Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn hiện trạng và một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của các phương tiện giao thông ở thủ đô hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.97 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ DỊCH VỌNG
Địa chỉ: 86 Chùa Hà, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04 3834 7584
Email:
Tên tình huống:
“ HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI”
Môn học vận dụng trong giải quyết tình huống: Địa lí
Các môn được tích hợp: Hóa học, Vật lí, Sinh học, GDCD
Thông tin về thí sinh:
1. Họ và tên: ĐÀO MAI LIÊN
Ngày sinh: 12/09/2000 Lớp: 9C
2. Họ và tên: LÊ THÁI DƯƠNG
Ngày sinh: 09/01/2000 Lớp: 9C
Năm học 2014-2015
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, nhóm “hành tinh xanh” đã nhận được sự giúp đỡ
rất nhiệt tình của cô Chu Thị Hồng Dung và các bạn học sinh một số trường
THCS trên địa bàn Hà Nội. Vì vậy, nhóm chúng em xin được gửi lời cảm ơn
trân thành tới cô Chu Thị Hồng Dung – giáo viên trực tiếp hướng dẫn chúng em
hoàn thành đề tài này
Vì đang là học sinh nên vốn hiểu biết và khả năng thực hiện các dự án còn
hạn chế, cùng với thời gian không cho phép nên nhóm chỉ triển khai được trên
quy mô 1 số trường tiêu biểu ở Hà Nội. Có lẽ là vì thế mà bài báo cáo của
chúng em vẫn còn nhiều thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được những đóng góp
quý báu của cô giáo và tất cả mọi người để giúp chúng em hoàn thiện hơn đề tài
của mình.
1. Tên tình huống:


“ HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG
CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI”
Hiện nay, các vấn đề về môi trường nói chung và các vấn đề về biến đổi khí
hậu nói riêng không chỉ là mối quan tâm của các chính phủ, quốc gia, các nhà
hoạt động chính sách, mà mỗi cá nhân cũng đều có thể tham gia giải quyết và
tạo ra sự thay đổi.
Xuất phát từ hiện trạng môi trường sống đang bị ô nhiễm nặng nề, nhóm
“Hành Tinh Xanh” chúng em đã cùng nhau thực hiện dự án điều tra “Hiện trạng
và một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của các phương tiện giao thông trên địa
bàn Hà Nội”. Với mục đích tìm hiểu xem vấn đề bảo vệ môi trường đang được
các bạn học sinh quan tâm như thế nào. Dựa trên cơ sở đó, nhóm “Hành Tinh
Xanh” cũng muốn đưa ra các giải pháp, góp phần nhỏ của mình vào chiến dịch
“không khói xe” trên địa bàn Hà Nội. Bằng việc vận động các bạn sử dụng các
phương tiện thân thiện với môi trường, khuyến khích học sinh thành phố giảm
thiểu tần suất sử dụng các phương tiện thải khói. Là học sinh văn minh chúng ta
hãy dừng xe, tắt máy và ngồi ngắm phố phường trong đôi phút. Và vì nhịp sống
hiện đại quá nhanh, chúng ta cần đi xe đạp để "sống chậm lại" và "nghĩ khác đi".
Với dự án này, nhóm mong muốn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các
bạn, hãy thay đổi hành vi và chung tay hành động vì một môi trường không khói
xe trong tương lai.
2. Mục tiêu giải quyết
Đề tài của chúng em nhằm hướng tới các mục tiêu:
- Khảo sát:
+ Tình trạng sử dụng phương tiện giao thông của học sinh trên địa bàn Hà
Nội.
+ Vấn đề bảo vệ môi trường đang được các bạn học sinh quan tâm như
thế nào.
- Trên cơ sở đó, đánh giá về tác động của việc sử dụng phương tiện giao
thông tới môi trường không khí thủ đô.
- Đưa ra các giải pháp để hạn chế ảnh hưởng của phương tiện giao thông tới

