SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC OAI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HOÀ THẠCH
BÀI DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG
THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
Địa chỉ : Hoà Thạch - Quốc Oai – Hà Nội
Điện thoại : 0433.676.763
Email :
Họ và tên nhóm học sinh :
1. Họ và tên : Hoàng Thị Khánh Huyền
2. Họ và tên : Nguyễn Thị Hồng Lanh
PHỤ LỤC:
1
Cấu trúc bài viết dự thi
Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
Các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học
A/ Trang bìa:
- Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố: Hà Nội
- Phòng Giáo dục và Đào tạo : Huyện Quốc Oai
- Trường : Trung học Cơ Sở Hòa Thạch
- Địa chỉ : Hòa Thạch -Quốc Oai-Hà Nội
- Điện thoại : 0433.676.763
- Email :
- Thông tin về học sinh :
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Lanh
Ngày sinh: 17/09/2000 Lớp:9E
2. Họ và tên: Hoàng Thị Khánh Huyền
Ngày sinh: 02/09/2000 Lớp:9E
B/Các trang tiếp theo:
1.Tên tình huống
2.Mục tiêu giải quyết tình huống
3.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
4.Giải pháp giải quyết tình huống
5.Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
6.Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
Ví dụ:
2
1: Tình huống : Hiện tượng “nồm ẩm”
Sáng thứ hai đầu tuần , khi các bạn đã đến lớp đầy đủ. Bỗng thấy Huyền
sập xiễng bước vào lớp với cái chân bị băng bó. Các bạn đều nhao nhao đến
gần Huyền. Lanh lên tiếng :
- Chân cậu bị làm sao vậy?
- Phải đấy! Hôm qua tớ vừa thấy cậu đi chơi cầu lông mà!-Mai hỏi
Huyền trả lời:
- Là như thế này! Mấy hôm nay thời tiết lạ thật! Nền nhà nhà mình cứ bị
- ướt nhẹt và trơn lắm, mẹ mình bảo đó là nền nhà đổ mồ hôi. Chính vì thế nên
việc đi lại trong nhà rất khó khăn. Hôm qua do không cẩn thận, khi đi nấu ăn
mình đã bị ngã, đau chân nhưng cũng chỉ cần băng bó thôi, không nặng lắm.
Hoa : Thì ra là như vậy ,dạo này nhà mình cũng có hiện tượng này.
Mẹ mình phải chuẩn bị cả đống khăn lau nhà vì nhà mình có em nhỏ nên một
lúc lại phải lấy khăn ra lau, mãi mà chẳng có khô.
Hà lên tiếng :
- Đúng vậy, nhà mình cũng thấy hiện tượng như vậy. Nhưng mình thắc mắc không
biết vì sao lại có hiện tượng ấy nữa.
Phương vui vẻ :
- Để tớ giải thích cho các cậu nhé!
2.Mục tiêu giải thích tình huống:
* Thứ nhất: Hiện tượng nồm ẩm là một hiện tượng thường xảy ra ở miền
Bắc nước ta nên đây là một tình huống xuất phát từ cuộc sống thực tế.
* Thứ hai: Hiện tượng nồm ẩm gây ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống của
con người và động thực vật.
* Thứ ba: Giúp các bạn học sinh có kiến thức và chủ động ứng phó với
hiện tượng nồm ẩm này .
* Thứ 4: Giải quyết tình huống sẽ giúp chúng em ôn lại, nắm vững một số
kiến thức của các môn như : vật lí, địa lí,…Từ đó, giúp chúng em tăng khả
năng của mình trong việc vận dụng kiến thức các môn học vào đời sống .
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
3
- Để giải quyết tình huống này, nhóm chúng em đã tìm hiểu và thấy có thể giải
quyết cho thấu đáo, cặn kẽ tình huống mà chúng em đưa ra ở trên bằng những kiến
thức mà chúng em đã được học ở các khối lớp, cụ thể là các môn : vật lí, địa lí,…
+ Với môn ngữ văn: Lối văn nghị luận trong thuyết minh, tiến trình giải quyết tình
huống .
+ Các môn khác ,em xin trình bày cụ thể trong phần thuyết minh giải quyết tình
huống dưới đây.
4: Giải pháp và giải quyết tình huống:
4.1: Thành phần của không khí ? Khái niệm độ ẩm không khí?
4.2: Hiện tượng nồm ẩm là gì?
4.3: Hiện tượng này thường xảy ra ở đâu, thời gian nào ? Vì sao
4.4: Ảnh hưởng của hiện tượng đó đến đời sống của con người và động thực vật?
4.5:Biện pháp khắc phục?
5: Giải quyết tình huống
5.1: Thành phần không khí.
