Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống hãy tiết kiệm nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.25 KB, 10 trang )

Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy
Trường THCS Lê Quý Đôn
Địa chỉ: 68 Nguyễn Văn Huyên- Cầu Giấy- Hà Nội
Điện thoại:04.38364046 Email :
Bài dự thi
Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các
tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học
Tên tình huống:
HÃY TIẾT KIỆM NƯỚC!
Môn học chính vận dụng: Giáo dục công dân
Các môn tích hợp: Công nghệ, Mĩ thuật, Sinh học, Địa lý, Ngữ văn, Toán
Học sinh thực hiện :
Họ tên : Nguyễn Ngọc Trâm Anh
Lớp : 6C
Ngày sinh: 19/03/2003
Hà Nội, năm 2014
1.Tên tình huống:
Nước giữ một vai trò đặc biệt trong đời sống sinh tồn và phát triển
con người. Chính vì vậy, việc bảo vệ tài nguyên nước đang trở thành
một vấn đề lớn của cộng đồng, trong đó mỗi người dân cần ý thức
được rằng: tiết kiệm và sử dụng tài nguyên nước hợp lý không chỉ là
tiết kiệm mà còn bảo vệ được cuộc sống của chính mình. Vì vậy,
chúng em xin đưa ra một lời khuyên rất thiết thực, cấp bách trong đời
sống hiện nay là:
Hãy tiết kiệm nước!

2.Mục tiêu giải quyết:
Kiến thức:
- Chúng em cần phải có khối kiến thức rộng để hiểu rõ được vấn đề,
sau đó giải quyết tình huống sao cho hợp lý mà hiệu quả để giới thiệu


và khuyên các bạn nên trân trọng tài nguyên của môi trường.
-Vận dụng kiến thức liên môn đẻ giải quyết tình huống nhanh chóng
và triệt để, thích hợp.

Kỹ năng:
- Khi gặp những tình huống bất ngờ có thể giải quyết nhanh chóng và
hiệu quả bàng cách vận dụng kiến thức liên môn. Luyện tập các kỹ
năng cần dùng nhuần nhuyễn.
-Nâng cao trình độ kiến thức ngày một rộng và vững hơn để vận dụng
kiến thức chắc chắn.

Chính vì vậy, vận dụng kiến thức đã học, những gì đã được nghe,
nhìn, cảm nhận, em muốn giúp mọi người nhận ra được hành vi và có
ý thức tiết kiệm nước.
3.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải
quyết tình huống:
Để giải quyết tình huống trên, chúng em đã đi tìm hiểu và nhận thấy
có thể vận dụng các môn học trong nhà trường như sau:
Môn GDCD:
Vấn đề này chúng ta nên áp dụng môn GDCD để giải quyết vấn đề vì
sau khi học xong môn này sẽ giúp cho phẩm chất đạo đức của chúng
ta tốt hơn, có ý thức hơn như: tắt vòi nước khi không sử dụng, không
làm ô nhiễm nguồn nước,…
Nguồn nước sạch

Môn sinh học: giúp học sinh hiểu được:
-Nguồn nước cũng cần phải trong sạch để tốt cho sức khỏe và sự sống
con người, động vật và thực vật. Ấy vậy mà các nhà máy xí nghiệp,
mọi người dân làm ô nhiễm guồn nước qua việc vứt rác, xả nước thải,
vứt xác… ra sông, suối.

Hậu quả của việc không tiết kiệm nước
Môn Công nghệ:
Giáo viên tuyên truyền cho học sinh biết về điện và cách sử dụng
nước hợp lý như là:
-Sửa chữa ngay khi đường ống nước bị rò rỉ hoặc khóa đường ống
nước khi chưa kịp thời sửa chữa
-Dùng các thiết bị tiết kiệm nước như là: bồn cầu hai nút xả, vòi có
đầu tạo bọt,…
-Luôn khóa kín vòi nước sau khi sử dụng
-Đặt chai nhựa chứa đầy nước vào bể xả bồn cầu để tiết kiệm lượng
nước tương ứng
Hãy tiết kiệm nước để mọi người đều được sử dụng

