nghĩ lại. Đọc truyện Nguyễn Ngọc Tư,
ta khám phá ra rằng nếu dùng đúng chỗ, trong tay một tác giả cẩn trông như chị,
phương ngữ mộc mạc miền Nam, giọng điệu dân dã miền Nam hoàn tòan có khả năng
cấu thành một nhánh văn chương đặc biệt, không giống, nhưng chuẩn mực không kém
những miền khác. Chúng ta mong sự trưởng thành của Nguyễn Ngọc Tư sẽ là sự
trưởng thành của thế hệ trẻ Việt Nam. Ta mong chị sẽ tiếp tục là một người ghi chép
chân thật những chuyển biến của đời sống dân tộc. Nếu Ngọc Tư làm được điều đó thì
Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai…
18
Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn
chúng ta thật sự cám ơn chị. Tài năng của chị là thiên phú, xứng đáng là một đặc sản
của miền Nam.
1.3. Tiểu kết chương 1
Ngôn ngữ tạp văn là một loại hình lí thú trong ngôn ngữ nghệ thuật, nó mang
những đặc diểm dễ dàng nhận diện ở mặt hình thức, ngữ nghĩa và vai trò trong việc
hình thành phong cách nhà văn.

Nguyễn Ngọc Tư là cây bút trẻ, sức viết rất dồi dào, chị thành công trong sự
nghiệp sáng tác ở cả truyện ngắn và tạp văn. Tác phẩm của chị vẫn mãi một giọng
điệu thủ thỉ tâm tình, dung dị, mộc mạc nhưng đầy yêu thương, đồng cảm.
Chương 2: Đặc điểm sử dụng các lớp từ ngữ trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư
2.1. Từ trong ngôn ngữ và từ trong sử dụng
2.1.1. Định nghĩa về từ
Các nhà ngôn ngữ học, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Kim Thản, Hoàng Trong
Phiến…, đã đưa ra rất nhiều định nghĩa về từ. Theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên “Từ một
đơn vị của ngôn ngữ, gồm một hoặc một số âm tiết, có nghĩa nhỏ nhất, có cấu tạo hoàn
chỉnh và được vận dụng tự do để cấu tạo nên câu” [12, Tr 18]. Theo tác giả Đỗ Hữa
Châu: “Từ là một đơn vị định danh của ngôn ngữ, nó cũng là một hình thức ngữ pháp
được các thành viên của một tập thể hiểu như nhau trong quá trình trao đổi. Từ có âm
thanh và hình thức. Tuy vậy, âm thanh và hình thức là chỉ những phương tiện cấu tạo
nên từ, bản thân chúng chưa phải là từ. Chỉ khi nào gắn liền với một ý nghĩa nào đấy
thì chúng mới có khả năng biểu đạt tư tưởng” [23, Tr 330 -331]
Như vậy nói đến từ là nói đến các dặc điểm:
a. Có hình thức ngữ âm và ngữ nghĩa
Ví dụ: Hoàng hôn đang dần buông.
Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai…
19
Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn
Hoàng hôn là một từ. Về mặt ngữ âm, nó gồm hai âm tiết: hoàng – hôn. Về mặt
ngữ nghĩa, hoàng hôn ý chỉ buổi chiều khi mặt trời lặn, tiếp sau là trời tối v. v…
b. Tính sẵn có, cố định, bắt buộc
Tức ở đây, từ có sự hoàn chỉnh về mặt cấu tạo. Từ luôn xuất hiện với tư cách là
một khối chặt chẽ cả về nội dung ngữ nghĩa lẫn hình thức cấu tạo, ta không thể chen
bất cứ một yếu tố phụ nào vào giữa các yếu tố (âm tiết) tham gia cấu thành từ.
Ví dụ: Từ “hoàng hôn” đã đầy đủ về âm tiết và đủ khả năng, chức năng chiếu
vật. Ta không thể chêm xen hoặc thay đổi các yếu tố trong âm tiết. Nếu ta thêm âm tiết
vào thì ý nghĩa cũng sẽ thay đổi.

