SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC OAI
TRƯỜNG THCS THẠCH THÁN
Địa chỉ: Xã Thạch Thán – Huyện Quốc Oai – TP Hà Nội
Điện thoại: 0433. 843436
Email:
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH THCS
TÊN TÌNH HUỐNG
“HIỆN TƯỢNG HỌC SINH THÍCH MẶC DIỆN,
NGẠI MẶC ĐỒNG PHỤC”
Môn học chính: Ngữ văn
Các môn học tích hợp: Sinh học, Toán, Giáo dục công dân, Tin
Học sinh thực hiện:
1. Bùi Thị Thu Duyên - Ngày sinh: 11/10/2000 HS lớp 9A
2. Bùi Thanh Vân - Ngày sinh: 15/04/2000 HS lớp 9A
Quốc Oai tháng 12 năm 2014
1
BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN MÔN NGỮ VĂN 9
TÊN BÀI VIẾT:
“Hiện tượng học sinh thích mặc diện, ngại mặc đồng phục”
1.Tình huống cần giải quyết là:
Sau khi học bài “Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời
sống”, cô giáo giao cho lớp em bài tập về nhà: “Suy nghĩ của em về một sự việc,
hiện tượng đời sống xung quanh em?" Sau khi tìm hiểu, nhóm em thấy có hiện
tượng học sinh Trường THCS Thạch Thán hiện nay thích mặc diện và ngại mặc
đồng phục của nhà trường. Nhận thấy rằng đây là một vấn đề rất thiết thực, đáng
quan tâm, chúng em đã tìm hiểu về vấn đề này và viết bài thuyết trình trước lớp.
Tên bài viết: “Hiện tượng học sinh thích mặc diện, ngại mặc đồng phục”
Vận dụng kiến thức các môn học:
- Sinh học
- Toán
- Ngữ văn
- Giáo dục công dân
- Môn Tin học
2. Mục tiêu giải quyết tình huống: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về:
- Tìm hiểu về thực trạng mặc đồng phục ở trường THCS.
- Vấn đề học sinh trường THCS Thạch Thán không thích mặc đồng phục.
- Vận dụng kiến thức môn Ngữ văn để viết về một bài văn nghị luận.
- Vận dụng kiến thức môn sinh học để chỉ ra nguyên nhân học sinh không thích
mặc đồng phục.
- Vận dụng kiến thức bộ môn Giáo dục công dân để tuyên truyền.
- Vận dụng kiến thức bộ môn Tin học để tìm kiếm thông tin thêm về tình trạng
không mặc đồng phục và một số giải pháp hạn chế .
- Vận dụng kiến thức bộ môn Toán trong việc điều tra, thống kê số liệu.
3.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Vấn đề học sinh không thích mặc đồng phục đang là một vấn đề gay gắt
và nhận được nhiều sự quan tâm và dưới góc độ là học sinh trường THCS Thạch
Thán, từ việc tìm hiểu thực tế ở trường, nhóm em viết bài và thuyết trình trước
lớp để các bạn thấy rõ hơn về thực trạng này, từ đó có ý thức tuyên truyền để
2
các bạn học sinh trong trường thay đổi quan điểm và cách nhìn nhận đúng đắn
hơn về việc mặc đồng phục nhà trường.
4. Giải pháp giải quyết tình huống
- Toán: Phép thử để làm rõ mối quan hệ giữa đồng phục trường và quần áo hàng
hiệu.
- Sinh học (tâm lí học) để làm rõ nguyên nhân tại sao học sinh không thích mặc
đồng phục.
- GDCD: Vận dụng kiến thức môn GDCD.
Bài 1: “Sống giản dị” để nói về trang phục đi học của học sinh.
- Ngữ văn 9
Bài 1: “Phong cách Hồ Chí Minh” Lê Anh Trà.
