Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

LÀM THẾ nào để THẾ hệ TRẺ có ý THỨC bảo tồn DI sản văn hóa ở địa PHƯƠNG HUYỆN HOÀI đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.36 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT HOÀI ĐỨC B
====== o0o ======
BÀI DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH THPT
TÊN TÌNH HUỐNG
TÊN TÌNH HUỐNG: “LÀM THẾ NÀO ĐỂ THẾ HỆ TRẺ CÓ Ý THỨC
BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA Ở ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN HOÀI ĐỨC ?”
Các môn vận dụng: Lịch sử - Địa lí - Giáo dục công dân - Ngữ văn
Môn chính: Lịch sử
Nhóm học sinh thực hiện:
1. Hoàng Hạnh Nguyên: 10A9- THPT Hoài Đức B
2. Trần Thanh Linh: 10A9- THPT Hoài Đức B
3. Võ Thúy Hiền: 10A9- THPT Hoài Đức B
Hà Nội, 2014
BÀI VIẾT DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH THPT
- Sở Giáo Dục và Đào tạo Hà Nội
- Trường THPT Hoài Đức B
- Địa chỉ: Ngãi Cầu- An Khánh- Hoài Đức- Hà Nội
- Email:
Nhóm học sinh:
1. Hoàng Hạnh Nguyên lớp: 10A9
2. Trần Thanh Linh lớp:10A9
3. Võ Thúy Hiền Lớp: 10A9
Giáo viên hướng dẫn: HOÀNG THỊ QUYÊN
NGUYỄN THỊ TUYÊN
Tổ Sử - Địa – GDCD - THPT Hoài Đức B
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2014


1
TÊN TÌNH HUỐNG
“LÀM THẾ NÀO ĐỂ THẾ HỆ TRẺ CÓ Ý THỨC BẢO TỒN DI SẢN
VĂN HÓA Ở ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN HOÀI ĐỨC ?”
I. Mục tiêu giải quyết tình huống.
1.Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức liên môn để
giải quyết tình huống thực tiễn.
- Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn nhằm giúp
học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản của các môn học, đi từ BIẾT - HIỂU
- VẬN DỤNG. Học sinh có suy nghĩ sâu hơn, rộng hơn về một vấn đề và
khuyến khích các bạn tự học, tự tìm tòi và phát hiện những kiến thức từ thực
tiễn đời sống.
- Việc vận dụng kiến thức các môn học sẽ giúp sinh chủ động và phát huy
được tính tích cực trong quá trình tự nghiên cứu. Các bạn sẽ nhìn nhận vấn đề
thực tiễn môt cách toàn diện.
- Qua bài vận dụng kiến thức liên môn sẽ giúp các bạn học sinh học tập gắn
với thực tiễn cuộc sống, tăng khả năng vận dụng, thực hành cũng như tăng
cường khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp. Đem lại những bài học thực sự bổ
ích và lí thú, gắn với thực tiễn đời sống.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống.
* Thống kê các di sản trên địa bàn huyện Hoài Đức.
* Phân loại các di sản ( di sản vật thể, phi vật thể. Di tích có giá trị Văn hóa, lịch
sử)
* Tìm hiểu, viết bài, giới thiệu về các di sản.
* Thực trạng các di sản cần được bảo tồn, phát huy
* Giải pháp bảo tồn, phát huy các di sản.
* Ý nghĩa của các di sản ở địa phương huyện Hoài Đức.
II. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.
Để giải quyết các vấn đề và tình huống nêu trên. Chúng em đã sử dụng
một số phương pháp từ các môn học trên lớp.

