Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Kết quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2014 và dự báo năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.9 KB, 40 trang )

MỤC LỤC
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô cực kỳ quan trọng của nhà
nước trong nền kinh tế thị trường vì nó ảnh hưởng đến các biến số vĩ mô như: công ăn
việc làm, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát,… Để đạt được các mục tiêu của chính
sách tiền tệ thì việc sử dụng các công cụ của nó có vai trò cơ bản, quyết định.
Ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay, chính sách tiền tệ đặc biệt là công cụ của nó đang
từng bước hình thành, hoàn thiện và phát huy tác dụng đối với nền kinh tế. Với đặc điểm
của nền kinh tế Việt Nam thì việc lựa chọn các công cụ nào, sử dụng nó ra sao ở các giai
đoạn cụ thể của nền kinh tế luôn là một vấn đề thường xuyên phải quan tâm theo dõi và
giải quyết đối với các nhà hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, các nhà
nghiên cứu kinh tế.
Năm 2014 được đánh giá là một năm khá thành công của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam về điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng Nhà nước đã dùng những
công cụ nào? Điều hành như thế nào? Kết quả thành công của từng công cụ đó ra sao?
Và trong năm 2015, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ bằng cách
nào? Đó là lý do mà nhóm tác giả chọn đề tài: “Kết quả điều hành chính sách tiền tệ
năm 2014 và dự báo năm 2015”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nhóm tác giả sẽ tập trung nghiên cứu về những công cụ chính sách tiền tệ mà Ngân
hàng Nhà nước đã sử dụng trong năm 2014 và qua đó nhóm cũng sẽ nghiên cứu và đưa
ra dự báo cho năm 2015.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu về chính sách điều hành và kết quả quả
vĩ mô của nền kinh tế.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nhóm thường xuyên dùng phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích định lượng,
phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch để sử dụng trong bài.
5. Những đóng góp của đề tài:


2
Đề tài sẽ cho chúng ta thấy một bức tranh tổng quát về nền kinh tế vĩ mô khi sử dụng
chính sách tiền tệ là chính sách tiên phong. Đề này này cũng cho thấy được những kết
quả đạt được của từng công cụ chính sách tiền tệ trong bối cảnh nền kinh tế trong nước
cũng như thế giới vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
6. Kết cấu của đề tài:
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về chính sách tiền tệ.
Chương 2: Kết quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2014.
Chương 3: Bình luận của chuyên gia và dự báo năm 2015.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1.1. Khái niệm chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là hệ thống các quan điểm, các chủ trương và biện pháp của
Nhà nước nhằm điều chỉnh các hoạt động về tiền tệ - tín dụng, ngân hàng, ngoại hối, tạo
ra sự ổn định của lưu thông tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển.
1.2. Hệ thống các mục tiêu chính sách tiền tệ
1.2.1. Mục tiêu cuối cùng
Các quốc gia đều có chính sách tiền tệ riêng phù hợp với nền kinh tế đặc thù của
mỗi nước. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ đều hướng vào những mục tiêu chủ yếu: ổn định
tiền tệ, tăng trưởng kinh tế và giảm bớt thất nghiêp
1.2.1.1. Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ
Các nhà kinh tế học cho rằng lạm phát luôn là căn bệnh kinh niên của nền sản
xuất hàng hóa, đặc biệt là nền sản xuất hàng hóa phát triển cao.
Trong điều kiện lưu thông tiền giấy không được tự do chuyển đổi ra vàng thì lạm
phát luôn là khả năng tiềm tàng, thậm chí khó tráng khỏi ở các nước. Ngân hàng trung
ương với các chức năng của mình luôn coi việc kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng
tiền là mục tiêu hàng đầu khi thực hiện các chính sách tiền tệ.
Bên cạnh những tác hại mà lạm phát gây ra như: khi lạm phát gia tăng sẽ tác
động đến mọi mặt của nền kinh tế, làm sai lệch các chỉ tiêu kinh tế, phân phối lại thu

nhập, kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hóa, bất động sản,… gây nên tình trạng
khan hiếm hàng hóa giả tạo. Với một tỷ lệ lạm phát vừa phải thì nó lại có tác dụng kích
thích tăng trưởng kinh tế. Cùng với việc các nhà kinh tế học đã khẳng định ở trên thì
chúng ta cần phải chấp nhận sự tồn tại của nó trong nền kinh tế để có biện pháp kiềm
chế nó chứ không phải là triệt tiêu nó. Vấn đề đặt ra là phải có biện pháp kiểm soát nó,
ổn định tiền tệ, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
Kiểm soát lạm phát nhằm ổn định giá cả. Đó là điều mà bất kỳ ai cũng mong
muốn, bởi khi giá cả biến động sẽ gây nên tình trạng bất ổn trong nền kinh tế, gây khó
khăn cho một bộ phận người lao động.
4
Thông qua chính sách tiền tệ, Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát được tình
trạng lạm phát. Như chúng ta biết rằng, với chính sách tiền tệ mở rộng thì chống suy
thoái kinh tế còn chính sách tiền tệ thu hẹp thì chống lạm phát. Như vậy cũng có nghĩa
rằng chính sách tiền tệ mở rộng gây ra lạm phát và ngược lại. Kiểm soát lạm phát biểu
hiện trước hết ở việc ổn định được giá trị nội tệ của đồng tiền, nghĩa là ổn định sức mua
của nó trên thị trường trong nước
Trong điều kiện nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế thì ổn định giá trị đối ngoại
của đồng tiền cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. Ổn định giá trị đối ngoại của đồng
tiền phải trên cơ sở cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và ổn định tỷ giá hối đoái. Sự
biến động của tỷ giá sẽ tác động đến hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động
xuất nhập khẩu. Một tỷ giá hối đoái quá thấp sẽ khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất
khẩu, như vậy nghĩa là dự trữ ngoại hối giảm, không kích thích sản xuất trong nước.
Ngược lại, tỷ giá quá cao sẽ hạn chế nhập khẩu, kích thích xuất khẩu, dự trữ ngoại hối
có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên ở đây muốn nói tới tỷ giá hối đoái thả nổi, là mức tỷ giá
được hình thành theo quy luật cung – cầu trên thị trường ngoại hối.
Tóm lại, muốn ổn định đồng tiền và phát triển kinh tế - xã hội cần phải ổn định
giá cả trong nước và ổn định tỷ giá hối đoái. Kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng
tiền phải đi đôi với nhau. Thông thường lạm phát được kiểm soát ở mức vừa đủ và
chống lạm phát phi mã và siêu lạm phát.
1.2.1.2. Tăng trưởng kinh tế

Nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng ổn định là yêu cầu phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia và là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho sự ổn định của tiền
tệ. Ngược lại tiền tệ có ổn định thì nền kinh tế mới phát triển. Nền kinh tế phát triển là
khi tỷ lệ GDP lớn hơn nhịp độ tăng dân số. Chính sách tiền tệ phải đảm bảo sự tăng lên
của GDP thực tế, tỷ lệ tăng đó chỉ có được sau khi trừ đi tỷ lệ lạm phát cùng thời kỳ. Sự
tăng trưởng phải được hiểu cả về khối lượng và chất lượng. Chất lượng tăng trưởng
được biểu hiện ở một cơ cấu kinh tế cân đối và khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng
hóa trong nước tăng lên.
5
Một nền kinh tế phồn thịnh với tốc độ tăng trưởng ổn định là mục tiêu bất kỷ của
chính sách vĩ mô nào. Đó là nền tảng cho mọi sự ổn định, vì một nền kinh tế tăng trưởng
đảm bảo chính sách xã hội được thỏa mãn, là căn cứ để ổn định tiền tệ trong nước, cải
thiện tình trạng cán cân thanh toán quốc tế và khẳng định vị trí của nền kinh tế trên thị
trường quốc tế.
1.2.1.3. Đảm bảo công ăn việc làm đầy đủ
Cùng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chính sách tiền tệ cũng hướng vào mục
tiêu tạo công ăn việc làm cho mọi thanh viên trong xã hội nhằm làm giảm thất nghiệp.
Chống thất nghiệp, tạo công ăn việc làm chỉ có thể đảm bảo một tỷ lệ nhất định,
khó có thể xóa bỏ được thất nghiệp hoàn toàn. Mỗi nước đều có một tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên, đó là tỷ lệ được cấu thành từ tỷ lệ thất nghiệp tạm thời và tỷ lệ thất nghiệp cơ
cấu. Việc giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cũng là một trong những mục tiêu của chính
sách tiền tệ.
1.2.2. Mục tiêu trung gian
Mục tiêu trung gian bao gồm các mục tiêu được Ngân hàng trung ương lựa chọn
để đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Các chỉ tiêu được sử dụng làm
mục tiêu trung gian là tổng lượng tiền cung ứng (M1, M2 hoặc M3) hoặc mức lãi suất
thị trường. Để được lựa chọn là mục tiêu trung gian thì phải thỏa mãn một số yêu cầu:
Mục tiêu đó phải đảm bảo tính đo lường được một cách chính xác và nhanh
chóng, bởi vì các chỉ tiêu này chỉ có ích khi nó phản ánh được tình trạng của chính sách
tiền tệ nhanh hơn mục tiêu cuối cùng. Ngân hàng trung ương có thể dựa vào dấu hiệu

này để điều chỉnh hướng tác động khi cần thiết.
Khi ngân hàng trung ương có thể kiểm soát được các mục tiêu trung gian, từ đó
có thể điều chỉnh mục tiêu đó cho phù hợp với định hướng và hiệu quả của chính sách
tiền tệ. Việc lựa chọn các chỉ tiêu mà Ngân hàng trung ương không có khả năng kiểm
soát được làm cho mục tiêu trung gian không chỉ ảnh hưởng đến định hướng và hiệu
quả của chính sách tiền tệ mà còn lãng phí do mọi cố gắng để đạt được chỉ tiêu này
không mang tính mục đích.
6
Tiêu chuẩn quan trọng nhất của mục tiêu trung gian là phải có mối liên hệ chặt
chẽ với các mục tiêu cuối cùng. Khả năng có thể đo lường chính xác hoặc khả năng kiểm
soát của Ngân hàng trung ương trở nên vô nghĩa, nếu các chỉ tiêu được lựa chọn không
có ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng hoặc giá cả.
Cả lượng tiền cung ứng và lãi suất đều thỏa mãn các tiêu chuẩn trên, nhưng
Ngân hàng trung ương không thể chọn cả hai chỉ tiêu làm mục tiêu trung gian mà chỉ
có thể chọn một trong hai chỉ tiêu đó, căn cứ vào mối liên hệ của các chỉ tiêu này đến
mục tiêu cuối cùng. Bởi lẽ, nếu đạt được mục tiêu về cung ứng tiền tệ thì phải chấp nhận
sự biến động của lãi suất và ngược lại.
Với các mục tiêu trung gian trên, Ngân hàng trung ương không thể chủ động tác
động một cách hoàn toàn vì vậy Ngân hàng trung ương phải lựa chọn các mục tiêu hoạt
động để chỉ đạo thường xuyên và trực tiếp.
1.2.3. Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu hoạt động là các chỉ tiêu được Ngân hàng trung ương lựa chọn để sao
cho Ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ điều tiết thì nó ảnh hưởng đến mục tiêu
trung gian. Để chọn lựa là mục tiêu hoạt động thì nó phải đảm bảo được các tiêu chuẩn
sau:
- Chỉ tiêu đó phải đo lường được nhằm tránh sự suy diễn thiếu chính xác làm sai lệch dấu
hiệu chính sách tiền tệ.
- Phải có mối quan hệ trực tiếp và ổn định với các công cụ của chính sách tiền tệ.
- Phải có mối quan hệ chặt chẽ và ổn định với các mục tiêu trung gian được lựa chọn.
Các mục tiêu hoạt động bao gồm:

- Dự trữ của các Ngân hàng thương mại: ảnh hưởng trực tiếp đến cung ứng tiền tệ, ảnh
hưởng đến vốn khả dụng của Ngân hàng thương mại, do đó ảnh hưởng đến mức cung
tiền.
- Lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng: ảnh hưởng trực tiếp đến lãi
suất thị trường, từ đó tác động đến lượng tiền cung ứng.
Việc sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng hay thu hẹp là vấn đề mang tính nhạy
cảm của các nhà điều hành chính sách tiền tệ. Để làm được điều này Ngân hàng trung
ương phải sử dụng các công cụ của mình.
7
1.3. Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ
1.3.1. Tái cấp vốn
Tái cấp vốn thực chất là việc NHTW gián tiếp cung ứng vốn cho nền kinh tế thông
qua hình thức cho vay lại hoặc chiết khấu lại các giấy tờ có giá trị cho các NHTM.
Cơ chế tác động:
Việc ấn định lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn thông qua đó NHTW có thể tác động đến
khả năng vay của các NHTM và do đó làm cung cầu tiền tệ tăng lên hay giảm xuống.
Khi lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn tăng lên, các ngân hàng kinh doanh sẽ bất lợi nếu
vay vốn của NHTW. Với điều kiện đó các ngân hàng sẽ không có khả năng bành trướng
tín dụng. Ngược lại, khi lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn giảm các NHTM sẽ có khả
năng bành trướng tín dụng do được lợi trong việc vay vốn của NHTW.
Ưu điểm: Các khỏan cho vay của NHTW đều được đảm bảo bằng các giấy tờ có
giá do đó nó có khả năng tự thanh toán. Đồng thời công cụ chiết khấu có tính chủ động
trong việc thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng hat hạn chế.
Nhược điểm: NHTW thụ động do việc vay hay không vay chủ động nằm ở NHTM.
1.3.2. Lãi suất
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được hằng năm so với tổng số tiền
cho vay.
Cơ chế tác động.
Để thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, NHTW thường điều chỉnh lãi suất để kích thích
NHTM và tổ chức tín dụng sử dụng tiền vay của NHTW để tăng cường tín dụng cho nền

