Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

PHÂN TÍCH CHUYỂN SÂU TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN (Garmex Saigon)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.65 KB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP CỦA CÔNG TY CPSXTM MAY SÀI
GÒN
Phân tích tài chính doanh nghiệp

Mục lục :
2. Hoạt động và sản phẩm, dịch vụ kinh doanh chính : 4
3. Phân tích nghành : 4
4. Vị thế trong ngành : 5
5. Định hướng phát triển và đầu tư : 6
LỜI GIỚI THIỆU
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hay cụ thể hoá việc phân tích các
báo cáo tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số
liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh
giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai. Báo cáo
tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng
như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Trong đi

u
ki

n kinh t
ế
hi

n nay, công tác phân tích tài chính
của


các doanh nghi

p đang
được chú trọng hơn trước kia bởi nó đem
lại
cho
nhà qu

n trị

những cái nhìn
xác thực v

h
ình hình s


dụng
tài
sản

nguồn vốn tại doanh nghiệp. Đất nước
chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh, cùng
với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, tất yếu doanh
nghiệp dù bất cứ loại hình nào cũng phải đối mặt với những khó khăn và thử thách và
phải chấp nhận quy luật đào thải từ phía thị trường. Đứng trước những thử thách đó,
đòi hỏi doanh nghiệp phải ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu
quả sử dụng vốn, quản lý và sử dụng tốt nguồn tài nguyên vật chất cũng như nhân lực
của mình. Đồng thời, phân tích tài chính còn đóng vai trò hơn nữa đối với các cổ đông
và các nhà đầu tư thì việc phân tích tài chính của các doanh nghiệp có vai trò quan

trọng trong việc ra quyết định
đầu
tư.
Với vai trò quan trọng như
vậy của việc
phân tích tài chính doanh nghiệp,
nhóm chọn
đề
tài “Phân tích tài chính tại công ty cổ phần sản xuất thương mại may
Sài Gòn”
để
các
bạn

thể
hình dung rõ ràng hơn về ý nghĩa của các tỉ số tài
Công ty CP sản xuất thương mại may Sài gòn 2
Phân tích tài chính doanh nghiệp

chính – vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau một BCTC khô khan.
A. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY :
I. CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN :
1. Giới thiệu về công ty và lịch sử hình thành :
Tên công ty : CTCP sản xuất thương mại may Sài Gòn
Mã giao dịch : GMC Sàn giao dịch:
HOSE
Địa chỉ : Văn phòng Công ty tại số 236/7 Nguyễn Văn Lượng,
Phường 17, Quận Gò Vấp,Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại : +84-(0)8-984.48.22
Fax : +84-(0)8-984.47.46

Email :
Website :
Vốn điều lệ : 46,694,970,000 đ
- Công ty Cổ phần Sản Xuất Thương Mại May Sài Gòn tiền thân là Công ty Sản
Xuất-Xuất Nhập Khẩu May Sài Gòn (Garmex Saigon JS) thành lập năm 1993 từ việc
tổ chức lại liên hiệp may thành phố HCM
- Ngày 05/05/2003, công ty được chuyển đổi sang hình thức cổ phần theo quyết
định số 1663/QĐ-UB của UBND Thành phố Hồ chí Minh và được Sở Kế họach và
Đầu tư Thành phố Hồ chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
4103002036 ngày 07/01/2004 và đănh kí thay đổi lần 2 vào 21/09/2005.
- Ngày 07/01/2004, công ty được thành lập và chính thức hoạt động theo mô
hình cổ phần ( trong đó 10% là vốn cổ đông nhà nước )
- Ngày 19/12/2005, công ty tham gia đấu giá mua 17,49% vốn điều lệ (7,2 tỷ
đồng) của Công ty Cp TMXNK quận 8 và được HĐQT Công ty Cp TMXNK quận 8
phân công làm giám đốc công ty
- Ngày 15/06/2005, đạt chứng nhận ISO 9001:2000 theo đánh giá của tổ chức
Quarcert.
- Ngày 09/12/2005 trở thành thành viên liên kết với Công ty Dệt May Gia Định (hoạt
động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con) theo quyết định số 6231/QĐ-UBND
của UBND thành phố HCM.
- Ngày 12/8/2006, Công ty Cổ phần Phú Mỹ (thành viên liên kết) đã khởi công
xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm CN – TTCN Hắc Dịch và dự kiến sẽ giao đất cho các
nhà đầu tư xây xưởng vào cuối năm 2006.
- Ngày 06/12/2006 Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép số 101/GPNY
cho phép Công ty Cổ Phần SX-TM May Sài Gòn được niêm yết cổ phiếu phổ thông
tại Sở Giao dịch Chứng khóan TP.HCM kể từ ngày 06/12/2006. Ngày giao dịch ñầu
tiên của cổ phiếu GMC tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM là ngày 22/12/2006.
Công ty CP sản xuất thương mại may Sài gòn 3
Phân tích tài chính doanh nghiệp


2. Hoạt động và sản phẩm, dịch vụ kinh doanh chính :
- sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm may mặc
- dịch vụ chính :
+ Góp vốn, liên doanh liên kết, đầu tư bất động sản: Góp vốn đầu tư xây dựng
và khai thác Trung tâm Giải trí Thương mại và Văn phòng cho thuê tại 107 – 107bis
Trần Hưng Đạo, Quận 5, Tp HCM thông qua Công ty TNHH Đại thế Giới; Góp vốn
đầu tư kinh doanh Cụm Công nghiệp thông qua Cty liên kết CP Phú Mỹ.
+ Dịch vụ quản lý doanh nghiệp: quản lý, hỗ trợ sản xuất, quản lý lao động và quản lý
tài chánh cho các công ty nước ngoài đang đầu tư sản xuất tại Tp. HCM.
+ Dịch vụ khai thuế Hải Quan và giao nhận xuất nhập khẩu.
+ Đầu tư tài chính: Thông qua việc mua cổ phiếu khi doanh nghiệp cổ phần hoá.
+ Giặt tẩy
3. Phân tích nghành :
Theo nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam, trong toàn bộ biểu thuế gồm
10,689 dòng thuế, Việt Nam sẽ cắt giảm khoảng 3,800 dòng, chiếm 34.5% số dòng
thuế của biểu thuế.
Với nhóm hàng dệt - may: nhóm hàng xơ, sợi, thuế suất giảm từ 20% xuống
5%; nhóm hàng vải, thuế suất từ 40% xuống 12%; nhóm quần áo và đồ may sẵn
giảm từ 50% xuống 20%
Việc cắt giảm thuế nhập khẩu như trên cùng với “tự do hóa hạn ngạch”, đã làm
cho dệt may Việt Nam gặp khó khi cạnh tranh với các sản phẩm dệt may của Trung
Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc tràn vào. Hàng dệt may Việt Nam từ đầu năm
2007 tuy có được lợi thế trên thị trường Hoa Kỳ và EU, nhưng lại bất lợi trên thị
trường khu vực và ngay trên sân nhà. Theo báo cáo của Hiệp hội dệt may Việt Nam,
năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đạt 5,834 tỷ USD, trong đó vào thị trường Hoa Kỳ
đạt 3,044 tỷ USD (chiếm 52%), EU - 1,243 tỷ USD (chiếm 21%), Nhật Bản - 628
triệu USD (chiếm 11%), ASEAN - 107 triệu USD (chiếm 1,8%) trong khi đó tại
thị trường nội địa hàng dệt may Việt Nam chỉ chiếm 7% tổng mức bán lẻ (1,8 tỷ
USD). Như vậy trên thị trường khu vực ASEAN, đặc biệt là thị trường nội địa, hàng
dệt may Việt Nam đã lâm vào tình thế “bỏ trống sân nhà”. Cũng theo Hiệp hội dệt