c. Từ có khả năng vận dụng tự do để sáng tạo câu
Khả năng tự do này thể hiện ở chỗ từ có khả năng kết hợp với các từ khác tạo
nên câu. Thậm chí, một từ có khả năng đảm nhiệm các chức năng ngữ pháp khác nhau
theo phương thức chuyển nghĩa của từ.
Chúng tôi dựa vào các đặc điểm trên để phân định đơn vị từ nhằm phục vụ cho
việc tìm hiểu tạp văn Nguyễn Ngọc Tư qua tập “Ngày mai của những ngày mai”.
2.1.2. Từ trong ngôn ngữ và từ trong sử dụng
Tất cả các nhà ngiên cứu đều xác định từ là một đơn vị có sẵn của ngôn ngữ,
nhưng xung quanh vấn đề ngữ nghĩa từ vựng lại có nhiều ý kiến khác nhau. Quan niệm
của tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng” về ý nghĩa của từ
có sức thuyết phục bởi ông đã “thay tam giác nghĩa hình học phẳng bằng hình tháp
nghĩa hình học không gian” [3; Tr 101] với các quan hệ và các phương diện khác nhau
của từ: “Từ mối quan hệ giữa từ và sự vật hình thành ý nghĩa biểu vật, từ mối quan hệ
của từ với khái niệm sẽ hình thành các ý nghĩa biểu niệm, từ mối quan hệ với nhân tố
người dung hình thành các ý nghĩa phong cách và liên hội…” [3; Tr 102]
Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai…
20
Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn
Như vậy từ với tư cách là một đơn vị của ngôn ngữ nó nằm trong từ điển ở dạng
tách rời có tính trừu tượng, nhưng khi tham gia hành chức, nhất là dùng để thể hiện
hình tượng nghệ thuật, nó có tính linh hoạt, thể hiện các nét nghĩa riêng đa dạng, mang
dấu ấn của nhà văn. Nhà văn đã cấp thêm những giá trị mới cho đơn vị từ vựng trong
quá trình sáng tạo nghệ thuật. Trong quá trình phát triển lịch sử văn học, quan niệm về
đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật có những thay đổi phù hợp với thời đại. Ngôn ngữ
văn học hiện đại, theo tác giả Đào Thản “Không bị ràng buộc, hạn chế bởi đặc trưng
phong cách, ngôn ngữ nghệ thuật cho phép lựa chọn và sử dụng tất cả mọi yếu tố
phương tiện, huy động mọi khả năng, vốn liếng của tiếng nói dân tộc đến mức cao nhất
cho mục đích thẩm mĩ của mình. Văn xuôi hiện đại không “phân biệt đối xử” đối với
các phương tiện thể hiện. Ở đây không có biện pháp nào đựơc đánh là tốt hay xấu, trội
hơn hay kém hiệu lực hơn, mà chỉ có thể được dùng, quen dùng hơn trong những thời

kỳ, xu hướng hoặc tác giả nhất định” [20, Tr 202]. Ý kiến của tác giả Đào Thản giúp ta
nhìn nhận rõ hơn đặc điểm phong phú, đa dạng của ngôn ngữ văn xuôi hiện đại, chính
phạm vi chọn lựa rộng rãi trong vốn từ mà nhà văn có thể nhào nặn, gọt dũa và vận
dụng một cách có hiệu quả nhất vốn từ vựng được coi như tài sản chung của dân tộc.
“Ở nhiều tác giả, ngôn ngữ cũng thật sự là cuộc trình diễn của cá tính nghệ sĩ” [18, Tr
356]. Như thế, việc lựa chọn phương tiện ngôn ngữ cho tác phẩm thể hiện rõ dấu hiệu
của phong cách nhà văn. Bởi thế tìm hiểu ngôn ngữ tạp văn của tác giả Nguyễn Ngọc
Tư, chúng tôi đi vào xem xét các lớp từ tác giả sử dụng.
