HỒ SƠ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1. Tên chủ đề dạy học: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
2. Môn học chính của chủ đề: Sinh học
3. Các môn được tích hợp: Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lí
1
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đan Phượng
- Trường THCS Thọ An
- Địa chỉ: Thọ An – Đan Phượng – Hà Nội
- Điện thoại: Email:
- Thông tin về giáo viên.
1. Họ và tên: Lê Thị Bích Thảo
- Ngày sinh: 26/04/1984 Môn: Sinh
- Điện thoai: 01256913184 Email:
2. Phạm Thị Duyên
- Ngày sinh: 26/12/1992 Môn: Sinh
- Điện thoại: 0984893792 Email:
2
BÀI DỰ THI “ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP”
1. Tên hồ sơ.
Tích hợp môn giáo dục công dân và môn địa lí vào bài 63 “Cơ sở khoa
học của các biện pháp tránh thai”
2. Mục tiêu dạy học
a, Kiến thức.
* Môn giáo dục công dân
- Giáo dục công dân lớp 6
Bài 11 “ Mục đích học tập của học sinh”.
+ HS xác định được nhiệm vụ chủ yếu của người học sinh là học tập.
+ Ý nghĩa của việc xác đinh mục đích học tập.
Bài 15: “ Quyền và nghĩa vụ học tập”.
+ HS thấy rõ được quyền và nghĩa vụ được học tập.
+ Ý nghĩa của việc học tập
Bài 16: “ Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức
khỏe, danh dự và nhân phẩm”.
+ Nắm được những quy định cơ bản của pháp luật về quyền được pháp
luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công
dân
- Giáo dục công dân 8
Bài 6: “ Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh”.
+ HS nêu được một số biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh.
+ Phân tích được đặc điểm, ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh.
+ Phân biệt tình bạn trong sáng lành mạnh với những tình bạn lệch lạc
khác.
Bài 14: “ Phòng chống HIV/AIDS”.
+ HS hiểu rõ tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS, những biện pháp, trách
nhiệm của mình trong việc phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
+ Biết giữ mình để không bị lây nhiễm HIV/AIDS.
- Giáo dục công dân 9
3
Bài 12: “ Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân”.
+ HS nắm được các điều kiện để được kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ
và chồng.
+ Thấy rõ được tác hại của việc mang thai lứa tuổi vị thành niên.
* Môn địa lý
- Địa lý 9
q Bài 2“ Dân số và gia tăng dân số”.
+ Hs thấy rõ được tình hình gia tăng dân số nước ta
+ Nguyên nhân và hậu quả của việc gia tăng dân số
* Môn sinh học
Sinh học 8
Bài 62: “ Thụ tinh, thụ thai và sự phát triển của thai”.
+ Hiểu rõ được điều kiện của sự thụ tinh, thụ thai trên cơ sở hiểu biết về
thụ tinh và thụ thai.
Bài 63: “ Các bệnh lây truyền qua đường tình dục”
+ HS nắm được con đường lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục
+ Tác hại của các bệnh lây qua đường tình dục.
b, Kĩ năng.
- Kỹ năng thuyết phục, từ chối… tránh quan hệ tình dục và phòng tránh bị
xâm hại, lạm dụng tình dục ở lứa tuổi vị thành niên.
- HS tích cực tham gia các hoạt động giáo dục truyền thông sức khỏe
sinh sản, sức khỏe tình dục trong và ngoài nhà trường.
-Vận dụng những kiến thức của môn học khác và kiến thức trong xã hội
để có được kiến thức mới.
- Kỹ năng thu thập thông tin qua sách,báo, tivi, đài truyền thông, internet.
- Kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin
c, Thái độ.
- HS hiểu biết về cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. Giáo dục
học sinh ý thức tự bảo vệ mình tránh mang thai ở tuổi vị thành niên
- Bồi dưỡng khả năng vận dụng thực tế vào bài học.
