Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NĂM 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.56 KB, 35 trang )

1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: SAU ĐẠI HỌC


CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Đề tài:
ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM NĂM
2014

Giảng viên : PGS.TS Lê Thị Mận
Lớp : CH16B02
Nhóm : 02

2


TP Hồ Chí Minh – 06/2015
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 02
1) Lê Quốc Huy
2) Nguyễn Hồng Tuyến
3) Nguyễn Hạ Huyền
4) Phạm Ngọc Trinh
5) Vũ Lê Thu Hà
6) Bùi Quốc Huy
7) Đặng Thị Thu Hà
8) Nguyễn Bình Phƣơng


9) Võ Thị Thủy Tiên
10) Nguyễn Thị Bích Thùy
11) Lê Hoàng Phƣơng Lâm













3

MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
Chƣơng I. CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 8
1. Nghiệp vụ thị trƣờng mở 8
2. Công cụ tái cấp vốn 8
3. Dự trữ bắt buộc 10
4. Công cụ lãi suất 10
5. Công cụ tỷ giá hối đoái 12
Chƣơng II. ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN NĂM 2014 14

1. Lãi suất: 14
2. Dƣ nợ tín dụng và cung tiền lƣu thông 17
3. Tỷ giá 18
Chƣơng III. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA MỘT SỐ
QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI. 22
1. Các quốc gia thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng 22
2. Các quốc gia thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt 23
3. Các quốc gia thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng 25
4. Các quốc gia thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt 26
Chƣơng IV. ĐỊNH HƢỚNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2015 30
KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35





4

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1: Lãi suất điều hành NHNN 2011-2014 15
Biểu đồ 2: Lãi suất huy dộng và cho vay phổ biến 15
Biểu đồ 3 CPI so với cùng kỳ năm trƣớc 15
Biểu đồ 4: Lãi suất liên ngân hàng (O/N), 2011-2014 17
Biểu đồ 5: Khối lƣợng giao dịch OMO năm 2014 (đơn vị: tỉ đồng) 18
Biểu đồ 6: Diễn biến tăng trƣởng M2 và tín dụng theo tháng năm 2014 18
Biểu đồ 7: Diễn biến tỉ giá 2014 và đầu năm 2015 19
Biểu đồ 8: Xuất nhập khẩu và tỉ giá USD/VND 2014 20
Biểu đồ 9: Diễn biến giá vàng trong nƣớc và thế giới (triệu đồng/lƣợng) 20
Bảng 1: Tăng trƣởng kinh tế thế giới, 2011-2015 (%) 28

Bảng 2: Tỷ lệ lạm phát tại một số nƣớc theo tháng năm 2014 29






5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- Ngân hàng nhà nƣớc – NHNN
- Ngân hàng trung ƣơng – NHTW
- Tỷ giá hối đoái – TGHĐ
- Chính sách tiền tệ - CSTT
- Giấy tờ có giá – GTCG
- Ngân hàng thƣơng mại – NHTM
- Tổ chức tín dụng – TCTD

6

PHẦN MỞ ĐẦU
Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách quan trọng trong mục tiêu
phát triển kinh tế của đất nƣớc. Với mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn
việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng trƣởng kinh tế bền vững, Việt Nam những
năm qua đã thi hành các chính sách tiền tệ khác nhau tƣơng ứng với từng giai đoạn
kinh tế của đất nƣớc nhằm đạt đƣợc các mục tiêu vĩ mô.
Khép lại năm 2014, chính sách tiền tệ của Việt Nam đã đạt đƣợc những điểm
sáng đáng ghi nhận. CPI tăng 4,09%, tỷ giá VND/USD năm 2014 tăng 0,56% so
với năm 2013, phù hợp với định hƣớng điều hành của Ngân hàng Nhà nƣớc. Kết
thúc 2014 Việt Nam xuất siêu trên 2,1 tỷ USD; quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia đạt

trên 35 tỷ USD; GDP tăng 5,98%, cao hơn mức 5,4% của năm 2013. Tuy nhiên các
kết quả này còn rất thấp và chƣa đủ để vực dậy kinh tế đất nƣớc sau một thời gian
chìm trong lạm phát và suy thoái. Năm 2015 là một năm nhiều kỳ vọng cho nền
kinh tế Việt Nam sẽ khôi phục và phát triển. Việc điều hành chính sách tiền tệ năm
2015 là một bài toán khó cho các nhà hoạch định kinh tế của Việt Nam sao cho đạt
đƣợc các mục tiêu vĩ mô và giúp kinh tế đất nƣớc bắt kịp với đà tăng trƣởng của
thế giới.
Xuất phát từ lý do trên, nhóm tác giả chọn đề tài “Kết quả điều hành chính
sách tiền tệ của Việt Nam và định hƣớng trong năm 2015” để nghiên cứu nhằm
phân tích rõ hơn về việc điều hành chính sách tiền tệ của nƣớc ta những năm qua và
nhìn ra mục tiêu cho năm 2015 để phát triển.
Bài nghiên cứu gồm 4 chƣơng
Chƣơng I Giới thiệu sơ lƣợc về các công cụ đƣợc dùng trong điều hành chính
sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc
Chƣơng II Kết quả đạt đƣợc trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân
hàng Nhà nƣớc
7

Chƣơng III Việc điều hành chính sách tiền tệ của một số nƣớc trên thế giới
trong cùng năm 2014
Chƣơng IV Định hƣớng trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng
nhà nƣớc năm 2015 và một số kết quả đạt đƣợc trong 6 tháng đầu năm 2015.

8

Chƣơng I. CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

1. Nghiệp vụ thị trƣờng mở
1.1 Nội dung
Là việc mà NHNN mua và bán các chúng khoán có giá (chủ yếu là tín phiếu kho

bạc) trên thị trƣờng. Muốn tăng khối lƣợng tiền lƣu thông, mở rộng tín dụng, NHTW mua
các giấy tờ có giá trên thị trƣờng tiền tệ và ngƣợc lại. Các nghiệp vụ thị trƣờng mở là
công cụ CSTT quan trọng nhất, bởi vì chúng là những nhân tố chủ yếu làm thay đổi lãi
suất và tiền cơ sở, là nguồn chủ yếu là thay đổi cung tiền. Nhƣ vậy, nghiệp vụ thị trƣờng
mở không tác động trực tiếp mà tác động gián tiếp thông qua lãi suất LNH và tiền cơ sở
đến cung tiền và lãi suất thị trƣờng.
1.2 Ƣu, nhƣợc điểm
• Ƣu điểm: Nghiệp vụ thị trƣờng mở đƣợc tiến hành theo chủ ý chủ NHNN nên
NHNN kiểm soát đƣợc hoàn toàn khối lƣợng của nghiệp vụ này mà không chịu ảnh
hƣởng cảu bất kỳ nhân tố nào khác. Là công cụ linh hoạt, chính xác, ít tốn kém về chi phí
và thời gian.
• Nhƣợc điểm: Việc thực hiện công cụ này đòi hỏi sự phát triển của thị trƣờng tài
chính thứ cấp nói chung và thị trƣờng tiền tệ sự biến động của lƣợng vốn khả dụng trong
hệ thống ngân hàng.
2. Công cụ tái cấp vốn
2.1 Nội dung
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHTW đối với các NHTM. Khi NHTW
cấp một khoản tín dụng cho NHTM, một mặt, làm tăng lƣợng tiền cung ứng, mặt khác tạo
cơ sở cho các NHTM mở rộng tiền gửi.
Tùy từng quốc gia, công cụ tái cấp vốn có thể đƣợc áp dụng dƣới hình thức này
hoặc hình thức khác. Đối với các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, tái cấp vốn
đƣợc thực hiện dƣới hình thức tái chiết khấu. Vì vậy đối với các quốc gia này, công cụ
này đƣợc gọi là tái chiết khấu. Tại nhiều quốc gia khác (trong đó có Việt Nam), hoạt động
9

