Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Dạy học toán gắn liền với liền với thực tế đời sống, giúp phát triển trí tuệ học sinh tốt hơn, nâng cao hứng thú học tập môn toán 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.98 KB, 20 trang )

Trường THCS Chuyên Mỹ
với cuộc thi "Dạy học theo chủ đề tích hợp"

Phụ lục II
PHIẾU THƠNG TIN VỀ NHĨM DỰ THI
- Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Phú Xuyên.
- Trường: THCS Chuyên Mỹ .

Nhóm tác giả:
1. Đặng Thị Thanh Nhài( Trưởng nhóm)
2. Trương Thị Nhuận

1


Phụ lục III
PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

1. Tên dự án dạy học: Dạy học toán gắn liền với liền với thực tế đời
sống, giúp phát triển trí tuệ học sinh tốt hơn, nâng cao hứng thú
học tập mơn Tốn 6
2. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
- Biêt vận các kiến thức trong chương I toán 6 như tính chất chia hết, số nguyên
tố hợp số, ƯC, BC, ƯCLN, BCNN…vào giải các bài toán thực tế
- Biết vận dụng các đã học về mơn Tốn để giải những bài tập có liên quan đến
nhiều lĩnh vực khác nhau trong thực tế đời sống
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức vào giải
thích các vấn đề thực tế


- Rèn kỹ năng khai thác thông tin.
- Rèn kỹ năng tư duy lơ gích trong giải tốn
- Rèn kỹ năng tính tốn, một cách hợp lí trong từng trường hợp cụ thể.
c. Thái độ:
- Có thái độ học tập nghiêm túc.
- Có ý thức chủ động tích cực nắm bắt kiến thức, vươn lên trong học tập
- u thích mơn tốn.
d. Tích hợp giáo dục kỹ năng sống:
Học sinh biết vận dụng các mơn học Tốn để giải quyết một số bài tốn,
thơng qua đó lại nắm chắc mơt số mơn học khác như Lịch sử, Địa lý, Văn học và
ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày ở trường cũng như ở trong gia đình.

2


3.Đối tượng dạy học của dự án
Đối tượng dạy học của dự án là học sinh
34 HS lớp 6C – Trường THCS Chuyên Mỹ - HS học các môn học tách biệt
nhau thì tương đối khá nhưng khi gặp các bài tốn có liên quan đến Địa lý, Vật
lý….thì tỏ ra lúng túng chưa có ý thức học liên mơn
Số lớp thực hiện: 1.
Khối lớp: 6
Dự án mà nhóm chúng tơi thực hiện là 1 tiết ơn tập Tốn 6 đồng thời
giảng dạy đối với học sinh lớp 6 nên có nhiều thuận lợi trong q trình thực hiện.
4. Ý nghĩa của dự án
Qua thực tế quá trình dạy học chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức các
môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết
sức cần thiết. Điều đó địi hỏi người giáo viên bộ mơn khơng chỉ nắm chắc mơn
mình dạy mà cịn phải khơng ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ
chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn

học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Nhóm giáo viên chúng tơi trình bày và
thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với mơn Tốn 6.
Đồng thời chúng tơi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng
trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức liên môn vào giải
quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về
vấn đề đặt ra trong mơn học đó, giúp học sinh mở rộng tầm kiến thức, giúp hỗ trợ
các môn học trong chương trình tạo thành sự thống nhất hồn chỉnh các mơn học
Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng
tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống.
Cụ thể: Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm được
cách tìm ƯC, ƯCLN, BC, BCNN thơng qua giải các bài tốn thực tế. Biết thêm
3


các mốc lịch sử của đất nước cũng như các mốc lịch sử phat minh ra khoa học.
Biết cách tập hợp liên đội, chi đội trong các buổi tập trung tập thể ở sân trường
hay ở các buổi sinh hoạt tập thể ở địa phương để cho nhanh cho đẹp. Biết cách
tính tiền khi tham gia bán hàng cùng gia đình cho nhanh cho khoa học. học sinh
được phát triển tư duy thẩm mỹ, nhìn nhận vấn đề bao quát hơn và sẽ thấy được
mơn tốn khơng phải là mơn học khơ khan mà là mơn có rất nhiều ứng dụng
trong cuộc sống hàng ngày. Từ các kiến thức liên mơn đã được tích hợp trong dự
án.
Trong thực tế chúng tơi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của
các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những
vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn.
Học sinh có hứng thú học tập, tìm tịi, khám phá nhiều kiến thức và được suy
nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
GV: - Hệ thống bài tập có nội dung liên quan đến các lĩnh vực khoa học khác
nhau như Địa lý