4
3. Đối tượng dạy học của bài học
- Khối 8 của trường THCS Thọ An.
- Gồm 4 lớp.
+ Lớp 8A có 36 học sinh. Gồm 14 học sinh nam và 22 học sinh nữ
+ Lớp 8B có 39 học sinh. Gồm 21 học sinh nam và 18 học sinh nữ.
+ Lớp 8C có 37 học sinh. Gồm 21 học sinh nam và 16 học sinh nữ.
+ Lớp 8D có 38 học sinh. Gồm 20 học sinh nam và 18 học sinh nữ.
- Cả khối có 76 học sinh nam, 74 học sinh nữ. Các em vẫn ham chơi chưa
có ý thức học và tìm hiểu sinh học. Ở lứa tuổi này, đa số các em đều bước vào
tuổi dậy thì, tuy nhiên ý thức tìm hiểu về bản thân của các em còn chưa cao.
Nhiều em còn e dè, nhút nhát, ngại tìm hiểu các kiến thức liên quan đến giới
tính.
4. Ý nghĩa của bài học
Tình trạng mang thai sớm và nạo phá thai trong những năm gần đây gia
tăng đang là nỗi lo nhức nhối của toàn nhân loại.
Theo thống kê của hội kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam là nước có tỷ lệ
ca nạo phá thai trong độ tuổi vị thành niên (VTN) đứng thứ nhất Đông Nam Á
và thứ hai trên thế giới, trong đó có ca mẹ mang thai chỉ mới 12 tuổi, đó là chưa
kể đến những ca nạo phá thai ở các cơ sở tư nhân không thể kiểm soát và thống
kê được.
Cụ thể, báo cáo của Bệnh viện Phụ sản Trung ương thực trạng phá thai to
ở VTN chiếm tỷ lệ khá cao, hơn 10% trong tổng số ca phá thai; các trường hợp
phá thai to trên gặp nhiều nhất ở đối tượng học sinh, sinh viên. Trung bình mỗi
năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở tuổi 15-19, trong đó có 60-
70% là học sinh, sinh viên.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mang thai sớm và nạo phá thai ở lứa tuổi
VTN ngày càng gia tăng do ở độ tuổi VTN có nhiều biến đổi về tâm lý và sinh
lý, vì vậy nhu cầu tình dục với người khác giới xuất hiện. Tuy nhiên, khả năng
tiếp cận các nguồn thông tin chính xác về sức khỏe sinh sản và tình dục của trẻ
VTN còn rất hạn chế. Phần lớn các bậc cha mẹ thường ngại, lảng tránh khi các
em hỏi hay nhắc tới những vấn đề về sức khỏe sinh sản. Nhà trường cũng chưa
có nhiều hoạt động đề cập đến giáo dục sức khỏe sinh sản; những lớp học, câu
lạc bộ tổ chức tuyên truyền vấn đề này còn thiếu… Do vậy các em không có
các kênh thông tin chính thống để tìm hiểu vấn đề này. Bên cạnh đó, còn do ảnh
5
hưởng của phim ảnh, sự tò mò giới tính hoặc trào lưu trong giới trẻ chạy theo
quan niệm cứ ham muốn là quan hệ tình dục, sống buông thả…
Tuổi VTN cơ thể phát triển nhanh về thể chất và thay đổi nhiều về tâm
sinh lý nhưng còn hạn chế về kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, dễ bị sa ngã
vào các tệ nạn xã hội, trong đó có ma túy, mại dâm… Ngoài ra có thai ở độ tuổi
VTN còn gây một số nguy cơ như: mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây
truyền qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS, phá thai không an toàn, ảnh hưởng
sâu sắc đến học tập và tâm lí….Tuổi VTN là giai đoạn quan trọng trong việc
định hình nhân cách làm chủ bản thân về những hành vi tình dục và những kiến
thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản trong tương lai. Vì vậy tăng cường giáo dục
giới tính cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản là yếu tố chính giúp
phòng, tránh mang thai ở tuổi vị thành niên. Các bậc phụ huynh cần có những
kiến thức, kỹ năng làm bạn với con, trao đổi thẳng thắn và cung cấp những kỹ
năng sống cho các em và trang bị cho các em những kiến thức về chăm sóc sức
khỏe sinh sản để tự chăm sóc bảo vệ cho bản thân. Bên cạnh đó nhà trường cần
có những buổi sinh hoạt chuyên đề, chia sẻ những thông tin liên quan đến chăm
sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống, để các em hiểu biết ngay từ
khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
4.Thiết bị dạy học, học liệu.