tái cấp vốn của NHTW đối với các NHTM đƣợc thực hiện không chỉ dƣới hình thức tái
chiết khấu mà còn dƣới nhiều hình thức:
- Chiết khấu, tái chiết khấu thƣơng phiếu và các GTCG.
- Cho vay dƣới hình thức có đảm bảo bằng các giấy tờ có giá.
- Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng.

- Cho vay theo chỉ định của chính phủ.
- Cho vay trong thanh toán bù trừ
Cơ chế tác động:
Khi thi hành NSTT thắt chặt hay mở rộng, NHTW sẽ điều chỉnh tăng hoặc giảm lãi
suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu, từ đó làm giảm hay tăng lƣợng tiền cung ứng trong
lƣu thông.
Khi NHTW thấy rằng cần tăng thêm tiền cho lƣu thông, họ sẽ hạ thấp lãi suất tái
cấp vốn xuống. Điều này sẽ khuyến khích các NHTM đến NHTW để vay nhiều hơn vì chi
phí vốn vay giảm. Ngƣợc lại, khi NHTW đến NHTM để vay nhiều hơn vì chi phí vốn vay
giảm. Ngƣợc lại, khi NHTW cần giảm khối tiền trong lƣu thông, họ sẽ tăng lãi suất tái
cấp vốn. Vì vậy, chi phí vốn vay tăng, các NHTM sẽ giảm ý định đến vay NHTW, khối
lƣợng tín dụng đƣợc cấp cho các NHTM sẽ giảm.
Bên cạnh đó, NHTW còn có thể sử dụng hạn mức tái cấp vốn để kiểm soát trực tiếp
về mặt lƣợng đối với dự trữ của hệ thống NHTM. Ví dụ: khi NHTW tăng tổng hạn mức
tái cấp vốn, điều đó có nghĩa các NHTM có thể đƣợc vay NHTW nhiều hơn, làm tăng vốn
khả dụng cho nền kinh tế, tăng khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM.
2.2 Ƣu, nhƣợc điểm
• Ƣu điểm: Thông qua công cụ tái cấp vốn, NHTM thực hiện vai trò là ngƣời cho
vay cuối cùng, kiểm soát chất lƣợng và cơ cấu tín dụng của các NHTM, thực hiện bơm
tiền ra lƣu thông theo mức độ đã đƣợc định trƣớc để kiềm chế lạm phát hoặc góp phần
thúc đẩy kinh tế tăng trƣởng. Đối với các NHTM, với tƣ cách là ngƣời đi vay để cho vay,
khi vốn khả dụng bị căng thẳng thì NHTW là chỗ dựa, là cứu tinh của họ. Bởi vì với số
10

tiền NHTW cho vay, họ có khả năng điều tiết đƣợc vốn khả dụng, khôi phục khả năng
thanh toán.
• Nhƣợc điểm: NHTW không thể kiểm soát chắc chắn kết quả của sự điều tiết.
NHTW có quyền cho vay và để khuyến khích vay, họ hạ lãi suất tái cấp vốn xuống.
Nhƣng NHTM lại có quyền quyết định vay hoặc không vay và nếu NHTM không vay thì
mục đích điều tiết của công cụ tái cấp vốn

3. Dự trữ bắt buộc
3.1 Nội dung
Là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một tài khoản gửi ở ngân hàng
trung ƣơng. Sự tăng lên hay giảm xuống của tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo
tiền và lãi suất cho vay của các ngân hàng thƣơng mại, qua đó tác động đến lƣợng tiền
cung ứng.
3.2 Ƣu, nhƣợc điểm
• Ƣu điểm: Đây là công cụ có quyền lực ảnh hƣởng rất mạnh đến lƣợng tiền cung
ứng. Chỉ cần một thay đổi nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng kể
khối lƣợng tiền cung ứng.
• Nhƣợc điểm: Bất lợi chủ yếu của công cụ dự trữ bắt buộc là có thể khiến cho một
số ngân hàng có dự trữ vƣợt mức quá thấp rơi vào tình trạng mất "khả năng thanh toán
ngay". Đồng thời, việc thay đổi thƣờng xuyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc khiến cho các ngân
hàng rơi vào tình trạng bất ổn trong việc quản lý thanh khoản, làm phát sinh tăng chi phí.
4. Công cụ lãi suất
Nội dung
Lãi suất đƣợc xem là một công cụ quan trọng trong điều hành CSTT. Có ba
phƣơng thức điều hành: điều hành lãi suất gián tiếp, điều hành lãi suất trực tiếp và điều
hành lãi suất kết hợp giữa trực tiếp và gián tiếp.
Điều hành lãi suất trực tiếp, đó là NHTW có thể quy định cụ thể các loại lãi suất
trong nền kinh tế, hoặc quy định trần/ sàn đối với lãi suất tiền gửi hoặc cho vay nhằm thực
thi mục tiêu của CSTT.
11

Điều hành lãi suất gián tiếp, đó là việc NHTW bằng các hoạt động theo nguyên tắc
thị trƣờng tác động vào cung cầu tiền tệ, tín dụng để đạt đƣợc mục tiêu điều hành là lãi
suất thị trƣờng trông đợi, trên cơ sở đó đạt đƣợc các mục tiêu cuối cùng của CSTT.
Cơ chế tác động
Cơ chế điều hành trực tiếp: thông qua các hình thức quản lý lãi suất của các TCTD
đối với nền kinh tế, nhƣ quy định các mức lãi suất cụ thể về tiền gửi, cho vay, khung lãi

