Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn đề tài bánh mứt kẹo xuân đỉnh thoáng cổ xưa giữa lòng hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH
Địa chỉ: Phường Xuân Đỉnh – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại: 04 3838 7717
Email:
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN
MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG
THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC
Tên đề tài : Bánh mứt kẹo Xuân Đỉnh – thoáng cổ xưa
giữa lòng Hà Nội
Thông tin học sinh:
Họ và tên: Nguyễn Hà Lệ
Ngày sinh: 01/01/1997
Lớp: 12A1
Email:
Họ và tên: Nguyễn Tất Thắng
Ngày sinh: 25/11/1997
Lớp: 12A1
Email:
Giáo viên hướng dẫn : Cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền
Hà nội, năm học 2014-2015
1, Tên tình huống:Bánh mứt kẹo Xuân Đỉnh – thoáng cổ xưa giữa lòng Hà Nội
Giữa xã hội hiện đại, cuộc sống ngày càng phát triển, con người dần quên đi
những vẻ đẹp truyền thống, cổ kính mang đậm bản sắc dân tộc. Đứng trước thực trạng
đó, trường THPT Xuân Đỉnh tổ chức cho học sinh tìm hiểu về các làng nghề, ngành nghề
truyền thống của địa phương.
2, Mục tiêu giải quyết tình huống
Giúp cho học sinh hiểu thêm về
- Các đặc sản nổi tiếng của địa phương
- Nét riêng của thức quà mang đậm phong vị truyền thống


- Những thành tựu đã đạt được
3, Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu và các tri thức khách quan ở địa phương về:
- Vị trí địa lí, đặc điểm của phường Xuân Đỉnh
- Nguồn gốc, truyền thống của làng nghề bánh mứt kẹo Xuân Đỉnh
- Các gia đình nghệ nhân nổi tiếng và thành tựu đã gây dựng được
4, Giải pháp giải quyết tình huống:
Để giải quyết tình huống này, nhóm em đã tìm hiểu và thấy có thể vận dụng nhiều kiến
thức các môn đã học trong nhà trường để giải quyết thấu đáo, cặn kẽ tình huống trên. Cụ
thể:
- Môn Lịch sử: nguồn gốc, sự hình thành phát triển của các gia đình làm nghề truyền
thống.
- Môn Địa lí: vị trí địa lí của làng nghề
- Môn Sinh học: quy trình bảo quản thực phẩm
- Môn Công nghệ: kĩ thuật chế biến thực phẩm
- Môn Ngữ văn: Sử dụng từ ngữ, phương pháp nghị luận giải quyết tình huống thích hợp.
- Môn Giáo dục công dân: bài học giá trị về tình yêu quê hương, đất nước từ những việc
giản đơn nhất
5. Thuyết minh về tiến trình giải quyết tình huống:
a) Đặt tình huống: Thắng
b) Giải quyết tình huống:
- Thắng: Thu thập và chụp ảnh, ghi chép dữ liệu.
- Lệ: Tìm hiểu quy trình làm nên sản vật địa phương
c) Phương pháp giải quyết tình huống: Viết bài thuyết minh: Lệ
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng…”
Lời thơ “ Nhớ con sông quê hương” da diết của Tế Hanh cứ vang mãi trong tôi,
ngân lên trong lòng người những rung động khó tả. Đó là về một làng quê thanh bình với

cánh cò trắng phau lượn vòng trên cánh đồng xanh mướt, dòng sông uốn quanh co bên
những khóm tre ngà mát rượi, một mái đình cổ kính thấp thoáng bên những cây đa ngay
lối qua cổng làng…Hai tiếng “ quê hương” nghe sao mà gần gũi, thân thương đến thế!