môi trường không khí trên thủ đô.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
- Phương pháp dự án: Mục đích là tăng cường tối đa cơ hội để các thành
viên được làm việc và thể hiện khả năng của mình, phát huy tinh thần hiểu biết,
hợp tác, thi đua, đoàn kết giữa mọi người.
- Phương pháp thu thập số liệu: thu được rất nhiều nguồn tài liệu như gần
500 ý kiến được tổng hợp từ phiếu điều tra. Ngoài ra, còn có các thông tin giao
thông trên các mạng, sách báo, truyền hình…
- Phương pháp khảo sát điều tra: bằng việc xây dựng bảng hỏi và phát ra để
trưng cầu ý kiến tại một số trường THCS tiêu biểu trên địa bàn Hà Nội. Sau đó
là tiến hành phỏng vấn một số bạn học sinh xem các bạn nhận định như thế nào
về việc sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường hiện nay.
- Phương pháp động não:lên ý tưởng và xây dựng các bước tiến hành dự án
sao cho khả thi nhất.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: nhóm đã cùng nhau tổng hợp lại và viết
báo cáo từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Chia nhóm để tìm hiểu hiện trạng và biện pháp hạn chế ảnh hưởng của
các phương tiện giao thông ở thủ đô Hà Nội
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
a . Hiện trạng sử dụng phương tiện giao thông của học sinh Hà Nội
Phương tiện giao thông có vai trò rất quan trọng, nó giúp con người di
chuyển từ nơi này đến nơi khác, từ chỗ ở đến nơi học tập, làm việc… Chính vì
vậy nó có vai trò rất quan trọng đối với học sinh. Qua khảo sát và điều tra,
chúng ta có thể thấy học sinh của các trường THCS trên địa bàn Hà Nội đã sử
dụng các phương tiện giao thông chủ yếu sau: Xe đạp, xe bus, xe máy… Ngoài
ra, có rất nhiều học sinh lựa chọn hình thức đi bộ để di chuyển đến nơi học tập
và làm việc… Trong tổng số 464 học sinh được điều tra đại diện cho các trường
THCS trên địa bàn Hà Nội như: THCS Nghĩa Tân, Dịch Vong , Cầu Giấy…. Đã
cho chúng ta một kết quả tương đối chính xác.

Bảng 1: Tỉ lệ các loại phương tiện được các bạn học sinh sử dụng
Loại phương tiện Số học sinh người sử dụng
(người)
Tỉ lệ(%)
Xe máy 102 22
Xe đạp 84 18,1
Đi bộ 169 36,4
Xe bus 109 23,5
Tổng số 464 100
Trong đó, số người đi bộ là 169 học sinh chiếm 36,4%, 84 học sinh sử dụng
xe đạp để đến trường chiếm 18,1%, xe máy là 102 học sinh chiếm 22% và số
học sinh đi xe bus là 109 chiếm 23,5% trong tổng số học sinh được điều tra.
Ngoài phương tiện chính mà mình đang sử dụng các bạn cũng thỉnh thoảng sử
dụng các phương tiện khác cho việc di chuyển của mình.
Như vậy chúng ta có thể thấy phần lớn học sinh lựa chọn hình thức đi bộ để
đến trường, còn xe máy và xe bus cũng được học sinh lựa chọn và chiếm tỉ lệ
tương đương nhau và thấp nhất là xe đạp.
b. Nhận thức của học sinh về mức độ ảnh hưởng của phương tiện giao
thông tới môi trường
Khi được điều tra về mức độ ảnh hưởng đối với môi trường của các loại
phương tiện mà các bạn đang sử dụng thì đã cho chúng ta một cách nhìn khách
quan.
Đối với hình thức đi bộ các bạn cho rằng đây là hình thức rất tốt, có nhiều
ưu điểm vừa có lợi cho sức khỏe lại không gây ô nhiễm môi trường, chiếm tỉ lệ
94,8% trong tổng số phiếu điều tra.
Đối với phương tiện xe đạp có những bạn cho rằng nó không ảnh hưởng đến
môi trường nhưng cũng có những bạn cho rằng nó ảnh hưởng ít đến môi trường
do nó tác động gián tiếp đến môi trường thông qua công nghệ sản xuất.
Còn đối với xe máy thường được các bạn đánh giá là có ảnh hưởng đến môi
trường chiếm 56,5%. Đối với xe bus thì mức độ ảnh hưởng sẽ ít hơn so với xe

