Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Đề kiểm tra HKII vật lí 11 nâng cao có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.42 KB, 26 trang )

1, Một người có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 10cm đến 40cm, dùng một
kính lúp có độ tụ 20dp để nhìn vật nhỏ. Vật phải đặt trước kính lúp một
khoảng là bao nhiêu. Mắt ở sát kính lúp.
Câu trả lời của bạn:
A. từ 3,5cm đến 4,5cm.
B. từ 3cm đến 4,5cm.
C. từ 3,33cm đến 4,44cm.
D. từ 3,5cm đến 5cm.
Ta có f = 1/D = 1/20 = 0,05 m = 5 cm.
Qua kính lúp, vật ở gần mắt nhất khi ảnh ảo của nó ở cách mắt là 10 cm, ta
có d' = -10 cm; d = (-10).5/(-10 - 5) = 3,33 cm.
Vật ở xa nhất, khi ảnh ảo của nó cách mắt là 40 cm. Ta có
d' = -40 cm; d = (-40).5/(-40 - 5) = 4,44 cm.
2, Chiếu một tia sáng từ không khí vào khối thủy tinh chiết suất 1,52. Hãy
tính góc tới, biết góc khúc xạ là 25o.
Câu trả lời của bạn:
A. 16o.
B. 40o.
C. 50o.
D. 84o.
Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng
sini = nsinr = 1,52.sin250 = 0,64 hay i = 400.
3, Phát biểu nào đúng? Cảm ứng từ của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn
thành đường tròn, tại tâm đường tròn cảm ứng từ sẽ giảm đi khi
Câu trả lời của bạn:
A. cường độ dòng điện giảm đi.
B. cường độ dòng điện tăng lên.
C. số vòng dây dẫn tăng lên.
D. đường kính vòng dây giảm đi.
Do Cảm ứng từ của dòng điện trong vòn dây tỉ lệ thuận với cường độ dòng
điện trong vòn dây nên Cảm ứng từ của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn


thành đường tròn, tại tâm đường tròn sẽ giảm đi khi cường độ dòng điện
giảm đi.
4, Kính hiển vi gồm vật kính tiêu cự 4mm và thị kính tiêu cự 2cm. Vật quan
sát đặt cách vật kính 4,1mm vuông góc với trục chính. Xác định tính chất vị
trí và độ phóng đại của ảnh tạo bởi vật kính.
Câu trả lời của bạn:
A. Ảnh ảo cùng chiều với vật, trước vật kính 164mm,
lớn gấp 40 lần vật.
B. Ảnh thật ngược chiều với vật, trước vật kính
164mm, lớn gấp 40 lần vật.
C. Ảnh thật ngược chiều với vật, sau vật kính 164mm,
lớn gấp 40 lần vật.
D. Ảnh thật cùng chiều với vật, sau kính 164mm, lớn
gấp 40 lần vật.
Ta có d1 = 4,1 mm nên d'1 = 164 mm
k1 = -d'1/d1 = -40 hay ảnh thật ngược chiều với vật, sau vật kính 164mm,
lớn gấp 40 lần vật.
5, Ở bộ thiết bị như hình vẽ, PP' và QQ' là 2 thanh dẫn điện đặt song song
trên mặt phẳng ngang, dây dẫn MN dễ dàng trượt trên PP' và QQ' khi có
dòng điện I qua dây. Tìm câu đúng?
Câu trả lời của bạn:
A. Cả (1) (2) (3) đều đúng.
B. Khi dòng điện có chiều từ N về M thì MN di chuyển lại gần
nguồn U. (2)
C. Khi MN di chuyển được đoạn trên PP' thì công của lực
điện từ là . (3)
D. Khi dòng điện có chiều từ M về N thì MN di chuyển ra xa
nguồn U. (1)
Đáp án đúng là: Khi MN di chuyển được đoạn trên PP' thì công của lực
điện từ là .

