Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần địa ốc chợ lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.62 KB, 17 trang )

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh đa dạng và phong
phú hơn. Do đó việc phân tích quá trình hoạt động kinh doanh cũng như phân tích báo
cáo tài chính của doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết hiện nay. Kết quả phân tích không
chỉ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty mà còn dùng để
đánh giá dự án đầu tư, tính tóan mức độ thành công trước khi bắt đầu ký kết hợp đồng.
Ngoài ra, việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh còn là một trong những
lĩnh vực không chỉ được quan tâm bởi các nhà quản trị mà còn nhiều đối tựơng kinh tế
khác liên quan đến doanh nghiệp. Dựa trên những chỉ tiêu kế hoạch, doanh nghiệp có thể
định tính trước khả năng sinh lời của hoạt động, từ đó phân tích và dự đoán trước mức độ
thành công của kết quả kinh doanh. Qua kết quả của việc phân tích báo cáo tài chính cho
thấy được hoạt động kinh doanh không chỉ là việc đánh giá kết quả mà còn là việc kiểm
tra, xem xét trước khi bắt đầu quá trình kinh doanh nhằm hoạch định chiến lược tối ưu.
Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần
phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện vốn
có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố
ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Điều
này chỉ thực hiện được trên cơ sở của phân tích kinh doanh thông qua việc phân tích báo
cáo tài chính. Đó cũng chính là muc đích của tiểu luận chủ đề :”Phân tích báo cáo tài
chính doanh nghiệp_Đối tượng : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA ỐC CHỢ LỚN”

Sinh viên: Trần Quang Minh
1
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2
CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT
1. Khái niệm
Báo cáo tài chính (BCTC) là một hệ thống số liệu và phân tích cho biết tình hình
tài sản và nguồn vốn, luồng tiền và hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. BCTC
có 4 loại: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và
thuyết minh BCTC.Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh


gồm:
a) Bảng cân đối kế toán;
b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
2. Mục tiêu của BCTC
Có hai mục tiêu quan trọng nhất của việc phân tích báo cáo tài chính là :
- Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để " hiểu
được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài
chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Như
vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những
quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu.
- Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra
quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự
đoán tương lai.
Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả
những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ
và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình
hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ
và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương
lai.
3. Đối tượng sử dụng BCTC
Có rất nhiều người sử dụng BCTC. Xét theo sự liên quan của lợi ích, có thể chia
thành 2 nhóm chính: cổ đông (hoặc người sở hữu công ty) và những người có lợi ích liên
quan.
- Cổ đông (hoặc chủ sở hữu công ty) hơn ai hết cần biết công ty của họ hoạt động
thế nào, hiệu quả ra sao, qua đó xác định được giá trị đầu tư của họ trong doanh nghiệp
tăng hay giảm và liệu thù lao trả cho ban giám đốc doanh nghiệp có tương xứng với lợi
ích mà ban giám đốc mang lại cho họ hay không.
- Những bên có lợi ích liên quan như chủ nợ, con nợ, khách hàng (khách hàng hiện

