Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần ĐTXD & PCCC Thuận Thiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 83 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA – KHOA KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MS VINA
GV HƯỚNG DẪN: TH.S. LÊ THỊ HỒNG HÀ
SV THỰC HIỆN: NGUYỄN LÊ NGỌC ANH
MSSV: 12004013
LỚP: CDKT14BTH
THANH HÓA NĂM 2015
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài chuyên đề tốt nghiệp do chính em thực hiện, số liệu được
thu thập được ở công ty cổ phần ĐTXD & PCCC Thuận Thiên là hoàn toàn trung
thực và có sự đồng ý của ban lãnh đạo Công ty.
Thanh Hóa, ngày ….tháng ….năm 2015
Sinh viên thực hiện
Trịnh Xuân Hào
Sinh viên TH: Trịnh Xuân Hào – Lớp CDKT14ATH
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
LỜI CẢM ƠN
Em rất vinh dự và tự hào khi mình là một sinh viên khoa Kinh tế, trường Đại
học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Tại đây, em được học tập, rèn luyện và hoạt động
trong môi trường năng động, giáo dục tiên tiến.
Để có những thành tích như ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn chân thành


đến bố mẹ, gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần để em phấn
đấu học tập, rèn luyện được như ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trường Đại học Công nghiệp
TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa kinh tế đã tận tình dạy bảo, giúp
đỡ, không những đã truyền đạt cho em khối kiến thức nền tảng mà còn truyền đạt cho
em những kinh nghiệm sống, tư tưởng tư duy, thổi vào em ngọn lửa kinh doanh…làm
hành trang cho em bước vào đời.
Để có thể hoàn thành được bài chuyên đề tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới cô giáo Đỗ Thị Hạnh đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho em
trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần ĐTXD &
PCCC Thuận Thiên, đặc biệt là các cô chú phòng kế toán của Công ty đã tạo điều kiện
giúp đỡ, cung cấp số liệu và những kinh nghiệm thực tế để em hoàn thành tốt chuyên
đề tốt nghiệp này.
Sinh viên TH: Trịnh Xuân Hào – Lớp CDKT14ATH
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
















………………………ngày … tháng … năm 2015
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký, ghi rõ họ tên)
Sinh viên TH: Trịnh Xuân Hào – Lớp CDKT14ATH
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN















………………………ngày … tháng … năm 2015
GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên)
Sinh viên TH: Trịnh Xuân Hào – Lớp CDKT14ATH
Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Đỗ Thị Hạnh
DANH MỤC SƠ ĐỒ
13
Sơ đồ 1.1: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi thẻ song song 13
Sơ đồ 1.2: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp đối chiếu luân chuyển 14
Sơ đồ 1.3: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số đồ 16
Sơ đồ 1.4: Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp KKTX 19
Sơ đồ 2.1- Mô hình bộ máy sản xuất và quản lý Công ty cổ phần đầu tư xây
dựng và phòng cháy chữa cháy Thuận Thiên 25
Sơ đồ 2.2- Bộ máy kế toán của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phòng cháy
chữa cháy Thuận Thiên 27
Sơ đồ 2.3 – Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ 28
Sinh viên TH: Trịnh Xuân Hào – Lớp CDKT14ATH
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 2
LỜI CẢM ƠN 3
NHẬN XÉT Của giảng viên hướng dẫn 4
NHẬN XÉT CỦA hội đồng PHẢN BIỆN 5
DANH MỤC SƠ ĐỒ 6
MỤC LỤC 7
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Đối tượng nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
6. Bố cục của đề tài 2
CHƯƠNG 1: 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 3
1.1. Những vấn đề cơ bản về nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp 3
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của nguyên vật liệu 3
1.1.1.1. Khái niệm của nguyên vật liệu 3
1.1.1.2. Đặc điểm của nguyên vật liệu 3
1.1.1.3. Ý nghĩa của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp. 3
1.1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp 4
1.1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu 4
1.1.2.2. Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu 5
1.1.2.3. Đánh giá vật liệu nhập kho 6
1.1.2.4. Đánh giá vật liệu xuất kho 7
1.1.3. Nhiệm vụ và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp 9
1.1.3.1. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu 9
1.1.3.2. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu 10
1.2 Tổ chức công tác kế toán NVL trong doanh nghiệp xây lắp 11
1.2.1 Kế toán chi tiết vật liệu 11
1.2.1.1 Chứng từ sử dụng: 11
1.2.1.2. Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu : 11
1.2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 17
1.2.2.1. Tài khoản kế toán sử dụng 17
Sinh viên TH: Trịnh Xuân Hào – Lớp CDKT14ATH
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
1.2.2.2. Chứng từ sử dụng 18
1.2.2.3. Sổ sách kế toán 18
1.2.2.4. Phương pháp kế toán tổng hợp vật liệu 18
1.2.3. Kế toán kiểm kê, đánh giá lại nguyên liệu, vật liệu 20
1.2.3.1. Kế toán kiểm kê nguyên liệu, vật liệu 20
1.2.3.2. Trường hợp kiểm nhận vật liệu 20

