Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Ứng dụng thương mại điện tử ở công ty Hàng không Cổ phần Pacific Airlines

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.39 KB, 11 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỞ ĐẦU
Cuộc cách mạng số hóa đã đưa xã hội loài người lên một tầm cao mới,
với sự thay đổi về mọi mặt kinh tế - chính trị - văn hóa. Cuốn theo trào lưu
của thời đại, hoạt động thương mại cũng biến đổi một cách mạnh mẽ. Giờ
đây, bên cạnh hình thức thương mại truyền thống đã xuất hiện thêm một hình
thức thương mại mới, thương mại điện tử. Thuật ngữ thương mại điện tử đang
trở thành từ xuất hiện nhiều nhất trên các diễn đàn kinh tế. Giới kinh doanh
đang thay đổi một phần quan điểm của mình, từ bỏ kiểu kinh doanh truyền
thống để bước vào một kiểu kinh doanh hoàn toàn mới, thương mại điện tử.
Tại Việt Nam, thương mại điện tử đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Những tập đoàn lớn và cả những công ty nhỏ đều đã bắt đầu tìm thấy tác dụng
của mạng Internet đối với khả năng phát triển và tồn tại của công ty mình.
Đây cơ hội tốt nhất để các doanh nghiệp Việt Nam có thể vươn ra thị trường
thế giới.
Pacific Airlines (Công ty Hàng không Cổ phần Pacific Airlines) là một
hãng hàng không giá rẻ có trụ sở tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, Thành
phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hãng điều hành các dịch vụ bay chở hành
khách và hàng hoá cũng như các chuyến bay thuê theo yêu cầu tới các điểm
đến trong nước và quốc tế. Pacific Airlines được đánh giá là một trong hai
Công ty triển khai thương mại điện tử toàn diện nhất ở Việt Nam.
Qua quá trình tìm hiểu và làm việc tại Pacific Airlines, tôi nhận thấy
thương mại điện tử là một bộ phận quan trọng trong chiến lược chiến lược
kinh doanh của Công ty, thương mại điện tử dường như là một công cụ không
thể thiếu để Pacific Airlines có thể chuyển đổi thành một hãng hàng không giá
rẻ hàng đầu Việt Nam. Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài “Ứng dụng
thương mại điện tử ở công ty Hàng không Cổ phần Pacific Airlines ”.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc triển khai thương mại điện tử ở
Pacific Airlines, với mục tiêu mô tả, phát hiện những mặt thành công cũng
như hạn chế khi triển khai thương mại điện tử ở Pacific Airlines.


Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp duy vật biện
chứng, thu thập và phân tích số liệu. Bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp
thống kê mô tả để làm rõ tình hình ứng dụng thương mại điện tử ở Pacific
Airlines.
Được sự hướng dẫn của thạc sỹ Mai Xuân Được và Ban hỗ trợ&phát
triển đại lý - chi nhánh miền Bắc, công ty Hàng không Cổ phần Pacific
Airlines, tôi đã hoàn thành khóa luận gồm 3 chương:
- Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HÀNG KHÔNG CỎ
PHẦN PACIFIC AIRLINES
- Chương II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TMĐT Ở PACIFIC
AIRLINES TRONG THỜI GIAN QUA
- Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TMĐT Ở PACIFIC AIRLINES
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chương I:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HÀNG KHÔNG CỔ PHẦN
PACIFIC AIRLINES
1.1. Các đặc điểm chủ yếu Công ty Hàng không Cổ phần Pacific Airlines
Thông tin chung:
Tên doanh nghiệp: Công ty Hàng không Cổ phần Pacific Airlines
Tên tiếng Anh: Pacific Airlines
Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần Nhà nước
Ngành nghề kinh doanh: dịch vụ vận tải hàng không
Điện thoại: Tp Hồ Chí Minh: (84-8) 9.550.550
Hà Nội: (84-4) 9.550.550
Đà Nẵng: (84-511) 3.583.583
Webside: />Cổ đông chính: Pacific Airlines đã và đang tiến hành tái cơ cấu thành
hãng Hàng không đa sở hữu đầu tiên ở Việt Nam, bao gồm:
- Cổ đông thuộc nhà nước: Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà
nước (State Capital Investment Corporation)