tại hoặc tiềm năng), nhà đầu tư (hiện tại và tiềm năng), người làm công, cơ quan thuế,
Sinh viên: Trần Quang Minh
2
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2
công chúng,… mỗi người, vì lợi ích của mình mà có nhu cầu thông tin khác nhau, chẳng
hạn như chủ nợ và nhà cung cấp muốn biết là công ty có khả năng trả nợ hay không để
cho vay tiếp, hay ngừng cho vay, hay đòi ngay lập tức những khoản thậm chí chưa đến
hạn; cơ quan thuế thì muốn biết công ty lãi bao nhiêu để xác định mức thuế phù hợp;
công chúng muốn biết công ty đóng góp được gì cho xã hội, nộp được bao nhiêu thuế cho
nhà nước Thậm chí, đối thủ cạnh tranh cũng muốn biết BCTC của công ty để còn xây
dựng chiến lược cạnh tranh, đối phó.
4. Công cụ phân tích Báo cáo tài chính
Hiện này, công cụ thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính là Phân
tích tỷ lệ. Việc sử dụng các tỷ lệ cho phép người phân tích đưa ra một tập hợp các con số
thống kê để vạch rõ những đặc điểm chủ yếu về tài chính của một số tổ chức đang được
xem xét.
Các tỷ lệ tài chính then chốt thường được nhóm lại thành năm loại chính, tuỳ theo
khía cạnh cụ thể về tình hình tài chính của công ty mà các tỷ lệ này muốn làm rõ. Năm
loại chính, xét theo thứ tự mà chúng ta sẽ được xem xét ở dưới đây là:
- Tính thanh khoản: Các tỷ lệ được thiết kế ra để đo lường khả năng của một
công ty trong việc đáp ứng nghĩa vụ thanh toán nợ ngần ngắn hạn khi đến hạn.
- Cơ cấu vốn (đòn bẩy nợ / vốn): Đo lường phạm vi theo đó việc trang trải tài
chính cho các khoản vay nợ được công ty thực hiện bằng cách vay nợ hay bán thêm cổ
phần. Có hàng loạt tỷ lệ trong mỗi loại nêu trên. Ta sẽ xem xét tuần tự từng loại và sẽ
khảo sát các tỷ lệ chính trong mỗi nhóm.
-Năng lực hoạt động: Đo lường tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực
của công ty để kiếm được lợi nhuận.
- Khả năng sinh lợi: Các tỷ lệ “ở hàng dưới cùng” được thiết kế để đo lường năng
lực có lãi và mức sinh lợi của công ty.
- Các chỉ tiêu liên quan đến cổ phần( Cty cổ phần ) :Các chỉ tiêu Thu nhập/Cổ

phiếu (EPS), Giá trị sổ sách 1 cổ phần
5. Nguyên tắc lập BCTC
- Trung thực và hợp lý: BCTC phải phản ánh đúng bản chất các giao dịch, sự kiện,
nghiệp vụ và phản ánh một cách công bằng, khách quan, không có thành kiến, định kiến
hay thiên vị.
- Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng
chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định
kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy.
- Việc lập BCTC phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán. BCTC phải được
lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. BCTC phải
được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký,
đóng dấu của đơn vị.
Sinh viên: Trần Quang Minh
3
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2
CHƯƠNG II.
SƠ LƯỢC CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA ỐC CHỢ LỚN
CHOLONRES - ChoLon Real Estate Joint Stock Company
Công ty Cổ phần Địa ốc Chợ Lớn
118 Hưng Phú, Phường 8, Quận 8, Tp.HCM
Điện thoại: +84-(0)8-855.73.32
Fax: +84-(0)8-855.72.98
Website:
a) Lịch sử hình thành
Công ty Cổ phần Địa ốc Chợ Lớn được thành lập từ việc cổ phần hóa Doanh
nghiệp Nhà nước là Công ty Xây dựng và Dịch vụ nhà Quận 8. Tiền thân của Công ty
Xây dựng và Dịch vụ nhà Quận 8 trước đây được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai đơn vị
là Xí nghiệp Xây dựng Sửa chữa nhà và Xí nghiệp quản lý phát triển nhà Quận 8 và mở
rộng chức năng hoạt động theo quyết định số 114/QĐ-UB ngày 15/03/1989 của Ủy ban
Nhân dân Quận 8 và Quyết định số 245/QĐ-UB ngày 15/02/1992 của Ủy ban Nhân dân

