Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Phân tích thực trạng dân số thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.01 KB, 18 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-----------------


NGUYỄN VĂN TRÃI


PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO
DÂN SỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẾN NĂM 2019

Chuyên ngành: Khoa Học Thống Kê
Mã số: 62.46.50.01



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ





THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2009
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh



Người hướng dẫn khoa học:
1. TS TRẦN VĂN THẮNG


2. TS LÊ THỊ THANH LOAN




Phản biện 1: PGS. ĐẶNG HẤN
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÚY
Trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trò kinh doanh TP.HCM
Phản biện 3: PGS.TS ĐỖ NGỌC TẤN
Vụ Dân số – Kế hoạch hóa gia đình





Luận án sẽ được bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc ………giờ
………, ngày ……..tháng ……..năm ……….



Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện quốc gia hoặc Thư viện trường Đại học Kinh Tế Thành
phố Hồ Chí Minh.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
ĐÃ ĐƯC CÔNG BỐ


1. Nguyễn Văn Trãi (2007), Vận dụng một số mô hình toán thống kê trong dự báo dân số
thành phố Hồ Chí Minh, đăng trên tạp chí phát triển kinh tế số 197, tháng 3/2007, trang 24.
2.

Nguyễn Văn Trãi (2007), Vài nét về sự gia tăng dân số ở thành phố Hồ Chí Minh, đăng trên
tạp chí thông tin khoa học thống kê số 3/2007, trang 8.


-1-
MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghò quyết Hội Nghò Ban Chấp Hành Trung ương Đảng lần thứ tư (Khoá VII) ngày 14/1/1993
khẳng đònh công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận quan trọng trong chiến lược
phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế – xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu
tố cơ bản nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội.
Qui mô, cơ cấu, tỷ lệ gia tăng dân số có tác động lớn đến sự phát triển của một nền kinh tế.
Để quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, cần có một sự hiểu biết về qui mô, thành phần dân số,
về sự phát triển và sự biến động dân số. Để lập kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế-xã hội, yêu
cầu biết tổng quát số lượng dân số – lao động trong từng giai đoạn thời gian sắp tới. Hơn nữa, nhu
cầu số liệu dân số cho các công trình kế hoạch hóa, các chương trình phát triển kinh tế – xã hội
không chỉ đặt ra với cả nhà nước mà còn cho các cấp đòa phương trong đó đặc biệt chú ý là cấp
vùng, tỉnh, thành phố. Những nhu cầu đó chỉ có thể đáp ứng nhờ công tác dự báo dân số.
Do đó, việc đánh giá hiện trạng dân số, dự báo dân số, phân tích và sử dụng kết quả dự báo
vào một số lónh vực của cuộc sống xã hội thành phố Hồ Chí Minh là rất cần thiết và đề tài “Phân
tích thực trạng và dự báo dân số thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2019” đã được hình thành từ
những suy nghó trên.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu, đề xuất những phương pháp dự báo dân số là vấn đề rất khó, hơn nữa việc vận
dụng những phương pháp đã có trong thực tế ngày lại càng khó hơn do những thay đổi bất thường
xảy ra trong dân cư. Luận án đã dựa vào số liệu các cuộc tổng điều tra dân số, các cuộc điều tra
mẫu và các số liệu thống kê khác đã được công bố để tính toán, dự báo, kiểm đònh để chọn lựa
phương pháp thích hợp, phân tích, nhằm xây dựng nên một bức tranh tương đối tổng hợp về dân số
thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai, nhằm cung cấp những thông tin có ích, góp phần giải