may Việt Nam, năm 2006 xuất khẩu của dệt may đạt 5,834 tỷ USD, thì nhập khẩu
vải, sợi, bông, phụ liệu đã ở mức 5 tỷ USD. Chênh lệch chỉ là 0,8 tỷ USD. Mức
chênh lệch này chỉ là lấy công làm lãi, vì ngành dệt may Việt Nam có tới 2 triệu lao
động (chiếm 24% số lao động công nghiệp) trong 2000 doanh nghiệp dệt may và
chưa hạch toán chi tiết chi phí khấu hao máy, thiết bị, nhà xưởng, đất đai do đó
hiệu quả của dệt may Việt Nam cần được đánh giá khách quan và chính xác.
Mặc dù hiện nay Việt Nam đang được xếp hạng ở mức 16/153 nước xuất khẩu
dệt may của thế giới; Kim ngạch xuất khẩu được đánh giá là lớn, nhưng lợi nhuận
ròng đem lại là rất thấp. Thực tế cho thấy Việt Nam chưa chú trọng đầu tư vùng
nguyên liệu cho công nghiệp dệt, mặc dù Việt Nam có điều kiện để phát triển bông
xơ, dâu tằm, đay gai Mặt khác, Việt Nam cũng chưa đầu tư phát triển ngành cơ khí
với mục tiêu nội địa hóa những thiết bị cho công nghiệp dệt may; màu nhuộm và hóa
chất khác dệt may phải sử dụng thường xuyên với khối lượng lớn, nhưng chưa
được đầu tư đúng mức để nghiên cứu sản xuất. Do đó nguyên liệu, phụ kiện, hóa
Công ty CP sản xuất thương mại may Sài gòn 4
Phân tích tài chính doanh nghiệp

chất và hầu hết máy thiết bị cho dệt may của Việt Nam đều gần như phải trông chờ
vào nguồn nhập ngoại. Một vài số liệu cụ thể cho thấy: bông xơ sản xuất trong nước
mới đảm bảo 5% nhu cầu, sơ sợi tổng hợp - 30%; vải cho công nghiệp may phải
nhập 52%, nguyên phụ liệu nhập 34% hơn thế nữa ngay cả nhiều mẫu mã thiết kế
cũng phải nhập ngoại! Vì vậy mà Việt Nam đang trở thành một thị trường hấp dẫn
đối với các nước cung cấp nguyên liệu, thiết bị và dịch vụ dệt may trong khu vực và
thế giới. Đồng thời, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang là những đơn vị gia
công lớn cho các công ty nước ngoài.
Một thực tế hiện nay, phần lớn các sản phẩm dệt may xuất khẩu làm theo đơn
đặt hàng, hoặc mua lại mẫu mã thiết kế của nước ngoài, gia công cho các đối tác.
Chưa chủ động trong nghiên cứu thị trường và thiết kế các mẫu mã thời trang theo
thị hiếu của người tiêu dùng, hàng bán nội địa phần lớn vẫn sản xuất theo mẫu
“truyền thống”. Do đó, hàng dệt may Việt Nam không những không hướng dẫn được

tiêu dùng, mà thị phần nội địa bị co hẹp dần bởi hàng dệt may nhập khẩu. Thực trạng
này không phải hoàn toàn là lỗi của ngành Mỹ thuật công nghiệp, mà chủ yếu ở định
hướng chiến lược đầu tư. Hiệp hội dệt may Việt Nam, đúng hơn là ngành dệt may
Việt Nam và Bộ công nghiệp đang thiếu (hay chưa coi trọng) chiến lược này.
Bên cạnh đó, các chính sách và biện pháp trợ giúp quy hoạch vùng nguyên liệu,
tạo giống mới về bông, đay, gai, tạo khả năng kháng bệnh tốt, cho năng suất cao,
phù hợp với điều kiện vùng miền Việt Nam, chưa đặt ra cụ thể. Cơ sở hạ tầng cho
các vùng nguyên liệu cũng trong điều kiện tương tự. Việc hỗ trợ kỹ thuật về chuyển
giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho dệt may, đáng lẽ phải được thực hiện
mạnh hơn nhưng cho đến nay Bộ Khoa học và Công nghệ mới đang triển khai xây
dựng Chương trình hỗ trợ cụ thể cho từng lĩnh vực. Động thái này ảnh hưởng không
nhỏ đối với ngành dệt may.
Trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia trong WTO, ngành dệt
may Việt Nam phải chịu sức ép của những điều kiện cạnh tranh này. Tuy nhiên, do
hàng dệt may của Việt Nam vào các thị trường Hoa Kỳ và EU với khối lượng lớn, nên
cơ chế giám sát của họ đối với dệt may Việt Nam, sẽ chặt chẽ hơn.
4. Vị thế trong ngành :
- So với các doanh nghiệp trong ngành Dệt may, hoạt động kinh doanh của
Garmex Saigon Js có một số lợi thế với kênh phân phối là thị trường trung cao cấp và
đã đươc uỷ quyền sản xuất sản phẩm có thương hiệu tiêu biểu là: Nike, Nautica,
Haggar, JC Penny, Quechua, Champion, Elleses, Northface, Estivo, Otto, Bon – prix,
Tribord v.v… để xuất khẩu khẩu sang các nước Mỹ, Nhật, châu ÂU
- Để nhận được sự ủy quyền từ những công ty có đẳng cấp, Công ty ngoài việc
thường xuyên cải tiến công tác quản lý, điều hành để nâng cao năng suất lao động còn
phải chú trọng chăm sóc điều kiện làm việc của người lao động, đồng thời công ty
phải thoả các điều kiện về giá cả, chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng, dịch vụ hậu
mãi, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và chính sách đối với người lao động. Nhờ tích
cực điều chỉnh theo thông lệ quốc tế mà công ty đã tạo được nguồn khách hàng phong
phú, chuyên môn hoá được sản xuất, đã được tổ chức Quacert cấp chứng nhận
ISO:9001 – 2000 và Hiệp hội dệt may Việt nam kết hợp Thời báo kinh tế Sài Gòn

bình chọn là doanh nghiệp tiêu biểu năm 2006, khách hàng NIKE hai năm liên tục
Công ty CP sản xuất thương mại may Sài gòn 5
Phân tích tài chính doanh nghiệp