kinh tế.
Để thực hiện mục chính sách tiền tệ hạn chế, NHTW điều chỉnh tăng lãi suất để hạn chế
quy mô tín dụng của các NHTM cho nền kinh tế.
Đây là công cụ linh hoạt và được NHTW sử dụng để điều hành chính sách tiền tệ
quốc gia.
8
1.3.3. Công cụ tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh về giá trị hay còn gọi là so sánh về sức mua
giữa các ngoại tệ. Cũng có thể hiểu tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước
này thể hiện bằng số lượng tiền tệ nước khác.
Cơ chế tác động.
NHTW can thiệp vào thị trường hối đoái nhằm ổn định tỷ giá hối đoái bằng cách mua
hoặc bán một lượng ngoại tệ.
Khi tỷ giá hối đoái giảm mạnh thì NHTW đưa tiền mặt ra mua ngoại tệ, dẫn đến giá trị
ngoại tệ lên cao, đồng bản tệ giảm gái trị làm cho tỷ giá được cải thiện, nhưng sẽ làm
gia tăng lượng tiền trog lưu thông.
Khi tỷ gái hối đoái tăng thì NHTW đưa ngoại tệ ra bán, dẫn đến gái trị ngoại tệ giảm,
làm cho tỷ giá được cải thiện nhưng sẽ làm giảm lượng tiền trong lưu thông.
Sự can thiệp của NHTW vào thị trường hoái đoái nhằm ổn định tỷ giá hoái đoái,
để giữ vững sức mua đối ngoại của đồng tiền bản tệ từ đó tác động đến lượng tiền trong
lưu thông.
1.3.4. Dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm tính trên tổng tiền
huy động được mà các NHTM không được sử dụng để kinh doanh. Tỷ lện dự trữ bắt
buộc là cơ sở để xác định tiền gửi dự trữ bắt buộc.
Cơ chế tác động:
Một là, khi NHTW quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, bộ phận dự trữ thừa trước đây
của các NHTM chuyển thành dự trữ bắt buộc, làm giảm khả năng cho vay của hệ thống
ngân hàng.
Hai là, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một thành phần trong mẫu số của hệ số mở rộng tiền gửi.

Vì thế sự tăng lên của tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm hệ số mở rộng tiền gửi và do đó
làm giảm khả năng mở rộng tiền gửi của hệ thống ngân hàng.
Ba là, tỷ kệ dự trữ bắt buộc tăng lên làm giảm mức cung vốn NHTW trên thị trường liên
ngân hàng. Trong điều kiện vốn khả dụng không thay đổi, sự này làm tăng lãi suất vay
dài hạn và giảm khối lượng tiền cung ứng.
9
Quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ gây nên những ảnh hưởng ngược lại.
Ưu diểm: Sự thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ ảnh hưởng bình đẳng đến các ngân
hàng. Đây là công cụ có quyền lực ảnh hưởng rất mạnh đến lượng tiền cung ứng. Chỉ
cần một phần trăm thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng kể khối
lượng tiền cung ứng.
Nhược điểm: Công cụ này có ảnh hưởng mạnh đến lượng tiền cung ứng, bên cạnh
ưu điểm thì chính điều này đã làm cho công cụ dự trữ bắt buộc trở nên thiếu tính linh
hoạt. NHTW rất khó để thực hiện những thay đổi nhỏ trong cung ứng tiền tệ bằng cách
thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Mục đích của việc thực hiện dự trữ bắt buộc là nhầm:
Duy trì khả năng thanh toán thường xuyên của các ngân hàng trung gian.
Giới hạn khả năng cho vay của NHTM tránh được trường hợp NHTM quá ham kiếm lợi
nhuận bằng cách cho vay quá mức, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền ở
ngân hàng, tức là đảm bảo an toàn tiền gửi của khách hàng.
Việc tập trung dự trữ của các NHTM ở NHTW còn là một phương tiện để NHTW có thêm
quyền lực điều khiển hệ thống ngân hàng, tạo sự lệ thuộc của các NHTM đối với NHTW.
Tóm lại, biện pháp thay đổi dự trữ bắt buộc cần thực hiện một cách thận trọng. Muốn có
hiệu quả, cần phải đi kèm với những biện pháp khác. Việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc
thay đổi tùy theo mỗi nước, mỗi thời kỳ khác nhau.
1.3.5. Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là việc NHTW tham gia mua hoặc bán các giấy tờ có giá
ngắn hạn trên thị trường tiền tệ với các NHTM với mục đích tác động đến thị trường
tiền tệ, điều hòa cung và cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối dự trữ của các
NHTM tại NHTW từ đó ảnh hưởng đến khả năng cung ứng tín dụng của các ngân hàng

này.
Cơ chế tác động:
Để gia tăng lượng tiền trong lưu thông, NHTW sẽ mua vào một lượng các giấy tờ có giá
nhất định. Khi NHTM hoặc công chúng bán các giấy tờ có giá cho NHTW thì dự trữ của
NHTM sẽ thừa ra, do NHTM nhận được tiền của NHTW về việc mua các giấy tờ có giá,
10
hoặc do công chúng bán được giấy tờ có giá gửi vào tài khoản tiền gửi của mình tại
NHTM. Ngược lại NHTW muốn giảm lượng tiền trong lưu thông thì sẽ bán các giấy tờ
có giá.
Ưu điểm: Công cụ này linh hoạt ở chỗ là dễ dàng dảo ngược tình huống khi phát
hiện tiền lưu thông thừa hay thiếu bằng cách mua hay bán các loại giấy tờ có giá.
NHTW có thể kiểm soát hoàn toàn khối lượng tiền cung ứng mà không chịu ảnh hưởng
của bất kỳ tổ chức nào.
Nghiệp vụ thị trường mở tác động thông qua cơ chế thị trường nên các đối tượng chịu
sự tác động thường khó chống đỡ hoặc đảo ngược chiều hướng điều chỉnh của NHTW.
Nhờ những ưu diểm trên mà Nghiệp vụ thị trường mở được xem là công cụ hữu hiệu
nhất trong các công cụ của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên việc thực hiện công cụ này đòi
hỏi sự phát triển của thị trường tài chính thứ cấp nói chung và thị trường tiền tệ nói
riêng
Nhược điểm: Chỉ có thể áp dụng trong điều kiện mà hầu hết tiền trong lưu thông
đều nằm ở tài khoản tại ngân hàng.
1.3.6. Ấn định hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng là khối lượng tín dụng tối đa mà ngân hàng trung ưng có thể
cung ứng cho các ngân hàng thương mại tại một thời điểm hoặc trong một thời kỳ nhất
định. Công cụ này được áp dụng phổ biến ở các nước trong thời kỳ hoạt động tài chính
được điều tiết chặt chẽ như khi nền kinh tế lạm phát cao, hạn mức tín dụng được sử
dụng nhằm khống chế trực tiếp và ngay lập tức đến lượng tín dụng cung ứng.
Trong trường hợp khi các công cụ gián tiếp không phát huy được hiệu quả do thị
trường tiền tệ chưa phát triển hoặc do mức cầu tiền tệ không nhạy cảm với sự biến
động của lãi suất hay NHTW không có khả năng khống và kiểm soát được sự biến động