2
* Phương pháp nêu tình huống có vấn đề.
* Tổng hợp, khái quát về các di sản văn hóa.
* Phân tích, miêu tả, thuyết minh về di sản
* Phân loại các di sản cần được bảo tồn và phát huy
* Điều tra nhận thức của các bạn học sinh về di sản ở địa phương mình.
* Tuyên truyền về di sản thông qua các hình thức khác nhau: Thuyết minh, băng
rôn tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu di sản.
* Các hình thức: Tổ chức các Câu Lạc Bộ ( Câu lạc bộ di sản, Câu lạc bộ ca trù,
Câu lạc bộ môi trường )
III. Giải pháp giải quyết tình huống.
* Môn chính : Lịch sử
Sử dụng di sản trong dạy học lịch sử ở trường Phổ thông, Lịch sử địa
phương, giá trị lịch sử văn hóa của di sản vật thể, phi vật thể.
* Môn giáo dục công dân: Vai trò , trách nhiệm của công dân trong việc
gìn giữ, bảo tồn và phát huy các di sản, nhận thức cảu mỗi công dân để bảo vệ
các giá trị văn hóa tinh thần, góp phần xây dựng quê hương đất nước.
* Môn Địa lí: Bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống.
* Môn Toán: Thống kê số liệu, lập biểu đồ
* Môn ngữ văn: Thuyết minh, miêu tả về di sản, giá trị nhân văn của các
di sản.
IV. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Đề ra mục tiêu cần đạt → Tìm hiểu thu thập dữ liệu → Trao đổi, phân
tích, tổng hợp → Giải quyết vấn đề.
* Tư liệu sử dụng:
- Lịch sử địa phương Huyện Hoài Đức
- Cuốn “Hoài Đức - Một vùng văn hóa dân gian”
- Tài liệu tập huấn: Sử dụng di sản ở trường Phổ Thông
- Cuốn “di tích Hà Tây”, Sở văn hóa Thông tin 1999.
- Ứng dụng CNTT, các phương tiện thông tin đại chúng: báo, đài

V. Ý nghĩa của tình huống
3
Tiến trình thực hiện
I.Tình huống cần giải quyết
Vừa qua, chúng em có một chuyến đi thực địa đến các di tích lịch sử, văn hóa
bàn trên địa bàn Huyện Hoài Đức, phục vụ cho tiết học Lịch sử địa phương về
sử dụng di sản trong dạy học lịch sử .Chúng em nhận thấy, ngay ở mảnh đất quê
hương nhỏ bé của mình, từ một thôn cho đến một làng, một xã, nơi đâu cũng
mang dấu ấn lịch sử của ông cha một thời. Nơi nào cuàng có những di tích có
giá trị văn hóa, lịch sử,nhân văn sâu sắc. Thế nhưng,thưc tế cho thấy, các bạn
học sinh THPT không mấy quan tâm đến các giá trị lịch sử văn hóa ở xung
quanh mình. Nhiều bạn nghĩ rằng ở Hà Nội, chùa Một Cột hay Văn Miếu Quốc
Tử Giám mới là di tích lịch sử, mà đâu nghĩ rằng, ngay cạnh nơi các bạn sống,
một ngôi chùa nhỏ, một ngôi đình làng, miếu mạo cũng đã từng là chứng nhân
lịch sử, vượt qua bao sự thay đổi thăng trầm biến thiên của thời gian: Hay những
lễ hội dân gian của quê hương mình cũng là những nét văn hóa đặc sắc mang
đậm hồn quê hương, xứ sở, lưu giữ bao giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Tham gia lớp học thực địa về di sản, nghe các cụ cao niên kể về đình làng Đại
Bi ( Đông Lao) gắn liền với di tích Cách mạng hay nghe sự hướng dẫn của các
cô giáo về những giá trị văn hóa qua những lễ hội truyền thống như: Rước lợn
( La Phù), Rước Giá ( Yên Sở) chúng em đã học được bao điều ý nghĩa. Tuy
nhiên, nhiều di tích của địa phương lại là nơi người dân xâm chiếm để họp chợ,
đổ vật liệu xây dựng làm mất đi mĩ quan và làm cho những giá trị của nó bị
khuất lấp. Một số di sản còn chịu ảnh hưởng vì ô nhiễm môi trường bị lãng
quên, bị xâm hại về mặt kết cấu kiến trúc, không gian văn hóa. Vì thế, bảo tồn
và phát huy các di sản văn hóa là điều cần thiết và cần được lan tỏa trong các
bạn học sinh. Nhất là cần có những hành động để tất cả các bạn học sinh tìm
hiểu, trân trọng và gìn giữ những di sản văn hóa ở quê hương mình.
Vậy chúng ta cần làm gì để bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa địa
phương trên địa bàn huyện Hoài Đức mình đang sống ?

