Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Phân loại rác thải trong hộ gia đình để tái sử dụng hoặc tái chế rác thải nhằm bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.99 KB, 7 trang )


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NÔI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂY HỒ
Bài dự thi
Vận dụng kiến thức liên môn
để giải quyết các tình huống thực tiễn dành
cho học sinh trung học
Trường: THCS Phú Thượng
Địa chỉ: Phố Phú Gia – Phường Phú Thượng – Quận Tây Hồ
Điện thoại: 0438368847
Tên tình huống:
Phân loại rác thải trong hộ gia đình để tái sử dụng hoặc tái
chế rác thải nhằm bảo vệ môi trường.
Môn học chính được vận dụng: Sinh học
Các môn học tích hợp: Hóa học, Công nghệ, Toán, Văn, Vật lý.
Thông tin về học sinh:
Họ và tên: Mai Xuân Trà
Ngày sinh: 04 - 02 – 2001 Lớp: 8D
Hà Nội 11/2014
Tên tình huống:
Phân loại rác thải trong hộ gia đình để tái chế hoặc tái
sử dụng rác thải nhằm bảo vệ môi trường.
I. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Tìm hiểu cách phân loại rác thải đúng để tái chế hoặc tái sử dụng rác thải còn sử dụng
được nhằm giảm thiểu lượng chất thải ra ngoài môi trường, giúp cho sự phân hủy rác thải
nhanh chóng, giảm ô nhiễm môi trường.
II. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
1. Phương pháp tìm hiểu trên mạng Internet, tham khảo ý kiến.
2. Phương pháp thực hành thực tế.
3. Phương pháp ghi chép nhận định phân tích tổng hợp số liệu tài liệu.
4. Phương pháp áp dụng hiệu quả rút kinh nghiệm từ thực hành cho thực tiễn.


III. Giải pháp giải quyết tình huống:
1. Xác định chủ đề nghiên cứu có mục đích.
2. Tiến hành nghiên cứu thực tế.
3. Áp dụng hiệu quả để đi vào làm thực tiễn.
IV. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Ngày nay quá trình đô thị hóa là một quá trình không thể thiếu của mỗi quốc gia trên thế
giới, chúng mang lại cho chúng ta một cuộc sống văn minh và hiện đại, cũng chính sự
hiện đại ấy đã vô tình hủy hại đến môi trường. Dân số Thế Giới tăng nhanh nhu cầu sinh
hoạt cũng tăng theo đó vì vậy lượng rác thải ra môi trường ngày càng lớn ( khiến cho rác
thải không phân hủy kịp) ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Chính vì vậy
điều cần làm hiện nay là giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường và giải quyết vấn đề
phân hủy rác thải trong môi trường. Một trong các cách có thể áp dụng và mỗi chúng ta
đều có thể thực hiện được đó là phân loại rác thải, tái chế và tái sử dụng rác thải một cách
có hiệu quả. Chúng ta hãy đi tìm hiểu quá trình thực hiện và trước tiên em xin trình bày
về mặt lý thuyết.
1.Tiến hành các ngiên cứu về mặt lý thuyết:
1.1 Rác thải
Rác thải là các chất được con người thải ra ngoài môi trường sau nhu cầu sống và sinh
hoạt ( không sử dụng nữa) hoặc sau quá trình sản xuất của một số ngành công nghiệp.
Rác thải chia làm 2 loại chính là rác hữu cơ và vô cơ.
Rác hữu cơ là các loại rác thực phẩm sau khi bạn chế biến đồ ăn như rau, củ, quả… là
loại rác dễ phân hủy ( không gây ô nhiễm môi trường) và chỉ có thể đưa vào tái chế để sử
dụng cho việc chăm bón cây cối và làm thức ăn cho động vật.
Rác vô cơ là các loại rác như sành sứ, thủy tinh, gạch, xỉ than, nilon, nhựa gỗ… là loại
rác khó phân hủy ( có thể gây ô nhiễm môi trường) nhưng có thể đưa vào tái chế phục vụ
cho nhu cầu con người ( như vậy sẽ giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường).
Ngoài ra người ta còn có thể chia ra làm 1 loại rác thải nữa là rác thải có chất các hóa
học gây độc hại.
Rác thải không được thu gom và xử lý xả bừa bãi ra ngoài môi trường chứa nhiều tác
hại như: ô nhiễm nguồn nước làm chết các động vật, vi sinh vật sống trong nước, tắc

