Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Ứng dụng phong thủy trong lựa chọn đặt văn phòng.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.93 KB, 18 trang )

KHÁI NIỆM VỀ PHONG THỦY
Nhân sinh sống trong môi trường năng lượng tự nhiên, tạm gọi là khí. Khí có trên
mặt đất và dưới lòng đất, sự vận chuyển của những dòng khí dưới tác động của mặt
trời, mặt trăng, những hành tinh, chuyển động của đại dương và biển cả, sự biến
đổi của tự nhiên tạo nên những dòng khí được gọi là phong. Sự chuyển vận của
những dòng khí ngầm dưới sự tác động của nhân trái đất, vận chuyển của bể dung
nham, sự xoay vần của vỏ trái đất, tác động vủa mạch nước ngầm được gọi là thủy.
Mọi điểm trên mặt đất điều chịu sự tác động của 2 dòng khí trên được gọi là thuyết
phong thủy. Thuyết đó được xây đựng bằng thái cực đồ.
Về cơ bản phong thủy là một bộ môn khoa học về môi trường sống, là những diễn
dịch của người Trung Quốc xưa về thế giới tự nhiên với mục đích giúp họ xây dựng
nên một hệ thống canh tác hiệu quả.
Ngoài ra với ý nghĩa sâu xa hơn…Phong thủy còn chứa đựng những kiến thức, hiểu
biết về sự chuyển động của các thiên thể mà con người đã nghiên cứu để xác định
được đường đi của thời gian.
Sự ảnh hưởng lớn mạnh của phong thủy trong đời sống nhân sinh của các nước
phương đông chủ yếu là ở Trung Quốc, phong thủy chi phối toàn bộ cuộc sống của
người dân Trung Quốc. Khi đã thấu hiểu khái niệm căn bản về phong thủy, chúng ta
có thể đưa ra những mô hình thiết kế, những hình ảnh và biểu tượng ý nghĩa từ
chính nền văn hóa của mỗi dân tộc để hỗ trợ đời sông và tinh thần cả dân tộc đó.
Sơ lược lịch sử phát triển của phong thủy
Thuật phong thủy hình thành rất sớm,
có thể nói gần như cùng với sự ra đời
của loài người. Ngay từ thời thượng cổ
con người đã chú ý đến ảnh hưởng của
hoàn cảnh tự nhiên đối với nơi cư trú
của loài người, nên đã tiến hành lựa
chọn một cách có chủ đích.
Nguyên sơ của phong thủy là những
kinh nghiệm về sinh họat như khoét đá,
đào hang, làm nhà... Từ cuộc sống thực


tế, phải chống chọi với thú dữ, chống lại
cả sự tấn công của đồng lọai, phải
chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên
nhiên, con người đã biết chọn những vị
trí cư trú có núi non che chở bao bọc, lại gần sông ngòi, nguồn nước.
Từ thời thượng cổ, con người sống theo lối du canh, du cư, trải qua một quá trình
tiến hóa đến định canh, định cư và mới bắt đầu chú ý đến nơi ăn ở sao cho thích
hợp, chọn địa điểm cư trú làm sao cho tiện lợi rồi tiến tới kiến tạo phòng ốc để ở
cho thật an lành, thoải mái, giàu có...
Những kinh nghiệm về cư trú được tích lũy từ đời này qua đời khác đã hình thành
nên phong thủy học.
Thời sơ kỳ, con người chọn đất làm nhà, chủ yếu là muốn an toàn. Thường phải
chọn nợi đất cao ráo vì sợ lũ lụt hoặc thú dữ tấn công. Để tránh mưa to, gió lớn,
người ta dần dân biết cách chọn vùng đất hướng về Mặt Trời, khuất gió.
Từ đời nhà Chu, con người đã đặc biệt chú trọng nơi cư trú. Con người đã biết chọn
đất xây nhà tại vùng bình nguyên, đây là vùng đất mầu mỡ, có thể canh tác nông
nghiệp thuận lợi. Gần nguồn nước mà vẫn tránh được lụt lội, tai hoạ thời tiết, thiên
tai.
Thời kỳ Tiên Tần, do trình độ khoa học còn thấp, các hình thức bói toán dự đoán cát
hung thịnh hành trong xã hội gắn liền với hoạt động xây dựng nhà ở và mai táng.
Các văn hiến như Bốc trạch, Bốc cư, Bốc lạc phản ánh tình hình đương thời. Đồng
thời các học thuyết âm dương, ngũ hành, bát quái Chu Dịch, Thiên văn Hà Lạc cũng
phát triển mạnh, áp dụng vào lĩnh vực Bốc trạch, Bốc cư, (bói chọn nhà ở và mồ
mả). Phong thủy nhờ đó có được cơ sở tư tưởng triết học cần thiết.
Thời Lưỡng Hán, đã xuất hiện các trước tác về phong thủy như Cung trạch địa hình,
Kham dư kim quí. Các học thuyết Hình pháp gia, Kham dư gia cũng mang nội dung
phong thủy. Mối quan hệ giữa nhà ở và mồ mả với cát hung họa phúc của con
người đã trở nên rất mật thiết, đồng thời xuất hiện những người chuyên thực hiện
hoạt động phong thủy. Điều này gắn liền với vô số sấm vĩ (câu sấm) và hàng loạt
điều cấm kỵ mang tính chất mê tín đang thịnh hành trong xã hội đương thời.

Thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều, quan niệm nhà ở và mồ mả gắn với cát hung họa
phúc của con người được tầng lớp sĩ đại phu tiếp nhận rộng rãi, thậm chí vua chúa
cũng hoàn toàn tin vào thuật phong thủy.
Trải qua lịch sử phát triển của các triều đại, đời nào cũng có những học giả kế tục
và phát triển thuật phong thủy.
Trong lịch sử phát triển, thuật phong thủy hình thành nên nhiều trường phái khác
nhau, mỗi trường phái có phương pháp lý luận và ứng dụng riêng, dựa trên những
suy luận khác biệt nhau, thậm chí có khi đối lập nhau. Trong lịch sử phát triển, thuật
Phong Thủy hình thành nên nhiều trường phái khác nhau, mỗi trường phái có
phương pháp lý luận và ứng dụng riêng. Có một số trường phái lớn được biết đến
như sau :
+ Phái Bát Trạch : Do Thái Kim Oanh phát triển và hoàn thiện trong tác phẩm Bát
Trạch Minh Cảnh. Phái này căn cứ chủ yếu vào sự kết hợp giữa mệnh cung của chủ
nhà với các hướng để luận tốt xấu và thiết kế nhà ở.
+ Phái Huyền Không : căn cứ vào môn Cổ Dịch Huyền Không, dùng Phi Tinh tức là
sự vận động các luồng khí khởi nguồn từ Bát Quái để luận đoán tốt xấu. Phái này
cũng đặc biệt chú trọng tới vận khí, tức là sự tốt xấu của căn nhà theo thời gian, còn
được gọi là Trạch Vận. Qua đó dự đoán được tốt xấu cho căn nhà theo từng thời
điểm để có phương án bài trí và sửa chữa hợp lý.
+ Phái cảm xạ Phong Thủy : Nghiên cứu về khí trường Phong Thủy và các nguồn
năng lượng sinh họ.
Ngoài 3 trường phái lớn trên còn hình thành nên một số trường phái khác với những
đặc trưng về học thuật và công phu nghiên cứu khác nữa như:
+ Phái Dương Trach Tam Yếu : do Triệu Cửu Phong khởi xướng, sau là Lộc Dã
Phu phát triển trong hai tác phẩm Dương Trạch Tam Yếu và Dương Cơ Chứng Giải
+ Phái Huyền Thuật Phong Thủy : Là môn Phong Thủy bí truyền trong dân gian,
được truyền theo lối tâm truyền, không mấy phổ biến. Phái này chuyên nghiên cứu
việc phát hiện và trấn yểm các Long Mạch, chủ yếu áp dụng cho mộ phần.
Tóm lại, Phong Thủy là một nghệ thuật bài trí không gian, rất tinh tuý, tuy nhiều bí
ẩn nhưng nếu hiểu được và áp dụng đúng thì sẽ mang lại những hệ quả hết sức lớn

