ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT HUYỆN BA VÌ
CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT HUYỆN BA VÌ
CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 60 44 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải
Xác nhận học viên đã chỉnh sửa theo góp ý của hội đồng
Giáo viên hướng dẫn
Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học
PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải
PGS.TS. Trần Văn Thụy
Hà Nội – 2015
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải, người
Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện bản Luận văn
này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới các Thầy Cô giáo trong bộ môn Sinh thái học -
trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập,
hoàn thiện Luận Văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Ba Vì – Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu, thu thập tài liệu.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các Thầy Cô giáo khoa Môi trường - trường
Đại học Khoa Học Tự Nhiên – ĐHQGHN và toàn thể các bạn học viên lớp K20
KHMT đã tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt quá trình học tập
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và những bạn bè luôn động viên, sát cánh bên
tôi, trong quá trình học tập, nghiên cứu, và hoàn thành Luận văn này.
Hà Nội, Ngày 20 tháng 12 năm 2014
Học viên
Nguyễn Thị Phương Thảo
MụC LụC
LỜI CẢM ƠN 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất 3
1.2. Khái niệm và hướng sử dụng tài nguyên đất bền vững 6
1.2.1. Các khái niệm cơ bản 6
1.2.2. Những hoạt động ưu tiên nhằm chống tình trạng thoái hóa đất, sử dụng hiệu
quả và bền vững tài nguyên đất: 9
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1. Đối tượng nghiên cứu 11
2.2. Phương pháp nghiên cứu 11
2.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 11
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu điều tra 11
2.2.3. Phương pháp tham khảo, thừa kế các tài liệu có liên quan đến đề tài 12
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu, bản đồ 12
2.2.5. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất 12
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 14
3.1. Khái quát thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Ba Vì 14
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 14
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 17
3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Ba Vì 30
3.2.1. Đặc điểm tài nguyên đất của huyện Ba Vì 30
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện. 33
3.3. Đánh giá tiềm năng sử dụng đất của huyện 40
3.3.1. Tiềm năng sử dụng đất của huyện 40
3.3.2. Đánh giá tiềm năng đất đai 42
3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện 45
3.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường trong việc sử dụng đất 45
3.4.2. Đánh giá tính hợp lý của việc sử dụng đất 47
3.4.3. Những tồn tại trong việc sử dụng đất 48
3.5. Định hướng và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất huyện Ba
vì hướng tới phát triển bền vững 50
3.5.1. Định hướng phát triển chung của huyện. 50
3.5.2. Định hướng trong việc sử dụng đất 50
3.5.3. Dự báo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 51
3.5.4. Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
1. KếT LUậN 68
2. KIếN NGHị 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp huyện Ba Vì giai đoạn 2005 - 2012 18
Bảng 2. Một số chỉ tiêu kinh tế nông lâm thủy sản 22
Bảng 3. Một số chỉ tiêu về dân số huyện Ba Vì 2000 - 2012 25
Bảng 4: Bảng phân loại đất huyện Ba vì 31
Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì 34
Bảng 6: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Ba Vì 37
Bảng 7: Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Thành phố Hà Nội phân bổ cho
huyện Ba Vì
61
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế 19
Hình 2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 39
Hình 3. Dự báo cơ cấu sử dụng đất năm 2020 51
Hình 4. Dự báo cơ cấu sử dụng đất năm 2030 59
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHN-HĐH
FAO
NĐ-CP
GDP
GTSX
HTNN
KTXH
PTCS
QL
Ss94
TDTT
THCS
TNHH
UBND
VPVP
WCED
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Tổ chức nông lương thế giới của liên hợp quốc
Nghị định - Chính phủ
Tổng sản phẩm quốc nội
Giá trị sản xuất
Hệ thống nông nghiệp
Kinh tế xã hội
Phổ Thông cơ sở
Quốc Lộ
Tổng sản phẩm nội tỉnh
Thể dục thể thao
Trung học cơ sở
Trách nhiệm hữu hạn
Uỷ ban nhân dân
Văn phòng chính phủ
Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề.
Ba Vì là huyện miền núi của Thủ đô Hà Nội, với 7 xã miền núi, chiếm phần lớn
dãy núi Ba Vì và Vườn quốc gia Ba Vì; cách Trung tâm thành phố thành phố Hà Nội
53 km theo đường QL32. Ba Vì là huyện có diện tích lớn nhất của thành phố Hà Nội
với diện tích là 42.402,69 ha chiếm 12,74% tổng diện tích tự nhiên của toàn thành phố,
dân số năm 2012 là 253 nghìn người, mật độ dân số trung bình là 597 người/km
2
thấp
so với mật độ dân số của Thành phố. Là huyện thuộc vùng bán sơn địa nên địa hình
toàn huyện gồm 3 tiểu vùng: vùng núi, vùng gò đồi và vùng bằng thấp. Đất đai huyện
Ba Vì được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất vùng đồi núi. Nhóm
đất vùng đồng bằng có 12.892 ha bằng 41,1% diện tích đất đai toàn huyện.Nhóm đất
vùng đồi núi: 18.478 ha bằng 58,9% đất đai của huyện. Ba Vì được xác định là huyện có vị
trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái cho Thủ
đô Hà Nội.
