Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TỔNG HỢP TÀI LIỆU MÔN “KĨ NĂNG GIAO TIẾP THUYẾT TRÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.98 KB, 16 trang )

TỔNG HỢP TÀI LIỆU MÔN “KĨ NĂNG GIAO TIẾP THUYẾT TRÌNH”
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GIAO TIẾP
I/ CÂU HỎI ĐÚNG SAI, GIẢI THÍCH.
Câu 1: Cân bằng cảm xúc là chức năng cơ bản của giao tiếp.
Đúng. Giao tiếp có chức năng cân bằng cảm xúc, tạo lập mối quan hệ và phát triển nhân cách.
Đây là nhóm chức năng tâm lý xã hội của giao tiếp.
Câu 2: Phát triển nhân cách là chức năng quan trọng nhất của hoạt động giao tiếp?
Sai. Giao tiếp có hai nhóm chức năng chính: chức năng tâm lý xã hội và chức năng thuần túy,
mỗi nhóm có nhiều chức năng nhỏ, và cái nào cũng đều quan trọng như nhau, nên không có
chức năng nào quan trọng nhất.
Câu 3: Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp là 2 hình thức giao tiếp được phân loại dựa vào
tiêu chí sự tham gia của các phương tiện trung gian.
Sai. Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp được phân loại dựa trên tính chất tiếp xúc của nó.
Câu 4: Giao tiếp ở thế mạnh hay giao tiếp ở thế yếu là 2 hình thức giao tiếp đc phân loại dựa
trên tiêu chí địa vị xã hội.
Sai. Giao tiếp ở thế mạnh, giao tiếp ở thế yếu và giao tiếp ở thế cân bằng được phân loại dựa
trên tiêu chí vị thế giao tiếp, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh và tình huống cụ thể khác nhau sẽ có
những vị thế giao tiếp khác nhau, không liên quan đến địa vị xã hội.
Câu 5: Giao tiếp qua điện thoại giúp tiết kiệm chi phí.
Đúng. Vì nhờ có giao tiếp qua điện thoại, con người có thể tiết kiệm được những phí tổn và thời
gian dành cho việc đi lại, ăn uống, chỗ ở khi phải giao tiếp trực tiếp.
Câu 6: Hai người nói chuyện bình thường vs nhau là giao tiếp chính thức.
Diễn đàn sinh viên Học viện Ngân Hàng - www.svnhforum.com Page 1
Sai. Đây là giao tiếp không chính thức, tức là mang tính cá nhân, không tuân theo 1 thể chế nhất
định.
Câu 7: Giao tiếp không chính thức tạo ra 1 bầu không khí thân tình, cởi mở hơn giao tiếp ko
chính thức.
Đúng. Bởi vì trong giao tiếp không chính thức, các bên tham gia giao tiếp không phải tuân thủ
theo những nguyên tắc, thể chế nhất định như giao tiếp chính thức, nên sẽ dễ dàng tạo ra bầu
không khí thân mật hơn.
Câu 8: Giao tiếp gián tiếp là giao tiếp mặt đối mặt


Sai. Giao tiếp mặt đối mặt là giao tiếp trực tiếp, còn giao tiếp gián tiếp là hình thức giao tiếp
thông qua các phương tiện trung gian như điện thoại, fax, thư tín…vv vv
Câu 9: Giao tiếp có chức năng phát triển nhân cách.
Đúng. Đây là một trong những chức năng tâm lý xã hội của giao tiếp. Giao tiếp có thể giúp con
người ta trưởng thành và tiếp thu được nhiều kinh nghiệm hơn, qua đó giúp họ trở nên khéo léo
và trưởng thành hơn trong cách trò chuyện, góp phần hình thành và phát triển nhân cách của mỗi
người.
II/ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Có mấy quá trình giao tiếp?
A.3
B.4
C.5
D.6
Đáp án: C. Có 5 quá trình giao tiếp, bao gồm suy nghĩ - mã hóa - truyền thông tin – giải mã -
nhận thức.
Diễn đàn sinh viên Học viện Ngân Hàng - www.svnhforum.com Page 2
CHƯƠNG II: CÁC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CƠ BẢN
I/ CÂU HỎI ĐÚNG SAI, GIẢI THÍCH.
Câu 1: Nghe và lắng nghe về cơ bản là giống nhau.
Sai. Nghe là hành vi thụ động,để âm thanh tự lọt vào tai mình, là sự cảm nhận bằng tai, còn lắng
nghe là chủ động, có ý thức, có chủ hướng, ko chỉ để nghe được âm thanh mà còn để cảm nhận
cả cảm xúc trong lời nói.
Câu 2: Thông qua việc đặt câu hỏi, người hỏi luôn mong muốn nhận được thông tin cần thiết từ
người trả lời.
Sai. Bởi vì trong nhiều tình huống, có những câu hỏi được đặt ra nhằm mục đích khác như tiếp
xúc (câu hỏi tiếp xúc), đề nghị người nghe làm một điều gì đó (câu hỏi đề nghị), để kết thúc vấn
đề (câu hỏi kết thúc) hoặc để giảm tốc độ nói chuyện lại (câu hỏi hãm thắng)…
Câu 3: Nhóm làm việc hiệu quả là nhóm có các thành viên được bố trí vào những vị trí phù hợp.
Sai. Một nhóm làm việc hiệu quả là một nhóm có mục tiêu chung, các thành viên có sự tương
tác hiệu quả, nhóm hoạt động dựa trên quy tắc và có các thành viên được bố trí vào những vị trí