máy, do xe bus là một loại phương tiện công cộng, số người mà mỗi lần xe bus
vận chuyển khá lớn nên mức độ ảnh hưởng của nó đến môi trường thấp hơn
nhiều so với xe máy.
Vậy hiện trạng sử dụng phương tiện giao thông hiện nay của học sinh các
trường THCS, trên địa bàn Hà Nội đang theo một chiều hướng tích cực, hình
thức đi bộ không ảnh hưởng xấu đến môi trường và đang được các bạn học sinh
lựa chọn nhiều nhất, đồng thời hình thức này lại không mất chi phí cho việc đi
lại. Xe bus và xe đạp là những phương tiện ít ảnh hưởng xấu đến môi trường nên
cũng được rất nhiều các bạn học sinh lựa chọn.
c. Tác động của việc sử dụng phương tiện giao thông tới môi trường và sức
khỏe con người
Cuộc sống đang ngày càng diễn ra nhanh hơn, môi trường đang ngày càng
biến đổi nhanh chóng do các tác nhân tự nhiên và con người gây ra. Trong đó có
những nguyên nhân thuộc về con người, đặc biệt là việc sử dụng các phương
tiện tham gia giao thông hàng ngày.
* Tác động của các phương tiện đến việc làm ô nhiễm môi trường sống
- Xe máy
Đây là phương tiện có tác động mạnh nhất đến môi trường tự nhiên (về cả
không khí, tiếng ồn ) và môi trường nhân văn (tai nạn giao thông, thiệt hại về
con người và tài sản, phá hủy các công trình vật chất của con người)
Các phương tiện ngày càng được sử dụng gia tăng, nhu cầu nhiên liệu lớn,
khai thác quá mức gây cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, tài nguyên
trong quá trình khai thác và vận chuyển, sử dụng.
- Xe bus
Do cũng sử dụng nhiên liệu là xăng hoặc dầu nên mức độ gây ô nhiễm
không khí từ nguồn khí thải xả ra từ các phương tiện xe bus là tương tự như xe
máy. Tuy nhiên, số lượng các xe bus là không lớn, chủ yếu tập chung ở các đô
thị, thành phố lớn như Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh nên mức độ phát thải khí thải
vào không khí của phương tiện này là không quá lớn.
Mức độ gây ra va chạm, tai nạn là tương đối ít vì phạm vi hoạt động tương

đối nhỏ hẹp, nhờ những qui định, quản lí khá chặt chẽ của Bộ giao thông vận tải
và ý thức của các bác tài xế khi làm việc.
- Xe đạp
Do không sử dụng nhiên liệu nên không phát thải khí thải vào không khí,
cũng không gây tiếng ồn, ít gây va chạm, nếu có thì cũng là va chạm gây thương
nhỏ vì tốc độ chậm, nên cường độ va đập nhỏ.
Nhìn chung trong 3 phương tiện vừa kể trên thì xe đạp là phương tiện thân
thiện, gần gũi không gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Đi bộ
Đây là hình thức di chuyển không sử dụng phương tiện lưu thông, nên
không gây ảnh hưởng đến môi trường.
* T ác động của việc sử dụng các phương tiện thả khói tới sức khỏe con người
Các phương tiện thả khói gây ô nhiễm môi trường thông qua các tác nhân
chủ yếu là: Khí độc hại từ các loại xe có động cơ thải ra khí đốt nhiên liệu, bụi,
tiếng ồn.
Bụi và các khí thải độc dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, qua
da và niêm mạc mắt, miệng. Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc di chuyển
chủ yếu bằng các loại xe không có mui kín. Vì vậy, trong quá trình di chuyển
con người bị tiếp xúc trực tiếp với khí thải độc từ động cơ xe chưa được pha
loãng nên nồng độ tác động thực tế còn lớn hơn nhiều so với số liệu đo đạc
được.
Bảng 2: Thành phần các chất độc thải ra khi sử dụng nhiên liệu ở các
phương tiện giao thông
STT Chất thải g/kg
1 Xăng Diesel 1
2 CO 20,81
3 CO
2
172,83
4 NOx 19,787