Do vai trò quan trọng của tài nguyên đất đai trong phát triển nông lâm nghiệp
nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu về
tài nguyên đất của tỉnh Hà Tây cũ phục vụ cho các dự án phát triển trên địa bàn, để tổ
chức, quản lý và sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý nhất cho các mục đích phát
triển kinh tế trên địa bàn. Do đó đề tài “Nghiên cứu sử dụng tài nguyên đất huyện Ba
Vì cho mục tiêu phát triển bền vững” được tiến hành nghiên cứu nhằm đưa ra những
định hướng sử dụng tài nguyên đất của toàn huyện một cách hợp lý nhất tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện hướng tới phát triển bền
vững.
2 Nội dung nghiên cứu
2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến sử dụng đất đai
- Đánh giá điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, địa hình, thủy văn.
- Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội: Cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao động,
trình độ dân trí, tình hình quản lý đất đai, thị trường tiêu thụ nông sản, dịch vụ và cơ sở
hạ tầng (giao thông, thủy lợi, công trình phúc lợi, văn hóa )
2.2. Hiện trạng sử dụng đất
- Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên đất (loại đất, quy mô, tính chất hóa lý của đất)
2
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất: Đánh giá hiện trạng sản xuất đất nông nghiệp,
phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng năm 2012 trên địa bàn huyện.
- Nghiên cứu các kiểu sử dụng đất hiện trạng, diện tích và sự phân bố các kiểu sử
dụng đất trong huyện.
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Nghiên cứu các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn huyện và đánh giá hiệu
quả kinh tế, xã hội và môi trường và đề xuất sử dụng đất hợp lý.
2.4. Định hướng và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
của huyện
- Đề xuất diện tích phân bổ cho các loại đất và bố trí các kiểu sử dụng đất nhằm
đạt hiệu quả sử dụng đất cao.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện.
3
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con
người, đất là môi trường duy nhất để sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con
người và là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội. Đối với mỗi
quốc gia, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn nội lực, nguồn vốn to
lớn của đất nước, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc
biệt và chủ yếu, không gì có thể thay thế được.[2]
Kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho mối
quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng trở nên căng thẳng. Những sai lầm của
con người trong quá trình sử dụng đất cùng với sự tác động của thiên nhiên đã và đang
làm hủy hoại môi trường đất, một số công năng của đất đai bị suy yếu đi. Vấn đề tổ
chức quản lý và sử dụng đất đai đúng pháp luật, có hiệu quả cao và bền vững càng trở
nên quan trọng, bức xúc và mang tính toàn cầu, là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra
cho các cấp, các ngành và các đối tượng sử dụng đất.
Ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều đang xây dựng cho mình một nền
kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất lấy đó
làm bàn đạp cho sự phát triển của ngành khác.Vì vậy tổ chức sử dụng nguồn tài
nguyên đất hợp lý có hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Mục đích của việc sử dụng đất là làm thế
nào để bắt nguồn từ nguồn tài nguyên có hạn này mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả
sinh thái, hiệu quả xã hội cao nhất và đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài.[5]
Hiện nay, trên thế giới, tổng diện tích đất tự nhiên là 148 triệu km
2
. Những loại
đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%. Những loại đất quá xấu
chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 10% tổng diện tích tự
nhiên. Đất đai thế giới phân bố không đều giữa các châu lục và các nước (châu Mỹ
chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, Châu Đại
Dương chiếm 6%). Bước vào thế kỷ XXI với những thách thức về an ninh lương thực,
dân số, môi trường sinh thái thì nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất lương thực, thực
phẩm cơ bản đối với loài người. Nhu cầu của con người ngày càng tăng đã gây sức ép
4
nặng nề lên đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp bị suy thoái, biến chất và
ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng nông sản. Ngày nay, thoái hoá đất và hoang
mạc hoá là một trong những vấn đề môi trường mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt
và giải quyết. Đất khô cằn có ở mọi khu vực, chiếm hơn 40% bề mặt Trái đất. Theo
ước tính, có khoảng 10 - 20% diện tích đất khô cằn đã bị thoái hoá. Điều này đã gây
ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.[19]
Ở nước ta, theo niên giám thống kê (2010), tổng diện tích đất tự nhiên cả nước là
33,105 triệu ha, trong đó diện tích sông suối và núi đá khoảng 1.370,100 ha (chiếm
khoảng 4,16% diện tích đất tự nhiên), phần đất liền khoảng 31,1 triệu ha (chiếm
khoảng 94,5% diện tích tự nhiên), và là một trong những nước có diện tích tự nhiên
nhỏ, xếp vào nhóm thứ 5 trong nhóm nước có diện tích bình quân từ 0,3 – 0,5
ha/người, đứng thứ 203 trong số 218 nước trên thế giới. Bình quân đất nông nghiệp
0,11 ha/người, thuộc nhóm 7 có mức bình quân diện tích đất từ 0,1 – 0,2 ha/người.