Tp.HCM. Ngày 31/07/1998, Công ty Xây dựng và Dịch vụ Nhà Quận 8 trở thành thành
viên của Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn theo Quyết định số 3326/QĐ-UB ngày 26/06/1998
của Ủy ban Nhân dân Tp.HCM. Ngày 14/06/2007 Cty Cổ phần Địa ốc Chợ Lớn chính
thức niêm yết tại− Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là
RCL, trở thành cổ phiếu thứ 87 niêm yết trên sàn Hà Nội với 1,5 triệu cổ phiếu và là đại
diện mới cho lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Ngày 12/03/2009, Công ty tổ chức Lễ
đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Lễ Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập
Công ty. Đây là một chặng đường dài với nhiều khó khăn và thử thách, Công ty cổ phần
Địa ốc Chợ Lớn đã phát triển, trưởng thành và khẳng định được vị trí, thương hiệu của
mình trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Những thành tựu đạt được như trên là kết
quả phấn đấu nỗ lực của tập thể CBCNV công ty, tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau
trong công việc. Bên cạnh đó là sự quan tâm lãnh đạo của Quận ủy, UBND Quận 8, Tổng
Công ty Địa ốc Sài Gòn và các Sở ban ngành của Thành phố và các địa phương hỗ trợ.
b) Lĩnh vực kinh doanh
- Quản lý và kinh doanh nhà; xây dựng công trình công cộng, xây dựng công trình-
nhà ở; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; thiết kế mẫu nhà ở.
- San lấp mặt bằng; thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông,
thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp.
-Lập dự án đầu tư xây dựng các công trình nhà, khu dân cư thuộc dự án nhóm B,
C; lập hồ sơ mời thầu, tư vấn tổ chức đấu thầu; hợp đồng kinh tế các công trình xây dựng
nhà, khu dân cư nhóm B, C; thiết kế quy hoạch khu dân dụng, khu công nghiệp; thiết kế
Sinh viên: Trần Quang Minh
4
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2
san lấp mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu dân dụng, khu công nghiệp; thẩm định thiết
kế kiến trúc, dự toán các công trình xây dựng; lập họa đồ hiện trạng nhà ở; khảo sát thiết
kế, giám sát thi công các công trình dân dụng, công nghiệp.
- Cho thuê nhà, văn phòng, mặt bằng; dịch vụ nhà đất; mua bán hàng, trang trí nội
thất; thiết kế tổng mặt bằng xây dựng công trình; thiết kế kiến trúc công trình dân dụng và
công nghiệp; thiết kế nội – ngoại thất công trình; tư vấn quản lý dự án; thẩm tra dự án đầu

tư; tư vấn giám sát kỹ thuật công trình (trừ giám sát công trình xây dựng); tư vấn xây
dựng; môi giới bất động sản – kinh doanh nhà ở, cụ thể: cho thuê nhà ở, mua bán nhà ở,
nhận quyền sử dụng đất để sang nhượng nhà ở để bán hoặc cho thuê, dịch vụ mua bán cho
thuê nhà ở.
c) Cơ cấu vốn công ty
- Tổng số vốn điều lệ : 30.000.000.000 V Đ
- Kinh nghiệm tích lũy của Ban lãnh đạo Công ty : 27 năm
- Hạng năng lực hoạt động thi công xây dựng : Doanh nghiệp hạng 1
- Mã chứng khoán : RCL
- Nơi niêm yết : HNX
- Vốn thị trường : 58 tỷ
- KL đang lưu hành : 4.50 triệu
- Giá sổ sách : 32.1 ngàn
Sinh viên: Trần Quang Minh
5
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2
CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐỊA ỐC CHỢ LỚN
I. TỶ SỐ THANH KHOẢN:
Tỷ số thanh khoản: các tỷ số trong loại này được tính toán và sử dụng để
quyết định xem liệu một doanh nghiệp nào đó có đủ khả năng thanh toán các nghĩa vụ
phải trả ngắn hạn hay không? Bao gồm: tỷ số thanh khoản nhanh và tỷ số thanh khoản
hiện thời.
Bảng Số trích từ bảng CĐKT các năm 2009 và 2010
Đơnvị:VNĐ
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010
Nợ ngắn hạn 81,668,685,787 85,805,208,831

1. Vay và nợ ngắn hạn 1,999,000,000 0
2. Phải trả người bán 6,661,367,096 15,436,837,469
3. Người mua trả tiền trước 1,300,000 1,235,330,000
4. Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước 5,474,900,659 6,472,444,301
5. Phải trả người lao động 2,333,403,796 3,608,686,374
6. Chi phí phải trả 50,577,093,403 49,739,028,914
7. Các khoản phaỉ trả, phaỉ nộp ngắn hạn khác 14,842,343,830 8,004,831,878
8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 218,238,830 602,705,060
9. Quỹ khen thưởng và phúc lợi (438,961,827) 705,344,835
Sinh viên: Trần Quang Minh
6
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2
1. Tỷ số thanh khoản nhanh:
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN
bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt. Chỉ số
này cho biết khả năng huy động các nguồn vốn bằng tiền để trả nợ vay ngắn hạn trong
thời gian gần như tức thời.
Tỷ số thanh khoản nhanh =
- Năm 2009
Tỷ số thanh khoản nhanh = = 0,64 (lần)
- Năm 2010
Tỷ số thanh khoản nhanh = = 0,77 (lần)
Tỷ số thanh toán nhanh của công ty năm 2010 là thấp hơn 1, chứng tỏ khả
năng thanh toán nợ của công ty là thấp, TSLĐ không đảm bảo nợ vay do nhưng ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm 2009 và có xu hướng lan rộng sang năm
2010, làm cho nhiều ngành nghề kinh doanh gặp khó khăn trong đó có ngành địa ốc là
một trong những ngành gặp nhiều khó khăn nhất do dân cư hạn chế đi mua nhà đất,thị
trường đóng băng,các nhà đầu tư tìm đến các thị trường an toàn hơn,trong khi vẫn phải trả
lãi ngân hàng,. . .
2. Tỷ số thanh khoản hiện thời

Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn
hạn.
Tỷ số thanh khoản hiện thời =

- Năm 2009
Tỷ số thanh khoản hiện thời = =1,44 (lần)
- Năm 2010
Tỷ số thanh khoản hiện thời = =1,69 (lần)
=> Qua tính toán ta thấy chỉ số thanh toán nhanh và chỉ số thanh toán hiện thời của
công ty còn thấp hơn mức giới hạn ( gần bằng 1) chứng tỏ tài sản lưu động của doanh
nghiệp không đủ khả năng tài trợ cho việc thanh toán nợ.Do có nhiều bất ổn trong hoàn
cảnh nền kinh tế và thị trường còn gặp nhiều khó khăn nhưng đang có xu hướng tăng so
với năm trước cho chúng ta thấy hiệu quả sử dụng các khoản nợ của doanh nghiệp là khá
tốt và doanh nghiệp có khả năng huy động được các nguồn vốn cho hoạt động SXKD của
mình.
Sinh viên: Trần Quang Minh
7
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2
II. CÁC CHỈ SỐ VỀ CƠ CẤU VỐN:
1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản:
Trích số liệu từ BCĐKT và BBCKQKH để tính chỉ số:
Năm
Chỉ số
2009 2010
Tổng nợ phải trả 88,211,418,689 95,439,066,731
Tổng giá trị tài sản 193,269,585,373 224,934,307,722
Tỷ số nợ trên tổng tài sản =
- Năm 2009:
Tỷ số nợ trên tổng tài sản = x100% = 46 (%)
- Năm 2010:

Tỷ số nợ trên tổng tài sản = x100% = 43 (%)
Trong năm 2010 tỷ số này cho biết trong 1 đồng tài sản của công ty phải mất
46% để tài trợ cho khoản nợ,giảm 3% so với năm 2009.
2. Tỷ số nợ trên vốn chủ sỡ hữu( VCSH):
Trích số liệu từ BCĐKT và BBCKQKH để tính chỉ số:
Đơ
n vị:VNĐ
Sinh viên: Trần Quang Minh
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010
Tài sản lưu động 117,925,288,226 145,591,962,986
Giá trị hàng tồn kho 65,664,132,770 79,897,747,608
Các khoản nợ ngắn hạn 81,668,685,787
85,805,208,831
Tỷ số thanh khoản nhanh 0,64 0,77
Tỷ số thanh khoản hiện thời 1,44 1,69
8
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010
Tổng nợ phải trả 88,211,418,689 95,439,066,731
Vốn chủ sỡ hữu 105,058,166,684 129,495,240,991
Tỷ số nợ trên VCSH =
- Năm 2009:
Tỷ số nợ trên VCSH = x100 = 84 (%)
- Năm 2010:
Tỷ số nợ trên VCSH = x100 = 74 (%)
Tỷ số này cho biết trong 1 đồng VCSH của mình công ty phải trang trải 80% để tài