Môn Toán : Môn này sẽ giúp chúng ta thống kê lại những số liệu:
- Tổng lượng nước mặt trung bình năm của Việt Nam là khoảng 830
tỷ mét khối được tập trung chủ yếu trên 13 lưu vực sông lớn bao gồm
Hồng, Thái Bình, Đà, Lô, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia -
Thu Bồn, Ba, Đồng Nai, Mê Kông, Sê San, Sê-rê-pốc. Tuy nhiên,
khoảng 60% nguồn nước mặt của Việt Nam (tương ứng với 520 tỷ
mét khối) được sản sinh ở nước ngoài, chỉ có gần 310 tỷ mét khối mỗi
năm được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Xét về cơ cấu sử dụng
nước, hiện nay đang có xu hướng tăng dần cho công nghiệp, thủy sản
và sinh hoạt. Tuy nhiên, tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước
chưa hợp lý và thiếu bền vững gây suy giảm tài nguyên nước trong khi
hiệu quả sử dụng nước còn thấp, tình trạng lãng phí trong sử dụng
nước còn phổ biến trên phạm vi cả nước.

Môn Mĩ thuật: học sinh sẽ tham gia vẽ tranh tuyên truyền cổ động để
giúp mọi người nhận thức và hành động.


Vẽ tranh cổ động tiết kiệm nước

Môn Ngữ Văn: học sinh sẽ thuyết minh về tiết kiệm năng lượng
nước.
Môn Địa Lý: Hiện nay, ở một số khu vực Châu Phi đang không có
nước để sử dụng, nguy cơ nước bị cạn kiệt là rất cao. Đất nước ta có
một vị thế đẹp, có nhiều nguồn tài nguyên trong đó có nước. Tuy vậy
nhưng vẫn còn tình trạng lãng phí nước dùng. Nếu cứ tiếp tục vậy thì
ắp sẽ bị thiếu nước trầm trọng.
4. Giải pháp để giải quyết tình huống:
-Vận dụng kiến thức của các môn học như:Sinh học , Địa lí , Giáo
dục công dân , Hóa học …để giải quyết tình huống
-Không sử dụng nước lãng phí
-Dùng các thiết bị tiết kiệm nước
- Kịp thời bảo dưỡng, sửa chữa những thiết bị nước bị hỏng.

5.Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Nói về nước, có người ví von: Nước, “một phần tất yếu của cuộc
sống!”. Xem ra ai cũng hiểu được vai trò to lớn của nguồn tài nguyên
này. Nhưng thực tế việc sử dụng lãng phí, gây ô nhiễm nguồn nước,
dẫn đến khan hiếm nguồn nước lại đang làm các nhà quản lý đau
đầu.
Hiện nay, nguồn nước bị thất thoát đã giảm đáng kể, nhưng tình
trạng sử dụng nước không hợp lý, sử dụng lãng phí nguồn nước ở
nhiều nơi, nhiều lúc vẫn xảy ra đang làm cho trữ lượng nước bị giảm
mạnh. Ở vùng nông thôn, tình trạng người dân khoan, đóng giếng tùy
tiện không đúng kỹ thuật để phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu trong nông
nghiệp đã gián tiếp gây ô nhiễm và sút giảm trữ lượng nước ngầm,
ảnh hưởng lớn đến việc khai thác có mục đích như xây dựng các công
trình cung cấp nước sạch cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu,

vùng xa, vùng cao. Bên cạnh đó, do nhận thức về bảo vệ nguồn tài
nguyên nước kém và người dân còn thiếu kinh nghiệm sử dụng hiệu
quả nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, nên đã gây lãng phí nước
và kém hiệu quả đối với cây trồng. Mặt khác, do quan niệm sai lầm:
"nước là của trời cho vô tận, không bao giờ cạn", lại không phải trả
tiền điện bơm nước (múc tay hoặc quay tay), không phải trả tiền nước
(nguồn cung cấp tự nhiên từ sông suối hoặc giếng đào) nên nhiều
người sử dụng rất thoải mái nguồn tài nguyên này.
Tiết kiệm nước không chỉ tiết kiệm tiền và còn bảo vệ được nguồn
tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng trở nên quý giá này. Vào mùa
nắng nóng, chiều chiều vẫn có người vô tư xịt thoải mái nước máy ra
đường, tưới vườn cây, rửa xe lênh láng. Có những hộ do vòi nước bị
hỏng hoặc quên không khóa chặt khiến ngày đêm nước cứ từng giọt,
từng giọt nối tiếp nhau xuống đất. Điều này không những gây lãng phí
nước, tốn tiền trả cho cơ quan cung cấp nước, mà còn gây lãng phí
công sức và các chi phí đầu tư cho xử lý lượng nước hao hụt. Tất
nhiên, xài nhiều nước, trả nhiều tiền, nhưng hãy nghĩ đến trên trái đất
này còn tới 2 tỷ người đang khát nước
Việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nước
không chỉ là việc làm đem lại lợi ích cho mỗi gia đình, mà quan trọng
hơn là góp phần làm chậm quá trình suy kiệt trữ lượng và chất lượng
nguồn tài nguyên quý giá này. Theo khuyến cáo của các ngành chức
năng, mỗi người dân chỉ cần có những hành động nhỏ là có thể góp
phần vào việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Đó là chỉ
sử dụng một lượng nước vừa đủ cho vệ sinh cá nhân, cho sinh hoạt
hàng ngày. Nếu có thể hãy tái sử dụng lại nước đã qua sử dụng một
lần (như nước rửa rau lần cuối, có thể dùng để rửa sơ qua các vật dụng
làm bếp trước khi rửa lại bằng nước sạch). Trong sản xuất công
nghiệp, nhất là những nhà máy sử dụng lượng nước lớn, nên áp dụng
các biện pháp sản xuất sạch hơn, trong đó có chương trình kiểm soát