suất, trần lãi suất cho vay, biên độ chênh lệch trần lãi suất bình quân,… Thực chất là
NHTW quy định mức lãi suất cho vay tối đa hoặc tiền gửi tối thiểu của các TCTD đối với
nền kinh tế. Trong phạm vi lãi suất đƣợc cho phép, các TCTD đƣợc quyền ấn định lãi suất
kinh doanh phủ hợp. Khi có các thay đổi về kinh tế vĩ mô, NHTW có thể xem xét điều
chỉnh lại các mức lãi suất này phù hợp. Nhìn chung, trong các nền kinh tế phát triển, lãi
suất ngày càng đƣợc tự do hóa, còn ở các nƣớc có hệ thống tài chính chƣa phát triển, các
quy định mang tính quản lý trực tiếp đƣợc áp dụng phổ biến hơn và có xu hƣớng chung là
ngày càng giảm dần sự quản lý trực tiếp này.
Các mức lãi suất thƣờng đƣợc công bố:
Một là, đối với các hoạt động liên quan đến vai trò NHTW, các mức lãi suất phổ
biến đƣợc công bố và nền kinh tế quan tâm là lãi suất chiết khấu (nhƣ ở Mỹ, Nhật,
Đức,…), lãi suất Repo (nhƣ ở Đức, Anh,…) hoặc lãi suất can thiệp (Pháp- thời kỳ trƣớc
năm 2001). Các mức lãi suất đƣợc hình thành trên thị trƣờng tiền tệ nhƣ lãi suất tiền gửi
liên bang (Mỹ), lãi suất cho vay qua đêm cũng đƣợc áp dụng tại các nƣớc nói trên.
Hai là, các mức lãi suất của NHTM áp dụng đối với nền kinh tế mang tính quản lý
trực tiếp cua NHTW nhƣ khung lãi suất, trần lãi suất, lãi suất tiền gửi tối thiểu,…đƣợc
thực hiện ở các nƣớc Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam.
Ba là, các mức lãi suất thị trƣờng mang tính tham khảo nhƣ: lãi suất LNH thị
trƣờng Singapore (SIBOR), lãi suất LNH thị trƣờng London (LBOR),….Ngoài các mức
lãi suất này ra, một số nƣớc còn công bố lãi suất cho vay ngắn hạn tốt nhất bình quân của
các NHTM hàng đầu, nhƣ lãi suất cơ bản ở VN
12

Cơ chế điều hành gián tiếp: thông qua cơ chế tái cấp vốn (chiết khấu, tái chiết
khấu, cho vay cầm cố chứng từ có giá,…) của NHTW đối với các TCTD, NHTW thực
hiện quản lý gián tiếp lãi suất cho vay của các NHTM đối với nền kinh tế.
Cơ chế này đƣợc thực hiện theo nguyên tắc: Trong điều hành chính sách lãi suất,
NHTW chỉ công bố mức lãi suất áp dụng đối với các khoản cho vay tái chiết khấu hoặc
cho vay cầm cố chứng từ có giá của mình đối với các TCTD. Các mức lãi suất tiền gửi và
cho vay cụ thể theo từng kỷ hạn, từng đối tƣợng của các TCTD đối với nền kinh tế sẽ do

TCTD ấn định, dựa trên cơ sở cung cầu về vốn và sự cạnh tranh trên thị trƣờng tín dụng.
Khi muốn điều chỉnh lãi suất kinh doanh của các TCTD đối với nền kinh tế, phù
hợp với mục tiêu CSTT từng giai đoạn, NHTW sẽ thực hiện thông qua điều chỉnh lãi suất
tái chiếts khấu, lãi suất cho vay cầm cố chứng từ có giá của mình đối với các TCTD. Từ
đó tác động đến lãi suất tiền tệ LNH, rồi tới lãi suất kinh doanh của các TCTD đối với các
chủ thể trong nền kinh tế.
Cơ chế điều hành lãi suất này đƣợc áp dụng phổ biến ở các nền kinh tế có hệ thống tài
chính phát triển và ở nhiều nƣớc có hệ thống tài chính đang phát triển khác.
5. Công cụ tỷ giá hối đoái
5.1 Nội dung
Tỷ giá, hay TGHĐ, là giá cả của tiền tệ nƣớc này đƣợc tính bằng tiền tệ nƣớc khác.
Tỷ giá có thể đƣợc niêm yết theo hai phƣơng pháp:
- Phƣơng pháp thứ nhất: lấy ngoại tệ làm đơn vị so sánh với đồng tiền tệ trong nƣớc
(ngoại tệ/ nội tệ). Rất nhiều nƣớc yết giá theo phƣơng pháp này, nên ngƣời ta gọi phƣơng
pháp yết giá này là phƣơng pháp yết đa số.
- Phƣơng pháp thứ hai: lấy tiền tệ trong nƣớc làm đơn vị so sánh với tiền tệ nƣớc ngoài
(nội tệ/ngoại tệ). Ít nƣớc yết giá theo phƣơng pháp này, nên ngƣời ta gọi phƣơng pháp yết
giá này là phƣơng pháp yết thiểu số.
5.2 Các phƣơng pháp điều hành tỷ giá
13

Chính sách hối đoái: Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, NHTW có thể bán ngoại tệ ra
can thiệp để hóa giải sức ép tăng cầu ngoại tệ, tỷ giá sẽ giảm dần. Ngƣợc lại, khi tỷ giá
hối đoái giảm NHTW sẽ mua vào ngoại tệ, làm giảm bớt cung ngoại tệ trên thị trƣờng.
- Quỹ dự trữ ngoại hối: để chủ động tạo ra một lƣợng dự trữ ngoại hối, khi cần có thể đối
phó với biến động của TGHĐ thông qua các hoạt động công khai trên thị trƣờng.
- Phá giá tiền tệ: là việc NHTW đánh tụt sức mua danh nghĩa của tiền tệ nƣớc mình so với
các ngoại tệ. Việc phá giá tiền tệ có tác động làm giá trị hàng xuất khẩu rẻ đi, hàng nhập
khẩu đắt đỏ lên, từ đó khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng hóa, vốn, khuyến
khích khách du lịch vào trong nƣớc hạn chế khách du lịch ra nƣớc ngoài,…Đồng thời việc

phá giá tiền tệ cũng đề lại những hậu quả nghiêm trọng tới hoạt động kinh tế, niềm tin của
dân chúng đối với nội tệ,…
- Nâng giá tiền tệ: là việc NHTW nâng giá chính thức đơn vị tiền tệ nƣớc mình so với
ngoại tệ. Việc nâng giá này lại có tác dụng hạn chế xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu
cản trở các dòng vốn ngoại tệ chảy vào trong nƣớc.

