Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Những giá trị, hạn chế của phật giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.11 KB, 19 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời mở đầu

Cùng với nhu cầu vật chất, thì nhu cầu về văn hoá tinh thần cũng là
một nhu cấu thiết yếu của con người. Một phần không thể thiếu trong đời sống
tinh thần của xã hội loài người đó là tín ngưỡng tôn giáo. Tôn giáo giúp cuộc
sống trở lên cân bằng hơn. Là một tôn giáo lớn, xuất hiện từ rất lâu đời và
phát triển khá mạnh mẽ, những giá trị cũng như những ảnh hưởng của phật
giáo là điều không thể phủ nhận.

Phật giáo là nơi mà con người cảm nhận
những giá trị đích thực của cuộc sống, cũng như hướng con người đến những
giá trị tốt đẹp chân thiện mỹ. Với những giá trị tư tuởng cũng như ảnh hưởng
của phật giáo đến đời sống của con người thì quả là không sai khi chúng ta
khẳng định phật giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Xuất
hiện vào khoảng thế kỉ thứ 9 trước công nguyên ở Ấn Độ- một đất nước với
bề day lich sử lâu đời và một nền văn hóa lớn- văn hóa sông Ấn. Cùng với sự
phát triển của lịch sử, phật giáo cũng phát triẻn không ngừng và nhanh chóng
lan rộng khắp nơi. Nhưng đối với một số người thì phật giáo vẫn là cái gì đó
hết sức bí ẩn hay huyền bí va có cái nhìn không đúng về phật giáo. Vì những
lí do trên mà em chọn đề tài này hy vọng bản thân em cũng như mọi người có
thêm những hiểu biết về phật giáo. Cũng qua việc tìm hiểu đề tài này em
mong muốn góp phần thêm vào việc giúp mọi người có cái nhìn khách quan
khoa học về tôn giáo nói chung và về phật giáo nói riêng. Thấy rõ những giá
trị tư tưởng cũng như những mặt hạn chế , từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn về
phật giáo. Em rất mong có được sự giúp đỡ của các thầy cô để em có thể hoàn
thành tốt đề tài này.

1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Những giá trị, hạn chế của phật giáo và ảnh hưởng của nó


ở nước ta hiện nay.
NỘI DUNG
1-Sự-hình thành phát triển , và những nội dung cơ bản về triết lý bản
thể , nhân sinh.
Đạo phật ra đời vào khoảng thế kỉ thứ 6 trước công nguyên và người
sáng lập là Thích- Đạt- Đa, sau này ông được tôn xưng với nhiều danh hiệu
như: Như Lai, Phật Tổ, Đức Thế Tôn… nhưng khá phổ biến là “Thích Ca
Muni”. Sau khi ra đời ở Ấn Độ, đạo phật được lưu hành rộng rãi ở các quốc
gia trong khu vực Á- Phi , gần đây được truyền tới các nước Âu- Mỹ. Trong
quá trình truyền bá của mình, đạo phật đã kết hợp với rất nhiều tông phái và
học phái, có tác động vô cùng quan trọng với đời sống xã hội và văn hoá của
rất nhiều quốc gia.
Phật giáo nhìn nhận thế giới tự nhiên cũng như nhân sinh bằng sự phân
tích nhân- quả. Theo phật giáo, nhân- quả là một chuỗi liên tục không gián
đoạn và không hỗ loạn, có nghĩa là nhân nào quả ấy. Mối quan hệ nhân quả
này phật giáo thường gọi là nhân duyên với ý nghĩa là một kết quả của nguyên
nhân nào đó sẽ là nguyên nhân của một kết quả khác.
Về giới tự nhiên, bằng sự phân tích nhân quả, Phật giáo cho rằng không
thể tìm ra một nguyên nhân đầu tiên cho vũ trụ, nghĩa là không có một đấng
tối cao nào sáng tạo ra vũ trụ. Cùng với sự phủ định Brahman, là quan điểm
vô thường.
Quan điểm “vô ngã” cho rằng vạn vật trong vũ trụ chỉ là sự “giả hợp”
do hội đủ nhân duyên nên thành ra”co”. Ngay bản thân sự tồ tại của thực thể
con người chẳng qua là do” ngũ uẩn” hội tụ lại.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Quan điểm vô thường cho rằng vạn vật biến đổi vô cùng theo chu trình
bất tận: sinh- trụ- dị- diệt. Vậy thì “có có”- “không không” luân hồi bất tận “
thoáng có”, “thoáng không”, cái còn thì chẳng còn, cái mất thì chẳng mất.
Về nhân sinh quan, phật giáo đặt vấn đề tìm kiếm mục tiêu nhân sinh ở