lao nằm ngoài những nỗ lực về trí tuệ và sức lực thuần tuý của con người. Cho đến
nay, phong thủy vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng, vẫn còn mang nhiều sự huyền bí.
Ngày nay dù ở Phương Tây hay ở Phương Đông khi xây dựng nhà ở đều phải chọn
những vị trí hợp với môi trường địa lý xung quanh địa bàn, dù theo một lối kiến trúc
nào thì cũng phải căn cứ vào địa thế xung quanh để tạo dựng một kiến trúc đẹp về
thẩm mỹ, lợi về sinh hoạt. Phong thủy dù còn vẻ huyền bí nhưng rất thực tế và gần
gũi với đời sống con người.
Phong thủy là khoa học hay mê tín
Có lẽ tất cả những người quan tâm đến lịch sử văn hóa cổ đông Phương đều biết
đến một phương pháp ứng dụng tồn tại với thời gian tính hàng thiên niên kỷ trong
lịch sử Đông Phương cho đến tận ngày hôm nay khi chúng ta đang ngồi đây để bàn
về nó. đó chính là những phương pháp ứng dụng trong kiến trúc và xây dựng đông
Phương cổ, quen gọi là Phong thủy. đây là một di sản văn hóa phi vật thể thể hiện
dưới hình thức một phương pháp ứng dụng với phương pháp luận của riêng nó
phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành có thời gian tồn tại lâu nhất
trong lịch sử văn minh nhân loại, bởi chính hiệu quả ứng dụng của nó. Nhưng,
những di sản của nền văn hóa đông Phương mà trong đó có khoa Phong thủy - còn
tồn tại xuyên thời gian cho đến tận ngày hôm nay, đã tạo ra một cái nhìn huyền bí
của tri thức khoa học hiện đại đối với nền văn hóa cổ đông Phương, vốn bao trùm
lên nhiều lĩnh vực.
Nhưng chính hiệu quả ứng dụng trên thực tế và sự tồn tại khách quan xuyên thời
gian tính bằng thiên niên kỷ, vượt qua mọi không gian văn hóa khác nhau với mọi
thử thách của lịch sử từ thời cổ đại đến văn minh nhân loại hiện đại đã chứng tỏ khả
năng một chân lý một sự phản ánh thực tại khách quan đứng đằng sau bộ môn
Phong thủy đông Phương. Hiện nay, khi khoa học hiện đại ngày càng phát triển thì
những học giả, những nhà khoa học hàng đầu đã bắt đầu nhìn lại nền văn hóa đông
Phương vốn một thời bị coi là lạc hậu và huyền bí, là không có cơ sở khoa học với
một cái nhìn mới khác hẳn tầm nhìn chỉ cách đây vài chục năm trước. Họ đã cảm
nhận được sự tương đồng giữa nền văn minh đông Phương cổ với tương lai của
khoa học hiện đại. Chúng ta đã thấy xuất hiện những cuốn sách mà những người

quan tâm đều biết: Ở ngoại quốc thì điển hình là cuốn “đạo của Vật lý” của Fritjof
Capra nhà vật lý được giải Nobel xuất bản năm 74, hoặc như cuốn “Lượng tử và
Hoa sen” của giáo sư Trịnh Xuân Thuận. Ở trong nước thì điển hình là cuốn: “Tích
hợp đa văn hóa đông Tây” của giáo sư Nguyễn Hoàng Phương, vv... Các nhà khoa
học cũng thừa nhận một tri thức sâu sắc về thiên văn của những nền văn minh cổ.
đã có rất nhiều tác phẩm nghiên cứu của những nhà khoa học có tên tuổi về thiên
văn cổ đông phương. Những giá trị của đông phương cổ đại đã được từng bước
nhìn nhận. Trong đó có môn Phong thủy ứng dụng vào kiến trúc và xây dựng trong
xã hội đông phương cổ đại và đến tận ngày nay.
Khi so sánh những nét tương đồng của phong thủy với kiến trúc hiện đại. điển hình
là sự tồn tại những công trình của Pháp trên đất nước việt nam. Theo kiến trúc sư
Phạm Hoàng Cường là thành viên ngiên cứu phong thủy lạc việt trung tâm nghiên
cứu lý học đông phương. Dưới góc độ là một kiến trúc sư thì Để một công trình
kiến trúc có thể tồn tại trong một khoảng thời gian dài hàng trăm năm nó phải đạt
đựơc ít nhất là hai yếu tố:
Thứ nhất là về tính thẩm mĩ của công trình; thứ hai là nó phải đạt về mặt hợp lí
trong công năng sử dụng. tức là nó phải đẹp và hài hoà thì nó mới tồn tại lâu dài và
thứ hai là phải hợp lý trong quá trình sử dụng thì nó mới được người đời trân trọng
gìn giữ và không bị đập đi thay thế bằng công trình khác .
Đứng dưới góc độ Phong thuỷ mà nói thì khi mà công trình kiến trúc tồn tại được
trong một thời gian dài thì các yếu tố về cân bằng Âm dương và ngũ hành phải đạt
đến mức độ chuẩn mực. Tức là nó phải bao hàm cả yếu tố thẩm mỹ và tính hài hoà
cân đối. Khi các yếu tố về Âm dương và ngũ hành cân bằng tức là tính thẩm mỹ,
tính hài hoà và cân đối cao thì tự bản thân công trình sẽ có tác động tích cực đến ý
thức con người, khiến ngưòi ta có những ý nghĩ trân trọng và có ý nghĩ bảo tồn nó.
Theo quan điểm hiện đại. để một vấn đề trở thành một môn khoa học thì nó thường
trải qua bốn bước: Sự kiện → Giả thuyết → Lý thuyết → Phản nghiệm. Đầu tiên là
sự tích tụ các sự kiện khách quan trong một lĩnh vực nào đó. Tiếp theo, để giải thích
chúng, giới khoa học (một hoặc nhiều người) nêu ra giả thuyết mang tính nguyên lý
nền tảng. Dựa trên nguyên lý đó, một lý thuyết khoa học sẽ được xây dựng nhằm