Không khí là một hỗn hợp khí trong đó có 78% N
2;
21% O
2;
1% các khí khác trong
đó có CO
2
và hơi nước, một số khí hiếm. Kiến thức này chúng ta đã được học trong
môn hóa học lớp 8 tiết 42 bài Không khí – Sự cháy (tiết 1).
5.2: Khái niệm độ ẩm không khí.
Hơi nước trong không khí nhiều hay ít được đánh giá qua khái niệm về độ ẩm
không khí. Độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng đo bằng khối lượng hơi
nước (tính bằng gam) chứa trong 1m
3
ở nhiệt độ cho trước, độ ẩm cực đại A là độ
ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bão hòa. Các đại lượng này đều đo bằng
đơn vị g/m
3
Độ ẩm tỷ khối F của không khí là đại lượng đo bằng tỷ số % giữa độ ẩm tỷ đối a và
độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ:
.100%
a
F
A
=
Hoặc tính bằng phần trăm giữa áp suất riêng phần P của hơi nước và áp suất P.
bh
của
hơi nước bão hòa trong không khí ở cùng một nhiệt độ:
4
.100%
bh
P
F
P
=
Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỷ đối của nó càng cao. Có thể đo độ ẩm của không
khí bằng các loại ẩm kế khác nhau như: Ẩm kế tóc, ẩm kế khô ướt, ẩm kế điểm
sương…
Độ ẩm tỷ đối cuả không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân
người càng dễ bị lạnh.
5.3: Hiện tượng nồm ẩm.
Hiện tượng nồm ẩm còn được dân gian gọi là hiện tượng “Nền nhà đổ mồ hôi” hay
hiện tượng “ Nồm”. Trong thời kỳ này, xuất hiện hiện tượng nền nhà gạch đá hoa,
gạch men sứ của những ngôi nhà xây sát đất thường bị ẩm ướt, dấp dính khó chịu,
lau khô một lúc lại ướt ngay, có những giọt nước ly ti trên sàn, càng mở cửa càng
ướt nhiều. Sự chuyển biến càng nhanh, càng đột ngột thì “ Nồm” xảy ra càng
nhanh, càng mạnh. Trời nồm, nền nhà ẩm ướt.
Hình 1: Hiện tượng nồm ẩm xảy ra trên tường.
5.4: Hiện tượng xảy ra ở miền Bắc nước ta , vào cuối đông , đầu xuân.
Hiện tượng này thường xảy ra ở miền Bắc nước ta vào những ngày cuối đông đầu
mùa xuân (tháng 2 – tháng 3). Vì lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới
và khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt theo phân loại khí hậu
Koppen với miền Bắc mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm ấm, Bắc Trung Bộ là khí hậu
nhiệt đới gió mùa, miền nam và nam trung bộ mang đặc điểm nhiệt đới Xavan .
Đồng thời, do nằm ở rìa phía Đông Nam của phần Châu Á lục địa, giáp với biển
Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí
hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp.
5
Miền khí hậu phía bắc gồm phần lãnh thổ phía bắc dãy Hoành Sơn. Miền này có khí
hậu cận nhiệt đới ẩm với bốn mùa : xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. Tuy nhiên, miền khí
hậu này có đặc điểm là mất ổn định vào thời gian bắt đầu-kết thúc các mùa và về
nhiệt độ.