14

Chƣơng II. ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN NĂM 2014

Trong năm 2014, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNN) chuyển mục tiêu điều
hành chính sách tiền tệ từ “linh hoạt, thận trọng, hiệu quả” sang “linh hoạt, hiệu quả” với
mục tiêu là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm
kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế ở mức hợp lý, bảo đảm
thanh khoản của các tổ chức tín dụng (TCTD) và nền kinh tế; tiếp tục triển khai đồng bộ
các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu nhằm nâng cao năng lực
quản trị và hiệu quả hoạt động của các TCTD. Điều này đƣợc cụ thể hóa qua Chỉ thị số
01/CT-NHNN ngày 15/01/2014 của ngành ngân hàng, trong đó nêu rõ, mục tiêu của
CSTT là:
(i) Phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu
đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế ở mức hợp lý, bảo đảm
thanh khoản của các TCTD và nền kinh tế.
(ii) Điều hành lãi suất, tỉ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị
trƣờng tiền tệ, bảo đảm giá trị đồng Việt nam, tăng dự trữ ngoại hối, cải thiện
cán cân thanh toán. Đặc biệt là quản lý hiệu quả thị trƣờng ngoại hối, thị trƣờng
vàng, kiên quyết chống đô la hóa và tiếp tục củng cố kết quả chống vàng hóa.
(iii) Thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng gắn liên với kiểm soát và nâng cao
chất lƣợng tín dụng, tập trung xử lý nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng,
cơ cấu lại nợ, hạn chế nợ xấu gia tăng, tăng cƣờng kiểm tra, giám sát, thanh tra
và công khai, minh bạch hoạt động của các TCTD. Về cơ bản, mục tiêu của

CSTT trong năm 2014 không thay đổi nhiều so với 2013, ổn định kinh tế vĩ mô và
kiềm chế lạm phát tiếp tục là mục tiêu hàng đầu.
1. Lãi suất:
Lãi suất đƣợc điều chỉnh theo xu hƣớng giảm dần:
Năm 2014, có thể nói việc điều hành lãi suất đã tƣơng đối thành công. Lãi suất
đƣợc điều hành một cách linh hoạt không những tạo điều kiện kéo mặt bằng lãi suất về
bằng giai đoạn 2005 – 2006, đẩy mạnh sản xuất mà còn đƣợc sử dụng linh hoạt để duy trì
tỉ giá và ổn định thị trƣờng nội tệ.
Tiếp nối năm 2013, mặt bằng lãi suất duy trì xu hƣớng giảm trong năm 2014 (mức
giảm từ 0,8 – 1,5% so với cuối năm 2013). Chủ trƣơng hạ lãi suất thể hiện chủ trƣơng
tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, theo đó chính sách tiền tệ đƣợc điều
hành linh hoạt hơn để đáp ứng nhu cầu tăng cƣờng tín dụng cho khu vực sản xuất và của
nền kinh tế.
15

Tín hiệu giảm lãi suất đƣợc phát đi từ đầu năm ngay khi lãi suất điều hành (lãi suất
chiết khấu, tái chiết khấu, tái cấp vốn ) đƣợc chủ động hạ thấp. Cụ thể, ngày 18/3/2014,
lãi suất tái cấp vốn đƣợc hạ từ 7% xuống 6,5%/năm, lãi suất cho vay qua đêm giảm từ 8%
xuống 7,5%/năm lãi suất tái chiết khấu giảm từ 5% xuống 4,5%/năm. Lãi suất huy động
VND kỳ hạn dƣới 6 tháng giảm từ 7% xuống 6% (tháng 3/2014) và xuống 5,5% (tháng
10/2014), lãi suất tối đa cho tiền gửi USD giảm từ 1% xuống 0,75%/năm.
Biểu đồ 1: Lãi suất điều hành NHNN 2011-2014

Nguồn: NHNN
Trong năm 2014, lãi suất đƣợc giảm 2 lần với những mục đích khác nhau. Đợt điều
chỉnh lần đầu diễn ra vào tháng 3/2014. Đây là đợt giảm lãi suất để phát tín hiệu giảm lãi
suất cho vay, kích thích tăng trƣởng và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất. Đợt điều chỉnh thứ
2 diễn ra vào tháng 10 /2014 dựa trên cơ sở tín hiệu tích cực về diễn biến CPI giảm liên
tục trong năm và lạm phát kỳ vọng năm 2014 (ở dƣới mức 5%), thanh khoản toàn hệ
thống khá tốt. Có thể nói, các đợt điều chỉnh lãi suất trên là hợp lý, phù hợp với tình hình

thực tiễn và yêu cầu của nền kinh tế nên đã góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
Biểu đồ 2: Lãi suất huy dộng và cho vay phổ
biến
Biểu đồ 3 CPI so với cùng kỳ năm trƣớc


Nguồn: UBGSTCQG
Đối với lãi suất huy động, đến cuối năm 2014, lãi suất huy động các kỳ hạn dƣới 6
tháng dao động trong khoảng 4 -4,5%, kỳ hạn 6 tháng trở lên là 5,3 – 7,5%. Mặt bằng lãi
3%
4%
5%
6%
7%
8%
9%
10%
02-01-13 02-04-13 02-07-13 02-10-13 02-01-14 02-04-14 02-07-14 02-10-14 02-01-15
LSTCK
LSTCV
LS OMO
6.7%
4.5%
12.1%
9.2%
4%
6%
8%
10%
12%

3/2013 6/2013 9/2013 12/2013 3/2014 6/2014 9/2014 12/2014
Lãi suất huy động Lãi suất cho vay
1,84%
16

suất giảm nhƣng tiền gửi vẫn tăng mạnh (+19,3%). Trên thực tế, nhiều TCTD đã chủ
động giảm lãi suất thấp hơn so với trần lãi suất quy định. Việc giảm lãi suất huy động có
tác dụng giảm dần lãi suất cho vay.
Việc tập trung điều chỉnh lãi suất huy động ngắn hạn và cho phép các TCTD tự
thỏa thuận lãi suất huy động dài hạn đã khuyến khích ngƣời dân gửi vào kỳ hạn trên 12
tháng. Cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch tích cực. Đến cuối năm 2014, tỉ trọng vốn huy động
ngắn hạn so với tổng nguồn vốn huy động là khoảng 77% (năm 2011, tỷ lệ này là 90%).
Đƣờng cong lãi suất trở lại đúng quy luật từ đó giảm bớt rủi ro kỳ hạn và giúp TCTD chủ
động phân bổ vốn tốt hơn.
Trên cơ sở theo dõi sát tình hình tăng trƣởng tín dụng của từng TCTD và toàn hệ
thống, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trƣởng cho một số TCTD có nhu cầu; phối hợp
với các bộ, ngành nghiên cứu, xử lý các vƣớng mắc liên quan đến hoạt động tín dụng; ban
hành Thông tƣ số 32/2014/TT-NHNN ngày 18/11/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều tại Thông tƣ số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 quy định về cho vay hỗ trợ nhà
ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/1/2013 của Chính phủ; xây dựng dự thảo Nghị
định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thay thế Nghị định
số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiếp tục triển khai các giải pháp
tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng, lãi suất với khách hàng; tổ chức, triển khai
chính sách tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực để mở rộng tín dụng có hiệu quả,
chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hƣớng tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ƣu
tiên, góp phần bảo đảm an sinh-xã hội, tiếp tục triển khai chƣơng trình kết nối ngân hàng-
doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng
tập trung vào các ngành, lĩnh vực ƣu tiên theo chủ trƣơng của Chính phủ.
Về lãi suất cho vay, với việc lãi suất cho vay ngắn hạn đƣợc điều chỉnh giảm