- Thông tin, tranh ảnh, về thiên nhiên.
- Bảng chỉ ra các dân tộc Việt Nam
- Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT:
- Phần cứng ( Máy tính kết nối mạng intrnet)
HS:. SGK, SBT, đồ dùng học tập
6. Tiến trình dạy - học
a) Ổn định tổ chức.
b) Kiểm tra bài cũ ( Hoặc kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh).
c) Tổ chức các hoạt động dạy học
4


- Vào bài- kết nối: GV nêu yêu yêu cầu định hướng bài học:
Chúng ta đã học xong chương 1 ở tiết ôn tập thứ nhất các em đã làm tốt các
dạng bài tập có nội dung tính tốn. Ở tiết ôn tập thứ 2 này cô giáo giới thiệu với
các em cách giải một số bài tập có liên quan đến các kiến thức của nhiều mơn
như: Địa lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Văn học… và có cả những bài toán gần
gũi với các em ở ngay xung quanh các em trong cuộc sống hàng ngày
- Bài mới:
Bài học được tiến hành trong 1tiết học (45 phút).
d. Củng cố:
e. Hướng dẫn về nhà :

5


Chủ đề:

Dạy học toán gắn liền với liền với thực tế đời sống, giúp phát


triển trí tuệ học sinh tốt hơn, nâng cao hứng thú học tập mơn Tốn 6
I. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
- Biêt vận các kiến thức trong chương I như tính chất chia hết, số nguyên tố,
hợp số, ƯC, BC, ƯCLN, BCNN…vào giải các bài toán thực tế
-Biết vận dụng các đã học về mơn Tốn để giải những bài tập có liên quan đến
nhiều lĩnh vực khác nhau trong thực tế đời sống
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức vào giải
thích các vấn đề thực tế
- Rèn kỹ năng khai thác thông tin.
-Rèn kỹ năng tư duy lơ gích trong giải tốn
-Rèn kỹ năng tính tốn, một cách hợp lí trong từng trường hợp cụ thể.
c. Thái độ:
- Có thái độ học tập nghiêm túc.
- Có ý thức chủ động tích cực nắm bắt kiến thức, vươn lên trong học tập
- u thích mơn tốn.
d. Tích hợp giáo dục kỹ năng sống:
Học sinh biết vận dụng các mơn học Tốn để giải quyết một số bài tốn,
thơng qua đó lại nắm chắc mơt số mơn học khác như Lịch sử , Địa lý, Văn học và
ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày ở trường cũng như ở trong gia đình
II. Các kĩ năng sống cơ bản được áp dụng:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin ,
- Kĩ năng tư duy tư duy logic nhanh để tìm ra các mốc lịch sử, kỹ năng
quan sát bản đồ ở môn Địa lý
- Kĩ năng tư duy sáng tạo trong giờ học cũng như trong sinh hoạt đời
sống hàng ngày ở trường cũng như ở gia đình.
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực:
6



-

Tư duy.

-

Kĩ thuật hỏi chun gia.

-

Thảo luận nhóm.

-

Xử lý tình huống ...

IV. Chuẩn bị:
GV: : - Hệ thống bài tập có nội dung liên quan đến các lĩnh vực khoa học khác
nhau như Địa lý, Văn học….
- Thông tin, tranh ảnh, về thiên nhiên.
- Bảng chỉ ra các dân tộc Việt Nam
- Trang thiết bị/ Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT: Máy chiếu , máy hắt
- Phần cứng ( Máy tính kết nối mạng intrnet)
HS: SGK, SBT, đồ dùng học tập, bút dạ
V. Tiến trình dạy học:
a. Ổn định tổ chức :
b. Kiểm tra bài cũ :(Hoặc kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh).
c. Tổ chức các hoạt động
*Khám phá:

Tìm hiểu những kinh nghiệm đã có của HS về cánh giải toán ứng dụng kỹ
năng sống
GV nêu yêu cầu định hướng bài học:
-