4
II. Tổng quan về di sản ở địa phương huyện Hoài Đức.
3. Tổng quan về di sản ở địa phương Hoài Đức.
Địa danh Hoài Đức xuất hiện từ rất sớm trong sử sách nước ta.Từ năm
622, khi Phủ thành Tống Bình trở thành trung Tâm của Giao Châu thì địa Danh
Hoài Đức cũng bắt đầu Xuất hiện. Hoài Đức có rất nhiều lần thay đổi địa danh
và gắn với đó là lịch sử rất lâu đời, chứng tỏ mối quan hệ lịch sử - văn hóa bền
chặt giữa Hoài Đức với Hà Nội.
Nằm bên dòng sông Đáy thơ mộng, hiền hòa “sông trăng, sông lụa”, xưa
kia ngoài nghề trồng dâu, chăn tằm, dệt vải, dệt lụa nổi tiếng còn có cả nét văn
hóa hải đảo của vùng Đông Nam Á. Nhưng điều đáng nói là ở Hoài Đức, chúng
ta có thể biết đến rất nhiều các di sản văn hóa có giá trị do những người dân nơi
đây trải qua bao thế hệ, qua các thời kì lịch sử sáng tạo nên.Trong đó có 79 di
tích đã được xếp hạng gồm: 27 ngôi đình; 25 ngôi chùa; 14 Đền và Quán; 13
Lăng, Miếu, Nhà thờ và Từ chỉ. Hàng năm có 20 lễ hội cổ truyền , có 4 làng
nghề truyền thống, Đó còn là những truyền thống văn hóa thấm sâu vào các di
sản. Những nơi thờ tự với rất nhiều pho tượng, những bức chạm khắc tinh tế cho
chúng em biết được về niềm tin, lẽ sống , về niềm kính tín của tổ tiên chúng ta,
về những ước mơ hiện tại và hậu thế, về cõi thực và cõi tâm linh. Những di tích
lịch sử đó còn nói lên những giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước. Chúng
em thêm yêu mến, tự hào về chính quê hương mình. Và đâu cần phải đi xa, ở địa
phương mình đang sống xung quanh chúng ta là di sản để qua đó chúng ta có thể
biết được lịch sử dân tộc, lịch sử quê hương và các giá trị văn hóa truyền thống
của ông cha từ đời xưa để lại.
Qua buổi học tập chuyên đề về di sản tại thực địa, chúng em có thêm vốn
kiến thức để tuyên truyền tới các bạn học sinh còn vô tình lãng quên di sản ngay
trên quê hương mình.
III. Bài Tìm hiểu về các di sản
Nơi tôi sinh ra và lớn lên thấm đượm bao nhiêu giá trị văn hóa tốt đẹp.
Cùng với những ngôi chùa nhỏ lưu giữ giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời và đình

5
làng là nơi hội họp và tổ chức bao lễ hội dân gian truyền thống thì tôi luôn tự
hào về lễ hội “Rước lợn” của quê tôi- La Phù.
Vào ngày 13- 1 (âm lịch) hàng năm, làng La phù huyện Hoài Đức tổ chức
lễ rước “ông lợn” ra đình. Đây là một nét văn hóa tiêu biểu cho di sản văn hóa
phi vật thể của La phù ( nói riêng) Huyện Hoài Đức ( nói chung).
Hơn chục “ông lợn” chễm chệ trên giá đỡ, do những thanh niên trai tráng
khỏe nhất của làng khiêng trong rừng người nô nức, giữa không gian thiêng
liêng nhưng cũng không kém phần náo nhiệt. Lễ tế “Ông lợn” của làng La Phù
năm nào cũng diễn ra tưng bừng, rộn rã.
Hội đình làng La Phù diễn ra từ ngày mùng 7 đến 15 tháng Giêng âm
Lịch, có hai ngày hội chính là ngày mùng 7 và ngày 13. Ngày mùng 7 là ngày
Ngài sinh, nhân dân La Phù muốn tổ chức rước Thánh từ đền Thượng ( Đình La
Phù) xuống đền Hạ ( Quán chảy- thuộc Xã Đồng Nhân), nơi tương truyền lăng
mộ của Ngài, để làm lễ “phục Nghinh”, tức là xin rước Ngài về Đền Thượng để
nhân dân được chiêm bái, dâng lễ vật tỏ lòng tôn kính và cầu mọng một năm
mới bình an.Cùng với lễ hội, ngày 8, 9, 10, 11, 12, dân làng tổ chức các trò chơi
dân gian như: kéo co, cờ người Đặc biệt là lễ rước lợn vào ngày 13 tháng
giêng, cả làng đều tham gia hội rước.
Xưa kia có 6 Giáp nhưng ngày nay có tới hơn chục xóm nhưng nghi lễ
vầm giống nhau, mỗi xóm làm một lễ để rước. Việc nuôi lợn và chọn lợn phải
được chuẩn bị từ trong năm với những tiêu chuẩn khắt khe. Lợn rước phải to,
đẹp, được ăn uốn sach sẽ. Lợn rước được nhân dân thành kính gọi là “Ông lợn”.
Đến ngày 13, ông lợn được đưa đếnnhà quan đám ( nhà đăng cai tổ chức rước
lợn của một xóm) để cả xóm cùng chuẩn bị. Công việc chuẩn bị rất tỉ mỉ, từ việc
mổ, đưa lợn lên giá đỡ, rồi trang trí cho “Ông lợn” thật đẹp mắt như một tác
phẩm nghệ thuật của người dân La Phù muốn dâng lên Thành Hoàng Làng với
tất cả sự thành kính. Các đoàn rước cùng hòa chung trong không khí tưng bừng
của tiếng chiêng, tiếng trống, đèn lồng rực rỡ, dàn bát âm Tất cả vừa tạo nên
không khí thiêng liêng, vừa mang nét văn hóa tâm linh,cộng đồng.

