Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Quan hệ Nhật Bản- Asean( 1975-2000)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.19 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

---[  \---



NGÔ HỒNG ĐIỆP



QUAN HỆ NHẬT BẢN - ASEAN
(1975 - 2000)



Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới cận đại và hiện đại
Mã số: 62 22 50 05



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ




HUẾ - 2008
Công trình được hoàn thành tại Khoa Lịch sử
Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.
NGUYỄN VĂN TẬN



Phản biện 1:
GS.TS
. Đỗ Thanh Bình

Phản biện 2:
PGS.TSKH
. Trần Khánh

Phản biện 3:
PGS.TS.
Lê Văn Anh

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Nhà nước họp tại Đại học Huế vào hồi 8 giờ 00 ngày 27
tháng 9 năm 2008


Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện trường Đại học Khoa học
- Đại học Huế, Thư viện Quốc gia, Hà Nội
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Ngô Hồng Điệp (2005), “Điểm tương đồng và dị biệt giữa ASEAN và

EU: Những thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Tạp chí Nghiên
cứu châu Âu, số 5 (71) / 2006, tr. 19 - 24.
2. Ngô Hồng Điệp (2005), “Những nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp
của Nhật Bản vào ASEAN giai đoạn từ 1973 đến 2003”, Tạp chí
Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7 (67) / 2006, tr. 45 - 50.
3. Ngô Hồng Điệp (2007), “Xác l
ập vai trò an ninh chính trị của Nhật
Bản ở Đông Nam Á trong thập niên đầu thời kỳ sau Chiến tranh
lạnh” Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5 (75) / 2007, tr. 24 - 29.
4. Ngô Hồng Điệp (2007), “Đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản vào
Việt Nam giai đoạn 1986 -2006”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục,
ĐHSP Huế, số 2 (02) / 2007, tr. 73 - 83.
5. Ngô Hồng Điệp (2007), “Học thuyết Fukuda - một góc nhìn từ phía
các nước ASEAN” Tạp chí Nghiên c
ứu Đông Bắc Á, số 9 (79) / 2007,
tr. 28 - 33.





1
MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài

Nhật Bản từ lâu đã có mối quan hệ chặt chẽ với các nước trong
hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Kể từ thập niên 70 thế
kỉ XX, khi Nhật Bản trở thành siêu cường kinh tế thế giới và ASEAN
hiện lên là một nhóm nước được cố kết bền vững và có những tiến

triển mới về kinh tế thì quan hệ Nhật Bản - ASEAN được tăng cường
cả về
chiều rộng lẫn chiều sâu.
Đối với Nhật Bản, ASEAN luôn hiện lên là một khu vực có ý
nghĩa chiến lược quan trọng. Đây là thị trường thu nhiều lợi nhuận
kinh tế và là địa bàn phát huy vai trò chính trị của Nhật Bản.Vì thế,
trong chiến lược đối ngoại của mình, Nhật Bản đánh giá rất cao vị trí,
vai trò của ASEAN.
Đối với ASEAN, Nhật Bản là nguồn cung cấp vốn, công nghệ
hiệ
n đại hết sức quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Xuất
phát từ nhận thức về vai trò và vị trí của nhau trong khu vực và trên
trường quốc tế, từ sự thống nhất về mục tiêu coi sự liên kết hợp tác là
yêu cầu phát triển nên việc duy trì củng cố và đẩy mạnh quan hệ Nhật
Bản - ASEAN là hết sức cần thiết.
Việt Nam là một thành viên chính thức của ASEAN, mọ
i diễn
biến trong quan hệ Nhật Bản - ASEAN đều tác động trực tiếp đến Việt
Nam. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này càng có ý nghĩa quan trọng nhất là
trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện hội nhập khu vực và quốc tế.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn vấn
đề “Quan hệ Nhật Bản - ASEAN (1975 - 2000)” làm đề tài cho luận
án tiến sĩ thuộc chuyên ngành lịch sử thế giớ
i cận đại và hiện đại.

II . Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên cơ sở những tài liệu tiếp xúc được chúng tôi tạm thời
chia chúng thành ba nhóm như sau:

1. Nhóm các công trình nghiên cứu chung


Đây là nhóm công trình đa dạng nhất, điều này có thể tìm thấy ở
một số công trình sau đây: Vũ Dương Ninh “Một số vấn đề về sự phát
triển của các nước ASEAN”(1993), Nguyễn Duy Quý “Tiến tới một
ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển bền vững” (2001)..., Qua các
công trình nghiên cứu nêu trên, các tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề


2
rộng lớn từ kinh tế đến an ninh chính trị, ngoại giao, văn hóa, cả ở tầm
vĩ mô lẫn vi mô, song những vấn đề liên quan đến quan hệ Nhật Bản -
ASEAN chưa được các nhà nghiên cứu đề cập nhiều. Những vấn đề
được đề cập thì cũng chỉ dừng lại ở giác độ khái quát, những gợi ý và
phần nhiều nghiêng về khía cạnh kinh tế.