2 đáp án còn lại sai vì:
+ Áp dụng quy tắc bàn tay phải: ta sẽ có khi chiều dòng điện là từ M đến N
thì MN chuyển động lại gần nguồn. Và ngược lại, khi chiều dòng điện là từ
N đến M thì MN chuyển động ra xa nguồn.
6, Vật kính của một kính thiên văn có tiêu cự 1,2 m. Thị kính là một thấu
kính hội tụ có tiêu cự 4cm. Khoảng cách giữa hai kính và độ bội giác của
kính thiên văn trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực là:
Câu trả lời của bạn:
A.
B.
C.
D.
Theo bài ra ta có: f1 = 120 cm và f2 = 4 cm.
Khoảng cách giữa hai kính l = f1 + f2 = 124 cm
Độ bội giác: G = f1/f2 = 30.
7, Chọn câu đúng. Để mô tả bằng hình vẽ các đường sức từ, từ trường mạnh
hơn được mô tả bằng
Câu trả lời của bạn:
A. các đường sức từ nằm dày đặc hơn.
B. các đường sức từ gần như song song với nhau
C. các đường sức từ nằm phân tán hơn.
D. các đường sức từ nằm cách xa nhau hơn.
Để mô tả bằng hình vẽ các đường sức từ, từ trường mạnh hơn được mô tả
bằng các đường sức từ nằm dày đặc hơn.
8, Một khung dây dẫn tròn có 10 vòng dây, diện tích mỗi vòng bằng 50 cm2,
đặt trong một từ trường đều B = 0,2 T. Mặt phẳng khung hợp với đường sức
của từ trường một góc 45 o. Từ ví trí nói trên, người ta quay cho mặt phẳng
khung song song với đường sức trong thời gian 0,02 s. Suất điện động cảm
ứng trong khung có độ lớn:
Câu trả lời của bạn:

A. 0,53 V.
B. 0,35 V.
C. 3,5 V
D. 3,55 V.
Ta có suất điện động cảm ứng:
Thay số ta được kết quả:
9, Tương tác nào sau đây không phải là tương tác từ?
Câu trả lời của bạn:
A. Tương tác giữa dòng điện với dòng điện.
B. Tương tác giữa hai nam châm.
C. Tương tác giữa hai điện tích đứng yên.
D. Tương tác giữa nam châm với dòng điện.
Tương tác giữa hai điện tích đứng yên không phải là tương tác từ. Vì: Xung
quanh hai điện tích đứng yên chỉ tồn tại điện trường mà không tồn tại từ
trường, nên giữa chúng không thể tồn tại tương tác từ.
10, Tia sáng đi từ nước có chiết suất sang thủy tinh có chiết
suất . Biết góc tới 30o. Góc khúc xạ là:
Câu trả lời của bạn:
A. 25o30'.
B. 25o.
C. 26o.
D. 26o30'.
Áp dụng định luật khúc xạ
n1sini = n2sinr với i = 300; n1 = 4/3; n2 = 3/2
11, Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ cách mắt từ 8cm đến 40cm. Xác
định độ biến thiên độ tụ của thủy tinh thể của mắt người này từ trạng thái
không điều tiết đến trạng thái điều tiết tối đa.
Câu trả lời của bạn:
A. 10dp.
B. 15dp.

C. 12,5dp.
D. 2,5dp.
Ta có phương trình tạo ảnh:
Trừ theo vế ta được
Vì OCv = 40 cm = 0,4 m; OCc = 8 cm = 0,08
m nên
12, Khi electron chuyển động trong từ trường đều với vận tốc , gọi θ là
góc hợp bởi và . Bỏ qua trọng lực tác dụng lên electron. Lực từ tác
dụng lên electron
Câu trả lời của bạn:
A. là f = |q|vBsinθ.
B. luôn vuông góc với .
C. lớn nhất khi θ = 0.
D. làm electron chuyển động tròn.
Khi electron chuyển động trong từ trường đều với vận tốc , gọi θ là góc
hợp bởi và . Bỏ qua trọng lực tác dụng lên electron. Lực từ tác dụng lên
electron luôn vuông góc với .
13, Dây dẫn có chiều dài l = 20 cm chuyển động với vận tốc 18 km/h theo
phương vuông góc với của một từ trường đều B = 0,5 T. Hãy tính từ
thông qua diện tích mà dây dẫn quét trong thời gian một giây.
Câu trả lời của bạn:
A. Φ = 0,05 Wb.
B. Φ = 0,5 Wb.
C. Φ = 180 Wb.
D. Φ = 1,8 Wb.
Đổi: 18 Km/h = 5 m/s.
Từ thông qua diện tích mà dây quét được trong 1 giây:
14, Chọn câu đúng. Một nam châm vĩnh cửu không tác dụng lực lên
Câu trả lời của bạn:
A. thanh sắt chưa bị nhiễm từ.