- Sử dụng máy chiếu, loa kết nối với máy tính.
- Học liệu:
+ SGK các môn giáo dục công dân lớp 6,8,9, sinh học 8, địa lí 9.
+ Cẩm nang tuyên truyền về bình đẳng giới, lồng ghép giới trong chương
trình DS/SKSS/KHHGĐ.
+ Sách “ Dành cho đôi bạn” nhà xuất bản thanh niên
+ Video về hậu quả của việc nạo phá thai.
5. Hoạt động dạy và học.
6
Ngày soạn:
Tiết 68 : CƠ SỞ KHOA HỌC
CỦA CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Phân tích được ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch
hoá gia đình.
- Phân tích được những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên.
- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai, từ đó xác định
được các nguyên tắc cần tuân thủ để tránh thai.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Thu thập kiến thức từ thông tin
- Kỹ năng hợp tác trong hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức tự bảo vệ mình tránh mang thai ở tuổi vị thành niên.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Thông tin về hiện tượng mang thai ở tuổi vị thành niên, tác hại của mang thai
sớm.
- Một số hình ảnh về cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, hình ảnh nạo phá thai
ở lứa tuổi vị thành niên, video hậu quả của việc nạo phá thai, một số tấm gương
trong học tập, thể dục thể thao.
- Một số dụng cụ tránh thai như: bao cao su, vòng tránh thai, vỉ thuốc tránh thai.
2. Học sinh:
- Tìm hiểu nội dung cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch
- Tìm hiểu về các quyền và nghĩa vụ của học sinh
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Thế nào là sự thụ tinh? Thụ thai? Điều kiện để xảy ra sự thụ tinh, thụ thai?
Trả lời:
- Sự thu tịnh là hiện tượng trứng kết hợp với tinh trùng ở 1/3 phía ngoài ống dẫn
trứng tạo thành hợp tử
- Thụ thai là hiện tượng trứng đã thụ tinh làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung và
phát triển thành thai
- Điều kiện xảy ra sự thụ tinh:
7
+ Tinh trùng phải gặp trứng tại 1/3 phía ngoài ống dẫn trứng
- Điều kiện xảy ra sự thụ thai:
+ Trứng thụ tinh phải được làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Trong xã hội hiện nay, những tệ nạn làm cho cuộc sống của
con người không lành mạnh, một phần trong số đó là do thiếu hiểu biết dẫn tới
có trường hợp có thai sớm , mang thai ngoài ý muốn . Tuy nhiên, khoa học đã
nghiên cứu và đề ra các biện pháp tránh thai hữu hiệu nhằm giúp gia đình và xã
hội phát triển ngày càng bền vững.
Hoạt động 1: Ý nghĩa của việc tránh thai
Mục tiêu : HS thấy được ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong
kế hoạch hóa gia đình
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV cung cấp thông tin giới thiệu vấn đề bùng nổ
dân số trong những năm gần đây trên thế giới và ở
Việt Nam.
