Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu đánh giá tiềm năng tái chế chất thải điện tử và thu hồi kim loại có giá trị từ bản mạch điện tử thải bỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 89 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



ĐẶNG THỊ HƢỜNG



NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÁI CHẾ
CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ VÀ THU HỒI KIM LOẠI CÓ GIÁ TRỊ
TỪ BẢN MẠCH ĐIỆN TỬ THẢI BỎ


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC







Hà Nội – 2013



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




ĐẶNG THỊ HƢỜNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÁI CHẾ
CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ VÀ THU HỒI KIM LOẠI CÓ GIÁ TRỊ
TỪ BẢN MẠCH ĐIỆN TỬ THẢI BỎ

Chuyên ngành: Hóa Môi Trƣờng
Mã số: 60 44 41

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CHU XUÂN QUANG



Hà Nội – 2013



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ TÁI
CHẾ BẢN MẠCH ĐIỆN TỬ THẢI BỎ 2
1.1.Chất thải điện tử - nguồn tài nguyên khoáng sản đô thị 2
1.1.1.Khái quát về chất thải điện tử 2
1.1.2. Thực trạng phát sinh chất thải điện tử 6
1.1.3.Hiệu quả kinh tế - môi trường của quá trình tái chế chất thải điện tử 9
1.2.Tình hình tái chế chất thải điện tử tại Việt Nam 10

1.3. Các phƣơng pháp ƣớc tính lƣợng chất thải điện tử phát sinh 11
1.3.1.Phương pháp bậc thời gian (time step method) 11
1.3.2.Phương pháp cung của thị trường(market supply method) 12
1.3.3.Phương pháp Carnegie Mellon 13
1.3.4.Phương pháp gần đúng 1 16
1.3.5.Phương pháp gần đúng 2 17
1.4. Công nghệ tái chế bản mạch điện tử thải bỏ và thu hồi kim loại 17
1.4.1.Phương pháp phân loại và xử lý cơ học 18
1.4.2.Phương pháp nhiệt luyện 19
1.4.3. Phương pháp thủy luyện 21
1.4.4. Phương pháp điện phân 22
1.4.5. Các phương pháp khác 23
1.5. Khái quát về bản mạch điện tử 25
1.6.Tính chất hóa học của Cu 26
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM 28
2.1. Mục tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu 28


2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu 28
2.1.2.Phương pháp nghiên cứu 28
2.1.3.Nội dung nghiên cứu 28
2.2. Phƣơng pháp thu thập và phân tích dữ liệu dự báo lƣợng chất thải điện tử 28
2.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát 29
2.3. Phƣơng pháp thực nghiệm 30
2.3.1.Hóa chất và thiết bị 30
2.3.2.Mô hình thiết bị thu hồi kim loại 30
2.4. Phƣơng pháp phân tích Cu sử dụng trong thực nghiệm 33
2.5. Qui trình tách và xác định thành phần mẫu bản mạch điện tử 33
2.6.Chuẩn bị nguyên liệu thí nghiệm 35
2.6.1.Nguyên liệu để xác định thành phần kim loại trong bản mạch điện tử 35

2.6.2.Nguyên liệu sử dụng cho thiết bị thu hồi Cu 35
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
3.1. Dự báo số lƣợng chất thải điện tử phát sinh tại Hà Nội và Hải Phòng 37
3.1.1. Kết quả điều tra thông tin về một số thiết bị điện tử tại Hà Nội 37
3.1.2. Dự báo số lƣợng chất thải điện tử tại Hà Nội 42
3.1.3 Kết quả điều tra một số thông tin về thiết bị điện tử ở Hải Phòng 46
3.1.4. Dự báo số lƣợng chất thải điện tử tại Hải Phòng 51
3.2. Thành phần vật chất của bản mạch điện tử của máy tính 54
3.2.1. Thành phần khối lượng các linh kiện trên bản mạch điện tử của máy tính
54
3.2.2. Khảo sát thành phần kim loại trên bản mạch điện tử 55
3.3. Hàm lƣợng Cu trong nguyên liệu đƣợc sử dụng trong thực nghiệm 58
3.4. Kết quả thu hồi Cu bằng hệ dung dịch H
2
SO
4
– H
2
O
2
59


3.4.2. Ảnh hưởng của nồng độ axit đến hiệu quả hòa tách Cu 59
3.4.3. Ảnh hưởng của hàm lượng H
2
O
2
đến hiệu quả hòa tách Cu 61
3.4.4. Khảo sát ảnh hưởng của kích thước hạt tới tới khả năng hòa tan Cu 63

3.4.5.Ảnh hưởng của hàm lượng Cu trong nguyên liệu tới khả năng hòa tách
Cu……………………………………………………………………………………… 65
3.4.6. Ảnh hưởng của điều kiện thiết bị đến hiệu quả hòa tách Cu 69
3.4.7. Ảnh hưởng của Cu
2+
tới khả năng hòa tách Cu 71
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76


















DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu
bảng

Tên bảng
Trang
1.1
Các chất độc hại trong rác thải điện, điện tử
4
1.2
Các thành phần có giá trị trong bản mạch điện tử
6
1.3
Số lƣợng thiết bị điện tử thải bỏ tại Việt Nam (chiếc)
8
3.1
Số liệu điều tra số lƣợng máy tính mới đƣợc đƣa vào sử dụng
trong mỗi năm giai đoạn 1997-2012 (chiếc)
37
3.2
Số liệu điều tra số lƣợng laptop đƣợc đƣa vào sử dụng
trong mỗi năm giai đoạn 1997-2012 (chiếc)
38
3.3
Số liệu điều tra số lƣợng tivi màu đƣợc đƣa vào sử dụng trong
mỗi năm giai đoạn 1997-2012 (chiếc)
38
3.4
Số liệu điều tra lƣợng tivi màn hình tinh thể lỏng đƣợc đƣa vào
sử dụng trong mỗi năm giai đoạn 1997-2012(chiếc)
39
3.5
Số liệu điều tra số lƣợng tủ lạnh đƣợc đƣa vào sử dụng trong
mỗi năm giai đoạn 1997-2012(chiếc)