Hiện nay, đất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản chiếm 79% diện tích đất
(26,1 triệu ha). Đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp đã lên đến 3,7 triệu ha;
đáng chú ý là diện tích đất chưa đưa vào sử dụng vẫn còn lớn, 3,3 triệu ha, chiếm 10%.
Phần lớn diện tích này là đất bị suy thoái và hoang mạc hóa, mất giá trị sử dụng do quá
trình khai thác không hợp lý. Một phần đất này hiện đang được cải tạo thông qua các
dự án trồng rừng, khoanh nuôi rừng và phục hồi đồi núi trọc.
Theo điều 10 Luật đất đai Việt Nam năm 2013 thì tổng diện tích đất tự nhiên
được chia thành 3 nhóm lớn là: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp,
nhóm đất chưa sử dụng. Diện tích đất tự nhiên nước ta có 33.093,857 ha (theo số liệu
kiểm kê năm 2012), trong đó có 26.100,160 ha là đất nông nghiệp; 3.670,186 ha là đất
phi nông nghiệp; 3.323,512 ha là đất chưa sử dụng.
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây hàng
năm, đất trồng cây lâu năm), đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất
nông nghiệp khác.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp nước ta là 10.117,893 ha chiếm 38,77% tổng
diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp là 15.249,025 ha chiếm 58,43%
tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 690,218 ha chiếm
2,64% tổng diện tích đất nông nghiệp, đất làm muối là 17.562 ha chiếm 0,07% tổng
5
diện tích đất nông nghiệp và đất nông nghiệp khác là 25.462 ha chiếm 0,10% tổng diện
tích đất nông nghiệp.
Thực tế mấy năm trở lại đây, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại. Tình trạng phổ biến hiện
nay là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất: quỹ đất nông nghiệp được chuyển đổi
thành đất công nghiệp, xây dựng và giao thông. Tỷ lệ diện tích đất phi nông nghiệp
trên diện tích nông nghiệp có xu hướng tăng. Năm 2006, tỷ lệ này là 0,133% và đến
năm 2009 tỷ lệ tăng 0,138%. Nghiên cứu ở vùng đồng bằng sông Hồng, nơi tốc độ đô
thị hóa diễn ra sôi động nhất cả nước thì trung bình mỗi năm quỹ đất nông nghiệp bị
mất khoảng 0,43%.
Trước tình hình quỹ đất nông nghiệp ngày càng giảm, Chính phủ đã có những
biện pháp chỉ đạo rất quyết liệt. Tại công văn số 2031/VPCP – CN ngày 31/3/2008 và
Quyết định số 391/QĐ-TTg ngày 18/4/2008, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo không
phát triển khu công nghiệp trên đất nông nghiệp có năng suất ổn định. Nghị quyết số
63/2009/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 23/12/2009 về bảo đảm an ninh lương
thực quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng chỉ rõ, diện tích đất lúa cần
giữ là 3,8 triệu ha. Tuy nhiên, theo dự báo, từ nay đến năm 2030, nhu cầu chuyển đất
lúa sang các mục đích khác còn tiếp tục tăng khoảng 500 nghìn ha. Đây là một sức ép
rất lớn đối với tài nguyên và môi trường đất.
Thoái hóa đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở nước ta,
đặc biệt là ở vùng miền núi, nơi tập trung ¾ quỹ đất. Các dạng thoái hoá đất chủ yếu
là: Xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinh dưỡng, đất chua
hoá, mặn hoá, phèn hoá bạc mầu, khô hạn và sa mạc hoá, đất ngập úng, lũ quét, đất
trượt và sạt lở, ô nhiễm đất.
Trên 50% diện tích đất (3,2 triệu ha) ở vùng đồng bằng và trên 60% diện tích
đất (13 triệu ha) ở vùng miền núi có những vấn đề liên quan tới quá trình suy thoái hóa
đất, ở miền núi, nguyên nhân suy thoái hóa đất có nhiều, song chủ yếu do phương thức
canh tác nương rẫy còn thô sơ, lạc hậu của các dân tộc thiểu số, tình trạng chặt phá,
đốt rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên khoáng sản không hợp lý, lạm dụng các chất
hữu cơ trong sản xuất, việc triển khai các công trình giao thông, nhà ở,…Sự suy thoái
môi trường đất kéo theo sự suy thoái các quần thể động, thực vật và chiều hướng giảm
6
diện tích đất nông nghiệp trên đầu người đã tới mức báo động .
Theo thống kê của Tổng Cục Lâm nghiệp (2012), Việt Nam hiện nay có khoảng
9,3 triệu ha đất liên quan tới sa mạc hoá, chiếm 28% tổng diện tích đất trên toàn quốc.