Một chữ “yêu” thôi dường như không thể diễn tả hết tình cảm thiêng liêng mà ta dành
cho nơi mình sinh ra, lớn lên. Như nhà văn Ylia Erenbua viết: “ Lòng yêu nước ban đầu
là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu con phố nhỏ đổ ra
bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùi thảo nguyên có hơi rượu
mạnh…”. Bởi thế mà trong tôi, tình cảm ấy được thể hiện ngay ở sự yêu kính, ngợi ca về
những thức quà của mảnh đất Xuân Đỉnh giàu truyền thống lịch sử.
Quay ngược thời gian về những ngày đầu tháng 8, ta sẽ được tận hưởng không khi
rộn ràng, náo nức chuẩn bị cho tết Trung Thu. Như một phần duyên nợ của mùa thu bao
đời nay vẫn thế, mâm cỗ trông trăng chẳng khi nào thiếu được món bánh nướng, bánh
dẻo. Thật dễ để mua được một hộp bánh trung thu bắt mắt, bởi nó được bày bán trên khắp
mọi nẻo đường, con phố. Tuy nhiên, để mua được một hộp bánh hội tụ đủ ý nghĩa và
hương vị truyền thống, ẩn chứa bao nét tinh túy của đất Hà Thành thì không dễ gì. Bởi
thế mà những ngày này, người ta thường nhắc nhiều về Xuân Đỉnh như một địa chỉ bánh
trung thu mang đậm dấu ấn dân tộc.
Chẳng biết tự bao giờ mà bánh trung thu Xuân Đỉnh đi vào lòng người với những
ấn tượng sâu sắc như thế. Chỉ biết rằng, qua lời người đi trước kể lại, ở Xuân Đỉnh đã bắt
đầu nghề làm bánh trung thu. Vào khoảng thời gian ấy, cả làng Xuân Đỉnh thì phải có đến
30 hộ theo nghề này, vì thế mà làm nên nét đặc sắc riêng cho một miền quê hương yêu
dấu. Nhưng không hiểu bàn tay người nghệ nhân tài hoa thế nào mà vị bánh nướng, bánh
dẻo Xuân Đỉnh lại có sức sống lâu đời và cuốn hút đến vậy? Có lẽ chỉ những con người
trực tiếp làm bằng đôi tay và tình yêu của mình mới có thể trả lời được. Tìm đến nhà
nghệ nhân Đỗ Mạnh Thế - người đã dày công gây dựng nên thương hiệu bánh “ Đỗ Thế
Gia” nức tiếng đất Hà Thành, tôi mới có cơ hội khám phá những bí mật ẩn chứa bên
trong. Đã gắn bó gần 30 năm với nghề làm bánh, ông Đỗ Mạnh Thế là hậu duệ đời thứ 4
nối nghiệp tổ tiên. Tới giờ trong nhà họ Đỗ vẫn gìn giữ nguyên vẹn hai cuốn sổ dày hàng
nghìn trang được truyền qua các thế hệ, ghi chép lại những bí quyết, những kỹ năng làm
bánh tinh tế nhất. Ông Đỗ Mạnh Thế trân trọng nó như một báu vật bởi “Còn trung thu

thì còn bánh dẻo, bánh nướng”.
Đến nay, đời sống kinh tế phát triển, “phú quý sinh lễ nghĩa”, người ta dùng bánh
trung thu để biếu, để tặng nhau nên càng lúc càng xuất hiện những loại bánh trung thu
“ngoại nhập” với nhân yến sào, nhân vi cá mập,… với quan niệm sang bao nhiêu quý bấy
nhiêu. Nhưng những người biết ăn và sành ăn thì vẫn tìm về với hương vị bánh trung thu
cổ truyền, bởi chỉ có hương vị cổ truyền ấy mới đủ sức đánh thức và gợi nhớ nét đằm
thắm của quê hương mà không thứ bánh nào có được. Mỗi một chiếc bánh là sự hội tụ
của cả một bầu thiên nhiên đất trời trong lành, tươi sáng và tinh khôi. Vì thế, mặc cho
những chiếc bánh ngoại nhập đắt tiền xuất hiện, gia tộc họ Đỗ cùng làng nghề bánh
truyền thống Xuân Đỉnh vẫn tìm về với những nguyên liệu tự nhiên nhất của quê hương
đất Việt.