5 R-COOH 1,432
6 Sox 2,325
7 Chì (Pb) 0,625
8 Bụi 3,902
Trong quá trình hoạt động các phương tiện giao thông phát thải vào không
khí một khối lượng lớn các loại khói, khí độc như CO, CO
2
, hydrocacbon, NO
2
,
SO
2
, khói đen, chì và các dạng hạt khác. Tùy theo loại động cơ và loại nhiên liệu
mà khối lượng các chất thải độc hại chiếm tỷ lệ khác nhau trong khí xả.
d. Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của phương tiện giao thông tới môi
trường không khí Hà Nội
Thứ nhất: Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, thân thiện với môi
trường
Xe bus là phương tiện giao thông rất quen thuộc với người dân thành phố,
đặc biệt là học sinh. Tuy đi xe bus có nhiều bất tiện như: phải chờ xe, tình trạng
quá tải trên xe gây nóng nực, ngột ngạt, nạn móc túi, chen lấn, giành chỗ và rất
nhiều những hành động thiếu văn hóa khác nhưng nếu không đi vào giờ cao
điểm, bạn sẽ thấy những tiện lợi thú vị của xe bus:
- Tiết kiệm về kinh tế:
Đối với học sinh, bạn chỉ cần làm một chiếc vé tháng với giá 90 000 VNĐ/
tháng hoặc đi vé lượt với giá 5 000 VNĐ/ lượt thì bạn có thể tới mọi nơi mà bạn
muốn mà không lo lắng tới chi phí đi lại. Trong khi đi xe máy, nhất là lúc giá
xăng tăng đến chóng mặt như hiện nay, số tiền bỏ ra cho việc đổ xăng là không
nhỏ, tiếp đó là tiền gửi xe phí bảo dưỡng, sửa chữa …
- Giảm ùn tắc giao thông

Thay vì đi xe máy, đi xe bus sẽ giúp giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao
điểm trên địa bàn thành phố, đồng thời cũng tiết kiệm được nguồn nhiên liệu
đáng kể và góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
So sánh giữa xe buýt và xe cá nhân
- Đảm bảo sức khỏe
Đi xe bus sẽ giúp bạn đảm bảo sức khỏe vì tránh được khói bụi, nắng nóng,
mưa to và các chất thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp. Giúp bạn tránh được
những áp lực khi phải tự mình lái xe, bạn sẽ không phải lo những tình huống
đáng tiếc do đi xe máy gây ra và không cần phải lo lắng sẽ bị cảnh sát giao
thông “hỏi thăm”. Bạn sẽ không cần phải bỏ thời gian tập thể dục mỗi buổi sáng,
đi bộ đến điểm chờ xe buýt cũng là một phương pháp giúp tăng cường sức khỏe.
Những lúc bị mất ngủ, đi xe bus sẽ giúp bạn có được một giấc ngủ ngon.
- Rèn luyện bản thân
Hơn nữa, đi xe bus sẽ giúp bạn rèn luyện tác phong công nghiệp, bạn phải
tập cho mình thói quen đúng giờ khi đi xe bus và từ đó sẽ dần hình thành thói
quen đúng giờ trong công việc, trong cuộc sống. Giúp bạn nâng cao tính cảnh
giác và khả năng phản ứng với nhiều tình huống khác nhau xảy ra trên xe bus và
sau đó bạn có thể ứng dụng vào đời sống tự bảo vệ mình.
- Mở mang kiến thức
Bạn sẽ được mở mang thêm kiến thức. Bạn sẽ nghe được nhiều chuyện mà
chưa chắc bạn đã được đọc trong sách. Có vốn thông tin từ việc nghe tin tức trên
đài. Có khi bạn còn có cơ hội thực hành nói tiếng Anh với người nước ngoài
nữa.
- Yêu đời hơn
Khi tâm trạng không được tốt, áp lực học tập, công việc… đi xe bus sẽ giúp
bạn cảm thấy dễ chịu hơn, giúp bạn giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi, áp lực.
Xe bus là sự lựa chọn tốt nhất khi bạn muốn giải tỏa nỗi buồn, muốn ngắm
thành phố một cách kỹ càng hơn. Nhìn thấy những cử chỉ đẹp trên xe buýt như:
nhường chỗ cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người tàn tật… sẽ giúp
bạn yêu đời và tự hoàn thiện mình hơn.