trợ cho các khoản nợ vay. Tỷ số nợ trên VCSH của công ty năm 2010 giảm 10% so với
năm 2009 cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty đã tốt hơn khá nhiều tuy hệ
số này còn cao có một khả năng là công ty không thể trả được các khoản nợ trong điều
kiện tài chính thắt chặt, hoặc dòng tiền của công ty sẽ yếu đi do áp lực từ việc thanh toán
các khoản lãi vay-Trong thời gian tới công ty cần tăng thêm lượng vốn chủ sở hữu bằng
cách như phát hành thêm cổ phiếu nhằm giảm áp lực này cho doanh nghiệp.
=> Qua tình hình phân tích các tỷ số quản trị nợ chúng ta thấy được tình hình quản
trị nợ của công ty vẫn nằm trong khu vực cho phép của Ngân hàng, tuy nhiên công ty cần
có những chủ trương để các tỷ số này được tốt hơn.
III. CÁC TỶ SỐ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG:
Trích số liệu từ bảng CĐKT và bảng BCKQHĐKD để tính các tỷ số hiệu quả hoạt động
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010
Giá vốn hàng bán 68,233,594,886 78,905,408,751
Hàng tồn kho 65,664,132,770 79,897,747,608
Các khoản phải thu 29,349,207,250 46,863,278,136
Doanh thu thuần 145,482,906,030 148,907,517,118
Sinh viên: Trần Quang Minh
9
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2
Tổng giá trị tài sản 193,269,585,373 224,934,307,722
1. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho =
- Năm 2009
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho = = 1,04 (lần)
- Năm 2010
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho = = 0.98 (lần)
2. Vòng quay tổng tài sản:
Vòng quay tổng tài sản =

Năm 2009:
Vòng quay tổng tài sản = = 0,75 (lần)
Số ngày của một vòng quay tổng TS = = = 480 (ngày)
- Năm 2010:
Tỷ số vòng quay tổng tài sản = = 0,66 (lần)
Số ngày của một vòng quay tổng TS = = 545,5 (ngày)
Năm 2010 công ty mất 545,5 ngày mới thực hiện xong một vòng quay trên tổng
tài sản (nhiều hơn năm 2009 là 65,5 ngày). Vòng quay tồng tài sản tăng là do công tác
quản trị tài sản năm 2010 chưa tốt, các tài sản của công ty chưa được sử dụng một cách có
hiệu quả ,làm giảm
Mặc dù chịu ảnh hưởng cuộc suy thoái kinh tế nhưng doanh thu vẫn tăng, năm sau
tăng cao hơn năm trước, giá trị tổng tài sản năm 2009 có suy giảm nhưng doanh thu thuần
vẫn tăng.
=>Thông qua các chỉ số hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp năm 2009 chúng ta
thấy được công ty cổ phần Vận tải Thuê tàu đã sử dụng tài sản không có tình hiệu quả
cao, nguồn lợi nhuận đem lại thấp. Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và
ngành vận tải biển nói riêng thì các chỉ số hiệu quả hoạt động của công ty là có thể chấp
nhận được do vẫn cao hơn các công ty khác cùng ngành.
Sang năm 2010 công ty đã có sự thay đổi đáng kể, tài sản được sử dụng hiệu qủa
hơn, lợi nhuận mang lại cao hơn, giúp công ty tiếp tục khẳng định được vị thế trong lĩnh
vực vận tải biển nói riêng cũng như trong khối ngành kinh tế nói chung
IV. CÁC TỶ SỐ KHẢ NĂNG SINH LỢI:
Trích số liệu từ BCĐKT và BBCKQKH để tính các chỉ số:
Sinh viên: Trần Quang Minh
10
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010
Lợi nhuận ròng 55,437,479,985 43,916,310,463

Doanh thu thuần 145,482,906,030 148,907,517,118
Tổng tài sản 193,269,585,373 224,934,307,722
Vốn chủ sở hữu 105,058,166,684 129,495,240,991
1.Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS - return on sales):
Thể hiện tỷ lệ thu hồi lợi nhuận trên doanh số bán được.
ROS = x100%
- Năm 2009
ROS = x100% = 38 %
- Năm 2010
ROS = x100% = 29%

=>Từ ROS
2010
(29%) < ROS
2009
(38%) cho thấy khả năng sinh lời trên cơ sở doanh
thu trong năm 2010 giảm đáng kể so với năm 2009.Qua đó, chứng tỏ trong năm 2010
khách hàng chấp nhận thuê tàu giá cao, hoặc cấp quản lý kiểm soát chi phí tốt, hoặc cả
hai. Trái lại,trong năm 2009 tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu giảm có thể báo hiệu chi phí
đang vượt tầm kiểm soát của cấp quản lý, các khoản thuế - đã tăng tương ứng với doanh
thu hoặc công ty đó đang phải chiết khấu để giảm giá thuê tàu sản phẩm hay dịch vụ của
mình. Từ đó giúp chúng ta biết được tình hình hoat động của công ty là hiệu quả.
Việc số ngày của một vòng quay tài sản tăng làm cho doanh nghiệp không thể
chủ động trong việc đầu tư, làm cho hiệu quả sinh lợi tính trên mỗi đồng tài sản mang đi
đầu tư giảm, doanh thu tăng nhưng lợi nhuận ròng lại giảm làm cho ROS cũng giảm
trong năm 2010. Điều này cho thấy việc quản trị các khoản vay vào mục đích kinh doanh
của công ty là chưa tốt,tạo ra nhiều lợi nhuận nhưng các khoản nợ cũng tăng nhanh làm
giảm lợi nhuận ròng.Tuy nhiên do thời điểm này đầy biến động với thị trường kinh tế thế
giới và cả Việt Nam. Nền kinh tế thế giới đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng kéo dài từ
năm 2008 ,không chỉ ở Việt Nam mà thị trường địa ốc toan thế giới đều trầm lắng do đó