2. Nhóm công trình có tính chất chuyên khảo

Đây là những công trình nghiên cứu tương đối tập trung vào vấn
đề quan hệ Nhật Bản - ASEAN. Có thể nêu ra một số công trình tiêu
biểu như “Quan hệ Nhật Bản - ASEAN tình hình và triển vọng”
(1989),“Kinh tế học chính trị Nhật Bản” (1993), “Quan hệ Nhật Bản -
ASEAN: Chính sách và tài trợ ODA”(1999), “Chính sách đối ngoại
của Nhật Bản thời kì sau chiến tranh lạnh”(2000), “Japan and
Southeast Asia” (2003)..., các công trình nêu trên, đã có những nghiên
cứu tương đối có hệ thống về quan hệ Nhậ
t Bản - ASEAN trên nhiều
phương diện kinh tế, an ninh, chính trị, văn hóa xã hội. Đưa ra những
nhận xét tương đối xác đáng về sự tương tác qua lại giữa Nhật Bản và
các nước ASEAN trên nhiều lĩnh vực đã đề cập. Như công trình “Quan
hệ Nhật Bản - ASEAN: chính sách và tài trợ ODA”, các tác giả đã

trình bày một cách chi tiết chính sách và dòng chảy ODA của Nhật
Bản tới các nước ASEAN qua từng giai đoạn lịch s
ử, phân tích những
tác động của nó đối với các nước ASEAN và Nhật Bản; hay công trình
“Kinh tế học chính trị Nhật Bản” có một phần đề cập đến quan hệ
Nhật Bản với các nước ASEAN trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hóa, và sự gia tăng vai trò của Nhật Bản đối với khu vực...Tuy
nhiên, vấn đề quan hệ Nhật Bản với các nước ASEAN nhất là giai
đoạn sau năm 1975 thì các công trình
đề cập vẫn còn sơ lược, chưa
làm rõ mối quan hệ vốn rất phong phú và đang diễn ra sôi động giữa
Nhật Bản với ASEAN.
Mặc dù còn có những hạn chế song từ quan điểm tiếp cận riêng
của mình, tác giả vẫn xem các công trình trình nêu trên là những tư
liệu tham khảo hết sức quý báu và bổ ích cho việc thực hiện luận án.
3. Nhóm các bài nghiên cứu
Bao gồm những bài nghiên cứu được công bố trong các hội th
ảo
khoa học và đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Nghiên cứu Lịch
sử; Nghiên cứu Đông Nam Á; Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á;
Nghiên cứu Quan hệ quốc tế; Tạp chí Kinh tế thế giới ... Ưu điểm nổi
bật nhất của các công trình này là tập trung nghiên cứu vào nội dung


3
cụ thể của quan hệ Nhật Bản với ASEAN, lại cập nhật được những
thông tin, phản ánh kịp thời những chuyển biến mới nhất trong mối
quan hệ Nhật Bản - ASEAN.
Tóm lại, vấn đề “Quan hệ Nhật Bản - ASEAN (1975 – 2000)”
đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập ở dưới

nhiều góc độ khác nhau. Cho đến nay, vấn đề này đã thu được những
thành quả đáng kể trên các lĩnh vực lịch sử, kinh tế, ngoại giao, an
ninh chính trị, văn hoá xã hội. Tuy nhiên, vẫn thiếu vắng một công
trình nghiên cứu có tính tổng hợp về vấn đề được đặt ra. Từ tình hình
trên cho thấy việc nghiên cứu “Quan hệ Nhật Bản - ASEAN (1975 -
2000)” là rất quan trọng vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực
tiễn nhất là đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

III . Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một cách có hệ thống tiến trình phát triển mối
quan hệ giữa Nhật Bản với ASEAN từ năm 1975 đến năm 2000.
- Vạch ra những nguyên nhân thúc đẩy mối quan hệ qua hai giai
đoạn trong và sau Chiến tranh lạnh. Đánh giá sự tác động của quan hệ
Nhật Bản - ASEAN tới Nhật Bản, các nước ASEAN và Việt Nam.
- Rút ra một số nhận xét về quan hệ Nhậ
t Bản - ASEAN trong giai
đoạn 1975 - 2000.
- Thông qua những bài học thành công của các nước ASEAN
trong quan hệ với Nhật Bản nhằm đóng góp những luận cứ cho việc hoạch
định chính sách đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Nhật Bản,
ASEAN.


IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan Nhật Bản -
ASEAN, trong đó Nhật Bản là chủ thể, ASEAN là nhóm nước đối tượng.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu quan hệ
trên các lĩnh vực an ninh chính trị và kinh tế còn các lĩnh vực khác như
văn hóa, xã hội, môi trường, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực
... luận án chỉ điểm qua khi liên quan. Luận án cũng ch

ỉ chủ yếu
nghiên cứu quan hệ Nhật Bản với các thành viên ASEAN ban đầu
(ASEAN-5)
Về mặt thời gian, luận án sẽ nghiên cứu quan hệ Nhật Bản với
ASEAN trong khoảng thời gian 25 năm, từ năm 1975 đến năm 2000.

V. Các nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
1.Các nguồn tư liệu



4
- Các văn kiện chính thức của chính phủ Nhật Bản và các nước
ASEAN về chính sách đối ngoại.
- Các bài phát biểu, các văn bản chính thức, Hiệp định, các
tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo Nhật Bản và các nước ASEAN.
- Các sách chuyên khảo về lịch sử thế giới cận hiện đại, lịch sử
quan hệ ngoại giao, lịch sử quan hệ quốc tế, lịch sử Nhật Bản, lịch sử
Đ
ông Nam Á. Các công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học, các bài báo
của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước bằng tiếng Việt, tiếng Anh.
- Các số liệu thống kê từ các nguồn của chính phủ Nhật Bản,
ASEAN và Việt Nam về đầu tư trực tiếp, viện trợ ODA, thương mại.
- Tài liệu mạng internet...
2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận: Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi luôn
quán triệt phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan đi
ểm của Đảng ta về các vấn đề quan hệ quốc tế.
* Phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp lịch sử và phương

pháp logic, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so
sánh…

VI. Đóng góp của luận án

* Về mặt khoa học
- Cung cấp bổ sung những tư liệu mới liên quan đến đề tài và
coi đây là một đóng góp về mặt tư liệu trong công tác nghiên cứu,
giảng dạy lịch sử thế giới nhất là lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại.
- Qua những cứ liệu lịch sử chân thực, đề tài hệ thống hóa quá trình
phát triển mối quan hệ phong phú đa dạng giữ
a Nhật Bản và nước
ASEAN trong khoảng thời gian từ 1975 đến 2000.
- Tập trung nghiên cứu và lý giải những vấn đề cơ bản nổi lên
trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể của mối quan hệ Nhật Bản -
ASEAN. Xem xét quan điểm và phương pháp giải quyết vấn đề của
Nhật Bản và ASEAN, từ đó làm rõ bản chất của mối quan hệ này.
* Về mặt th
ực tiễn
- Làm rõ nhân tố Nhật Bản trong quá trình phát triển của ASEAN
cũng như những đóng góp tích cực của ASEAN trong sự phát triển của
Nhật Bản nhất là quá trình vươn lên cường quốc thành “bình thường”.
- Luận án phân tích làm rõ tính năng động, mềm dẻo của Nhật
Bản và ASEAN trong việc ứng phó trước những biến động của tình


5
hình thế giới và khu vực. Đánh giá tác động của quan hệ này đối với
Nhật Bản, các nước ASEAN và Việt Nam.
- Từ những bài học thành công của ASEAN trong quan hệ với

Nhật Bản, luận án đóng góp luận cứ cho việc hoạch định chính sách
đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Nhật Bản, ASEAN.


VII. Bố cục của luận án
Luận án gồm 187 trang. Ngoài phần mở đầu và Kết luận, nội
dung luận án được kết cấu thành ba chương.
Chương 1: Quan hệ Nhật Bản - ASEAN từ năm 1975 đến năm 1991
Chương 2: Quan hệ Nhật Bản - ASEAN từ năm 1991 đến năm 2000
Chương 3: Nhận xét về quan hệ Nhật Bản - ASEAN từ 1975
đến năm 2000
Chương 1

QUAN HỆ NHẬT BẢN - ASEAN TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1991

1.1. Những tiền đề của quan hệ Nhật Bản - ASEAN

1.1.1. Tiền đề lịch sử

Là một nước quần đảo, Nhật Bản sớm có tư duy về biển và cũng
sớm có quan hệ thương mại và bang giao với nhiều quốc gia châu Á nói
chung và Đông Nam Á nói riêng. Trong lịch sử đã có lúc quan hệ Nhật Bản
với các quốc gia Đông Nam Á rất “hữu hảo” như ở đầu thế kỉ XVII. Từ sau
chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay
quan hệ Nhật Bả
n - ASEAN lại càng không ngừng được đẩy mạnh. Cả
Nhật Bản và ASEAN đều xác định mối quan hệ này là một trong những
mối quan hệ đối ngoại quan trọng nhất của họ. Đây chính là một trong
những tiền đề hết sức quan trọng cho quá trình xây dựng, bồi đắp và phát
triển quan hệ Nhật Bản - ASEAN trong hiện tại và ở cả tương lai.