Chúng ta đã học xong chương 1 ở tiết ôn tập thứ nhất các em đã làm tốt

các dạng bài tập có nội dung tính tốn. Ở tiết ơn tập thứ 2 này cơ giáo giới thiệu
với các em cách giải một số bài tập có liên quan đến các kiến thức của nhiều mơn
như: Địa lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Văn học… và có cả những bài tốn gần
gũi với các em ở ngay xung quanh các em trong cuộc sống hàng ngày
7


GV: Ghi đầu bài lên bảng.
*. Kết nối:
Hình ảnh tiết học chuyên đề được thực hiện tại trường THCS Chuyên Mỹ- Phú
Xuyên- Hà Nội cùng giáo án chi tiết, các tư liệu đã được nhóm giáo viên
chuyển lên Website diễn đàn giáo viên tốn – Các thầy cơ chọn mục “bài
giảng” của trang mạng – Mục mơn Tốn - Tải: bài thi liên môn trường THCS
Chuyên Mỹ- Phú Xuyên- Hà Nội.
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt
1.

Hoạt động 1:
Hệ thống kiến thức
GV hỏi trong chương 1 các em đã được
biết các kiến thức nào?

GV yêu cầu lớp chia thành nhóm nhỏ thảo
luận hệ thống lý thuyết bằng sơ đồ tư duy
GV dùng máy chiếu kết quả cho học sinh
quan sát nhận xét
- GV chốt kiến thức về các dạng đã được
học .

Ôn tập bổ túc về số tự
nhiên

1. Các phép tính :
cộng , trừ, nhân
Chia, nâng lên luỹ
thừa

2. Các dấu
hiệu chia hết

3.Số Nguyên tố,
Hợp số

4. ƯCLNBCNN

Tiết ôn tập trước các em đã hệ thống kiến thức cơ bản trong chương 1 và
8


đã giải quyết được một số dạng bài tập tổng hợp .Tiết học này chúng ta tìm
hiểu thêm một số bài tập khác.Qua đó các em bổ sung nhiều kiến thức của
các mơn khoa học khác, cũng như có thêm kĩ năng sống cho mình.

Hoạt động 2: Bài tập
• GV chiếu đề bài

Bài 40 ( SGK Toán 6- Trang 20)

Bài 40 ( SGK Tốn 6- Trang 20)

Giải

Bình Ngơ đại cáo ra đời năm nào ?

Vì ab là tổng số ngày trong hai tuần

Năm abcd , Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại
cáo tổng kết thắng lợi của cuộc kháng chiến

ab = 4 .2= 14

Do Lê Lợi lãnh đạo chống quân Minh. cd gấp đôi ab nên
Biết ab là tổng số ngày trong hai tuần lễ, còn cd = 14.2= 28
cd gấp đơi ab . Tính xem năm abcd là năm Vậy năm abcd = 1428

nào?
Vậy năm Nguyễn Trãi viết Bình Ngơ
đại cáo năm 1428
Để tính được năm abcd là năm nào thì phải
tính được gì?
Vậy năm Nguyễn Trãi viết Bình Ngơ đại cáo
là năm nào ?


• GV chiếu hình ảnh minh họa:
*Tích hợp: Đến lớp 8 các em sẽ được học
Văn lớp 8 . bài 24 Nước đại việt ta
( Trang 66 SGK) .
Tích hợp
GV giới thiệu trên Powerpoint tư liệu cuộc
đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi và sự ra
đời của bài Bình Ngơ đại cáo
Nguyễn Trãi sinh ngày
Đền thờ ông đang ở quê ông tại thôn Nhị Khê
9


xã Nguyễn Trãi huyện Thường Tín thành
phố Hà Nội nếu có dịp mời các em đến thăm
quan
Bình Ngơ đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập
thứ hai
GV giới thiệu trên Powerpoint một số câu
thơ trong bài Bình Ngô đại cáo

((…Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền
độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên
xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Nhưng hào kiệt đời nào cũng có
• GV chiếu đề bài

Bài 82 (SGK - 33)

Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có bao 34 - 33 =81 - 27 =54
nhiêu dân tộc?
Tính giá trị của biểu thức 34 - 33 , em sẽ Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
tìm đươc câu trả lời.

có 54 dân tộc.