Vùng Đông Bắc Bắc Bộ bao gồm đồng bằng Bắc Bộ, miền núi và trung du phía Bắc
(phần phía đông dãy Hoàng Liên Sơn ). Vùng này có đặc điểm địa hình tương đối
bằng phẳng(đồng bằng Bắc Bộ) và thấp. Phía bắc có các dãy núi không cao
lắm(1000m đến dưới 3000m), nằm theo hình nan quạt trên các hướng Đông Bắc –
Tây Nam, Bắc –Nam, rồi Bắc Tây Bắc-Nam Đông Nam, chụm lại hướng về phía
bắc dãy núi Tam Đảo (đó là cánh cung Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, sông
Ngâm và kết thúc là dãy Hoàng Liên Sơn trên danh giới với vùng Tây Bắc Bộ),
không ngăn cản mà lại tạo thành các sườn dẫn gió mùa Đông Bắc và gió Bắc
thường thổi về mùa đông. Vùng này tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ về phía đông, phía
tây được chắn bởi dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất Việt Nam(>3001 m), nên chịu ảnh
hưởng của khí hậu đại dương nhiều hơn vùng Tây Bắc Bắc Bộ. Vì vậy, vùng Đông
Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhiệt đới, về mùa hè, ít chịu ảnh hưởng
của gió Lào. Vào những ngày cuối đông, đầu mùa xuân,ở miền Bắc trong đó có Hà
Nội thường xuất hiện trời nồm, xuất hiện nhiều nhất vào khoảng tháng ba (Trong
môn địa lí lớp 8 bài 32 : Các mùa khí hậu và thời tiết khác nhau chúng ta đã được
học). Do chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc từ vùng áp cao ở lục địa
phía Bắc tràn xuống từng đợt, điều này trong môn địa lí lớp 8, nên thời điểm này,
gió biển đưa hơi nước từ biển vào cộng thêm độ ẩm của không khí tăng rất cao lại
gặp ngay lớp không khí lạnh ở tầng thấp trong đất liền khiến cho hơi nước bị đọng
lại, kiến thức này chúng ta đã được học trong bài : Sự bay hơi và ngưng tụ, môn vật
lí lớp 6. Sàn nhà không có khả năng hút ẩm, lại dẫn nhiệt kém sẽ làm cho lớp không
khí chứa hơi nước sát bề mặt bị lạnh đi, tới điểm sương(nhiệt độ mà tại đó hơi nước
ngưng tụ thành sương), ngưng tụ thành giọt, lấm tấm trên sàn. Đây chính là lí do
khiến cho những ngày nồm lúc nào chúng ta cũng cảm thấy ướt át, khó chịu. Trời
nồm sẽ hết khi có một đợt không khí lạnh ở phía Bắc tràn về.
6
5.5: Ảnh hưởng của hiện tượng nồm ẩm đối với đời sống con người và động thực
vật.
Trời nồm ,nền nhà ẩm ướt nên đi lại rất dễ bị trơn trượt ngã. Vào những ngày này,
cơ thể con người trở nên mệt mỏi, thiếu sức sống, làm giảm khả năng làm việc, học
tập và giao tiếp xã hội. Trời nồm, độ ẩm không khí tăng cao là điều kiện thuận lợi
cho cây cối, sinh vật phát triển. Nấm mốc, vi khuẩn, vi rút phát triển nhanh trong
những ngày nồm chính là nguyên nhân bùng phát các bệnh dịch ở người như cúm,
sởi, rubenla, và gây một số bệnh tật cho động vật(Chương: Vi khuẩn, lớp 6). Bên
cạnh đó, trong những ngày nồm ẩm lượng ô-xi tan vào trong nước giảm mạnh nên
ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của các sinh vật thủy sinh. Vào những ngày
nồm ẩm ta thường thấy cá nổi trên mặt ao vi thiếu ô-xi.
Các bạn biết không ? Độ ẩm tỷ đối cao hơn 80% mà gió mùa đã mang đến cho nước
ta ( trong bài 31 : Đặc điểm khí hậu Việt Nam lớp 8 chúng ta đã học rồi) sẽ tạo điều
kiện cho cây cối phát triển, nhưng lại dễ làm ẩm thấp hàng hóa chưa trong kho,
hàng hóa dự trữ như: thóc, gạo, ngô…Hơn thế nữa, điều đó còn làm hư hỏng máy
móc, dụng cụ điện tử, cơ khí, phá hủy các công trình xây dựng.
5.6: Biện pháp khắc phục hiện tượng nồm ẩm.
Khi nhà đã bị “ Đổ mồ hôi” ta chỉ có thể tìm những biện pháp khắc phục giảm
nhẹ hiện tượng nồm chứ không loại bỏ hoàn toàn được. Cách đơn giản nhất là hạ
điểm sương của không khí trong nhà, tức nếu biết độ ẩm không khí tăng cao, sương
mù nhiều, nên đóng kín cửa, bịt các kẽ hở để hạn chế không khí ẩm vào nhà. Nếu
mở cửa cho thoáng, bạn sẽ làm nhiều không khí ẩm vào nhà và độ ướt nhẫy càng
cao. Đồng thời chăm lau chùi nhà cửa bằng khăn khô.
7
Hình 2: Lau chùi nhà cửa bằng khăn khô.