- Cổ đông liên kết: Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist)
- Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài: Qantas Airways (Úc).
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
- Các giai đoạn phát triển:
Pacific Airlines là hãng hàng không lớn thứ hai ở Việt Nam, được
thành lập vào năm 1991. Công ty có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh và cơ
sở khai thác chính đặt tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Từ khi thành lập đến hết năm 2004, Pacific Airlines hoạt động dưới
danh nghĩa là công ty độc lập, tuy nhiên thực chất lại là “công ty con” của
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Vietnam Airlines với sự nắm giữ đến 86% cổ phần của Tổng công ty Hàng
không Việt Nam (trụ cột là Vietnam Airlines). Trong suốt một thời gian dài,
tình hình kinh doanh của Pacific Airlines liên tục lao dốc và thua lỗ trầm
trọng: Báo cáo tài chính đến hết 2004 cho thấy Pacific Airlines lỗ khoảng 156
tỷ đồng, nhiều gấp 4 lần số vốn điều lệ và không có khả năng trả nợ, chính
điều này đã đặt Pacific Airlines trước 2 tình thế: hoặc là bị giải thể hoặc là cơ
cấu lại một cách hợp lý.
Do tình trạng thua lỗ nặng đến ngày 21/1/2005 , Pacific Airlines đã
được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Bộ Tài chính theo Quyết định số
64/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một mốc quan trọng đánh
dấu bước chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức cũng như hoạt động SXKD của
Công ty. Năm 2005, Pacific Airlines đã tích cực tái cơ cấu lại, cắt bớt đường
bay không hiệu quả (tuyến Đà Nẵng – Hồng Kông, TP. Hồ Chí Minh - Taipei,
TP.Hồ Chí Minh - Kaoshiung) và đàm phán lại để giảm chi phí thuê máy bay,
nhờ đó hãng đã giảm được đáng kể các khoản lỗ.
Từ tháng 02 năm 2007, Pacific Airlines chuyển đổi đồng bộ thành hãng
hàng không giá rẻ đầu tiên ở Việt Nam. Việc chuyển đổi này cho phép công
ty tổ chức kinh doanh phù hợp hơn với thị trường hàng không nội địa và khu
vực trong phạm vi 5 giờ bay phản lực. Đối với thị trường này, các yếu tố giá
vé rẻ và tần suất bay cao của Pacific Airlines trở nên quan trọng trong việc

kích thích thị trường tăng trưởng nhanh và biến vận tải hàng không thành
phương tiện giao thông công cộng cho nhiều đối tượng hành khách. Các biện
pháp kiểm soát, cắt giảm chi phí theo mô hình hàng không giá rẻ cho phép
Pacific Airlines kinh doanh hiệu quả, đồng thời hành khách của Pacific
Airlines được hưởng lợi ích thiết thực từ giá vé máy bay rẻ hơn nhiều so với
hàng không truyền thống.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Ngày 26/4/2007 Qantas đã ký kết hợp đồng đầu tư với Tổng công ty
Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Qantas mua 30% cổ phần của
Pacific Airline để trở thành đối tác chiến lược của hãng hàng không Pacific
Airlines.
Tới tháng 4 năm 2007, Pacific Airlines chiếm 30% thị phần vận chuyển
hành khách trên tuyến bay chính của họ giữa thành phố Hồ Chí Minh và Hà
Nội và chiếm tổng cộng 15% thị trường hàng không nội địa.
Hiện nay, Pacific Airlines tập trung khai thác các đường bay thường lệ
nội địa Việt Nam. Ngoài ra khi có yêu cầu, Pacific Airlines cũng khai thác
thêm các chuyến bay thuê chuyến nội địa và quốc tế phục vụ các doanh
nghiệp du lịch, các khách hàng công ty và các tổ chức quốc tế.
- Chức năng, nhiệm vụ của Công ty:
Quản lí tài chính, thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Tiến hành hoạt động kinh doanh theo pháp luật và thực hiện các nhiệm
vụ xã hội.
Chăm lo, làm tốt công tác liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần
cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty.

×