doang nghiệp không thể hoạt động hiệu quả.
2.Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA - return on assets):
Là tỷ số đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.
ROA= x100
Sinh viên: Trần Quang Minh
11
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2
Trongđó: Tổng TS trungbình=
- Năm 2010:
Tổng tài sản trung bình = 418.203.893.095 (đồng)
ROA = x100 = 13,26 (%)
Qua chỉ số đã tính ở trên ta thấy ROA
2010
(13,26%) giúp ta biết được tài sản đã
được sử dụng một cách không hiệu quả tất cả lượng tài sản tham gia vào sản xuất - kinh
doanh tăng đáng kể (tổng tài sản tăng 31.664.722.349 đồng) nhưng lợi nhuận ròng giảm
làm cho ROA chưa cao
Mà ROA là 1 trong nhưng chỉ tiêu quan trọng để nhà đầu tư tham gia góp vốn vào
công ty do đó công ty cần phải nâng cao năng lực sử dụng tài sản của mình nếu không sẽ
cang gặp khó khăn do các nhà đầu tư rút vốn.
3.Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE - return on equity):
Đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.
ROE=
-Trongđó:VCSHbình quân =
- Năm 2010
VCSH bình quân = 234.553.407.675 (đồng)
ROE= x100= 23,62%
Chỉ số này cho biết 1 đồng VCSH tham gia đầu tư tạo ra được 0,112 đồng lợi
nhuận.
Tỷ số ROE là tỷ số rất quan trọng đối với các Cổ đông vì nó gắn liền với hoạt

động đầu tư của họ. Công ty đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các Cổ đông làm cho ở
mức ROE
2010
(23,62%), đây là 1 mức tương đối cao so với các Công ty khác cùng
ngành.Vì thế Công ty có khả năng thu hút được nguồn vốn huy động từ các nhà đầu tư
Bảng thống kê các tỷ số khả năng sinh lợi
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
ROS 38 29
ROA 13,26
ROE 23,62
Sinh viên: Trần Quang Minh
12
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2
Sinh viên: Trần Quang Minh
13
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2
Qua các chỉ tiêu đã phân tích ở trên ta có:
BẢNG SO SÁNH TỔNG HỢP
STT
Chỉ tiêu 2009 2010
I Các tỷ số thanh khoản
1 Tỷ số thanh toán nhanh 0,64 0,77
2 Tỷ số thanh toán hiện thời 1,44 1,69
II Các chỉ số hiệu quả hoạt động
1 Vòng quay tổng tài sản 0,75 0,66
2 Vòng quay hang tồn kho 1,04 0,98
III Các tỷ số quản trị nợ
1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản 46% 43%