Lờp từ là “tập hợp các từ của một ngôn ngữ được phân chia theo những tiêu
chí, những đặc điểm nhất định” [12, Tr 136]. Trong thực tiễn, nhà văn bao giờ cũng
hướng đến xác lập phong cách ngôn ngữ hay cụ thể hơn hình thành hệ thống ngôn ngữ,
trong đó lớp từ như là một biểu hiện nổi trội mang đậm cá tính sáng tạo nhằm biểu đạt
thế giới nghệ thuật. Nhà văn Nam Cao gây ấn tượng bởi lối sử dụng đại từ nhân xưng:
y, hắn, gã, thị… ,Nguyễn Tuân sáng tạo trong việc dùng lớp từ chỉ đồ vật và từ Hán
Việt…. Mỗi tác giả, bằng cảm quan nghệ thuật của cá nhân có sự chọn lựa ngôn ngữ
Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai…
21
Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn
riêng. Việc lựa chọn những lớp từ nhất định nào đó được qui định bởi cách tiếp cận đời
sống, bởi tư tưởng thẩm mĩ và vốn ngôn ngữ riêng của tác giả.
2.2. Các lớp từ đặc sắc được sử dụng trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư
2.2.1. Lớp từ chỉ tâm trạng, cảm xúc
Chỉ khi mở rộng lòng mình, người ta mới nếm trải hết những hạnh phúc, khổ
đau. Chỉ khi đối diện với cảm xúc, người ta mới biết đó là yêu thương hay oán giận, và
để viết được, Nguyễn Ngọc Tư đã len vào tận ngõ ngách tâm hồn của từng nhân vật.
Hiện thực cuộc sống là chất xúc tác cho mỗi tâm hồn lao xao, mênh mang qua những
cung bậc khác nhau của xúc cảm. Với những câu chuyện của mình – đúng như bản
chất đời thường của chúng, dung dị, nhẹ nhàng- chị đã dắt người đọc đi trên những
trang văn như dọc theo dòng chảy tâm trạng, những biến thái của đời sống nội tâm con
người. Ở tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy lớp từ miêu tả tâm trạng cảm

xúc được dùng nhiều, có ấn tượng đặc biệt. Khảo sát trên một số truyện, chúng tôi thấy
lớp từ miêu tả tâm trạng, cảm xúc có tần số xuất hiện như sau: 142 lượt/ Atép- km kí sự,
117 lượt/ Buồn buồn nói chuyện buốn chơi, 66 lượt/ Chi tiết, 86 lượt / Chân không, 97
lượt/ Người giàu cũng giấu, 59 lượt/ Những cây gòn lạc, 76 lượt/ Ngồi buồn nhớ ngoại
ta xưa, 127 lượt/ Đất cháy, 61 lượt/ Giữa bầy đàn, 162 lượt/ Ngày mai của những ngày
mai…
Từ chỉ tâm trạng, cảm xúc xuất hiện dày đặc trong từng bài viết của Nguyễn
Ngọc Tư. Chị trải lòng mình trên từng câu viết, trang văn với những: thắc thỏm, lo âu,
vui, cười, ngỡ ngàng, thất vọng, sợ… Nhưng điều quan trọng là tác giả đã sử dụng
chúng như một phương thức hữu hiệu để thực hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Lớp từ
này được sử dụng với tần số xuất hiện cao, số lượng nhiều nhằm đạt mục đích miêu tả,
khắc hoạ hình tượng nhân vật.
2.2.1.1. Lớp từ miêu tả quá trình diễn biến tâm trang, cảm xúc
Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai…
22
Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn
Nếu vật chất là những thực thể luôn vận động thì thế giới tinh thần lại càng là
một phạm vi có những biển đổi khôn cùng. Đời sống nội tâm được miêu tả không phải
một thời điểm hay trạng thái tỉnh tại mà là một quá trình với những biến thái phức tạp.
