Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Thực trạng quỹ bảo hiểm xã hội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.61 KB, 10 trang )

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Dự toán bảo hiểm xã hội năm 2013
NHÓM 8 :
 Lưu Đình Quang
 Phạm Tiến Đạt
 Nguyễn Như Lực
 Vũ Văn Sơn
 Đặng Văn Hùng
 Nguyễn Thị Len
NỘI DUNG
I. Một số điều cần biết về Quỹ bảo hiểm xã hội.
Trên thực tế, quỹ BHXH ở Việt Nam là một quỹ tài chính độc lập, nằm ngoài ngân
sách nhà nước. Tức là quá trình thu, chi quỹ BHXH không có bất kỳ tác động nào
tới ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, với tư các là giá đỡ quan trọng nhất của hệ
thống an sinh xã hội, cho nên, quỹ BHXH luôn luôn được ưu tiên đảm bảo tính an
toàn, tức là, ngân sách nhà nước sẽ “bù thiếu” nếu quỹ bị thâm hụt. Mọi hoạt động
quản lý, điều hành quỹ, bao gồm thu, chi, và các hoạt động đầu tư khác đều do ban
quản lý thực hiện trên cơ sở quyết định về dự toán của thủ tướng và các quy định
của nhà nước, đặc biệt là luật bảo hiểm xã hội. Hay nói cách khác, ở Việt Nam, thu
chi quỹ BHXH không phải thông qua Quốc hội.
Đặt giả sử bây giờ chúng ta là nước X, quỹ BHXH nằm trong ngân sách nhà nước
(khác với Việt Nam hiện nay). Hoạt động thu chi quỹ BHXH ko còn do ban quản
lý quỹ dự thảo và thủ tướng quyết định nữa mà do Quốc hội phê duyệt hàng năm.
Mặc dù vậy, quỹ vẫn độc lập tương đối với ngân sách nhà nước. Tức là, quỹ vẫn
nằm ngoài ngân sách, và ngân sách chỉ bảo trợ một khi quỹ bị thâm hụt. Tất nhiên,
sự bảo trợ của ngân sách là tình huống không mong đợi cả về phía cơ quan
BHXH và NSNN. Do đó, gần như quỹ BHXH vẫn độc lập với ngân sách, chỉ khi
quỹ mất an toàn thì NSNN mới can thiệp.
II. Thực trạng quỹ bảo hiểm xã hội hiện nay
Theo số liệu của BHXH, năm 2012, thu chi quỹ BHXH như sau:
Đơn vị: nghìn tỷ


đồng
năm Dư đầu năm Thu trong năm Chi trong năm Dư cuối năm
2012 140,6 111,433 62,940 189,093
Dư cuối năm cao bởi nguyên tắc thu trước chi sau của BHXH và số người về
hưu và nghỉ mất sức lao động từ năm 01/01/1995 trở về trước vẫn do ngân
sách trực tiếp chi trả.Và với số dư lớn như vậy, tất nhiên, chưa cần đến can thiệp
của ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên,tại hội thảo sáng 22/8/2012, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phối hợp
với Bộ Lao động Thương binh Xã hội tổ chức công bố báo cáo "Dự báo cân đối
quỹ bảo hiểm xã hội và các khuyến nghị pháp lý", ILO khuyến cáo rằng, Quỹ Bảo
hiểm Xã hội Việt Nam có thể bắt đầu thâm hụt từ năm 2021 và hoàn toàn cạn kiệt
năm 2034 nếu không có thay đổi kịp thời về mặt chính sách.
Một số vấn đề trong chính sách BHXH mà ILO chỉ ra :
 độ tuổi nghỉ hưu của Việt Nam đang quá thấp, đặc biệt là đối với nữ. Một số
nhóm lao động lại được phép về hưu sớm cộng với dân số đang già hóa, tuổi
thọ người dân tăng cao và tỷ suất sinh giảm khiến tỷ lệ lao động trên số
người hưởng lương hưu thấp. Điều này tạo áp lực nặng nề lên quỹ bảo hiểm
xã hội.
 Mặc dù nguồn thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tăng từ 6,3 nghìn tỷ năm 2001
lên 89,6 nghìn tỷ năm 2012, nhưng chỉ 47% tổng số doanh nghiệp đóng bảo
hiểm bắt buộc (trong năm 2010). Thực tế, từ năm 2012, Việt Nam bắt đầu
bước vào giai đoạn già hóa dân số, nghĩa là nhóm người trên 60 tuổi chiếm
hơn 10% tổng dân số, sớm hơn 5 năm so với dự kiến.
Một số giải pháp được ILO khuyến nghị:
 Việt Nam cần nâng độ tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ giới lên 65 vì tuổi thọ
trung bình của người dân đang tăng. Điều này sẽ làm giảm tỉ lệ giữa số
người lao động và số người nhận lương hưu, tạo ra một lực lượng lao động
đủ bù đắp cho sự sụt giảm dân số trong độ tuổi lao động cũng như duy trì
tính bền vững tài chính của chế độ hưu trí.
 Những thay đổi trong chính sách nhằm kéo dài tính chi trả bền vững của quỹ