- Nhân viên thân thiện
Hầu hết lái xe, nhân viên phục vụ trên các tuyến xe bus đều tỏ ra vui vẻ, thân
thiện, trả lời tận tình các câu hỏi, thắc mắc của mọi người, làm giảm áp lực, mệt
mỏi sau thời gian làm việc, học tập căng thẳng.
Hiện nay chất lượng phục vụ của xe bus đang được nâng cao, đó là việc thay
thế hàng loạt các xe cũ, lâu năm bằng hệ thống xe mới, cơ sở vật chất kĩ thuật
được bổ sung, hiện đại, số xe và số lượng các tuyến cũng tăng lên nhằm đáp ứng
nhu cầu đi lại ngày càng cao. Đội ngũ nhân viên phục vụ ngày càng chuyên
nghiệp, có thái độ văn minh, nhiệt tình. Thực tế ở trên từng cung đường chúng ta
đang lưu thông, ở các bến xe đã có các băng-dôn, khẩu hiệu khuyến khích mọi
người sử dụng xe bus góp phần giảm ùn tắc giao thông
Thứ 2: Sử dụng xe đạp hoặc đi bộ khi di chuyển ở khoảng cách gần
Xe đạp là phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, dễ di chuyển ở
cự li gần. Xe đạp có những lợi ích bất ngờ mà chúng ta chưa biết. Đó là tăng
cường hệ thống miễn dịch, tăng cường sức mạnh cơ bắp, tăng sức mạnh của hệ
xương, phòng bệnh cột sống và đau lưng, giảm căng thẳng, giảm béo,…
Tuy nhiên xe đạp vẫn chưa phải là sự lựa chọn tối ưu cho một số bạn, vì tốc
độ chạy của xe đạp không nhanh. Mất nhiều thời gian. Để khắc phục nhược
điểm đó thì xe đạp điện ra đời đáp ứng nhu cầu của mọi người, đảm bảo được
tính an toàn và thân thiện với môi trường. Đây được gọi là các phương tiện xanh
giữa Thủ đô Hà Nội.
Một giải pháp không thể thiếu đó là đi bộ, khi chúng ta di chuyển ở khoảng
cách gần, tính chất công việc không đòi hỏi thời gian thì đi bộ là sự lựa chọn lí
tưởng. Đi bộ không chỉ giúp cơ bắp dẻo dai mà còn góp phần cải thiện làn da,
chỉnh lại vóc dáng và giảm căng thẳng, để trí não minh mẫn hơn. Đi bộ có
những tác dụng vô cùng to lớn. bên cạnh việc bảo vệ môi trường thì đi bộ sẽ có
lợi rất nhiều cho sức khỏe.
Tăng độ dẻo dai của cơ bắp: Những bước sải dài, bước chân dứt khoát,
nhanh và mạnh sẽ giúp các cơ bắp của bạn thêm dẻo dai, săn bắp thịt và các cơ.
Tốt cho hệ tuần hoàn: Một ngày làm việc căng thẳng với những công việc

