Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học tình huống an toàn và cách xử lý tai nạn điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.4 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT HỒNG THÁI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC
LIÊN MÔN GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG
THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Tên tình huống:
“An toàn và cách xử lí tai nạn điện”
Môn học chính được học sinh vận dụng trong giải quyết tình huống: Vật lý
Các môn học tích hợp: Lịch sử - Địa lý – Văn học – GDCD - GDQP
Họ Và Tên : Nguyễn Thị Thanh Huyền
Ngày sinh : 23/04/1997
Trường : THPT Hồng Thái
Lớp : 12A1
Năm học: 2014 – 2015
1
BÀI DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ
GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố Hà Nội
Trường : Trung Học Phổ Thông Hồng Thái
Địa chỉ : xã Hồng Hà - huyện Đan Phượng - TP Hà Nội
Điện thoại :
Email :
Tên Tình huống : An toàn điện và cách xử lí tai nạn điện
Các môn học tích hợp : Vật lý - Sinh học – Công nghệ - Văn học
Thông tin về học sinh : Nguyễn Thị Thanh Huyền
Ngày sinh : 23/04/1997
Lớp : 12A1
2
1. Tên tình huống: An toàn điện và cách xử lí tai nạn điện


* Tình huống:
- “ Tùng, tùng, tùng… tùng” ( Giờ ra chơi)
- Hoa “ Mọi người ơi ! Trang nó bị sao mặt tái quá”
- ( Cả lớp ): Túm tụm lại chỗ Trang
Cậu có sao không Trang, thấy trong người thế nào rồi?
- Trang: tớ thấy đau bụng mới lạnh quá
- Cả lớp : Ai ra tắt quạt điện đi không Trang nó lạnh
- Huy: ( Nhanh nhảu) để tớ, để tớ. Aa. A rồi xỉu đi
- Nam : Hét lớn, thôi chết rồi. Huy nó bị điện giật rồi mọi người ơi
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Rèn luyện kỹ năng trình bày trước
đám đông
- Từng bước tiếp cận với phương pháp học tập mới. Nâng cao tinh thần hợp
tác, trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
- Sử dụng thành thạo phần mềm trình chiếu để thiết kế bài báo cáo đa
phương tiện
- Phát huy tính tự học, tư duy, sáng tạo của học sinh
- Tuyên truyền, vận động mọi người hãy cùng “ bảo vệ điện” để không xảy
ra tai nạn điện.
- Kiến thức: Biết cách giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện
- Kỹ năng: Biết cách sơ cứu người bị tai nạn điện và xử trí nhanh nhất khi
gặp tình huống có người bị tai nạn điện.
- Thái độ: Thực hiện công việc cẩn thận, chính xác và nghiêm túc
=> Cứu sống được nạn nhân một cách nhanh chóng và an toàn cho bản
thân và người bị nạn
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giả quyết tình
huống
- Áp dụng các môn học để giải quyết tình huống:
+ Môn vật lý: Để hiểu biết sâu rộng về các nguồn điện, những đặc tính của
điện và đặc thù riêng của tai nạn điện. Từ đó đưa ra cách phòng tránh tai nạn điện

3
+ Môn công nghệ: Để tự trang bị cho mình những kiến thức cần nhất về sơ
cứu nạn nhân khi bị điện giật và cách xử trí nhanh chóng tình huống tai nạn điện
một cách thông minh và an toàn cho bản thân và người bị tai nạn.
+ Môn sinh học: Để biết kiểm tra tình hình sức khỏe của nạn nhân, biết
cách sơ cứu nạn nhân bằng cách hô hấp nhân tạo theo một tiến trình.
+ Môn văn học: Làm cho người đọc, người nghe thêm phần thuyết phục từ
đó giúp mọi người hiểu hơn về tai nạn điện, cách phòng tránh về tai nạn điện và
giải quyết thông minh khi gặp tai nạn điện
4. Giải pháp giải quyết tình huống
- Đưa ra tình huống thực tế
- Các nguyên nhân dẫn đến việc bị điện giật
- Cần xử trí nhanh chóng và an toàn khi gặp tình huống người bị điện giật
- Giải thoát nạn nhân ra khỏi dòng điện
- Sơ cứu ban đầu là việc quan trọng để cứu sống nạn nhân lúc này
- Nắm được đặc thù riêng của tai nạn điện từ đó khi có người bị điện giật
phải hết sức tỉnh táo để giữ an toàn cho bản thân và người bị tai nạn.
- Tiến hành sơ cứu nạn nhân, đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
- Qua tình huống, đưa ra được cách phòng tránh tai nạn điện cho mọi người
- Qua các buổi hoạt động ngoài giờ về cách xử lý tình huống tai nạn điện
=> Tuyền truyền cho mọi người cùng biết được cách xử lý và sơ cứu nạn
nhân
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Bước vào thế kỷ XXI đất nước ta đang trên đà hội nhập với sự phát triển
của thế giới và rất nhiều cơ hội, thử thách được mở ra, học sinh chúng ta – những
chủ nhân tương lai của đất nước phải góp một phần sức cho quê hương mình. Khi
đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, điều thiết yếu nhất chính là mỗi chúng
ta vận dụng những kiến thức liên môn của các môn học để giải quyết tình huống
thực tiễn trong đời sống một cách thông minh và hợp lý.
Đến hôm nay khi đất nước hòa bình và trên đà phát triển thì việc học tập