của lượng vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng trung gian thì cung cụ hạn mức tín
dụng là cứu cánh của NHTW trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng. Tuy nhiên, hiệu
quả điều tiết của công cụ này không cao bởi nó thiếu linh hoạt và đôi khi đi ngược lại
chiều hướng biến động của thị trường tín dụng, do đó đẩy lãi suất lên cao làm suy giảm
khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trung gian.
11
Trong nền kinh tế thị trường cung cầu tín dụng biến động không ngừng, biện pháp này
chỉ được áp dụng một cách hạn chế khi tình huống yêu cầu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Chương “Tổng quan về chính sách tiền tệ” được giới thiệu ở trên với mục đích giúp
chúng ta hiểu về các vấn đề như chính sách tiền tệ là gì, các mục tiêu của chính sách tiền
tệ này như thế nào, các công cụ sử dụng để điều tiết thị trường tiền tệ gồm những công
cụ nào đặc trưng và tác động của mỗi công cụ đến thị trường ra sao. Bên cạnh đó trong
chương này chúng ta sẽ được biết về cách thức sử dụng các công cụ trong chính sách
tiền tệ để tác động tới các mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng để mà có thể thực
hiện được chính sách tiền tệ được đặt ra.
12
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2014
2.1. Công cụ lãi suất
Mặt bằng lãi suất năm 2014 giảm 1,5-2%/năm so với cuối năm 2013, tiếp tục hỗ
trợ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát được lạm phát, hỗ trợ ổn định tỷ
giá và thị trường ngoại hối.
Trong đó, mặt bằng lãi suất huy động giảm 1,5-2%/năm, lãi suất cho vay giảm
khoảng 2%/năm, đưa mặt bằng lãi suất thấp hơn cả mức lãi suất của giai đoạn 2005-
2006. (Thông tư số 08/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014.)
Lãi suất của các khoản vay cũ tiếp tục được các TCTD tích cực điều chỉnh giảm;
dư nợ cho vay bằng VND có lãi suất trên 15%/năm chiếm khoảng 3,9% tổng dư nợ cho
vay VND, giảm so với tỷ trọng 6,3% ở cuối năm 2013; dư nợ có lãi suất trên 13%/năm
chiếm 10,65%, giảm so với tỷ trọng 19,72% ở cuối năm 2013.
Đường cong lãi suất hình thành rõ nét, qua đó tạo điều kiện cho các TCTD huy

động được nguồn vốn kỳ hạn dài và ổn định hơn, giảm chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản có
và tài sản nợ và giúp cho việc phân bổ vốn hiệu quả trong nền kinh tế.
Thay đổi trong điều hành lãi suất năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước đã tác
động tích cực đến cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại:
 Nguồn vốn huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên của các ngân hàng thương mại được
gia tăng hơn. Nhiều người lựa chọn gửi kỳ hạn tới 24 và 36 tháng vì dự báo lãi suất sẽ
tiếp tục giảm trong năm 2015.
 Lãi suất huy động kỳ hạn dài chênh lệch kỳ hạn ngắn từ 1,6% - 2,6%/năm, đường cong
lãi suất trở về đúng với bản chất vốn có của nó.
Nhìn chung, toàn bộ thị trường đến cuối tháng 12-2014:
 Lãi suất giảm từ 1,5% - 2% so với cuối năm 2013, nhưng người dân vẫn gửi tiền vào hệ
thống ngân hàng thương mại.
 Tổng phương tiện thanh toán tăng 16%.
 Huy động vốn tăng 15,5% so với cuối năm 2013. Trong đó huy động vốn VND tăng
16,5%, chủ yếu ở khu vực dân cư, vốn huy động ngoại tệ tăng 8,2%.
 Thanh khoản của các tổ chức tín dụng được bảo đảm và dư thừa. Đường cong lãi suất
hình thành rõ nét, qua đó tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại huy động được
13
nguồn vốn kỳ hạn dài và ổn định hơn, có điều kiện pha loãng kỳ hạn giữa huy động và
cho vay, tạo nên hiệu quả tối ưu về sử dụng đồng vốn. Đường cong lãi suất cũng giúp
giảm chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ trong bảng cân đối của các ngân
hàng, giúp cho việc phân bổ vốn hiệu quả trong nền kinh tế.
Như chúng ta thấy, việc điều hành chính sách tiền tệ bảo đảm cho người gửi tiền
có lãi suất thực dương. Lãi suất tiền gửi nội tệ bình quân lên tới 6% - 8%/năm, trong đó
chỉ số CPI chỉ từ 2,08% - 2,2%, người gửi tiền vẫn có thu nhập thực tế từ lãi suất khoảng
4% - 5,8%. Trong khi đó đầu tư vào vàng, ngoại tệ, chứng khoán,… đều bị thua lỗ, đầu tư
vào bất động sản có nhiều rủi ro, bỏ vốn ra kinh doanh thì vẫn gặp nhiều khó khăn do
cầu của nền kinh tế yếu.
2.2. Công cụ tỷ giá
Theo điều 15 Nghị Định Số 70/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều

của pháp lệnh ngoại hối và pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ngoại
hối ban hành ngày 17 tháng 07 năm 2014 quy định về chế độ tỷ giá của đồng Việt Nam
hiện nay là: chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định.
Trước tháng 2/1999, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đưa ra một mức tỷ giá
chính thức, các Ngân hàng thương mại xác định tỷ giá xoay quanh biên độ Ngân hàng
nhà nước đưa ra từng thời kỳ.
Tháng 2/1999, bãi bỏ tỷ giá chính thức, đưa ra tỷ ra bình quân liên ngân hàng
ngày giao dịch trước đó và các Ngân hàng thương mại xác định tỷ giá không quá +0,1%.
14
Sau đó có các đợt điều chỉnh biên độ tỷ giá từ năm 2008 đến nay như sau:
Ngày hiệu lực Biên độ điều chỉnh
10/03/2008 ±1.00%
27/06/2008 ±2,00%
07/11/2008 ±3,00%
24/03/2009 ±5,00%
25/11/2009 ±3,00%
11/02/2011 ±1,00%
28/06/2013 ±1,00%
19/06/2014 +1,00% (biên độ qui định năm 2014<= ±2,00%)
07/01/2015 +1,00% (biên độ qui định năm 2015 <=±2,00%)
07/05/2015 +1,00% (biên độ qui định năm 2015 <=±2,00%)
Bảng biên độ tỷ giá Việt Nam 2008-2015
(Nguồn: Tổng hợp từ các quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và trên trang
wed />Ngay từ đầu năm 2014, NHNN đã có chủ trương giữ ổn định tỷ giá và nếu phải
điều chỉnh sẽ không quá 2%. Thực hiện cam kết đó, khi tỷ giá trên thị trường biến động
do những nguyên nhân khách quan tác động đến tâm lý thị trường, chẳng hạn như tình
hình biển Đông diễn ra vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 trên thị trường lại xuất hiện kỳ
vọng sẽ điều chỉnh tỷ giá. Trước tình hình này, trong bối cảnh lạm phát đang được kiểm
soát ở mức thấp, NHNN đã chủ động điều chỉnh tăng tỷ giá để can thiệp và bình ổn thị
trường ngoại tệ, đồng thời góp phần hỗ trợ xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm, qua đó