quyết những vấn đề kinh tế – xã hội đã được nêu ra ở trên.
3. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là dân số trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Sau một năm
là thành viên WTO, bức tranh toàn cảnh kinh tế của thành phố năm 2007 có nhiều điểm sáng nổi
bậc hơn năm 2006. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thành phố tăng 12,6%; giá trò xuất khẩu
hàng hóa tăng 17,2%; tổng thu ngân sách nhà nước tăng 18,1%; tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thò
giảm còn 5,50%. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng đặt ra là phải đònh hướng đúng đắn để đạt được sự
phát triển toàn diện, bền vững với số dân, cơ cấu dân số hợp lý, … và trên kết quả dự báo dân số,
chúng ta có thể tiến hành dự báo chi tiết hơn cho một số lónh vực mà các nhà lập kế hoạch quan
tâm.
4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
Về cơ sở lý luận, đề tài dựa vào dân số học, kinh tế học, xã hội học, còn về phương pháp
nghiên cứu toàn bộ đề tài dựa trên chủ nghóa duy vật biện chứng, các phương pháp và mô hình
toán học, các phương pháp thống kê và phương pháp dân số học. Ngoài ra để tính toán và minh
hoạ đề tài cũng sử dụng các phần mềm tin học như Excel để xử lý số liệu.
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC VÀ MỘT SỐ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1/ Vận dụng các phương pháp dự báo dân số để dự báo dân số thành phố Hồ Chí Minh một
cách cụ thể, từ đó cho thấy tính khả thi của việc sử dụng kết quả dự báo vào một số lónh vực trong
đời sống kinh tế – xã hội của thành phố.
2/ Số liệu được sử dụng trong luận án đã được phân tích tỉ mỉ, kiểm tra tính chính xác của dữ
liệu bằng phương pháp Myer, trên cơ sở kết hợp giữa số liệu của thống kê dân số thường xuyên và
số liệu của Tổng điều tra dân số để số liệu mang tính hiện thực, sinh động hơn.
-2-
3/ Phần lý luận trong luận án đã được sắp xếp, trình bày và phân tích một cách có hệ thống, rõ
ràng. Các phương pháp dự báo được sử dụng trong luận án đã được phân tích, đánh giá ưu điểm,
nhược điểm của từng phương pháp dự báo.
4/ Điểm mới trong luận án là kết hợp giữa dự báo dân số theo các phương pháp toán học với cơ
cấu dân số thành phố (đã qua phân tích nhiều năm) để dự báo thành phần tuổi của dân số, và các
phương pháp toán học này được cũng được kiểm đònh bằng phương pháp toán thống kê để chọn
phương pháp thích hợp nhất.

5/ Cuối cùng, trong luận án cũng đã phân tích và sử dụng kết quả dự báo vào một số lónh vực
của cuộc sống kinh tế – xã hội nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho những nhà hoạch đònh
chính sách của thành phố.
6. KẾT CẤU LUẬN ÁN
Luận án gồm 169 trang, 48 bảng, 12 biểu đồ, hình. Kết cấu nội dung gồm mở đầu, ba chương
và phần kết luận và kiến nghò
• Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích thực trạng và dự báo dân số.
• Chương 2: Phân tích một số đặc điểm cơ bản và thực trạng biến động của dân số thành phố
Hồ Chí Minh trong thời kỳ 1975 đến nay.
• Chương 3: Dự báo dân số thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2019 và sử dụng kết quả dự báo
vào một số lónh vực
-3-
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
VÀ DỰ BÁO DÂN SỐ

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ xa xưa con người đã biết thu thập thông tin về dân số trước hết là số đàn ông, số đàn bà.
Ngày nay, loài người ngày càng trở nên đông đúc hơn trên bình diện toàn thế giới cũng như từng
quốc gia, đòi hỏi mỗi nhà nước phải nắm vững số lượng, chất lượng, biến động dân cư, … tạo điều
kiện cho khoa học dân số ra đời để nghiên cứu khoa học về dân số.
1.1.1 Qui mô dân số
Khi nghiên cứu dân số thành phố Hồ Chí Minh thì thông tin quan trọng và cần thiết, thường
được thu thập đầu tiên là quy mô dân số. Nó được hiểu là tổng số người hay tổng số dân sinh sống
(cư trú) trên đòa bàn thành phố vào một thời điểm xác đònh, chẳng hạn, đầu năm, giữa năm, cuối
năm.
1.1.2 Dân số trung bình
Tổng số dân là chỉ tiêu thời điểm – nó cần thiết trong quá trình tính toán, phân tích, so sánh
với các chỉ tiêu kinh tế xã hội nhằm lý giải nguyên nhân, tình hình và hoạch đònh chiến lược phát
triển. Trong thực tế, để phân tích các hiện tượng dân số ở chương II, như phân tích mức độ sinh,