1.2.3.3. Kế toán đánh giá lại nguyên liệu, vật liệu 22
CHƯƠNG 2 24
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐTXD & PCCC THUẬN THIÊN 24
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần ĐTXD & PCCC Thuận Thiên 24
2.1.1. Lịch sử hình thành 24
2.1.2.Vốn điều lệ 24
2.1.3.Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty: 24
2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 25
2.1.4.1.Cơ cấu chung 25
2.1.4.2. Cơ cấu phòng kế toán: 27
2.1.5. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty: 28
2.1.5.1. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty 28
2.1.5.2. Phương pháp kế toán hàng tồn kho 29
2.1.5.3. Một số chế độ kế toán khác áp dụng trong công ty 29
2.1.5.4. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty 29
2.1.6. Những thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển của công ty: 29
2.1.6.1.Thuận lợi: 30
2.1.6.2. Khó khăn: 30
2.1.6.4. Định hướng phát triển: 30
2.1.6.5. Đặc điểm về tổ chức SXKD 31
2.2.Thực trang công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần ĐTXD & PCCC Thuận Thiên .31
2.2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty 31
2.2.2. Phân loại 31
2.2.3. Đánh giá NVL. 32
2.2.4 Kế toán chi tiết NVL 33
2.2.5. Kế toán tổng hợp NVL 47
2.2.5.1 Chứng từ sử dụng 47
2.2.5.2 Tài khoản sử dụng 47
2.2.5.3 Sổ kế toán sử dụng. 47

2.2.5.4 Kế toán các nghiệp vụ tăng NVL 48
2.2.5.5 Kế toán các nghiệp vụ giảm NVL 49
2.2.5.6 Ghi sổ kế toán 49
2.2.6 Kiểm kê NVL 54
CHƯƠNG 3 57
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐTXD &PCCC
THUẬN THIÊN 57
Sinh viên TH: Trịnh Xuân Hào – Lớp CDKT14ATH
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
3.1 Đánh giá, nhận xét công tác kế toán NVL tại công ty 57
3.1.1 Ưu điểm: 57
3.1.2 Nhược điểm: 58
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL tại công ty 58
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC
Sinh viên TH: Trịnh Xuân Hào – Lớp CDKT14ATH
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại kinh tế mở cửa, các doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội để vươn lên
và khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó các DN cũng
luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách bởi quy luật cạnh tranh khốc liệt.
Muốn đứng vững trên thị trường, các DN buộc phải tìm cho mình những phương án
kinh doanh hợp lý cũng như có được một bộ máy quản lý hiệu quả.
Khi xã hội ngày càng phát triển, mức sống được nâng cao, kéo theo nhu cầu
khách quan của con người được nâng lên. Ai cũng muốn sử dụng loại hàng hóa có chất
lượng tốt, mẫu mã đẹp… và giá cả phù hợp. Chính vì vậy, DN cần phải quan tâm
nhiều hơn đến các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các yếu tố đầu