2%/năm đối với các lĩnh vực ƣu tiên, phù hợp với xu hƣớng giảm trần lãi suất huy động
bằng VND và thấp hơn khoảng 2% so với mặt bằng lãi suất cho vay chung của thị trƣờng
đã có tác dụng hỗ trợ doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực này giảm chi phí vay vốn theo chủ
trƣơng của Chính phủ.
Trên cơ sở yêu cầu đẩy mạnh dƣ nợ cho vay vào các lĩnh vực ƣu tiên, các TCTD
đã đồng loạt giảm lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ƣu tiên về
mức 7%/năm theo quy định. Một số NHTM Nhà nƣớc đã áp dụng lãi suất cho vay trung
và dài hạn đối với các lĩnh vực ƣu tiên về mức tối đa 10%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay
phổ biến đối với các lĩnh vực ƣu tiên ở mức 7%/năm, lãi suất cho vay các lĩnh vực sản
xuất kinh doanh thông thƣờng ở mức 7- 9%/năm đối với ngắn hạn; 9,5-11%/năm đối với
trung và dài hạn. Lãi suất của các khoản vay cũ tiếp tục giảm: Tỉ trọng dƣ nợ cho vay
VND lãi suất trên 15% giảm từ 6,3% (năm 2013) xuống còn 3,9% (năm 2014), tỉ trọng
17

các khoản cho vay lãi suất trên 13% giảm 19,72% (năm 2013) xuống còn 10,65% (năm
2014).
Thanh khoản trên thị trƣờng 1 ổn định, mặt bằng lãi suất huy động – cho vay giảm,
kéo lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng giảm, khối lƣợng giao dịch khá ổn định. Lãi suất
liên ngân hàng duy trì ở mức thấp, và thấp hơn so với lãi suất OMO, tái cấp vốn và tái
chiết khấu, là lợi thế giúp lãi suất cho vay bình quân giảm và tỉ giá ổn định.
Biểu đồ 4: Lãi suất liên ngân hàng (O/N), 2011-2014

Nguồn: UBGSTCQG
2. Dƣ nợ tín dụng và cung tiền lƣu thông
Trong năm 2014, mức tăng trƣởng tín dụng là 14,28% và đạt kế hoạch đề ra. Trong đó
phải kể đến tăng trƣởng tín dụng đã đƣợc tập trung nhiều vào một số lĩnh vực ƣu tiên,
nhƣ: (i) Tín dụng cho nông nghiệp nông thôn tăng khoảng 12,8%; (ii) Tín dụng cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ tăng khoảng 14%; (iii) Tín dụng cho doanh nghiệp ứng dụng công
nghệ cao trong nông nghiệp nông thôn theo đề án tái cơ cấu của Bộ Nông nghiệp &Phát
triển nông thôn tăng trên 16%.

Bên cạnh đó, trong năm, một lƣợng lớn tiền đã đƣợc bơm hút đều đặn qua nhiều
kênh khác nhau nhƣng vẫn đảm bảo thanh khoản và hài hòa với mối quan hệ với tỉ giá.
Cụ thể (Biểu đồ 12 và 13):
- Đến 31/12/2014, tăng trƣởng M2 đạt 17,69%, hoàn thành mục tiêu 2014. M2 nhìn
chung đƣợc điều chỉnh nhịp nhàng, hài hòa với tình hình kinh tế vĩ mô. Cung tiền và tín
dụng tăng đều hơn theo tháng, tăng trƣởng tín dụng bớt dồn ép vào những tháng cuối năm
nhƣ trƣớc đây. Tín dụng đã dần đi vào khu vực sản xuất kinh doanh, số lƣợng doanh
nghiệp hấp thụ đƣợc tín dụng đã cải thiện hơn.
- Song song với việc tăng dự trữ ngoại hối, NHNN tăng phát hành tín phiếu để trung
hòa lƣợng tiền bỏ ra để mua USD. Xu hƣớng chung trên thị trƣờng mở 2014 là hút ròng
khi NHNN liên tục có các đợt phát hành tín phiếu mới. Năm 2014, tổng khối lƣợng hút
ròng của NHNN trên thị trƣờng mở là 131.695 tỉ đồng. Tín phiếu là công cụ đƣợc NHNN
0%
4%
8%
12%
16%
18

sử dụng hiệu quả để điều hòa đƣợc lƣợng tiền trong lƣu thông, các NHTM cũng có xu
hƣớng tích trữ tín phiếu NHNN nhƣ một tài sản an toàn, thanh khoản cao, mà vẫn tìm
kiếm đƣợc lợi nhuận.
Biểu đồ 5: Khối lượng giao dịch OMO năm 2014 (đơn vị: tỉ đồng)

Nguồn: UBGSTCQG tổng hợp
Biểu đồ 6: Diễn biến tăng trưởng M2 và tín dụng theo tháng năm 2014

Nguồn: NHNN
3. Tỷ giá
- Trong cả năm 2014, về cơ bản, tỷ giá đƣợc giữ ổn định (với mức tăng chỉ 1%).

Nửa đầu năm 2014, tỉ giá bình quân liên ngân hàng ổn định ở mức 21.036 VND/USD.
Đến tháng 6/2014, trong điều kiện lạm phát giảm nhanh, tỉ giá USD/VND điều chỉnh lên
mức 21.246 VND/USD để can thiệp thị trƣờng ngoại hối sau sự kiện Biển Đông.
Cụ thể diễn biến trong năm đã có 2 lần can thiệp mạnh vào thị trƣờng ngoại hối. Lần
thứ nhất diễn ra vào ngày 18/6, tỉ giá đã đƣợc quyết định tăng lên 1% thành 21.246
VND/USD để bám sát hơn với cung cầu thực tế đồng thời giúp ổn định tỉ giá. Do ngay từ
đầu năm, đã có kế hoạch điều chỉnh tỉ giá không quá 2% trong năm 2014 cùng với tình
hình lạm phát thấp, dự trữ ngoại hối cao nên việc điều chỉnh này đã không gây xáo động
trên thị trƣờng, thị trƣờng ngay sau đó đã ổn định hơn.
(200000.0)
(150000.0)
(100000.0)
(50000.0)
-
50000.0
100000.0
150000.0
T1/2014 T2/2014 T3/2014 T4/2014 T5/2014 T6/2014 T7/2014 T8/2014 T9/2014 T10/2014T11/2014T12/2014
Bơm (hút) ròng
Tổng bơm
Tổng hút
17,7%
14,3%
-2%
3%
8%
13%
18%
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
Tăng/giảm M2 Tăng trƣởng tín dụng