đơn điệu chỉ ngồi và đứng sẽ không có lợi cho hệ tuần hoàn. Chính vì vậy, bạn
nên tận dụng khoảng thời gian rỗi để đi bộ. Ngoài buổi tối, ở công sở, bạn cũng
nên đi cầu thang bộ, thay vì đi thang máy, sẽ giúp kích thích máu lưu thông tốt
hơn.
Tốt cho da: Đi bộ giúp cho da thải bớt mồ hôi, các chất bã qua mồ hôi, đồng
thời kích thích quá trình trao đổi ôxy. Vì vậy, da của bạn sẽ trở nên đẹp hơn.
Dáng đẹp hơn: Điều này hầu như bạn gái nào cũng biết, tuy nhiên không phải
ai cũng có đủ thời gian và tính kiên trì tập luyện. Đi bộ sẽ đốt cháy một lượng
calorie nhất định (300calo/h nếu bạn đi nhanh). Các chất béo dư thừa trong cơ
thể nhờ đó sẽ tiêu bớt, các cơ bắp sẽ thanh mảnh hơn và dáng vóc bạn.
Cải thiện tinh thần: Đi bộ sẽ giúp não sản sinh thường xuyên một lượng
hoocmon cần thiết, chất beta-endorphine (một loại chất kích thích phát triển sự
hài hước, cho phép bạn giữ được sự bình tĩnh và cân bằng). Và bạn sẽ giữ cho
mình sự minh mẫn nếu đi bộ thường xuyên.
Thứ 3: Sử dụng nguồn nhiên liệu sạch thay thế:
Khí thải từ các phương tiện ra môi trường rất lớn, trong quá trình đi lại, các
phương tiện giao thông cơ giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch là một trong những
nguồn chính thải ra các chất gây ô nhiễm trực tiếp hoặc kết hợp để tạo thành các
chất ô nhiễm thứ cấp bao gồm: Chì (Pb), hơi các phụ gia nhiên liệu (như benzen,
toluene, xylene ), bụi rắn lơ lửng (TSP và PMin, PM2.5), cacbon monoxit
(CO), hydro cacbon (HO, lưu huỳnh điôxít (S0
2
), các ôxít Nitơ (NOx), Trong
khí thải phương tiện giao thông cơ giới còn có các thành phần khí gây hiệu ứng
nhà kính như cacbon điôxít (CO
2
), mê tan (CH
4
), N
2

O…
Như vậy việc sử dụng nhiên liệu sạch: khí hóa lỏng (CNG, LPG), Bio-diesel
(B5, B10), xăng sinh học (E5, E10) ; ứng dụng năng lượng thay thế nhiên liệu
truyền thống dùng cho phương tiện giao thông vận tải (phương tiện sử dụng
năng lượng mặt tròi, điện, hy-drogen ); ứng dụng công nghệ ít phát thải (hệ
thống phun xăng điện tử; Công nghệ Hybrid ). sẽ góp phần quan trọng vào bảo
vệ môi trường sống.
Thứ 4: Nâng cao ý thức của người tham gia giao thông
Hệ thống giao thông vận tải ở nước ta đang được củng cố, hoàn thiện. Giao
thông vận tải tại các thành phố lớn với mục tiêu phát triển bền vững sẽ có những
bước tiến vượt bậc nhằm hướng tới một hệ thống giao thông văn minh, hiện đại,
an toàn và thân thiện với môi trường, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu đi lại của
nhân dân. Để thực hiện được mục tiêu đó, ngoài sự nỗ lực cố gắng của các cơ
quan chức năng, cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để nhân dân ủng hộ, cùng
tham gia thực hiện vì môi trường xanh, sạch, đẹp của mỗi thành phố, địa
phương.
Ý thức của người tham gia giao thông là nhân tố chính ảnh hưởng tới vấn đề
giao thông, môi trường đô thị. Một hành động nhỏ như tuân thủ đúng làn đường,
phần đường, tín hiệu đèn giao thông, tắt máy khi dừng chờ đèn đỏ…. Sẽ góp
phần vào xây dựng văn hóa giao thông Thủ đô.
Trong thực tế đã có rất nhiều phong trào của các bạn trẻ vận động người dân
tham gia giao thông đúng cách, đúng luật, vận động mọi người đi xe đạp, đi
bộ… để nâng cao ý thức người dân.
Sự có mặt của những chiếc xe đạp hiện đại, những cửa hàng bán xe đạp mới
mở trên các đường phố ở Hà Nội đang cho thấy tốc độ lan tỏa mạnh mẽ của
phong trào sử dụng xe đạp thay cho xe máy, nhất là trong giới trẻ. Ðể cổ vũ
việc sử dụng xe đạp làm phương tiện giao thông, chiến dịch You Cycle You
Save - Bạn đạp xe giúp Hà Nội (YCYS) đã ra đời. Chiến dịch do nhóm hoạt
động Green Destination (Ðiểm đến xanh) thực hiện, được TeaTalk Việt Nam và
tạp chí MBike Việt Nam bảo trợ. Hoạt động của nhóm nhằm vận động các cửa