phải được thực hiện đồng thời với việc đảm bảo sự công bằng giữa khối
công nhân viên chức nhà nước và người lao động trong khối tư nhân. Các
công thức tính lương hưu hiện nay ưu đãi lao động ngắn hạn chứ không
khuyến khích lao động dài hạn. Do đó, nếu chỉ tăng tuổi nghỉ hưu của cả
nam và nữ đơn thuần sẽ không giúp tăng thời gian làm việc và đóng bảo
hiểm trong tương lai. Vì vậy công thức tính lương hưu cần được thay đổi với
tỉ suất tích lũy hàng năm cố định giảm dần từ 2,5% hiện tại xuống 1,5 hoặc
2%.
 Ngoài ra, đối với cán bộ công chức, thời gian tham chiếu để tính mức lương
trung bình làm căn cứ tính lương hưu nên kéo dài bằng toàn bộ thời gian làm
việc chứ không phải 10 năm cuối như hiện tại. Ở khu vực tư nhân, tham
chiếu cũng cần tính theo mức tăng lương trung bình chứ không phải là điều
chỉnh theo mức lạm phát như hiện nay
 Tổ chức lao động quốc tế cũng cho rằng, quỹ hưu trí hiện nay tập trung vào
trái phiếu chính phủ và tiền gửi ngân hàng là chưa hợp lý vì tỷ suất sinh lời
là không thỏa đáng. Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư hiện thấp hơn mức tăng
lương trung bình và không theo kịp mức lạm phát trong vài năm gần đây. Vì
vậy, cần tổ chức nghiên cứu đầu tư quỹ để thiết lập chiến lược và danh mục
đầu tư dài hạn nhằm tối đa hóa lợi nhuận đầu tư với những rủi ro trong phạm
vi có thể chấp nhận.
Với tư cách là cơ quan quản lý quỹ, chúng tôi thiết nghĩ, cần có ngay những
thay đổi trong thu chi quỹ BHXH trong dự toán ngân sách năm 2013 để tránh
những kịch bản trong khuyến cáo của ILO trở thành sự thực.
III. Giải pháp chính sách và dự toán thu chi quỹ BHXH.
1 . Thu
1.1. Tăng tuổi nghỉ hưu nam lên 62 và nữ lên 60
<> Giải thích chính sách.
Thống kê tuổi thọ trung bình và tuổi nghỉ hưu tại một số nước.
Quốc gia Tuổi thọ trung bình Tuổi nghỉ hưu
Nam Nữ

Thái Lan 73,8 60 60
Malaysia 74 60 60
Philippin 72,5 60 60
Việt Nam 73 60 55
Lào 63 60 60
Campuchia 63 60 60
Singapore 82 62 62
Nhật Bản 81,9 65 65
Hàn Quốc 78 65 65
Tuổi thọ trung bình của người dân nước ta hiện nay đã đạt 73 tuổi. Trong đó, tuổi
trung bình của nữ cao hơn nam khoảng bốn năm (76 và 70,5 tuổi).
<> Hiệu quả từ chính sách.
Ước tính năm 2012 nước ta có khoảng 1,2 triệu lao động trong tuổi chuẩn bị về
hưu. Trong số này có khoảng 0,25 triệu người tham gia BHXH và thuộc diện sẽ
được hưởng lương từ quỹ BHXH.
Số ng
tham gia
BHXH
bắt buộc
năm 2012
Tổng thu
BHXH
bắt buộc
2012
Mức
đóng góp
bình quân
1 lao
động/
năm

Số ng
tham gia
BHXH sẽ
về hưu
năm 2013
Hụt thu
do lao
động về
hưu
10,4 triệu
người
89,6
nghìn tỷ
8,6 triệu
đồng
0,25 triệu
người
2,15
nghìn tỷ
1.2. Tăng lãi suất và tiền phạt nợ đọng BHXH
<> Thực trạng nợ đọng BHXH
Nợ đọng BHXH tính đến hết năm 2012 là một con số khổng lồ : 7,2 nghìn tỷ
đồng
Hiện nay, nếu nợ đọng BHXH các doanh nghiệp sẽ phải chịu:
 Lãi suất x số nợ
Trong đó:
- Lãi suất = tỷ suất sinh lời quỹ BHXH.
- Mà tỷ suất sinh lời quỹ BHXH = Lãi suất ngân hàng, trái phiếu chính phủ =
8 đến 10%.
 Tiền phạt: 12-15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, nhưng ko quá 75