10


GV cho học sinh đọc đề bài ?
Tính giá trị của biểu thức 34 - 33 ?
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có bao
nhiêu dân tộc?
Tích hợp : Đến lớp 9 các em sẽ được học
Địa lý lớp 9. bài 1 ( Trang 3 SGK) .
• GV Chiếu tư liệu trên máy chiếu về
hệ thống về các dân tộc sống ở
nước ta

Các dân tộc Việt Nam
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

Dân tộc
Kinh
Tày
Thái

Mường
Khơ Me
Hmông
Nùng
Hoa
Dao
Gia rai
Ê Đê
Ba Na
Xơ Đăng
Sán Chay
Cơ Ho
Chăm
Sán Dìu
Hrê
Ra Glai
Mnơng
Xtiêng
Bru-Vân
Kiều
Thổ
Khơ Mú
Cơ Tu

STT
28
29
30
31
32

33
34
32
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48

Tà Ơi
Mạ
Co
Chơ Ro
Xinh Mun
Hà Nhì
Chu Ru
Lào
Kháng
La Chí
Phú Lá
La Hủ
La Ha

Pà Thẻn
Chứt
Lự
Lơ Lơ
Mảng
Cờ Lao
Bố Y
Cống

49

Ngái

50
51
52

Si La
Pu Péo
Rơ măm

Bảo tàng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện
vật văn hoá của cả 54 dân tộc Việt Nam
gồm

15.000

hiện

vật, 42.000


phim

(kèm ảnh màu), 2190 phim dương bản,
273 băng ghi âm các cuộc phỏng vấn, âm
nhạc, 373 băng video và 25 đĩa CDRom (tính đến năm 2000). Các hiện vật
này được phân loại theo nhiều tiêu chí
khác nhau như: dân tộc, công dụng, y
phục, trang sức, nông cụ, ngư cụ, vũ khí,
đồ

gia

dụng, nhạc

cụ,

tơn

giáo-tín

ngưỡng, cưới xin, ma chay và nhiều hoạt
động tinh thần, xã hội khác.

11


STT Dân tộc STT
26
Giáy

53
Brâu
Giẻ27
54
Ơ Đu
Triêng
Thành
55(*)
phần khác
GV chiếu lên một số nhận xét chung
Dân số Việt Nam gồm 54 dân tộc. Dân tộc
đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 86,2%
dân số. Các dân tộc thiểu số đông dân
nhất: Tày, Thái, Mường, Khmer, Hoa,
Nùng, H'mơng, người
Dao, Giarai, Êđê, Chăm, Sán

Dìu, người

Raglay. Đa số các dân tộc này sống ở
miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền
Bắc, Tây

Nguyên, miền

trungvà đồng

bằng sông Cửu Long. Cuối cùng là các
dân tộc Brâu, Ơ đu và Rơ Măm chỉ có trên
300 người.

Phân bố lãnh thổ
Người Kinh sống trên khắp các vùng
lãnh thổ nhưng chủ yếu ở vùng đồng bằng,
gần các con sông, và tại các khu đơ thị.
Hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số (trừ
người Hoa, người Khmer, người Chăm)
sống tại các vùng trung du và miền núi.
Người Mường sống chủ yếu trên các vùng
đồi núi phía Tây đồng bằng sơng Hồng,
tập trung ở Hịa Bình và Thanh Hóa.
Người Thái định cư ở bờ phải sông Hồng
(Sơn La, Lai Châu). Người Tày sống ở bờ
12


trái sông Hồng (Cao Bằng,Bắc Kạn, Thái
Nguyên),

người

Nùng

sống

ở Lạng

Sơn, Cao Bằng. Các nhóm dân tộc thiểu số
khác khơng có các lãnh thổ riêng biệt;
nhiều nhóm sống hịa trộn với nhau. Một
số nhóm dân tộc này đã di cư tới miền Bắc

và Bắc Trung bộ Việt Nam trong các thời
gian khác nhau
Tích hợp : Đến lớp 9 các em sẽ được
học và tìm hiểu kỹ hơn ở Địa lý lớp 9.
bài 1 ( Trang 3 SGK)
• GV chiếu đề bài lên
Một vườn hình chữ nhật dài 105m, chiều Bài 212(SBT - 33)
rộng 60m. Người ta muốn trồng cây xung
quanh vườn sao cho mỗi góc vườn có một Giải
cây và khoảnh cách giữa hai cây liên tiếp Gọi khoảng cách giữa hai cây liên
bằng nhau. Tính khoảng cách lớn nhất tiếp là a( mét)
giữa hai cây liên tiếp (khoảnh cách giữa Vì mỗi góc vườn có một cây và
hai cây là một số tự nhiên với đơn vị là khoảng cách giữa hai cây liên tiếp
mét), khi đó tổng số cây là bao nhiêu?

