Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN Công ty xây dựng Thương mại và Du lịch Việt Anh TẢI HỘ 0984985060

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.64 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ - CƠ SỞ THANH HÓA

B¸o c¸o thùc tËp
Đơn Vị: Công ty xây dựng Thương mại và Du lịch Việt Anh
Địa chỉ: Phố Tô Vĩnh Diện,thị trấn Triệu Sơn,tỉnh Thanh Hóa

Giảng viên HD : NGUYỄN THỊ HẰNG
Sinh viên TH : LÊ HUY ÂU
MSSV : 12008093
Lớp : NCDI6ATH
THANH HÓA - 2015
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Thị Hằng
MỤC LỤC
Sinh viên: Lê Huy Âu
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Thị Hằng
LỜI NÓI ĐẦU
Trong sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội cùng đất nước,ngành điện đã
đóng góp phần không nhỏ đáp nhu cầu phát triển của đất nước. Ngày nay khi sự phát
triển đang tăng dần một cách nhanh chóng của các lĩnh vực đặc biệt là công nghiệp đòi
hỏi nhu cầu tiêu thụ điện năng rất lớn để đáp ứng sản xuất - kinh doanh cũng như
những hoạt động sinh hoạt chiếu sáng của xã hội đang ngày tăng cao.
Hiện tại nền kinh tế và khoa học kỹ thuật ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn về mọi mặt thúc đẩy sự phát triển toàn diện, một phần vào trong sự phát triển
của nguồn năng lượng đưa ngành điện phát triển thêm nhiều tầm cao mới, với một đội
ngũ lao động công nhân và kỹ sư có trình độ cao đáp ứng những yêu cầu khắc khe về
kỹ thuật luôn được chú trọng trong an toàn lao động được bồi dưỡng kiến thức và kĩ
thuật thường xuyên.
Qua việc học chuyên ngành điện tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ
Chí Minh và thực tập tại Công ty Xây dựng Thương mại và Du lịch Việt Anh đã giúp
chúng em có cơ hội tổng hợp lại các kiến thức đã học và học hỏi thêm một số kiến


thức mới.Trong báo cáo này,em xin trình bày một số kiến thức cơ bản nhất mà em học
được trong quá trình thực tập cũng như khảo sát thực tế.
Ngoài ra, chúng em xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Thị Hằng đã hướng dẫn và
hỗ trợ để chúng em hoàn thành tốt khóa thực tập này.
Sinh viên: Lê Huy Âu Trang 3
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Thị Hằng
PHẦN A : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG THƯƠNG
MẠI VÀ DU LỊCH VIỆT ANH
I. Giới thiệu về công ty
Công ty Xây dựng Thương mại và Du lịch Việt Anh, tên viết tắt là Cty XD-TM-
DL Việt Anh.
Công ty có 12 năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng và thương mại của tỉnh
Thanh Hóa, công ty đã xây dựng được một đội ngũ công nhân giàu kinh nghiệm, lành
nghề và mẫn cảm, thường xuyên được đem đến sự hài lòng cho khách hàng bằng
những giải pháp hiệu quả, chuyên nghiệp và trọn vẹn nhất: từ Tư vấn, Thiết kế, Cung
cấp thiết bị đến trực tiếp Giám sát, Thi công và Bảo hành, Bảo trì.
Trụ sở chính : Phố Tô Vĩnh Diện,thị trấn Triệu Sơn,tỉnh Thanh Hóa
Vốn điều lệ : 6 tỷ
Giám đốc : Lê Đình Phú
Điện thoại : 037 3867 654 , 0903401108
Các lĩnh vực kinh doanh
+ Xây dựng các công trình dân dụng,giao thông thủy lợi và công trình điện đến
35kV
+ Kinh doanh bất động sản,dịch vụ nhà đất
+ Sản xuất,kinh doanh vật liệu xây dựng
+ Sản xuất,kinh doanh hàng nông lâm,lâm hải sản xuất khẩu
+ Kinh doanh nhà hàng,khách sạn,dịch vụ du lịch
+ Kinh doanh vàng,bạc đá quý
+ Kinh doanh xăng dầu…
II.Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Sinh viên: Lê Huy Âu Trang 4
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Thị Hằng
Giám đốc
Chủ tịch HĐQT
Phó giám đốc
điều hành
Phó giám đốc
kỹ thuật
Phòng kế toán Hành chính
Phòng vật tư
Thiết bị
Phòng
KH - KT
Đội xây lắp
Số 1
Đội xây lắp
Số 2
Công ty giao nhiệm vụ cho từng phòng ban, bộ phận tạo ra một bộ máy hoạt
động nhịp nhàng đồng bộ. Nhiệm vụ của Ban Giám đốc và các phòng ban được phân
biệt cụ thể như sau:
Sinh viên: Lê Huy Âu Trang 5
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Thị Hằng

Giám đốc (kiêm chủ tịch HĐQT): Là người đứng đầu công ty chịu trách
nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị, là người
điều hành quản lý vĩ mô toàn công ty, trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế, giao nhận
thầu, thanh lý bàn giao công trình, thanh quyết toán với nhà thầu.

Phó Giám đốc kỹ thuật: Là người giúp việc cho Giám đốc về mặt kỹ thuật,

quản lý phòng kỹ thuật – kế hoạch, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc
được giao.

Phó Giám đốc điều hành: Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty trong thẩm quyền cho phép, thừa lệnh Giám đốc những việc Giám đốc uỷ quyền.


Phòng kế hoạch – kỹ thuật: Tham gia làm hồ sơ dự thầu, lập kế hoạch tiến độ
thi công, tham gia nghiệm thu công trình, bóc tách bản vẽ, tiên lượng, hoàn thiện hồ sơ
hoàn công.