Ngay từ khi xây nhà mới, các bạn nên tính đến biện pháp chống nồm cho nền nhà
bằng cách chọn các vật liệu có tác dụng thấm nước tốt để hạn chế lượng nước đọng
trên sàn nhà. Khi làm nền, nên lót một lớp cách nhiệt bằng xỉ than hoặc các chất
cách nhiệt khác để giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa không khí và sàn nhà. Sử dụng
các cửa sổ, cửa ra vào thật kín Các đồ điện tử như TV, đầu đọc đĩa, ampli… thường
rất nhạy cảm với khí hậu ẩm thấp. Bởi vậy vào mùa nồm, rất nhiều thiết bị gặp phải
hiện tượng hư hỏng, chập cháy, đầu đọc không nhận đĩa… Nguyên nhân là không
khí ẩm tích tụ thành nước trong máy, gây phóng điện, chập, bẩn mắt đọc… Để khắc
phục tình trạng này bạn cần cắm thiết bị liên tục ở chế độ chờ (standby). Chỉ cần
duy trì việc cắm điện để ở chế độ chờ sẽ giúp nguồn điện trong máy liên tục hoạt
động, sinh nhiệt, sấy thiết bị không bị ẩm, giúp các thiết bị không “dính” các hiện
tượng nêu trên. Ngoài ra bạn cũng nên duy trì mỗi ngày để dàn máy hoạt động một
vài tiếng. Ngoài ra bạn cũng nên duy trì mỗi ngày để dàn máy hoạt động một vài
tiếng.
Nên cắm điện cho các thiết bị điện tử trong nhà để tránh bị ẩm.
Với các thiết bị nhạy cảm như đầu đọc đĩa, nếu máy không nhận đĩa bạn đừng quá
lo lắng. Hầu hết nguyên nhân đều do thiết bị gặp ẩm, bạn chỉ cần mở vỏ máy, sử
dụng máy sấy tóc và sấy khô bên trong, tránh để thiết bị rò điện, gây nguy hiểm khi
sử dụng.
Hình 3: Không kê các thiết bị sát tường.
Không kê thiết bị sát tường
8
Để tránh hiện tượng rò điện, mọi người tránh kê trực tiếp tivi, điện thoại, máy tính,
máy giặt, tủ lạnh xuống nền nhà hoặc kê sát vào tường. Nên đặt các thiết bị điện tử
cao hơn mặt đất ít nhất 1m và cách tường khoảng từ 10-15cm.
Trong những trường hợp này bạn nên cẩn thận bởi thiết bị điện rất dễ bị rò điện cao
áp, gây giật rất nguy hiểm. Nên giữ trẻ nhỏ tránh xa các thiết bị điện.
Hình 4: Thiết bị hút ẩm.
Dùng thiết bị hút ẩm giảm hơi nước không gian nhà.
Để phòng chống hiện tượng ẩm, với các đồ điện nhỏ bạn nhất thiết nên có hệ thống
hút ẩm cho thiết bị. Nếu có nhiều thiết bị, bạn cần mua một tủ chống ẩm khoảng 30-
40 lít, nếu thiết bị có ít, bạn chỉ cần mua một hộp chống ẩm dung tích khoảng 20 lít.
Ngoài ra, với các thiết bị điện tử có thể cho vào thùng kín có chất hút ẩm hoặc cho
vào thùng một bóng đèn bật sáng, công suất 25-60W tùy kích cỡ thùng để làm nóng
thiết bị.
Đối với quần áo, bạn nên hạn chế giặt trong những ngày trời nồm. nếu giặt thì đem
phơi cho khô hẳn, đem là nóng rồi mới cất vào tủ quần áo khô ráo, sạch sẽ. không
nên hong quần áo bằng quạt vì sẽ chỉ khiến hơi nước ngưng tụ nhiều hơn. Ngoài
ra, đừng quên cho vài viên chống ẩm vào tủ quần áo. Thức ăn được bảo quản trong
tủ lạnh. Đôi khi thức ăn để qua đêm ở bên ngoài, tuy không có mùi ôi, thiu vì trời
không nóng nhưng thực tế đã hút ẩm và sinh ra những đốm mốc rất nhỏ mà mắt
9
thường không dễ phát hiện, nếu ăn vào rất hại cho sức khỏe. Và cuối cùng bạn nên
lưu ý giữ sức khỏe cho những người trong gia đình bằng việc ăn uống cân đối, lành
mạnh, bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng chông bệnh tật.
6.Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Với tình huống trên, chúng em nghĩ rằng nếu tuyên truyền rộng rãi đến tất cả học
sinh nói chung và các bạn học trường THCS Hòa Thạch nói riêng sẽ có những ý
nghĩa quan trọng như : Sẽ có cách xử lí phù hợp khi các biến đổi khí hậu nói chung
và hiện tượng nồm ẩm nói riêng xảy ra. Từ đó, các bạn học sinh sẽ tuyên truyền
rộng rãi đến gia đình, người thân. Để mọi người chủ động trong việc ứng phó với
các biến đổi khí hậu.Nhất là việc bảo vệ sức khỏe, không mắc một số bệnh về
đường hô hấp trong những ngày “nồm ẩm”.
Hòa Thạch ngày 30 tháng 11 năm 2014
Nhóm học sinh
Nguyễn Thị Hồng Lanh
Hoàng Thị Khánh Huyền
10