phù hợp.
Câu 4: Nghe là một trong những hình thức giao tiếp đầu tiên của con người.
Đúng. Nghe là sự cảm nhận thuần túy bằng tai, là thứ đầu tiên mà con người dùng để nhận thức
mọi việc.
Câu 5: Giao tiếp qua điện thoại cần chú ý thời gian gọi.
Đúng. Khi giao tiếp qua điện thoại, cần chú ý đến thời gian gọi, tránh gọi trong khoảng thời gian
trước 6h sáng và sau 10h tối.
Câu 6: Để giải quyết xung đột một cách có hiệu quả không nên đưa ra nhiều phương án lựa
chọn.
Diễn đàn sinh viên Học viện Ngân Hàng - www.svnhforum.com Page 3
Sai. Chúng ta nên đưa ra nhiều phương án lựa chọn để tìm ra phương hướng giải quyết xung đột
đúng đắn nhất. Các nguyên tắc để giải quyết xung đột là giữ mối quan hệ tốt, tách vấn đề ra khỏi
con người, chú ý đến những lợi ích hiện có, hãy lắng nghe trướcc khi nói, đưa ra sự viêc và đưa
ra nhiều lựa chọn.
Câu 7: Câu hỏi mở là câu hỏi mà người hỏi phải đưa ra câu trả lời.
Đúng. Câu hỏi mở là câu hỏi không được cung cấp sẵn đáp án, do đó người được hỏi phải tự
đưa ra các phương án trả lời.
Câu 8: Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp không nhất thiết phải gửi thư xã giao trong
kinh doanh.
Sai. Trong hoạt động kinh doanh nhất thiết phải gửi thư xã giao vì 3 lí do sau: viết thư xã giao
trong kinh doanh nhằm mục đích thể hiện tình cảm, thái độ quan tâm chân thành giữa các đối
tác, từ đó góp phần duy trì, củng cố và phát huy mối quan hệ hợp tác giữa các bên; trong kinh
doanh đối tác của bạn có thể gặp một số vấn đề tích cực hoặc tiêu cực như mở rộng kinh doanh,
hoặc gặp nạn, và không phải lúc nào đại diện công ty cũng có thể đến tận nơi động viên chia sẻ ;
Việc viết thư xã giao là rất cần thiết trong kinh doanh, nó giúp các mối quan hệ được mở rộng,
phát triển lâu bền đồng thời thể hiện được sự tôn trọng, sự quan tâm của chủ thể đối với nhân
viên, đối tác, khách hang.
Câu 9: Lắng nghe là một kĩ năng quan trọng trong giao tiếp.
Đúng. Lắng nghe là một hoạt động nghe có mục đích, giúp chúng ta tập trung chú ý vào vấn đề
đang được nhắc đến, tránh tình trạng mất tập trung, nói xen ngang hay nói lạc đề trong quá trình