tr.đồng.
Trong khi đó, lãi suất vay vốn từ doanh nghiệp phổ biến hiện nay ở mức khoảng
15% >>10%
Trục lợi BH, chấp nhận chịu phạt.
<> Giải pháp và hiệu quả giải pháp.
Nợ đọng
BHXH tính
đến hết
năm 2012
Lãi suất áp
dụng cho
các khoản
nợ đọng
BHXH
hiện hành
Đề suất
nâng mức
lãi suất này
thành:
Chênh lệch
7,2 nghìn
tỷ
8-10%
(Theo tỷ
suất sinh
lời quỹ
BHXH)
17%(Theo
lãi suất cho
vay trên thị

trường tín
dụng +2%)
Khoảng
7%
<=> 0,504
nghìn tỷ
1.3. Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư tài chính.
<> Nguyên tắc : - Đảm bảo tăng trưởng quỹ
- An toàn quỹ
<> Thực trạng
Quỹ hưu trí hiện nay tập trung vào trái phiếu chính phủ và tiền gửi ngân hàng là
chưa hợp lý vì tỷ suất sinh lời là không thỏa đáng. Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư
hiện thấp hơn mức tăng lương trung bình và không theo kịp mức lạm phát trong vài
năm gần đây
<> Định hướng
Cần tổ chức nghiên cứu đầu tư quỹ để thiết lập chiến lược và danh mục đầu tư
dài hạn nhằm tối đa hóa lợi nhuận đầu tư với những rủi ro trong phạm vi có thể
chấp nhận.
Tuy nhiên trong ngắn hạn khó có thể thay đổi ngay hình thức đầu tư mới, trong khi
quỹ BHXH đặt tính “an toàn” lên trên hết. Do đó, trước mắt năm 2013 vẫn áp dụng
hình thức đầu tư cũ.
<> Hiệu quả
Dư đầu
năm 2012
Lời đầu tư
quỹ năm
2012
Dư đầu
năm 2013
Lời đầu tư

2013
Lời tăng
thêm so
với năm
2012
140,6
nghìn tỷ
14,8 nghìn
tỷ
189,093
nghìn tỷ
18,9 nghìn
tỷ
4,1 nghìn
tỷ
2. Chi
2.1. Giảm chi quỹ BHXH do tăng tuổi nghỉ hưu
Với khoảng 0,25 triệu lao động kéo dài độ tuổi nghỉ hưu năm 2013, và mức chi
bình quân lương hưu khoảng 3,2 triệu đồng, điều đó giúp giảm chi quỹ BHXH 0,8
nghìn tỷ.
0,25 tr.lao động x 3,2 tr.đồng = 0,8 nghìn tỷ.
2.2.Giảm chi quản lý quỹ
Tái cơ cấu, thanh lọc lại bộ máy quản lý theo hướng gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí
Đơn vị :
triệu đồng
Chi quản lý quỹ 2012 Dự toán giảm chi Dự toán chi quản lý quỹ
2013
2.725.000 625.000 2.100.000
2.3.Giảm, giãn chi đầu tư xây dựng cơ bản
Giảm, giãn các dự án đầu tư trong bối cảnh khó khăn chung của nền kt

Đơn vị : triệu đồng
Chi đầu tư xây dựng cơ bản
2012
Dự toán giảm chi Dự toán chi đầu tư xd cơ
bản 2013
450.000 200.000 250.000
3. Dự toán thu chi tổng thể
 Đơn vị tính : Tỷ đồng
 Dựa trên cơ sở giả thiết rằng những khoản mục không có chính sách mới tác
động sẽ không có sự thay đổi so với năm 2012
Stt Chỉ tiêu Năm 2012
(tỷ đồng)
Dự toán ↑↓ thu chi khi
áp dụng cs mới
Dự toán quỹ BHXH
2013(tỷ)
I Tổng thu quỹ 111.433 Tổng tăng : 6.754 118.187
1 Thu BHXH bắt
buộc
89.600 Tăng : 2.150 + 504 92.254
2 Thu BHXH tự
nguyện
250 250
3 Thu BHTN 6.783 6.783
4 Lợi tức đầu tư tài
chính
14.800 Tăng : 4100 18.900
II Tổng chi quỹ 62.940 Tổng giảm 1.625 61.315
1 Chi BHXH bắt
buộc

58.681 Giảm : 800 57.881
2 Chi BHXH tự
nguyện
52 52
3 Chi BHTN 1.032 1.032
4 Chi quản lý quỹ 2.725 Giảm : 625 2.100
5 Chi đầu tư xd cơ
bản
450 Giảm : 200 250
Năm Dư đầu năm Dự toán thu trong
năm
Dự toán chi
trong năm
Dự toán dư
cuối năm
2013 189.093 118.187 61.315 245.965

×