39
3.6
Số liệu điều tra số lƣợng máy giặt đƣợc đƣa vào sử dụng trong
mỗi năm giai đoạn 1997-2012 (chiếc)
40
3.7
Dữ liệu các mặt hàng điện tử đƣợc đƣợc đƣa vào sử dụng ở Hà
Nội giai đoạn 1997- 2012 (chiếc)
40
3.8
Các giả định đƣợc sử dụng để tính toán số lƣợng
thiết bị điện tử thải bỏ
42
3.9
Dự báo số lƣợng máy tính thải bỏ (chiếc)
43
3.10
Dự báo số lƣợng tivi màu thải bỏ (chiếc)
43
3.11
Dự báo số lƣợng tủ lạnh thải bỏ(chiếc)
43
3.12
Dự báo số lƣợng máy giặt thải bỏ (chiếc)
44


3.13
So sánh số lƣợng các thiết bị điện tử bị thải bỏ năm
2013(chiếc)

44
3.14
So sánh lƣợng chất thải điện tử phát sinh từ các loại thiết bị
năm 2014
45
3.15
Dự báo số lƣợng chất thải điện tử phát sinh từ 4 loại thiết bị
điện tử (chiếc)
45
3.16
Số liệu điều tra số lƣợng máy tính đƣợc đƣa vào sử dụng trong
mỗi nămgiai đoạn 1997-2012(chiếc)
47
3.17
Số liệu điều tra số lƣợng laptop đƣợc đƣa vào sử dụng
trong mỗi năm giai đoạn 1997-2012(chiếc)
47
3.18
Số liệu điều tra số lƣợng tivi màu đƣợc đƣa vào sử dụng
trong mỗi năm giai đoạn 1997-2012 (chiếc)
48
3.19
Số liệu điều tra số lƣợng tivi màn hình tinh thể lỏng đƣợc đƣa
vào sử dụng trong mỗi năm giai đoạn 1997-2012
48
3.20
Số liệu điều tra lƣợng tủ lạnh đƣợc mua mỗi năm giai đoạn
1997-2012
49
3.21

Số liệu điều tra số lƣợng máy giặt đƣợc đƣa vào sử dụng trong
mỗi năm giai đoạn 1997-2012
49
3.22
Dữ liệu các mặt hàng điện tử đƣợc đƣa vào sử dụng ở Hải
Phòng giai đoạn 1997- 2012(chiếc)
50
3.23
Các giả định đƣợc sử dụng để tính toán lƣợng chất thải điện tử
tại Hải Phòng
52
3.24
Dự báo số lƣợng máy tính thải bỏ tại Hải Phòng(chiếc)
52
3.25
Dự báo số lƣợng tivi màu thải bỏ tại Hải Phòng (chiếc)
52
3.26
Dự báo số lƣợng tủ lạnh thải bỏ tại Hải Phòng(chiếc)
53
3.27
Dự báo số lƣợng máy giặt thải bỏ tại Hải Phòng(chiếc)
53
3.28
So sánh số lƣợng các thiết bị điện tử thải bỏ trong 2 năm
2013&2014 tại Hải Phòng
53


3.29

Dự báo số lƣợng 4 loại thiết bị điện tử thải bỏ tại Hải Phòng
(chiếc)
54
3.30
Thành phần khối lƣợng các linh kiện của bản mạch vi tính
54
3.31
Thành phần kim loại (mg/kg linh kiện)trong các linh kiện
56
3.32
So sánh thành phần % kim loại có trong các linh kiện trên
bản mạch điện tử thải bỏ
57
3.33
Ảnh hƣởng của nồng độ axit đến hiệu suất hòa tách Cu
60
3.34
Ảnh hƣởng của hàm lƣợng H
2
O
2
đến hiệu suất hòa tách Cu
62
3.35
Ảnh hƣởng của kích thƣớc hạt đến hiệu suất hòa tách Cu
64
3.36
Hiệu quả hòa tách đồng từ mẫu có kích thƣớc hạt 1-1,5mm
65
3.37

So sánh kết quả hòa tách Cu giữa 2 mẫu nguyên liệu
67
3.38
Ảnh hƣởng của điều kiện thiết bị đến hiệu suất hòa tách Cu
69
3.39
Hiệu quả hòa tách Cu ở điều kiện tối ƣu
71
3.40
Kết quả hòa tách Cu bằng hệ H
2
SO
4
– H
2
O
2
tái sử dụng
73














DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình vẽ
Tên hình vẽ
Trang
1.1
Các tỷ lệ xử lý chất thải điện tử giả định
15
1.2
Thu hồi Cu bằng phƣơng pháp nhiệt luyện
21
1.3
Sơ đồ quá trình hoà tan chọn loc và điện phân thu hồi Cu, Pb,
Sn.
24
1.4
Cấu tạo của bản mạch điện tử máy tính
25
1.5
Cấu tạo của bản mạch một lớp
26
2.1
Sơ đồ thiết bị hòa tách Cu

28
2.2
Thiết bị hòa tách Cu quy mô phòng thí nghiệm
32

2.3
Bản mạch máy tính đem bóc tách
34
2.4
Sơ đồ tách và phân loại bản mạch máy tính
34
2.5
Mẫu bản mạch thải loại sử dụng trong các thí nghiệm
35
2.6
Hình ảnh mẫu bản mạch thu đƣợc sau khi tiền xử lý bằng
phƣơng pháp cơ học và rây
36
3.1
Đồ thị biểu diễn doanh số các mặt hàng điện tử đƣợc đƣa vào
sử dụng tại Hà Nội
41
3.2
So sánh số lƣợng các thiết bị điện, điện tử thải bỏ năm 2013
44
3.3
So sánh số lƣợng các thiết bị điện, điện tử thải bỏ tử năm 2014
45
3.4
So sánh lƣợng 4 loại thiết bị điện tử thải bỏ năm 2013&2014
46
3.5
Đồ thị biểu diễn số lƣợng các mặt hàng điện tử đƣợc đƣa vào
sử dụng tại Hải Phòng giai đoạn 1997-2010
51

3.6
So sánh số lƣợng thiết bị điện, điện tử thải bỏ năm 2013&2014
54
3.7
So sánh khối lƣợng các thành phần trên bản mạch máy tính
55


