Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn hãy xử lý rác thải đúng cách góp phần bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC OAI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HOÀ THẠCH
BÀI DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG
THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
Địa chỉ : Hoà Thạch - Quốc Oai – Hà Nội
Điện thoại : 0433.676.763
Email :
Họ và tên nhóm học sinh :
1. Họ và tên : Hoàng Thị Khánh Huyền
2. Họ và tên : Nguyễn Thị Hồng Lanh

Phụ lục
Cấu trúc bài viết dự thi :
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
A. TRANG BÌA
- Sở Giáo Dục và Đào tạo : Thành phố Hà Nội
- Phòng Giáo Dục và Đào tạo : Huyện Quốc Oai
- Trường : THCS Hoà Thạch
- Địa chỉ : Hoà Thạch – Quốc Oai – Hà Nội
- Điện thoại : 0433.676.763
- Email:
- Thông tin về học sinh :
1.Họ và tên: Hoàng Thị Khánh Huyền
Ngày sinh: 02/09/2000 Lớp : 9E
2. Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Lanh
Ngày sinh: 17/09/2000 Lớp: 9E
B. CÁC TRANG TIẾP THEO:


1. Tên tình huống.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.
4. Giải quyết tình huống.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.

Ví dụ:
1) Tên tình huống
Hôm đó là một ngày đẹp trời, Huyền và các bạn cùng nhau đi học. Khi đi qua nhà
Lanh- một người bạn cùng lớp- thì cả nhóm dừng xe lại và gọi Lanh cùng đi học.
Trong thời gian chờ Lanh lấy xe đạp thì có một mùi nồng nặc mà khó chịu theo chiều
gió toả ra. Cả nhóm ngơ ngác không biết mùi đó từ đâu đến? Nhưng các bạn đều cho
rằng đó là mùi của rác thải. Tất cả cùng quan sát xem bãi rác thải đó nằm ở đâu. Bỗng
Mai reo lên và chỉ tay về phía bãi rác cạnh nhà Lanh:
- A! Kia kìa! Chính là bãi rác ấy! Toàn là bao bì nilông đủ chủng loại, thức ăn thừa
và phế thải nữa!
Phương nói:
- Eo ôi! Bãi rác này to quá!
Khi đến lớp, Mai nhanh nhảu hỏi Lanh:
- Đống rác cạnh nhà cậu to quá! Nhà cậu hay đổ rác ở đấy phải không?
Lanh nói :
- Ừ ! Mình vẫn thường đổ rác ở đó và mấy bác hàng xóm cạnh nhà mình cũng thường
đổ rác ở đó đấy thôi!
Cả nhóm đều góp ý với Lanh phải xử lý đống rác đó ngay hoặc nói với bố mẹ xử lý,
có biện pháp ngăn chặn mọi người đổ và vứt rác bừa bãi như vậy nữa .
Chiều hôm đó, Huyền sang nhà Lanh chơi, bất ngờ Huyền thấy Lanh đang đốt đống
rác thải mà cả nhóm nhìn thấy hồi sáng. Huyền vội vã vào nhà Lanh xách một xô
nước ra đổ vào bãi rác đang cháy và nói với Lanh:
- Sao cậu lại đốt rác thải và cả bao bì nilông như vậy? Cậu có biết làm như vậy là