Trong đó có khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã bị thoái hoá nặng và 2
triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao. Nước ta đã xuất hiện hiện tượng sa mạc hoá
cục bộ tại các giải đất hẹp dọc bờ biển miền Trung.
Đây thực sự là những vấn đề đáng lo ngại và là thách thức lớn với một nước
nông nghiệp như nước ta hiện nay, việc sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng
lúa thiếu thận trọng vào bất cứ việc gì cũng đều gây lãng phí và con cháu chúng ta sẽ
gánh chịu những hậu quả khó lường.
Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng
vụ, tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp.Việc điều tra,
nghiên cứu đất đai để nắm vững số lượng và chất lượng đất bao gồm điều tra lập bản
đồ đất, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, đánh giá phân hạng đất và quy hoạch sử dụng
đất hợp lý là vấn đề đặc biệt quan trọng mà các quốc gia đang rất quan tâm nhằm ngăn
chặn những suy thoái tài nguyên đất đai do sự thiếu hiểu biết của con người, đồng thời
nhằm hướng dẫn những quyết định về sử dụng và quản lý đất đai sao cho nguồn tài
nguyên này có thể được khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì được sức sản xuất của nó
trong tương lai.
Để chống thoái hoá đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, Việt Nam
đã và đang thực hiện các chính sách, chương trình và dự án thích hợp như : giao đất
khoán rừng cho hộ gia đình, trồng rừng, nông lâm kết hợp, phát triển cây lâu năm trên
đất dốc, bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước, quản lý lưu vực sông và đới ven
bờ Một số hành động quốc tế nhằm chống thoái hoá đất cũng đã được thực hiện,
song quy mô còn rất nhỏ.
1.2. Khái niệm và hướng sử dụng tài nguyên đất bền vững
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
Một số khái niệm chung
+ Đất (Soil): Cho tới nay có nhiều định nghĩa về đất, nhưng định nghĩa của
Đacutraep (1879) – nhà thổ nhưỡng học người Nga được thừa nhận rộng rãi nhất.
7
Theo tác giả này thì: Đất là vật thể tự nhiên được hình thành qua một thời gian dài do
kết quả tác động tổng hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian.
Đất là một hệ thống hở. Các hoạt động thêm vào đất, mất khỏi đất, chuyển dịch
vị trí trong đất và hoạt động chuyển hóa trong đất xảy ra liên tục. Chất lượng của đất
phụ thuộc vào đá mẹ, khí hậu, cỏ cây và sinh vật sống trên và trong lòng đất, đặc biệt
phụ thuộc vào tác động của con người đối với đất đai.[5]
+ Đất đai (Land): Theo cách định nghĩa của tổ chức FAO thì: “Đất đai là một
tổng thể vật chất, bao gồm cả sự kết hợp giữa địa hình và không gian tự nhiên của thực
thể vật chất đó”. Cũng có những quan điểm tổng hợp hơn cho rằng đất đai là những tài
nguyên sinh thái và tài nguyên kinh tế, xã hội của một tổng thể vật chất. Theo quan
điểm đó, đất đai là một phần diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm cả các yếu tố
cấu thành môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đất như khí hậu, thổ nhưỡng,
dạng địa hình, địa mạo, nước mặt (hồ, sông, suối, đầm lầy, v.v …) các lớp trầm tích
sát bề mặt cùng với nước ngầm, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con
người, những kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san
nền, hồ chứa nước, hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa. v.v ).
Phát triển bền vững
Khái niệm "phát triển bền vững" xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường
từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong Báo cáo "Tương
lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED)
của Liên hợp quốc, "phát triển bền vững" được định nghĩa "là sự phát triển đáp ứng
được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu
của các thế hệ mai sau".[32]
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de
Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững
tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định "phát triển bền
vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của
sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã
hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc
làm) và bảo vệ môi trường(nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất
lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng
tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự
8
tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp
lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi
trường sống.
Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát
triển của xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây
dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Tại Hội nghị
Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ chức năm 1992 ở Rio de
Janeiro (Braxin), 179 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro
về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự 21
(Agenda 21) về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ
21. Hội nghị khuyến nghị từng nước căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể để xây
dựng Chương trình nghị sự 21 ở cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương. Mười năm
sau, tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức năm 2002 ở
Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi), 166 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Bản
Tuyên bố Johannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững. Hội nghị
đã khẳng định lại các nguyên tắc đã đề ra trước đây và tiếp tục cam kết thực hiện đầy
đủ Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững.
Từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ chức
tại Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 đến nay đã có 113 nước trên thế giới xây dựng
và thực hiện Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững cấp quốc gia và 6.416
Chương trình nghị sự 21 cấp địa phương, đồng thời tại các nước này đều đã thành lập
các cơ quan độc lập để triển khai thực hiện chương trình này. Các nước trong khu vực
như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia đều đã xây dựng và thực hiện
Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững.
Ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong Chỉ thị
số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo
vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó nhấn
mạnh: "Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối,
chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở
quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước". Quan điểm phát triển bền vững đã được tái khẳng định
trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt
9
Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 là: "Phát triển nhanh,
hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã
hội và bảo vệ môi trường" và "Phát triển kinh tế-xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải
thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên
nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học". Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan
điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền
vững, nhiều chỉ thị, nghị quyết khác của Đảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của
Nhà nước đã được ban hành và triển khai thực hiện; nhiều chương trình, đề tài nghiên
cứu về lĩnh vực này đã được tiến hành và thu được những kết quả bước đầu; nhiều nội
dung cơ bản về phát triển bền vững đã đi vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất
yếu trong sự phát triển của đất nước.
Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước như Nghị quyết của Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế, Chính phủ Việt Nam
ban hành "Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam" (Chương trình
nghị sự 21 của Việt Nam).
Định hướng gồm 5 phần:
Phần 1: Phát triển bền vững-con đường tất yếu của Việt Nam.
Phần 2: Những lĩnh vực kinh tế cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững.
Phần 3: Những lĩnh vực xã hội cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững.
Phần 4: Những lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và kiểm
soát ô nhiễm cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững.
Phần 5: Tổ chức thực hiện phát triển bền vững.
1.2.2. Những hoạt động ưu tiên nhằm chống tình trạng thoái hóa đất, sử dụng
hiệu quả và bền vững tài nguyên đất:
- Về chính sách, pháp luật:
Bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hơn các chính sách và pháp luật về quyền sở
hữu, sử dụng và quản lý nhà nước về đất đai. Xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ
thống thông tin về tài nguyên đất.
Quy hoạch và quản lý sử dụng tài nguyên đất đối với tất cả các đối tượng sử
dụng đất.
Tiếp tục xây dựng và ban hành các chính sách, các quy định về quản lý đất dốc,
đất lưu vực sông và đất ngập nước.
10
Lồng ghép tốt hơn nữa các chính sách quốc gia với các kế hoạch hành động
quốc tế về việc chống thoái hoá và sử dụng đất bền vững.
- Về kinh tế:
Điều hoà sự phân bố dân số và di dân giữa các vùng, miền nhằm giảm áp lực
của dân số đối với tài nguyên đất.
Có những giải pháp hợp lý nhằm bảo đảm an ninh lương thực vùng núi, định
canh định cư, bảo vệ và phát triển rừng, chống xói mòn đất.
Xây dựng các chương trình tổng hợp nhằm bồi dưỡng, "trẻ hóa" đất nông
nghiệp ở các vùng đồng bằng đông dân.
Nghiên cứu và áp dụng các hệ thống sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp liên hoàn ở
các vùng sinh thái khác nhau nhằm bảo đảm hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội và bảo
vệ môi trường.
- Về kỹ thuật:
Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp (nông học, sinh học, hóa học, cơ
học ) và đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu.
Thực hiện tuần hoàn hữu cơ trong đất. Trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế,
thương mại cao nhưng ít phải xới xáo đất và thực hiện các hệ thống nông-lâm-súc kết
hợp ở vùng đất dốc.
Quản lý lưu vực để bảo vệ đất và nước, phát triển thuỷ lợi, giữ cân bằng sinh
thái và điều hoà các tác động lẫn nhau giữa đồng bằng và miền núi.
Tái tạo lớp phủ thực vật bằng cây rừng hoặc tổ hợp nông-lâm kết hợp để bảo vệ
độ phì nhiêu của đất và sử dụng bền vững đất dốc.
- Về nhận thức:
Nâng cao nhận thức cộng đồng về việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên đất.
Đào tạo và huấn luyện để nâng cao kiến thức của nhân dân về công nghệ, kỹ
thuật sử dụng và quản lý đất.
Tổ chức tuyên truyền và phát động phong trào quần chúng áp dụng các mô hình
tiên tiến về sử dụng bền vững tài nguyên đất.
11
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tài nguyên đất huyện Ba Vì – Thành phố Hà Nội
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
2.2.1.1. Điều tra khảo sát
Các thông tin điều tra gồm các văn bản, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội, thực trạng sử dụng đất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất và hiệu quả của
các loại hình sử dụng đất của huyện Ba Vì. Để phục vụ cho công tác đánh giá hiệu quả
sử dụng đất, các số liệu thu thập được khảo sát thực địa, đối chiếu và xử lý để nâng
cao độ chính xác dữ liệu
2.2.1.2. Điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân
- Phương pháp này được sử dụng cho các bên được hưởng lợi từ tài nguyên đất.
Phương pháp thực hiện thông qua việc phỏng vấn các thành viên đại diện cho các bên
có liên quan (hộ gia đình, các cá nhân tập thể, công ty,…). Nội dung điều tra hộ bao
gồm: điều tra về chi phí sản xuất, lao động, năng suất cây trồng, loại cây trồng, mức độ
thích hợp cây trồng với đất đai và những ảnh hưởng đến môi trường.