3.8
So sánh hàm lƣợng một số kim loại chủ yếu có trong các linh
kiện
58
3.9
Đồ thị khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ axit đến hiệu suất hòa
tách Cu
61
3.10
Đồ thị khảo sát ảnh hƣởng của hàm lƣợng H
2
O
2
đến hiệu suất
hòa tách Cu
62
3.11
Hiện tƣợng muối đồng kết tinh khi sử dụng H
2
O
2
20%

63
3.12
Đồ thị khảo sát ảnh hƣởng của kích thƣớc hạt đến hiệu suất hòa
tách Cu
64
3.13
Đồ thị biểu diễn hiệu quả hòa tách Cu từ mẫu có kích thƣớc hạt
1-1,5mm
66
3.14
So sánh hiệu quả hòa tách Cu giữa 2 mẫu nguyên liệu
68
3.15
Ảnh hƣởng của điều kiện thiết bị đến hiệu suất hòa tách Cu
70
3.16
Hiệu quả thu hồi Cu ở điều kiện tối ƣu (H
2
SO
4
2,5M và
H
2
O
2
15%)
72
3.17
Bã rắn mẫu có kích thƣớc 0,5-1,0mm ở điều kiện tối ƣu
72

3.18
Bã rắn và dung dịch sau khi hòa tan Cu bằng dung dịch A
1
(hệ
H
2
SO
4
- H
2
O
2
tái sử dụng)
74
3.19
Tinh thể CuSO
4
thu đƣợc
74






DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Viết tắt
Tên tiếng anh
Tên tiếng việt

1.
OECD
Organization for Economic Co-
operation and Development
Tổ chức Hợp tác và phát triển
kinh tế
2
UNEP
United nations environment
programme
Chƣơng trình Môi trƣờng của
Liên hợp quốc
3.
PCB
Polychlorinated biphenyl
Polyclobiphenyl
4.
TBBA
Tetrabromobisphenol- A
Tetrabrombisphenol-A
5.
PBB
Polybrominated biphenyl
Polybrombiphenyl
6.
DPE
Diphenyl ether

Diphenylete
7.

CFC
Chlorofluorocarbon
Polycloflocacbon
8.
PVC
Polyvinyl chloride
Polyvinyclorua





1

MỞ ĐẦU
Ngày nay các thiết bị điện tử nhƣ ti vi, máy tính, tủ lạnh, máy in, điện thoại
di động, …đã trở thành mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống do những chức năng và
tiện ích mà chúng mang lại, nhƣng khi không còn đƣợc sử dụng nữa thì chính các
loại máy móc hiện đại lại trở thành nguồn chất thải rất độc hại đối với môi trƣờng,
Loại chất thải này đƣợc gọi là chất thải điện tử (e-waste).
Chất thải điện tử đƣợc xếp vào loại các chất thải nguy hại do chúng có chứa
khối lƣợng khá lớn các chất độc hại nhƣ chì, cadimi, thủy ngân, …cho nên nếu tiêu
hủy hoặc tái chế không đúng cách, các chất này sẽ ngấm vào đất, vào mạch nƣớc
ngầm… gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
Tuy nhiên, chất thải điện tử không hoàn toàn là đồ bỏ đi độc hại mà trái lại,
nếu đƣợc xử lý và khai thác đúng cách thì chất thải điện tử sẽ trở thành “dòng chất
thải có khả năng tiềm tàng” và đƣợc ví nhƣ “mỏ vàng” vì chứa một lƣợng đáng kể
các vật liệu quý có thể thu hồi đem lại nguồn lợi kinh tế cao nhƣ: vàng, bạc, đồng,
platin, niken… Do đó, không xử lý chất thải điện tử đồng nghĩa với việc lãng phí
một nguồn tài nguyên lớn.

Tại Việt Nam, nguồn thải rác điện tử chủ yếu do doanh nghiệp điện tử trong
nƣớc nhập phế liệu từ nƣớc ngoài về để tái chế hoặc do ngƣời dân sử dụng thải ra.
Đặc biệt trong những năm gần đây, do chính sách hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới và mức sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao chính vì vậy lƣợng chất
thải điện tử đang gia tăng rất nhanh chóng. Mặc dù mối nguy này đã đƣợc cảnh báo,
nhƣng đến nay việc quản lý và xử lý rác thải điện tử tại Việt Nam vẫn còn nhiều
bất cập.
Để có cái nhìn toàn diện hơn về tiềm năng và những nguy cơ đối với môi
trƣờng của chất thải điện tử và góp phần nghiên cứu tìm ra giải pháp hiệu quả trong
việc tái chế chất thải điện tử tại Việt Nam, trong luận văn này, chúng tôi đi sâu vào
“Nghiên cứu đánh giá tiềm năng tái chế chất thải điện tử và thu hồi kim loại có
giá trị từ bản mạch điện tử thải bỏ”.

2

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ
TÁI CHẾ BẢN MẠCH ĐIỆN TỬ THẢI BỎ
1.1.Chất thải điện tử - nguồn tài nguyên khoáng sản đô thị
1.1.1.Khái quát về chất thải điện tử
1.1.1.1. Định nghĩa và phân loại chất thải điện tử
Do sự phát triển của khoa học công nghệ, các thiết bị điện, điện tử ngày càng
trở nên phổ biến trong cuộc sống con ngƣời, từ đó phát sinh một loại chất thải rắn
mới gọi là chất thải điện tử. Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất
thải điện tử tùy thuộc vào mỗi tổ chức hay quốc gia vùng lãnh thổ.
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD 2001): Chất thải điện tử
đƣợc định nghĩa là “những thiết bị sử dụng nguồn cung cấp điện đã đạt đến tuổi
thọ thiết bị của chúng”.
Theo Mạng lƣới hành động Basel : “ Chất thải điện tử bao gồm một phạm vi
rộng và đang gia tăng các thiết bị điện tử từ các thiết bị gia dụng lớn nhƣ tủ lạnh,
điều hòa không khí, điện thoại, hệ thống thu phát âm thanh và các mặt hàng tiêu thụ