vào trong đó phải kể đến nguyên vật liệu. Vì NVL cấu thành nên thực thể sản phẩm,
nó chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, do vậy chỉ cần có
thay đổi nhỏ về số lượng, giá cả, chủng loại, chất lượng… cũng có tác động lớn đến
chất lượng và GTSP, ảnh hưởng tới lợi nhuận của DN. Vì vậy, muốn cho hoạt động
sản xuất diễn ra ổn định và liên tục thì trước hết phải đảm bảo cung cấp các loại NVL
đầy đủ, kịp thời, đúng quy cách phẩm chất.
Chính vì NVL có vai trò quan trọng như vậy nên công tác hạch toán và quản lý
NVL là một trong những khâu quan trọng của công tác kế toán trong DN. Nó có ý
nghĩa rất lớn để tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm GTSP, nâng cao hiệu quả sản xuất
nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Công ty cổ phần ĐTXD & PCCC Thuận Thiên là doanh nghiệp xây dựng,
chuyên tư vấn lập dự án đầu tư và xây dựng các công trình giao thông , thủy lợi, cơ sở
hạ tầng, NVL của Công ty mang đặc điểm của NVL trong các doanh nghiệp thuộc
ngành xây dựng lµ do vậy công tác hạch toán NVL ở đơn vị rất quan trọng, nó đã giúp
cho công ty quản lý tốt các vấn đề phát sinh liên quan đến thu mua, bảo quản, sử dụng
và cung ứng NVL trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, việc sử dụng sổ sách, chứng từ
kế toán liên quan đến vấn đề nhập - xuất - tồn, xử lý phế liệu vẫn còn nhiều bất cập
nên công tác hạch toán NVL tại công ty chưa phản ánh kịp thời những vấn đề phát
sinh liên quan đến NVL. Nhận thấy tầm quan trọng của NVL trong quá trình sản xuất
Sinh viên TH: Trịnh Xuân Hào – Lớp CDKT14ATH Trang: 1
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
cũng như xuất phát từ tình hình thực tế tại công ty, vì vậy tôi đã quyết định chọn
nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần
ĐTXD & PCCC Thuận Thiên”.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp
xây lắp
- Đánh giá thực trạng công tác kế toán NVL tại Công ty cổ phần ĐTXD & PCCC
Thuận Thiên.

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu của Công ty cổ phần
ĐTXD & PCCC Thuận Thiên.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: tại Công ty cổ phần ĐTXD & PCCC Thuận Thiên
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài khảo sát dữ liệu tại Công ty trong thời gian
từ 01/12/2014 tới 31/12/2014
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Công tác kế toán NVL tại Công ty cổ phần
ĐTXD & PCCC Thuận Thiên
5. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau :
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, ghi chép, nghiên cứu, tìm hiểu các sổ
sách, báo cáo kế toán của công ty.
6. Bố cục của đề tài.
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp
xây lắp.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần
ĐTXD & PCCC Thuận Thiên.
Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán
nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần ĐTXD & PCCC Thuận Thiên.
Sinh viên TH: Trịnh Xuân Hào – Lớp CDKT14ATH 2
Chương 1: Cơ sở lý luận
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP.
1.1. Những vấn đề cơ bản về nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp.
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của nguyên vật liệu
1.1.1.1. Khái niệm của nguyên vật liệu

Trong các doanh nghiệp sản xuất NVL là những đối tượng lao động,thể hiện
dưới dạng vật hoá là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật
chất cấu thành nên thực thể sản phẩm.
Trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh, NVL chỉ tham gia vào một
chu kỳ sản xuất nhất định, NVL bị tiêu hao toàn bộ và không giữ nguyên hình thái vật
chất ban đầu mà giá trị của NVL được chuyển toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm mới làm ra.
1.1.1.2. Đặc điểm của nguyên vật liệu
Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế cơ sở, là tế bào của nền kinh tế quốc dân. Từ
những tài sản và nguồn vốn mà doanh nghiệp trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất
kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Trong đó,
nguyên vật liệu là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
Về mặt hiện vật: Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh
doanh. Dưới tác động của lao động chúng bị tiêu hao toàn bộ, hoặc bị thay đổi hình
thái vật chất để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm.
Về mặt giá trị: Giá trị của nguyên vật liệu được chuyển dịch một lần vào giá trị
của sản phẩm mới tạo ra.
1.1.1.3. Ý nghĩa của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp.
Nguyên vật liệu của doanh nghiệp là đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế
biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nguyên vật liệu thể
hiện dưới dạng vật hoá và là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm.
Trong các doanh nghiệp xây lắp thì nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn
trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành của sản phẩm, trực tiếp cấu thành nên thực
thể của sản phẩm, ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm sản xuất, từ đó ảnh hưởng
Sinh viên TH: Trịnh Xuân Hào – Lớp CDKT14ATH Trang: 3
Chương 1: Cơ sở lý luận
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
tới việc tiêu thụ sản phẩm sẽ liên quan tới doanh thu về hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Nếu nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, được sử dụng hợp lý, tiết
kiệm sẽ nâng cao chất lượng công trình, thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp không