Phòng vật tư – thiết bị: Quản lý cung ứng đầy đủ vật tư thiết bị để không gián
đoạn quá trình sản xuất kinh doanh do thiếu vật tư thiết bị


Phòng hành chính – kế toán: Chịu trách nhiệm về huy động điều hoà nguồn
vốn phân phối nguồn vốn cho các công tình, công tác bảo hiểm, bảo hộ cho toàn bộ
cán bộ công nhân viên, thanh quyết toán các công trình. Thường xuyên kiểm tra giám
sát về mặt tài chính tiền lương các đội, kiểm tra chứng từ hợp pháp, hợp lý, lập báo
cáo tài chính.
Các đội sản xuất: Có nhiệm vụ thi công đảm bảo chất lượng công trình theo
đúng hồ sơ thiết kế
Sinh viên: Lê Huy Âu Trang 6
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Thị Hằng
PHẦN B : NỘI DUNG THỰC TẬP
I.Học nội quy an toàn lao động trong công ty
1. Quy định chung
1. Toàn thể cán bộ - công nhân viên vào làm việc trong công ty đúng giờ,đồng
phục chỉnh tề ,đến công trường thi công bắt buộc phải có nón bảo hộ,đi giày,quần áo

gọn gang,mang bảng tên
2. Buổi sang 7h30 – 11h30
Buổi chiều 13h30 – 17h30
3. Công nhân làm việc tại công ty yêu cầu 01 bộ hồ sơ xin việc làm + 04 tấm
hình thẻ (hồ sơ xin việc sẽ không hoàn trả lại)
4. Tất cả cán bộ - công nhân viên vào làm việc phải bấm thẻ (sáng+chiều),nếu
không bấm thẻ hoặc bấm thẻ trễ,nhân viên văn phòng sẽ không chấm công ngày đó và
trừ số ngày đi trễ (nếu có)
Trường hợp công nhân nào được điều đi công tác công trường khác,ban chỉ
huy công trình đó có nhiệm vụ cho công nhân ký tên mỗi ngày
2. Trật tự trong công ty
Trong giờ làm việc tuyệt đối nghiêm cấm đi lại lung tung ngoài phạm vi công
trường mình đang thi công nếu không có sự phân bổ của cán bộ quản lý,không làm bất
cứ việc gì khác ngoài nhiệm vụ được giao
5. Không đùa giỡn,la lối gâu mất trật tự trong khi làm việc,các trường hợp đánh
nhau,có hành vi thô bạo,xúc phạm danh dự người khác,cố tình gây căng thẳng được
xem là lỗi nặng
6. Không được vắng mặt tại công ty trong giờ làm việc nếu chưa có sự đồng ý của
cán bộ quản lý trực tiếp
7. Ngoài giờ làm việc không được phép ở lại trong công ty nếu không được phân
công làm việc thêm hoặc chưa được sự cho phép của ban giám đốc
8. Tuyệt đối nghiêm cấm trường hợp lảng công,ngủ trong giờ làm việc
9. Tuyệt đối không được sử dụng tài sản công ty vào mục đích cá nhân hoặc bạn

10. Không được uống rượu trong giờ làm việc hoặc đến công ty có mùi rượu,say
rượu
Sinh viên: Lê Huy Âu Trang 7
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Thị Hằng
11. Nếu nghỉ việc vì lý do bệnh,đám cưới,đám tang…đề nghị công nhân đó phải
báo trước cho người có trách nhiệm để tiện việc phân bố nhân công theo từng công

trình cho hợp lý,tránh ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình bị chậm lại
12. Trường hợp công nhân nào quyết định nghỉ việc,xin thông báo về văn phòng
công ty trước 10 – 15 ngày kèm theo đơn xin việc để bộ phận văn phòng hoàn tất hồ
sơ và quyết toán tiền lương
3. Qui định về thời gian làm việc và nghỉ ngơi
Toàn thể CB-CNV đến nơi làm việc sớm hơn 10 phút để chuẩn bị kiểm tra dụng
cụ và đồ nghề, vệ sinh nơi làm việc.
Từ 7h30’-11h30’ (hết giờ làm việc)
Chú ý: - Nếu tăng ca do yêu cầu công việc sẽ được nhân với hệ số tăng ca 1.5 lần
4. Các khái niệm cơ bản về an toàn lao động
4.1. Điều kiện lao động và các yếu tố liên quan
a. Điều kiện lao động.
Điều kiện lao động là tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế xã
hội được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao
động, trình công nghệ, môi trường lao động, và sự sắp xếp bố trí cũng như các tác
động qua lại của chúng trong mối quan hệ với con người tạo nên những điều kiện nhất
định cho con người trong quá trình lao động. Điều kiện lao động có ảnh hưởng đến sức
khoẻ và tính mạng con người.
Những công cụ và phương tiện lao động có tiện nghi, thuận lợi hay gây khó khăn
nguy hiểm cho người lao động, đối tượng lao động cũng ảnh hưởng đến người lao
động rất đa dạng như dòng điện, chất nổ, phóng xạ, Những ảnh hưởng đó còn
phụ thuộc quy trình công nghệ, trình độ sản xuất (thô sơ hay hiện đại, lạc hậu hay
tiên tiến), môi trường lao động rất đa dạng, có nhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay
ngược lại rất khắc nghiệt, độc hại, đều tác động lớn đến sức khoẻ của người lao động.
b. Các yếu tố nguy hiểm và có hại
Trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất
có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho
người lao động, ta gọi đó là các yếu tố nguy hiểm và có hại. Cụ thể là: 
Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại,
Sinh viên: Lê Huy Âu Trang 8

Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Thị Hằng
bụi.
Các yếu tố hoá học như hoá chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng
xạ.
Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh
trùng, côn trùng, rắn.
Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm
việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh.
Các yếu tố tâm lý không thuật lợi đều là những yếu tố nguy hiểm và có hại.
c. Tai nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn không may xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền
với việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động làm tổn thương cho bất kỳ bộ
phận, chức năng nào của người lao động, hoặc gây tử vong. Nhiễm độc đột ngột cũng
là tai nạn lao động.
Những tiêu chuẩn đặc trưng cho tai nạn lao động là:
Sự cố gây tổn thương và tác động từ bên ngoài.
Sự cố đột ngột.
Sự cố không bình thường.
Hoạt động an toàn
d. Bệnh nghề nghiệp:
Bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại đối với người lao động
được gọi là bệnh nghề nghiệp. Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu sức khoẻ một cách dần
dần và lâu dài.
5. Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương và biện pháp phòng ngừa.
5.1 Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương sản xuất.
Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương sản xuất chủ yếu do cơ cấu, đặc trưng
quá trình công nghệ của các dây chuyền sản xuất gây ra như :
+ Có các cơ cấu chuyển động, khớp nối truyền động.
+ Chi tiết, vật liệu gia công văng bắn ra (cắt, màiđập, nghiền…)…
+ Điện giật.

+Yếu tố về nhiệt : Kim loại nóng chảy,vật liệu nung nóng,nước nóng ( luyện
kim,sản xuất vật liệu xây dựng…)….
Sinh viên: Lê Huy Âu Trang 9
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Thị Hằng
+ Chất độc công nghiệp , các chất lỏng hoạt tính (a xít, kiềm )
+ Bụi (sản xuất xi măng…)
+ Nguy hiểm về nổ, cháy, áp suất cao (sản xuất pháo hoa, vũ khí,lò hơi …)
+ Làm việc trên cao, vật rơi từ trên cao xuống (xây dựng).
5.2 Nguyên nhân gây chấn thương .
a) Nhóm các nguyên nhân kỹ thuật.
- Quá trình công nghệ chứa đựng các yếu tố nguy hiểm, có hại: có các bộ phận
chuyển động,bụi, tiếng ồn…
- Thiết kế, kết cấu không đảm bảo, không thích hợp với đặc điểm sinh lý của
người sử dụng; độ bền kém; thiếu các tín hiệu, cơ cấu báo hiệu, ngăn ngừa quá tải như
van an toàn, phanh hãm, chiếu sáng không thích hợp; ồn, rung vượt quá mức cho
phép , …
- Không thực cơ khí hoá, tự động hoá những khâu lao động nặng nhọc, nguy
hiểm .
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các qui tắc kỹ thuật an toàn như
các thiết bị áp lực không được kiểm nghiệm trước khi đưa vào sử dụnh, thiếu hoặc sử
dụng không đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân….
b) Nhóm các nguyên nhân về quản lý, tổ chức.
- Tổ chức, sắp xếp chỗ làm việc không hợp lý, tư thế thao tác khó khăn.
- Tổ chức tuyển dụng, phân công, huấn luyện, giáo dục không đúng, không đạt
yêu cầu.
5.3 Các biện pháp và phương tiện kỹ thuật an toàn cơ bản.
a) Biện pháp an toàn đối với bản thân người lao động .
- Thực hiện thao tác, tư thế lao động phù hợp, đúng nguyên tắc an toàn, tránh
các tư thế cúi gập người, các tư thế có thể gây chấn thương cột sống, thoát vị đĩa
đệm…

- Bảo đảm không gian vận động, thao tác tối ưu, sự thích nghi giữa người và
máy…
- Đảm bảo các điều kiện lao động thị giác, thính giác, xúc giác….
- Đảm bảo tâm lý phù hợp, tránh quá tải, căng thẳng hay đơn điệu.
b) Thực hiện các biện pháp che chắn an toàn.
Sinh viên: Lê Huy Âu Trang 10
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Thị Hằng
Mục đích của thiết bị che chắn an toàn là cách li các vùng nguy hiểm đối với
người lao động như các vùng có điện áp cao, có các chi tiết chuyển động, những nơi
người có thể rơi, ngã .
Yêu cầu đối với thiết bị che chắn là :
- Ngăn ngừa được các tác động xấu, nguy hiểm gây ra trong quá trình sản xuất.
- Không gây trở ngại, khó chịu cho người lao động.
- Không ảnh hưởng đến năng suất lao động, công suất thiết bị.
Phân loại các thiết bị che chắn :
- Che chắn các bộ phận, cơ cấu chuyển động.
- Che chắn các bộ phận dẫn điện.
- Che chắn các nguồn bức xạ có hại.
- Che chắn hào, hố, các vùng làm việc trên cao
- Che chắn cố dịnh, che chắn tạm thời.
c) Sử dụng thiết bị và cơ cấu phòng ngừa.
Mục đích sử dụng thiết bị và cơ cấu phòng ngừa là để ngăn chặn các tác động
xấu do sự cố của quá trình sản xuất gây ra, ngăn chặn, hạn chế sự cố lan rộng.Sự cố
gây ra có thể do sự quá tải (về áp suất, nhiệt độ, điện áp…) hoặc do các hư hỏng ngẫu
nhiên của các chi tiết, phần tử của thiết bị.
Nhiệm vụ của thiết bị và cơ cấu phòng ngừa là phải tự động loại trừ nguy cơ sự
cố hoặc tai nạn khi đối tượng phòng ngừa vượt quá giới hạn qui định.
Thiết bị phòng ngừa chỉ làm việc tốt khi đã tính toán đúng ở khâu thiết kế, chế
tạo và nhất là khi sử dụng phải tuân thủ các qui định về kỹ thuật an toàn.
Phân loại thiết bị và cơ cấu phòng ngừa :