lượng nước cung cấp tại nguồn trong quá trình sản xuất, vừa tiết kiệm
được lượng nước sạch cung cấp đầu vào (nghĩa là tiết kiệm được chi
phí) vừa giảm thiểu được lượng nước thải ra gây ô nhiễm. Việc xử lý
nước thải đạt tiêu chuẩn…… và tái sử dụng lượng nước này vào các
khâu dịch vụ khác, cũng sẽ giảm được thêm lượng nước cấp và giảm
bớt phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Trong sản
xuất nông nghiệp, cần áp dụng các phương pháp tưới phun, tưới dạng
màn sương vừa tiết kiệm nước, vừa hiệu quả cho cây trồng. Không
được làm ô nhiễm nguồn nước sông, suối qua việc vứt rác, xác động
vật chết xuống nguồn nước, làm nhà vệ sinh trên ao hồ, sông, suối.
Không dùng phân tươi, nước thải ô nhiễm để bón tưới rau xanh, hạn
chế sử dụng phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp. Trong mỗi gia
đình, khi dùng nước xong nên khóa chặt vòi nước để tránh thất thoát,
lãng phí không cần thiết. Tiết kiệm, quản lý, sử dụng và khai thác
nước thành công không phải là bài học “một sớm một chiều” của riêng
một cá nhân nào trong xã hội. Việc thành công chỉ có thể có được khi
chiến lược, qui hoạch phải phù hợp với điều kiện và tập quán của nhân
dân, công tác truyền thông thông qua các chiến dịch phải được duy trì
thường xuyên và rộng rãi kết hợp giữa các bộ, các cấp chính quyền và
các tổ chức xã hội, đặc biệt là thanh niên và phụ nữ.
Nước, tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người
hiện không còn là vô tận nữa mà đang trở nên hữu hạn. Mỗi người cần
nhận thức và có hành động tiết kiệm nước, dù nhỏ - nhưng sẽ góp
phần rất lớn trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá
này, góp phần bảo vệ sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái
đất.
6.Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Bằng sự hiểu biết ở các môn đã được học, em muốn chia sẻ kiến thức
của mình thông qua tình huống. Để giữ gìn và xây dựng nên hình ảnh
đẹp của đát nước ta, mỗi người là công dân của đất nước này, hãy có ý

thức bảo vệ thiên nhiên. Chỉ cần một hình ảnh tiêu cực sẽ tạo nên
biểu tượng xấu cho Việt Nam. Khi chúng ta đã hiểu và cảm nhận sâu
sắc về môi trường, chúng ta sẽ biết tôn trọng và phát huy nó.Việc tiết
kiệm và sử dụng hợp lý nguồn nước sạch vì thế ngày càng trở nên cần
thiết. Chúng ta cần ý thức rằng việc lãng phí nước sạch hằng ngày là
góp phần mang đến những nguy hại lớn cho môi trường và ảnh hưởng
về lâu dài đến cuộc sống của chính chúng ta. Việc làm này sẽ giúp cho
chúng ta tu dưỡng đạo đức tốt hơn, giúp cho mọi người có sức khỏe
để làm việc và vui chơi, giúp cho động vật và thực vật có sự sống trên
trái đất. Hiểu được điều đó, hãy hành động vì trái đất, vì sự sống của
chúng ta. Bạn hãy tuyên truyền cho mọi người hiểu được và hành
động.

×