a,
a
bằng nhau lên 105M 60M
a,
a
Ta phải có 105M 60M , a lớn

nhất nên a là ƯCLN(105, 60)
105 = 3.5.7
60 = 22.3.5
ƯCLN(105, 60)= 3.5= 15
Nên a = 15
Chu vi của vườn là:
(105 + 60).2 = 330( m )
Tổng số cây:

Em biết thêm điều gì từ bài tốn này?

330:15= 22( Cây)

-Biết trồng cây sao cho đẹp
13


-Biết hạch tốn số cây trồng từ đó có thể
tính kinh phí cần thiết để giúp gia đình
mua cây giống
Từ đó GV GDMT: Giáo dục cho HS biết:
mỗi chúng ta đều phải có trách tham gia
các cơng việc trồng cây xanh và cơng trình
măng non ở trường. Kỹ thuật trồng cây
thẳng hàng khảng cách đều nhau và đẹp
• GV chiếu hình ảnh trồng cây
trường chung quanh trường học
Gv chiếu đề bài

Bài 133-33(sbt nâng cao và một số

Một căn phịng hình chữ nhật kích chuyên đề của tác giả Bùi Văn
thước 630x 480(cm) được loại gạch Tun)
hình vng. Muốn cho hai hàng gạch
cuối cùng sát hai bức tường liên tiếp
không bị cắt xén thí kích thước lớn
nhất của viên gạch là bao nhiêu? Để lát
căn phịng đó cần bao nhiêu viên gạch?
Lời giải

Để hai hàng gạch cuối cùng sát hai bức Gọi dộ dài lớn nhất của cạnh viên
tường liên tiếp khơng bị cắt thì độ đà gạch hình vng là a cm
lớn nhất của viên gạch phải thỏa mãn Để hai hàng gạch cuối cùng sát hai
điều kiện gì?

bức tường liên tiếp khơng bị cắt

Muốn tính số gach cần để lát căn thì a = ƯCLN(630 ;480) =30
phịng đó ta làm thế nào?
Cả lớp chiathành 4 nhóm thảo luận.
Giáo viên chiếu lời giả từng nhóm rồi

Số gach cần để lát căn phịng đó
là : (630 : 30).(480 : 30)=21.16
=336 (viên)

kết luận.
Tích hợp
14


Nếu trong gia đình hoặc hàng xóm làm
nhà các em có thê giúp được việc gì?
Các em có thể chọn được kích thước
gạch phù hợp và tính được số gạch cần
mua

d. Củng cố :
GV yêu cầu học sinh khái quát lại các dạng bài tâp đã chữa.
e. Hướng dẫn về nhà

- Học bài và làm các bài tập SGK
GV hướng dẫn cho học sinh về nhà thực hiện môt số bài tập sau:
Bài 124(SGK - 48)
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh về nhà thực hiện . Giải được bài toán này
các em sẽ bết được ai là người chế tạo ra chiếc máy bay đầu tiên? Người đó ở
nước nào?
Máy bay có động cơ ra đời năm nào?
Máy bay có động cơ ra đời năm abcd , trong đó :
a là số có đúng một ước;
b hợp số lẻ nhỏ nhất;
c không phải là số nguyên tố, không phải là hợp số và c ≠ 1
d là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất
GV hướng dẫn cho học sinh cách thực hiện
Máy bay có động cơ ra đời năm abcd
a là số đúng 1 ước ⇒ a = ?
b là hợp số lẻ nhỏ nhất
15


⇒b = ?
c không phải là số nguyên tố, không là hợp số và c ≠ 1 ⇒ c = 0
d là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất ⇒ d = ?
Vậy abcd = ?
Vậy năm bao nhiêu là năm chiếc máy bay có động cơ ra đời