B. điện tích chuyển động.
C. điện tích không chuyển động.
D. thanh sắt đã bị nhiễm từ.
Một nam châm vĩnh cửu không tác dụng lực lên điện tích không chuyển
động do điện tích không chuyển động nên điện tích đó không có từ tính.
15, Phát biểu nào sau đây là chính xác? Điểm cực cận của mắt là:
Câu trả lời của bạn:
A. Điểm gần nhất trên trục của mắt mà khi vật
đặt tại đó, mắt nhìn vật dưới góc lớn nhất.
B. Điểm ở gần mắt nhất.
C. Điểm gần nhất trên trục của mắt mà khi vật
đặt tại đó, mắt phân biệt rõ nhất hai điểm của
vật.
D. Điểm gần nhất trên trục của mắt mà khi vật
đặt tại đó, ảnh của vật nằm đúng trên võng
mạc của mắt.
Điểm cực cận của mắt là điểm gần nhất trên trục của mắt mà khi vật đặt tại
đó, ảnh của vật nằm đúng trên võng mạc của mắt.
Khái niệm này các bạn xem trong SGK Vật lí 11, ban nâng cao.
16, Chọn câu sai. Hạt electron bay vào trong một từ trường đều và điện
trường theo hướng của từ trường và vuông góc với điện trường thì
Câu trả lời của bạn:
A. chuyển động không thay đổi.
B. độ lớn vận tốc thay đổi.
C. hướng chuyển động thay đổi.
D. năng lượng thay đổi.
Khi electron bay vào trong một từ trường đều và điện trường theo hướng
của từ trường và vuông góc với điện trường thì electron không chịu tác
dụng của từ trường nên chuyển động không thay đổi nhưng dưới tác dụng
của điện trường thì chuyển động thay đổi, vận tốc thay đổi.

17, Một người nhìn thấy rõ được những vật cách mắt từ 15cm đến 50cm.
Người ấy không đeo kính, soi gương cầu lõm để quan sát mặt của mình.
Gương có tiêu cự 60cm. Hỏi phải đặt gương trong khoảng nào trước mắt để
mắt người ấy nhìn thấy ảnh cùng chiều qua gương ở trạng thái điều tiết tối
đa?
Câu trả lời của bạn:
A. 10cm.
B. 12cm.
C. 7cm.
D. 20cm.
Khi mắt điều tiết tối đa thì ảnh hiện lên ở điểm cực cận của mắt
Gọi L là khoảng cách từ mắt đến ảnh trong gương
L = d - d' và áp dụng công thức gương cầu 1/f = 1/d + 1/d' với d' = d – L
Biến đổi ta được: d2 - (L + 2f)d + fL = 0
Xét L = 15 cm; f = 60 cm thì
hay d2 - 135d + 900 = 0
Giải phương trình ta được: d ≈ 7 cm (lấy nghiệm 0 < d < f = 60 cm).
18, Một thanh kim loại l = 1 m quay trong từ trường đều với vận tốc gốc Ω =
20 rad/s. Trục quay đi qua một đầu của thanh và song song với đường cảm
ứng từ. Cảm ứng từ B = 5.10-2 T. Tìm suất điện cảm ứng suất hiện giữa hai
đầu thanh. Biết thanh vuông góc với các đường cảm ứng từ.
Câu trả lời của bạn:
A. ξC = 0,5 V.
B. ξC = 1 V.
C. ξC = 0,25 V.
D. ξC = 1,5 V.
Thanh quay cắt các đường cảm ứng từ . Từ thông do thanh quét trong
vòng .
Số vòng thanh quay trong 1s là:
Suy ra số vòng thanh quay trong thời gian là: .