mức độ chết, v.v… cần phải tính toán dân số trung bình trong một khoảng thời gian nhất đònh,
thường là trong một năm.
1.1.3 Tỷ lệ tăng dân số hàng năm
Là chỉ tiêu cơ bản biểu thò mức độ tăng trưởng hay suy thoái dân số trong một khoảng thời gian
nhất đònh.


1.1.4 Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi
Mỗi một dân số khác nhau đều có cơ cấu giới tính và tuổi khác nhau – tức là số lượng hay tỷ lệ nam và
nữ ở mỗi độ tuổi hay nhóm tuổi là khác nhau và cấu trúc này có tác động quan trọng đến tình hình dân số
cũng như kinh tế xã hội, cả hiện tại và trong tương lai.
Tỷ số giới tính là tỷ số nam so với nữ của một dân số nhất đònh, thông thường được biểu thò
bằng số nam trên 100 nữ.
Tỷ số phụ thuộc theo tuổi là tương quan giữa tổng số trẻ em 0-14 tuổi và người già 60 tuổi trở
lên so với số lượng dân số trong nhóm tuổi 15-59 tuổi.
Tháp dân số hay còn gọi là tháp tuổi, là một công cụ biểu diễn cơ cấu dân số theo giới tính và
độ tuổi dưới dạng đồ thò.
1.1.5 Những chỉ tiêu phản ánh biến động dân số
Những chỉ tiêu đánh giá mức độ sinh sản
Tỷ suất sinh sản thô là số trường hợp sinh ra sống trên 1000 dân vào một thời kỳ nhất đònh
thường là một năm.
Tỷ suất sinh chung là số trường hợp sinh ra sống trên 1000 phụ nữ tuổi 15-49 trong một năm
nhất đònh. Đây là cách đo mức sinh tinh tế hơn tỷ suất sinh thô bởi vì nó liên hệ những trường hợp
sinh sát hơn với nhóm tuổi và giới có nguy cơ sinh sản (tức phụ nữ 15-49 tuổi).
Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (nhóm tuổi) là tương quan giữa số sinh ra sống do phụ nữ một độ
tuổi hoặc nhóm tuổi nào đó sinh ra trong năm và số phụ nữ trung bình của độ tuổi hoặc nhóm tuổi đó trong
năm.
-4-
Tổng tỷ suất sinh cho biết số con trung bình sinh ra sống của một phụ nữ (hay 1000 phụ nữ) có
thể sinh ra trong suốt cuộc đời sinh sản của mình và tuân theo tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi

(hoặc nhóm tuổi) ấn đònh trước vào một năm nhất đònh nào đó.
Tỷ suất tái sinh sản thô biểu thò số con gái trung bình mà một (hoặc 1000) phụ nữ sinh ra trong
suốt cuộc đời sinh sản của mình khi đi qua các độ tuổi có khả năng sinh sản theo tỷ suất đặc trưng
theo tuổi hiện hành nào đó, nếu như tất cả họ đều sống đến hết thời kỳ có khả năng có con.
Tỷ suất tái sinh sản thuần, cũng giống như tỷ suất tái sinh sản thô, nhưng nó chỉ tính đến số con
gái còn sống đến tuổi của bà mẹ sinh ra mình để có thể tham gia vào quá trình tái sinh sản dân số,
tiếp tục sinh đẻ, tái tạo ra thế hệ dân số mới.
Những chỉ tiêu đánh giá mức độ chết
Tỷ suất chết thô là số trường hợp chết tính trên 1000 dân vào một năm nhất đònh nào đó. Cũng
giống như tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô bò ảnh hưởng bởi nhiều đặc tính của dân số, và đặc biệt
là cấu trúc tuổi.
Để phản ánh mức độ chết cụ thể của từng độ tuổi (nhóm tuổi), đồng thời loại bỏ ảnh hưởng bởi
cơ cấu dân số theo tuổi và cũng có thể so sánh mức chết trong cùng một độ tuổi hoặc nhóm tuổi
của hai dân số khác nhau ta dùng chỉ tiêu tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi hoặc nhóm tuổi.
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi được coi như là một chỉ báo tốt về tình trạng chăm sóc sức
khỏe của bất cứ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào. Đó là số trẻ em dưới 1 tuổi bò chết, tính theo
1000 trường hợp sinh ra sống của năm đó.
Bảng sống (hay còn gọi là bảng chết)
Bảng sống là công cụ mạnh nhất của dân số học, dùng để mô tả một cách hoàn thiện nhất mức
độ chết của dân số. Nhờ bảng sống ta có thể mô tả được trật tự chết của một tập hợp dân số trong
suốt cuộc đời kể từ khi sinh thông qua các chỉ tiêu và ký hiệu truyền thống: Số sống đến tuổi x (l
x
)
– cho biết bao nhiêu từ tập hợp sinh ban đầu sống đến tuổi x; Số chết dần trong độ tuổi x (d
x
) – chỉ
rõ bao nhiêu từ tập hợp sinh ra ban đầu chết trong độ tuổi x; Xác suất chết ở độ tuổi x (q
x
) – thể
hiện khả năng một người sống sót đến đúng tuổi x sẽ không sống thêm được một năm tuổi nữa;

Xác suất sống đến (x+1) tuổi của những người đạt x tuổi (p
x
) – nó biểu thò khả năng sống được
đến cúôi mỗi độ tuổi đã cho; Số sống trung bình trong độ tuổi x (L
x
) – đây là giá trò trung bình của
l
x
trong khoảng tuổi từ x đến x + 1 tuổi; Tổng số năm-người của số đạt x tuổi sống từ tuổi x đến độ
tuổi tận cùng (T
x
); Tuổi thọ trung bình (e
x
) – là số năm trung bình mỗi người đã sống được đến độ
tuổi x còn có thể sống được đến cuối đời.
Thực tế, người ta thích xây dựng các bảng sống theo các nhóm tuổi 5 năm (bảng sống rút gọn).
Điều này có thể là do các số liệu đang được sử dụng không đủ độ tin cậy đối với bảng sống tính
theo từng năm tuổi, hoặc ta muốn có một bức tranh ngắn gọn hơn về mức chết. Các chỉ tiêu của
bảng chết rút gọn cũng giống như các chỉ tiêu của bảng chết đầy đủ, cách tính có khác ít nhiều do
tính theo từng nhóm tuổi 5 năm.
Quan trọng nhất của bảng chết là có thể sử dụng trực tiếp chúng để tính hệ số sống (hệ số chuyển tuổi)
phục vụ cho dự báo dân số.
Những chỉ tiêu đánh giá mức độ chuyển cư
Sự chuyển cư có quan hệ chặt chẽ với các điều kiện sống của con người. Chuyển cư làm thay
đổi số lượng, cơ cấu tuổi và các hiện tượng kinh tế xã hội khác của cộng đồng dân cư nơi họ
chuyển đi cũng như nơi họ chuyển đến. Để đo mức độ chuyển cư, có các thước đo: Tỷ suất nhập
cư, tỷ suất xuất cư, tỷ suất chuyển cư thuần tuý và chúng cũng có thể tính riêng theo tuổi, giới tính.
1.2 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO DÂN SỐ
1.2.1. Ước lượng và dự báo dân số
Thực tế có những ước lượng và dự báo dân số thường gặp: một là ước lượng số dân vào một

thời điểm nào đó giữa hai cuộc tổng điều tra dân số, loại tính toán này chỉ cần thêm giả thiết về sự

×