giải thích các sự kiện đã thấy và tiên đoán các sự kiện chưa thấy. Cuối cùng là phản
nghiệm nhằm phán xét lý thuyết dựa trên các bằng chứng thực nghiệm mới. Không
vượt qua phản nghiệm, lý thuyết sẽ bị bác bỏ và giới khoa học sẽ xây dựng lý thuyết
khác,
Khoa học dựa vào sự thật (facts). Những sự thật phải được quan sát hay thu thập
bằng những phương pháp khách quan. Khoa học dựa vào những sự thật có thể thấy,
có thể nghe, có thể sờ được, chứ không dựa vào kinh nghiệm cá nhân hay suy luận
theo cảm tính.
Đặc điểm thứ nhất của khoa học là công khai. Tất cả những phát hiện, khám phá
của khoa học được lưu truyền chủ yếu trong các tập san chuyên khoa, những tập san
này được giới chuyên môn quản lí và điều hành. Các báo cáo được chấp nhận công
bố trong các tập san này đều được các đồng nghiệp kiểm tra về sự chính xác và
phương pháp, bằng những tiêu chuẩn khách quan; do đó phẩm chất của chúng khá
cao và đáng tin cậy. Còn đối với phong thủy, chúng ta không biết được chính xác
những cách trang trí nội thất hay xây dựng nhà cửa theo phong thủy có thật sự có
hiệu quả hay không. “Hiệu quả” ở
đây là những “outcome” mà những người theo thuyết phong thủy tuyên bố như an
bình thịnh vượng. Hầu như những bằng chứng về hiệu quả của phong thủy chỉ là
những giai thoại, thậm chí huyền thoại, chứ chưa được phân tích một cách có hệ
thống. Do đó, có thể nói rằng bằng chứng về hiệu quả của phong thủy không mang
tính khoa học.
Đặc điểm thứ hai của khoa học là tất cả kết quả nghiên cứu đều phải có khả năng tái
xác nhận (repeatability). Nói một cách khác, nếu giả có một nghiên cứu đã được
công bố bởi một nhà khoa học nào đó; nếu một nhà nghiên cứu khác lặp lại nghiên
cứu đó bằng những phương pháp và với điều kiện đã được mô tả, phải đạt được
những kết quả tương tự. Còn phong thủy, chúng ta không biết kết quả có khả năng
lặp lại hay được kiểm tra hay không. Như nói trên, những thành công của phong
thủy, nếu có, thường được mô tả một cách mù mờ, ỡm ờ, để cố tình không cho
người khác biết rõ là họ đã làm gì và làm bằng cơ chế nào.
Đặc điểm thứ ba của khoa học là logic. Khoa học thuyết phục bằng bằng chứng,

bằng lí luận dựa vào logic hay lập luận của toán học, bằng cách dựa vào dữ kiện,
không đi ra ngoài dữ kiện. Còn phong thủy thì hình như ngược lại: nó thuyết phục

×