hỗ trợ tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu đề ra. Sau khi điều chỉnh tăng 1% tỷ giá bình
quân thị trường liên ngân hàng vào ngày 19/6/2014, tỷ giá giao dịch của các ngân
hàng thương mại dần ổn định ở mặt bằng mới. Tính đến 12/12/2014, tỷ giá VND/USD
liên ngân hàng là 21.126 đồng, không thay đổi kể từ ngày 19/6/2014, thấp hơn 0,6% so
với trần tỷ giá. Thanh khoản thị trường ngoại hối khá tốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp
pháp của tổ chức và cá nhân đều được TCTD đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
Diễn biến tỷ giá trong năm 2014 như sau:
15
Hình: Diễn biến tỷ giá năm 2014
( Nguồn: tính toán của viện chiến lược ngân hàng-NHNN)
Bên cạnh đó, diễn biến thị trường vàng tương đối ổn định, giá vàng trong nước
dao động phù hợp với giá vàng trên thị trường quốc tế xoay quanh mức 36 triệu
đồng/lượng và có xu hướng giảm tới mốc 35 triệu đồng/lượng. NHNN không phải tổ
chức đấu thầu bán vàng miếng, nhờ đó hạn chế việc sử dụng ngoại tệ của Quỹ Bình ổn tỷ
giá và giá vàng để nhập khẩu vàng quốc tế. Điều này, góp phần duy trì sự ổn định của tỷ
giá và thị trường ngoại hối, tạo thuận lợi cho việc thu mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại
hối Nhà nước.
Những kết quả trên cho thấy trong năm vừa qua, NHNN đã thực hiện đồng bộ các
giải pháp theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và Nghị quyết của Quốc hội, giảm được mặt
bằng lãi suất cho vay, ổn định được tỷ giá, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức,
cá nhân đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, niềm tin vào VND được củng cố, nhờ đó
NHNN tiếp tục mua được ngoại tệ để bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước lên mức kỷ lục.
Tình trạng đô la hóa tiếp tục giảm (tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán
16
đạt khoảng 11,6%, giảm so với mức khoảng 12,4% của cuối năm 2012-2013), đảm bảo
thanh khoản của hệ thống các TCTD, góp phần kiểm soát lạm phát, tháo gỡ một bước
khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách hợp
lý.
2.3. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở được trong năm 2014 được ngân hàng nhà nước sử

dụng linh hoạt, phù hợp với cung cầu vốn trên thị trường.
Nếu trong năm 2011, NHNN đã thực hiện các giao dịch chào mua giấy tờ có giá
(GTCG) với các kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày, phương thức đấu thầu khối lượng thì sang
năm 2012 và 2013, NHNN đã thực hiện cả hai chiều giao dịch mua GTCG và bán tín
phiếu NHNN với các kỳ hạn 7, 14, 21 ngày, phương thức đấu thầu khối lượng và lãi suất.
Lãi suất OMO được điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu của CSTT. Trong giai đoạn
2006- 2007, khi tài sản có ngoại tệ ròng của NHNN tăng mạnh thì lượng tiền cơ sở cũng
tăng mạnh theo, gây ra tình trạng lạm phát cao trong năm 2008.
Hình: Tổng doanh số
giao dịch OMO của
NHNN qua các năm
(Nguồn: NHNN từ
năm 2006 đến 2014)
Tuy nhiên, cũng với lượng tăng tài sản có ngoại tệ ròng như vậy (thậm chí tốc độ
tăng nhanh hơn) nhưng nhờ có các biện pháp can thiệp trung hòa hiệu quả thông qua
OMO và nghiệp vụ đấu thầu vàng mà lượng tiền dự trữ tăng ổn định.
Diễn biến hoạt động thị trường mở của ngân hàng nhà nước trong năm 2014:
 Trong tuần đầu tiên của năm 2014:
Động thái NHNN tiếp tục bơm ròng trên thị trường mở tuần qua cùng với diễn biến
tăng nóng của lãi suất liên ngân hàng cho thấy thanh khoản của hệ thống đang khan
17
hiếm. đầu năm 2014, NHNN trong tuần qua tiếp tục bơm ròng mạnh trên thị trường
mở với số lượng tăng tới 700% so với của tuần trước. Số liệu thống kê của một tổ chức
đầu tư cho thấy, tính chung cả tuần qua, NHNN bơm ròng tới 12.863 tỉ đồng qua thị
trường mở tương đương gấp 7 lần so với khối lượng bơm ròng ở tuần trước.
Sau một thời gian dài duy trì trạng thái hút ròng ro tình hình thanh khoản của các ngân
hàng khá dồi dào, chỉ tính trong vòng 27 ngày của tháng 12 năm 2013, NHNN bơm ròng
một lượng vốn tới 14.725 tỉ đồng. Dù giảm giảm 41% so với khối lượng bơm ròng của
cùng kỳ năm ngoái, con số trên là khá cách biệt nếu so với mức hút ròng 102 tỉ đồng
trong tháng 11 năm 2013.

Ngày 27/1/2014, NHNN bơm ròng 18.884 tỷ qua OMO:
Theo thống kê của SSI Research, Ngày 27/1 NHNN thực hiện bơm ra 19.199 tỷ trên thị
trường mở (OMO), trong khi hút vào 315 tỷ, tương đương bơm ròng 18.884 tỷ đồng.
Tính đến ngày 27/1/2014, khối lượng OMO còn lưu thông đạt 31.498 tỷ đồng. NHNN
không phát hành tín phiếu, nhưng lại có 49 tỷ tín phiếu đáo hạn. Từ 15/3/2012 đến nay,
NHNN đã phát hành tổng cộng 425.988 tỷ tín phiếu, đã có 418.039 tỷ tín phiếu đáo hạn
và còn 7.937 tỷ tín phiếu chưa đáo hạn.
Diễn biến này làm cho Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng ở kỳ hạn qua đêm
(5,3%) và 1 tháng (5,3%), trong khi giảm ở kỳ hạn 1 tuần (5%) và 3 tháng (5,3%).
Ngày 11/2, NHNN hút tiền mạnh qua OMO:
Trên thị trường mở (OMO), ngày 11/2, khối lượng trúng thầu đối với nghiệp vụ mua kỳ
hạn là 80 tỷ đồng, trong khi đó khối lượng đáo hạn là 19.199 tỷ đồng. Như vậy, NHNN
đã hút ròng 19.199 tỷ đồng đối với nghiệp vụ mua kỳ hạn trên OMO.
Đối với nghiệp vụ bán tín phiếu, ngày 11/2, NHNN đấu thầu thành công 9.681 tỷ đồng,
trong đó tín phiếu kỳ hạn 28 ngày trúng thầu là 8.000 tỷ đồng và kỳ hạn 91 ngày là
1.681 tỷ đồng. Lãi suất trúng thầu lần lượt là 4,0%/năm và 4,5%.
Trong ngày 11/2 không có tín phiếu đáo hạn. Như vậy, trong ngày 11/2, NHNN đã hút
ròng 9.681 tỷ đồng qua nghiệp vụ bán tín phiếu. Kể từ ngày 15/3/2012 đến nay, NHNN
đã đấu thầu thành công tổng cộng 451.297 tỷ đồng tín phiếu, trong đó đã có 425.030 tỷ
đồng tín phiếu đáo hạn. Hiện còn 26.267 tỷ đồng tín phiếu chưa đáo hạn, trong đó tín
18
phiếu kỳ hạn 28 ngày là 15.000 tỷ đồng, kỳ hạn 91 ngày là 6.763 tỷ đồng và 182 ngày là
4.504 tỷ đồng.
Như vậy, tính chung trong ngày 11/2, NHNN đã hút ròng 28.800 tỷ đồng trên OMO
thông qua hai nghiệp vụ chính: nghiệp vụ Sell Outright (phát hành tín phiếu), nghiệp vụ
Reverse Repo (Mua kỳ hạn)
Diễn biến bơm hút trên thị trường mở
(nguồn: Nguyễn lê, Cafef.vn)
Ngày 12/2, NHNN tiếp tục hút tiền qua OMO, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh:
Trên thị trường mở (OMO), ngày 12/2, khối lượng trúng thầu đối với nghiệp vụ mua kỳ