- Hệ thống có thể tự phục hồi lại khả năng làm việc khi đối tượng phòng ngừa
đã trở lại dướI giới hạn qui định như van an toàn kiểu tải trọng, rơ le nhiệt…
- Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng cách thay thế cái mới như cầu
chì, chốt cắm…
d) Sử dụng các tín hiệu, dấu hiệu an toàn.
Tín hiệu an toàn nhằm mục đích:
- Báo trước cho ngườI lao động những nguy hiểm có thể xảy ra.
- Hướng dẫn các thao tác cần thiết .
Sinh viên: Lê Huy Âu Trang 11
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Thị Hằng
- Nhận biết qui định về kỹ thuật và an toàn qua các dấu hiệu qui ước về màu
sắc, hình vẽ (biển báo chỉ đường…).
Tín hiệu an toàn có thể dung :
- Ánh sáng, màu sắc.
- Âm thanh : còi chuông…
- Màu sơn, hình vẽ, chữ.
- Đồng hồ, dụng cụ đo lường.
Yêu cầu đối với tín hiệu an toàn :
- Dễ nhận biết.
- Độ tin cậy cao, ít nhầm lẫn.
- Dễ thực hiện, phù hợp với tập quán, cơ sở khoa học kỹ thuật và yêu cầu của
tiêu chuẩn hoá.
e) Đảm bảo khoảng cách và kích thước an toàn.
Khoảng cách an toàn là là khoảng không gian tối thiểu giữa người lao động và
các phương tiện, thiết bị, hoặc khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng với nhau để không bị
tác động xấu của các yếu tố sản xuất như khoảng cách giữa đường dây dẫn điện đến
người, khoảng cách an toàn khi nổ mìn, khoảng cách giữa các máy móc, khoảng cách
trong chặt cây, kéo gỗ, khoảng cách an toàn về phóng xạ…
Tuỳ thuộc vào quá trình công nghệ, đặc điểm của từng loại thiết bị mà qui định
các khoảng cách an toàn khác nhau

f) Thực hiện cơ khí hoá, tự động hoá và điều khiển từ xa
Đó là biện pháp nhằm giải phóng người lao động khỏi khu vực nguy hiểm , độc
hại. Các trang thiết bị cơ khí hoá, tự động hoá và điều khiển từ xa thay thế con người
thực hiện các thao tác từ xa, trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm , đồng thời nâng cao
được năng suất lao động.
g) Trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân.
Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân là biện pháp bảo vệ bổ sung, hỗ trợ nhưng
có vai trò rất quan trọng khi các biện pháp bảo vệ khác vẫn không đảm bảo an toàn
cho người lao động, nhất là trong điều kiện thiết bị, công nghệ lạc hậu.
Các trang bị , phương tiện bảo vệ cá nhân có thể bao gồm :
- Trang bị bảo vệ mắt :các loại kính bảo vệ khác nhau.
Sinh viên: Lê Huy Âu Trang 12
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Thị Hằng
- Trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp :mặt nạ, khẩu trang, bình thở…
- Trang bị bảo vệ cơ quan thính giác nhằm ngăn ngừa tiếng ồn. như nút bịt tai,
bao úp tai
- Trang bị bảo vệ đầu, chân tay : các loại mũ, giày, bao tay
- Quần áo bảo hộ lao động : bảo vệ người lao động khỏi các tác động về nhiệt,
về hoá chất, về phóng xạ, áp suất…
Trang bị phương tiện cá nhân phải được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng
nhà nước, việc cấp phát, sử dụng phải theo qui định của pháp luật. Người sử dụng lao
động phải tiến hành kiểm tra chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi cấp phát
và kiểm tra định kỳ theo tiêu chuẩn khi đưa vào sử dụng.
h) Thực hiện kiểm nghiệm dự phòng thiết bị.
Kiểm nghiệm độ bền, độ tin cậy của máy móc, thiết bị, công trình, các bộ phận
của chúng là biện pháp an toàn nhất thiết trước khi đưa chúng vào sử dụng. Mục đích
của kiểm nghiệm dự phòng là đánh giá chất lượng của thiết bị về các mặt tính năng ,
độ bền, độ tin cậy để quyết định có đưa thiết bị vào sử dụng hay không. Kiểm nghiệm
dự phòng được tiến hành định kỳ, hoặc sau những kỳ sữa chữa, bão dưỡng.
II. An toàn điện chung

Công ty dịch vụ phải thực hiện quy phạm an toàn điện hạ áp và các tiêu chuẩn
kỹ thuật và an toàn liên quan.Có sơ đồ mạng điện, danh mục thiết bị điện với các
thông số để tính toán, kiểm tra hay lắp đặt các dụng cụ bảo vệ từng thiết bị điện.Mọi
sự cố và tai nạn điện phải kịp thời khắc phục và điều tra, thống kê, báo cáo. Nếu có tai
nạn lao động thì phải tổ chức điều tra theo quy định.Có trạm y tế, trong đó có cấp cứu
người bị tai nạn điện.
1. Yêu cầu chung về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và
sử dụng điện để sản xuất
1. Đối với các nhà máy điện, trạm điện, đường dây dẫn điện chuẩn bị vận hành
khai thác
a) Chủ đầu tư phải có đầy đủ các tài liệu thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi
công, các tài liệu hoàn công xây lắp và các tài liệu kỹ thuật khác theo quy định của
pháp luật về xây dựng bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành;
b) Chủ đầu tư các dự án nhà máy điện, trạm điện, đường dây dẫn điện phải thực
Sinh viên: Lê Huy Âu Trang 13
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Thị Hằng
hiện công tác thí nghiệm, hiệu chỉnh từng phần và toàn bộ hệ thống các trang thiết bị
trong dây chuyền công nghệ phát điện, truyền tải và phân phối điện để bảo đảm phù
hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các thông số quy định trong thiết kế đã
được duyệt. Hồ sơ thí nghiệm, hiệu chỉnh phải được đưa vào biên bản nghiệm thu từng
phần và toàn bộ dự án.
2. Trong khi vận hành đường dây dẫn điện trên không đi qua khu dân cư, nơi
thường xuyên tập trung đông người, không được cho đường dây mang tải vượt quá
tiêu chuẩn, định mức theo quy định.
3. Có đầy đủ các tài liệu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn điện; các
hướng dẫn như: Quy trình, nội quy và biện pháp tổ chức thực hiện các quy định về an
toàn điện tại cơ quan, doanh nghiệp trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an
toàn điện hiện hành. Thiết lập hồ sơ, lý lịch, tài liệu kỹ thuật liên quan đến thiết bị điện
và tổ chức quản lý theo quy định.
4. Tại các vị trí vận hành phải có đầy đủ các quy trình: Vận hành thiết bị, xử lý