Tinh hoa truyền thống của làng nghề không thể hiện đâu xa mà chính là ở chiếc
bánh dẻo. Bánh phải có mùi thơm của nước hoa bưởi do đích thân người thợ già cất lấy,
vị thơm ngọt của đậu xanh nguyên chất được lựa chọn từ giống đậu được trồng tại bãi đất
phù sa Sông Hồng. Công phu hơn cả là thứ vỏ bánh trắng, thơm dẻo được làm từ thứ gạo
nếp cái hoa vàng chuẩn mực, không lẫn tạp. Gạo vo xong để cho "ngấm" từ 3-4 tiếng
nữa, khi bốc lên thấy se mặt thì cho vào rang. Nếu bánh dẻo chú trọng đến lớp áo ngoài
trắng trong thì bánh nướng lại cầu kỳ hơn ở gia giảm phần nhân bên trong. Đìêu khác biệt
với những chiếc bánh "công nghiệp" tạo nên mùi vị bằng hoá chất, tinh dầu là bánh
truyền thống bao đời nay vẫn trung thành với những hương liệu tự nhiên. Đó là thứ vị
thơm nồng của vỏ quất non, hông bì non, lá chanh với rượu Mai Quế Lộ được cất riêng
theo công thức cha truyền con nối, hoàn toàn bí mật. Sau cùng, người nghệ nhân phải
thực sự có tâm huyết với nghề, chau chuốt, tỉ mẩn, sáng tạo mới làm nên vẻ đẹp hoàn hảo
cho mỗi chiếc bánh trung thu.
Nói về câu chuyện 3 tỷ đồng mua bảo hiểm cho bánh truyền thống của gia
đình, chị Đỗ Thu Thủy - con gái nghệ nhân Đỗ Mạnh Thế cho biết: “Để gìn giữ uy tín,
thương hiệu làng nghề và của gia tộc, chúng tôi quyết định mua bảo hiểm cho sản
phẩm của mình, và quan trọng hơn cả chúng tôi muốn khẳng định chữ Tín trên thương
trường”. Chữ Tín trong kinh doanh với người Thăng Long xưa đến nay hiển nhiên
không chỉ đo bằng giá trị định lượng của con số 3 tỷ đồng mà còn có giá trị ngàn vàng

khi vươn tới xây dựng một thương hiệu. Một thương hiệu trong muôn vàn thương
hiệu cho đất trăm nghề kinh kỳ hôm nay nở hoa và tỏa sáng. Qua 4 thế hệ kế thừa và
phát triển, “Đỗ Thế Gia” đã vinh dự nhận danh hiệu “ THƯƠNG HIỆU VÀNG
THĂNG LONG” do Hội Chống hàng giả vả Bảo vệ thương hiệu Hà Nội trao tặng.
Cùng với đó, sự trưởng thành qua hơn 100 năm phấn đấu đã được Báo Hà Nội ghi
nhận, tôn vinh là “ THƯƠNG HIỆU TRUYỀN THỐNG, GIA TRUYỀN NỔI TIẾNG
HÀ NỘI”.
Bên cạnh thương hiệu “ Đỗ Thế Gia” nổi tiếng, nhắc đến bánh trung thu, người
ta không quên nhắc đến Sinh Hùng như một niềm tự hào của mỗi người con Xuân
Đỉnh. Không quảng cáo quy mô hay cầu kì về hình thức, tiệm bánh Sinh Hùng có lẽ
sẽ được ít người biết đến hơn.