- Từ các kết quả nghiên cứu, đề tài có tham khảo thêm ý kiến các chuyên gia, cán
bộ phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên và Môi trường cũng như các điển hình sản
xuất nông dân giỏi của huyện Ba Vì
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu điều tra
- Đối với thông tin, số liệu thứ cấp: sau khi thu thập, toàn bộ những thông tin số
liệu này được kiểm tra ở 3 khía cạnh: đầy đủ, chính xác, kịp thời và khẳng định độ tin
cậy. Sau đó xử lý tính toán phản ánh thông qua bảng thống kê hoặc đồ thị để đánh giá
và rút ra kết luận.
- Đối với thông tin số liệu sơ cấp: toàn bộ số liệu được kiểm tra, bổ sung, chỉnh
lý sau đó nhập vào bảng tính Excel trên máy tính.
12
2.2.3. Phương pháp tham khảo, thừa kế các tài liệu có liên quan đến đề tài
Dựa vào các tài liệu của các nhà khoa học, số liệu của các chương trình nghiên cứu,
các cuộc hội thảo trong và ngoài nước.
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu, bản đồ
- Trên cơ sở các số liệu điều tra, toàn bộ số liệu được kiểm tra, bổ sung, chỉnh lý
sau đó nhập vào bảng tính Excel trên máy tính.
- Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phần mềm Mapinfo Professional
8.5 dựa trên bản đồ nền đã có theo hệ quy chiếu Quốc gia.
2.2.5. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất
2.2.5.1. Một số nguyên tắc khi lựa chon các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp. [31]
- Hệ thống các chỉ tiêu có tính thống nhất, tính hệ thống và tính toàn diện. Các
chỉ tiêu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính toán có thang bậc.
- Hệ thống chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, trung thực và đúng
đắn làm cơ sở cho sự lựa chọn các giải pháp tối ưu và phải gắn với cơ chế quản lý kinh
tế, phù hợp với đặc điểm và trình độ hiện tại của nền kinh tế.
- Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học và phải có tác
dụng kích thích sản xuất phát triển.
2.2.5.2. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá. [6]
- Hiệu quả kinh tế
Để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên 1 ha đất của các loại hình sử dụng
đất, đề tài sẽ sử dụng hệ thống các chỉ tiêu:
Giá trị sản xuất GO (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ được
tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
GO =
∑Q
i
*P
i
Trong đó: Q
i
là sản phẩm thứ i được tạo ra
P
i
là đơn vị sản phẩm i
Chi phí trung gian IE (CPTG): là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và
dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất
IE =
∑C
j
Trong đó: C
j
là khoản chi phí đầu tư thứ j
13
Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm VA: là giá trị tăng thêm của quá trình sản
xuất sau khi đã loại bỏ chi phí vật chất và dịch vụ (là hiệu số giữa GTSX và CPTG)
VA = GO – IE
Thu nhập hỗn hợp NVA (TNHH): là phần trả cho người lao động chân tay và
người lao động quản lý của hộ gia đình, cùng tiền lãi thu được của kiểu sử dụng đất.
Khấu hao tài sản Dp (KHTS): là toàn bộ phần khấu hao tài sản cố định trong
quá trình sản xuất
NVA = VA – Dp – Thuế (T) – Thuê lao động
Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ), quy đổi bao gồm: GO/LĐ;
VA/LĐ; NVA/LĐ, thực chất là đánh giá kết quả lao động sống cho từng kiểu sử dụng
đất và từng loại cây trồng, nhằm so sánh chi phí cơ hội của từng người lao động.
VA/IE: Giá trị gia tăng trên vốn đầu tư phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
GO/LĐ: Phản ánh giá trị sản xuất cho một ngày công lao động tạo ra
VA/LĐ: Phản ánh giá trị gia tăng do một ngày công lao động tạo ra
NVA/LĐ: Phản ánh giá trị ngày công lao động
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá, định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo
thời gian và giá hiện hành và định tính (giá tương đối) được tính bằng mức độ cao,
thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
GTSX/LĐ; thu nhập BQ/LĐ nông nghiệp
Sự ổn định xã hội, trình độ dân trí và hiểu biết xã hội
Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân
Hệ thống giáo dục, y tế, phát triển giới
- Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường
Giảm thiểu xói mòn, thoái hóa đất đến mức chấp nhận được
Tăng độ che phủ đất, cải thiện độ phì
Không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh
Bảo vệ nguồn nước…
14
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Ba Vì
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1.Vị trí địa lý
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, có
toạ độ địa lý từ 21
0
19
’
40
’’
- 21
0
20
’
vĩ độ Bắc và 105
0
17
’
35
’’
- 105
0
28
’
22
’’
kinh độ Đông.
Phía Đông giáp thị xã Sơn Tây và tỉnh Vĩnh Phúc.
Phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình.
Phía Bắc và Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.