tặng cúp “NIKE QUẢN LÝ TOÀN DIỆN” 2004 – 2005, riêng quý 3/2006 khách
hàng NIKE đánh giá chất lượng nhà máy tuyệt đối 100% khi giao hàng
- Ngoài ra để chuẩn bị cho hội nhập, Công ty đã tích cực xây dựng bộ máy để
chuyển đổi phương thức kinh doanh phù hợp tập quán các công ty xuyên quốc gia là
“Mua nguyên liệu – bán thành phẩm”. Phương thức FOB giúp Công ty tự chủ hơn
trong hoạt động kinh doanh, đem lại tỷ suất lợi nhuận cao gấp 4 lần so với gia công.
Sản xuất theo phương thức FOB hiện nay chiếm 30% năng lực sản xuất của công ty
nhưng đạt hơn 60% doanh thu, 80% lợi nhuận. Năm 2003, doanh thu FOB chỉ đạt 5 tỷ
đồng thì đến thời điểm hiện nay đã đạt khoảng 120 tỷ đồng.
5. Định hướng phát triển và đầu tư :
- Khai thác mọi cơ hội để tạo nguồn khách hàng phong phú, ổn định, hiệu quả và
đa dạng về thị trường cũng như chuyên môn hoá sản phẩm trên cơ sở phát huy tối ưu
nguồn lực của công ty để thiết lập qui mô sản xuất thích hợp, nâng cao năng lực cạnh
tranh trên thường trường quốc tế với mức tăng trưởng sản xuất bình quân 12%/năm .
- Vận dụng chính sách tái cơ cấu kinh tế của Tp HCM để xây dựng chương trình
chuyển đổi mục đích sử dụng các cơ sở sản xuất của công ty trong khu vực nội thành
nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất và tăng tích lũy đầu tư
- Hệ quả 2 mục tiêu trên là Công ty hình thành được một bộ máy hoạt động
chuyên nghiệp, thích hợp với tiến độ phát triển sản xuất kinh doanh của công ty và
qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề vững chắc cho những bước
phát triển tiếp theo.
- Nhằm phục vụ phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh đến 2008, Công ty đã
thành lập Ban quản lý dự án và phát triển dịch vụ để khai thác lợi thế nhà xưởng, xúc
tiến kinh doanh trên lĩnh vực bất động sản và dịch vụ cung ứng khách hàng nước
ngoài khi hội nhập qua các dự án cụ thể, tạo điều kiện cho công ty phát triển kinh
doanh trên lĩnh vực mới.

- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng doanh thu bình quân 15%/năm. Cụ thể đến năm
2013, doanh số công ty về hàng may mặc sẽ ≥ 600 tỷ/năm. Lợi nhuận trước thuế bình
quân đạt 5% doanh thu sản xuất, cổ tức đạt 10-15%/năm
- Tái cơ cấu lại sản xuất theo hướng tập trung hóa và nâng cao năng lực sản xuất,
để đến 2013 công ty sẽ đạt doanh thu sản xuất hàng may mặc trên 600 tỷ đồng/năm.
6. Phân tích SWOT :
Điểm mạnh (S) Cơ hội (W)
- Sở hữu một lực lượng nhân công
giá rẻ, được thừa nhận là có kỹ năng
và tay nghề cao.
- Thường xuyên cải tiến công tác
quản lý, điều hành để nâng cao năng
suất lao động.
- Chiến lược mới mà công ty này
- Triển vọng kinh tế thế giới
về dài hạn có xu hướng cải thiện làm
tăng nhu cầu sản phẩm Dệt may.
- Việc chuyên môn hóa trong sản
xuất các sản phẩm Dệt may giữa các
doanh nghiệp tạo điều kiện cho các
nhà sản xuất tăng tỷ lệ lợi nhuận.
Công ty CP sản xuất thương mại may Sài gòn 6
Phân tích tài chính doanh nghiệp

đang thực hiện là chuyển đổi mô hình
sản xuất từ FOB chỉ định (nhà nhập
khẩu chỉ định nguồn nguyên liệu)
sang FOB toàn phần (công ty tự mua
nguồn nguyên liệu, tự may và chào
bán sản phẩm). Khi GMC thực hiện

FOB toàn phần thì sẽ tăng thêm được
lợn nhuận do tiếc kiệm được chi phí
mua nguyên liệu vải.
- So với các doanh nghiệp trong
ngành Dệt may, hoạt động kinh doanh
của Garmex Saigon Js có một số lợi
thế với kênh phân phối là thị trường
trung cao cấp và đã được uỷ quyền
sản xuất sản phẩm có thương hiệu
tiêu biểu là: Nike, Nautica, Haggar,
JC Penny, Quechua, Champion,
Elleses, Northface, Estivo, Otto, Bon
– prix, Tribord v.v… để xuất khẩu
sang các nước Nhật, Mỹ, Châu Âu.
- Tìm được nguồn vải của một đối
tác Nhật tại Việt Nam giá rẻ hơn nhiều
so với nhập từ Pakistan nhưng chất
lượng tương đương và không tốn phí
vận chuyển.
- Các thị trường mới như Trung
Đông và Nga đang được thử nghiệm
và hứa hẹn các cơ hội kinh doanh
mới cho ngành Dệt may Việt Nam.
- Chính sảch thương mại của Mỹ
đang theo hướng thúc đẩy xuất khẩu.
- Chính phủ Việt Nam có những
biện pháp ưu tiên phát triển ngành
Dệt may như ưu đãi đầu tư FDI hay
miễn thuế nhập khẩu cho các nguyên
liệu thô với mục đích sản xuất các

sản phẩm may tái xuất khẩu trong
vòng 3-4 tháng.
- Việc gia nhập WTO của Việt
Nam là cơ hội to lớn để GMC gia tăng
thị phần, đặc biệt là thị trường Mỹ, nơi
có lợi nhuận biên cao hơn các thị
trường khác. Việc Mỹ áp dụng cơ chế
giám sát bán phá giá ít có ảnh hưởng
đến GMC do sản phẩm may mặc của
GMC đã thành công khi gia nhập thị
trường Mỹ.
Điểm yếu (O) Thách thức (T)
- Năng lực sản xuất nguyên liệu
đầu vào và phụ trợ còn yếu, không
đáp ứng được nhu cầu của ngành may
mặc.
- Năng lực thiết kế còn thấp, chưa
đáp ứng được thị hiếu của khách
- Ngành Dệt may Việt Nam đang
phải chịu sự cạnh tranh trên thị trường
nội địa từ các sản phẩm của Trung
Quốc, Hàn Quốc và Thái lan.
- Gặp phải sự cạnh tranh gay gắt
của các đối thủ cùng ngành.
Công ty CP sản xuất thương mại may Sài gòn 7
Phân tích tài chính doanh nghiệp

hàng.
- Dây chuyền công nghệ còn lạc
hậu so với thế giới.