sự cố điện; sơ đồ lưới điện, nội quy phòng cháy, chữa cháy, sổ nhật ký vậnhành, dụng
cụ, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, biển cấm, biển báo và các dụng cụ, phương
tiện khác theo quy định.
5. Bố trí người lao động làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa
đường dây điện hoặc thiết bị điện phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
a) Được đào tạo về nghiệp vụ, kỹ thuật đúng yêu cầu ngành nghề;
b) Được huấn luyện và cấp thẻ an toàn điện.
6. Sử dụng các thiết bị điện có chứng chỉ chất lượng hoặc nhãn mác đăng ký chất
lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định pháp luật khác có
liên quan.
7. Xây dựng, ban hành kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn sự cố, tai nạn. Trường
hợp xảy ra sự cố, tai nạn về điện, phải nhanh chóng áp dụng các biện pháp cần thiết để
cấp cứu người bị nạn, giảm nhẹ thiệt hại về người, tài sản; phải tổ chức điều tra xác
định, phân tích nguyên nhân; kiểm điể m, xác định trách nhiệm.
8. Tổ chức hoặc tham gia tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về công tác an toàn
điện.
9. Thực hiện việc thống kê, báo cáo về sự cố, tai nạn điện theo quy định
Sinh viên: Lê Huy Âu Trang 14
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Thị Hằng
2. Cường độ điện trường trong trạm điện có điện áp từ 220 kV trở lên
1. Cường độ điện trường tại khu vực có người thường xuyên làm việc phải đảm
bảo yêu cầu không được vượt quá 5 kV/m.
2. Trường hợp cường độ điện trường lớn hơn quy định tại Khoản 1 Điều này thì
phải áp dụng quy định về thời gian cho phép làm việc trong một ngày đêm như sau:
a) Khi người lao động không sử dụng thiết bị phòng tránh tác động của điện
trường, thời gian làm việc tại nơi có điện trường được quy định trong bảng sau:
Cường độ điện
trường E
(kV/m)
<5 5 8 10 12 15 18 20 20<E<2

5
3
2
5
Thời gian cho
phép làm việc
trong một ngày
đêm (phút)
Không
hạn chế 48
0
25
5
18
0
130 80 48 30 10 0
Cường độ điện trường có trị số khác trong bảng thì tính thời gian cho phép làm
việc bằng (50/E - 2) giờ.
b) Khi người lao động sử dụng thiết bị phòng tránh tác động của điện trường thì
thời gian làm việc được thực hiện theo hướng dẫn của nhà chế tạo thiết bị.
3. Đơn vị sở hữu, quản lý vận hành trạm điện thực hiện đo, lập bản đồ cường độ
điện trường trên toàn bộ diện tích mặt bằng trạm và niêm yết tại phòng điều khiển
trung tâm của trạm.Bản đồ cường độ điện trường cần được lập lại khi trạm điện có một
trong những thay đổi ở phần mang điện từ 220 kV trở lên như sau:
a) Thay đổi phạm vi bố trí trang thiết bị;
b) Thay đổi khoảng cách giữa các vật mang điện;
c) Giảm khoảng cách từ vật mang điện đến mặt đất.
3. Xử lý, quản lý an toàn đối với công trình điện lực không còn khai thác, sử dụng
1. Các công trình điện lực, không bao gồm nhà máy điện hạt nhân, khi không còn
khai thác, sử dụng phải được xử lý, quản lý theo quy định của pháp luật về xây dựng,

về bảo vệ môi trường và pháp luật khác liên quan.
2. Chủ sở hữu công trình phải tổ chức thực hiện các công việc sau:
Sinh viên: Lê Huy Âu Trang 15
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Thị Hằng
a) Thu gom chất thải nguy hại, tro xỉ, dầu mỡ các loại tồn đọng trong các đường
ống, trang thiết bị, dầu cặn thải, các chất xút ăn da, amoniac, hydrazine, clo và axít
mạnh, các chất ăn mòn khác và các dung dịch của chúng và xử lý theo quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Đối với lưới điện, phải tháo dỡ, thu hồi các kết cấu của lưới điện và hoàn trả
mặt bằng trong vòng 06 tháng kể từ khi lưới điện được tách khỏi hệ thống điện;
c) Đối với đập thủy điện, phải hoàn trả dòng chảy tự nhiên cho lưu vực sông
(suối). 3. Chủ sở hữu công trình phải lập phương án quản lý, tháo dỡ, xử lý đối với
công trình điện lực không còn khai thác sử dụng trong đó bao gồm nội dung tại Khoản
2 Điều này, trình duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng và tổ chức thực hiện
theo phương án được duyệt.
4. Xây dựng công trình lưới điện cao áp
1. Khi dự án công trình lưới điện cao áp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt mặt bằng xây dựng, chậm nhất sau mười lăm (15) ngày làm việc chủ đầu tư
phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương, tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân là chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng và tài sản
khác nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp biết. Việc bồi
thường, hỗ trợ về đất, tài sản trên đất và hỗ trợ khác cho người đang sử dụng đất khi
xây dựng công trình được thực hiện theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư. Mọi tài sản hoặc công trình được tạo lập sau khi đã nhận được thông
báo thực hiện dự án mà vi phạm hành lang an toàn theo quy định tại Nghị định này thì
buộc phải tháo dỡ phần vi phạm và không được bồi thường, hỗ trợ.
2. Khi xây dựng, cải tạo đoạn đường dây dẫn điện trên không, ở khu dân cư, nơi
thường xuyên tập trung đông người, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế
xuất, công trình quan trọng liên quan đến an ninh, quốc phòng, khu di tích lịch sử -
văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được Nhà nước xếp hạng phải tăng cường các biện