hạn là 101 tỷ đồng, trong khi đó khối lượng đáo hạn là 5.000 tỷ đồng. Như vậy, NHNN
đã hút ròng 4.899 tỷ đồng đối với nghiệp vụ mua kỳ hạn trên OMO. Dư nợ đối với nghiệp
vụ mua kỳ hạn tính đến ngày 12/2 hiện vẫn ở mức cao (26.996 tỷ đồng).
Đối với nghiệp vụ bán tín phiếu, ngày 12/2, NHNN đấu thầu thành công 11.324 tỷ đồng,
trong đó tín phiếu kỳ hạn 28 ngày trúng thầu là 9.000 tỷ đồng (lãi suất trúng thầu là
3,95%/năm, giảm 0,05% so với ngày 10/2) và kỳ hạn 91 ngày là 2.324 tỷ đồng (lãi suất
trúng thầu là 4,5%/năm, không đổi so với ngày hôm qua).
Trong ngày 12/2 không có tín phiếu đáo hạn. Như vậy, NHNN đã hút ròng 11.324 tỷ
đồng qua nghiệp vụ bán tín phiếu. Kể từ ngày 15/3/2012 đến nay, NHNN đã đấu thầu
thành công tổng cộng 462.621 tỷ đồng tín phiếu, trong đó đã có 425.030 tỷ đồng tín
phiếu đáo hạn. Hiện còn 37.591 tỷ đồng tín phiếu chưa đáo hạn, trong đó tín phiếu kỳ
19
hạn 28 ngày là 24.000 tỷ đồng, kỳ hạn 91 ngày là 9.087 tỷ đồng và 182 ngày là 4.504 tỷ
đồng.
Như vậy, tính chung trong ngày 12/2, NHNN đã hút ròng 16.223 tỷ đồng trên OMO.
Trong tuần 17-21/2/ 2014, có hơn 29 nghìn tỷ đồng được NHNN hút về trên thị trường
mở:
NHNN hút 202 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn (Reverse Repo) và hút 28.980
tỷ đồng thông qua nghiệp vụ bán tín phiếu (Sell Outright). Tính chung trong tuần,
NHNN hút ròng 29.182 tỷ đồng trên OMO. Lãi suất tín phiếu kỳ hạn 28 ngày tiếp tục
giảm.
Cụ thể, qua nghiệp vụ Reverse Repo, tổng khối lượng trúng thầu trong tuần 17-21/2 là
241 tỷ đồng, trong khi đó tổng khối lượng đáo hạn là 443 tỷ đồng, như vậy NHNN hút
ròng 202 tỷ đồng. Tính đến ngày 21/2, dư nợ trên OMO hiện đang ở mức thấp, đạt 241
tỷ đồng.
Qua nghiệp vụ Sell Outright, tổng khối lượng tín phiếu trúng thầu là 28.980 tỷ đồng,
trong khi đó không có tín phiếu đáo hạn. Tính chung trong tuần, NHNN đã hút 28.980 tỷ
đồng thông qua nghiệp vụ Sell Outright.
Trong tuần từ 24-28/2/2014, NHNN hút về 21.040 tỷ đồng:
NHNN chỉ bơm ra 111 tỷ đồng thông qua nghệp vụ mua kỳ hạn, nhưng lượng đáo hạn là

241 tỷ đồng, trong khi NHNN tiếp tục phát hành tới 20.910 tỷ đồng tín phiếu để hút tiền
về.
Cụ thể, ngày 24/2, trên thị trường mở (OMO) NHNN bơm ra 81 tỷ đồng thông qua
nghiệp vụ mua kỳ hạn, nhưng cũng có 80 tỷ đồng đáo hạn. Trong ngày hôm đó, NHNN
cũng phát hành 6.000 tỷ đồng tín phiếu và không có tín phiếu đáo hạn.
Ngày 25/2, NHNN chỉ bơm ra 30 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn và cũng có 30
tỷ đồng đáo hạn. Nhưng trong ngày, NHNN tiếp tục phát hành 5.000 tỷ đồng tín phiếu
song không có tín phiếu đáo hạn.
Ngày 26/2, NHNN không thực hiện bơm ra, song vẫn có 30 tỷ đồng đáo hạn. Trong ngày,
NHNN phát hành 1.099 tỷ đồng tín phiếu song không có tín phiếu đáo hạn.
20
Ngày 27/2, NHNN vẫn không thực hiện nghiệp vụ mua có kỳ hạn giấy tờ có giá, nhưng
vẫn có 101 tỷ đồng đáo hạn. Trong ngày, NHNN tiếp tục phát hành 2.990 tỷ đồng tín
phiếu và không có tín phiếu đáo hạn.
Ngày 28/2, NHNN không thực hiện bơm ra thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn giấy tờ có
giá và cũng không có lượng đáo hạn. Trong ngày, NHNN tiếp tục phát hành 5.821 tỷ
đồng tín phiếu song không có tín phiếu đáo hạn.
Tính đến ngày 28/2, dư nợ trên OMO là 141 tỷ đồng.
Ngày 5/3, NHNN tiếp tục hút tiền qua OMO:
Trên thị trường mở (OMO), ngày 5/3, NHNN không tổ chức đấu thầu đối với nghiệp vụ
Reverse Repo, trong khi đó cũng không có khối lượng đáo hạn. Trạng thái bơm/hút
trong ngày là 0 đồng.
Đối với nghiệp vụ Sell Outright, ngày 5/3, NHNN đấu thầu thành công 4.781 tỷ đồng,
trong đó tín phiếu kỳ hạn 28 ngày trúng thầu là 2.994 tỷ đồng (lãi suất trúng thầu là
2,80%/năm, không thay đổi so với ngày 4/3) và kỳ hạn 91 ngày là 1.787 tỷ đồng (lãi
suất trúng thầu là 4,2%/năm, không đổi so với ngày hôm trước). Trong ngày 5/3, có 97
tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Như vậy, NHNN đã hút ròng 4.684 tỷ đồng qua nghiệp vụ bán
tín phiếu.
Kể từ ngày 15/3/2012 đến nay, NHNN đã đấu thầu thành công tổng cộng 554.257 tỷ
đồng tín phiếu, trong đó đã có 425.127 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Hiện còn 129.130 tỷ