* Thông tin về bùng nổ dân số Việt nam và thế
giới
+ Các mốc thời kỳ dân số trên thế giới
Năm thứ nhất sau Công nguyên: 200 triệu người
1805: 1 tỉ
1927: 2 tỉ
1959: 3 tỉ
1987: 5 tỉ
1999: 6 tỉ
2011: 7 tỉ
2012: 7,058 tỉ
2013: 7,137 tỉ
+ Ở Việt Nam
1865 :10 triệu
1901 : 13 triệu
1936 :19 triệu
1943 :22 triệu
1954 : 24 triệu
1976 : 49 triệu
1989 : 64,4 triệu
2000 : 76,5 triệu
- HS nghe, ghi nhớ kiến
thức
8
2008 : 86,2 triệu
2013 : 90 triệu
Yêu cầu hs trả lời câu hỏi
Dân số Việt nam và dân số thế giới thay đổi như
thế nào qua các thời kì?
- Dân số nước ta tăng nhanh nhưng nền kinh tế còn
phát triển chậm dẫn đến hậu quả : nghèo đói, bệnh
tật…
* GV vẽ sơ đồ thể hiện tăng dân số và nghèo đói ,
chậm phát triển …
- GV hỏi yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi :
+ Do đâu mà dân số trên thế giới và ở Việt Nam
tăng nhanh như vậy ?
( Phong tục tập quán trọng nam khinh nữ, lắm con
nhiều của, do nghèo đói thiếu hiểu biết, đẻ dày, đẻ
nhiều…)
+ Hãy cho biết nội dung cuộc vận động sinh đẻ có
kế hoạch trong kế hoạch hoá gia đình?
- GV viết ngắn gọn nội dung HS phát biểu vào góc
bảng
+ Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch có ý nghĩa
như thế nào?
+ Thực hiện cuộc vận động đó bằng cách nào?
+ GV gọi đại diện trình bày và chốt ý
- HS trả lời được dân sô
Việt Nam và thế giới không
ngừng tăng lên qua các thời
kỳ
HS vận dụng kiến thức đã
học nêu được:
+ Nguyên nhân gia tăng
dân số.
+ Không sinh con quá sớm
(trước 20 tuổi)
+ Không đẻ dày, đẻ nhiều.
+ Đảm bảo sức khỏe bà mẹ,
trẻ em và chất lượng cuộc
sống.
+ Mỗi người phải tự giác
nhận thức ý nghĩa của cuộc
vận động và tự giác thực
hiện: tuyên truyền vận
động, dán áp phích…
- Đại diện nhóm báo cáo,
9
Tăng dân số
Đẻ dày, đẻ
nhiều
Nghèo đói, bệnh
tật, thiếu hiểu
biết, kinh tế
chậm phát triển
GV giới thiệu về lứa tuổi vị thành niên
Tuổi vị thành niên là độ tuổi dậy thì (10-19
tuổi), ở tuổi này có những thay đổi rất rõ về cơ thể
cả về thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt là ở tuổi này
đã bắt đầu có khả năng mang thai và sinh con, nếu
không biết giữ gìn thì có thể mang thai ngoài ý
muốn.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu có thai ở tuổi còn đang đi
học?( tuổi vị thành niên)
- GV cần lắng nghe, ghi nhận những ý kiến đa dạng
của HS để có biện pháp tuyên truyền giáo dục.
Gv phân tích : có thai ở lứa tuổi vị thành niên cơ
thể chưa phát triển đầy đủ nên sẽ ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe và tinh thần của người mẹ
+ Chưa có kiến thức, kinh tế đầy đủ để chăm sóc
trẻ
+ Tuổi VTN là học sinh có thai ở lứa tuổi VTN sẽ
ảnh hưởng đến học tập, tinh thần và tương lai của
người mẹ …
Vì vậy không nên có thai ở lứa tuổi VTN
nhóm khác bổ sung
+ Ảnh hưỏng xấu đến sức
khoẻ và tinh thần, kết quả
học tập
Kết luận:
- Ý nghĩa của việc tránh thai:
+ Trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình: đảm bảo sức khoẻ cho người mẹ
và trẻ em ,góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Đối với HS (ở tuổi đang đi học): không có con sớm ảnh hưởng tới sức khoẻ,
học tập và tinh thần.