pháp an toàn về điện và xây dựng như sau:
a) Cột phải là cột thép hoặc bê tông cốt thép; hệ số an toàn của cột, xà, móng cột
không nhỏ hơn 1,2.
b) Trong một khoảng cột, dây dẫn điện không được phép có mối nối, trừ dây dẫn
điện có tiết diện từ 240 mm
2
trở lên cho phép có một mối nối cho một dây. Hệ số an
Sinh viên: Lê Huy Âu Trang 16
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Thị Hằng
toàn của dây dẫn điện không nhỏ hơn 2,5.
c) Cách điện phải bố trí kép cùng chủng loại và đặc tính kỹ thuật. Dây dẫn điện,
dây chống sét nếu mắc trên cách điện kiểu treo phải sử dụng khóa đỡ kiểu cố định. Hệ
số an toàn của cách điện và các phụ kiện phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn theo quy định
hiện hành
d) Khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại đến
mặt đất không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Điện áp Đến 35kv 110KV 220KV
Khoảng cách 14m 15m 18m
5. Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
1. Hành lang bảo vệ an toàn của đường dây dẫn điện trên không được quy định như
sau:
a) Chiều dài hành lang được tính từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của
trạm này đến vị trí đường dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp Chiều rộng
hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song
với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh
theo quy định trong bảng sau:
Điện áp Đến 22KV 35Kv 110kv 220kv 500kv
Khoảng
cách
Dây

bọc
Dây
trần
Dây bọc Dây
trần
Dây
trần
Dây
trần
Dây
trần
1,0m 2,0m 1,5m 3,0m 4,0m 6,0m 7,0m
c) Chiều cao hành lang được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công
trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định trong bảng sau:
Điện áp Đến 35kv 110kv 220kv 500kv
Khoảng cách 2,0m 3,0m 4,0m 6,0m
2. Hành lang bảo vệ an toàn các loại cáp điện đi trên mặt đất hoặc treo trên
không được giới hạn về các phía là 0,5 m tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng.
Sinh viên: Lê Huy Âu Trang 17
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Thị Hằng
6. Điều kiện tồn tại nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây
dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV
Nhà ở, công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường
dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy.
2. Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận
công trình lưới điện cao áp.
3. Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần
nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Điện áp Đến 35kv 110kv 220kv

Khoảng cách 3,0m 4,0m 6,0m
4. Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt
đất một (01) mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách
mặt đất một (01) mét.
5. Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện
trên không có điện áp 220 kV, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại
của nhà ở, công trình còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.
6. Bộ Công Thương quy định chi tiết về phạm vi, kỹ thuật nối đất kết cấu kim
loại của nhà ở, công trình trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn
điện trên không đối với điện áp từ 220 kv trở lên.
7. Hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm
Hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm được quy định như sau:
1. Chiều dài hành lang được tính từ vị trí cáp ra khỏi ranh giới phạm vi bảo vệ
của trạm này đến vị trí vào ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm kế tiếp.
2. Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi:
a) Mặt ngoài của mương cáp đối với cáp đặt trong mương cáp;
b) Hai mặt thẳng đứng cách mặt ngoài của vỏ cáp hoặc sợi cáp ngoài cùng về hai
phía của đường cáp điện ngầm đối với cáp đặt trực tiếp trong đất, trong nước được quy
định trong bảng sau:
Sinh viên: Lê Huy Âu Trang 18
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Thị Hằng
Loại cáp điên Đặt trực tiếp trong đất Đặt trong nước
Đất ổn định Đất không ổn
định
Nơi không có
tàu thuyền
qua
Nơi có tàu
thuyền qua
Khoảng cách 1,0m 1,5m 20,0m 500,0m

3. Chiều cao được tính từ mặt đất hoặc mặt nước đến
a) Mặt ngoài của đáy móng mương cáp đối với cáp đặt trong mương cáp;
b) Độ sâu thấp hơn điểm thấp nhất của vỏ cáp là 1,5 m đối với cáp đặt trực tiếp
trong đất hoặc trong nước.
III. Nội dung thực tập chính
1. Giới thiệu hệ thống các thiết bị điện cần bảo trì,bảo dưỡng trong công ty
1.1 Hệ thống dây dẫn điện
- Dây và cáp điện là sản phẩm phục vụ rộng rãi cho các ngành kinh tên quốc dân,
tiêu dùng của xã hội. Đồng hành cùng ngành điện lực, góp phần xây dựng các công
trình, dự án điện Có thể nói dây, cáp điện là những sản phẩm không thể thiếu trong
cuộc sống. Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy tìm hiểu khái niệm về dây, cáp điện.
- Khái niệm : + Dây dẫn gồm một hay vài lõi dẫn điện , có thể có hoặc không có
lớp vỏ cách điện. Ta thường gọi là dây bọc hay dây trần.
+ Cáp thì gồm các lõi dẫn điện ( vẫn có cáp một lõi , gọi là cáp
đơn ), có lớp vỏ cách điện và thêm các lớp vỏ bảo vệ nữa. Thường thì các lớp vỏ bảo
vệ này nhằm tăng cường bảo vệ cáp chịu được các tác động bên ngoài như lực va
chạm, nước , tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời.
- Công dụng :Dây, cáp điện dùng đề truyền tải điện (hoặc tín hiệu điều khiển –
cáp điều khiển) hay dùng để đấu nối các thiết bị điện trong công nghiệp và dân dụng.
Dây điện: trong thi công thường là dây đơn, 1 lớp cách điện. Ký hiệu : CV hoặc
CE
Cáp: dây nhiều lõi, 1 lớp cách điện cho từng lõi và 1 lớp cho tồng. Kí hiệu CVV,
CEV, CVE (C:đồng, E:XLPE, V: PVC)
- Kết cấu : + Ruột dẫn điện: Đồng (copper: Cu) hoặc nhôm (aluminum: Al)
+ Lớp cách điện: PVC hoặc XLPE
+ Chất độn: sợi PP (Polypropylen)
Sinh viên: Lê Huy Âu Trang 19
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Thị Hằng
+ Băng quấn: băng không dệt
+ Lớp vỏ bọc trong: PVC hoặc PE