nguy hiểm lắm hay không?
Lanh ngạc nhiên:
- Ơ ! Mình thấy các cô, các bác vẫn thường hay xử lý rác thải và bao bì nilông bằng
cách đốt bỏ đấy thôi!
- Huyền : Như vậy là bạn không nắm được tác hại của việc đốt rác thải, đặc biệt là
bao bì nilông và việc bảo vệ môi trường rồi! Thôi để mình chỉ cho bạn cách xử lý rác
thải, đặc biệt là bao bì nilông và cả giải thích vì sao không nên đốt bao bì nilông nữa
nhé!
2) Mục tiêu và giải thích tình huống
* Thứ nhất: Hiện tại việc xử lý rác thải không đúng cách đang diễn ra ở rất nhiều nơi
nên đây là một tình huống xuất phát từ cuộc sống thực tế.
* Thứ hai: Việc đốt rác thải, đặc biệt là bao bì nilông gây ô nhiễm môi trường và ảnh
hưởng xấu đến sức khoẻ con người.
* Thứ ba: Giúp các bạn học sinh rèn luyện kĩ năng xử lý rác thải và bảo vệ môi
trường trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời các bạn sẽ tuyên truyền với những
người thân trong gia đình, những người xung quanh để giữ gìn bảo vệ môi trường và
tăng cường kĩ năng xử lý rác thải trong đời sống của họ.
* Thứ tư: Giải quyết tình huống này chúng em có thể ôn lại, nắm vững một số kiến
thức của các môn như: sinh học, hoá học, lịch sử, GDCD,… và từ đó giúp các em
tăng khả năng của mình trong việc vận dụng kiến thức các môn học trong đời sống
thực tế.
3) Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
- Để giải quyết tình huống này, nhóm chúng em đã tìm hiểu và thấy có thể áp dụng
nhiều kiến thức một số môn học trong nhà trường để giải quyết cho thấu đáo, cặn kẽ
tình huống mà chúng em đưa ra ở trên, cụ thể là: sinh học, hoá học, lịch sử, GDCD,
… ở các khối lớp mà chúng em đã được học. Ví dụ:
+ Với môn ngữ văn: Lối văn nghị luận trong thuyết minh tiến trình giải quyết tình
huống.
+ Với môn tiếng anh: Trong phần nhan đề tình huống ( viết dưới hình thức như một
khẩu hiệu song ngữ ).

HÃY XỬ LÝ RÁC THẢI
Đúng cách góp phần bảo vệ môi trường
( Let
,
s solve the garbage to protect the environment )
Để hoà cùng chủ trương, không khí xây dựng môi trường học tiếng Anh trong trường
Trung học cơ sở.
- Còn các môn học khác chúng em xin trình bày cụ thể trong phần thuyết minh giải
quyết tình huống dưới đây.
4) Giải quyết tình huống
4.1: Trình bày khái niệm môi trường là gì? Tầm quan trọng của môi trường đối với
mỗi người và đặc biệt là đối với mỗi học sinh?
4.2: Bảo vệ môi trường là gì? Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của những ai?
4.3: Rác là gì? Thực trạng rác thải hiện nay và ảnh hưởng của nó đối với môi trường.
Làm thế nào để hạn chế lượng rác thải ra môi trường và những cách xử lý rác thải
đúng cách?
4.4: Tại sao không nên đốt rác thải, đặc biệt là bao bì nilông trong không khí?
4.5: Hiện tại về kĩ năng xử lý rác thải hàng ngày để bảo vệ môi trường của trường
THCS Hoà Thạch và học sinh trường THCS Hoà Thạch => đưa ra một vài hình ảnh
về phương pháp xử lý rác thải đúng cách. Từ đó nói lên sự cần thiết của việc biết
cách bảo vệ môi trường của bản thân.
4.6: Tác hại của việc xử lý rác thải không đúng cách.
4.7: Tác dụng của việc hiểu và biết cách xử lý rác thải.
4.8: Trách nhiệm của học sinh về việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc xử lý rác
thải đúng cách.
5) Thuyết minh về tiến trình giải quyết tình huống
- Các bạn có biết không, từ thời nguyên thuỷ, khi chưa thể tự tạo ra các công cụ lao
động, con người sống chủ yếu bằng săn bắt và hái lượm, phụ thuộc vào những cái có
sẵn trong thiên nhiên đó là những kiến thức chúng ta đã được học ở môn lịch sử 6 bài
3: “ Xã hội nguyên thuỷ.” Trải qua hàng triệu năm, khi cộng đồng người phát triển,