Độ biến thiên từ thông trong thời gian là:
Suất điện động cảm ứng suất hiện giữa hai đầu thanh:
Suy ra:
19, Một pin có suất điện động không đổi E mắc nối tiếp với một ống dây có
độ tự cảm L và một tụ điện có điện dung C thông qua một khóa K. Ban đầu
khóa K mở, tụ không tích điện. Xác định giá trị cực đại của dòng điện trong
mạch sau khi đóng khóa K. Bỏ qua điện trở thuần trong mạch.
Câu trả lời của bạn:
A.
B.
C.
D.
Năng lượng điện trường cực đại ở tụ:
Năng lượng từ trường cực đại ở cuộn dây:
Theo định luật bảo toàn năng lượng:
Vậy ta có: suy ra: .
20, Nguyên nhân của hiện tượng ảo tượng trên sa mạc là gì?
Câu trả lời của bạn:
A. Do ánh sáng phát ra từ vật truyền đi theo
đường cong đến mắt người quan sát.
B. Do ánh sáng Mặt Trời truyền theo đường cong
tới mắt người quan sát.
C. Do ánh sáng phát ra từ vật truyền thẳng đến
mắt người quan sát.
D. Do ánh sáng từ vật phát ra bị phản xạ trên sa
mạc trước khi truyền đến mắt người quan sát.
Do ánh sáng phát ra từ vật truyền đi theo đường cong đến mắt người quan
sát
21, Chọn câu đúng. Khi electron bay vào vùng từ trường theo quỹ đạo song
song với cảm ứng từ , thì

Câu trả lời của bạn:
A. giá trị vận tốc của electron bị thay đổi.
B. hướng chuyển động của electron bị thay đổi.
C. năng lượng của electron bị thay đổi.
D. chuyển động của electron tiếp tục không bị thay
đổi
Khi electron bay vào vùng từ trường theo quỹ đạo song song với cảm ứng
từ , thì quỹ đạo của nó là đường thẳng. Do đó chuyển động của electron
tiếp tục không bị thay đổi
22, Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 24 cm nhìn một ngôi sao
qua kính thiên văn mà không phải điều tiết, khoảng cách giữa vật kính và thị
kính của kính lúc này là 124,8 cm. Tiêu cự của thị kính f2 = 6 cm. Tính tiêu
cự của vật kính.
Câu trả lời của bạn:
A. 126cm.
B. 120cm.
C. 118cm.
D. 114cm.
Ta có sơ đồ tạo ảnh:
Ta có d'2 = -OCv = -24 cm.
Vậy:
Khoảng cách giữa vật kính-thị kính: O1O2 = 124,8 = d'1 + d2 nên d'1 = 120
cm.
Do ngôi sao ở xa vô cực nên: f1 = 120 cm.
23, Một mắt tốt có điểm cực cận cách mắt 25cm quan sát vật nhỏ qua kính
hiển vi không điều tiết. Tiêu cự của thị kính là 2cm. Độ phóng đại ảnh của
vật kính là 40. Độ dài quang học của kính hiển vi là 16cm. Tính tiêu cự của
vật kính.
Câu trả lời của bạn:
A. 4mm.