Bài 19: Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Xây dựng mục tiêu giải quyết tình huống
Tìm hiểu thực tế > trao đổi
Xây dựng các ý cần có trong bài nghị luận > viết thành bài
Ứng dụng công nghệ thông tin tìm hiểu trên Google
Từ các kiến thức đó để viết thành bài:
Trang phục là quần áo mặc của con người, là một trong ba yêu cầu của
đời sống vật chất (ăn, ở, mặc), là sản phẩm văn hoá sớm nhất của xã hội loài
người. Ngoài tính công năng mục đích là che kín và giữ ấm cơ thể thì trang phục
còn mang ý nghĩa văn hóa là biểu hiện cái đẹp, những giá trị sáng tạo trong cách
tạo ra những bộ quần áo của con người. Không chỉ mục đích che kín - giữ ấm là
đủ, trang phục còn biểu hiện nhiều sắc thái khác nhau giúp con người thuận tiện
hơn trong lao động và các hoạt động khác của con người trong cuộc sống: trang
phục bảo hộ lao động, trang phục trong sinh hoạt gia đình, trang phục khi hiện
diện với cộng đồng xã hội, trang phục mùa đông, trang phục mùa hè Trang
phục đồng phục là một hình thức thời trang đặt ra cho cả một quá trình thời gian
có tính lâu dài, mang tính đồng bộ cao, thích hợp với nhiều con người cùng sử
dụng trong một khối tổ chức.
Người xưa đã dạy: “Y phục xứng kì đức”, “Ăn mặc ra sao cũng phải phù
hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn
xã hội. Dù mặc đẹp dến đâu, sang trọng đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ
làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi” (theo Băng Sơn trong
“Giao tiếp đời thường ). Bước sang thế kỉ 21, một thế kỉ của sự đổi mới, văn
3
minh, đất nước Việt Nam ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa – hiện đại
hóa, cuộc sống được nâng cao, con người không chỉ có nhu cầu ăn no mặc ấm
mà còn phải ăn ngon mặc đẹp. Vì thế vấn đề trang phục được mọi người chú ý.
Đặc biệt vấn đề trang phục cho học sinh ngày nay cũng đang là vấn đề được cả
xã hội, nhà trường, gia đình quan tâm. Từ thành thị cho đến nông thôn, hầu hết
các em học sinh đều được mặc quần áo đồng phục đến lớp. Đó là một điều đáng
mừng, nhưng có một thực tế diễn ra là nhiều học sinh có vẻ thờ ơ, kì thị với bộ
đồng phục của nhà trường, thích ăn mặc diện và ngại mặc đồng phục.
Đồng phục là gì? Đồng phục là cùng trang phục, tức là nhiều người trong
một tập thể cùng mặc một trang phục giống nhau. Đây là một thuật ngữ không
còn xa lạ với chúng ta, đặc biệt là các bạn học sinh. Mặc đồng phục nói chung
có rất nhiều cái lợi, cụ thể:
- Khoác lên người bộ đồng phục trường học, các bạn không chỉ thay đổi vẻ bề
ngoài, mà chính bộ đồng phục ấy còn làm thay đổi nhân sinh quan của các bạn.
- Đồng phục nhà trường, đồng phục lớp luôn tạo cho chúng ta niềm tự hào về
nơi mình đang được giáo dục và cả về chính bản thân mình. Có lẽ các bạn khó
và chưa nhận ra được, nhưng sâu thẳm trong lòng các bạn đã nhận thức được bộ
đồng phục học sinh đẹp ấy giúp chúng ta thấy được tầm quan trọng của chính
bản thân mình. Nó nuôi dưỡng tâm hồn từng cá nhân, đồng thời, nó còn giúp tạo
tinh thần đoàn kết.
- Không còn sự phân biệt áo tốt, áo xấu, trang phục quê mùa hay hợp mốt, bộ
đồng phục được đồng nhất và tạo ra sự bình đẳng.
- Các bạn có thấy mình tiết kiệm được nhiều thời gian và “năng lượng” vào việc
suy nghĩ hôm nay mình sẽ mặc gì khi có bộ đồng phục ngay trên tủ áo không?
Vâng, đó lại là một tác dụng dễ thương của bộ đồng phục học sinh.
- Khi trang phục đến trường được thống nhất và được chọn lựa theo chuẩn mực
bởi nhà trường, các bậc phụ huynh sẽ thấy yên tâm hơn về trang phục của con
em mình.
- Ngoài ra, các phụ huynh đặc biệt là các phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn sẽ
giảm được gánh nặng phần nào bởi bộ đồng phục học sinh may sẵn và được
chọn lựa theo tiêu chí giá cả phù hợp với tất cả hoàn cảnh.