- GMC không chỉ bị tác động bởi
giá USD, EURO mà cả Nhân dân tệ
do thị phần của GMC là xuất khẩu.
- Xu hướng tăng cường bảo hộ
mậu dịch, đặc biệt tại các thị trường
truyền thống của Việt Nam như Mỹ
và EU có thể sẽ tác động mạnh mẽ
đến hoạt động của công ty.
- Chất lượng nguồn nguyên liệu
sản xuất tại Việt Nam chưa đạt được
chất lượng yêu cầu, đồng thời giá
thành cao hơn nguồn nguyên liệu
nhập khẩu từ Trung Quốc. Do đó sản
phẩm của ngành không đủ sức cạnh
tranh với các sản phẩm cùng loại từ
Trung Quốc. quản lí.
- Các chuyên gia về bông sợi đã
giảm dự báo của họ về sản lượng bông
trong mùa tới vì giá bông sụt giảm đã
khiến nông dân tập trung vào loại cây
trồng thay thế.
II. TỔ CHỨC DỮ LIỆU PHÂN TÍCH :
1. Bảng cân đối kế toán
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ
TOÁN
2012 2011 2010 2009 2008
Tài Sản
Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản
tương đương tiền

30,673 17,022 26,305 26,687 18,482
Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn
N/A N/A 310 10 20
Các khoản phải thu
ngắn hạn
129,401 110,676 91,773 36,744
24,523
Công ty CP sản xuất thương mại may Sài gòn 8
Phân tích tài chính doanh nghiệp

Hàng tồn kho 172,123 156,039 91,648 54,256 44,976
Tài sản ngắn hạn khác 7,038 4,914 5,977 2,254 4,801
TỔNG TÀI SẢN NGẮN
HẠN
339,235 288,651 216,012 119,951 92,803
Các khoản phải thu
dài hạn
26 26 26 26 26
Tài sản cố định 105,948 86,328 74,135 71,361 78,536
(Giá trị hao mòn
lũy kế)
-98,678 -86,601 -76,580 -67,249 -58,475
Bất động sản đầu tư N/A N/A N/A N/A N/A
Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn
17,815 18,700 18,354 18,345 13,936
Tổng tài sản dài hạn
khác
3,047 2,730 1,574 1,246 655

Lợi thế thương mại N/A N/A N/A N/A N/A
TỔNG TÀI SẢN 466,070 396,435 310,101 210,928 185,955
Nợ Phải Trả
Nợ ngắn hạn 289,010 232,351 175,189 88,277 72,798
Nợ dài hạn N/A 1,763 591 440 433
Tổng Nợ 289,010 234,115 175,780 88,717 73,232
Nguồn Vốn
Vốn chủ sở hữu 177,060 162,320 134,321 124,237 110,078
Nguồn kinh phí và
quỹ khác
N/A N/A N/A -2,027 2,646
Tổng Nguồn Vốn 177,060 162,320 134,321 122,211 112,724
Lợi ích của cổ đông
thiểu số
N/A N/A N/A N/A N/A
TỔNG NGUỒN VỐN 466,070 396,435 310,101 210,928 185,955
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh :
Kết Quả Kinh Doanh 2012 2011 2010 2009 2008
Doanh Thu Thuần 1,058,994 865,687 613,883 353,993 424,291
Giá Vốn Hàng Bán 890,014 682,336 488,360 273,556 312,986
Lợi Nhuận Gộp 168,980 183,350 125,523 80,436 111,305
Chi phí hoạt động
Công ty CP sản xuất thương mại may Sài gòn 9
Phân tích tài chính doanh nghiệp

Chi phí tài chính 8,976 16,605 10,732 5,658 11,605
Trong đó: Chi phí lãi
vay
7,461 6,248 4,798 1,154 2,722
Chi phí bán hàng 17,244 18,254 15,329 13,097 36,986

Chi phí quản lý doanh
nghiệp
102,073 118,031 76,651 45,812 58,091
Tổng Chi phí hoạt động 128,293 152,890 102,712 64,567 106,682
Tổng doanh thu hoạt
động tài chính
17,769 20,388 16,287 26,270 7,672
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
58,457 50,849 39,098 42,140 12,296
Lợi nhuận khác 3,011 1,668 959 206 9,802
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
61,468 52,516 40,057 42,346 22,098
Chi phí lợi nhuận
Chi phí thuế TNDN N/A 9,506 5,105 7,552 4,977
Lợi ích của cổ đông
thiểu số
N/A N/A N/A N/A N/A
Tổng Chi phí lợi nhuận 0 9,506 5,105 7,552 4,977
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
51,768 43,011 34,953 34,795 17,121
B. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY :
Một số chỉ tiêu cụ thể (Nguồn: báo cáo tài chính và FPTS tổng hợp):
STT 2012 2011 2010 2009 2008
15
Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản
(ROA)
12% 12% 13% 18% 9%

16
Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu
(ROE)
31% 29% 27% 30% 16%
Tỷ lệ tăng trưởng tài chính
1 Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) 6% 6% 7% 13% 5%
2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 22% 41% 73% -17% 19%
Công ty CP sản xuất thương mại may Sài gòn 10
Phân tích tài chính doanh nghiệp

3 Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) 21% 23% 0% 103% -17%
4 Vốn chủ sở hữu 9% 21% 10% 8% 4%
5 Tiền mặt 80% -35% -1% 44% -53%
Tỷ lệ Thu Nhập
1 Cổ tức tiền mặt N/A 35% 10% 22% 15%
2 Tăng trưởng giá cổ phiếu 45% -22% -34% 278% -75%
I. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ CÂN BẰNG TÀI SẢN CỦA DOANH
NGHIỆP
1. Phân tích cấu trúc tài sản :
a. Phân tích tỷ trọng các loại tài sản :
BẢNG CÂN
ĐỐI KẾ TOÁN
năm
2009
năm
2010
năm
2011
năm
2012



Giá trị
Tỉ
trọng
Giá trị
Tỉ
trọng
Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng
TàiSản
Tài sản ngắn hạn
T,TĐT
26,687 12,65% 26,305 8,48% 17,022 4,29% 30,673 6,58%

ĐTTC
10 0,00% 310 0,10%
PTNH
36,744 17,42% 91,773 29,59% 110,676 27,92% 129,401 27,76%
HTK
54,256 25,72% 91,648 29,55% 156,039 39,36% 172,123 36,93%
TSNH khác
2,254 1,07% 5,977 1,93% 4,914 1,24% 7,038 1,51%
TỔNG TÀI
SẢN NGẮN
HẠN
119,95
1
56,87% 216,01
2
69,66% 288,651 72,81% 339,23

5
72,79%
Các khoản phải
thu DH
26 0,01% 26 0,01% 26 0,01% 26 0,01%
TSCĐ
71.361 33,83% 74.135 23,91% 86.328 21,78% 105.948 22,73%
HMLK
-67.249 -77 -86.601 -98.678
BĐS
DDTTC dàihạn
18.345 8,70% 18.354 5,92% 18.700 4,72% 17.815 3,82%
TSDH khác
1.246 0,59% 1.574 0,51% 2.730 0,69% 3.047 0,65%
Công ty CP sản xuất thương mại may Sài gòn 11
Phân tích tài chính doanh nghiệp

TỔNG TÀI
SẢN
210.92
8
100% 310.10
1
100% 396.43
5
100,00% 466.070 100,00%
b. Biến động tài sản:
Công ty CP sản xuất thương mại may Sài gòn 12
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Chênhlệch