nhưng chúng ta vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào môi trường, nó cung cấp cho con
người những nguyên liệu để sản xuất từ sản phẩm thô sơ nhất. Và cả ngày nay, cùng
với sự phát triển của nhân loại, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, môi trường vẫn đóng
vai trò rất quan trọng để con người phát triển. Vậy các bạn có biết môi trường là gì
không? Môi trường là một tập hợp bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội có
liên quan mật thiết với nhau đang bao quanh con người, có ảnh hưởng và tác động lên
mọi hoạt động của con người như tài nguyên thiên nhiên, ánh sáng, không khí, nước,
độ ẩm, quan hệ xã hội,… Nói chung, môi trường là tất cả mọi thứ xung quanh chúng
ta, giúp chúng ta có cơ sở tồn tại và phát triển đó là những kiến thức chúng ta đã được
học ở môn GDCD 7 bài14: “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.”
- Theo bài: “ Bảo vệ môi truờng và tài nguyên thiên nhiên.” Môi trường đóng vai trò
quan trọng đối với con người. Môi trường chính là không gian sống cho con người và
thế giới sinh vật. Không những thế môi trường còn là nơi chứa đựng các nguồn tài
nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người như: rừng, động - thực vật,
nước, … Hơn thế nữa, môi trường còn có chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin
cho con người và bảo vệ con người, sinh vật, khỏi những tác động bên ngoài. Môi
trường có vai trò quan trọng như vậy đó. Vì thế việc bảo vệ môi trường cũng vô cùng
quan
trọng đối với mỗi học sinh và tất cả mọi người, môi trường trong lành thì chúng ta
mới có tinh thần tốt để học tập, vui chơi và làm việc ở mức độ tốt nhất.Vì vậy người
ta vẫn thường nói: “ Chung tay bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống cuả chúng ta.”
- Chính vì môi trường có tầm quan trọng lớn đối với sinh vật nói chung và con người
nói riêng nên chúng ta hãy chung tay góp phần bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường
là những hành động giữ cho môi trường trong lành, sạch, đẹp, cải thiện môi trường,
đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và
thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên.
- Bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm của riêng cá nhân nào mà bảo vệ môi
trường là trách nhiệm của tất cả mọi người, của toàn xã hội. Từ nhà nước đến các cơ
quan, tổ chức xã hội đến mỗi người dân đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường.

- Như chúng ta đã biết những thứ, những đồ vật, những sinh vật… mà con người
không dùng hoặc không sử dụng và bỏ đi gọi chung là rác thải. Rác là một phần tất
yếu của cuộc sống, không một hoạt động nào của cuộc sống không sinh ra rác. Xã hội
ngày càng phát triển, lượng rác ngày càng nhiều và dần trở thành mối đe doạ thực sự
đối với cuộc sống. Rác thải ra ở mọi nơi mọi lúc trong phạm vi rộng, từ các hộ gia
đình, khu thương mại, chợ và các tụ điểm buôn bán, khách sạn, khu vui chơi giải trí,
trường học…
- Con người chúng ta tạo ra rất nhiều rác! Trung bình mỗi hộ dân ở Việt Nam tạo ra
khoảng một tấn rác mỗi năm! Mỗi hộ dân có 4 người tại thành phố Hà Nội thải ra
trung bình 2,4 tấn rác/ngày (nếu tính trung bình mỗi người thải ra 0,6 kg rác/ngày),
mỗi năm trung bình một hộ thải ra 0,87 tấn rác! Bạn thấy đấy những con số trên đều
là những con số biết nói, nó khiến chúng ta phải ngạc nhiên về một khối lượng rác
khổng lồ mà lượng rác đó chỉ có một con đường là thải vào môi trường. Những bãi
rác xuất hiện ở bất cứ nơi nào, thậm trí người ta còn phát hiện ra cả những hòn đảo do
rác tạo thành trên biển. Rác và cách xử lý rác không đúng cách sẽ là mối đe doạ lớn
đối với môi trường. Ngôi nhà xanh của chúng ta rất cần có một môi trường trong lành
nhưng lượng rác thải quá nhiều là nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm môi trường.



Thực trạng rác thải hiện nay.
- Chính vì vậy, để bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Điều tốt nhất chúng ta nên làm là
hạn chế lượng rác thải ra môi trường và có những biện pháp xử lý rác đúng cách. Sau
đây là những biện pháp hạn chế rác thải ra môi trường mà chúng ta nên thực hiện:
+ Những quần áo của bạn và gia đình nếu không dùng đến bạn có thể đem đến những
nơi làm từ thiện.
+ Nhựa là một chất khó tái chế. Vì vậy để giảm số lượng nhựa thải vào môi trường.
Hãy hạn chế sử dụng nhựa trong cuộc sống hàng ngày, một cách để cắt giảm nhựa
đơn giản là từ chối sử dụng túi nhựa do nhân viên siêu thị cung cấp và sử dụng túi
làm bằng vật liệu bền chắc, hoặc sử dụng túi nhựa nhiều lần cho đến khi không còn