Bài 82 (Bài tập nâng cao- 23)
Người bán hàng chiều khách.
Ba người vào cửa hàng sách, tình cờ mua cùng một quyển sách giá là 7900
đồng . Mỗi người đều đưa một tờ 100 nghìn đồng và yêu cầu được trả lại tiền
thừa như sau:

Người thứ nhất: Có số tờ trả lại ít nhất.
Người thứ hai: Có số tờ trả lại ít nhất nhưng có đủ các loại tiền nhỏ hơn.
Người thứ ba: Có số tờ trả lại là trung bình cộng số tờ của hai người kia
nhưng khơng có các tờ loại
GV hướng dẫn học sinh cách giải

Tờ

Khách I Khách II

Khách
III

50000

1

1

1

20000

2

1

2

10000


1

5000

1

2000

1

2

1000

2

500

1

3

200

2

3

100


1

2

Tổng số tờ

5

13

9

Từ bài toán các em sẽ được biết thêm kỹ năng sống :

16


Giáo dục cho HS các kỹ năng sống trong cuộc sống đời thường cần có tư duy
tính tốn nhanh để thích ứng với cuộc sống
Ơn tập để tiết sau kiểm tra 1 tiết
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Quá trình học tập trong thời lượng 45 phút (1 tiết học ) các em đã làm một
bài kiểm tra đánh giá với những nội dung câu hỏi sau:
Bài 158 (SGK - 60)
GV chiếu đề bài lên
Hai đội công nhân nhận trồng một số cây như nhau. Mỗi công nhân đội I
phải trồng 8 cây, mỗi công nhân đội II phải trồng 9 cây. Tính số cây mỗi đội phải
trồng, biết rằng số cây đó trong khoảng từ 100 đến 250
Từ bài tốn này em sẽ ưng dụng được gì trong cuộc sống hàng ngày?

Giải
Số cây mỗi đội phải trồng là BC của 8 và 9. Số cây đó trong khoảng từ 100 200.
Gọi số cây mỗi đội phải trồng là a
Ta có:
a ∈ BC (8; 9) và 100 < a < 200
BCNN (8, 9) = 72
B(72) = {0; 72; 144; 216; ...}
Vì 100 < a < 20 nên a = 144
Vậy số cây mỗi đội phải trồng là 144.
8. Các sản phẩm của học sinh:
Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thấy 100 % học sinh đã biết làm các bài
tốn có lời văn sử dụng kiến thức của chương I về các phép tốn cách làm bài
thơng qua tìm ƯCLN, BCNN
. Đặc biệt các em đã biết kết hợp kiến thức các môn học như: Địa Lý ,Văn
học , các kỹ năng trong cuộc sống vào để làm bài
Kết quả đạt được như sau:
- 1 học sinh đạt điểm 10
- 3 học sinh đạt điểm 9
17


- 8 học sinh đạt điểm 8
- 10 học sinh đạt điểm 7
- 7 học sinh đạt điểm 6
- 5 học sinh đạt điểm 5
Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức
liên mơn vào một mơn học nào đó là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả
rõ rệt đối với học sinh. Cụ thể là dự án của chúng tơi thực hiện thử nghiệm đối
với bộ mơn Tốn học lớp 6 năm học 2014 - 2015 đã đạt được kết quả rất khả
quan. Chúng tôi sẽ thực hiện tiếp dự án này vào học kỳ II của năm học 2014 2015 đối với học sinh lớp 6B và sẽ nghiên cứu tiếp các dự án đối với những môn

học khác. Giúp các em học sinh không những giỏi một môn mà cần biết cách kết
hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển
toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những dự án này sẽ giúp người giáo viên dạy
bộ môn không ngừng trau rồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ mơn của
mình tốt hơn, đạt kết quả cao hơn.

Trên đây là dự án thử nghiệm của nhóm giáo viên chúng tơi mong được sự
ủng hộ đóng góp của các q thầy, cơ để chúng tơi hồn thiện hơn dự án này
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Chuyên Mỹ, ngày 12 tháng 11 năm 2014
Nhóm thực hiện dự án
Đặng Thị Thanh Nhài
Trương Thị Nhuận

18


TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Tư liệu tham khảo
SGK Toán 6, SBT Toán 6, Bài tập nâng cao và một số chuyên đề toán 6
SGK Địa Lý lớp 9, SGK Văn 8

19


20




×