2010/2009
Chênhlệch 2011/2010
Chênhlệch
2012/2011

Mức
Tăng
trưởng Mức
Tăng
trưởng Mức
Tăng
trưởng
TàiSản
Tài sản ngắn hạn

Tiền và các khoản tương đương
tiền -382 -1,43% -9.283 -35,29% 13.651 80,20%

Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn -300 -3000%

Các khoản phải thu ngắn hạn 55.029 149,76% 18.903 20,60% 18.725 16,92

Hàng tồn kho 37.392 68,92 64.391 70,26 16.084 10,31

Tài sản ngắn hạn khác 3.723 165,17 -1063 -17,78 2.124 43,22
TỔNG TÀI SẢN NGẮN HẠN
96.06
1 80,08% 72.639 33,63 50.584 17,52


Tài sản cố định 2.774 3,89 12.193 16,45 19.620 22,73

HMLK -9.331 13,88 -10.021 13,09 -12.077 13,95

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 9 0,05% 346 1,89% -885 -4,73%

Tổng tài sản dài hạn khác 328 26,32% 1156 73,44% 317 11,61%
TỔNG TÀI SẢN
99.17
3 47,02 86.334 27,84 69.635 17,57
Phân tích tài chính doanh nghiệp

 Phân tích tổng quát:
Nhìn chung, quy mô tài sản của DN có sự thay đổi lớn qua các năm:
• Tăng liên tục qua các năm, tăng mạnh nhất ở thời kì 2009-2010, sự thay đổi
đó dẫn tới hàng loại sự thay đổi trong quy mô và tỷ trọng các loại tài sản.
• Quy mô tài sản thay đổi do quy về về TSNH thay đổi là chủ yếu, không chịu
tác động lớn từ TSDH
Cụ thể:
• Giai đoạn 2009-2010: Giá trị tài sản vào cuối năm 2010tăng nhanh, tăng gần
99,173 triệu đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 47.02%) so với năm 2009. Sự gia tăng này
thể hiện rõ rệt ở TS ngắn hạn, với TS dài hạn vẫn có tăng nhưng tăng nhẹ, tăng 3,112
triệu đồng.
• Giai đoạn 2010-2011: năm 2011 giá trị tài sản công ty cũng tăng mạnh, tăng
khoảng 86,334 triệu đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 27.84%) so với năm 2010. Đối với
TSDH vẫn có sự tăng đều nhẹ như giai đoạn trước, còn TS ngắn hạn thì tăng nhanh
hơn.
• Giai đoạn 2012-2011: Đến năm 2012, quy mô TS tiếp tục tăng, năm 2012
tổng giá trị TS tăng với mức 69,635 triệu đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 17.57%) so với
năm 2011. Nguyên nhân do TSNH tiếp tục có sự gia tăng vượt bậc,

Công ty CP sản xuất thương mại may Sài gòn 13
Phân tích tài chính doanh nghiệp

Nguyên nhân chính của sự tăng mạnh trong giá trị tài sản công ty trong
những năm 2009-2012 là do:
• Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008
nên tổng giá trị TS vẫn còn ở mức thấp.
• Năm 2010, công ty tiếp tục mở rộng quy mô
• phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường vốn đầu tư cho việc mở
rộng quy mô sản xuất, trong những năm tiếp theo, DN thu được thành quả lớn, và tiếp
tục tăng quy mô TS trong năm 2011, 2012. Nhưng việc thay đổi quy mô TS là do sự
thay đổi của TSNH là chủ yếu. Tiến hành phân tích chi tiết tỷ trọng và biến động của
từng khoản mục để hiểu hơn về sự thay đổi này.
 Cơ cấu TSNH và TSDH: Đồ thị 2: cơ cấu tài sản
Theo dõi bảng cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp qua nhiều
năm, có thể nhận thấy doanh nghiệp có cơ cấu tài sản thay đổi liên tục.Cơ cấu này
đang có xu hướng thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng tài sản ngắn hạn và giảm dần
tài sản dài hạn. Nguyên nhân quy mô TS tăng chủ yếu là do TSNH tăng, còn TSDH
thay đổi rất nhỏ, do đó làm cho tỷ trọng TSDH giảm dần qua các năm.
 Tài sản ngắn hạn:
Trong cơ cấu tài sản thì phần lớn tỷ trọng là tài sản ngăn hạn, quy mô lẫn tỷ
trọng đều tăng qua các năm.
Cụ thể:
Công ty CP sản xuất thương mại may Sài gòn 14
Phân tích tài chính doanh nghiệp

• Giai đoạn 2009-2010: Tỷ trọng TS ngắn hạn/ tổng tài sản tại ngày 31/12/2010
là 69.66%, tăng mức 96,061 triệu đồng ứng với tăng 80.08% so với cuối năm 2009.
Trong giai đoạn này, quy mô và tỉ trọng tài sản ngắn hạn có sự tăng trưởng vượt bậc.
• Giai đoạn 2010-2011: Tỷ trọng tài sản ngắn/ tổng tài sản tài ngày 31/12/2011

là 72.81% tăng 72,639 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 33.63% so với cuối năm 2010,
giai đoạn này quy mô TSNH và tỉ trọng của TSNH trong tổng TS có sự gia tăng
nhưng thấp hơn so với giai đoạn trước. Tăng vốn điều lệ, có vốn tiếp tục để đầu tư.
• Giai đoạn 2011-2012: Tỷ trọng tài sản ngắn/ tổng tài sản tài ngày 31/12/2012 là
72.79% tăng 50,584 triệu đồng ứng với tốc độ tăng là 17.52% so với cuối năm 2011,
giai đoạn này tỷ trọng TSNH giảm nhưng không đáng kể so với giai đoạn trước( giảm
0.02%).
Nguyên nhân: Nền công nghiệp dệt may vừa phục hồi, DN đầu tư vào TSNH,
tăng cường sản xuất kinh doanh, thu hồi vốn.
 Tài sản dài hạn:
• Quy mô tài sản dài hạn trong tổng tài sản đang tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp
đang mở rộng quy mô sản xuất. Điều này là tốt và phù hợp với tình trạng kinh doanh
phát triển của doanh nghiệp. Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất cũng là để đáp ứng tốt
hơn nhu cầu ngày một tăng của thị trường đối với các sản phẩm của công ty. Đó cũng
là bước cần phải làm để thực hiện được mục tiêu chiến lược mà công ty đề ra, tiếp tục
mở rộng sản xuất.
• Tuy nhiên so với TSNH thì TSDH tăng đều và rất nhẹ, làm tỷ trọng của TSDH
giảm mạnh qua các năm, từ trên 43.13% xuống còn khoảng 27.21 %
• Trong đó chủ yếu là giảm tỷ trọng của Tài sản cố định. Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn biến động không đáng kể.
Như vậy nhìn chung DN đang thực hiện chiến lược tăng TSNH, chú trọng trong
việc đẩy nhanh vòng quay vốn hơn là mở rộng quy mô sản xuất lâu dài, tập trung vào
chiến lược ngắn hạn, vượt qua giai đoạn suy thoái của nền kinh tế toàn cầu.Trên đây
là những đánh giá khái quát về cấu trúc tài sản của công ty. Để hiểu rõ hơn tình hình
biến động tài sản tại công ty và những nguyên nhân của nó, ta đi vào phân tích tình
hình biến động cũng như cơ cấu của TSDH và TSNH dưới đây
Công ty CP sản xuất thương mại may Sài gòn 15
Phân tích tài chính doanh nghiệp