Huyện Ba Vì có đường Quốc lộ 32 chạy qua, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 53 km;
đây là tuyến đường quốc lộ từ Hà Nội qua huyện Ba Vì đến các tỉnh phía Bắc là Phú
Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái,… và có tuyến đường thủy qua phía Tây, phía Bắc và Đông
Bắc huyện từ Hà Nội đến Hoà Bình qua sông Hồng và sông Đà với chiều dài trên 70
Km.[10]
Với vị trí địa lý và giao thông thuỷ bộ thuận tiện huyện Ba Vì rất có điều kiện để
phát triển kinh tế xã hội như: Trao đổi hàng hoá, tiếp thu thông tin, khoa học kỹ thuật,
công nghệ và vốn đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đa dạng,
nông - lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, du lịch.
3.1.1.2. Địa hình
Ba Vì có núi Ba Vì với đỉnh cao 1.296 m và hai con sông lớn chảy vòng quanh là
sông Đà và sông Hồng, tạo nên một sắc thái riêng về tự nhiên, khả năng đa dạng hoá các
loại cây trồng và phát triển kinh tế xã hội.
Nhìn chung địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc, từ Tây
sang Đông có thể phân thành 03 tiểu vùng khác nhau.
- Vùng núi: Có diện tích là 19.932,11 ha chiếm 46,5% diện tích tự nhiên của toàn
huyện; có 5.694,80 ha đất nông nghiệp, chiếm 28,5 % tổng diện tích toàn vùng. Vùng
này có hai loại địa hình: Núi cao thuộc vườn Quốc gia Ba Vì, đồi thấp thuộc 07 xã miền
núi. Độ cao trung bình toàn vùng từ 150 đến 300 m.
- Vùng đồi gò: Địa hình thấp dần từ 100 m xuống 20 - 25 m theo hướng Tây Bắc
thuộc địa bàn của 13 xã với diện tích là 14.840,15 ha chiếm 34,66% diện tích toàn
15
huyện bao gồm 7.510,17 ha đất nông nghiệp, chiếm 50,6%; đất lâm nghiệp 1956,4 ha
chiếm 13 % diện tích của vùng.
- Vùng đồng bằng sông Hồng: Có địa hình tương đối bằng phẳng, gồm 11 xã, địa
hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ đê sông Hồng đến tả ngạn sông Tích. Diện tích của
vùng là 8.032,11 ha chiếm 18,48% diện tích tự nhiên toàn huyện gồm 3.634,59 ha đất
nông nghiệp.
- Với địa hình địa mạo trên đã tạo nên một sắc thái riêng về điều kiện tự nhiên và
khả năng đa dạng hoá trong phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là có ưu thế về
phát triển du lịch.
- Ba Vì còn là tuyến phòng thủ phía Tây của Thủ đô Hà Nội. Vì vậy có vị trí đặc
biệt quan trọng đối với Quốc phòng và An ninh.[10]
3.1.1.3. Khí hậu
Ba Vì nằm sát phía Tây Bắc vùng châu thổ sông Hồng nên chịu ảnh hưởng của khí
hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.
Qua theo dõi nhiều năm, các yếu tố khí hậu trung bình như sau:
- Nhiệt độ trung bình tháng: Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nhiệt độ
trung bình khoảng 20
0
C, tháng có nhiệt độ thấp nhất khoảng 14
0
C. Từ tháng 4 đến tháng
10 nhiệt độ trung bình đều cao, trên 23
0
C, tháng 6 và 7 có nhiệt độ cao nhất là 35
0
C đến
37
0
C. Riêng vùng núi Tản Viên, từ độ cao 400m trở lên mùa hè có không khí mát mẻ,
trên 700 m trở lên nhiệt độ trung bình về mùa hè là 18
0
C.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình đạt 1628 mm/năm, chia thành 2 mùa rõ rệt.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, với tổng lượng mưa là 1.478 mm,
chiếm khoảng 91% lượng mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào
tháng 3 với tổng lượng mưa 184 mm, chiếm khoảng 9% lượng mưa cả năm.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình từ 85% đến 87%. Tháng có độ ẩm trung
bình thấp nhất 81 - 82 % vào các tháng 11 và tháng 12. Tháng có độ ẩm trung bình cao
nhất 89 % vào tháng 3 và tháng 4.
- Số giờ nắng: số giờ nắng bình quân là 1.680,7 giờ/năm. Các tháng 1, 2,3 có số
bình quân giờ nắng dưới 100 giờ/tháng. Các tháng còn lại đều có số giờ nắng trên 120
giờ/tháng, đặc biệt tháng 4 và tháng 7 số giờ nắng đạt trên 150 giờ/tháng.
16
- Gió: hướng gió chủ yếu là Đông Bắc và Đông Nam, mùa đông có gió mùa Đông
Bắc lạnh. Tốc độ gió trung bình 3,5 m/s.