chăm chỉ của học sinh lại càng đóng vai trò quan trọng. Thế hệ trẻ là những người
4
chủ nhân tương lai của đất nước của thế giới, là động lực giúp cho xã hội phát
triển. Nhưng thực trạng học sinh hiện nay đang học lệch “ học không đi đôi với
hành” thì liệu những vấn đề thực tiễn đặt ra, học sinh có giải quyết được không?
Và có còn bối dối, lúng túng trước những tình huống gặp phải trong đời sống?
Chính vì thế, mỗi chúng ta không những học trên sách vở mà cần “thực hành”
vận dụng tổng hợp những kiến thức liên môn để giải quyết tốt các tình huống mà
mỗi chúng ta đều có thể gặp phải.
Một ví dụ thực tế đó là: “ Nếu đang trong giờ ra chơi, do vô ý bạn Huy tắt
quạt cho lớp nhưng không biết rằng ở phích cắm đã bị hở một chỗ nên bị điện
giật”. Nếu bạn là một thành viên trong lớp khi chứng kiến cảnh đó, bạn sẽ làm gì?
Được học môn công nghệ 11, Tôi đã biết mỗi chúng ta đều rất dễ bị điện
giật khi tiếp xúc với các thiết bị đã quá cũ hoặc các thiết bị điện hỏng hóc gây rò
rỉ điện, hoặc không may do bất cẩn chạm vào nguồn điện, tai nạn điện thường xảy
đột ngột do vô tình hoặc cũng có thể là không nắm vững những nguyên tắc đề
phòng tai nạn khi tiếp xúc với điện và biết được hậu quả là nạn nhân có thể bị tử
vong do ngừng hô hấp, tuần hoàn hoặc bị hỏng các mức độ khác nhau qua môn
sinh họ. Vậy chúng ta nên xử trí như thế nào khi gặp trường hợp “ trong lớp có
bạn bị điện giật và cẩn sự trợ giúp”. Sơ cứu ban đầu có lẽ là vai trò quan trọng và
thiết yếu nhất trong việc cứu nạn nhân lúc này.
Môn sinh học cho tôi biết được qua các thí nghiệm và thực tiễn đã cho thấy
rằng từ lúc bị điện giật đến một phút sau được cứu chữa thì 90% trường hợp được
cứu sống. Để sau 6 phút mới cứu thì chỉ có thể cứu sống 10% và nếu để từ 10
phút mới cấp cứu thì rất ít trường hợp được cứu sống
Áp dụng môn vật lý 9 và công nghệ 11 thì ở những trường hợp nàynạn
nhân mới chỉ chạm vào dòng điện hạ áp “ điện có trong phích cắm
5
Nên nếu là tôi được chứng kiến cảnh trong lớp có bạn bị điện giật tôi sẽ
nhanh chóng ngắt nguồn điện ( cầu dao, aptomat, cầu chì ) nếu không thêt ngắt