6
Để lễ hội phản ánh đúng truyền thông tốt đẹp, chính quyền địa phương
cần đổi mới phương thức tổ chức, lập kế hoạch chi tiết cho từng lễ hội, lấy yếu
tố truyền tải bản sắc văn hóa riêng biệt của từng dân tộc làm nền tảng để bảo tồn
và phát huy các giá trị. Cần thể hiện sinh động phong tục tập quán cổ truyền để
gây ấn tượng sâu đậm cho mọi người tham gia lễ hội. Bên cạnh đó cần tăng
cường sử dụng các phương tiện truyền thông để góp phần nâng cao nhận thức
cho người dân biết gìn giữ và phát huy các giá trị của lễ hội. Tích cực quảng bá
nét văn hóa đạc sắc, bản địa của quê hương cho bạn bè và du khách.
Là một làng ven đô có tốc độ đô thị hóa nhanh, ngày ngày những xe hàng
lớn tấp nập vào ra, nhiều gia đình trở thành doanh nghiệp sản xuất, nhưng La
Phù vẫn giữ được những giá trị truyền thống của cha ông để lại. Đó là những giá
trị văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn và phát huy, để lễ hội “Rước lợn” mãi là
niềm tự hào của nhân dân La Phù và góp phần vào Giá trị trường tồn của nền
văn hóa dân gianViệt Nam phong phú và đặc sắc.
7
Ngãi cầu – làng ca trù nổi tiếng đất Bắc
Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa ca trù, cần có những kế
hoạch hành động, hướng tới much tiêu tiếp tục khôi phục, gìn giữ và phát triển
những giá trị đăc sắc, những phong tục, tập quán tốt đẹp, lề lối sinh hoạt văn
hóa. Đồng thời nâng cao nhận thức, lòng tự hào về việc bảo tồn, phát huy giá trj
ca trù, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc.
Với các bạn học sinh trong huyện Hoài Đức, cần nhận thấy rõ quá trình
hình thành và phát triển của ca trù Thăng Long, cũng như Hoài Đức là một địa
danh, một phần văn hóa của Kinh đô xưa. Vì thế, các bạn cần tham gia tìm hiểu
các lớp học ca trù để hiểu được giá trị và vẻ đẹp của nó. Tích cực tuyên truyền,
giới thiệu ca trù cho cộng đồng và du khách. Tổ chức các câu lạc bộ ca trù của
địa phương để tham gia giao lưu, học hỏi, truyền dạy ca trù cho thế hệ kế cận.
Tham gia các cuộc thi giao lưu văn hóa, văn nghệ của địa phương và đem ca trù