 Phân tích chi tiết cấu trúc tài sản:

Tài sản ngắn hạn: Đồ thị 3: quy mô TSNH
Nhìn vào đồ thị ta nhận xét được sự thay đổi trong quy mô TSNH và cơ cấu
TSNH.
• Quy mô: Nhìn chung quy mô TSNH tăng liên tục qua các năm từ 2009-2012,
hầu hết các khoản mục trong TSNH đều tăng. Nhưng nguyên nhân chính tác động
mạnh mẽ lên sự thay đổi này là do lượng HTK tăng nhanh và mạnh. Khoản mục này
cũng chiếm tỷ trọng đáng kề trong tổng tài sản, tiếp theo đến khoản mục các khoản
phải thu ngắn hạn, tiền & tương đương tiền.
• Tỷ trọng: Đồ thị 4: Tỷ trọng các loại TSNH trong Tổng TS
Công ty CP sản xuất thương mại may Sài gòn 16
Phân tích tài chính doanh nghiệp

• Tỷ trọng của các khoản mục cũng có sự thay đổi, biến động qua các năm.
+ Tiền và các khoản tương đương tiền: Biến động mạnh, giảm liên tục từ năm
2009-2011, đến năm 2012 thì tăng trở lại nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2009.
• Giai đoạn 2009-2010: Biến động mạnh, làm thay đổi kết cấu cơ bản của TSNH.
Tại thời điểm cuối năm 2009, khoản mục này có giá trị 26,687 triệu đồng, chiếm
12.65% tổng tài sản, đến hết năm 2010 giảm xuống còn 26,305 triệu đồng, chiếm 8.48
%. Như vậy khoản mục này đã giảm 382 triệu đồng, tương ứng giảm 1.43%. Điều này
chứng tỏ DN đang thay đổi chứng sách dự trữ tiền.
• Giai đoạn 2010-2011: Cuối năm 2011 khoản mục này có giá trị là 17,022 triệu
đồng, chiếm 4.29%, như vậy so với năm 2010 đã giảm 9,283 triệu đồng ứng với giảm
35.29%.
• Giai đoạn 2011-2012: Cuối năm 2012 khoản mục này có giá trị là 30,673 triệu
đồng, chiếm 6.58%, như vậy so với năm 2011 đã tăng 13,651 triệu đồng tương ứng với
tốc độ tăng là 80.2%.
Việc thay đổi lượng tiền liên tục làm cho TSNH cũng thay đổi một cách đáng
kể.Tuy có sự suy giảm liên tục từ 2009-2011 nhưng khoản mục tiền và tương đương
tiền cũng chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng TS.
Tiền và các khoản tương đương vẫn có một tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản. Điều

này giúp tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhưng cũng đồng thời gây ứ đọng
và lãng phí vốn.Tuy giá trị của khoản mục nhìn chung là tăng qua các năm nhưng tỉ
trọng giảm như vậy xu hướng giảm tỷ trọng khoản mục này là hợp lý.
+ Các khoản phải thu: Nhìn chung cả quy mô và tỷ trọng khoản phải thu đều tăng.Cụ thể:
• Tại thời điểm cuối năm 2009, giá trị các khoản phải thu ngắn hạn là 36,744 triệu
đồng, chiếm 17.42% trong tổng giá trị tài sản. Đến cuối năm 2010, khoản mục này tăng
lên 91,773 triệu tỷ đồng, chiếm 29.59% tức là đã tăng khoảng 55,029 triệu đồng.
• Đến cuối năm 2011, khoản mục này tăng lên 110,676 triệu đồng tăng 18,903 triệu
đồng, tương ứng tăng 20.6%. Đến năm 2012 khoản mục này tăng lên 129,401 triệu
đồng tăng 18,725 triệu đồng, tương ứng tăng 16.92%.
Các khoản phải thu tăng lên chủ yếu là do các khoản phải thu khách hàng và các
khoản ứng trước cho người bán. Tỉ trọng nợ phải thu lớn chứng tỏ DN đã sử dụng chính
Công ty CP sản xuất thương mại may Sài gòn 17
Phân tích tài chính doanh nghiệp

sách bán hàng tín dụng để tăng doanh thu, bị chiếm dụng vốn nhiều, do đó DN cần xem
xét lại chính sách quản lí nợ phải thu.
+ Hàng tồn kho: tăng nhanh qua các năm làm cho tỉ trọng HTK đối với tổng TS
cũng tăng theo. Cụ thể :
• Giai đoạn 2009-2010: Giá trị khoản mục hàng tồn kho tăng từ 54.256 triệu đồng
(chiếm 45,23%) lên đến 91.648 triệu đồng (chiếm 42,43 %), tức là đã tăng 37.392 triệu
đồng. Tuy giá trị HTK tăng nhưng tỉ trọng HTK so với tổng TS lại giảm xuống ( giảm
2,8%).
• Giai đoạn 2010-2011: Tăng nhanh về quy mô và tỷ trọng: Tại thời điểm cuối năm
2011, giá trị HTK là 156.039 triệu đồng chiếm 54,06% trong tổng giá trị tài sản. Đến
cuối năm 2012, khoản mục này tăng lên 172.123 triệu đồng nhưng tỉ trọng lại giảm
xuống còn 50,74%.
 Nguyên nhân:
Tỷ trọng của khoản mục hàng tồn kho trong tổng tài sản rất lớn. Như vậy DN đã
lãng phí một lượng lớn chi phí dự trữ, còn ứ đọng hàng hóa, điều này có thể làm giảm

hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng có thể giải quyết tình
trạng cháy hàng và mất khách hàng vào tay các đối thủ cạnh tranh khác. DN cần xem
xét lại chính sách dự trữ một cách hợp lý hơn.
+ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: có sự thay đổi không đáng kể trong giai
đoạn 2009-2010.
Tỷ trọng của khoản mục Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là rất nhỏ, ảnh hưởng
không đáng kể trong cấu trúc tài sản của DN.
+ Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn khác của công ty chủ yếu là
thuế gia tăng được khấu trừ, chi phí trả trước ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn khác thường có tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty. Tuy
khoản mục này cũng biến động không ổn định nhưng vẫn giữ ở mức tỉ trọng
không lớn và ổn định nhất trong các loại TSNH qua các năm. Từ 2.254 triệu đồng năm
2009 (1,88%) lên 5.977 triệu đồng năm 2010 (2,77%), sang năm 2011 giảm còn 4.914
triệu đồng (1,7%) rồi sang năm 2012 giá trị khoản mục này lại tăng lên 7.038 triệu
đồng tương ứng 2,07 % tổng tài sản.
Công ty CP sản xuất thương mại may Sài gòn 18
Phân tích tài chính doanh nghiệp