Trường THCS Thạch Thán chúng em có bộ đồng phục dành cho học sinh
rất đẹp. Tuy không phải là một bộ đồng phục đắt tiền, sặc sỡ, cầu kì, kiểu cách
nhưng nó lại chứa đựng một nét đẹp giản dị, trong sáng của người học sinh, đặc
biệt là rất tiện dụng. Đồng phục trường em được chia ra làm hai mùa: mùa hè thì
4
mặc áo trắng sơ mi đóng thùng cùng với quần xanh, mùa đông thì có áo khoác
bên ngoài. Ngoài ra không thể thiếu là đôi dép quai hậu và trên mỗi chiếc áo
đồng phục thì luôn có huy hiệu “TRƯỜNG THCS THẠCH THÁN”
Chúng ta sẽ nhận thấy khi mặc những bộ đồng phục đó sẽ rất thoải mái, tự
tin, và thể hiện được tinh thần tập thể, đoàn kết của lớp, của nhà trường.
Tuy nhiên hiện nay một số bạn lại có những nhận định không đúng đắn
trong việc mặc đồng phục. Vì nhận thức không đúng đắn nên việc các bạn học
sinh trong trường mặc đồng phục theo đúng quy định cũng chưa được thực thiện
nghiêm chỉnh. Theo số liệu mà chúng em thống kê thì đa số (khoảng 40%) các
bạn học sinh trường THCS mặc đồng phục theo kiểu chống đối. Biểu hiện là các
bạn chỉ mặc trong giờ truy bài, khi hết giờ, chờ cho các thầy cô giáo đi kiểm tra
xong là các bạn lại cởi áo ra, cất đi, không mặc. Có bạn đã từng nói: “đồng phục
may mặc chỉ để thầy cô kiểm tra thôi”.
Theo số liệu điều tra của học sinh trường THCS Thạch Thán chúng em
trong 1 tuần có đến 20/365 bạn học sinh mặc không đúng quy định đồng phục.
Bạn thì mặc áo, không mặc đúng quần, bạn thì cố tình mặc những chiếc áo sặc
sỡ, màu sắc, kiểu cách, một mình một kiểu. Ở một số bạn khác bắt đầu xuất hiện
5
những chiếc quần thủng vá lỗ chỗ. Đó lại được các bạn diện và coi là mốt. Hay
các bạn còn diện những đôi giày thể thao đắt tiền hay những đôi guốc cao gót
màu sắc lòe loẹt khi đến trường.
Hay những bạn học sinh gia đình có điều kiện, bố mẹ nuông chiều, cho
tiền mua những bộ quần áo đắt tiền, thời trang, hợp xu hướng hiện nay. Và điều
các bạn ấy mang đến trường khoe với bạn bè và việc các bạn ấy “quên” mặc
đồng phục khi đến trường là điều tất yếu. Hay có những bạn lại tự "tân trang”
cho bộ đồng phục của mình bằng cách may bó sát lại để khoe dáng, đính đá,
cườm (các bạn nữ); vẽ dán các hình ảnh, các ngôi sao vào áo đồng phục( các bạn
nam)…
Chúng em đã phỏng vấn, phát phiếu thăm dò ý kiến của 36 bạn học sinh
lớp 9a trường THCS Thạch Thán. Kết quả cho thấy, 20 bạn thích mặc đồng
phục, 10 bạn cho rằng phải mặc đồng phục vì quy định của nhà trường, số còn
lại cho ý kiến không thích mặc đồng phục. Và số còn lại đó chính là số các bạn
“không quên” mặc những bộ quần áo đẹp, đắt tiền, thời trang, hợp với bản thân.
Đặc biệt là buổi chiều đi học.
Đúng vậy, vừa mới sáng khi đi học
còn thấy các bạn mặc quần áo trắng nhưng
vào buổi chiều đã thấy các bạn ấy diện
quần áo “mới’, “đẹp đẽ” như quần thủng
gối, quần bó sát, áo ngắn,…hay không còn
đi quai hậu mà thay vào đó là dép xỏ ngón,
dép tông…
Vậy tại sao các bạn học sinh trường
THCS Thạch Thán nói riêng và các bạn
học sinh trong toàn xã hội nói chung lại không thích mặc đồng phục khi đến
trường?