sử dụng được nữa .
+ Không mua những hàng hoá được gói quá nhiều lớp. Nhiều hàng hoá chúng ta mua
được gói với lượng bao bì nhựa và giấy bao quanh chúng nhiều hơn mức cần thiết .
+ Thay đổi thói quen mua hàng và tiêu dùng để giảm tác động đến môi trường là xu
thế đang phát triển trên thế giới. Những thói quen đang bị mất dần đi, nay đang được
khuyến khích trở lại tại các nước giàu có. Ở Thuỵ Điển, hàng hoá sau khi tính tiền
của bạn chỉ được đựng trong những túi nilông rất mỏng manh và rất dễ rách nếu bạn
mua hàng nhiều và nặng. Muốn có những túi dày để đựng hàng trong các siêu thị của
thành phố Hồ Chí Minh bạn phải trả khoảng 6.000 – 10.000đ tuỳ kích cỡ. Đây là một
biện pháp kinh tế của chính phủ để hạn chế việc tiêu thụ túi nhựa cũng như thải rác
nhựa ra môi trường và khuyến khích người dân đem theo túi đựng hàng có thể sử
dụng nhiều lần như: túi vải, giỏ xách,…

Sử dụng túi vải, giỏ xách thay thế cho bao bì nilông.
- Ngoài những biện pháp hạn chế lượng rác thải ra môi trường đã nêu trên đây chúng
ta cũng cần phải có những biện pháp xử lý rác thải đúng cách. Sáng nay, bọn tớ đã
ngửi thấy mùi khó chịu và cũng đã nhìn thấy độ bừa bãi của đống rác thải cạch nhà
bạn, trong khi ngày nào bạn cũng phải nhìn và ngửi mùi khó chịu của nó. Bạn có biết
tại sao rác thải trong bãi rác đó lại biến dạng và có mùi khó chịu không? Đó chính là
do khi rác thải chất thành đống lâu ngày dưới tác động của vi khuẩn và những khoáng
chất như: P, Ca, Na chúng sẽ tự phân huỷ (trừ nhựa và bao bì nilông) đó là những
kiến thức chúng ta đã được học ở bài 50: “ Vi khuẩn.” môn sinh học 6. Khi chúng
phân huỷ chúng sẽ bị biến dạng và sinh ra mùi khó chịu, quan trọng hơn khi chúng
phân huỷ khí Me- tan(CH4)- loại khí chúng ta đã được học ở bài 36: Me-tan - đó là
loại khí nhà kính có ảnh hưởng nhiều nhất đối với môi truờng sẽ phát thải vào không
khí đó là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí. Sau đây là một số
biện pháp xử lý rác thải đúng cách :
+ Đầu tiên mỗi người phải nhận thức được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và có
ý thức bảo vệc môi trường bài 14: “ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.’’
môn GDCD 7 đã nói đến điều này. Vứt rác đúng nơi quy định làm một việc làm đơn

giản dường như ai cũng có thể làm được . Nếu tất cả mọi người đều có ý thức như
vậy thì sẽ giảm được một phần lớn lượng rác thải ra môi trường góp phần làm cho
môi trường xanh- sạch- đẹp .
+ Rác trước khi được đem xử lý, cần được phân loại ngay tại hộ gia đình. Hãy phân
loại rác thành 2 loại rác hữu cơ và rác vô cơ . Cách nhận biết :
* Rác hữu cơ : là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi
thối như các loại thức ăn thừa, thức ăn hư hỏng (vỏ khoai, rau úa, lá trà,… )

* Rác vô cơ : có thể chia làm 2 loại :
1. Rác vô cơ tái chế : là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế
biến lại như : giấy, cáctông, kim loại, cao su, chai nhựa, chai thuỷ tinh,…
2. Rác vô cơ không tái chế : là chất thải rắn vô cơ không có khả năng sử dụng hoặc
chế biến lại như : giấy ăn đã sử dụng, thuỷ tinh vụn, xương động vật, vỏ trứng, …
Vì vậy mỗi gia đình cần trang bị ít nhất là 2 thùng rác và nên có 3 thùng, 1 thùng rác
hữu cơ, 1 thùng rác vô cơ tái chế và 1 thùng đựng rác vô cơ không tái chế được (màu
sắc khác nhau để tránh nhầm lẫn). Chúng ta cũng có thể tận dụng những vật có sẵn
trong nhà để làm thùng đựng rác phân loại như: thùng sơn, rổ nhựa ,…