Ngôn ngữ trong tạp văn vẫn là một phong cách nhẹ nhàng, giản dị nhưng luôn xoáy
sâu và rẽ ngoặc vào những khúc quanh lớn nhỏ nhất của tâm hồn một cách tinh tế và
sâu sắc nhằm khơi gọi sự đồng cảm của người đọc
a.Mạch tâm trạng cảm xúc vận động từ quá khứ đến hiện tại
Chàng trai làm công trường xây dựng, nắng mưa, nhọc nhằn, khiến đôi tay, thân
xác chai sạn, nhưng trái tim lại tươi nguyên, non nớt. Trái tim ấy thổn thức không
nguôi với những rung động tình yêu: hy vọng, sụp đổ, tủi phận, oán hờn, nuôi hận
thù, toan tính và rồi lại đa mang, thương cảm vì cái nhân nghĩa tồn tại như bản chất
trong anh. Hận thù tan biến, còn lại trong anh nỗi buồn vu vơ trước cái được mất ở
đời.
Bằng thái độ trân trọng vô cùng với những người lao động bình dân, Nguyễn

Ngọc Tư đã nhìn thấy nơi chàng trai ấy vẻ lịch sự, chừng mục khác hẳn với cái xuồng
sã, nóng vội của những anh Cu-li xây dựng ít học khác:
“Anh ngụ cư ở xóm này đã bốn năm. Cũng chừng ấy năm anh hầu cờ cùng ông
già. Anh không mê cờ, nhưng mê cô cháu gái ông, ngay lần gặp đầu tiên, anh nhìn
thấy cô đang buột tóc. Tay cô thon dài, muốt túm mớ tóc nhỏng lên, để lộ cái gáy cũng
thon, nà nuột chập chờn dưới những sợi tóc con. Thích đến nao lòng, nhưng chỉ là
thưong yêu thầm lén, anh lấy cớ qua chơi cờ với ông già, để tranh thủ ngó mong”.
“Nửa năm, anh đã quen mùi tóc, kịp nhớ bước chân, kịp thương đuôi mày…”
Và rồi cái nhớ, thương thầm kín ấy tiếp nối bằng cái gác tay lên trán: “Anh
biết ông già nói tới mình, anh về căn nhà trọ nằm gác tay lên trán, bày tay phụ hồ chai
sạn này làm sao xứng để cầm bàn tay non nhuốt kia”. Câu nói của ông già ám ảnh
trong anh: “Cái thằng ấy tánh cũng được nhưng gốc gác không có, lại nghèo quá…”.
Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai…
23
Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn
Tình yêu của anh thật sự trong sáng, ngây ngô, dịu dàng hơn cái tuổi và nghề nghiệp
của mình nhưng không được trân trọng , đền đáp khi đặt trong mối tương quan với thân
thế và sự nghèo khó. Vậy mà, anh chỉ tủi chứ chưa hờn, ‘gác tay lên trán’ mà làm
phép so sánh giữa hai bàn tay: chai sạn và non nhuốt. Anh thật sự có tâm hồn, lòng tự
trọng, luôn nghĩ cho đối phương khi trong đầu anh hiện lên suy nghĩ: xứng hay
không?
Nhận vật trong tạp văn của chị là những con người bình thường, khao khát yêu
thương, cùng có sự hận thù và toan tính. Chàng trai trong tác Phẩm “Ván cờ” là một
người như thế.
Cho đến một ngày hay tin cô gái sắp lấy chồng, “trời sặp cái rầm, vụn vỡ, nát
bét những giấc mơ. Buồn đến dại người đi, đến xiêu cả đôi chân, trắng đờ con mắt.
“Những buổi chiểu từ công trường về, anh lại qua nhà ông già, bày ra cuộc cờ mới.