19

Lần can thiệp thứ 2 vào nửa cuối năm 2014, tỉ giá tăng mạnh bắt đầu từ ngày 12/11
một phần do kỳ vọng của thị trƣờng là tỉ giá sẽ đƣợc điều chỉnh lần thứ hai, phần khác là
do yếu tố mùa vụ khi cầu ngoại tệ tăng cao để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa phục
vụ tiêu dùng dịp lễ, Tết và khi các khoản vay ngoại tệ đáo hạn. Khi đó, việc can thiệp đã
đƣợc thực hiện trực tiếp bằng cách bán một lƣợng lớn ngoại tệ (từ giữa tháng 11 cho đến
hết tháng 12). Đồng thời, trên thị trƣởng mở, một lƣợng tiền khoảng 46 nghìn tỉ đồng đã
đƣợc bơm ròng để đảm bảo thanh khoản. Nhờ vậy, đã đảm bảo sự ổn định của thị trƣờng
ngoại hối đồng thời đảm bảo thanh khoản cho toàn thị trƣờng.
- Cùng với việc duy trì tỉ giá ổn định, giữ chênh lệch lãi suất tiền gửi VND và USD
(4-5%) với hƣớng có lợi hơn cho việc nắm giữ VND đã làm tăng tính hấp dẫn của tiền
đồng, khuyến khích doanh nghiệp bán USD cho ngân hàng, làm tăng cung ngoại tệ, góp
phần khắc phục tình trạng đô la hóa, ổn định thị trƣờng ngoại hối trong năm 2014 (tỉ
trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm 13% tổng tiền gửi). Nhờ đó, dự trữ ngoại hối đã đạt
35 tỉ USD (quý II/2014), tƣơng đƣơng 14 tuần nhập khẩu.
- Bên cạnh đó, với việc chủ động công bố thông tin định hƣớng điều hành tỉ giá,
nâng cao vai trò là ngƣời mua/bán ngoại tệ cuối cùng trên toàn hệ thống đã giúp cho công
tác điều hành chính sách tỉ giá thời gian qua đƣợc chủ động hơn, không bị động trƣớc
những áp lực của thị trƣờng.
Biểu đồ 7: Diễn biến tỉ giá 2014 và đầu năm 2015

Nguồn: UBGSTCQG tổng hợp

21,000
21,200
21,400
21,600
21,800
USD/VND.SBV USD/VND.LNH

USD/VND. Tự do
18/6/2014:điều chỉnh
tỷ giá lên 21.246
7/1/2015:điều chỉnh tỷ
giá bq LNH lên 21.458
NHNN bán ra USD để bình ổn thị trƣờng
NHNN bơm ròng trên
OMO điều hòa thanh
khoản trên thị trƣờng
20

Biểu đồ 8: Xuất nhập khẩu và tỉ giá USD/VND 2014

Nguồn: VCB& TCTK
Biểu đồ 9: Diễn biến giá vàng trong nước và thế giới (triệu đồng/lƣợng)

Nguồn: Gold.vn & Bloomberg
- Ngoài ra, thị trƣờng vàng 2014 diễn biến tƣơng đối ổn định mặc dù chênh lệch
giữa giá vàng trong nƣớc và thế giới vẫn ở mức khá cao (4-5 triệu đồng/lƣợng). Tuy
nhiên, việc NHNN không phải tổ chức đấu thầu vàng miếng để ổn định thị trƣờng cho
thấy tình hình cung cầu thị trƣờng đƣợc kiểm soát. Diễn biến ổn định thị trƣờng vàng đã
góp phần không nhỏ cho việc ổn định thị trƣờng ngoại hối trong nƣớc.
Đánh giá: việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN năm 2014 vừa qua có nhiều mặt tích
cực:
 Thứ nhất là, xét về tổng quát, chính sách đã đƣợc thực hiện một cách chủ động, đồng
bộ và nhất quán, trong đó có sự phối hợp khá chặt chẽ với những chính sách khác để
đạt đƣợc những mục tiêu cơ bản là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giữ ổn
định giá trị đồng nội tệ, giảm dần hiện tƣợng vàng hóa, đô la hóa, đảm bảo thanh
khoản của hệ thống các TCTD, thúc đẩy phát triển kinh tế….
 Thứ hai là, hệ thống lãi suất đƣợc điều hành theo xu hƣớng giảm dần tƣơng ứng với

21000
21100
21200
21300
21400
21500
8
10
12
14
16
Xuất khẩu (tỉ USD - cột trái) Nhập khẩu (tỉ USD- cột trái)
Tỷ giá mua vào NHTM (cột phải)
1100
1200
1300
1400
1500
28.5
30.5
32.5
34.5
36.5
38.5
Trong nƣớc (Triệu VND/lƣợng) Thế giới (USD/Oz)
21

xu hƣớng giảm giá (CPI), tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng trƣởng kinh tế và sự hình thành
đƣờng cong lãi suất theo quy luật thị trƣờng đã chứng tỏ hệ thống lãi suất đã góp phần
tích cực hỗ trợ cho nền kinh tế nói chung và một số lĩnh vực ƣu tiên phát triển. Bên

cạnh đó, lãi suất VND đƣợc duy trì cao hơn lãi suất USD cũng đã góp phần ổn định tỷ
giá, tăng dự trữ ngoại tệ và giảm hiện tƣợng đô-la hóa trong nền kinh tế.
 Thứ ba là, lƣợng tiền cung ứng và mức độ tín dụng đã đƣợc tăng trƣởng một cách có
kiểm soát và phù hợp với nhu cầu và tốc độ phát triển kinh tế trong cả năm. Bên cạnh
đó, cơ cấu vốn huy động cũng đang đƣợc thay đổi theo hƣớng tích cực hơn với việc tỷ
lệ vốn huy động dài hạn tăng và ngắn hạn giảm giúp ổn định thị trƣờng tiền tệ.
 Thứ tƣ là, lãi suất ổn định theo xu hƣớng giảm dần, thanh khoản đƣợc đảm bảo trên thị
trƣờng tiền tệ cùng với tỉ giá ổn định đã giúp cho thị trƣờng ngoại hối hoạt động ổn
định, giá trị đồng nội tệ đƣợc duy trì, hỗ trợ xuất khẩu và tăng trƣởng GDP. Kết quả rõ
nét nhất là cán cân tài chính chuyển từ thâm hụt (năm 2013) sang thặng dƣ hơn 5 tỷ
USD (năm 2014) và cán cân thanh toán ƣớc thặng dƣ 10 tỷ USD.
Bên cạnh đó vẫn còn một vài vấn đề cần lƣu ý:
- Xử lý nợ xấu và tái cơ cấu các TCTD đƣợc quan tâm nhƣng tốc độ còn chậm
Sau ba năm thực hiện tái cơ cấu, hệ thống TCTD đã có những dấu hiệu tích cực:
(i) Thanh khoản ngân hàng ổn định (ii) Lãi suất có xu hƣớng giảm; (iii) Tỉ giá tiếp tục
đƣợc duy trì ổn định; (iv) Tín dụng cho nền kinh tế tăng trƣởng khá trở lại; (iv) Nợ
xấu từng bƣớc đƣợc xử lý qua nhiều hình thức nhƣ: Sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ
cho VAMC, phát mại tài sản bảo đảm, theo đó chất lƣợng tài sản đã đƣợc cải thiện
đáng kể. Tuy nhiên, tỉ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao hơn so với mục tiêu 3% của đề án tái
cơ cấu. Các TCTD yếu kém tuy đã đƣợc khu biệt và xử lý nhƣng tiến độ vẫn chậm. Để
hoàn thành kết quả Đề án tái cơ cấu hệ thống TCTD, đƣa tỉ lệ nợ xấu toàn hệ thống
TCTD xuống dƣới 3% thì cả hệ thống cần phải nỗ lực hơn nữa.
- Tỉ giá năm 2015 chịu nhiều áp lực hơn năm 2014
Chỉ qua 5 tháng đầu 2015, NHNN đã điều chỉnh hết biên độ tăng tỷ giá 2% và cam kết
đến hết năm không tăng tỷ giá nữa nhƣng tỉ giá vẫn chịu nhiều áp lực do: (i) Đồng USD
đang tăng giá nhiều so với các ngoại tệ khác. (ii) Lãi suất Đôla Mỹ đƣợc kỳ vọng Cục Dự
trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ cho tăng sớm vào tháng 6/2015 làm cho Chỉ số Dollar Index
đạt mức cao nhất 12 năm. (iii) Dƣ địa điều chỉnh tỷ giá không còn nhiều sau khi tỷ giá đã
đƣợc điều chỉnh 1% vào đầu tháng 1/2015
22