Hoạt động 2: Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên
Mục tiêu : HS phân tích được sự nguy hiểm khi có thai ở tuổi vị thành niên.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV cho HS đọc thông tin mục “Em có
biết” phần I (tr 199) để hiểu: Tuổi vị thành
niên là gì và một số hình ảnh về hiện tượng
mang thai ở tuổi vị thành niên ở Việt Nam.
- HS nghiên cứu thông tin mục II SGK thảo
luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành
niên là gì?
- Một HS đọc to thông tin SGK.
- HS nghiên cứu thông tin, thảo
luận nhóm, bổ sung và nêu được:
+ Mang thai ở tuổi này có nguy cơ
tử vong cao vì:
10
+ Nếu lỡ mang thai mà không muốn sinh thì
giải quyết như thế nào?
- GV nhắc nhở HS: cần phải nhận thức về
vấn đề này ở cả nam và nữ, phải giữ gìn bản
thân, đó là tiền đồ cho cuộc sống sau này.
*GV cung cấp thông tin :
- Hằng năm ,trên thế giới có khoảng 15 triệu
trẻ em gái từ 15-19 tuổi sinh con , chiếm
10% tổng số trẻ em sinh ra trên toàn thế
giới . Trong số các trường hợp mắc bệnh tình
dục cứ 20 người mắc bệnh thì có 1 người ở
- Dễ sảy thai, đẻ non.
- Con nếu đẻ thường nhẹ cân khó
nuôi, dễ tử vong.
- Nếu phải nạo dễ dẫn tới vô sinh
vì dính tử cung, tắc vòi trứng, chửa
ngoài dạ con.
- Có nguy cơ phải bỏ học, ảnh
hưởng tới tiền đồ, sự nghiệp.
+ Khi đã lỡ mang thai mà không
muốn sinh phải giải quyết sớm ở
những nơi có cơ sở, trang thiết bị
tốt, cán bộ có chuyên môn cao.
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm
khác bổ sung.
11
lứa tuổi vị thành niên và một nửa trong tổng
các trường hợp nhiễm HIV/ AIDS là những
người dưới 25 tuổi .
- Ở Việt Nam , hằng năm lứa tuổi vị thành
niên có khoảng 120000 trường hợp phá thai
( chiếm 10% tổng số người nạo phá thai –
theo số liệu của bộ y tế ) và ngày càng có
chiều hướng gia tăng . Hậu quả của nạo phá
thai cũng có ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe
và tinh thần của vị thành niên. Đối với vị
thành niên nguy cơ tử vong do sinh đẻ lớn
gấp 3 lần so với những phụ nữ thuộc lứa tuổi
20-24 và nguy cơ con chết non lớn hơn 80%
so với người sinh con ở lứa tuổi 20-24 do đẻ
thiếu tháng , do đẻ nhẹ cân , do đẻ khó …
- Qua thông tin trên hãy cho biết có thai ở
lứa tuổi vị thành niên còn gây nguy cơ nào
khác?
Gv : Việt Nam là nước có tỷ lệ ca nạo phá
thai trong độ tuổi vị thành niên (VTN) đứng
thứ nhất Đông Nam Á và thứ hai trên thế
giới
Vậy hậu quả của việc nạo phá thai là gì?
- Chiếu video về hậu quả của việc nạo phá
thai ở tuổi vị thành niên
+Dễ lây nhiễm các bệnh tình dục
HIV/AIDS, lậu, giang mai…
12
+ Em nghĩ như thế nào khi hiện nay số lượng
trẻ em vị thành niên có thai ngày càng
nhiều?
GV khái quát : Có thai ở tuổi vị thành niên là
nguyên nhân tăng nguy cơ tử vong và gây
nhiều hậu quả xấu. Muốn phòng tránh phải
trang bị cho bản thân mình kiến thức về sức
khỏe sinh sản ở tuổi vị thành niên và tránh
quan hệ tình dục ở lứa tuổi này. Phải có ý
thức bảo vệ, giữ gìn bản thân, đó là tiền đề
cho cuộc sống sau này .
+ Cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài
ý muốn hoặc tránh nạo thai ở tuổi vị thành
niên?
+ Thế nào là tình bạn trong sáng, lành
mạnh ? theo em có tình bạn trong sáng,lành
mạnh giữa hai người khác giới hay không ?
Gv phân tích và chốt ý
+ Là học sinh các em có quyền và nghĩa vụ
+ HS liên hệ thực tế trả lời :
- Do lối sống buông thả và đua đòi
của thanh thiếu niên hiện nay
- Còn thiếu kiến thức về sức khỏe
sinh sản vị thành niên
- Thiếu sự quan tâm của gia đình
- Do ảnh hưởng của một số luồng
văn hóa tiêu cực từ bên ngoài:
phim ảnh …
- HS đưa ra các ý kiến của mình
+ Thực hiện quyền và nghĩa vụ
của học sinh, học tập tốt. Không
quan hệ tình dục, nên xây dựng
tình bạn trong sáng, lối sống lành
mạnh.
+ HS vận dụng kiến thức trả lời
13
học tập,quyền được bảo hộ về tính mạng,
thân thể, sức khỏe danh dự và nhân phẩm…
+ Tình bạn trong sáng lành mạnh giúp các
em thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ nhau cũng
tiến bộ trong học tập cũng như trong cuộc
sống. Ví dụ như tình bạn của Các Mác và
Ăng ghen…
Kết luận :
- Có thai ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân tăng nguy cơ tử vong và gây nhiều
hậu quả xấu.
- Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên:
+Tỉ lệ sẩy ,đẻ non cao . dễ sót rau ,băng huyết ,nhiễm khuẩn .
+ Nếu sinh con thì con sinh ra thường nhẹ cân , tỉ lệ tử vong cao.
+ Nếu phải bỏ thai dễ dẫn tới dính buồng tử cung ,tắc vòi trứng gây vô sinh
hoặc chửa ngoài dạ con nguy hiểm tới tính mạng.
+Dễ lây nhiễm các bệnh tình dục .
+Có nguy cơ phải bỏ học , ảnh hưởng tới tiền đồ , sự nghiệp.
Hoạt động 3: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
- Mục tiêu : HS giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS quan sát ảnh dộng về quá
trình thụ tinh, thụ thai yêu cầu HS thảo luận
nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Dựa vào những điều kiện cần cho sự thụ
tinh và sự thụ thai, hãy nêu các nguyên tắc để
tránh thai?
+ Thực hiện mỗi nguyên tắc có những biện
pháp nào?
GV giới thiệu các biện pháp để tránh thai.
Giáo viên giới thiệu hình ảnh của dụng cụ
tránh thai…
- HS dựa vào điều kiện cần cho
sự thụ tinh, thụ thai (bài 62) ,
trao đổi nhóm thống nhất câu
trả lời :
+ Ngăn cản trứng chín và rụng
+ Không cho tinh trùng gặp
trứng
+ Ngăn không cho trứng đã thụ
tinh làm tổ.
- HS nêu 1 số biện pháp tránh
thai tương ứng với mỗi nguyên
tắc
- Đại diện nhóm trình bày , các
nhóm khác nhận xét bổ sung
14
- Gv cung cấp thêm thông tin mỗi biện pháp
tránh thai có những ưu, nhược điểm riêng. Vì
vậy cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.
- Sau khi HS thảo luận, GV đưa ra một số tấm
15
Vị trí
thắt
Ống
dẫn
tinh
Triệt sản ở nam
gương trong học tập như : Hoàng Mạnh học
sinh giỏi toán quốc gia năm 2010, giải II, Vũ
Minh Châu huy chương vàng olimpic Hóa học
năm 2009, Bùi Quang Tú huy chương vàng
olimpic Châu Á môn vật lí…
GV yêu cầu mỗi HS phải có dự kiến hành
động cho bản thân và yêu cầu trình bày trước
lớp.