nhanh nguồn điện thì sẽ dùng các vật cách điện khô như sào, gậy tre, gậy gỗ khô
để gạt dây điện ra khỏi nạn nhân. Nếu trong trường hợp nạn nhân nắm chặt vào
dây điện thì tôi sẽ đứng trên gế gỗ, bàn cao hoặc các vật cách điện khô để kéo nạn
nhân ra khỏi dòng điện.
Nhưng ở một số trường hợp khác nếu nạn nhân bị trạm hoặc phóng điện từ
thiết bị có điện áp cao
Hình ảnh chú thợ điện đang sửa điện trên cao
chúng ta không thể đến cứu ngay trực tiếp mà cần phải đi ủng, dùng gậy,
sào khô cách điện để tách nạn nhân ra khỏi phạm vi ra khỏi dòng điện. Đồng thời
phải hô hào mọi người và báo cáo cho người quản lý cắt điện trên đường dây.
Nếu người bị nạn đang làm việc ở đường dây trên cao, chúng ta cần dùng dây nối
đất làm ngắt mạch đường dây và dùng các biện pháp để trống rơi, ngã nếu người
tai nạn ở trên cao. Nhưng dù ở trường hợp nào thì sau khi tách nạn nhân ra khỏi
dòng điện thì chúng ta nhanh chóng sơ cứu cho người bị nạn.
6
- Qua việc học môn vật lý, ta biết tai nạn điện có đặc thù riêng của nó không giống
tai nạn khác ở chỗ nếu người sơ cứu không cẩn thận và không bình thĩnh sẽ rất dễ
trở thành nạn nhân tiếp theo. Do đó, khi có người bị điện giật bạn cần hết sức tỉnh
táo để ngắt nguồn điện bằng cách ngắt cầu dao, sau đó hãy nhanh chóng tách nạn
nhân ra khỏi vật mang điện
- Áp dụng môn siunh học theo dõi nạn nhân nếu thấy còn tỉnh thì cần theo dõi đến
nhịp tim đập của nạn nhân vì có thể nạn nhân vẫn còn bị sốc và rối noạn nhịp tim
do bị điện giật. Với trường hợp nạn nhân bất tỉnh thì tôi sẽ nhanh chóng tiến hành
hô hấp nhân tạo.
- Do được học môn sinh và được thực hành ở môn vật lý lớp 9 về cách sơ cứu nạn
nhân khi bị điện giật, tôi biết cách sơ cứu nạn nhân bằng cách kiểm tra nạn nhân
còn thở hay không? Với việc áp má vào mũi nạn nhân và xem nồng ngực nạn
nhân có di động hay không, dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ và tiến hành
hô hấp nhân tạo theo các bước sau:
Bước 1: Đặt nạn nhân nằm nghiêng, gập hai tay nạn nhân đặt bên dưới mặt,

nới lỏng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo
đà hô hấp được thông thoáng. Cách này sẽ giúp cho đờm dãi trong miệng nạn
nhân tự chảy ra ngoài giúp có thể hô hấp trở lại
Người nằm nghiêng
Bước 2: Bắt đầu phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp này thực hiện
theo kiểu miệng – miệng với những nạn nhân không bị tổn thương miệng còn đối
với những nạn nhân bị thương ở miệng ta sẽ dùng cáh miệng – mũi. Chúng ta bắt
đầu đặt nạn nhân nằm ngửa, nằm hơi chếch lên trên, kẹp chặt mũi nạn nhân và kề
miệng mình vào miệng của nạn nhân, thổi một hơi thật mạnh trong vòng một giây
7
và nhìn xem lồng ngực không thấy nâng lên, đẩy cằm ngửa nên trên và cứ tiếp tục
thổi ngạt nhiều lần.
Hình ảnh hô hấp nhân tạo
Xoa bóp tim là thao tác ấn cho lồng ngực của nạn nhân lên xuống 3 -4 cm với tần
suất 60 – 80 lần/ phút. Người tiến hành ép tim ngồi bên trái nạn nhân, hai bàn tay
trồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với núm vũ hoặc khoang liên sườn 4 – 5
bên ngực từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực sau đó
nới lỏng tay ra. Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút
khoảng 100 lần. Trẻ em dưới 1 tuổi mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Nếu kết hợp với
ép tim và thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim 1 lần thổi ngạt. Với hai phương pháp này sẽ
giúp cho đường thở của nạn nhân được thông và có thể hô hấp trở lại.
Ngay sau khi sơ cứu, sẽ đưa nạn nhân đến cơ sở y tế đến nơi gần nhất để theo
dõi tình hình sức khỏe. Trong khi sơ cứu người bị điện giật cần lưu ý tuyệt đối
không để nạn nhân bị ngã và gây tổn thương nghiêm trọng hơn, không được chạm
vào nạn nhân khi chưa ngắt nguồn điện, phải giữ cho mình một tâm thái thật bình
tĩnh, tránh hoảng loạn để đảm bảo sơ cứu an toàn cho nạn nhân.
Ổ điện Trường Trung Học Phổ Thông Hồng Thái
8
Một số bạn trai trong lớp tôi do tính tình nghịch ngợm, tò mò nên rất hay sờ
các thiết bị điện trong lớp học mà một số thiết bị hỏng hóc chưa được sửa chữa

nên nguy cơ bị điện giật là rất cao
Hay cầu dao điện của trường tôi được để ở ngoài khu vực cầu thang tầng 3,
do không được lắp hệ thống bảo vệ trong khi rất nhiều học sinh tự ý ra ngắt cầu
dao, mở lắp hộp cầu dao nên bị điện giật là ai cũng có thể mắc phải. Với tôi là
một học sinh trong trường, tôi sẽ tuyên truyền cho tất cả học sinh cùng biết và có
ý thức giữ gìn cơ sở vật chất trong nhà trường. Giúp mọi người biết cách phòng
tránh tai nạn điện và nếu gặp trường hợp không may đó là thấy người bị điện giật
thì cũng nhanh chóng xử lý, không bơ ngỡ, biết cách sơ cứu người bị điện giật.