giao tiếp, do đó, lắng nghe là một kĩ năng quan trọng.
II/ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ấn tượng đầu tiên bạn ghi điểm với đối tượng giao tiếp với mình là:
A. Dáng điệu , cử chỉ, trang phục
B. Cách nói chuyện hài hước,
Diễn đàn sinh viên Học viện Ngân Hàng - www.svnhforum.com Page 4
C. Lời chào thân ái
D. Cách mở đầu câu chuyện của bạn
Đáp án: A
Vì đó là ấn tượng đầu tiên của bạn với người bạn chuẩn bị giao tiếp. Trang phục, dáng điệu, cứ
chỉ sẽ thể hiện phần nào đó thái độ, tính cách của con người bạn.
Câu 2: Có những mức độ nghe nào?
A. Không nghe, giả vờ nghe
B. Không nghe, giả vờ nghe, nghe chăm chú, nghe thấu cảm
C. Nghe chăm chú, nghe chọn lọc, nghe thấu cảm, không nghe, giả vờ nghe
D. Nghe chăm chú, nghe thấu cảm, nghe chọn lọc, không nghe
Câu 3: Câu nào sau đây không phải là rào cản đối với quá trình nghe hiểu?
A. Rào cản sinh lý
B. Rào cản tâm lý
C. Rào cản văn hóa
D. Rào cản môi trường
Câu 4: Khi nào thì giao tiếp bằng văn bản phù hợp hơn giao tiếp trực tiếp?
A. Khi bạn muốn đưa ra nhiều câu hỏi.
B. Khi bạn muốn nhanh chóng nhận được ý kiến trả lời về một vấn đề.
C. Khi bạn muốn trình bày một ý tưởng phức tạp.
Diễn đàn sinh viên Học viện Ngân Hàng - www.svnhforum.com Page 5
D. Khi bạn muốn tránh nói chuyện với ai đó.
Đáp án: C.Giao tiếp bằng văn bản có nhiều lợi ích,nó là phương thức giao tiếp hiệu quả nhất khi
bạn muốn trình bày một vấn đề phức tạp,đòi hỏi thời gian nghiên cứu.
Câu 5: Để tạo ra một thông điệp hiệu quả,bạn sẽ làm theo hướng dẫn nào sau đây?

A. Sử dụng biệt ngữ và từ địa phương
B.Dùng ngôn từ khó hiểu
C.Sử dụng tiếng lóng
D. Lựa chọn từ phù hợp,dễ hiểu
Đáp án: D.Một thông điệp hiệu quả phải đảm bảo sự dễ hiểu,rõ ràng nhằm tạo thuận lợi cho
người tiếp nhận.Bởi vậy khi tạo một thông điệp giao tiếp bạn nên chọn các ngôn từ phù hợp và
dễ hiểu với người nghe.
Câu 6: Trong kỹ năng lắng nghe giải quyết vấn đề cần :
A: Hạn chế thông tin ở mức cần thiết
B: Hiểu vấn đề
C: Ghi nhớ nội dung thông tin
D: Bày tỏ sự đồng tình khi nghe
Câu 7: Khi nghe điện thoại nên:
A. Nhấc điện thoại lên ngay khi có chuông
B. Nhấc điện thoại lên khi đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để nghe
Diễn đàn sinh viên Học viện Ngân Hàng - www.svnhforum.com Page 6
C. Nhấc điện thoại lên sau tiếng chuông thứ 3
D. Nhấc điện thoại lên khi nói mọi người xung quanh im lặng
Câu 8: Trong giai đoạn Chuẩn Hóa nhóm thường có đặc điểm
A. Các thành viên biết hợp tác
B. Mọi vấn đề đi vào khuôn mẫu
C. Ổn định nhân sự
D. Vai trò lãnh đạo rất quan trọng
Giải thích: Ở giai đoạn này các thành viên bắt đầu biết hợp tác rồi. Các quy tắc đã bắt đầu được
hình thành nhưng vẫn chưa thật ổn định, hơn nữa vẫn còn xung đột nên công việc vẫn chưa
hoàn toàn đi vào khuôn mẫu được.
Câu 9: Vai trò cơ bản của lắng nghe là:
A. Giữ được hòa khí
B. Thể hiện sự đồng thuận
C. Giải quyết được xung đột