Chƣơng III. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA MỘT
SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI.
Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là một trong những công cụ chủ yếu để
phục vụ mục tiêu kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia trên thế giới. Tùy vào mỗi giai đoạn
kinh tế đất nƣớc chính phủ các nƣớc sẽ có những can thiệp thông qua các chính sách khác
nhau để điều tiết nền kinh tế.
1. Các quốc gia thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng
Do tăng trƣởng kinh tế có xu hƣớng chậm lại, nên cuối năm 2014 và đầu năm 2015,
một số quốc gia đã thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng nhằm hỗ trợ tăng trƣởng kinh
tế, tạo việc làm mới.
Nhật Bản đã hoãn thời hạn tăng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10% đến tháng 4/2017 và
dự kiến giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) từ mức 35% xuống còn 30% vào năm
2015. Dù nền kinh tế chƣa có dấu hiệu tăng trƣởng và tỷ lệ nợ công vẫn giữ ở mức cao
nhất trên thế giới nhƣng Chính phủ Nhật Bản vẫn đang xem xét điều hành chính sách tài
khóa theo hƣớng mở rộng. Theo đó, ngày 28/12/2014, Nhật Bản thông qua gói kích thích
kinh tế trị giá 3,5 nghìn tỷ yên (tƣơng đƣơng với khoảng 29 tỷ USD) nhằm thúc đẩy tăng
trƣởng kinh tế. Trong đó, 600 tỷ yên dành cho các chƣơng trình thúc đẩy kinh tế địa
phƣơng, 1.200 tỷ yên dành cho các biện pháp hỗ trợ ngƣời tiêu dùng và các doanh nghiệp
nhỏ, còn 1.700 tỷ yên sẽ dùng để tái thiết các khu vực chịu ảnh hƣởng của thiên tai, nhƣ
thảm họa sóng thần năm 2011 và các vụ lở đất trong năm 2014.
Trung Quốc: Bên cạnh việc tăng cƣờng chi cho khoa học công nghệ và đổi mới
sáng tạo Trung Quốc vẫn hỗ trợ cho các DN có quy mô nhỏ thông qua miễn, giảm thuế
TNDN, thuế giá trị gia tăng (GTGT): Nâng ngƣỡng khởi điểm chịu thuế TNDN từ 60.000
NDT lên 100.000 NDT và giảm thuế TNDN cho DN quy mô nhỏ từ 1/1/2014 đến hết
năm 2016; miễn thuế doanh thu và thuế GTGT đối với DN nhỏ và hộ kinh doanh cá thể
có thu nhập từ 20.000 - 30.000 NDT từ tháng 10/2014 đến hết 2015
Thái Lan: đã thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 364 tỷ Bath, tƣơng đƣơng 11,2
tỷ USD để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế cho giai đoạn cuối năm 2014. Trong đó, 40 tỷ
23


Bath sẽ đƣợc thêm vào khoản chi hỗ trợ ngƣời nông dân trong việc sản xuất lúa gạo. Số
tiền còn lại sẽ dùng cho chi tiêu đầu tƣ trong giai đoạn 2014 – 2015 và chi cho cơ sở hạ
tầng. Ngoài ra, nhằm củng cố thị trƣờng chứng khoán và thu hút tiết kiệm dài hạn của
ngƣời dân, Bộ Tài chính Thái Lan sẽ xem xét dự thảo về chứng khoán và hối đoái trong
thời gian tới; trong đó, đặc biệt là sáng kiến kéo dài ƣu đãi thuế đối với quỹ chứng khoán
dài hạn.
Philippines đã thông qua dự luật tăng trần mức miễn giảm thuế thu nhập cá nhân
đối với các khoản lƣơng tháng thứ 13 và các khoản tiền thƣởng từ mức 30.000 peso lên
82.000 peso từ năm 2015.
Hy Lạp thông qua dự thảo ngân sách cho năm tài khóa 2015, theo đó quốc gia này
sẽ hoãn việc tăng thuế và cắt giảm lƣơng trong năm 2015.
Italy cũng đã chính thức thực hiện gói cắt giảm thuế cho 10 triệu ngƣời có thu nhập
thấp từ 8.000- 26.000 Euro/năm
2. Các quốc gia thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt
Tình hình nợ công và thâm hụt ngân sách của một số quốc gia tại khu vực châu Âu
chƣa đƣợc kiểm soát triệt để, trong khi đó xuất hiện quốc gia có tỷ lệ nợ công cao mới
(Australia, Canada). Do vậy, xu hƣớng điều hành chính sách tài khóa thắt chặt vẫn diễn ra
ở nhiều nƣớc:
Tại Australia, Bộ trƣởng Tài chính Joe Hockey dự kiến thâm hụt ngân sách của
nƣớc này sẽ vọt lên 40,4 tỷ AUD (33,2 tỷ USD) trong tài khóa 2014 (kết thúc vào
30/6/2015), do giá hàng hóa giảm mạnh (giá quặng sắt giảm hơn 30%, tiền lƣơng tăng
thấp hơn dự kiến và nguồn thu thuế ƣớc giảm 31,6 tỷ USD là những yếu tố dẫn tới việc
điều chỉnh lại mức dự kiến thâm hụt ngân sách). Để cải cách ngân sách, Chính phủ
Australia dự kiến sẽ cắt giảm hơn 175 cơ quan trong năm tài khóa 2014-2015 để hạn chế
quy mô và chi tiêu Chính phủ và thực hiện kỷ luật tài khóa mạnh mẽ.
Với Canada thì theo báo cáo về nợ của Cơ quan Thống kê Canada công bố ngày
15/12/2014, trong quý III/2014, tổng nợ tín dụng của các hộ gia đình Canada đã tăng lên
162,6% so với thu nhập sau thuế, tăng so với tỷ lệ nợ 161,5% trong quý trƣớc đó; đồng
24