ngừng tăng, góp phần tăng thu nhập cho đất nước, vị thế của doanh nghiệp trên thị
trường trong nước và ngoài nước ngày càng cao. Chính về thế, phải tổ chức tốt công
tác kế toán nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết không thể thiếu được nhằm đảm bảo
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp
1.1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu
Do nguyên liệu, vật liệu có nhiều thứ, nhiều loại và thường xuyên biến động
nên cần thiết phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu nhằm tạo điều kiện cho việc
hạch toán và quản lý Nguyên vật liệu. Căn cứ vào công dụng của Nguyên vật liệu
trong sản xuất, vật liệu được chia làm các loại sau:
+ Nguyên vật liệu chính: Là những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá
trình sản xuất cấu thành thực thể vật chất chính của sản phẩm
+ Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu được sử dụng kết hợp với vật liệu chính
để nâng cao chất lượng cũng như tính năng, tác dụng của sản phẩm và các loại vaatj
liệu phục vụ cho quá trình hoạt động và bảo quản các loại vật tư lao động, phục vụ cho
công việc lao động của công nhân.
+ Nhiên liệu là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản
xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được diễn ra bình
thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn, hoặc thể khí như: Than, củi, xăng,
dầu, hơi đốt, khí đốt
+ Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa và thay thế cho
máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn, …
+ Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các Nguyên vật liệu và thiết bị
(cần lắp, không cần lắp, vật kết cấu, công cụ, khí cụ ).doanh nghiệp mua vào nhằm
mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản.
+ Phế liệu: Là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản,
có thể sử dụng hay bán ra ngoài (phôi bào, vải vụn, gạch sắt )
+ Vật liệu khác: Bao gồm các vật liệu còn lại ngoài các thứ vật liệu chưa kể trên
Sinh viên TH: Trịnh Xuân Hào – Lớp CDKT14ATH 4
Chương 1: Cơ sở lý luận

GVHD: Đỗ Thị Hạnh
bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc trưng.
1.1.2.2. Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu
Đánh giá nguyên vật liệu là xác định giá trị nguyên vật liệu ở những thời điểm
nhất định và theo từng nguyên tắc nhất định.
Khi đánh giá vật tư hàng hoá nói chung, đánh giá nguyên vật liệu nói riêng, cần
tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
* Nguyên tắc giá gốc: (Theo chuẩn mực 02- Hàng tồn kho) Vật tư hàng hoá phải
được đánh giá theo giá gốc. Giá gốc hay được gọi là trị giá vốn thực tế của vật tư hàng
hoá, là toàn bộ các chi phí mà công ty đã bỏ ra để có được những vật tư hàng hoá đó ở
địa điểm và trạng thái hiện tại.
Như vậy, giá gốc của nguyên vật liệu được xác định cụ thể cho từng loại, bao
gồm chi phí mua; chi phí chế biến và các chi phí khác có liên quan đến việc sở hữu các
loại vật liệu đó.
Chi phí mua của nguyên vật liệu bao gồm giá mua, các loại thuế không được
hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua vật liệu trừ các
khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua.
Chi phí chế biến nguyên liệu, vật liệu bao gồm các chi phí có liên quan trực tiếp
đến sản xuất chế biến ra các loại nguyên liệu, vật liệu đó.
Trường hợp sản xuất nhiều loại nguyên liệu, vật liệu trên một quy trình công
nghệ trong cùng một thời gian mà không thể tách được các chi phí chế biến thì phải
phân bổ các chi phí này theo tiêu chuẩn thích hợp.
Trường hợp có sản phẩm phụ thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần
có thể thực hiện được, giá trị này được loại trừ khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung
cho sản phẩm chính.
Các khoản chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các khoản chi phí khác
phát sinh trên mức bình thường, chi phí bán hàng, chi phí quản lý công ty không được
tính vào giá gốc của nguyên liệu, vật liệu.
* Nguyên tắc thận trọng: Nguyên liệu, vật liệu được đánh giá theo giá gốc,
nhưng trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá

trị thuần có thể thực hiện được.
Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ
Sinh viên TH: Trịnh Xuân Hào – Lớp CDKT14ATH 5
Chương 1: Cơ sở lý luận
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
sản xuất, kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành SP và chi phí ước tính cần
thiết cho việc tiêu thụ chúng (Theo chuẩn mực 02- Hàng tồn kho)
Thực hiện nguyên tắc thận trọng bằng cách trích lập dự phòng giảm giá cho các
loại nguyên liệu, vật liệu. Theo nguyên tắc này, kế toán đã ghi sổ vật liệu theo giá gốc
và phản ánh dự phòng cho việc giảm giá nguyên liệu, vật liệu. Trong hệ thống tài
khoản kế toán, việc phản ánh dự phòng giảm giá cho nguyên liệu, vật liệu được thể
hiện trên cùng một tài khoản với các loại vật tư và hàng hoá khác, gọi chung là dự
phòng giảm giá hàng tồn kho và chỉ tiêu này được trình bày trên báo cáo tài chính
thông qua 2 chỉ tiêu:
- Trị giá vốn thực tế của vật tư, hàng hoá.
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (điều chỉnh giảm giá)
* Nguyên tắc nhất quán:
Các phương pháp kế toán áp dụng trong đánh giá nguyên liệu, vật liệu cũng cần
phải đảm bảo tính nhất quán. Tức là kế toán đã chọn phương pháp nào thì phải áp
dụng phương pháp đó nhất quán trong suốt niên độ kế toán. Công ty có thể thay đổi
phương pháp đã chọn, nhưng phải đảm bảo phương pháp thay thế cho phép trình bày
thông tin kế toán một cách trung thực và hợp lý hơn, đồng thời phải giải thích được
ảnh hưởng của sự thay đổi đó.
1.1.2.3. Đánh giá vật liệu nhập kho
Vật tư trong các công ty được đánh giá theo trị giá gốc (hay còn gọi là giá vốn
thực tế)
Trị giá vốn thực tế của vật liệu nhập kho được xác định theo từng nguồn nhập:
- Nhập kho do mua ngoài: Trị giá vốn thực tế nhập kho bao gồm giá mua, các
loại thế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản trong quá trình
mua và chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc mua nguyên vật liệu, trừ đi các khoản

chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua do không đúng quy cách phẩm chất.
Trường hợp nguyên vật liệu mua vào được sử dụng cho đối tượng chịu thuế
GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, giá mua là giá chưa có thuế GTGT.
Trường hợp nguyên vật liệu mua ngoài được sử dụng cho các đối tượng không
chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, hoặc sử dụng cho các mục đích phúc
lợi, các dự án… thì giá mua bao gồm cả thuế GTGT (tức tổng giá thanh toán)
Sinh viên TH: Trịnh Xuân Hào – Lớp CDKT14ATH 6
Chương 1: Cơ sở lý luận
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
- Nhập kho do tự sản xuất: Trị giá vốn thực tế nhập kho là giá thành sản xuất của
nguyên vật liệu tự gia công chế biến.
- Nhập kho do thuê ngoài gia công chế biến: Trị giá vốn thực tế nhập kho là trị
giá vốn thực tế của vật liệu xuất kho thuê ngoài gia công chế biến cộng (+) số tiền phải
trả cho người nhận gia công chế biến cộng (+) các chi phí phát sinh khi nhận.
- Nhập nguyên vật liệu do nhận góp vốn liên doanh: Trị giá vốn thực tế của
nguyên vật liệu nhập kho là giá do hội đồng liên doanh thoả thuận cộng (+) các chi phí
khác phát sinh sau khi tiếp nhận nguyên vật liệu.
- Nhập nguyên vật liệu do được cấp: Trị giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho
là giá trị trên biên bản giao nhận cộng (+) các chi phí phát sinh khi nhận.
- Nhập nguyên vật liệu do được biếu tặng, được tài trợ: Trị giá vốn thực tế nhập
kho là giá trị hợp lý cộng (+) các chi phí khác phát sinh
1.1.2.4. Đánh giá vật liệu xuất kho
Nguyên vật liệu được nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau, ở nhiều thời điểm
khác nhau. Do đó, khi xuất kho nguyên vật liệu, tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động,
yêu cầu, trình độ quản lý và các điều kiện trang bị, phương tiện kỹ thuật tính toán ở
từng công ty mà lựa chọn một trong các phương pháp sau để xác định trị giá vốn thực
tế của nguyên vật liệu nhập kho.
Theo chuẩn mực kế toán 02: Hàng tồn kho, trị giá vốn thực tế của vật liệu xuất
kho có thể được tính theo các phương pháp sau:
* Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh: Theo phương pháp này khi xuất