+ Giáp kim loại bảo vệ: DATA, DSTA, SWA…
+ Lớp vỏ bọc ngoài: PCV, PE hoặc HPPE…
- Phân loại:
• Phân loại theo kết cấu ruột dẫn:
- Dây điện dân dụng ruột dẫn cứng (một sợi cứng hoặc 7 sợi bện lại)
- Dây điện dân dụng ruột dẫn mềm (nhiều sợi mềm bện lại với nhau)
• Phân loại theo số ruột dẫn điện:
- Dây đơn: Cu/PVC 1x….mm
2
- Dây đôi: Cu/PVC/PVC 2x….mm
2
- Dây ba ruột dẫn: Cu/PVC/PVC 3x….mm
2
• Phân loại theo hình dạng vỏ bọc:
- Dây dân dụng bọc tròn
- Dây dân dụng dạng oval
- Dây dân dụng bọc dính cách (dây sup)…
Sinh viên: Lê Huy Âu Trang 20
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Thị Hằng
 Cách lựa chọn cáp trong xây dựng
Với rất nhiều các loại dây điện trên thị trường hiện nay, thì việc lựa chọn
dây nào, nhãn hiệu nào mà có thể tin cậy được là một việc không dễ dàng gì.
- Không nên chọn dây không có nhãn mác trên bao bì, không có tên nhà sản xuất,
không địa chỉ rõ ràng.
- Không nên chọn dây mà trên dây không có các thông tin cơ bản như: nhãn hiệu,
tên loại dây, tiết diện, cấu trúc ruột dẫn (số sợi và đường kính mỗi sợi), tiêu chuẩn sản
xuất.
- Dây tốt thường có bề ngoài của vỏ nhựa bóng, láng.
- Lớp nhựa cách điện của dây tốt rất dẻo, khi tuốt ra khỏi ruột dẫn, có thể kéo
giãn gấp đôi, gấp ba chiều dài ban đầu mà chưa bị đứt. Dây có thể bẻ gập nhiều lần

hoặc xoắn gút nhưng bề mặt cách điện không bị rạn nứt.
- Có thể kiểm tra ruột dẫn, bằng cách đếm số sợi nhỏ bên trong so với số sợi
được ghi bên ngoài. Đường kính của các sợi nhỏ bên trong rất khó kiểm tra, vì phải có
thước chuyên dùng mới đo được. Tuy nhiên, với một thương hiệu uy tín, trên dây có
ghi cụ thể cấu trúc ruột dẫn (số sợi và đường kính mỗi sợi) thì có thể tin tưởng được.
- Dây tốt thì có ruột dẫn sáng, bóng, nếu là dây đồng thì ruột dẫn rất mềm dẻo.
Đối với dây ruột dẫn đồng có nhiều sợi nhỏ thì có thể dùng hai ngón tay xoắn ruột dẫn
dễ dàng mà các sợi nhỏ không bung, không gãy, không đâm vào tay. Đối với dây ruột
dẫn có một sợi thì có thể bẻ gập ruột đồng đến vài chục lần mà không gẫy.
- Thông thường, dây tốt có giá cao hơn dây dỏm với cùng cỡ loại.

Bên cạnh đó, nếu dùng dây cáp điện kém chất lượng có thể gây ra các tác hại
sau:
- Dẫn điện kém, gây sụt áp trên đường dây làm cho thiết bị họat động không hiệu
quả, tuổi thọ thiết bị giảm nhanh.
- Phát nóng quá mức trên đường dây, gây hư hại lớp cách điện, gây chạm chập
cháy nổ.
- Ruột đồng kém chất lượng rất dễ gãy, khó nối, khó lắp vào các phụ kiện điện
khác.

Khi lớp cách điện kém chất lượng có thể gây ra các tác hại sau:
- Nứt cách điện, hở ruột dẫn, gây điện giật cho người.
Sinh viên: Lê Huy Âu Trang 21
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Thị Hằng
- Rạn nứt cách điện sau một thời gian ngắn, gây rò điện, tổn thất điện năng, chạm
chập cháy nổ
- Không chịu được nhiệt độ cho phép của ruột dẫn, chảy nhão gây ra chạm chập
cháy nổ.
- Không tự tắt khi bị phát cháy bởi tác nhân bên ngoài.
-Mất màu sau một thời gian ngắn, gây nhầm lẫn các dây với nhau khi sửa chữa,