A- Thùng đựng rác hữu cơ . Thùng rác phân loại 3 ngăn .
B- Thùng đựng rác vô cơ .
- Sau khi đã phân loại rác chúng ta sẽ xử lý chúng bằng cách :
* Rác hữu cơ : có thể sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi trong nhà hoặc chất thành
đống trong vườn, để chuyển thành phân vi sinh như là một nguồn phân bón tự nhiên
tốt cho cây cối . Xây dựng hố rác di động cũng là một biện pháp xử lý rác hữu cơ .
Hố rác di động là một trong những mô hình xử lý rác thải hữu cơ dễ ứng dụng, linh
hoạt mà không kém phần hiệu quả . Được gọi là hố rác di động vì hố này thể tích nhỏ
(cỡ vài trăm lít), khi hố đầy có thể chuyển sang hố khác sử dụng, hố được chính
người dân xây dựng và duy trì hoạt động . Hố rác di động là một trong những giải
pháp xử lý rác hữu cơ đơn giản và hiệu quả .
* Rác vô cơ :

1. Rác vô cơ tái chế: bạn có thể tự mình tái chế tại nhà, trường học hoặc thu gom lại
bán cho những người thu gom rác tái chế .
2. Rác vô cơ không tái chế : tốt nhất bạn nên thu gom lại trong thùng, xô, sọt, bao tải,

Bạn có thể nói với bố mẹ bớt một phần kinh phí trả cho những người làm nghề chở
rác một phần kinh phí để xử lý phần rác không tái chế được .
- Như chúng ta đã biết rác thải ra ngoài môi trường với khối lượng lớn . Vì vậy, việc
xử lý rác đúng cách là một việc rất quan trọng . Bạn có thể xử lý rác bằng cách phân
loại rồi tái chế hoặc rác không tái chế được gửi lên những xe chở rác hàng ngày với
một khoản chiphí nhỏ . Nhưng tuyệt đối không được đốt rác thải, đặc biệt là bao bì
nilông như ban nãy nhé . Trước hết bạn phải biết trong đống rác thải thì thường có
một số thành phần được gọi là chất thải nguy hại . Chất thải được gọi là nguy hại khi
có ít nhất một trong các tính chất sau : dễ nổ (bật lửa,…), dễ cháy (vật dính xăng dầu,
…), ăn mòn (các chất có tính axit,…), gây nhiễm trùng (bơm kim tiêm ,…), chứa chất
độc hại (pin,…), …Như vậy khi bạn đốt chúng sẽ sinh ra nhiều hiện tượng cực kì
nguy hiểm như nổ, nhiễm trùng, … ảnh hưởng đến chính bạn và cả mọi người xung
quanh . Đặc biệt mình thường thấy trong bãi rác thì bao bì nilông cũng chiếm đa phần
. Mà bạn có biết khi bạn đốt nó sẽ nguy hiểm như thế nào không ? Pla-xtic - chất
dẻo:còn gọi chung là nhựa - là những vật liệu tổng hợp gồm các phân tử gọi là pô-li-
me .Túi nilông chủ yếu được sản xuất từ hạt pô-li-ê-ti-len(PE), pô-li-prô-pi-len (pp)
và nhựa tái chế . Nó có đặc tính là không thể tự phân huỷ (không biến đi đâu được ).
Không giống như chất thải sinh hoạt giấy và thực vật . Chất dẻo này có thể tồn tại từ
20 đến trên 5000 năm . Do phải đốt rác ở nhiệt độ cao, các chất dẻo có thể tác dụng
với các chất xúc tác ôxit kim loại vốn có trong rác giải phóng khí pô-li-clo-bi-phe-nin
có khả năng chuyển hoá thành đi-ô-xin (C12H4Cl4O2)- chất rắn, không màu, rất độc,
chỉ cần nhiễm một lượng nhỏ cũng đủ nguy hiểm . Khi chất thải pla-xtic bị đốt các
khí độc thải ra chứa thành phần cácbon có thể làm thủng tầng ôzon, khói do đốt
nilông có thể : ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởg đến các nội tiết tố,
giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư, dị tật bẩm sinh cho
trẻ sơ sinh đó là những kiến thức chúng ta đã được học ở môn Ngữ văn 8 bài :“