vào các buổi biểu diễn, các hội thi để Ca trù thấm dần và lan tỏa trong các bạn
trẻ.
8
Lễ hội Giằng Bông ở Sơn Đồng
Sơn Đồng là một vùng quê nổi tiếng với nghề làm tượng. Dù công việc
bận rộn tất bạt đến đâu nhưng vào những ngày xuân khoảng đầu tháng hai âm
lịch hàng năm, ở Sơn Đồng lại tưng bừng trong bầu không khí của lễ hội Giằng
bông.
“Sơn Đồng có hội bó mo
Bánh dày, bánh cuốn đem cho các làng
Mồng bốn chuẩn bị hội làng
Mồng năm tế thánh sau sang chọi gà
Mồng sáu nô nức gần xa
Xếp ánh vào kiệu rước ra cúng thần
Vui nhất là hội cướp bông ”
Vào những ngày mùng bốn đến mùng sáu tháng hai đầu năm, dân làng
Sơn Đồng thường tổ chức lễ hội rất to để tưởng nhớ tới vị anh hùng dân tộc
Vương Thanh Cao, là một tướng tài của Đinh Bộ Lĩnh, được dân làng tôn lên
làm Thành hoàng làng. Trong những ngày lễ hội, dân làng tổ chức rất nhiều trò
chơi thú vị , mang đậm nét văn hóa dân tộc như: ca trù, hát chèo, cờ người, chọi
gà Dặc biệt là trò Giằng Bông.
9
Nghe các cụ trong làng lại với nét mặt đầy phấn khởi: Họ tranh nhau cây
bông có khi lôn cả xuống ao, lăn cả vào bụi rậm bên đường.Họ vừa cố giằng cây
bông về mình vừa vui cười sảng khoái. Khi trò giằng bông càng quyết liệt thì
càng vui và ý nghĩa vì điều đó báo hiệu một năm sẽ mưa thuận, gió hòa, mùa
màng tươi tốt, dân làng sẽ được no đủ, sung túc. Nhà nào có phúc sẽ Giằng được
cây bông thì nhà đó sẽ gặp nhiều may mắn.
Để lễ hội diễn ra vui vẻ, thành công thì dân làng phải chuẩn bị khá công
phu từ nhiều ngày trước. Người giữ cây bông phải là gia đình nhân đức, con

cháu đông đúc, không có tang Nhà nào giằng được cây bông sẽ phải mang ra
đình làng làm lễ tạ ơn đức của Thành hoàng làng. Đây là một lễ hội dân gian
truyền thống vừa mang lưi sự vui vẻ, phấn khởi cho người dân làng, vừa mang
tính tâm linh, giáo dục con cháu đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” với những
người có công với dân làng.
Vào mỗi dịp đầu xuân, bạn hãy đến với Sơn Đồng để cùng hòa vào không khí lễ
hội nơi đây, sẽ là một sự trải nghiệm thú vị đầu xuân. Và đến với một vùng văn
hóa dân gian Hoài Đức mang đậm nét văn hóa đặc sắc của vùng miền
III. Thực trạng các di sản cần được bảo tồn phát huy
1. Thực trạng.
* Về không gian kiến trúc.
Mặc dù có tới 79 di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng, đó là đình, chùa,
đền, miếu Nhưng do chiến tranh liên miên, khí hậu khắc nghiệt, các công trình
kiến trúc ở Hoài Đức xưa dường như không còn giữ được sự bền vững lâu dài.
Vì thế, hầu hết các công trình đã được trùng tu nhiều lần. Tuy nhiên,chúng em
nhận thấy rằng nhiều công trình kiến trúc như đình chùa của các địa phương đều
có nét gì đó na ná giống nhau. Bởi lẽ, qua nhiều lần trùng tu với sự tham gia của
các loại vật liệu khác nhau nên chúng càng xa với truyền thống. Diện mạo các
ngôi đình làng có phần hiện đại hơn bởi nó đã bị “bê tông hóa” đi ít nhiều.
Những mái ngói phủ đầy rêu phong, cổ kính và trầm mặc xưa kia cũng đã được
thay bởi những lớp ngói đỏ chói, và nét con vút của mái đình với long, li, quy,
phượng cũng không giữ được đúng vẻ trang nghiêm của những ngôi chùa cổ,
10
bởi con mắt của nghệ nhân ngày nay đã “hiện đại hóa” phần nào.Cho nên, vấn
đề bảo tồn, tôn tạo các công trình này rất cần sự chung tay của nhiều đoàn thể và
các cá nhân, các cơ quan có thẩm quyền, nhất là những nhà kiến trúc có vốn văn
hóa uyên thâm.
Hơn thế nữa, một số những di tích lịch sử dù đã được xếp hạng di tích cấp
Quốc gia nhưng chỉ sau một thời gian nó đã bị “xếp vào một góc”, bởi không
phát huy được hết các giá trị.