thay thế.
1.2 Các thiệt bị điện
1.2.1 Quạt điện
Giới thiệu về quạt điện thông thường
Cuộn dây đồng quấn trên lõi sắt từ (stator) gồm nhiều tấm tôn silic mỏng ghép lại
với nhau để tránh dòng điện Phu-cô.
Rotor cũng được làm bằng nhiều lá thép mỏng ghép lại và có phần nhôm đúc nối
với cốt thép để gắn cánh quạt và phần đuôi nhằm tạo chuyển động cho bộ chuyển
hướng.
Tụ điện để tạo ra dòng điện lệch pha.
Vỏ nhôm để ghép giữa rotor và stator.
Bạc thau có ổ giữ dầu bôi trơn để giảm lực ma sát.
Khi có dòng điện chạy trong dây dẫn quấn trên lõi sắt từ (hay gọi là phe silic)
được làm bằng tôn silic mỏng ghép nhiều miếng lại với nhau sẽ tạo ra một lực tác
động lên rotor. do vị trí các cuộn dây (dây chạy và dây đề) đặt lệch nhau và tác dụng
Sinh viên: Lê Huy Âu Trang 22
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Thị Hằng
làm lệch pha của tụ điện sẽ tạo ra trong lòng stator các lực hút không cùng phương với
nhau (gọi chung là tác dụng của tụ điện chỉnh cho dòng điện đảo chiều AC chủ yếu tạo
1 chiều quay cho cánh quạt). Vì hai lực hút lệch nhau về thời gian và phương nên sẽ
tạo ra trong lòng stator một từ trường quay làm cho rotor quay được.
Để thay đổi tốc độ của quạt người ta quấn trên đó một số vòng dây chung với
cuộn chạy, khi dòng điện tăng lên hoặc giàm đi do thay đổi điện trở của cuộn dây sẽ
tạo ra một từ trường mạnh hơn hay yếu hơn sẽ làm quạt chạy nhanh hơn hoặc chậm
hơn.
1.2.2 Hệ thống đèn chiếu sáng
Công ty sử dụng loại đèn huỳnh quang lắp đặt âm trần
- Đèn huỳnh quang âm trần hiện nay được sử dụng khá nhiều trong ngành nội
thất. Ngoài chức năng chiếu sáng tốt thì đèn huỳnh quang mang đến tính thẩm mỹ cao
cho căn phòng.

- Mỗi một thiết bị đều có những ưu điểm và mặt hạn chế. Và đèn huỳnh quang
âm trần cũng vậy, bên cạnh các ưu điểm thì có một hạn chế đó là dễ hư hại nếu như
bạn không có cách bảo dưỡng phù hợp và thường xuyên.
- Đèn huỳnh quang âm trần cho hiệu quả chiếu sáng tốt, tuổi thọ cao và gia thành
thì rất bình dân.đèn huỳnh quang âm trần kết hợp với máng đèn âm trần có tác dụng
như là một choá đèn giúp gia tăng hiệu suất chiếu sang.
Sinh viên: Lê Huy Âu Trang 23
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Thị Hằng
- Đồng thời máng đèn này được thiết kế công phu với chất liệu hợp kim đem đến nét
thẩm mỹ độc đáo cho căn phòng.
Sơ đồ nguyên lý
Phía bên trong thành thủy tinh có một lớp photpho mỏng, được chọn để hấp thu
bức xạ UV và truyền bức xạ này ở vùng có thể nhìn thấy được. Quy trình này có hiệu
suất khoảng 50%. Đèn huỳnh quang là loại đèn “catốt nóng”, do catốt được nung
nóng là một phần trong quy trình ban đầu. Catốt là những dây tóc Vonfam với một lớp
bari cacbonat. Khi được nung nóng, lớp này sẽ cung cấp các electron bổ sung để giúp
phóng điện. Lớp phát xạ này không được nung quá, nếu không tuổi thọ của đèn sẽ
giảm xuống. Đèn sử dụng thủy tinh natri cacbonat, một chất truyền tia cực tím kém.
Lượng thủy ngân nhỏ, thường là 12mg. Những loại đèn mới nhất đang sử dụng hỗn
hợp thủy ngân, do đó liều lượng gần đạt đến 5mg. Điều này giúp duy trì áp suất thủy
ngân tối ưu trên dải nhiệt độ rộng hơn. Đặc tính này rất hữu ích cho chiếu sáng bên
ngoài và chiếu sáng các đồđạc nhỏ gọn ở hốc tường.
Sinh viên: Lê Huy Âu Trang 24
Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Thị Hằng
1.2.3 Thiết bị đóng ngắt, bảo vệ mạng điện cho công ty
-CB:
- Máy cắt (CB) là thiết bị đóng cắt cơ khí, chúng không những dẫn và ngắt
dòng điện ở điều kiện bình thường trong lưới điện mà còn dẫn dòng điện trong
khoảng thời gian quy định và có khả năng dẫn dòng điện tăng cao ở điều kiện
không bình thường của lưới điện ( ví dụ ngắn mạch ).

- Điện áp định mức ( U
e
) là giới hạn trên của điện áp cao nhất của lưới điện
mà thiết bị đóng cắt được thiết kế. Đối với điện áp định mức tiêu chuẩn hóa.
- Dòng điện định mức ( I
n
) là giá trị cực đại của dòng điện mà thiết bị đóng
cắt với rơ le bảo vệ quá dòng có thể chịu đựng được vô hạn định ở nhiệt độ môi
trường do nhà chế tạo quy định và nhiệt độ của các bộ phân mang điện không vượt
quá giới hạn cho phép.
- Dòng điện ngắn mạch ( I
m
) là dòng điện trong mạch xảy ra tại nơi ngắn
mạch.
- Điện áp cách điện định mức (U
i
) là giá trị điện áp làm chuẩn để kiểm tra
phóng điện và khoảng cách cách điện của một thiết bị đóng cắt thường có giá trị
lớn hơn 2U
i
. trị số lớn nhất của điện áp sử dụng định mức phải nhỏ hơn hoặc bằng
U
i
.
- Điện áp xung định mức (U
imp
) là đặc tính này được đo bằng kV, thể hiện khả
Sinh viên: Lê Huy Âu Trang 25

×