Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt ở sông, biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.31 KB, 6 trang )


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY
Trường Trung Học Cơ Sở Lê Quý Đôn
Địa chỉ: Số 68 Nguyễn Văn Huyên, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 040336074
Email :
Tên tình huống:
“ Vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt ở sông, biển”
Môn học chính được vận dụng trong giải quyết tình huống: Địa lí
Các môn học tích hợp: Sinh học,GDCD, Mĩ thuật, Toán
Thông tin về thí sinh:
1. Họ và tên học sinh: LÊ PHƯƠNG HÀ
Ngày sinh: 15/11/2002
Lớp : 7C
2. Họ và tên học sinh : TÔ NHẬT MAI
Ngày sinh: 26/08/2002
Lớp : 7C
Năm học: 2014 -2015
1. Tên tình huống

Hình 1: Ô nhiễm nguồn nước trên sông do nước thải công nghiệp của nhà máy
( nguồn internet)


Hình 2: Ô nhiễm môi trường biển do váng dầu ( nguồn internet )
2
2
Qua những bức ảnh về ô nhiễm môi trường nguồn nước mà chúng em tìm
kiếm trên mạng internet, chúng em lựa chọn :“ Vấn đề ô nhiễm môi trường nguồn
nước mặt ở sông , biển ” làm tên tình huống của bài dự thi.


2. Mục tiêu giải quyết tình huống.
Vận dụng các kiến thức của môn Địa lý liên môn với môn Sinh học, GDCD,
Toán, Mỹ thuật để giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ở sông, biển.
3. Tổng quan về nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.
Ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc dư luận. Đã có
rất nhiều công trình, bài viết về tình trạng ô nhiễm nguồn nước nhưng vấn đề này
vẫn chưa được cải thiện, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Do sự tiến bộ của
khoa học mà các nhà máy, xí nghiệp ngày càng nhiều để phục vụ cho đời sống .
Song song với việc đó là sự ô nhiễm nguồn nước mặt sông biển ngày càng trở nên
trầm trọng.
Chúng em đã vận dụng kiến thức ở những môn học khác nhau để giải quyết
tình trạng ô nhiễm này. Cụ thể như sau:
- Môn Địa lí: Bài 17 “Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa” lớp 7 để hiểu hơn về
thực trạng ô nhiễm nguồn nước gồm: nước biển, nước sông hồ, nước ngầm…
Ngoài tính thực tiễn của môn học gắn liền với cuộc sống của con người để
phát triển bền vững. Trong bài học địa lý đã đưa ra các biện pháp rất thực tế để giải
quyết tình trạng ô nhiễm môi trường nguồn nước sông, biển.
- Môn Giáo dục công dân: Bài 3 “Tiết kiệm” và bài 7: “Yêu thiên nhiên, sống
hòa hợp với thiên nhiên” lớp 6 hình thành thói quen đạo đức của con người tốt
hơn, có ý thức bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước. Ý thức con người quyết định
đến vệ sinh môi trường, ý thức trách nhiệm với môi trường, trong đó có nguồn
nước. Khi ý thức từng người về nguồn nước được nâng cao thì toàn xã hội sẽ
chung tay bảo vệ nguồn nước. Con người sẽ là người bạn tốt sống với nguồn nước
nói riêng và với thiên nhiên nói chung.
- Môn Mĩ thuật: Giúp học sinh vẽ tranh tuyên truyền, cổ động, dùng hình vẽ thay
cho lời nói để giúp mọi người nhận thức và hành động.
- Môn Toán: Giúp thống kê số liệu nguồn nước bị phá hoại, lãng phí, những nguồn
nước ngầm bị ô nhiễm khiến chúng ta có ý thức hơn về việc tiết kiệm nước.
- Môn sinh học : Bài 53 về các luật bảo vệ môi trường sẽ giúp chúng ta hiểu và
bảo vệ môi trường tốt hơn.