kho nguyên vật liệu thì căn cứ vào số lượng và đơn giá nhập kho thuộc lô hàng nào thì
tính trị giá vốn của nguyên vật liệu xuất kho như vậy của lô hàng đó
- Ưu, nhược điểm: Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, trị giá nguyên vật
liệu được tính chính xác. Tuy nhiên, phương pháp này lại không phù hợp với công ty
mà nghiệp vụ nhập xuất nguyên vật liệu nhiều, trị giá nhỏ.
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng đối với những công ty có ít
loại nguyên vật liệu hoặc nguyên vật liệu ổn định và nhận diện được.
* Phương pháp bình quân gia quyền: Trị vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất
kho được tính căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu xuất kho và đơn giá bình quân gia
quyền theo công thức:
Sinh viên TH: Trịnh Xuân Hào – Lớp CDKT14ATH 7
Chương 1: Cơ sở lý luận
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
Trị giá vốn thực tế của
nguyên vật liệu xuất kho
=
Số lượng NVL
thực tế xuất kho
×
Đơn giá bình quân
gia quyền
Trong đó:
Đơn
giá
bình
=
Trị giá thực tế của NVL tồn
đầu kỳ
+
Trị giá vốn thực tế NVL

nhập trong kỳ
Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng nguyên vật liệu nhập
trong kỳ
Đơn giá bình quân có thể xác định cho cả kỳ, được gọi là đơn giá bình quân cả
kỳ hay đơn giá bình quân cố định. Theo cách tính này, đơn giá bình quân được tính
toán đơn giản, dễ tính toán, khối lượng công việc không nhiều. Tuy nhiên, do cuối
tháng mới tiến hành tính đơn giá bình quân nên thông tin cung cấp không kịp thời. Do
đó, phương pháp này thường được áp dụng trong những công ty ít nghiệp vụ nhập xuất
nguyên vật liệu và thông tin kế toán không cần thường xuyên.
Để khắc phục những nhược điểm trên thì đơn giá bình quân nguyên vật liệu có
thể được xác định sau mỗi lần nhập được gọi là đơn giá bình quân liên hoàn hay đơn
giá bình quân di động. Theo cách tính này, trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất
kho được xác định hàng ngày và được cung cấp kịp thời. Tuy nhiên, do khối lượng
công việc tính toán nhiều hơn nên thường được áp dụng đối với những công ty dã làm
kế toán máy hay những công ty có ít chủng loại, mật độ xuất ít, giá thị trường biến
động liên tục.
* Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO):
Phương pháp này dựa trên giả định là nguyên vật liệu được mua trước hoặc sản
xuất trước thì được xuất trước, nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ là nguyên vật liệu được
mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này, trị giá nguyên vật
liệu xuất kho được tính theo giá trị của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần
đầu kỳ, giá trị của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập
kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ tồn kho.
- Ưu điểm:
- Kết quản tính toán tương đối hợp lý, phù hợp trong điều kiện giá cả ổn định
hoặc có xu hướng giảm
- Cho phép xác định giá vốn thực tế của nguyên vật liệu theo từng lần xuất, trị
Sinh viên TH: Trịnh Xuân Hào – Lớp CDKT14ATH 8
Chương 1: Cơ sở lý luận
GVHD: Đỗ Thị Hạnh