Di tích Lăng đá xuống cấp nghiêm trọng ở Xã Lại Yên (huyện Hoài Đức):
Cổng vào khu nhà bia bị lún, nghiêng, có nguy cơ đổ sập.
Nhiều ngôi đình bị che khuất bởi những ngôi nhà cao tầng xung quanh, bị tận
dụng không gian để họp chợ. Bởi lẽ, từ xa xưa vẫn còn khái niệm “chợ chùa”,
“chợ Đình”.
Với quá trình “đô thị hóa” tới mức chóng mặt khiến cho ngay trước cửa đình,
trước chùa trở thành nơi tận dụng diện tích để đổ vật liệu xây dựng. Vậy, còn
đâu là vẻ nghiêm trang, thanh tịnh của cõi tâm linh?
Trước chùa, đình hay sát cạnh đó thường là giếng nước cổ xưa hay ao làng,
tạo vẻ âm- dương hài hòa cho cõi Niết bàn. Vậy mà,một số người dân thiếu ý
11
thức còn đổ rác bừa bãi ngay cạnh các di tích lịch sử, làm mất đi mĩ quan và gây
ô nhiễm môi trường.
Lối vào chùa Trăm Gian là một bãi rác to khổng lồ
Dù đã có biển Nội quy “cấm họp chợ” người dân vẫn bầy bán trước đình làng
* Về đời sống văn hóa.
Ngày nay, đời sống vật chất, của con người ngày càng cao. Bên cạnh nhu
cầu thưởng thức văn hóa và hưởng thụ những giá trị tinh thần đã không còn giữ
được những “qui chuẩn” như trước.Việc chạy theo xu thế thời đại về âm nhạc
khiến cho thế hệ trẻ dường như bị lẫn nhiều “tạp âm” mà bỏ qua âm nhạc truyền
thống như không cảm nổi cái hay, cái đẹp của ca trù. Hay vì đời sống kinh tế thị
trường mà những Lễ hội dân gian với những ý nghĩa cộng đồng tốt đẹp có phần
bị lợi dụng để “cầu lợi” cho cá nhân và gia đình (cúng bái linh đình, tốn kém để
xin lộc “Thánh” ). Hay lễ hội chỉ chú ý phần “Lễ” mà bỏ qua phần “Hội” với
những trò chơi dân gian tốt đẹp vốn có từ bao đời nay.
12
Lễ hội càng đông, lực lượng an ninh càng làm việc vất vả
để giữ trật tự, an toàn cho lễ hội
13
2. Nguyên nhân của thực trạng trên.

- Do nhận thức của một bộ phận người dân về giá trị lịch sử, văn hóa của
các di sản còn thấp.
- Nền kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ đến các giá trị văn hóa
trong đời sống tinh thần dân cư.
- Các cơ quan chức năng ở địa phương đôi khi lơi lỏng việc quản lí địa bàn,
chưa có chế tài hợp lí.
- Các bạn học sinh chưa thực sự hiểu biết về di sản.
- Chưa phát huy được sức mạnh của các đoàn thể, tăng cường năng lực của
các cư quan văn hóa để bảo vệ và phát huy các giá trị di sản.
Đình Cựu Quán trước kia thật trang nghiêm
và là một ngôi đình cổ bởi vì, kèo là lớp gỗ sưa có hàng trăm năm tuổi.
Đình Cựu Quán bị xâm hại, lấy gỗ sưa đem bán 10 triệu / 1 kg
Và hiện nay được thay thế lại bằng gỗ xoan đào. Còn đâu là di sản ?
14
Phía sau đình Cựu Quán bị phủ bạt để che nơi bị dỡ gỗ sưa.
Trách nhiệm thuộc về ai ?
IV. Giải pháp.
* Bảo tồn di sản:
- Thống kê và lên danh mục các di sản văn hóa cần đươc bảo tồn, tôn tạo,
phát triển ( như: một số công trình đang bị sụt lún, xuống cấp hay là
những giá trị bị mai một )
- Triển khai tuyên truyền phổ biến Luật Di sản văn hóa đến mọi người để
nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi công dân trong việc gìn giữ
và bảo tồn các di sản:Tổ chức các lớp tập huấn di sản ở từng địa phương
(làng, xã )
- Trùng tu các di sản văn hóa xuống cấp, phải đảm bảo nguyên trạng an
đầu, không phá vỡ tính chất “cổ” của di sản.
- Đào tạo tầng lớp kế thừa các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, các nghệ
nhân cần phải có truyền nhân thích hợp kế thừa và phát triển di sản đó.
- Các địa phương cần có những biện pháp cụ thể để xử lí những vi phạm