D. Thu thập thông tin và xây dựng mối quan hệ
Câu 10: Khi làm việc nhóm, chúng ta cần nắm rõ nguyên tắc cơ bản nào?
A. Nguyên tắc thống nhất
B. Nguyên tắc số đông
C. Nguyên tắc liên kết
D. Nguyên tắc cây bạch dương
Diễn đàn sinh viên Học viện Ngân Hàng - www.svnhforum.com Page 7
E. Nguyên tắc lãnh đạo
Câu 11: Trong phỏng vấn tuyển dụng, quyền lựa chọn thuộc về.
A. Ứng viên
B. Nhà tuyển dụng
C. A và B
D. A hoặc B
Câu 12: Các kỹ thuât động não, bản đồ tư duy, chậu cá…được nhóm trưởng sử dụng nhằm:
A. Phát huy ý tưởng các thành viên
B. Giải quyết xung đột
C. Truyền thông hiệu quả
D. Tất cả các ý trên
CHƯƠNG III: KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
I/ CÂU HỎI ĐÚNG SAI, GIẢI THÍCH.
Câu 1: Mục đích chủ yếu của thuyết trình là trình bày vấn đề.
Sai. Thuyết trình là quá trình truyền đạt những thông điệp đã được xác định trước một cách có
hệ thống cho một nhóm người nghe, nhằm mục đích cung cấp thông tin, thuyết phục người khác
làm theo ý tưởng của mình hoặc đơn thuần chỉ để giải trí, nhưng mục đích chủ yếu và cuối cùng
là nhằm thuyết phục người nghe về một vấn đề nào đó.
Câu 2: Thuyết trình viên không cần phải thông báo cho moi người về thời gian của bài thuyết
trình.
Diễn đàn sinh viên Học viện Ngân Hàng - www.svnhforum.com Page 8
Sai. Trước khi thuyết trình, người thuyết trình cần nói rõ cho mọi người biết về thời lượng của
bài thuyết trình, đây là một phần trong mục mở đầu, bao gồm chào hỏi, giới thiệu khái quát nội

dung, chỉ ra nội dung mình sẽ đề cập đến và nói rõ thời gian thuyết trình cho mọi người.
II/ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Mở đầu hấp dẫn cho 1 bài thuyết trình bao gồm
A. Câu hỏi hoặc tình huống gây sôc
B. Slide thiết kế đẹp mắt
C. Màn kịch hay
D. Một người kể chuyện hài hước
E. Tất cả
Câu 2: Lỗi trong khi thuyết trình bao gồm:
A. Nói từ ngữ địa phương
B. Nói chậm rãi
C. Cung cấp thêm những thông tin ngoài lề
D. Tất cả các phương án trên.
III/ CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Nêu những điểm khác nhau giữa thuyết trình và báo cáo miệng
-Tính chất:
Diễn đàn sinh viên Học viện Ngân Hàng - www.svnhforum.com Page 9
+Thuyết trình thường mang tính công chúng
+ Báo cáo miệng thường mang tính nội bộ
-Đối tượng
+ Thuyết trình: Phải nói trước nhiều người, thậm chí có nhiều người không quen biết.
+ Báo cáo miệng: trình bày vấn đề trước những người quen biết, trước các đồng nghiệp, trước
lãnh đạo cấp trên,trong một bầu không khí quen thuộc hơn.
-Mục đích
+ Thuyết trình thường dùng để trình bày, thuyết phục và cung cấp thông tin về một vấn đề gì
đó.
+ Báo cáo miệng là cung cấp và phân tích thông tin.
-Thời gian: Báo cáo miệng thường có thời gian trình bày ngắn hơn so với thuyết trình
-Phương thức giao tiếp:
+ Thuyết trình: chủ yếu là giao tiếp một chiều.