đồng tín phiếu chưa đáo hạn, trong đó tín phiếu kỳ hạn 28 ngày là 75.990 tỷ đồng, kỳ
hạn 91 ngày là 48.733 tỷ đồng và 182 ngày là 4.407 tỷ đồng.
Như vậy, tính chung trong ngày 5/3, NHNN đã hút ròng 4.684 tỷ đồng trên OMO.
Ngày 10/3, NHNN tiếp tục phát hành tín phiếu:
Trên thị trường mở, ngày 10/3 NHNN tiếp tục không thực hiện bơm ra, hay
không hút vào qua nghiệp vụ mua kỳ hạn. Tính đến ngày 10/3/2014, NHNN đã hút hết
toàn bộ lượng OMO đang lưu thông.
Trong khi đó, NHNN tiếp tục phát hành tín phiếu với 3.996 tỷ đồng và có 8.730 tỷ tín
phiếu đáo hạn. Từ 15/3/2012 đến nay, NHNN đã phát hành tổng cộng 562.362 tỷ tín
phiếu, có 438.065 tỷ tín phiếu đáo hạn và còn 124.297 tỷ tín phiếu chưa đáo hạn.
21
Ngày 14/3, NHNN tiếp tục hút tiền:
Trên thị trường mở (OMO), ngày 13/3, NHNN không tổ chức đấu thầu đối với
nghiệp vụ mua kỳ hạn (Reverse Repo) và cũng không có khối lượng đáo hạn. Trạng thái
đối với nghiệp vụ mua kỳ hạn trong ngày là 0 đồng.
Đối với nghiệp vụ bán tín phiếu (Sell Outright), ngày 13/3, NHNN đấu thầu thành công
9.092 tỷ đồng, trong đó tín phiếu kỳ hạn 28 ngày trúng thầu là 4.092 tỷ đồng (lãi suất
trúng thầu là 2,7%/năm) và kỳ hạn 91 ngày là 5.000 tỷ đồng (lãi suất trúng thầu là
4,1%/năm). Trong ngày 13/3, có 6.097 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Như vậy, NHNN đã
hút ròng 2.995 tỷ đồng qua nghiệp vụ bán tín phiếu.
Ngày 18/3, NHNN tiếp tục hút tiền:
Trên thị trường mở (OMO), ngày 17/3, NHNN không tổ chức đấu thầu đối với nghiệp vụ
mua kỳ hạn (Reverse Repo) và cũng không có khối lượng đáo hạn. Trạng thái đối với
nghiệp vụ mua kỳ hạn trong ngày là 0 đồng.
Đối với nghiệp vụ bán tín phiếu (Sell Outright), ngày 17/3, NHNN đấu thầu thành công
8.000 tỷ đồng tín phiếu, trong đó tín phiếu kỳ hạn 28 ngày trúng thầu là 4.000 tỷ đồng
(lãi suất trúng thầu là 2,6%/năm, giảm 0,1% so với cuối tuần trước) và kỳ hạn 91 ngày
là 4.000 tỷ đồng (lãi suất trúng thầu là 3,95%/năm, giảm 0,15% so với cuối tuần trước).
Trong ngày 17/3, có 3.696 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Như vậy, NHNN đã hút ròng 4.304
tỷ đồng qua nghiệp vụ bán tín phiếu.

Tuần 17-21/3, NHNN hút ròng 13.498 tỷ đồng trên OMO:
Trạng thái đối với nghiệp vụ mua kỳ hạn (Reverse Repo) là 0 đồng trong khi NHNN hút
13.498 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ bán tín phiếu (Sell Outright).
Tuần 24-28/3, NHNN hút ròng gần 22.000 tỷ đồng trên OMO
Trong tuần 24-28/3, trạng thái đối với nghiệp vụ mua kỳ hạn (Reverse Repo) là 0 đồng
trong khi đó, NHNN hút 21.972 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ bán tín phiếu (Sell
Outright).
Tuần 9-13/6, NHNN bơm ròng 12.535 tỷ đồng trên OMO:
Trong tuần 9-13/6, NHNN bơm 421 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn (Reverse
Repo) và bơm 12.535 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ bán tín phiếu (Sell Outright).
22
Tuần 11-15/8, NHNN bơm ròng 14.855 tỷ đồng trên OMO:
Trên thị trường mở (OMO), đối với nghiệp vụ Reverse Repo, NHNN đấu thầu thành công
527 tỷ đồng, trong khi khối lượng đáo hạn là 146 tỷ đồng, như vậy trạng thái đối với
nghiệp vụ Reverse Repo là 381 tỷ đồng. Tính đến ngày 15/8, dư nợ đối với nghiệp vụ
Reverse Repo là 527 tỷ đồng.
Cũng trong tuần 11-15/8, tổng khối lượng tín phiếu trúng thầu là 5.645 tỷ đồng (tăng
1.141 tỷ đồng so với tuần trước), trong khi đó tổng khối lượng tín phiếu đáo hạn là
20.119 tỷ đồng. Trong tuần, NHNN bơm 14.474 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ Sell
Outright.
Kể từ đầu năm đến nay, NHNN đã đấu thầu thành công tổng cộng 559.403 tỷ đồng tín
phiếu, trong đó đã có 371.707 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Hiện còn 187.696 tỷ đồng tín
phiếu chưa đáo hạn, trong đó tín phiếu kỳ hạn 28 ngày, 56 ngày và 91 ngày lần lượt là
8.610 tỷ đồng, 21.999 tỷ đồng và 157.087 tỷ đồng.
Tuần 25-29/8: NHNN bơm ròng hơn 12.600 tỷ đồng trên thị trường mở
Trên thị trường mở (OMO), đối với nghiệp vụ Reverse Repo (Mua kỳ hạn), NHNN đấu
thầu thành công 106 tỷ đồng, trong khi đó có 584 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn trong tuần,
như vậy trong tuần NHNN đã hút ròng 478 tỷ đồng. Tính đến ngày 29/8, dư nợ đối với
nghiệp vụ Reverse Repo là 106 tỷ đồng.
Đối với nghiệp vụ Sell Outright (phát hành tín phiếu) tổng khối lượng tín phiếu trúng