sự “giải thoát”khỏi vòng luân hồi “ nghiệp báo” để đạt đến trạng thái tồn tại
Niết bàn. Nội dung triết học nhân sinh tập trung trong thuyết tứ đế.
2-Những giá trị và hạn chế
2.1. Những giá trị
2.1.1. Giá trị tư tưởng của Tứ Đế:
Nội dung triết học nhân sinh của phật giáo tập trung ở bốn luận điểm gọi
là tứ diện đế. Bốn luận điếm này được phật giáo coi là bốn chân lý vĩ đại về
cuộc sống nhân sinh cho bất cứ cuộc sống nhân sinh nào thuộc đẳng cấp nào.
Luận điểm thứ nhất (khổ đế): Sự thật nơi cuộc sống nhân sinh không có gì
khác ngoài sự đau khổ, ràng buộc hệ luỵ, không có tự do. Đó là 8 nỗi khổ
trầm lâm bất tận mà ai cũng phải gánh chịu: Sinh, Lão, Bệnh, Tử, Thụ biệt ly
(yêu thương chia lìa), Oán tăng hội ( oán ghét nhau mà phải sống với nhau),
Sở cầu bất đắc (cái mong mà không đạt được) và ngũ thụ uẩn (5 yếu tố vô
thường nung nấu làm khổ)
Luận điểm thứ hai (nhân đế): Là luận điểm giải thích những nguyên nhân
sự thật đau khổ nơi cuộc sống nhân sinh. Đó là 12 nguyên nhân (thập nhị nhân
duyên). Trong 12 nhân duyên ấy thì “vô minh” là nguyên nhân thâu tóm tất
cả. Bởi vậy diệt trừ vô minh là diệt trừ tận gốc sự đau khổ nhân sinh. Dưới
góc độ nhận thức, vô minh là “ngu tối” thiếu giác ngộ chân lý.
Luận điểm thứ ba (Diệt đế) : Là luận điểm về khả năng có thể tiêu diệt
được sự khổ đau nơi cuộc sống nhân sinh , đạt tới trạng thái Niết bàn, cứu
cánh cửa hành động tự do. Luận điểm này cũng bộc lộ tinh thần lạc quan tôn
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
giáo của phật giáo, cũng thể hiện khát vọng nhân bản của nó muốn hướng con
người đến niềm hạnh phúc “tuyệt đối”, khát vọng chân chính của con người
tới Chân- Thiện- Mỹ.
Luận điểm thứ tư (Đạo đế): là luận điểm về con đường thể hiện sự diệt
khổ, đạt tới giải thoát. Đó không phải con đường sử dụng bạo lực mà là con
đường tu đạo thực chất con đường nay là hoàn thiện đạo đức cá nhân. Sự giải

phóng mang ý nghĩa của sự thực hiện cá nhân, không mang ý nghĩa của những
phong trào cách mạng hay cải cách xã hội. Đây là nét đặc biệt của tinh thần
giải phóng nhân sinh của phật giáo.
2.1.2-Tư tuởng nhân bản hướng thiện
Phật giáo cho con người là hơn cả vì có thể thực hiện được tất cả sự tốt
đẹp để có thể sống hài hòa. Để giáo dục đạo Phật đã đưa ra bốn chân lý kỳ diệu,
với yếu tố biện chứng, kết cấu chặt chẽ khi đưa ra lý thuyết “ngũ uẩn”, chỉ rõ
căn nguyên của khổ đau là do thâm, sân , si cùng với lý luận về thập nhị nhân
duyên, đồng thời khẳng định con đường diệt khổ đó là “trung đạo”, “bát chính
đạo”... chứa đựng sự lý đầy thuyết phục và hướng con người đến nếp sống
thiện lánh xa cái ác. Dạy con người sống cảm thông, hỷ xả với nhau một cách
hòa mục. Vị tha dạy con người sống vì người khác, bao dung độ lượng đó là
phương pháp giúp con người đạt được đức hạnh. Đây là động lực nảy sinh mọi
điều tốt lành.
Phật giáo khẳng định tất cả mọi người đều có “Phật tính” sẽ đạt được
nếu thực hành đúng theo giáo lý trao dồi đạo đức trong cuộc sống của chính
mình sẽ được hạnh phúc.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Từ đó ta thấy giá trị tinh thần đạo đức toàn diện của giáo dục Phật giáo
là trình bày sự thật về những mối tương quan giữa sự vật hiện hữu trong cuộc
đời để giúp con người có được chính kiến hòng tạo lập cuộc sống của mình và
chuyển đổi hoàn cảnh, để có thể chinh phục và cảm hóa được mọi người xung
quanh.
Xây dựng một xã hội văn minh và tự do
Thế giới này đang sôi sục chiến tranh, mọi bảng giá trị hầu như được
con người quy chiếu bằng thước đo đồng tiền. Thái độ “chấp thủ” của từng cá
nhân ngày càng nhân lên, thay vì “xả ly” họ lại tự trói mình bằng gông cùm
trong hiện hữu. Con người hiện đại ít nhiều đã tự đánh mất phẩm chất cao quý
của mình để chạy theo lợi nhuận.

