Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ÔN TẬP TP TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86 KB, 10 trang )

ÔN TẬP TP
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ
SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
I - GỢI Ý
1. Xuất xứ:
Văn bản Tuyên bố thế giới về sự
sống còn, quyền được bảo vệ và phát
trỉen của trẻ em được trích từ Tuyên
bố của Hội nghị cấp cao thế giới về
trẻ em họp tại Liên hợp quốc ngày 30-
9-1990, in trong cuốn "Việt Nam và
các văn kiện quốc tế về quyền trẻ
em", NXB Chính trị quốc gia - Uỷ
ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt
Nam, 1997.
2. Tóm tắt:
Tuy chỉ là một trích đoạn nhưng
bài viết này có thể coi là một văn bản
khá hoàn chỉnh về hiện thực và tương
lai của trẻ em cũng như những nhiệm
vụ cấp thiết mà cộng đồng quốc tế
phải thực hiện nhằm đảm bảo cho trẻ
em có được một tương lai tươi sáng.
Ngoài hai ý mở đầu, bài viết được
chia thành ba phần rất rõ ràng:
Phần một (sự thách thức): thực
trạng cuộc sống khốn khổ của rất
nhiều trẻ em trên thế giới − những
thách thức đặt ra với các nhà lãnh đạo


chính trị.
Phần hai (cơ hội): những điều kiện
thuận lợi đối với việc bảo vệ và phát
triển cuộc sống, đảm bảo tương lai
cho trẻ em.
Phần ba (nhiệm vụ): những nhiệm
vụ cụ thể, cấp thiết cần thực hiện
nhằm bảo vệ và cải thiện đời sống, vì
tương lai của trẻ em.
II- GIÁ TRỊ TÁC PHẨM
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng dạy:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
Trẻ em là tương lai đất nước. Suy
rộng ra, sự vận động và phát triển của
thế giới trong tương lai phụ thuộc rất
nhiều vào cuộc sống và sự phát triển
của trẻ em hôm nay. Càng ngày, vấn
đề đó càng được nhận thức rõ ràng
hơn trên phương diện quốc tế. Năm
1990, Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ
em đã được tổ chức. Tại đó, các nhà
lãnh đạo các nước đã đưa ra bản
Tuyên bố về sự sống còn, bảo vệ và
phát triển của trẻ em. Bài viết này đã
trích dẫn những ý cơ bản nhất của bản
Tuyên bố đó.
Ngay trong phần mở đầu, bản
Tuyên bố đã khẳng định những đặc

điểm cũng như những quyền lợi cơ
bản của trẻ em. Từ đó, các tác giả bắt
vào mạch chính với những ý kiến hết
sức cơ bản và lô gích.
Trong phần thứ nhất, tác giả nêu ra
hàng loạt vấn đề có về thực trạng
cũng như sự vi phạm nghiêm trọng
quyền của trẻ em. Đó là sự bóc lột,
đày đoạ một cách tàn nhẫn, là cuộc
sống khốn khổ của trẻ em ở các nước
nghèo. Trong hoàn cảnh ấy, những
con số thống kê rất có sức nặng ("Mỗi
ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu
đựng những thảm hoạ của đói nghèo
và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói,
tình trạng vô gia cư, dịch bệnh ; Mỗi
ngày có tới 40000 trẻ em chết do suy
dinh dưỡng và bệnh tật, "). Những
con số biết nói ấy thực sự là lời cảnh
báo đối với nhân loại.
Với nội dung như vậy nhưng các tác
giả lại đặt tên cho phần này là Sự
thách thức. Mới đọc, có cảm tưởng
giữa đề mục và nội dung không thật
thống nhất. Tuy nhiên, đó lại là yếu tố
liên kết giữa các phần trong văn bản
này. Tác giả đã sử dụng phương pháp
"đòn bẩy": hiện thực càng được chỉ rõ
bao nhiêu thì những vấn đề đặt ra sau
đó lại càng được quan tâm bấy nhiêu.

Trong phần tiếp theo, các tác giả
trình bày những điều kiện thích hợp
(hay những cơ hội) cho những hoạt
động vì quyền của trẻ em. Đó là
những phương tiện và kiến thức, là sự
hợp tác, nhất trí của cộng đồng thế
giới cùng sự tăng trưởng kinh tế, sự
biến đổi của xã hội trong đó các tác
giả nhấn mạnh đến nhân tố con người.
Bằng những hoạt động tích cực, con
người hoàn toàn có thể làm chủ được
tương lai của mình khi quan tâm thoả
đáng đến các thế hệ tương lai.
Trong phần Nhiệm vụ, các tác giả
nêu ra tám nhiệm vụ hết sức cơ bản
và cấp thiết. Có thể tóm tắt lại như
sau:
1. Tăng cường sức khoẻ và chế độ
dinh dưỡng của trẻ em.
2. Quan tâm săn sóc nhiều hơn đến
trẻ em bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh
sống đặc biệt khó khăn.
3. Đảm bảo quyền bình đẳng nam -
nữ (đối xử bình đẳng với các em gái).
4. Bảo đảm cho trẻ em được học hết
bậc giáo dục cơ sở.
5. Cần nhấn mạnh trách nhiệm kế
hoạch hoá gia đình.
6. Cần giúp trẻ em nhận thức được
giá trị của bản thân.

7. Bảo đảm sự tăng trưởng, phát
triển đều đặn nền kinh tế.
8. Cần có sự hợp tác quốc tế để thực
hiện các nhiệm vụ cấp bách trên đây.
Với những ý hết sức ngắn gọn,
được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, bản
Tuyên bố này không chỉ có ý nghĩa
đối với mỗi người, mỗi thành viên
trong cộng đồng quốc tế mà còn có
tác dụng kêu gọi, tập hợp mọi người,
mọi quốc gia cùng hành động vì cuộc
sống và sự phát triển của trẻ em, vì
tương lai của chính loài người.

×