2 Tổng nợ trên VCSH 84% 74%
IV Các tỷ số khả năng sinh lợi
1 ROS 38 29
2 ROA 13,26
3 ROE 23,62
Qua số liệu đã phân tích ở trên, chúng ta thấy có một số chỉ tiêu của công ty có xu
hướng giảm so với năm 2009, nhưng tóm lại hoạt động kinh doanh của công ty vẫn rất
khá trong khi nền kinh tế thế giới chưa phục hồi doang nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
Sinh viên: Trần Quang Minh
14
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2
CHƯƠNG III.NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP ĐỊA ỐC CHỢ LỚN
I. Nhận xét
Nhìn chung tình hình kinh doanh năm 2010 của công ty không khả quan so với năm
2009, bởi chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tuy nhiên doanh thu của công ty vẫn
tăng, biểu hiện rõ nhất ở việc 3 chỉ số thể hiện khả năng sinh lợi của công ty là ROS,
ROA, ROE ở năm 2010 đều ở mức khá.
- Mặc dù ROE cao chưa chắc là mang lại suất sinh lời cao cho các cổ đông, nhưng
đối với tình hình kinh doanh của công ty năm 2010 ta hoàn toàn có thể tin chắc rằng cổ
đông của công ty có thể hài lòng, vì doanh thu và tổng tài sản của năm 2010 đều tăng ở
mức hợp lý so với năm 2009.
Ngoài ra, mức sử dụng nợ của công ty là hợp lý (46% năm 2009 và giảm xuống 43%
năm 2010). Công ty đang duy trì việc sử dụng nguồn tài trợ có chi phí thấp nhất 1 cách
hiệu quả, vì vậy cần duy trì và phát huy điều đó.
Bên cạnh đó, các tỷ số vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản của năm
2010 đều nhỏ .Nguyên nhân phải kể đến đặc thù ngành của công ty, đó là việc tài sản cố
định của công ty đều là những tài sản có giá trị lớn. Công ty cần cố gắng hơn nữa, trong
việc hoạch định kế hoạch đầu tư tài sản cố định cũng như tài sản lưu động một cách hợp
lý và quản trị hiệu quả hơn nữa.

II. Giải pháp
- Thu hút vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường
- Hiện nay vốn chủ yếu được huy động từ nguồn vốn vay.Việc rút ngắn kỳ thu tiền
bình quân giúp đồng vốn quay vòng nhanh giảm được chi phí lãi vay ngẵn hạn sẽ giúp
nâng cao hiệu quả đầu tư vốn hoă tìm những nguồn vốn có chi phi thấp mà hiệu quả cao
hơn.VD :Thu hút vốn qua thị trường chứng khoán ,mua nhà trả góp
- Để góp phần nâng cao lợi nhuận, công ty nên có kế hoạch quản lý, tiết kiệm chi
phí thông qua việc tổ chức công tác lập kế hoạch sản xuất đồng thới phải tăng cường hệ
thống kiểm sát nội bộ bằng các quy chế hoạt động cụ thể.
- Lập các kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp nhằm sử dụng đúng mục đích,tiết
kiệm về tiền vốn để đạt hiệu quả cao nhất trên cở sở phân bổ vốn 1 cách hợp lý.
- Ngoài ra công ty cũng nên chú ý đến các chính sách đào tạo nguồn nhân lực, bởi
lẽ nhân tố con người là hết sức quan trọng trong việc quản trị và hoạch định mục tiêu.
- Bên cạnh đó công ty nên xem xét,tìm cách thu hút vốn tư các đối tác nước ngoài
qua hình thức hợp tác nhằm giảm áp lực sủ dụng đòn bẩy tài chính.
-Kiến nghị vs các cơ quan Nhà nước có thể tạo ra những hành lang pháp lý thuận
lợi và giảm bớt các luật lệ không cần thiết. Qua đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
phát triển hàng hoá được đảm bảo, nhất là các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn hiện
nay như các doanh nghiệp bất động sản.
Sinh viên: Trần Quang Minh
15
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2
KẾT LUẬN
Bằng việc phân tích báo cáo tài chính cụ thể của Công Ty Cổ Phần Địa ốc Chợ
Lớn giúp chúng ta phần nào hiểu được những điểm mạnh của công ty cũng như những
yếu kém mà công ty cần phải khắc phục. Và cũng từ đó công ty kịp thời có những đề xuất
để khắc phục tình trạng khó khăn trong thời gian sớm nhất để tiếp tục khẳng định vị thế
cạnh tranh của mình với các doanh nghiệp cùng ngành,
Trong giai đoạn nền kinh tế thiếu tính ổn định như hiện nay việc phân tích báo cáo tài
chính rất quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có

niêm yết trên TT chứng khoán. Nó phần nào giúp doanh nghiệp hiểu được tình hình “ sức
khỏe ” của chính doanh nghiệp mình để từ đó có những điều chỉnh kịp thời và hiệu quả.,
và các nhà đầu tư có thêm thông tin để đưa ra các quyết định đầu tư,Cơ quan quản lý nhà
nước có cơ sơ để theo dõi các doanh nghiệp

Sinh viên: Trần Quang Minh
16
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2
MỤC LỤC
Sinh viên: Trần Quang Minh
17

×