về an ninh, kinh tế, môi trường quanh khu vực di sản
- “Xã hội hóa” công tác bảo tồn di sản văn hóa để có nguồn kinh phí cho
hoạt động bảo tồn di sản.
* Phát huy di sản.
Để phát huy các giá trị di sản văn hóa cần phải:
15
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cảnh quan môi trường thiên nhiên,các khu giải
trí kèm theo các giá trị di sản văn hóa.
- Tích cực quảng bá hình ảnh qua các phương tiện thông tin đại chúng: sách
báo, ấn phẩm, truyền hình, internet
- Phối hợp với các ngành du lịch tổ chức tham quan, giao lưu học tập kinh
nghiệm để gìn giữ và phát huy di sản.
- Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ ( các học sinh phổ thông,
Đoàn viên thanh niên ) để chung tay bảo vệ di sản như: Tuyên truyền về
di sản, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu di sản, tham gia công tác vệ sinh môi
trường; cùng các đoàn thể địa phương tổ chức lễ hội dân gian quảng bá
nét đẹp văn hóa của quê hương
- Phối hợp với ban ngành địa phương đảm bảo giữ gìn trật tự, vệ sinh, xử lí
các hành vi sai trái ảnh hưởng thuần phong mĩ tục.
16
Gìn giữ và kế thừa những giá trị văn hóa.
V. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
* Đối với thực tiễn học tập của học sinh
- Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống này sẽ giúp các
bạn học sinh “học đi đôi với hành”.Thấy được việc học tập vận dụng vào thực tế
có hiệu quả, do đó kích thích được việc học tập tốt hơn theo phương pháp tích
cực, chủ động và sáng tạo, gắn với thực tiễn.
- Việc vận dụng kiến thức liên môn này làm cụ thể hóa các kiến thức
chúng em được học trong sách giáo khoa, có thêm nhiều kiến thức về các lĩnh
vực khác nhau, biết tổng hợp kiến thức để áp dụng vào thực tế cuộc sống.

- “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống”, nhờ bài học lịch sử về bảo tồn và
phát huy di sản mà chúng em nhận thấy được những giá trị sâu sắc:
+ Di sản ở xung quanh chúng ta, chúng ta cần trân trọng và biết vận
dụng di sản ở địa phương vào mỗi bài học lịch sử phù hợp.
+ Mọi di sản đều có giá trị: Giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị khoa
học, nhân văn đều được tích hợp trong di sản.
-Để xây dựng phong trào “Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”
một trong những hoạt động ý nghĩa thiết thực là tổ chức cho học sinh tham gia
chăm sóc các di sản( chủ yếu là các di tích lịch sử địa phương) vừa là nguồn tri
17
thức, vừa là phương tiện dạy học, giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất
nước, lòng tự tôn dân tộc.
* Đối với đời sống văn hóa, xã hội:
- Tình huống này giúp các em có những nhận thức đúng đắn về giá trị của
di sản. Biết bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp vốn có ở di sản. Nhằm thúc
đẩy sự phát triển văn hóa của địa phương.
- Nâng cao đời sống tinh thần, gìn giữ nét văn hóa chuẩn mực từ những
Lễ hội dân gian truyền thống. Việc quảng bá hình ảnh vừa mang lại lợi ích kinh
tế vừa đem đến đời sống tinh thần phong phú cho mọi người dân.
- Chính thế hệ trẻ sẽ là động lực cho việc gìn giữ và phát huy các giá trị
văn hóa của quê hương mình trong quá trình hội nhập và phát triển.
18
PHỤ LỤC MINH HỌA
Học sinh trao đổi trước giờ học thực địa tại di sản
Lăng đá tuyệt đẹp đang có nguy cơ bị sụp đổ
19
Lễ rước tổ nghề làng Sơn Đồng
Làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng
20
Quán giá xã Yên Sở, huyện Hoài Đức

Chùa Đại Bi làng Đông Lao
Cơ sở cách mạng của xứ Ủy Bắc Kỳ (1944 – 1945)
21

×