B. 5mm.
C. 4,2mm.
D. 4,5mm.
Ta có độ phóng đại khi ngắm chừng ở vô cực
24, Hai thấu kính đồng trục có tiêu cự f1 = 20cm và f2 = -40cm đặt cách
nhau khoảng a, vật AB trước (T1) và cách (T1) là d1. Ảnh A2B2 của AB
qua hệ là ảnh thật cách T2 40cm, cho biết độ phóng đại ảnh của hệ là k = -2.
Tính a và d1.
Câu trả lời của bạn:
A. a = 10cm; d1 = 40cm.
B. a = 20cm; d1 = 20cm.
C. a = 20cm; d1 = 40cm.
D. a = 20cm; d1 = 30cm.
Ta có sơ đồ tạo ảnh
d2' = 40 cm nên d2 = -20 cm hay d1' = a + 20
Vậy d1 = 20(a + 20)/a
Ta lại có k = d1'.d2'/d1d2 = -2 = -a/10 hay a = 20 cm và d1 = 40 cm.
25, Một hạt mang điện chuyển động trong từ trường đều. Mặt phẳng quỹ đạo
của hạt vuông với đường sức từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v1 =
1,8.106m/s thì lực Lorentz tác dụng lên hạt có độ lớn F1 = 2.10-6N. Hỏi nếu
hạt chuyển động với vận tốc v2 = 4,5.107m/s thì lực Lorentz tácdụng lên hạt
có độ lớn bằng bao nhiêu?
Câu trả lời của bạn:
A. F2 = 4.10-5N.
B. F2 = 3.10-5N.
C. F2 = 5.10-5N.
D. F2 = 2.10-5N.
Ta có: (1), (2).
Suy ra: .
26, Thanh đồng chất CD = 20 cm trượt với vận tốc đều v = 5 m/s trên hai

thanh kim loại nằm ngang (hình vẽ). Hệ thống được đặt trong một từ trường
đều B = 0,2 T hướng lên thẳng đứng, R = 2 Ω. Cường độ của đòng điện cảm
ứng qua thanh bằng.
Câu trả lời của bạn:
A. Ic = 0,2 A.
B. Ic = 0,3 A.
C. Ic = 0,05 A.
D. Ic = 0,1 A.
+ Áp dụng quy tắc bàn tay phải, ta xác định được chiều của dòng cảm ứng là
chiều từ C đến D.
+ Suất điện động cảm ứng là:
+ Cường độ dòng điện cảm ứng qua thanh bằng:
27, Chọn phương án đúng. Hai điểm M, N gần dòng điện thẳng dài mà
khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp 2 lần khoảng cách từ N đến dòng
điện. Nếu gọi cảm ứng từ gây ra bởi dòng điện đó tại M là BM, tại N là
BN thì:
Câu trả lời của bạn:
A. .
B. .
C. .
D. .
Cảm ứng từ do dòng điện gây ra tại 1 điểm cách dòng điện 1 khoảng r là:
Nên ta thấy, độ lớn cảm ứng từ tỉ lệ nghịch với khoảng cách.
Mà: rM = 2rN nên BN = 2BM.
28, Một cuộn tự cảm có độ tự cảm 0,1 H, trong đó dòng điện biến thiên đều
200 A/s thì suất điện động tự cảm xuất hiện sẽ có giá trị:
Câu trả lời của bạn:
A. 20 V.
B. 10 V.
C. 2,0 kV.

D. 0,1 kV.
Suất điện động tự cảm xuất hiện sẽ có giá trị:
29, Chọn phương án đúng. Một đoạn dòng điện nằm song song với đường
sức từ và có chiều ngược với chiều của đường sức từ. Gọi F là lực từ tác
dụng lên đoạn dòng điện đó thì
Câu trả lời của bạn:
A. F = 0.
B. F còn tùy thuộc chiều dài của đoạn dòng điện.
C. F ≠ 0.
D. Cả ba phương án kia đều sai.
Vì dòng điện nằm song song với đường sức từ nên α = 0, tức là sinα = 0 nên
lực từ tác dụng lên dây dẫn bằng 0.
30, Hai môi trường trong suốt A và B có mặt phân cách phẳng. Vận tốc
truyền ánh sáng trong môi trường A là 2,0.108m/s còn trong môi trường B là
2,25.108m/s. Góc giới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng đi từ môi trường
A đến môi trường B bằng:
Câu trả lời của bạn:
A. 53,1o.
B. 41,6o.
C. 37,3o.
D. 62,7o.
Mối liên hệ giữa chiết suất và vận tốc truyền trong môi trường trong suốt
n1v1 = n2v2
Giả sử n1 > n2 nên góc giới hạn phản xạ toàn phần là igh với sinigh = n2/n1