Thông tin về ngày trái đất năm 2000 .”
- Bạn thấy đấy, biết cách xử lý rác thải hàng ngày, đặc biệt là bao bì nilông là một
điều rất quan trọng và hãy nhìn kìa, hình ảnh các bạn học sinh biết cách xử lý rác thải
hàng ngày, giữ cho môi trường xanh- sạch- đẹp để có tinh thần tốt học tập, vui chơi
thoải mái . Tác hại của việc không biết cách xử lý rác thải thật ghê gớm .
Chúng em dọn vệ sinh trước cổng trường

Chúng em thu gom rác tái chế . Sản phẩm tái chế :
Lọ hoa làm bằng chai nhựa .
- Bạn có thấy hiện nay trên thế giới có nhiều nơi phải đối mặt với biến đổi khí hậu và
bạn biết không nguyên nhân gây nên những hiện tượng thời tiết bất thường đó chính
là do ô nhiễm môi trường mà việc xử lý rác thải không đúng cáchlại là nguyên nhân
cơ bản gây ô nhiễm môi trường, bạn thấy đấy những việc làm tuy nhỏ của con người
cũng ảnh hưởng ghê gớm đến ngôi nhà xanh của chúng ta .
Tác hại nữa mà chúng ta có thể thấy ngay đây này, việc xử lý rác thải không đúng
cách gây ô nhiễm môi trường là con người có thể mắc phải những loại bệnh như : dị
ứng, viêm mũi, viêm xoang, khó thở,…thậm chí là ung thư nguy hiểm đến tính mạng
con người . Gần đây xuất hiện nhiều loại bệnh lạ mà con người chúng ta chưa tìm ra
cách chữa trị .
-Với mỗi chúng ta việc giữ gìn và bảo vệ môi trường đặc biệt là việc xử lý rác thải và
cả bao bì nilông nữa là rất cần thiết . Vì có một môi trường trong lành chúng ta mới
có thể vui chơi học tập hoàn thành tốt nhiêm vụ của mình trong học tập rèn luyện trở
thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ các bạn ạ !
Vậy chúng ta học hỏi để biết cách bảo vệ môi trường đặc biệt là việc xử lý rác thải
đúng cách các bạn nhé .
6) Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Với tình huống trên, chúng em thiết nghĩ nếu được tuyên truyền rộng rãi đến tất cả
các bạn học sinh nói chung và các bạn học sinh trườngTHCS Hoà Thạch nói riêng
sẽ có những ý nghĩa quan trọng như các bạn sẽ có ý thức bảo vệ môi trường. Từ
đó tất cả những điều chúng ta học được từ các bộ môn đều có tác dụng và ý nghĩa

lớn trong đời sống, không kiến thức nào, không môn học nào được coi là môn
phụ, môn học
không quan trọng. Như vậy tự các bạn sẽ có ý thức học tập tốt hơn ở tất cả các
môn học, không xem nhẹ coi thường môn học nào. Và hơn thế nữa thông qua cách
vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết tình huống , các hiện tượng mà các
bạn thường gặp trong thực tiễn. Trên cơ sở đó sẽ kích thích tính tò mò, ham học
hỏi, đồng thời xác định rõ việc học tập quan trọng như thế nào. Từ đó sẽ thúc đẩy
mạnh mẽ phong trào học tập trong mỗi học sinh và mỗi nhà trường.
Trên đây là một trong các tình huống thực tiễn mà nhóm học sinh trường
THCS Hoà Thạch đã gặp và giải quyết. Trong quá trình giải quyết tình huống còn có
những hạn chế nhất định, mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn .
Hoà Thạch, ngày 30 tháng 11 năm 2014
Nhóm tác giả
Nguyễn Thị Hồng Lanh
Hoàng Thị khánh Huyền


×