Gặp được cô chủ cửa hàng, con gái của ông Sinh Hùng, điều mà tôi ấn tượng nhất
có lẽ là câu nói : “Mình sống bằng sản phẩm truyền thống, nên việc tôn trọng truyền
thống phải là điều cơ bản nhất.Bưởi Diễn đầu mùa, một cân hoa bưởi tươi mới chiết được
một lít tinh dầu. Hoa bưởi phải được hái khi chưa vướng nước mưa, có thế hương hoa
mới tinh, vị hoa mới đậm, đem về kết hợp cùng một số vị thuốc Bắc, cất cách thủy kỹ,
tạo nên tinh dầu đậm đặc nguyên chất nhất. Chất bột đậu xanh nguyên chất làm nên nhân
bánh dẻo, bánh nướng cũng phải kén đúng giống đậu trồng ở bãi đất phù sa Sông Hồng.
Những quả quất hồng bì phải ở độ đang ương, không non cũng không già, mùa quất ở Tứ
Liên, Quảng Bá là phải đến tận vườn lựa mua, sau khi nặn hết hột, luộc sơ rồi mới đưa
vào xào qua vài lần để hương quất và vị cay cay nồng của vỏ quất ngấm vị đường. Ngay
cả quả trứng muối dùng làm nhân bánh cũng phải lựa chọn giống trứng tươi vừa mới
được đẻ sau một ngày, rửa trứng cho thật sạch rồi tiến hành muối bằng gio trong vòng hai
tháng, có thế lòng trứng mới đỏ, vị trứng mới ngậy, mới thơm”. Bí quyết để có những
chiếc bánh thực sự mang hương vị Hà Thành nằm ở tỷ lệ gia giảm nguyên liệu làm vỏ và
nhân bánh. Điều này ở mỗi gia đình làm bánh trong làng lại có một bí quyết riêng.
Là một gia đình khá nổi tiếng trong làng Xuân Đỉnh, nên trong quá trình sản xuất
bánh ngọt gia truyền Sinh Hùng được rất nhiều cán bộ thành ủy đến thăm và động viên,
ủng hộ.
Ít lâu sau đó, cơ sở sản xuất Sinh Hùng được chứng nhận là HỘ NÔNG DÂN SẢN

XUẤT – KINH DOANH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2011 do Hội Nông
dân Việt Nam trao tặng.
Càng tìm hiểu và đi sâu, tôi càng tìm
thấy sự
cầu kì và cẩn thận
trong
cách làm bánh của làng
nghề mình. Chắc hẳn
phải có một tình yêu quê hương
mãnh liệt
lắm, người nghệ nhân mới
có thể sáng tạo
nên những tác phẩm
đến đến
vậy. Và
sẽ thật
thiếu sót nếu như nhắc tới làng Xuân Đỉnh, ta không nhắc tới
bánh chả lá chanh – bánh nướng đậm đà cho ngày thu se lạnh. Không khó để mua được
loại bánh này nhưng ở làng Xuân Đỉnh, địa chỉ ngon và được tin cậy nhất có lẽ là cơ sở
Đinh Thìn, hoạt động cũng đến hơn nửa thế kỉ nay.
Bánh chả gợi hình viên chả thịt băm nướng trên lò than củi, gợi mùi vị chả ở thành
phần mỡ lợn trong nhân bánh. Bánh chả có thứ hương thơm rất đặc trưng, ấy là mùi lá
chanh. Có thể nói không có là chanh thì không thể thành bánh chả. Thưởng thức bánh, là
ta đi sâu vào cảm nhận sự cộng hưởng hài hòa giữa bột, đường, mỡ lợn và lá chanh. Sự
thừa thiếu của bất cứ nguyên liệu nào cũng có thể làm bánh mất đi nét hấp dẫn. Chú Đinh
– người đang kế thừa cơ sở sản xuất Đinh Thìn cho hay bánh ngon là bánh mềm nhưng
vẫn phải giữ được cảm giác giòn tan khi ta nhâm nhi trong miệng. Có thể nói, đây là một
thức quà khá quen thuộc với mọi người, nhưng không phải ở đâu ta cũng tận hưởng được
hương vị ngon ngọt ấy. Bánh của cơ sở Đinh Thìn không to như những nơi khác, ngược
lại rất vừa miệng và dễ ăn. Bởi lẽ, bánh to do dây chuyền sản xuất công nghiệp nhanh,

không đảm bảo được chất lượng. Còn bánh chả ở đây, tất cả đều được làm bằng thủ công,
bằng tất cả tâm huyết và sự chau chuốt của người thợ mới tạo thành.