6
Như chúng ta đã biết, học sinh THCS, THPT đang trong thời kì phát triển
tâm sinh lý. Các hooc môn có ảnh hưởng đến suy nghĩ, nhận thức của học sinh
mà biểu hiện rõ nhất là quan tâm đến hình thức, thích thể hiện bản thân. Đặc biệt
là tâm lý muốn thể hiện trước các bạn khác giới. Các bạn luôn muốn mình thật
đẹp, thật nổi bật trước bạn bè, thật thời trang, thật đẳng cấp. Một số bạn lại
không muốn bị coi là cũ kĩ quê mùa hay do đua đòi cho bằng bạn bằng bè trong
hội, trong nhóm…
Ngoài ra các bạn học sinh trong
trường THCS Thạch Thán không thích
mặc đồng phục phần là do ảnh hưởng của
đời sống xã hội hiện nay. Vì sao ư? Vì xã
hội Việt Nam đang trong thời kỳ hiện đại
hóa đất nước, cuộc sống quá nhộn nhịp
và sôi nổi. Cùng với đó là nước ta cũng
đang hòa nhập với các nước trên thế giới,
việc các bạn học sinh theo phong cách
Tây Âu hay là theo phong cách của Hàn
Quốc là một điều dễ hiểu.
Còn một nguyên nhân khách quan nữa là do quần áo đồng phục không bắt
mắt về kiểu dáng, chất liệu chưa tốt, vải nóng, cứng…chưa đáp ứng được nhu
cầu của học sinh và các bậc phụ huynh.
Vậy tác hại của việc thích mặc diện và ngại mặc đồng phục đến lớp là
gì?
Trước hết nó sẽ ảnh hưởng đến
việc học tập. Có một số bạn vì quá chú
tâm đến cách ăn mặc mà quên đi việc học
hành. Các bạn ấy có thể đứng hàng giờ
trước gương để ngắm ngía bản thân hay
bỏ ra một khoảng thời gian lớn cho việc
mua sắm quần áo hợp mốt, hay trên lớp
thì không nghe các thầy cô giảng bài,
ngồi nói chuyện, bàn tán về những bộ quần áo đang là mốt. Như vậy không còn
thời gian cho viêc học bài, ôn bài, làm bài tập. Dần dần kiến thức bị hổng, việc
học tập giảm sút nhanh chóng.
7
Thứ hai là ảnh hưởng đến kinh tế của gia
đình. Bây giờ chúng ta sẽ làm một toán. Một bộ
đồng phục của trường THCS Thạch Thán gồm
có: một áo cộc 68.000đ, một áo dài tay giá
72.000đ, một áo rét đồng phục giá 110.000đ,
một quần xanh dài giá 74.000đ và tổng cộng lại
khi may đầy đủ đồng phục mặc mùa đông và
mùa hè sẽ hết 324.000 nghìn đồng. Vậy còn
những bộ quần áo hàng hiệu thì sao? Một chiếc
quần jeans giá trung bình là 250.000đ, một
chiếc áo phông là 150.000đ, tổng cộng lại là
400.000đ. Đây mới chỉ là một bộ, và chỉ có thể
mặc mùa hè, vậy mùa đông thì sao. Một chiếc
áo khoác có giá 400-500.000 đồng. Vậy các bạn
có thể tính toán được con số mà chúng ta chi
cho những bộ quần áo “sành điệu” này trong
một năm không? Chúng ta hãy nhìn vào những
con số trên, nó đã cho thấy một sự chênh lệch
khá lớn: chỉ với 324.000đ có thể mua được 3 áo
vào một quần. Còn 400.000đ chỉ mua được một
quần và một áo. Từ đó cho thấy gánh nặng việc
các bạn học sinh mua quần áo “hàng hiệu” là
rất tốn kém chi phí cho gia đình .
Ngoài ra nó còn ảnh hưởng xấu đến hình ảnh học sinh nói chung và hình
ảnh của bản thân trong mắt mọi người. Các giáo sư, tiến sĩ, các nhà phê bình đã
từng nói: “Giới trẻ hiện nay, đặc biệt là học sinh ăn mặc ngày càng lố bịch”.
Phong cách của một người học sinh là giản dị, gọn gàng, năng động. Chúng ta
cần giản dị trong lời nói, trong cách ăn mặc đặc biệt là khi đến trường. Trong
một tập thể lớp, trường, việc ăn mặc khác lạ khiến các bạn trở nên lạc lõng, bị
các bạn xa lánh…Và không chỉ dừng lại ở đó, không mặc đồng phục theo quy
định còn là sự vi phạm kỉ luât nhà trường, ảnh hưởng xấu đến kết quả rèn luyện
của bản thân , của tập thể.
Vậy chúng ta cần có những giải pháp gì để hạn chế hiện tượng học sinh
thích ăn mặc diện và ngại mặc đồng phuc?