thời, vƣợt tỷ lệ nợ kỷ lục 161,7% cùng kỳ năm 2013. Điều này góp phần làm tăng tỷ lệ nợ
quốc gia trong quý III/2014. Nhiều khả năng nƣớc này sẽ có những động thái điều chỉnh
chính sách tài khóa theo hƣớng thắt chặt trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, các nƣớc khác nhƣ Mỹ cũng đã và đang điều hành chính sách tài khóa
chặt chẽ hơn thông qua cắt giảm chi cho trợ cấp lƣơng thực; Chile cũng thực hiện lộ trình
tăng thuế TNDN từ 20% lên 27% giai đoạn 2014-2018.
Ngoài ra, trong những tháng cuối năm 2014, giá dầu thô trên thị trƣờng thế giới
giảm, tác động mạnh đến kinh tế và ngân sách các nƣớc. Một số nƣớc đã điều chỉnh chính
sách tài khóa theo hƣớng cắt giảm trợ giá xăng dầu, tăng thuế nhằm cải thiện nguồn thu.
Cụ thể:
Trợ giá xăng dầu của Malaysia chiếm khoảng 7,34 tỷ USD mỗi năm khiến cho
Malaysia trở thành một trong những nƣớc có thâm hụt ngân sách chính phủ/GDP cao nhất
trong khu vực. Để tiết kiệm cho ngân sách quốc gia và giảm thâm hụt ngân sách,
Malaysia dự kiến sẽ bỏ trợ cấp dầu và nhiên liệu giúp chính phủ tiết kiệm đƣợc khoảng 20
tỷ Ringgit (5,7 tỷ USD) hàng năm.
Indonesia cũng đã tăng giá xăng dầu hơn 30% nhằm cải thiện ngân sách và cán cân
thanh toán vãng lai. Động thái tăng giá xăng dầu dự kiến sẽ tiết kiệm cho ngân sách
Indonesia khoảng 11,5 tỷ USD, tƣơng đƣơng 9% chi tiêu ngân sách chính phủ.
Trung Quốc : Nhằm bù đắp những thâm hụt ngân sách do giá dầu thô giảm trên thị
trƣờng quốc tế, cắt giảm khí thải và thúc đẩy nền kinh tế xanh Trung Quốc đã điều chỉnh
giá bán và tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm xăng dầu. Ngày 13/12/2014, Trung
Quốc điều chỉnh giảm giá xăng dầu bán lẻ với mức giảm 170 NDT/tấn đối với xăng và
400 NDT/tấn đối với dầu diesel nhƣng trƣớc đó, ngày 29/11/2014 Trung Quốc đã tăng
thuế từ 1 NDT lên 1,12 NDT/lít đối với thuế xăng và tăng từ 0,8 NDT lên 0,94NDT/ lít
đối với dầu diesel. Ngày 13/12/2014, Trung Quốc tiếp tục tăng thuế tiêu thụ đặc biệt về
các sản phẩm liên quan tới dầu mỏ nhƣ thuế về xăng, dầu dung môi và dầu bôi trơn tăng
từ 1,12 NDT lên tới 1,4 NDT/lít và thuế về dầu diesel; nhiên liệu cho máy bay phản lực sẽ
25


tăng từ 0,94 NDT lên 1,1 NDT/lít. Ngày 12/1/2015 tiếp tục tăng thuế đối với các mặt
hàng trên tƣơng ứng lên mức 1,54 NDT/lít và 1,2 NDT/lít.
3. Các quốc gia thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng
Nhằm kích thích nền kinh tế, chính sách tiền tệ mở rộng cũng được thực hiện ở
nhiều nước thông qua cắt giảm lãi suất (Ba Lan, Chile, Trung Quốc) và thực hiện các gói
kích thích kinh tế thông qua mua vào chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản nhằm tăng
thanh khoản cho thị trường (ECB, Nhật Bản)
Ba Lan: Ngày 08/10/2014, Ba Lan thi hành chính sách tiền tệ bằng cách hạ lãi suất
điều hành từ 2,5% xuống mức 2%. Việc giảm lãi suất nhằm tăng lƣợng cung tiền trong
nền kinh tế trong bối cảnh sản lƣợng công nghiệp và chỉ số giá tiêu dùng giảm sâu (lạm
phát gần bằng không), hệ quả từ lệnh cấm nhập khẩu của Nga đối với một số mặt hàng
lƣơng thực của Ba Lan; sự phục hồi yếu của khu vực EU và xung đột Ucraina.
Chile: Trong năm 2014, Chile thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng khi liên tục 6
lần điều chỉnh lãi suất điều hành, bất chấp lạm phát nƣớc này đang ở cao hơn mức lạm
phát mục tiêu. Nguyên nhân là do tăng trƣởng nền kinh tế đã giảm xuống mức chƣa từng
thấy trong hơn 4 năm qua, đầu tƣ ngày càng giảm, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác mỏ
và cầu tiêu dùng yếu nên Chile cắt giảm lãi suất nhằm vực dậy nền kinh tế:
Trung Quốc: Trong bối cảnh kinh tế có dấu hiệu tăng trƣởng chậm lại trong quý
III/2014, tăng trƣởng sản xuất và thị trƣờng bất động sản, các trụ cột của tăng trƣởng đang
suy yếu, làm hạn chế các hoạt động mở rộng đầu tƣ cũng nhƣ làm giảm các nhu cầu khác
nhƣ nội thất, xi măng, thép, Ngân hàng Trung ƣơng Trung Quốc đã giảm lãi suất cho vay
kỳ hạn 1 năm từ 6% xuống còn 5,6%, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm giảm 0,25 điểm
xuống còn 2,75%, đây là lần hạ lãi suất cơ bản đầu tiên kể từ năm 2012. Tuy nhiên, động
thái giảm lãi suất lần này sẽ khiến cho các doanh nghiệp lớn hƣởng lợi nhiều hơn, đặc biệt
là các doanh nghiệp nhà nƣớc vay từ ngân hàng. Hầu hết các doanh nghiệp tƣ nhân của
Trung Quốc không thể tiếp cận khoản vay từ ngân hàng của Nhà nƣớc mà dựa chủ yếu
vào các thị trƣờng tín dụng ngầm. Ngoài ra, kể từ 1/1/2015 Trung Quốc còn nới lỏng điều
kiện cấp tín dụng, bỏ yêu cầu dự trữ bắt buộc với khoản tiền gửi của các tổ chức tài chính

×