Mùa hạ hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Nam, tuy nhiên khi có giông, bão vào
mùa hạ tốc độ gió có thể đạt tới 100km /h. Trong gió mùa hạ có thể có gió giật tới tốc độ
trên 100 km/h. Bão thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 10. Bão gây ra gió mạnh và mưa
lớn, là thiên tai đáng lo ngại đối với Ba Vì. Bão thường kèm theo mưa lớn gây nên ngập
úng ở vùng đất trũng và gây ra xói mòn ở vùng đồi, núi, làm thiệt hại đến sản xuất, kinh
tế và con người.
Lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 12, tháng 01 năm sau, lớn nhất vào tháng 5
tháng 6.
Nhìn chung, thời tiết của huyện có những biến động thất thường đi kèm các hiện
tượng gây ảnh hưởng bất lợi cho đời sống và sản xuất. Vào mùa mưa chịu ảnh hưởng
của những đợt mưa lớn, dài ngày gây ngập, úng; đầu mùa hè thường chịu ảnh hưởng của
gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ không khí có khi lên tới trên 38
0
C. Mùa đông, có
những đợt gió mùa đông bắc về nhanh nhiệt độ thường giảm đột ngột gây ảnh hưởng tới
sức khoẻ và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do đặc điểm khí hậu nêu trên nên có các
biện pháp khắc phục sẽ rất thuận lợi cho việc đa dạng hoá các loại cây trồng, vật nuôi
đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhân dân trong huyện cũng như cung cấp
cho các vùng lân cận.
3.1.1.4. Thủy văn
Ba Vì có hệ thống thuỷ văn phong phú và đa dạng. Bao gồm sông Đà và sông
Hồng bao bọc từ phía Tây Nam lên Đông Bắc dài 50 km tạo nên nguồn nước tưới phong
phú, mang phù sa màu mỡ bồi lên vùng đồng bằng ven sông của huyện.
Địa hình chia cắt của vùng núi và vùng đồi gò đã hình thành lên hệ thống khe suối
phân bố theo từng lưu vực nhỏ, đặc biệt là tạo nên con sông Tích chảy theo hướng Đông
Bắc - Tây Nam phân chia huyện thành hai vùng. Vùng núi và đồi gò ở hữu ngạn và
đồng bằng phì nhiêu ở tả ngạn. Sông Tích là trục tiêu nước chính cho đất đai toàn huyện
và cũng là nơi cung cấp nguồn nước tưới bổ sung cho vùng ven bên trong bờ sông
Hồng.
17
Hệ thống đê phía Tây và phía Đông Bắc làm nhiệm vụ ngăn lũ lụt cho vùng đồng
bằng trong đê đã tạo nên chế độ thuỷ văn rất khác biệt ở các vùng địa hình và đất đai
khác.
Ngoài hệ thống sông suối, Ba Vì còn có các ao, hồ và đầm, đặc biệt có những hồ,
đầm có cảnh quan đẹp đã và đang được cải tạo khai thác vào mục đích kinh doanh du
lịch, dịch vụ như: hồ Suối Hai, hồ Đầm Long, hồ Hoóc Cua, Ao Vua, hồ Khoang Xanh,
hồ Vai Sô.
3.1.1.5. Lâm nông nghiệp :
Thực vật tự nhiên: theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2012 của Phòng tài nguyên
và môi trường huyện Ba Vì, diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện có 10.901,84 ha,
trong đó đất rừng sản xuất có 4.387,09 ha, rừng phòng hộ : 78,44 ha, rừng đặc dụng :
6.436,31 ha.
Cây trồng: bao gồm các loại cây hàng năm như nhóm cây lương thực gồm lúa,
ngô, khoai, sắn ; nhóm cây công nghiệp ngắn ngày gồm lạc, đậu tương; các loại cây ăn
quả gồm nhãn, vải, chuối.
Thảm thực vật của huyện ảnh hưởng nhiều tới các quá trình lý hóa học xảy ra
trong đất như tích lũy chất hữu cơ, giữ ẩm cho đất, tăng độ che phủ, hạn chế quá trình
rửa trôi, xói mòn đất
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn 2001- 2012 quy mô và nhịp độ tăng trưởng có xu hướng tăng
lên. Tổng giá trị sản xuất tăng từ 1.275 tỷ đồng năm 2005 lên 3297 tỷ đồng năm 2012
(giá ss 94), tăng bình quân hàng năm 11%/năm giai đoạn 2001-2005 và 20,9%/năm
giai đoạn 2006 - 2012, riêng năm 2012 tăng 64,7% so với năm 2010.[11]
Sự tăng trưởng kinh tế cao trong giai đoạn vừa qua xuất phát từ đóng góp ngày
càng cao của khu vực phi nông nghiệp, từ 54% giai đoạn 2001- 2005 đến 62% giai
đoạn 2006 - 2012. Trong 12 năm 2001 - 2012 các ngành nông lâm ngư nghiệp luôn
duy trì nhịp độ tăng trưởng cao, đặc biệt là về giá trị sản xuất 7,8%/năm giai đoạn
2001 - 2005 và 16,2%/ năm giai đoạn 2006 - 2012 (trong đó năm 2010 - 2012 tăng
20,8%/năm).