Là học sinh các em cần làm gì để không mang
thai ngoài ý muốn và bảo vệ sức khỏe sinh
sản vị thành niên?
GV chốt ý nêu mục đích của học sinh là học
tập,xây dựng tình bạn trong sáng, có lối sống
lành mạnh.
- HS phải nêu được:
+ Tránh quan hệ tình dục ở
tuổi HS, giữ gìn tình bạn trong
sáng, lành mạnh không ảnh
hưởng tới sức khoẻ, học tập và
hạnh phúc trong tương lai.
Kết luận:
- Muốn tránh thai cần nắm vững các nguyên tắc:
+ Ngăn trứng chín và rụng.
+ Tránh không cho tinh trùng gặp trứng.
+ Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
- Phương tiện sử dụng tránh thai:
+ Bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai.
+ Triệt sản: thắt ống dẫn tinh, thắt ống dẫn trứng.
4. Kiểm tra- đánh giá
1- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 SGK/ 198.
2- Hoàn thành bảng 63.
3 . Khoanh tròn vào các phương án đúng .
A. Mục tiêu của việc tránh thai là :
a. Phụ nữ không sinh con đầu lòng trước 22 tuổi và trên 35 tuổi .
b. Đẻ ít ,đẻ thưa .
c. Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1đến 2 con.
B. Khi chưa muốn có con cần phải .
a. Ngăn cản sự chín và rụng trứng .
b. Ngăn cản không cho tinh trùng gặp trứng .
c. Ngăn không cho trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung .
5. Hướng dẫn về nhà
16
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu Các bệnh lây qua đường tình dục
6.Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Tiêu chí đánh giá: HS nắm được kiến thức bài học và kiến thức liên môn
được sử dụng trong bài.
- Cách thức đánh giá: Làm phiếu học tập
Họ và tên
Lớp:
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1. Điều kiện cần cho sự thụ tinh là:
A. Trứng và tinh trùng phải được tới tử cung
B. Trứng gặp tinh trùng và tinh trùng lọt được vào trứng để tạo thành hợp tử
C. Trứng gặp tinh trùng ở tử cung và hòa lẫn vào nhau.
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 2. Điều kiện cho sự thụ thai là:
A. Lớp niêm mạc tử cung phải dày và xốp
B. Hợp tử phải được di chuyển xuống tử cung
C. Hợp tử bám được và làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 3. Sự thụ tinh xảy ra ở
A. Trong buống trứng
B. Trong tử cung
C. Khoảng 1/3 phía ngoài đoạn ống dẫn trứng
D. Trong âm đạo
Câu 4.Nguyên tắc tránh thai
1. Ngăn trứng chin và rụng
2. Tránh không để tinh trùng gặp trứng
3. Hạn chế giao hợp
4. tránh sự làm tổ của trứng đã thụ tinh
5. Hạn chế sự phát triển của buồng trứng
Đáp án đúng
A. 1,2,3 B. 3,4,5
C. 1,3,5 D. 1,2,4
Câu 5. Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên
1. Dễ sẩy thai hoặc đẻ non
2. Con sinh ra thường nhẹ cân, khó nuôi và dễ bị nhiễm bệnh
3. Nếu phải nạo thai thì dễ dẫn đến vô sinh vì bị dính tử cung, tắc vòi
trứng, chửa ngoài dạ con
4. Phải bỏ học ảnh hưởng đến tiền đồ và sự nghiệp
5. Thành tử cung cũng rất mỏng nên việc nạo phá thai khó thực hiện
6. Thai không phát triển bình thường và gây ra di tật bẩm sinh.
Đáp án đúng
A. 1,2,3,4 B. 2,3,5,6
17
C. 1,3,4,6 D. 1,2,5,6
18