điện đến các loại máy tính bị bỏ đi bởi ngƣời sử dụng chúng”[10].
Từ những định nghĩa trên có thể khái quát “Chất thải điện tử” là một thuật
ngữ để chỉ các thiết bị điện, điện tử bị thải bỏ khi nó không còn đáp ứng đƣợc các
yêu cầu của ngƣời sở hữu hiện tại hoặc đã đạt đến tuổi thọ của nó.
Các thiết bị điện và điện tử đƣợc phân thành ba loại chính bao gồm : các thiết
bị điện gia dụng lớn, thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông, thiết bị điện tiêu
dùng. Đại diện cho các thiết bị gia dụng lớn là tủ lạnh và máy giặt, máy tính để bàn
và máy tính cá nhân đại diện cho các thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông,
trong khi ti vi đại diện cho nhóm các thiết bị điện tiêu dùng.
Nhƣ vậy, các sản phẩm điện, điện tử bị thải bỏ có thể do các thiết bị này đã
trở nên lỗi thời và ngƣời sử dụng muốn thay thế chúng bằng những thiết bị hiện đại
hơn, hoặc do các thiết bị này đã gần hết tuổi thọ thiết bị, hoặc cũng có thể do các
3

thiết bị đã hƣ hỏng và ngƣời sử dụng cần vứt bỏ chúng. Chính vì vậy rất nhiều sản
phẩm trong số chất thải điện tử có thể đƣợc tái sử dụng (đem cho hoặc bán lại cho
ngƣời khác sử dụng), đƣợc tân trang lại hoặc đƣợc đem tái chế. Những phần còn lại
thƣờng đƣợc đem tiêu hủy hoặc đƣợc chôn lấp cùng với các loại rác thải khác.
1.1.1.2. Đặc điểm của chất thải điện tử
Trong những năm gần đây, vấn đề chất thải điện tử đang trở thành mối hiểm
họa mà nhiều nƣớc phải đối đầu, nhất là các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt
Nam. Theo UNEP, hai đặc điểm đặc trƣng sau đây của chất thải điện tử khiến chúng
phải đƣợc quản lý và xử lý đặc biệt:
 Chất thải điện tử là chất thải nguy hại: Chúng có chứa hơn 1000 các
hợp chất khác nhau, trong số đó có nhiều chất độc hại gây ô nhiễm
nghiêm trọng khi bị vứt bỏ.
 Chất thải điện tử đƣợc tạo ra với một tốc độ đáng báo động do sự lỗi
thời: Do tốc độ lỗi thời cực kỳ nhanh chóng nên lƣợng chất thải điện
tử đƣợc tạo ra cao hơn nhiều so với các mặt hàng tiêu dùng khác [14].
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng chất thải điện tử là

do tốc độ phát triển vƣợt bậc của khoa học công nghệ, các thiết bị điện tử mới
thƣờng đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng đẹp hơn, nhiều chức năng hơn và giá cả phù
hợp nên rất thu hút ngƣời tiêu dùng và những thiết bị sản xuất trƣớc nhanh chóng
trở nên lỗi thời. Nhƣ vậy, chỉ sau một thời gian sử dụng, có khi chƣa hết tuổi thọ thì
những thiết bị cũ đã bị thay thế bằng những thiết bị mới và chúng trở thành rác thải
điện tử. Tuổi thọ của một chiếc máy tính đã giảm từ sáu năm xuống còn ba năm,
còn điện thoại di động chỉ dƣới hai năm. Kết quả điều tra tại Mỹ cho thấy 50% máy
tính bị thải bỏ vẫn sử dụng đƣợc nhƣng chúng đã bị thay thế bởi những máy tính
hiện đại hơn [17].
Thành phần chất thải điện tử rất đa dạng và khác nhau tùy thuộc vào từng
loại thiết bị. Nó chứa hơn một nghìn chất khác nhau bao gồm cả chất nguy hại và
chất không nguy hại. Thông thƣờng, chất thải điện tử có chứa sắt và các kim loại
4

màu, nhựa, thủy tinh, gỗ, gốm sứ, cao su và một số các chất khác, Sắt và thép chiếm
khoảng 50% khối lƣợng chất thải điện tử, tiếp theo là nhựa (21%), kim loại màu
(13%), còn lại là các thành phần khác. Kim loại màu bao gồm các kim loại nhƣ
đồng, nhôm và các kim loại quý ví dụ nhƣ vàng, bạc, platin, paladi…Sự hiện diện
của các nguyên tố nhƣ chì, thủy ngân, asen, cadimi, selen, Cr(VI) và các chất chống
cháy trong chất thải điện tử gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng là nguyên nhân
đƣa chất thải điện tử đƣợc xếp vào loại chất thải nguy hại.
Bảng 1.1: Các chất độc hại trong rác thải điện, điện tử [14]
Chất độc hại
Nguồn gốc trong rác thải điện tử
Tác hại đối với môi
trƣờng và cơ thể sống
Các hợp chất halogen
Polyclobiphenyl
(PCB)
Tụ điện, máy biến thế

Gây ung thƣ, ảnh
hƣởng đến hệ thần
kinh, hệ miễn dịch,
tuyến nội tiết
Tetrabrombisphenol-A
(TBBA)
Polybrombiphenyl
(PBB)
Diphenylete
(DPE)
Chất chống cháy cho nhựa (nhựa
chịu nhiệt, cáp cách điện)
TBBA đƣợc dùng rộng rãi trong
chất chống bắt lửa của bản mạch
máy in và phủ lên các bộ phận
khác
Gây tổn thƣơng lâu
dài đến sức khỏe, gây
ngộ độc sâu khi cháy
Polycloflocacbon
(CFC)
Trong bộ phận làm lạnh, bọt
cách điện
Khi cháy gây nhiễm
độc, chất phá hủy tầng
ozon
Polyvinyclorua (PVC)
Cáp cách điện
Cháy ở nhiệt độ cao
sinh ra dioxin và furan

Kim loại nặng và các kim loại khác
5

As
Có trong đèn hình đời cũ và
lƣợng nhỏ ở dạng gali asenua,
bên trong các diot phát quang
Sừng hóa da, gây ung
thƣ da
Be
Bộ chỉnh lƣu, bộ phận phát tia
Ung thƣ phổi
Cd
Pin Ni-Cd sạc lại, lớp huỳnh
quang (đèn hình CRT), mực máy
in và trống, máy photocopy
(trong máy photo), trong bo
mạch và chất bán dẫn.
Loãng xƣơng, thiếu
máu, suy gan, suy
thận
Cr(VI)
Băng và đĩa ghi dữ liệu
Độc cấp tính và mãn
tính, gây dị ứng
Galli asenua
Diod phát quang
Tổn thƣơng đến sức
khỏe
Pb