hàng, quán ăn trên địa bàn Hà Nội ưu đãi về giá hàng hóa, dịch vụ cho những
khách hàng sử dụng phương tiện xanh, nhất là khách hàng đi xe đạp. Từ đó
khuyến khích người dân hạn chế thói quen sử dụng xe ô-tô con, xe máy - một
trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường không khí
của Thủ đô, chuyển sang sử dụng xe đạp - phương tiện giao thông xanh.
Thí điểm mô hình xe đạp công cộng ở Hà Nội
Chia sẻ về một số mô hình xe đạp công cộng tại các nước châu Âu, bà Lau-
ra Ô-rô-dơ, Tùy viên văn hóa của Ðại sứ quán Tây Ban Nha, thành viên bảo trợ
của chương trình "Bạn đạp xe giúp Hà Nội" cho biết, tại một số nước phát triển
như Hà Lan, Ðan Mạch, Tây Ban Nha , xe đạp được coi là mô hình giao
thông văn minh, tiến bộ cho sự phát triển giao thông bền vững. Họ xây dựng
các trạm xe đạp công cộng để người dân có thể thuê xe với giá rẻ để sử dụng đi
làm, đi mua sắm, đi dạo Ở Hà Lan còn có những tuyến đường riêng dành cho
xe đạp và đến 43% số dân của đất nước này sử dụng xe đạp đi làm. Bà Lau-ra
cũng nhận thấy rằng, đối với người Hà Nội, xe đạp từng là phương tiện gắn bó
với họ suốt giai đoạn lịch sử. Ðây chính là một trong những điều thuận lợi để
thực hiện chiến dịch này. Anh Ghim Van Tê-ru-en đến từ Tây Ban Nha, đã
dành gần ba năm đạp xe vòng quanh thế giới và đang là người đại diện của
chiến dịch thì kỳ vọng, sẽ xây dựng được bản đồ các điểm đến ưu đãi dành
riêng cho người đi xe đạp. Từ đó, cổ vũ người Hà Nội tích cực sử dụng xe đạp
và các phương tiện giao thông không khói khác.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Qua dự án “Hiện trạng sử dụng phương tiện giao thông của học sinh Hà
Nội” chúng ta thấy ý thức tham gia bảo vệ môi trường của học sinh cũng rất tốt,
học sinh chủ yếu đến trường bằng hình thức đi bộ và xe buýt,. Đặc biệt là học
sinh đã nhận thức được những ưu điểm và nhược điểm của từng loại phương
tiện khi tham gia giao thông, điều đó đã góp phần to lớn vào việc bảo vệ môi
trường, thực hiện chiến dịch “không khói xe” trong lòng thủ đô Hà Nội.
Bên cạnh đó, nhóm “Hành tinh xanh” còn giúp các bạn học sinh Hà Nội
nói chung và học sinh trường THCS Dịch Vọng nói chung nhận thức rõ những

ảnh hưởng của việc sử dụng phương tiện giao thông tới môi trường, tới kết cấu
đô thị và đặc biệt là tới sức khỏe con người. Từ đó học sinh tự ý thức được vấn
đề tham gia giao thông và tìm ra được những biện pháp thiết thực cho bản thân
trong quá trình tham gia giao thông cho riêng mình và cho những người xung
quanh.
Là thế hệ trẻ của đất nước, những học sinh như chúng ta đang sống, học
tập và làm việc trong lòng Thủ đô Hà Nội hãy luôn lựa chọn cho mình những
phương tiện tối ưu nhất, phù hợp nhất và bảo vệ môi trường nhất để mỗi hành
động của chúng ta sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của Thủ đô. Tất cả
các bạn đều có thể trở thành một người tham gia giao thông gương mẫu hoặc
cũng có thể là một tuyên truyền viên tích cực để nâng cao văn hóa giao thông
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vậy nhóm “Hành trình xanh” mong muốn các
bạn hãy cùng suy nghĩ và cùng hành động vì “một thủ đô không khói xe”, để
xây dựng một thủ đô thực sự xanh – sạch – đẹp.

×