4. Giải pháp để giải quyết tình huống.
- Tuyên truyền bảo vệ nguồn nước.
3
3
- Không xả rác thải ra sông hồ.
- Không sử dụng quá nhiều hóa chất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
- Xử lí các chất thải đúng cách, hợp quy trình trước khi thải ra ngoài.
- Đưa ra các quy định xử phạt thật nghiêm để bảo vệ nguồn nước.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
Nguồn nước của chúng ta hiện nay đang có chiều hướng suy kiệt do nhiều
nguyên nhân,chủ yếu là do con người trong quá trình sinh hoạt và sản xuất. Ô
nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hóa học, và điều
kiện vi sinh của nước. Với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn
nước trở nên độc hại đối với con người và sinh vật từ đó làm giảm độ đa dạng sinh
vật trong nước.
Nguồn gây ô nhiễm: Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước chảy
tràn mặt đất, do những yếu tố tự nhiên…
- Nước thải sinh hoạt: bao gồm nước thải từ các hộ gia đình, khách sạn,
trường học, cơ quan, doanh trại quân đội, bệnh viện…
Đặc điểm:
+ Có hàm lượng cao chất hữu cơ không bền vững dễ phân hủy sinh học như
carbonhydrat, protein, mỡ.
+ Nhiều vi trùng.
+ Nhiều chất rắn và mùi…
- Nước thải công nghiệp: bao gồm nước thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất
lớn,cơ sở sản xuất nhỏ, nước thải từ các khu vực giao thông vận tải… Nước thải từ
bất cứ một nhà máy xí nghiệp nào cũng đều bao gồm: nước thải sinh hoạt, nước
thải do sản xuất công nghiệp, nước thải do mưa
- Nước chảy tràn mặt đất: Bao gồm nước do mưa rơi xuống mặt đất,
đường phố, nhà cửa… hoặc do nước tiêu (thải) từ các đồng ruộng.

Đặc điểm: + Chứa nhiều chất rắn
+ Nhiều vi trùng
+ Nhiều thuốc trừ sâu, phân bón…
4
4
Kết quả: Tất cả các nguồn nước bẩn đó đều kéo ra sông suối hoặc thấm
vào mạch nước ngầm làm cho nguồn nước mặt hoặc mạch nước ngầm bị ô nhiễm.
- Do những yếu tố tự nhiên: Như sự lan truyền nước nhiễm phèn, nhiễm
mặn. Sự lan truyền nước nhiễm phèn trên thực tế gây nhiều tác hại không những
cho nguồn sinh hoạt mà cả cho nước sản xuất.


Là học sinh, chúng em thấy mình phải có trách nhiệm làm những việc có
thể như tiết kiệm nước, không sử dụng lãng phí. Bằng những kiến thức đã được
học trong nhà trường, chúng em mong rằng góp phần nhỏ bé trong việc tuyên
truyền mọi người cùng nhau để bảo vệ nguồn nước.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Qua thực tế chúng em thấy rằng việc kết hợp các môn học để "tích hợp" các
kiến thức cần thiết để giải quyết tình huống là một điều hết sức cần thiết. Qua đó
chúng em có thể tổng hợp các kiến thức áp dụng cần thiết, củng cố kiến thức đã
học.
5
Hình 4: Cá chết do ô
nhiễm nước
Hình 3: Rác thải làm ô
nhiễm nguồn nước
5
Theo như xã hội ngày nay: "học đi đôi với hành" thì việc giải quyết vấn đề
nào đó giúp chúng em vừa vận dụng kiến thức đã học vừa củng cố kiến thức một
cách khoa học mà toàn diện về mặt lí thuyết lẫn thực hành.

Việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn giúp chúng
em hình thành một tư duy năng động, nắm bắt một cách hoạt bát linh hoạt kiến thức đã
học. Không chỉ dừng lại ở đó việc vận dụng kiến thức đã giúp cho chúng ta linh hoạt
trong việc giải quyết tình huống giúp trí não thêm nhạy bén, linh hoạt góp phần phục vụ
lợi ích con người ngày càng tốt hơn.

6
6

×