Màn hình CRT, pin, bản mạch
máy in, các mối hàn
Gây độc với hệ thần
kinh, thận, mất trí
nhớ đặc biệt với trẻ
em
Hg
Trong đèn hình màn hình LCD,
pin kiềm và công tắc, trong vỏ
máy.
Gây ngộ độc cấp tính
và mãn tính
Ni
Pin Ni-Cd sạc lại hoặc trong
màn hình CRT
Gây dị ứng

Tuy nhiên, nhìn nhận chất thải điện tử theo khía cạnh tích cực thì chúng
không hoàn toàn chỉ là loại rác thải độc hại. Nếu chất thải điện tử đƣợc xử lý đúng
cách thì nó còn đem lại nguồn lợi cho con ngƣời do có chứa những thành phần có
giá trị sử dụng cao đó là các kim loại màu và các kim loại quý.

6

Bảng 1.2. Các thành phần có giá trị trong bản mạch điện tử
Thành phần có giá trị
Nguồn gốc trong rác thải điện tử
Cu
Dẫn điện trong các loại cáp, cuộn cảm, bản mạch
Ag

Tụ điện, thiết bị chuyển mạch, pin, điện trở
Au
Chủ yếu có trong bản mạch máy tính để kết nối các lớp
mạ
Al
Tụ điện, thanh tản nhiệt
Fe
Khung thép, vỏ máy, …
Zn
Pin sạc, hợp kim…
1.1.2. Thực trạng phát sinh chất thải điện tử
1.1.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải điện tử trên thế giới
Chất thải điện tử đƣợc coi là thành phần gia tăng nhanh nhất trong chất thải
đô thị trên toàn thế giới. Ƣớc tính rằng có khoảng 20-50 triệu tấn chất thải điện tử
đƣợc tạo ra trên toàn cầu mỗi năm, chiếm 5% tổng lƣợng chất thải rắn đô thị [17].
Ở các nƣớc phát triển, lƣợng chất thải điện tử trung bình bằng 1% tổng lƣợng
chất thải rắn. Trong khối liên minh châu Âu, mỗi năm có từ 5-7 triệu tấn chất thải
điện tử phát sinh, tức là khoảng 14-15kg chất thải điện tử/ đầu ngƣời/ năm và dự
kiến tốc độ phát sinh chất thải là từ 3-5% mỗi năm [19]. Tại Mỹ, lƣợng chất thải
điện tử chiếm từ 1-3% tổng lƣợng chất thải đô thị phát sinh. Theo Cơ quan bảo vệ
môi trƣờng Mỹ (USEPA), lƣợng chất thải điện tử phát sinh tại Mỹ vào năm 2005 là
2,5 triệu tấn, chiếm 1,4% tổng lƣợng chất thải [17].
Tại các nƣớc đang phát triển, lƣợng chất thải điện tử chiếm khoảng từ 0,01-
1% lƣợng chất thải rắn đô thị phát sinh. Một báo cáo của Liên hợp quốc dự đoán
rằng năm 2020, lƣợng chất thải điện tử từ máy tính cũ ở Trung Quốc sẽ tăng vọt tới
400% so với năm 2007 và tại Ấn Độ con số này lên tới 500%. Ngoài ra, tại Ấn Độ,
lƣợng chất thải điện tử từ điện thoại di động vào năm 2020 sẽ cao hơn khoảng 7 lần
so với mức năm 2007 và con số này là khoảng 18 lần tại Trung Quốc[15].
Những con số trên đã làm nổi bật nhu cầu cấp thiết cần giải quyết các vấn đề
về chất thải điện tử trên toàn thế giới, đặc biệt là tại các nƣớc đang phát triển nhƣ

7

Ấn Độ, nơi mà việc quản lý, thu gom và tái chế chất thải điện tử vẫn chƣa đƣợc
kiểm soát đúng đắn.
1.1.2.2. Thực trạng phát sinh chất thải điện tử ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, do sự gia tăng thu nhập của ngƣời dân Việt Nam
và sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, nhu cầu sử dụng các thiết bị
điện tử tại Việt Nam ngày càng cao, kéo theo đó là sự gia tăng khối lƣợng lớn chất
thải điện tử.
Theo báo cáo của Viện khoa học và công nghệ môi trƣờng- Đại học Bách
khoa Hà Nội, hàng năm, tổng lƣợng chất thải điện và điện tử dân dụng phát sinh ở
Việt Nam là khoảng 120.000 chiếc tivi, đầu máy video, radio cassette, máy giặt và
tủ lạnh. Bên cạnh đó, có khoảng 300.000 bộ máy tính cũng bị thải bỏ hàng năm.
Điều tra tại một số cửa hàng inter-net cho thấy, có khoảng 50% đang sử dụng là
máy mới và khoảng 50% là máy cũ cần thay thế gần nhƣ toàn bộ phụ tùng đó có thể
đƣợc sử dụng lại ngay tại cửa hàng, 90% còn lại sẽ đƣợc vứt bỏ cùng với rác thải
sinh hoạt hoặc bán lại cho các cơ sở thu gom phế liệu [7].
Theo một nghiên cứu của Công ty Môi trƣờng Đô thị (URENCO) ở Hà Nội,
với việc điều tra hơn 400 hộ gia đình, 400 văn phòng và 400 cơ sở sửa chữa, tái chế
trên bảy tỉnh thành, đã ghi nhận một sự gia tăng đáng kể về số lƣợng rác công nghệ
cao trong các năm từ 2002 đến 2006 (xem bảng) [3].