1.1.2. Tiền đề an ninh - chính trị

Năm 1975, cuộc kháng chiến của ba nước Đông Dương giành
thắng lợi đã mở ra một cục diện mới ở Đông Nam Á. Môi trường an
ninh khu vực có sự thay đổi lớn. Mỹ rút quân không chỉ giảm sự bảo
trợ an ninh cho nhiều nước trong khu vực mà còn tạo ra “khoảng trống
quyền lực” kích thích các cường quốc gia tăng ảnh hưởng, trong đó
Nhật Bản là một trong những nước có nhiề
u tham vọng nhất.
Đây cũng là thời điểm ASEAN đạt được những thành tựu nhất
định trong phát triển kinh tế và trong việc kết dính các thành viên của
khối tạo khả năng độc lập, tự chủ hơn trong chính sách đối ngoại.


6
Trong bối cảnh đó, Nhật Bản và các nước ASEAN đều có nhu
cầu lớn trong việc mở rộng quan hệ hợp tác với nhau. Đây có thể xem
là một cơ sở quan trọng để Nhật Bản và ASEAN mở rộng và tăng
cường mối quan hệ với nhau trong tình hình mới.

1.1.3. Tiền đề về kinh tế

Bước vào thập niên 70 thế kỉ XX, Nhật Bản đã đạt được vị trí
cường quốc kinh tế thế giới và trở thành nhân tố hết sức quan trọng
trong việc ổn định tình hình và phát triển khu vực châu Á, đồng thời là
đối tác cực kỳ quan trọng của các nước ASEAN.
Nhằm khắc phục những “cú sốc lớn” đầu thập niên 70, Nhật
Bản đã thực thi ra nhiều biện pháp, chính sách cả

đối nội lẫn đối ngoại,
trong đó có biện pháp sống còn là tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu
hàng hóa, đầu tư ra nước ngoài nhất là đến các nước ASEAN.
Về phía các nước ASEAN, họ đã đặt nền móng cho hợp tác bền
vững trong khu vực và giữa khu vực với các đối tác bên ngoài. Hơn
nữa, đây là thời kỳ các nước ASEAN chuyển sang thực hiện chiến
lược công nghiệp hóa hướng ra xuấ
t khẩu nên nhu cầu về vốn, công
nghệ, thị trường đặt ra một cách gay gắt. Mở rộng giao lưu hợp tác, đa
dạng hóa quan hệ với các đối tác bên ngoài nhất là với các nước tư bản
phát triển như Mỹ, Nhật Bản trở thành vấn đề mang ý nghĩa chiến lược
của các nước này. Như vậy, nhu cầu hợp tác kinh tế với nhau đã trở thành
tiền đề quan trọ
ng thúc đẩy quan hệ Nhật Bản - ASEAN phát triển.

1.1.4. Học thuyết Fukuda – nhân tố mới cho sự phát triển
trong quan hệ Nhật Bản - ASEAN
Trước những thay đổi nhanh chóng của tình hình, năm 1977
Thủ tướng Nhật Bản Fukuda đã công bố chính sách Đông Nam Á mới
của Nhật Bản với ba nội dung cơ bản:
Thứ nhất, Nhật Bản một quốc gia tôn trọng hoà bình, không
chấp nhận vai trò của một cường quốc quân sự.
Thứ hai, Nhật Bản, sẽ
làm hết sức mình để củng cố mối quan hệ
cùng tin cậy lẫn nhau dựa trên sự hiểu biết thành thật với những nước này.
Thứ ba, Nhật Bản sẽ hợp tác để thúc đẩy mối quan hệ dựa trên sự
hiểu biết lẫn nhau với các quốc gia Đông Dương và do vậy sẽ đóng góp
vào việc xây dựng hoà bình và thịnh vượng trên toàn khu vực Đông Nam Á.
Với Học thuyết Fukuda, lầ
n đầu tiên Nhật Bản đã hoạch định

một chính sách Đông Nam Á cụ thể, ở đó không chỉ đề cập đến kinh tế
mà cả chính trị, văn hóa. Nhật Bản đã khéo léo xây dựng niềm tin đối

×