ghẽn đường cống nước, gây mất mỹ quan…; ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến
cuộc sống sinh hoạt của con người, làm chết động thực vật, thủng tầng khí quyển…; ô
nhiễm môi trường đất làm chết các thực vật, làm xói mòn ảnh hưởng đến đất…
Một số rác thải có hại cho môi trường nhưng nếu chúng ta biết tái chế đúng cách thì từ
một vật bỏ đi sẽ trở thành một thứ rất có ích và như thế cũng góp phần vào bảo vệ môi
trường.
Nếu mỗi gia đình có ý thức phân loại rác thải tại nhà thì sẽ không phải tốn nhân công
và nhà nước sẽ không phải mất một lượng tiền vào đầu tư hệ thống phân loại rác.
1.2 Thùng rác các màu:
3 loại màu thùng rác tương ứng với 3 loại rác thải:
- Thùng màu xanh lá đựng rác thải hữu cơ.
- Thùng màu vàng hoặc cam đựng rác thải vô cơ.
- Thùng màu đỏ đựng loại các chất hóa học độc hại.
1.3 Các loại chất phân hủy sinh học:
* P-life - Pacific Enterprise Japan Ltd: là một chất phụ gia phân hủy cung cấp cho môi
trường hóa học, dẫn tới sự phân hủy hoàn toàn của sản phẩm polyethylene thành carbon
dioxide, nước và chất lành tính, dư lượng không độc hại ở mức độ phân tử, sau đó đồng
hóa hoàn toàn vào tự nhiên.
* D2W - Symphony Environmental Technologies Plc, UK: là một chất được tạo ra để
kiểm soát và làm giảm tuổi thọ của sản phẩm nhựa và túi nhựa bình thường. D2W là một
công thức phụ gia được nghiên cứu và thử nghiệm cẩn thận để thêm vào nhựa bình
thường tại phần nhô ra hoặc bục đúc khuôn trong sản xuất.
*EPI - Environmental Products Inc, Canada: là một hóa chất phụ gia để sản xuất các sản
phẩm nhựa thành phẩm trong bao bì, ngành nông nghiệp và phân bón và (b) bao gồm bãi
rác phân hủy và hệ thống bọc cho khách hàng trong ngành công nghiệp quản lý chất thải
rắn. EPI là nhà phát triển, cấp phép và phân phối các phụ gia nhựa phân hủy hoàn toàn
(TDPA ®). Công nghệ EPI đã được thiết kế để kiểm soát và quản lý vòng đời của sản
phẩm làm từ nhựa phổ biến nhất được sử dụng ở xã hội hiên đại
*Reverte – Wells Plastics Limited, UK: là một chất phụ gia phân hủy nhựa trong một vài
năm ngắn ngủi – mà không cần đến hàng nghìn năm. Đặc tính kỹ thuật đặc biệt của chất

phụ gia reverte đảm bảo rằng các sản phẩm có ích, được lập trình sẵn - Mục đích tiếp
theo là một quá trình phân tích xử lý bao gồm tạo ra tính giòn, và cuối cùng, phân hủy
sinh học hoàn toàn với lượng khí carbon dioxide, nước và sinh khối.
*Biocom - Paramount Packaging, Ireland: là một chất phụ gia có thể được thêm vào
HDPE (polyethylene mật độ cao) hoặc MDPE (polyethylene mật độ trung bình) túi hoặc
bao hoặc các nguyên liệu làm tăng tốc độ thoái hóa của vật liệu. Tùy thuộc vào số lượng
được thêm vào các sản phẩm, Biocom có thể phá vỡ trong ít nhất là sáu tháng trong điều
kiện bình thường. Biocom khác với các chất phụ gia tương tự khác và do đó không được
kích hoạt trong quá trình sản xuất. Điều này có nghĩa rằng các sản phẩm được thêm chất
Biocom sẽ có tuổi thọ bình thường và sự phân hủy sẽ không bắt đầu cho đến khi những
chiếc túi được lấy ra khỏi thùng carton. Nhựa phân hủy không nên nhầm lẫn với các chất
thay thế nhựa phân hủy sinh học. Biocom không phải là một sản phẩm phân hủy sinh
học.
2. Thuyết minh các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
a. Phương pháp tìm hiểu trên mạng Internet, tham khảo ý kiến: biết thêm một số kiến
thức liên quan đến việc phân loại rác thải đúng quy cách, sự phân hủy của rác thải, quá
trình tái sử dụng cũng như tái chế có hiệu quả.
b. Phương pháp thực hành thực tế: có thêm kinh ngiệm thực hành trực tiếp và những lưu
ý khi phân loại rác thải.
c. Phương pháp ghi chép nhận định phân tích tổng hợp số liệu tài liệu: từ thực hành rút ra
một số điều ghi chép lại để đánh giá hiểu và nhớ những thứ quan trọng.
d. Phương pháp áp dụng hiệu quả rút kinh nghiệm từ thực hành cho thực tiễn: thu hoạch
được kết quả tốt, tiết kiệm thời gian.
3. Tiến hành các nghiên cứu liên quan cụ thể giải quyết tình huống:
3.1 Tính toán thời gian thực hiện sao cho hợp lý:
Gồm 2 giai đoạn: Phân loại rác thải và tái chế hoặc tái sử dụng.
Với 5kg rác thải cần khoảng thời gian là 10 phút để phân loại. Sau khi phân loại thấy một
số có thể tái sử dụng ta cần 15 phút cho quá trình xử lý đối với mỗi loại mỗi loại và cần
một khoảng thời gian nhất định để có thể tái sử dụng. Có thể thấy rõ nếu tự xử lý rác và
thực hiện tái sử dụng ngay tại nhà, ta chỉ mất mấy tiếng đồng hồ nhưng khi đưa rác vào