8

Bảng 1.3:Số lượng thiết bị điện tử thải bỏ tại Việt Nam (chiếc)
Năm
TV
Tủ lạnh
Máy giặt
Điều hòa
nhiệt độ
Radio/
Cassette
Tổng số
2001
73.752
13.011
4.159
1.160
72.626
164.708
2002
49.074
9.890
3.387
996
25.679
89.026
2003
56.707
12.365
4.419

1.344
21.669
96.503
2004
65.707
15.490
5.774
1.815
18.465
107.251
2005
76.107
19.398
7.542
2.451
15.764
121.262
2006
125.000
30.789
11.928
3.889
49.799
221.406
Tổng số
446.347
100.942
37.209
11.655
204.002

800.156

Một nguồn dữ liệu khác dựa trên kim ngạch nhập khẩu thiết bị điện tử cho
thấy lƣợng chất thải điện tử tại Việt Nam trong những năm gần đây tăng vọt. Theo
số liệu của ngành thống kê, kim ngạch nhập khẩu máy tính và linh kiện điện tử vào
năm 2000 đạt 892 triệu đô-la Mỹ, đến năm 2004 con số này tăng đến 1,3 tỷ đô-la
và hai năm gần đây tăng vọt lên 3,7 tỷ đô-la vào năm 2008 và 3,9 tỷ đô-la vào năm
2009. Tƣơng ứng với sự gia tăng của lƣợng máy nhập khẩu là sự gia tăng của
lƣợng máy bị thải bỏ. Theo một ƣớc tính của ngành môi trƣờng, lƣợng rác thải
điện thoại trong nƣớc mỗi năm khoảng 400 tấn, ẩn chứa bên trong đó là các chất
độc hại chƣa qua xử lý nhƣ chì, thuỷ ngân…
Nhƣ vậy theo những dữ liệu trên, mặc dù Việt Nam là một quốc gia đang
phát triển nhƣng lƣợng chất thải điện tử gia tăng không nhỏ. Do đó, chúng ta cần có
biện pháp quản lý và xử lý thích hợp nguồn rác thải đặc biệt này để tránh nguy cơ
gây ô nhiễm môi trƣờng cũng nhƣ tận dụng đƣợc giá trị của chúng.



9

1.1.3.Hiệu quả kinh tế - môi trường của quá trình tái chế chất thải điện tử
1.1.3.1. Tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên
Sự gia tăng nhanh chóng lƣợng chất thải điện tử kéo theo sự ra đời của một
ngành kinh doanh đầy tiềm năng đó là tái chế chất thải điện tử. Tái chế chất thải
điện tử bao gồm việc tháo dỡ và phá hủy các thiết bị để thu hồi các vật liệu mới.
Do có một khối lƣợng khổng lồ chất thải điện tử đƣợc tạo ra hàng năm, mặt
khác chúng có chứa một lƣợng lớn các kim loại có giá trị nên việc tái chế chất thải
điện tử không những làm giảm bớt tác động tiêu cực tới môi trƣờng mà còn đem lại
lợi ích kinh tế và góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một chuyên gia
làm việc tại Trƣờng đại học của Liên hợp quốc (UNU) cho rằng, lƣợng kim loại quý

hiếm đƣợc thu hồi từ thiết bị điện tử phế thải lớn hơn nhiều so với việc khai thác
mỏ. Mỗi tấn phế thải linh kiện chứa lƣợng vàng nhiều gấp 17 lần so với một tấn
quặng kim loại quý này và đối với kim loại đồng con số này là 40 lần. Lƣợng vàng
trong 41 điện thoại di động tƣơng đƣơng với lƣợng vàng có trong 1 tấn quặng vàng
[7]. Nhƣ vậy, nếu lƣợng kim loại trong chất thải điện tử đƣợc thu hồi, rõ ràng,
chúng ta sẽ giảm đƣợc một lƣợng lớn các kim loại khai thác từ quặng tự nhiên. Mặt
khác, tái chế chất thải điện tử còn giúp tiết kiệm năng lƣợng sản xuất. Chi phí năng
lƣợng cho việc tái chế chất thải điện tử để thu hồi kim loại thấp hơn đáng kể so với
chi phí năng lƣợng khai thác từ quặng tƣơng ứng. Ví dụ, tái chế để thu hồi Al cần
năng lƣợng ít hơn 95% so với việc sản xuất Al từ quặng hay tái chế thép tiết kiệm
60% năng lƣợng. Cuối cùng, việc khai thác kim loại quý hiếm trong chất thải điện
tử ít vất vả hơn nhiều so với việc khai thác từ quặng. Trong khi để khai thác đƣợc
5gram vàng ở mỏ có tỷ trọng khai thác cao nhƣ mỏ Kalgold ở Nam Phi ngƣời ta
phải thiết kế hầm lò, đào bới vận chuyển 1 tấn đất đá thì hãng tái chế Umicore tại
Brussel có hàng triệu tấm vi mạch máy tính và ngƣời ta có thể thu hồi đƣợc 250gr
vàng từ 1 tấn tấm vi mạch này, cao gấp 50 lần so với mỏ Kalgold. Nhƣ vậy, có thể
coi chất thải điện tử là “mỏ khoáng sản đô thị” và chúng cần đƣợc xử lý một cách
đúng đắn để có thể phát huy giá trị của chúng.
10

1.1.3.2. Hạn chế tác động của chất thải điện tử đến môi trường và sức khỏe cộng
đồng
Sự gia tăng nhanh chóng lƣợng chất thải điện tử cùng với một số lƣợng lớn
các chất độc hại chứa trong chúng là mối hiểm họa gây ô nhiễm cho môi trƣờng và
sức khỏe cộng đồng. Thành phố Guiyu (Trung Quốc)- “kinh đô của rác thải điện tử”
là một ví dụ điển hình về tác hại của chất thải điện tử tới môi trƣờng. Tại đây, do
việc chất đống và đốt các phế thải điện tử để lọc ra những phần có giá trị đã làm cho
nguồn nƣớc và không khí bị ô nhiễm , đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng. Theo điều
tra, tỷ lệ nhiễm chì trong máu của trẻ em lên tới 70%. Nhƣ vậy, nếu chất thải điện tử
không đƣợc xử lý đúng cách, các chất độc có thể nhanh chóng lan vào nƣớc, không