thầu là 17.896 tỷ đồng, trong khi đó tổng khối lượng tín phiếu đáo hạn là 30.992 tỷ
đồng. Trong tuần, NHNN bơm 13.096 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ Sell Outright.
Như vậy, trong tuần 25-29/8, tính chung cho cả 2 nghiệp vụ Reverse Repo và Sell
Outright, NHNN bơm tổng cộng 12.618 tỷ đồng trên thị trường OMO.
Tuần 8-12/9, NHNN hút hơn 28.450 tỷ đồng trên thị trường OMO:
Trên thị trường mở (OMO), đối với nghiệp vụ Reverse Repo (Mua kỳ hạn), không có giao
dịch nào được diễn ra, cũng không có trạng thái đáo hạn trong tuần. Như vậy, tính đến
ngày 12/9, dư nợ đối với nghiệp vụ Reverse Repo là 0 đồng.
Đối với nghiệp vụ Sell Outright (phát hành tín phiếu), cả 5 phiên giao dịch trong tuần,
NHNN đều ở trạng thái hút ròng ở mức cao, trung bình hút 5.691 tỷ đồng/phiên. Tổng
23
khối lượng tín phiếu trúng thầu trong tuần 8-12/9 là 40.048 tỷ đồng (tăng 160% so với
tuần trước), trong đó có 7.494 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 28 ngày với lãi suất 3,0%, 2.157
tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 56 ngày lãi suất 3,30% và 30.397 tỷ đồng tín phiếu kỳ han 91
ngày lãi suất 3,90%. Tổng khối lượng tín phiếu đáo hạn là 11.593 tỷ đồng. Trong tuần,
NHNN hút ròng 28.455 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ Sell Outright.
Tuần 29/9 – 3/10, NHNN tiếp tục hút tiền trên OMO tuần thứ 5 liên tiếp:
Khối lượng giao dịch trên thị trường mở tuần này tăng 6% so với tuần trước. NHNN
tiếp tục hút 11.044 tỷ đồng trên OMO để điều hòa lượng tiền tệ trên thị trường.
Trên thị trường mở (OMO), tuần qua đối với nghiệp vụ Reverse Repo (Mua kỳ hạn),
không có giao dịch và cũng không có khối lượng đáo hạn trong tuần. Như vậy, tính đến
ngày 3/10, dư nợ đối với nghiệp vụ Reverse Repo là 0 đồng.
Đối với nghiệp vụ Sell Outright (phát hành tín phiếu) tổng giá trị tín phiếu trúng thầu
là 34.906 tỷ đồng (tăng 6% so với tuần trước), trong đó có 11.096 tỷ đồng tín phiếu kỳ
hạn 28 ngày (tăng 32% so với tuần trước), 5.882 tỷ đồng (giảm 38% so với tuần trước)
tín phiếu kỳ hạn 56 ngày và 17.928 tỷ đồng (tăng 20% so với tuần trước) tín phiếu kỳ
hạn 91 ngày.
Tuần 27–31/10, NHNN hút 1.998 tỷ đồng:
Trên thị trường mở (OMO), trong tuần 27-31/10, không có giao dịch đối với nghiệp vụ
Reverse Repo (Mua kỳ hạn), và khối lượng đáo hạn là 1.998 tỷ đồng. Như vậy, NHNN hút

1.998 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ Reverse Repo. Tính đến ngày 31/10, dư nợ đối với
Reverse Repo là 0 đồng.
Đối với nghiệp vụ Sell Outright (phát hành tín phiếu) tổng giá trị tín phiếu trúng thầu
là 19.577 tỷ đồng, trong đó khối lượng tín phiếu trúng thầu các kỳ hạn 28 ngày, 56 ngày
và 91 ngày lần lượt là 6.836 tỷ đồng, 6.023 tỷ đồng và 6.718 tỷ đồng. Lãi suất trúng thầu
tuần này đơi với các kỳ hạn 28 và 56 ngày không đổi so với cuối tuần trước, ở mức
2,60% và 3,00%/năm. Lãi suất kỳ hạn 91 ngày phiên tăng nhẹ lên mức 3,45%/năm
(tăng 0,05% so với cuối tuần trước). Tổng khối lượng tín phiếu đáo hạn là 28.978 tỷ
đồng. Trong tuần, NHNN bơm ròng 9.401 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ Sell Outright.
24
Như vậy, trong tuần 27-31/10, tính chung cho cả 2 nghiệp vụ Reverse Repo và Sell
Outright, NHNN bơm tổng cộng 7.403 tỷ đồng trên thị trường OMO, tuần thứ 4 liên tiếp.
Tuần 10 – 14/11, khối lượng tín phiếu trúng thầu giảm mạnh 87%; NHNN bơm ròng
9.830 tỷ đồng sau khi hút tiền về tuần trước:
Trên thị trường mở (OMO), tuần qua đối với nghiệp vụ Reverse Repo (Mua kỳ hạn), có
336 tỷ đồng tín phiếu trúng thầu và 84 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn trong tuần. Như vậy,
tính đến ngày 14/11, dư nợ đối với nghiệp vụ Reverse Repo là 336 tỷ đồng, NHNN bơm
ròng 252 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn tín phiếu.
Đối với nghiệp vụ Sell Outright (phát hành tín phiếu) tổng giá trị tín phiếu trúng thầu
là 4.579 tỷ đồng (giảm 87% so với tuần trước), trong đó có 499 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn
28 ngày, 1.494 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 56 ngày và 2.586 tỷ đồng tín phiếu kỳ han 91
ngày.
Lãi suất trúng thầu tuần này ở kỳ hạn 28, 56 ngày và 91 ngày không đổi so với cuối
tuần trước, giữ nguyên là 2,60%, 3,00%, và 3,5%. Tổng khối lượng tín phiếu đáo hạn là
9.610 tỷ đồng. Trong tuần, NHNN bơm ròng 9.578 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ Sell
Outright.
Như vậy, trong tuần 10-14/11, tính chung cho cả 2 nghiệp vụ Reverse Repo và Sell
Outright, NHNN bơm ròng tổng cộng 9.830 tỷ đồng trên thị trường OMO, quay trở lại
trạng thái bơm tiền sau khi tuần trước hút tiền về.
Kể từ đầu năm đến nay, NHNN đã đấu thầu thành công tổng cộng 824.968 tỷ đồng tín

phiếu, trong đó có 620.626 tỷ đồng tín phiếu đã đáo hạn. Hiện còn 204.342 tỷ đồng tín
phiếu chưa đáo hạn, trong đó tín phiếu kỳ hạn 28 ngày, 56 ngày và 91 ngày lần lượt là
22.112 tỷ đồng, 35.739 tỷ đồng và 146.491 tỷ đồng.
Dư nợ tín phiếu giảm so với cuối tuần trước hiện vẫn đang ở mức cao 204.342 tỷ đồng
tính đến ngày 14/11. Trong tuần 17-21/11, sẽ có tổng cộng 16.548 tỷ đồng tín phiếu đáo
hạn.
Tuần 17 – 21/11, khối lượng tín phiếu trúng thầu tăng 25%; NHNN tiếp tục bơm ròng
10.478 tỷ đồng tuần thứ hai liên tiếp ra thị trường:
25

×