các nhà máy cần một thời gian lâu hơn để nhận được thứ cần.
3.2 Quy trình kỹ thuật phân loại rác thải:
- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết: để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe như găng tay, khẩu
trang,… Mỗi hộ gia đình nên trang bị các thùng rác khác màu cho việc phân loại dễ
dàng hơn.
- Tiến hành phân loại rác thải thành 3 loại như sau: cho rác hữu cơ vào thùng màu xanh
lá, rác thải vô cơ ở thùng vàng ( hoặc cam) và chất hóa học độc hại cho vào thùng màu
đỏ. Lưu ý: chú ý kiểm tra dấu hiệu nhận biết của các loại rác thải dựa trên đặc điểm
tính chất của từng loại để không phân loại nhầm gây ra hậu quả đáng tiếc: như chất
hóa học mà cho nhầm vào thùng khác, chất hóa học sẽ ảnh hưởng đến các loại rác
khác…
- Kiểm tra lại không để phân loại nhầm. Cuối cùng thu được 3 thùng rác đã được phân
loại.
- Sau khi phân loại, các loại rác không tái sử dụng được hay các chất hóa học không
còn sử dụng thì cho ra xe rác của công ty môi trường để đưa về khu tập kết rác để xử
lý ( một số rác thải có thể tái chế được sẽ được đưa vào nhà máy để tái chế).
3.3 Quy trình kỹ thuật tái sử dụng rác thải:
Thường áp dụng kỹ thuật này cho loại rác vô cơ:
- Chia rác vô cơ ra từng loại nhỏ riêng
- Thực hiện quy trình tái sử dụng khác nhau đối với từng loại.
VD: Túi ni lông và vải đều giặt sạch rồi phơi khô. Chai nhựa rửa sạch bằng sà phòng sóc
nước cho sạch hết sà phòng rồi để ráo nước và tiếp tục sử dụng.
- Chú ý thành phần hóa học sinh học của từng loại để xử lý đúng không gây phản ứng
hóa học không tốt.
- Kiểm tra xem có rác nào trong quá trình tái sử dụng không dùng được nữa thì bỏ đi.
- Sau quá trình xử lý ta thu được và tiếp tục sử dụng.
3.4 Quy trình tái chế một số rác thải hữu cơ:
Chỉ sử dụng với một số rác thải:
- Sau khi phân loại chọn lọc rác có thể tái chế như rau, thịt…
- Xử lý: thường đun nóng để loại bỏ một số vi khuẩn… ( hoặc không cần xử lý)

- Sau khi xử lý xong có thể làm thức ăn cho vật nuôi hay dinh dưỡng cho thực vật.
V. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Việc thực hiện các giải pháp và nghiên cứu trên cho ta thấy nhiều ích lợi như tiết kiêm
tài nguyên thiên nhiên ( việc tái sử dụng hay tái chế) tiết kiệm tiền của chính chúng ta,
nếu mỗi người có ý thức tự giác làm nhà nước sẽ tiết kiệm một số tiền lớn vì không phải
đầu tư vào hệ thống phân loại rác thải, tiết kiệm công sức. Thực hiện việc này còn giúp ta
nâng cao ý thức tuy mất đôi chút thời gian nhưng hãy hành động “đẹp” để bảo vệ môi
trường – ngôi nhà chung của chúng ta.
Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết vấn đề thực tiễn còn giúp cho em có thêm
kiến thức trong thực tế, trau dồi kinh ngiệm giải quyết tình huống linh hoạt. Việp áp dụng
những lý thuyết vào thực hành cho ta thấy cảm giác thú vị, làm nó ta cũng thể hiện được
những kỹ năng hiểu biết của bản than để rèn luyện
Nói chung nó rất hay và cần thiết cho mỗi chúng ta phát triển tư duy, sáng tạ, tính
logic… Thú vị như vậy sao mà không thực hiện.

×