Vậy sinigh = 0,88 hay igh = 62,7o.
31, Một cuộn dây dẹp A gồm 20 vòng dây, diện tích mỗi vòng S = 1
dm2 được đặt trong một cuộn dài C cùng trục. Cho một dòng điện cường độ
I qua C, ta tạo ra một từ trường có cường độ B = 0,5I với I và B được tính
bằng (A) và (T). Biết I giảm đều từ 2 A đến 0 trong thời gian 0,5 s. Suất điện

động cảm ứng trong cuộn dây A bằng.
Câu trả lời của bạn:
A. 0,6V.
B. 0,5V.
C. 0,4V.
D. 0,2V.
Suất điện động cảm ứng trong cuộn dây A bằng:
32, Một kính hiển vi có độ bội giác 250 khi ngắm chừng ở vô cực. Độ dài
quang học của kính là 12cm. Thị kính có độ bội giác 10. Chọn câu đúng.
Câu trả lời của bạn:
A. Ảnh qua thị kính đã được phóng đại kích
thước gấp 10 lần.
B. Ảnh nhìn thấy trong kính hiển vi đã được
phóng đại lên 250 lần so với kích thước của vật
quan sát.
C. Vật kính đã phóng đại kích thước của ảnh gấp
25 so với kích thước của vật quan sát.
D. Vật kính đã phóng đại kích thước của ảnh gấp
2500 so với kích thước của vật quan sát.
Ta có G∞ = |k1|G2 =>|k1| = 250/10 = 25 tức là vật kính đã phóng đại kích
thước của ảnh gấp 25 so với kích thước của vật quan sát.
33, Một electron bay vào một từ trường đều có cảm ứng từ B với vận tốc v.
Khi góc hợp bởi và bằng θ, quỹ đạo chuyển động của electron có dạng.
Câu trả lời của bạn:
A. đường xoắn ốc.
B. hình tròn.
C. đường thẳng.
D. đường parabol.
Khi góc hợp bởi và bằng θ, quỹ đạo chuyển động của electron có dạng
đường xoắn ốc. Do góc hợp bởi và bằng θ nên ta có thể phân tích

thành hai vectơ thành phần: và . Thành phần của electron
làm cho electron chịu tác dụng của lực Lorentz do đó là electron chuyển
động theo quỹ đạo tròn. Còn thành phần theo phương của nên không
có lực Lorentz tác dụng lên electron do đó electron chuyển động đều với vận
tốc dọc theo phương của . Vậy quỹ đạo chuyển động của electron có
dạng đường xoắn ốc.
34, Một ngọn đèn nhỏ S nằm dưới đáy của một bể nước nhỏ, sâu 20 cm. Hỏi
phải thả trên mặt nước một tấm gỗ mỏng có vị trí, hình dạng và kích thước
nhỏ nhất là bao nhiêu để vừa vặn không có tia sáng nào của ngọn đèn lọt qua
mặt thoáng của nước. Cho nnước = 4/3.
Câu trả lời của bạn:
A.
30,7 cm.
B.
22,7 cm.
C.
15 cm.
D.
20 cm.
Ánh sáng từ đèn S phát ra là chùm phân kỳ, có dạng hình nón đỉnh S. Để
không có tia sáng nào từ S phát ra khúc xạ ra ngoài mặt nước, ta cần đặt một
tấm gỗ mỏng hình tròn có tâm O nằm trên đường thẳng đứng qua S và có
đường kính JI sao cho các tia sáng từ S đến mép tấm gỗ có góc tới i = igh.
Ta có
Lại có:
35, Chiếu một tia sáng từ nước ra ngoài không khí. Biết góc tới bằng 60o.
Chiết suất của nước là 4/3. Thì góc khúc xạ là:
Câu trả lời của bạn:
A. Không có tia khúc xạ.
B. 45o.