khí, đất và gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng cũng nhƣ xâm nhập vào cơ thể
gây nguy hại cho sức khỏe con ngƣời. Do đó, việc tái chế theo công nghệ phù hợp
không chỉ giảm tác hại xấu đến môi trƣờng mà còn góp phần khai thác đƣợc giá trị
của chất thải điện tử,
1.2.Tình hình tái chế chất thải điện tử tại Việt Nam
Theo báo cáo của Viện khoa học và công nghệ Môi trƣờng- Đại học Bách
Khoa Hà Nội, ở Việt Nam không có chuyện vứt các thiết bị cũ, hỏng ra đƣờng mà
thƣờng đƣợc ngƣời sử dụng bán lại cho các cửa hàng sửa chữa hay những ngƣời
mua ve chai. Các sản phẩm này sau đó đƣợc ngƣời ta bóc tách thủ công để thu gom
linh kiện hoặc lấy kim loại, vỏ máy đem bán cho các cơ sở tái chế. Tuy nhiên, việc
tái chế chất thải điện tử còn ở mức hạn chế cả về số lƣợng đƣợc tái chế và chất
lƣợng tái chế [7]. Theo kết quả điều tra của A.Terazono (Viện Nghiên cứu môi
trƣờng Nhật Bản) cho thấy tại thành phố Hồ Chí Minh lƣợng chất thải điện - điện tử
phát sinh vào khoảng 6.140 tấn/năm nhƣng tái chế chỉ đạt khoảng 98 tấn/năm và
hoàn toàn bằng phƣơng pháp thủ công [21]. Để thu hồi chì, ngƣời ta đập vỡ các
thiết bị, làm chảy các mối hàn chì để tháo rời các chip máy tính đem bán lại. Chì
đƣợc gom lại, nung nóng trên chảo, từ đó làm bay các hơi kim loại độc nhƣ chì,
cadimi, thủy ngân… và giải phóng chúng vào không khí dƣới dạng hơi sƣơng độc
11

hại. Sau khi các “chip” đƣợc lấy ra, chì đƣợc “tự do” chảy xuống đất [1]. Nhƣ vậy,
rõ ràng dựa trên những dữ liệu về tình hình phát sinh chất thải đã đề cập ở trên thì
tại Việt Nam, lƣợng chất thải điện tử phát sinh khá lớn và tăng nhanh theo mỗi năm,
nhƣng tình hình tái chế vẫn còn nhiều bất cập. Do vậy việc đẩy mạnh nghiên cứu,
phát triển công nghệ tái chế chất thải điện tử là rất cần thiết để tránh đƣợc nguy cơ
gây ô nhiễm môi trƣờng và đem lại nguồn lợi cho con ngƣời.
1.3. Các phƣơng pháp ƣớc tính lƣợng chất thải điện tử phát sinh [19]
Để đánh giá đƣợc tác động tiêu cực của chất thải điện tử tới môi trƣờng và có
cơ sở để xây dựng các kế hoạch quản lý và xử lý chất thải điện tử trong tƣơng lai
cần dự báo đƣợc lƣợng chất thải điện tử phát sinh một cách tin cậy. Về cơ bản trên

thế giới, có 5 phƣơng pháp đƣợc sử dụng để ƣớc tính lƣợng chất thải điện tử. Tuy
nhiên, tùy từng điều kiện của mỗi nƣớc mà áp dụng phƣơng pháp cho phù hợp.
1.3.1.Phương pháp bậc thời gian (time step method)
Việc tính toán lƣợng chất thải điện tử dựa trên dữ liệu thiết bị gia dụng và
công nghiệp cùng với dữ liệu bán sản phẩm. Tiềm năng chất thải điện tử trong giai
đoạn thu thập tại thời điểm t đƣợc tính toán dựa trên chênh lệch lƣợng thiết bị gia
dụng và công nghiệp trong suốt giai đoạn tiêu thụ giữa hai điểm trong thời gian t,
cộng với doanh số bán hàng trong thời gian này và trừ đi lƣợng chất thải phát sinh
hàng năm đƣợc tạo ra trong thời điểm t-1.
Phƣơng trình toán học của phƣơng pháp bậc thời gian đƣợc biểu diễn nhƣ sau:
Lƣợng chất thải phát sinh tại thời điểm (t) =[hàng hóa(t
1
) – hàng hóa (t)]
gia dụng
+
+ [hàng hóa(t
1
) – hàng hóa (t)]
công nghiệp
+ doanh số bán hàng (n) - lƣợng chất thải
hàng năm (n)
Với n=t
1
+1 đến t-1 và t
1
<t
Hàng hóa
gia dụng
= Số hộ gia đình *mật độ hộ gia đình /100
= dân số/số ngƣời bình quân trong một gia đình * mức độ tập trung hộ gia

đình/100
Hàng hóa công nghiệp = Số nơi làm việc * mật độ công nghiệp/100
12

= Số lƣợng nhân viên/ số lƣợng ngƣời sử dụng mỗi thiết bị
Yêu cầu về dữ liệu
1. Thông tin về doanh số bán sản phẩm trong nƣớc, điều này có thể thu đƣợc từ
dữ liệu thống kê sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu
2. Mức tồn đọng thiết bị có thể xác định đƣợc theo mức bão hòa xác định sẵn
trong hộ gia đình
3. Khó xác định đƣợc mức độ tồn đọng hàng hóa công nghiệp và đòi hỏi các
giả định
Những hạn chế của phƣơng pháp
1. Mức độ bão hòa hộ gia đình đƣợc xác định dựa trên mức độ hàng tồn kho
đƣợc xác định trƣớc
2. Lƣợng hàng tồn kho trong công nghiệp đƣợc giả định trong tính toán
3. Giả thiết rằng tất cả các rác thải điện tử phát sinh đƣợc thu gom và vận
chuyển đến các công ty xử lý và tái chế.
Những ƣu điểm của phƣơng pháp
1. Tính toán dễ dàng
2. Phƣơng pháp đƣa ra kết quả đáng tin cậy trong thị trƣờng bão hòa
1.3.2.Phương pháp cung của thị trường(market supply method)
Tính toán lƣợng chất thải điện tử dựa vào dữ liệu bán sản phẩm cùng với tuổi
thọ đặc trƣng. Tiềm năng chất thải trong giai đoạn thu thập tại thời điểm t đƣợc tính
trên cơ sở dữ liệu bán hàng và thông tin về các mô hình tiêu thụ. Việc vứt bỏ đƣợc
xem nhƣ là trái ngƣợc với sự mua lại các thiết bị nhƣng với sự trì hoãn nhất định về
mặt thời gian trong quá trình tiếp theo.
Phƣơng trình toán học của phƣơng pháp đƣợc mô tả nhƣ sau:
Lƣợng chất thải điện tử phát sinh tại thời điểm t = doanh số bán (t-d
N