Khác với các thương hiệu bánh chả lá chanh cùng làng như Sinh Hùng, Bình
Chung, cơ sở sản xuất Đinh Thìn chủ yếu tập trung xuất hàng, làm đại lí cho thương
hiệu Nếp Hương nổi tiếng phân phối đến 3 miền. Bởi thế, dẫu có đang lạc giữa chốn
phồn hoa đô thị, hay Hà Nội ba mươi sáu phố phường, ta vẫn thấy thấp thoáng đâu đó
hình ảnh của những gói bánh chả được làm từ chính quê hương Xuân Đỉnh yêu dấu.
Ngày nay để đáp ứng với nhu cầu phát triển và thị hiếu của khách hàng, làng nghề
Xuân Đỉnh còn phát triền thêm một số thức quà khác như mứt, kẹo sìu châu, oản, bánh
khảo, bánh vừng… Dù không phải mặt hàng kinh doanh chính, nhưng các loại bánh kẹo
khác cũng được rất nhiều người đón nhận và thích thú.
Bánh vừng ( cơ sở Sinh Hùng )
Bánh khảo nhân đậu xanh và thập cẩm ( cơ sở Đinh Thìn )
Không đơn giản chỉ là món ăn trong đời sống hằng ngày hay mỗi dịp Trung Thu
về, bánh kẹo Xuân Đỉnh còn là một thức quà quý mà những người con xa xứ nhớ về quê
hương, hay những du khách nước ngoài đến mua làm kỉ niệm. Tự hào biết mấy khi ở một
góc nào đó của Hà Nội bắt gặp những bánh mứt kẹo mang tên Xuân Đỉnh. Và càng tự
hào hơn khi qua nhiều năm, các thương hiệu được nhiều người biết đến và ủng hộ hơn.
Cho dù năm tháng có qua đi, những thức quà ấy sẽ song hành cùng thời gian mãi mãi, để
lại trong lòng những người được thưởng thức những ấn tượng khó phai mờ. Vẻ đẹp cổ
truyền dân tộc sẽ luôn tỏa sáng với thời gian, hòa quyện với lòng yêu nước nồng nàn làm
nên một thoáng Hà Nội xưa qua làng nghề bánh kẹo Xuân Đỉnh giàu đẹp, văn minh.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Với tình huống trên, cách giải quyết của nhóm em sẽ giúp mỗi người hiểu thêm về
nơi mình đang sống, trau dồi tình yêu quê hương và đất nước, đem những sản vật của quê
hương đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Với học sinh, ta sẽ cảm thấy yêu quý, gần
gũi với bài học hơn. Như vậy, trong ý thức mỗi học sinh sẽ tự giác học đều, học tốt hơn ở
tất cả các môn học, không xem nhẹ, hay coi thường môn học nào. Và hơn thế nữa, thông
qua cách vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống trên, mỗi bạn đều có ý thức vận
dụng kiến thức liên môn được học, hoạt động theo nhóm để giải quyết các tình huống,

các hiện tượng mà các bạn thường gặp trong thực tiễn. Trên cơ sở đó sẽ kích thích trí tò
mò, ham học hỏi, đồng thời xác định rõ việc học tập quan trọng như thế nào. Từ đó sẽ
thúc đẩy mạnh mẽ phong trào học tập, kĩ năng team work của mỗi học sinh trong nhà
trường.

×