C. 60o.
D. 40o.
Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng
nsini = sinr với n = 4/3; i = 600 nên
Không có tia khúc xạ.
36, Vật AB và màn E cách nhau 45cm, trong khoảng đó có thấu kính hội tụ
T1 thì ảnh A1B1 của AB in rõ trên màn, ta có A1B1 = 0,5AB. Đặt thêm thấu
kính T2 trong khoảng T1 và E, phải di chuyển E ra xa T1 thêm 10cm mới
thấy ảnh của AB là A2B2 in rõ trên màn, A2B2 = AB. Tính tiêu cự T2.
Câu trả lời của bạn:
A. f2 = -10cm.
B. f2 = -20cm.
C. f2 = 20cm.
D. f2 = -15cm.
Gọi khoảng cách giữa màn E và T2 là x
Khi đó ảnh A2B2 cách T2 đoạn x + 10
Do A2B2 = AB và A1B1 = 0,5AB nên A2B2 = 2A1B1 hay (x + 10)/x = 2
=>x = 10 cm
Ảnh A1B1 đóng vai trò là vật ảo với thấu kính T2 cho ảnh A2B2 là ảnh thật
nên d2 = -10 cm; d2' = 20 cm
Vậy tiêu cự của T2 là f2 = -20 cm.
37, Quang hệ gồm thấu kính hội tụ tiêu cự f = 18cm và bản song song đặt
vuông góc với trục chính của thấu kính, độ dày và chiết suất của bản là 9cm
và n = 1,5. Điểm sáng S ở trục chính và cách thấu kính 24cm (theo thứ tự
điểm sáng, thấu kính, bản song song). Xác định khoảng cách từ ảnh của S
đến bản song song khi bản cách thấu kính 80cm.
Câu trả lời của bạn:
A. 5 cm.
B. 4 cm.
C. 6 cm.

D. 8 cm.
Ta có, áp dụng công thức thấu kính
Khoảng cách từ ảnh đến bản mặt song song: d'' = l - d' = 80 - 72 = 8 cm.
Độ rời ảnh khi qua bản mặt song song: AA' = e(1 - 1/n) = 3 cm.
Vậy khoảng cách từ ảnh của S đến bản song song: d''' = d'' - AA' = 5 cm.
38, Khi một chùm ánh sáng đi từ một môi trường kém chiết quang đến một
môi trường chiết quang hơn như thủy tinh và có góc tới bằng 0, thuộc tính
nào sau đây của chùm ánh sáng không thay đổi.
Câu trả lời của bạn:
A. Biên độ.
B. Hướng.
C. Tốc độ.
D. Bước sóng.
Áp dụng định luật khúc xạ trường hợp tổng quát
n1sini = n2sinr với n1 < n2 ; i = 0 nên r = 0 tức là hướng của tia sáng không
đổi.
39, Độ dài quang học của kính hiển vi là:
Câu trả lời của bạn:
A. Khoảng cách giữa tiêu điểm ảnh của vật kính và
tiêu điểm ảnh của thị kính.
B. Khoảng cách giữa tiêu điểm ảnh của vật kính và
tiêu điểm vật của thị kính.
C. Khoảng cách giữa quang tâm của vật kính và
quang tâm của thị kính.
D. Khoảng cách giữa tiêu điểm vật kính và tiêu điểm
vật của thị kính.
Độ dài quang học của kính hiển vi là khoảng cách giữa tiêu điểm ảnh của vật
kính và tiêu điểm vật của thị kính, được xác định
δ = a - f1 - f2 với a là khoảng cách giữa hai kính; f1, f2 là tiêu cự của kính
vật và kính ảnh.

40, Hạt proton bay với vận tốc ban đầu vào trong một miền có điện
trường đều và từ trường đều sao cho . Biết rằng có phương
vuông góc với và vuông góc với . Hỏi hai vectơ và phải có quan
hệ với nhau về hướng và độ lớn như thế nào để cho hạt proton tiếp tục
chuyển động thẳng với vận tốc không đổi ?
Câu trả lời của bạn:
A. E = v0B.
B. E = 2v0B.
C. E = 3v0B.
D. E = 4v0B.
Để proton chuyển động thẳng với vận tốc ban đầu không đổi thì lực Lorentz
phải cân bằng với lực điện trường nên ta có:

×