+ Báo cáo miệng: có thể phải trả lời khá nhiều câu hỏi từ phía người nghe.
Câu 2: Nêu 10 lỗi thường gặp trong giao tiếp phi ngôn ngữ.
1. Cướp lời người đang nói.
2. Nói thao thao bất tuyệt.
3. Nói quanh co, dài dòng, nói lắp, nói nhịu.
4. Nói quá nhanh, quá chậm, quá to, quá nhỏ.
5. Thì thầm với người khác trong đám đông.
Diễn đàn sinh viên Học viện Ngân Hàng - www.svnhforum.com Page 10
6. Vừa ăn uồng vừa nói
7. Dùng ngôn ngữ quá bóng bảy, quá suồng sã, dùng những từ lóng.
8. Dùng những từ đệm không cần thiết, những từ ngữ chuyên môn, chuyên ngành khó hiểu.
9. Nhắn tin, nghe điện thoại để người khác phải chờ.
10. Giọng khích bác, chạm vào lòng tự ái của người khác
Câu 3: Các công cụ của giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể:
+ Ánh mắt
+ Nét mặt
+ Nụ cười
+ Ăn mặc, trang điểm và phụ trang
+ Tư thế và động tác
+ Khoảng cách/ vị trí/ kiểu bàn ghế.
+ Đầu tóc, răng miệng, hơi thở, móng tay vv vv
Câu 4: 10 điều ứng viên cần chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn là gì?
1.Tìm hiểu về tổ chức, công ty mà mình định ứng tuyển.
2. Tìm hiểu về vị trí mà mình định ứng tuyển, ví dụ như vai trò, trách nhiệm, công việc cụ thể
mà ứng viên phải thực hiện khi trúng tuyển
3. Chuẩn bị những tài liệu cần thiết (bằng cấp, lý lịch, hồ sơ ). Nên mang theo sổ tay nhỏ để ghi
chú trong quá trình phỏng vấn, điều này sẽ thể hiện tác phong chuyên nghiệp của bạn.
4. Chuẩn bị trang phục trước khi đi thi. Cần ăn mặc trang nhã, lịch sử, không trang điểm quá
đậm, quá diêm dúa. Móng tay sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng.
Diễn đàn sinh viên Học viện Ngân Hàng - www.svnhforum.com Page 11

5. Chú ý đến thời gian, địa điểm phỏng vấn. Tránh đến muộn trong buổi phỏng vấn, vì nó sẽ để
lại ấn tượng không tốt trong mắt nhà tuyển dụng.
6. Chú ý đến xe cộ và phương tiện đi lại, tránh kẹt xe và những sự cố khác để có thể thuận lợi
đến buổi phỏng vấn. Nên đến buổi phỏng vấn trước 15 phút để trấn tĩnh lại tinh thần
7. Chuẩn bị một số câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra trong quá trình phỏng vấn.
8. Tập phỏng vấn trước gương để có thể bình tĩnh, tự tin khi trả lời nhà tuyển dụng.
9. Chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân.
10. Không nên uống bia, rượu, đồ uống có cồn trước buổi phỏng vấn để bản thân có được tâm lý
vững vàng và tốt nhất.
Câu 5: Các lỗi thường gặp khi viết thư tín
+ Thiếu thông tin
+ Nội dung thông điệp dài dòng
+ Sai chính tả, cách diễn đạt dài dòng, thiếu tính nhất quán và rõ rang
+ Cách dùng từ, văn phong quá khách sáo/quá lỗ mãng, thiếu tôn trọng người nhận
+ Không đảm bảo nguyên tắc hoàn chỉnh trong khi viết thư tín (đủ các phần cơ bản, bố cục chặt
chẽ), tức là thiếu logic, thiếu khoa học khi viết thư.
Câu 6: Những rào cản trong lắng nghe?
-Rào cản từ phía người nói:
+ Cách diễn đạt dài dòng, không rõ ý
+ Cách nói mập mờ, cố ý làm nhiễu thông tin
+ Chất giọng của người nói
Diễn đàn sinh viên Học viện Ngân Hàng - www.svnhforum.com Page 12
+ Tâm trạng, cảm xúc
+ Uy tín của người nói
+ Sự phức tạp của vấn đề
-Rào cản từ phía người nghe:
+ Không tập trung lắng nghe tích cực
Diễn đàn sinh viên Học viện Ngân Hàng - www.svnhforum.com Page 13
+ Tâm trạng, cảm x
Diễn đàn sinh viên Học viện Ngân Hàng - www.svnhforum.com Page 14

úc của người nghe
+ Sự phức tạp của vấn đề
+ Sự hiểu biết của người nghe
-Rào cản từ môi trường bên ngoài:
Diễn đàn sinh viên Học viện Ngân Hàng - www.svnhforum.com Page 15
+ Người thứ ba tham gia giao tiếp
+ Điều kiện môi trường, yếu tố thời tiết, khoảng cách vv vv
Diễn đàn sinh viên Học viện Ngân Hàng - www.svnhforum.com Page 16

×