Dù vậy, Đạo Phật đã dạy một đời sống tốt đẹp không chỉ tạo bằng thức
ăn ngon, áo mặc đẹp, mái nhà xinh xắn, mà còn được sinh động bởi ý định
trong sạch, một lòng từ bi không giáo điều cũng không triết lí bác học. Mà đó
là lòng kính trọng phẩm giá quyền lợi của mọi người. Để hết chiến tranh, xây
dựng xã hội văn minh, con người phải hết tham lam, thù hận cố chấp. Muốn
sống hòa bình an lạc, con người phải có tình thương và hiểu biết. Hòa bình
không thể có được chỉ bằng cầu nguyện, ký tên, hay hội thảo kêu gọi suông
mà phải làm sao cho mọi người tỉnh thức và chuyển hóa. Những lời kêu gọi
đó hết sức có giá trị và nhắc nhở cảnh tỉnh nhân loại hãy đoàn kết góp phần
tích cực vào công cuộc giữ gìn hòa bình.
Mặt khác trong điều kiện sản xuất chưa phát triển mạnh của xã hội, nhu
cầu vật chất ngày càng cao, nên cuộc sống con người gặp khó khăn, nên cái
khổ vẫn là điều tất yếu, đôi khi con người cảm thấy bi quan thất vọng. Do vậy,
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sự giải thích cuộc đời con người chỉ quẩn quanh trong nổi khổ “nhân sinh là
khổ” hết sức có ý nghĩa. Việc đưa ra con đường diệt khổ, tự giải thoát mà
không chờ bất kỳ cứu nhân độ thế nào đã trở thành tư tưởng giáo dục đầy
khích lệ hấp dẫn, mang tính nhân văn sâu sắc.
Tư tưởng giáo dục này cũng có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đổi
mới của Việt Nam, nhằm xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc, mà trong đó quần chúng nhân dân là hạt nhân cơ bản để xây dựng nên
tòa lâu đài văn minh của xã hội, đem lại hòa bình cho toàn thể nhân dân ta.
2.1.3-Tư tưởng lớn, tiến bộ: Chúng sinh bình đẳng
a) Bình đẳng giữa người với người
“Tăng nhất A hàm kinh” cho rằng 4 hạng người (“Tứ chủng tính”)
trong xã hội Ấn Độ cổ là Bà La Môn, Sát Đế Lợi, Khuyển Xá và Thủ Đà La
nên bình đẳng với nhau, phản đối dựa vào chủng tính và đạo đức, sự nông sâu
về trí tuệ để đánh giá thành tích của con người;
Đẳng cấp để bàn luận sự cao quý, hạ tiện, cao thấp của con người;

nhấn mạnh phải dựa vào sự cao thấp về trì tố chất, nâng cao đạo đức, trí tuệ để
tiến lên cõi lý tưởng của đời người. Bình đẳng tứ chủng tính của PG thể hiện
tư tưởng bình đẳng nhân quyền, là phong trào nhân quyền đặc biệt phản đối sự
phân biệt chủng tính và áp bức giai cấp, nó nhất trí với yêu cầu bình đẳng
nhân quyền của xã hội hiện đại.
b) Bình đẳng chúng sinh
Thông thường PG coi 9 giới từ Bồ Tát tới địa ngục (trong 10 giới
không kể Phật) nhất là lục đạo từ Trời đến địa ngục, là chúng sinh. PG cho
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
rằng chúng sinh khác nhau tuy có tính khác biệt nhưng bản chất sinh tồn và
sinh mệnh của chúng sinh thì bình đẳng; PG đặc biệt nhấn mạnh mọi chúng
sinh đều có Phật tính. Kinh Niết Bàn khẳng định mọi chúng sinh đều có Phật
tính, tức là bình đẳng với nhau về nguyên nhân, căn cứ và khả năng thành
Phật.
c) Bình đẳng giữa chúng sinh với Phật
PG tuyên truyền tư tưởng “sinh Phật bất nhị, sinh Phật nhất như”, cho
rằng chúng sinh và Phật, về bản chất đều có đủ Chân như Phật tính; chúng
sinh mê vọng hoàn toàn không diệt Chân như Phật tính; Phật giác ngộ cũng
hoàn toàn không tăng thêm Chân như Phật tính, mà đều như nhau, có khả
năng thành Phật. Nói theo ý nghĩa đó thì chúng sinh và Phật là bình đẳng bất
nhị. Điều này khác hẳn với cách nói của tôn giáo khác, coi “nhân thần vi nhị”
(người và thần là hai thể khác nhau), nói người là do thần tạo ra hoặc từ thần
mà ra.
d) Bình đẳng giữa chúng sinh với vô tình
“Vô tình” tức là không có ý thức tình cảm, là thứ không có tính tinh
thần. Như Thiên Đài tông của PG Trung Quốc tuyên truyền thuyết “Vô tình
hữu tính”, cho rằng cây cỏ, núi sông đất cũng có Chân như Phật tính, mọi thứ
trong thiên nhiên đều là thể hiện của Phật tính. Xét về điểm cùng có Phật tính
như nhau, thì vật vô tình và chúng sinh không có khác biệt bản chất, bình

đẳng vô nhị với nhau. Cần nói đây là sự xác nhận tôn nghiêm đối với các sinh
vật và vô sinh vật trong giới tự nhiên, là sự kính trọng đối với muôn vật.
Quan niệm bình đẳng của PG dựa trên học thuyết Duyên Khởi, xây
dựng trên sự bình đẳng Nhân Quả. Chúng sinh và Phật đều như nhau cùng có
7

×