) + tái sử dụng
(t-d
S
)
Trong đó: d
N
: Tuổi thọ trung bình của một mặt hàng mới
d
S
: Tuổi thọ trung bình của một mặt hàng đã qua sử dụng

13

a. Những yêu cầu về dữ liệu
1. Thông tin về doanh số bán hàng trong nƣớc cần thiết cho việc tính toán có
thể thu đƣợc từ số liệu thống kê về sản xuất và xuất khẩu
2. Tuổi thọ trung bình của hàng mới và mặt hàng đã qua sử dụng, Tuổi thọ
trung bình của mặt hàng mới và mặt hàng đã qua sử dụng là khác nhau
b. Hạn chế của phƣơng pháp
1. Giá trị tuổi thọ trung bình của một mặt hàng là chủ quan vì trong hầu hết các
nƣớc phát triển các thiết bị điện và điện tử thƣờng đƣợc thay thế và vứt bỏ trƣớc
khi nó đạt đến tuổi thọ thiết bị
2. Chất thải điện tử thƣờng đƣợc lƣu trữ trong một năm
3. Giả thiết rằng tất cả các thiết bị điện tử sản xuất trong cùng một năm sẽ bị loại
bỏ sau khi đạt đến tuổi thọ trung bình của thiết bị.
4. Giả định tuổi thọ trung bình của mặt hàng điện tử không thay đổi nhiều lắm
trong khi thực tế tuổi thọ này có thể trở nên thấp hơn trong tƣơng lai. Do đó,
phƣơng pháp này không phải là đặc biệt hữu dụng trong việc tính toán chất thải
điện tử ở những thị trƣờng năng động nơi mà công nghệ và cuộc sống thay đổi
nhanh chóng.

c. Ƣu điểm của phƣơng pháp
1. Dữ liệu cần thiết không cần quá rộng
2. Tính toán đƣợc thực hiện rất dễ dàng bằng cách sử dụng phƣơng trình đơn
giản
3. Dữ liệu bán sản phẩm điện tử có nguồn gốc từ các số liệu thống kê chính
thức từ các viện nghiên cứu thị trƣờng hoặc từ các tổ chức thƣơng mại có
chất lƣợng cao và có sẵn cho một lƣợng lớn các sản phẩm.
1.3.3.Phương pháp Carnegie Mellon
Phƣơng pháp này là một biến thể của phƣơng pháp cung của thị trƣờng,
trong đó, lƣợng chất thải điện tử đƣợc tính toán từ dữ liệu bán sản phẩm điện tử, các
giả định về tuổi thọ thiết bị đặc trƣng, tái chế và lƣu trữ. Mô hình này xem xét hành
vi của ngƣời tiêu dùng khi họ xử lý các thiết bị điện, điện tử đã hết tuổi thọ thiết bị.
14

Tại thời điểm mà các thiết bị trở nên lỗi thời có bốn tùy chọn cho chủ sở hữu nhƣ
tái sử dụng, lƣu trữ, tái chế và chôn lấp.
Các thuật toán cho ứng dụng đƣợc đƣa ra nhƣ sau:
• Cho D(Y,K) biểu thị doanh số tiêu thụ các thiết bị điện tử trong nƣớc đối với năm
(Y) và mặt hàng (K)
• I
1
, I
2
…I
N
biểu thị các mặt hàng điện tử và L
1
, L
2
…L

N
là tuổi thọ trung bình tƣơng
ứng của các mặt hàng điện tử; Lr và Ls tƣơng ứng là tuổi thọ trung bình của các mặt
hàng điện tử đƣợc tái sử dụng và lƣu trữ.
• Xác định phần trăm các mặt hàng điện tử qua các cách lựa chọn kết thúc thời hạn
sử dụng khác nhau, Các biến trong hình 1 đƣợc định nghĩa dƣới đây:
- P
1
, P
2
, P
3
, P
4
tƣơng ứng là phần trăm tái sử dụng, lƣu trữ, tái chế và chôn lấp
các mặt hàng điện tử cũ.
- P
5
, P
6
, P
7
tƣơng ứng là phần trăm lƣu trữ, tái chế và chôn lấp các mặt hàng
điện tử đã qua tái sử dụng.
- P
8
, P
9
tƣơng ứng là phần trăm tái chế và chôn lấp các mặt hàng điện tử đã
từng đã qua lƣu trữ.

• Tính O
(Y,K)
= các mặt hàng cũ của loại K trong năm Y từ các phƣơng trình
sau:
O
(Y,K)
= D(Y-L
K
, I
K
).
O
(Y-Lr, K)
= D(Y- Lr- L
K
, I
K
).
O
(Y-Ls, K)
= D(Y-Ls-L
K
, I
K
).
Trong đó O
Y
thể hiện tổng các vật thải lỗi thời bị loại bỏ của loại K trong năm Y,
các sản phẩm mà đƣợc mua trong năm Y-L
K

, Tƣơng tự, O
Y-Lr
và O
Y-Ls
tƣơng ứng
thể hiện số lƣợng các sản phẩm thải lỗi thời đƣợc tái sử dụng và lƣu trữ của loại K,
các sản phẩm mà đƣợc mua trong năm Y- Lr-L
K
và Y-Ls-L
K
• R
U(Y,K)
=P
1
x O
(Y,K)
: Tỷ lệ tái sử dụng
S
T
= P
2
xO
Y
+ P
1
xP
5
xO
Y-Lr
: Tỷ lệ lƣu trữ

R
C
= P
3
x O
Y
+ P
2
xP
8
xO
Y-Ls
+ P
1
xP
6
xO
Y-Lr
+ P
1
xP
5
xP
8
x O
Y-Ls-Lr
: Tỷ lệ tái chế
L
A
= P

4
xO
Y
+P
1
xP
7
xO
Y- Lr
+ P
2
xP
9
xO
Y-Ls
+ P
1
xP
5
xP
9
xO
Y-Lr-Ls
: Tỷ lệ chôn lấp

×