Về tài sản dài hạn: đồ thị 5: quy mô TSDH
Đồ thị 6: Tỷ trọng các loại TSDH
+ Tài sản cố định: Nhìn chung, TSCĐ tăng tương đối đều và chiếm tỷ trọng lớn
trong THDH, tuy nhiên do việc tăng mạnh giá trị tổng TS làm tỷ trọng TSCĐ cũng
giảm qua các năm.
- Tại ngày 31/12/2009, giá trị TSCĐ là 71.361 triệu đồng, tương ứng chiếm
33,83% tổng tài sản. Đến ngày cuối năm 2010 giá trị của khoản mục này là 74.135 triệu
đồng chỉ còn chiếm 8,48% tổng giá trị tài sản. Như vậy, giá trị TSCĐ đã tăng 2.774
Công ty CP sản xuất thương mại may Sài gòn 19
Phân tích tài chính doanh nghiệp

triệu đồng, hay tăng 3,89 %. Đến năm 2011, tỷ trọng khoản mục này tăng trong những

năm tiếp theo. Đến năm 2012 TSCĐ tăng lên 22,73% trong tổng TS nhưng vẫn thấp
hơn mức ban đầu.
- Tài sản cố định trong đó tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
tài sản (khoảng >50%). Xu hướng tăng của khoản mục này về giá trị và giảm dần tỷ
trọng này phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp. Sự tăng lên chủ yếu là
do đầu tư vào TSCĐ như máy móc thiết bị nhà xưởng lớn với mục tiêu dài hạn, do đó
quy mô TSCĐ tăng cũng tương đối. Nó cho thấy doanh nghiệp đang chú trọng mở rộng
hoạt động sản xuất kinh doanh trong dài hạn.
+ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Nhìn chung, tỉ trọng các khoản đầu tư
TC dài hạn trong tổng tài sản giảm dần qua các năm.
- Tại ngày 31/12/2009, giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn là 18.345 triệu
đồng, chiếm 8,7% tổng giá trị tài sản. Khoản mục này giảm vào năm 2010 nhưng sang
năm 2011 lại tăng trở lại với mức 18.700 triệu đồng tương ứng với 4,72% tổng tài sản;
mặc dù có sự gia tăng về giá trị nhưng tỉ trọng lại giảm.
- Cuối năm 2012, giá trị các khoản đầu tư TC dài hạn lại tiếp tục giảm và giảm
xuống còn 17.815 triệu đồng tương ứng với 3,82%.
KẾT LUẬN: Qua phân tích cấu trúc tài sản của công ty, ta thấy công ty đã chú
trọng mở rộng phạm vi hoạt động của mình. Bên cạnh đó, công ty cần xem xét chính
sách tín dụng cho phù hợp để có thể quản lý được công nợ một cách phù hợp. Đặc biệt
trong cơ chế thị trường và kinh tế đầy biến động, việc chú trọng đầu tư vào TSNH đóng
một vai trò rất quan trọng trong một môi trường cạnh tranh, đẩy mạnh việc chu chuyển
vốn, gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và hạn chế rủi ro cho DN. Nhưng DN cũng
nên chú trọng và xây dựng kế hoạch cho mục tiêu phát triên dài hạn, cần xem xét lại
vấn đề mở rộng quy mô dài hạn. Hơn nữa DN cũng nên chú trọng vào những chiến lược
quảng bá thương hiệu nhằm nâng cao uy tín của công ty với đối tác kinh doanh cũng
như tạo niềm tin cho người sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
mình.
2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn :
a. Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính: BẢNG 2.1
Công ty CP sản xuất thương mại may Sài gòn 20

Phân tích tài chính doanh nghiệp

CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
1. Nợ phải trả 88,717 175,780 234,115 289,010
2. Vốn chủ sở hữu 122,211 134,321 162,320 177,060
3. Tổng tài sản 210,928 310,101 396,435 466,070
4. Tỉ suất nợ (1)/(3)*100 42.06% 56.68% 59.06% 62.01%
5. Tỉ suất tự tài trợ (2)/
(3)*100 57.94% 43.32% 40.94% 37.99%
6. Tỉ suất nợ trên VCSH
(1)/(2)
0.73 1.31 1.44 1.63
CHỈ TIÊU
Chênh lệch
2010/2009
Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch
2012/2011
1. Nợ phải trả 87,063 58,335 54,895
2. Vốn chủ sở hữu 12,110 27,999 14,740
3. Tổng tài sản 99,173 86,334 69,635
4. Tỉ suất nợ (1)/(3)*100 14.62% 2.37% 2.95%
5. Tỉ suất tự tài trợ (2)/(3)*100 -14.62% -2.37% -2.95%
6. Tỉ suất nợ trên VCSH (1)/(2)*100 58.27% 13.36% 19%
Đồ thị 7: Biến động tỷ suất nợ, tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất nợ/VCSH
Nhận xét:
Qua bảng số liệu tính toán ta thấy tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp có
xu hướng biến động giảm qua các năm. Điều đó cho thấy tính tự chủ về mặt tài chính
Công ty CP sản xuất thương mại may Sài gòn 21

Phân tích tài chính doanh nghiệp

của doanh nghiệp thấp. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của vốn chủ thấp hơn nhiều so
với tốc độ tăng của tài sản. Cụ thế:
• Vào năm 2009 toàn bộ tài sản của công ty được tài trợ bởi 57,94 % vốn chủ sở
hữu .
• Tỉ suất tự tài trợ giảm dần qua các năm. cụ thể 2010 là 43,32%, 2011 là 40,94%
và đến năm 2012 thì tỉ suất này chỉ còn 37,99%.
Ngược lại với tỉ suất tự tài trợ thì tỉ suất nợ của doanh nghiệp có xu hướng tăng
dần qua các năm và cao nhất vào năm 2012 là 62,01%, điều này có ảnh hưởng không tốt
đến tình hình tài chính của đơn vị.
Năm 2012, doanh nghiệp có khoản nợ phải trả chiếm tỉ lệ cao trong tổng nguồn
vốn, trong đó chủ yếu là các khoản nợ vay. Điều này cho thấy mức độ mạo hiểm của
doanh nghiệp trong hoạt động tài chính.
Tuy nhiên khi hệ số nợ cao thì doanh nghiệp lại có lợi vì được sử dụng một lượng
tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng vốn nhỏ và các nhà tài chính sử dụng nó như một
chính sách tài chính. Nhưng từ năm 2010 đến 2012 khoản nợ phải trả của doanh nghiệp
chủ yếu là được hình thành từ nguồn vay ngắn hạn làm tăng rủi ro tài chính do bắt buộc
phải trả lãi và hoàn trả nợ đúng hạn.
Ngoài ra, tính không ổn định về mặt tài chính còn thể hiện qua tỉ suất nợ trên vốn
chủ sở hữu:
Cụ thể năm 2009 tỉ suất này là 0,73 nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sỡ hữu thì doanh
nghiệp đi vay 0,73 đồng từ chủ nợ tỉ suất này tăng qua các năm và đến 2012 thì cứ 1
đồng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp phải đi vay 1,63 đồng. Ta có thể nhận thấy được
nhân tố ảnh hưởng đáng kể vào việc tăng tỉ suất nợ trên VCSH ở doanh nghiệp là sự
tăng lên không đáng kể của vốn chủ sở hữu so với nợ phải trả. Cụ thể trong năm 2010
nợ phải trả doanh nghiệp tăng 87,063 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng lên
12,110 tỷ đồng đã làm tăng tỉ suất này. Tiếp tục trong 2 năm 2011 và 2012 vốn nợ phải
trả tăng lên lần lượt là 58,335 tỷ và 54,895 tỷ trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ tăng
27,999 tỷ và 14,740 tỷ, tốc độ tăng nợ phải trả cao hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu nên

tỉ suất nợ trên VCSH tiếp tục tăng.
Công ty CP sản xuất thương mại may Sài gòn 22
Phân tích tài chính doanh nghiệp