Hai cầu dao điện của Trường THPT Hồng Thái
Sau khi học xong các môn học như vật lý, công nghệ, sinh học tôi có thể đưa
ra cách phòng tránh tai nạn điện đó là:
+ Không dùng tre, tầm vông hoặc các loại que nhỏ để làm trụ điện, sử dụng
dây điện có chất lượng tốt phù hợp với công suất điện
9
Dây điện loại tốt
+ Chỉ sửa điện khi đã ngắt cầu dao. Bố trí nguồn điện trên cao quá tầm với
của trẻ để đảm bảo trẻ nhỏ không thể chạm tới. Hãy thường xuyên kiểm tra các
thiết bị điện, đặc biệt là các thiết bị điện đã sử dụng một thời gian dài trong nhà,
sửa chữa điện phải dùng gang tay, ủng, kìm, bút thử điện
Sửa điện phải dùng găng tay và bút thử điện
+ Cách điện không dùng tay không để nối và cắt điện. Người lớn không dùng
điện để đánh cá, diệt chuột, trống chộm. Và mỗi người chúng ta phải tự trang bị
cho mìh những kiến thức cần thiết về sơ cứu để tránh những tai nạn điện đáng tiếc
có thể xảy ra.
Ở trường tôi, các thầy cô và nhà trường cũng tổ chức các buổi hoạt động
ngoài giờ lên lớp, các buổi ngoại khóa cũng như cho học sinh thực hành thực tế
việc sơ cứu nạn nhân khi gặp tai nạn điện và cách sơ cứu qua việc hô hấp nhân
tạo cho người bị tai nạn từ đó giúp chúng tôi có thêm được kinh nghiệm hơn
10

trong đời sống khi gặp phải tình huống có người bị điện giật và giúp tôi hiểu sâu
rộng hơn về nguồn điện và cách phòng tránh tai nạn điện
Môn văn học cũng đã đề cập: Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan
tâm đến việc học và hành “ học với hành phải đi đôi, học mà không hành thì học
vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy” . Chúng ta không những
phải học đều các bộ môn chỉ trên lý thuyết, sách vở mà cần áp dụng thực tiễn
trong đời sống. Học đi đôi với hành là chìa khóa giúp cho mọi người trên con
đường chiếm lĩnh đỉnh cao chi thức và tạo dựng sự nghiệp, chúng ta cần vận dụng
kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết được các tình huống thực tiễn,
tăng cường được khả năng vận dụng tổng hợp và tự trang bị cho mình được kinh
nghiệm sống tốt hơn
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Ý nghĩa và vai trò giải quyết tình huống tai nạn điện đối với thực tiễn học tập
và đời sống kinh tế xã hội
Cách xử lý tình huống tai nạn điện giúp cứu sống được nạn nhân khi bị điện
giật một cách nhanh chóng và an toàn nhất cho bản thân và người bị nạn. Qua
tình huống trên giúp mọi người có kiến thức hơn về nguồn điện tránh những tai
nạn điện đáng tiếc mà nó gây ra và giúp ra được biện pháp để phòng tránh tai nạn
điện. Không chỉ thể, qua tình huống, còn tăng cường được khả năng vận dụng
tổng hợp, khả năng tự học và nghiên cứu của mỗi học sinh. Thúc đấy được việc
gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, giúp
học sinh phát triển tích cực hơn theo phương châm “ học đi đôi với hành”.
Tuyên truyền cho các bạn học sinh bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường đặc
biệt là hệ thống điện trong lớp học và cách phòng tránh, biết cách xử lý.
Việc trang bị cho học sinh những kiến thức này là hết sức đúng đắn, phù hợp
và có tình ứng dụng cao. Cần thường xuyên trau dồi và nâng cao kỹ năng bằng
cách thực hành nhiều hơn.
11
Việc giải quyết tình huống nhanh chóng sẽ giúp giảm thiểu hậu quả đáng tiếc
do thiếu hiểu biết. Nâng cao trình độ nhận thức cũng như cách xử lý trước những

tình huống bất ngờ xảy ra.
Như vậy kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động tích cực,
sáng tạo, giúp học sinh ý thức hơn việc học hỏi phải đi đôi với hành, rèn luyện
các kỹ năng giải quyết tình huống trong đời sống
12

×