8
Trước hết bản thân học sinh chúng ta cần có những nhận thức rõ về vai trò
của mặc đồng phục đến trường. Đồng phục đặc trưng cho nét truyền thống và
lịch sử riêng cho từng trường và trường THCS Thạch Thán là một trong những
số đó. Đồng phục còn thể hiện truyền thống hiếu học của nhà trường, còn cho
thấy đồng phục là một công cụ
quản lý học sinh rất tốt. Mỗi
ngày khoác lên mình bộ đồng
phục học sinh đến trường sẽ
nhắc nhở các bạn học sinh của
trường THCS Thạch Thán
nghĩa vụ và trách nhiệm của
bản thân không nên làm ảnh
hưởng đến bạn bè, thầy cô và
truyền thống của nhà trường.
Không những thế đồng phục
nhà trường quy định sẽ tạo ra một bầu không khí học tập vô cùng tốt. Đồng phục
thể hiện sựu bình đẳng của cá thành viên trong trường cũng như tập thể. Rõ ràng
mỗi học sinh đều có hoàn cảnh, ngoại hình tính cách khác nhau nhưng khi khoác
lên mình một bộ đồng phục học sinh thì giúp kéo lại gần những sự khác biệt đó,
để học sinh của trường có thể hòa đông với nhau trong học tập hoạt động tập thể
hơn, giúp phát huy được sức mạnh to lớn của nhà trường. Hơn nữa nó còn là
cách ta thể hiện sự chia sẻ những gánh nặng kinh tế cho bố me mình.
Về phía gia đình, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến trang phục của con,
chú ý nhắc nhở con em mình ăn mặc đúng hoàn cảnh, môi trường; thực hiên
đúng quy định của nhà trường về nếp mặc đồng phục. Cha mẹ không nên quá
nuông chiều con mặc theo trào lưu, theo mốt, tạo thói quen mặc đồ hàng hiệu
cho con em.
Về phía nhà trường, trước hết cần có những quy định cụ thể về nếp mặc đồng
phục cho học sinh và đưa vào nội quy của trường. Cùng đó là việc thăm dò ý
kiến học sinh, phụ huynh để tạo ra những bộ trang phục hợp kiểu dáng, chất
lượng đảm bảo. Muốn vậy nhà trường có thể tổ chức buổi giao lưu tọa đàm giữa
nhà trường và các bạn học sinh trong trường để các bạn học sinh có thể thoải
mái nói về bộ đồng phục, hay nói về chủ đề trang phục nói chung của học sinh,
giúp nhà trường có thể thu thập những ý kiến từ đó may những bộ đồng phục
đẹp hơn, phụ hợp hơn với các bạn học sinh.
9
Giản dị là một đức tính đẹp, cần có của học sinh. Người Việt Nam ta vốn
quan niệm cái đẹp thường đi liền với cái giản dị. Giản dị là lối sống phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, biểu hiện ở chỗ không xa
hoa lãng phí, không cầu kỳ, kiểu cách. Một minh chứng cho sự giản dị là chủ
tịch Hồ chí Minh, một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một danh nhân
văn hóa được cả nhân loại nể phục, kính trọng và yêu quý. Chúng ta luôn thấy
hình ảnh Người với “bộ quần áo bà ba, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như
các chiến sĩ Trường Sơn…” Bác Hồ là một tấm gương lớn về đức sống giản dị,
tiết kiệm để chúng ta – các bạn học sinh trường THCS Thạch Thán học tập và
noi theo. Học sinh cần ăn mặc giản dị, gọn gàng khi đi học và có lẽ không có bộ
trang phục nào đẹp hơn, phù hợp hơn bộ đồng phục mà ta đang có các bạn a.
Trong cuộc đời con người, tuổi học trò là tuổi đẹp nhất. Chúng ta hãy giữ lại
những hình ảnh đẹp đẽ, trong sáng của tuổi học trò cùng bộ đồng phục thân
thương, để khi xa rồi ta còn nhớ yêu mãi mãi.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống :
Chúng em mong rằng sau khi đọc bài nghị luận này các bạn sẽ có cái nhìn
khả quan hơn về việc mặc quần áo đồng phục khi đến trường. Nhóm chúng em
mong rằng các bạn học sinh trong trường THCS Thạch Thán sẽ thay đổi nhận
thức suy nghĩ về việc mặc diện và mặc đồng phục đến lớp. Các bạn hãy trân
trong, tự hào vì chúng ta được khoác trên mình bộ đồng phục học sinh mang
“Trường THCS Thạch Thán”.
10