Tỉ suất này tăng chứng tỏ DN càng lúc càng ít có tính độc lập cao về tài chính,
chịu nhiều sức ép bởi các chủ nợ. Sự phát triển không ổn định như trên đã thể hiện được
một sắc thái tài chính không mấy khả quan của doanh nghiệp.
So sánh với trung bình ngành: bảng 2.2
CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
GMC
TB
ngành
GMC
TB
ngành
GMC
TB
ngành
GM
C
TB
ngành
Tỉ suất nợ (%) 42.06 48 56.68 50.97 59.06 44.89 62.01 53.17
Tỉ suất tự tài
trợ (%) 57.94 52 43.32 49.03 40.94 55.11 37.99 46.83
Tỉ suất nợ trên
VCSH 0.73 2.02 1.31 1.28 1.44 1.395 1.63 1.52
Từ bảng số liệu trên ta thấy tỉ suất tự tài trợ của doanh nghiệp trong năm 2009 lớn
hơn tỉ suất trung bình ngành dệt may trên thị trường trong nước, nhưng trong các nsăm
tiếp theo tỉ suất này giảm mạnh dẫn đến thấp hơn nhiều so với tỉ suất trung bình ngành.

Mặt khác, tỉ suất nợ trên VCSH của doanh nghiệp ngoài năm 2009 thấp hơn tỉ suất
trung bình ngành thì ở 3 năm còn lại lớn hơn tỉ suất trung bình ngành, tuy nhiên chênh
lệch không nhiều. Điều này chứng tỏ các kế hoạch huy động nguồn vốn chủ sở hữu để
đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp vẫn chưa thật hiệu quả.
b. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ: bảng 2.3
1. Nợ ngắn hạn 88,277 175,189 232,351 289,010
2. Nợ dài hạn 440 591 1,763
3. Vốn CSH 122,211 134,321 162,320 177,060
4. Nguồn vốn tạm thời(1) 88,277 175,189 232,351 289,010
5. Nguồn vốn thường xuyên (2)+(3) 122,651 134,912 164,083 177,060
6. Tổng nguồn vốn (1)+(2)+(3) 210,928 310,101 396,435 466,070
7. Tỉ suất NVTX (5)/(6)*100 58.15% 43.51% 41.39% 37.99%
8. Tỉ suất NVTT (4)/(6)*100 41.85% 56.49% 58.61% 62.01%
9. Tỉ suất NVCSH/NVTX (3)/
(5)*100
99.64% 99.56% 98.93% 100.00%
Công ty CP sản xuất thương mại may Sài gòn 23
Phân tích tài chính doanh nghiệp

Đồ thị 8: biến động tỷ suất NVTX, NVTT, NVCSH/NVTX
Nhận xét:
Bảng số liệu cho thấy doanh nghiệp không có tính ổn định về nguồn tài trợ.
Cụ thể:
Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên vào năm 2009 đạt 58.15%, điều này có nghĩa
trong 100 đồng nguồn vốn đang sử dụng thì có 58,15 đồng công ty được sử dụng
thường xuyên, lâu dài nhưng tỉ suất này có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể
giảm xuống còn 43.51% trong năm 2010, 41.39% trong năm 2011 và xuống mức
thấp nhất là 37.99% trong năm 2012.
Nguyên nhân : Do sự biến động quá lớn ở nợ ngắn hạn trong khi đó nguồn
vốn chủ sở hữu lại có sự gia tăng không đáng kể. Nợ ngắn hạn tăng như vậy là do

trong năm này doanh nghiệp tăng cường việc sử dụng vốn vay của ngân hàng.
Như vậy, tỉ suất nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời của doanh
nghiệp có xu hướng biến động không tích cực qua các năm, nhìn chung tỉ suất
nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời đều khá cao. Năm 2009 doanh
nghiệp sử dụng chủ yếu là nguồn vốn thường xuyên nhưng đến năm 2010, 2011,
Công ty CP sản xuất thương mại may Sài gòn 24
Phân tích tài chính doanh nghiệp

2012 đã có một sự hoán đổi, nguồn vốn tạm thời tăng rất nhanh trong khi nguồn
vốn thường xuyên chỉ tăng chậm, không đáng kể. Có thể thấy doanh nghiệp đang
sử dụng chiến lược tài chính kết hợp, tuy nhiên vẫn chủ yếu là nguồn vốn tạm thời.
Một doanh nghiệp tận dụng được nguồn vốn vay tức là đã tối ưu hóa được
chi phí vốn. Nguồn vốn này có thể giúp doanh nghiệp đáp ứng các nhu cầu vốn
trong ngắn hạn và cả dài hạn. Tuy nhiên, khi sử dụng vốn vay, doanh nghiệp
thường bị động, lệ thuộc vào tình hình bên ngoài như điều kiện vay có thuận lợi
hay không. Điều quan trọng hơn là nếu không chú ý đến cơ cấu vốn và sử dụng
vốn không hợp lý, vốn vay sẽ trở thành gánh nặng đối với doanh nghiệp (như lãi
vay cao, nguy cơ vỡ nợ).
KẾT LUẬN : Qua việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh tính tự chủ và tính
ổn định của nguồn vốn đã cho thấy phần nào tình hình cấu trúc tài chính của công
ty cũng như những vấn đề công ty cần phải chú trọng quan tâm. Trong thời gian
đến công ty cần có các chính sách và các chiến lược đối chiếu các tỷ suất liên quan
đến nợ của công ty với các hạn mức của ngân hàng từ đó ước tính khả năng nợ của
mình để có quyết định huy động vốn hợp lý. Qua đó. xây dựng một cấu trúc nguồn
vốn hợp lý, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn ở mức thấp nhất có thể, tối đa hoá giá
trị của công ty, lựa chọn một tỷ lệ hợp lý giữa nguồn vốn thường xuyên và nguồn
vốn tạm thời căn cứ vào tính chất và lĩnh vực hoạt động của DN và mục tiêu của
DN trong từng thời kỳ.
3. Phân tích cân bằng tài chính :
Công ty CP sản xuất thương mại may Sài gòn 25

Chỉ tiêu Cách tính
Năm
2009 2010 2011 2012
a b c d
NDH
440 591 1763 N/A
VCSH
122211 134321 162320 177060
1. NVTX NDH+VCSH 122,651 134,912 164,083 177,060
2. TSDH 90,977 94,089 107,784 126,835
3. HTK 54,256 91,648 156,039 172,123
4. NPThuNH 36,744 91,773 110,676 129,401
5.TSNH khác 2,254 5,977 4,914 7,038
6. Nợ chiếm dụng ngắn hạn 46,114 82,641 140,613 150,644
I. VLĐR (1)-(2) 31,674 40,823 56,299 50,225
II. NCVLĐR
(3)+(4)+(5)-
(6) 47,140 106,757 131,016 157,918
III. NQR (I)-)II) (15,466) (65,934) (74,717) (107,693)

×