Những con cờ trong tay anh táo bạo hơn, liều lỉnh hơn, ngạo mạn hơn, nhưng cũng
có lúc dại đi, ngập ngừng. Ông già có chút ngẩn ngơ, những nước cờ cho thấy lòng
thằng nhỏ này đang đau, đáng lẽ nó phải giận mình, không thèm dòm mặt mình”. Cái

ván cờ mà chàng trai bày ra không phải là thú vui tao nhã để chứng tỏ rằng anh cũng
có hồn, lịch sự hay vì nỗi ngó mong thầm kín như ngày nào, mà cái ván cờ ấy là bỉểu
tượng cho những toan tính, của tủi hờn thân phận, đau xót trong tình yêu đã hoá thành
thù hận. Cái thắng thua của thí pháo bắt xe, mã song, mã đội, pháo giăng, pháo thụt,
của tấn mã chiếu tướng… không quan trọng với anh. Cái anh muốn, tha thiết muốn
trong toan tính là anh trở thành một đối thủ giỏi, một bạn cờ không thể thiếu của ông
già, để ông phải ghiền, phải luỵ anh. Sự nghèo khổ, tủi thân, thất bại trong tình yêu
khiến anh khao khát chứng tỏ với ông sự hữu ích, sự cần thiết, ý nghĩa của việc anh tồn
tại trên đời này. “Có bữa, anh từ công trường về muộn, ông già thắt thẻo ra đón tận
đầu đường, nhác thấy anh, ông già thiệt thà kêu lên, tao ghiền mày quá trời, nhỏ. Anh
chỉ chờ có vậy. Anh cảm giác mình đã thắng một cán cờ lớn,. anh đã làm ông già
Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai…
24
Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn
không thể sống thiếu anh.” Đôi lúc anh không biết tại sao mình lại kiên trì cho một kế
hoạch trả thù đến vậy. Cuộc tình tan vỡ đã để lại trong lòng anh một khoảng hẫng, và
mối hận với ông già là điều duy nhất để anh níu lấy, tựa vào mà đi qua trống rỗng.
Anh nghĩ tới cái ngày anh từ tốn buông từng con cờ lăn lông lốc trên đất, và rất chậm
rãi, ngạo mạn, ,anh lạnh lùng mỉa mai: “Tôi không thể chơi cờ với ông được, bởi tôi
nghèo, tôi không gốc gác, tôi thân sơ thất sở, tôi thấy không xứng…” , anh tưởng
tượng mặt ông đã tái dại đi. Và mỗi chiều phai, ngồi nhìn về phía dãy nhà người ta cất
cho thuê, ông già mỏi mòn, buồn bã. “Còn anh không cần ăn thấy gì cũng thấy no”
Đây là cái hay, cái chân thật trong tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư. Chị trân trọng
nhưng không lí tưởng hoá nhân vật. Chị để cho nhân vật mình vận động tâm lí theo
đúng lẽ tất yếu rất đời thường, dẫu rằng tâm lí ấy đi qua những cung bậc tiêu cực của
toan tính ,thù hận.
Nhưng cái thắng thua trong ván cờ mà anh dày công chiến đấu chưa được ngả
ngũ, thì một ngày kia, tâm trạng anh chợt biển đổi đột ngột khi bất ngờ hay tin ông già
ra đi trong một cơn đột quỵ. “Anh ngơ ngác. Những buổi chiều từ công trường về, anh
để nguyên bộ đồ lấm lem bùn đất, xi măng, đứng dán mắt rất lâu vào cánh cổng đã

đóng chặt. Anh nhớ ông già khủng khiếp…” Anh không còn muốn trút hờn, rửa hận
nữa, vì thực chất anh chưa hề thù chưa hề hận. “Anh không còn nhớ câu nói ngày xưa
nữa. Một mình bày ra một ván cờ hoang vắng, trong anh tràn ngập nỗi buồn” Anh
nhận ra, trước kia trong anh chỉ là tồn tại nỗi tủi thân, nỗi xót xa cho tình yêu không
tron vẹn và một sự khao khát khẳng định ý nghĩa bản thân, khẳng định giá trị của mình.
“Những chiều từ công trường về, anh để nguyên bộ đồ lấm lem bùn đất, xi
măng”, nghĩa là anh không cần chải chuốt, toan tính hơn thua, anh bằng lòng với bản
thân mình. Ý nghĩa cuộc sống không phải là sự khằng định với ai đó, cuộc sống là sự
hi sinh, là làm ai đó hạnh phúc vui vẻ, dẫu rằng còn lại trong mình những khổ đau của
sự không thoả nguyện.
Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai…
25

×