giá vốn thực tế của nguyên vật liệu cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập
sau cùng trong kỳ nên chỉ tiêu hàng tồn kho cuối kỳ phản ánh sát với thực tế.
- Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, trong điều kiện giá cả có xu hướng
tăng thì tính theo phương pháp này không đảm bảo an toàn (không hoàn vốn)
- Điều kiện áp dụng: Phù hợp với những công ty theo dõi được đơn giá thực tế
từng lần nhập.
* Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO).
Phương pháp này dựa trên giả định là nguyên vật liệu tồn kho hoặc mua sau hoặc
sản xuất sau thì được xuất trước, nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ là nguyên vật liệu
được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này, trị giá hàng xuất kho được
tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, trị giá của nguyên vật liệu tồn
kho cuối kỳ được tính theo giá của lần nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
- Ưu điểm: Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng luôn phản ánh giá
thực tế.
- Nhược điểm: Chất lượng của công tác tính giá phụ thuộc và sự ổn định của giá
nguyên vật liệu. Trong trường hợp giá cả nguyên vật liệu biến động mạnh thì việc tính
trị giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp này sẽ mất tính chính xác và hợp lý.
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này phù hợp với những công ty theo dõi được
đơn giá từng lần nhập.
Tuy nhiên trong thực tế, để tiện cho công tác hạch toán nguyên vật liệu, công ty
có thể đánh giá nguyên vật liệu theo giá hạch toán.
Đối với các công ty mua các loại nguyên vật liệu thường xuyên có sự biến động
về giá cả, khối lượng và chủng loại thì có thể sử dụng giá hạch toán để đánh giá. Giá
hạch toán là giá ổn định do công ty tự xây dựng phục vụ cho công tác hạch toán chi
tiết nguyên liệu, vật liệu. Giá này không có tác dụng giao dịch với bên ngoài. Sử dụng
giá hạch toán, việc xuất kho hàng ngày được thực hiện theo giá hạch toán, cuối kỳ kế
toán phải tính ra giá thực tế để ghi sổ kế toán tổng hợp.
1.1.3. Nhiệm vụ và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp.
1.1.3.1. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý nguyên vật liệu, thực hiện tốt chức năng của kế toán

NVL thì kế toán NVL trong doanh nghiệp cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Sinh viên TH: Trịnh Xuân Hào – Lớp CDKT14ATH 9
Chương 1: Cơ sở lý luận
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
- Thực hiện việc phân loại, đánh giá vật tư, hàng hóa phù hợp với các nguyên tắc,
chuẩn mực kế toán đã định và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp.
- Ghi chép phản ánh chính xác trung thực kịp thời, số lượng và giá thực tế của
Nguyên vật liệu nhập kho.
- Tập hợp và phản ánh đầy đủ chính xác kịp thời, số lượng và giá trị nguyên vật
liệu, xuất kho kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
- Phân bổ hợp lý giá trị Nguyên vật liệu, sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi
phí sản xuất kinh doanh.
- Tính toán và phản ánh chính xác số lượng, và giá trị nguyên vật liệu tồn kho,
phát hiện kịp thời nguyên vật liệu thiếu thừa, ứ đọng kém phẩm chất, để doanh nghiệp
có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế đến mức có thể thiệt hại có thể xảy ra.
1.1.3.2. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu.
Quản lý nguyên vật liệu là công tác không thể thiếu được đối với công tác quản
lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, do trình độ sản xuất khác nhau nên phạm
vi, mức độ quản lý cũng khác nhau.
Cùng với sự phát triển chung của xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp ngày càng được mở rộng và phát triển không ngừng về quy mô, chất
lượng trên cơ sở ngày càng đảm bảo nhu cầu thỏa mãn về vật chất của con người.
Theo đó, các phương pháp quản lý cùng cơ chế quản lý và cách thức hạch toán cũng
hoàn thiện cho phù hợp. Quản lý NVL là quản lý chặt chẽ ở tất cả các khâu: Từ khâu
thu mua, bảo quản, dự trữ đến khâu sử dụng, cụ thể là:
- Trong khâu thu mua: NVL phải đựơc bảo quản về mặt số lượng, chủng loại, giá
mua, chi phí thu mua, quy cách. Cần phải có quyết định đúng đắn từ đầu trong việc lựa
chọn NVL cung cấp, dự đoán những biến động về cung cầu nguyên vật liệu trên thị
trường để có biện pháp thích ứng, tối thiểu hóa những ảnh hưởng do giá cả thị trường
và nguồn cung cấp tác động. Phải tổ chức hạch toán thu mua theo đúng tiến độ, thời

gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trong khâu bảo quản: Phải tổ chức quản lý tốt kho bãi theo đúng chế độ quy
định đối với từng loại vật tư tránh hư hỏng, mất mát, hao hụt, kém phẩm chất làm ảnh
hưởng tới số lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
- Trong khâu dự trữ: Đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định được mức độ dự trữ
Sinh viên TH: Trịnh Xuân Hào – Lớp CDKT14ATH 10
Chương 1: Cơ sở lý luận
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
tối đa, tối thiểu đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đựơc bình thường. Quá trình
sản xuất kinh doanh không bị ngừng trệ, gián đoạn do việc cung ứng nguyên vật liệu
không kịp thời, đầy đủ, hoặc ứ đọng vốn do dự trữ vật tư quá nhiều ảnh hưởng đến việc
sản xuất và hiệu quả của doanh nghiệp.
- Trong khâu sử dụng: Phải tổ chức ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng, sử
dụng NVL một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời. Đặc biệt quan trọng là phải sử dụng
tiết kiệm, hợp lý trên cơ sở định mức tiêu hao, dự toán chi phí về NVL. Cần khuyến
khích việc phát huy sáng kiến, cải tiến sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tận dụng phế liệu,
sử dụng NVL thay thế, ngăn ngừa tình trạng mất mát, lãng phí nguyên vật liệu.
Như vậy, việc quản lý tốt nguyên vật liệu từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ, sử
dụng là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý tài sản của doanh
nghiệp. Thực hiện tốt điều này có ý nghĩa trong việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu,
hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.2 Tổ chức công tác kế toán NVL trong doanh nghiệp xây lắp
1.2.1 Kế toán chi tiết vật liệu
1.2.1.1 Chứng từ sử dụng:
Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo Quyết định 15/2006 ban
hành ngày 14 thnags 09 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, các chứng từ kế toán về
vật liệu, công cụ dụng cụ bao gồm:
- Phiếu nhập kho (01 - VT)
- Phiếu xuất kho (02 - VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (03 - VT)

- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (08 - VT)
- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (02 - BH)
- Hoá đơn cước phí vận chuyển (03 - BH)
Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thấp nhất theo Quy định của Nhà nước các
doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn như: Phiếu xuất vật
tư theo hạn mức (04 - VT), Biên bản kiểm nghiệm vật tư (05 - VT) phiếu báo vật tư
còn lại cuối kỳ (07 - VT)… Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của từng doanh
nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động thành phần kinh tế, tình hình sở hữu khác nhau.
1.2.1.2. Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu :
Sinh viên TH: Trịnh Xuân Hào – Lớp CDKT14ATH 11
Chương 1: Cơ sở lý luận
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
Hiện nay trong các doanh nghiệp sản xuất, việc hạch toán vật liệu giữa kho và
phòng kế toán có thể thực hiện theo các phương pháp sau:
- Phương pháp thẻ song song
- Phương pháp sổ đối chiếu lưu chuyển
- Phương pháp sổ số dư
a. Phương pháp thẻ song song
* Nội dung:
- Ở kho: Việc ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng ngày do thủ kho tiến
hành trên thẻ kho và chỉ ghi theo số lượng.
Khi nhận các chứng từ nhập, xuất vật liệu thủ kho phải triểm tra tính hợp lý,
hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép số thực nhập, thực xuất vào chứng từ thẻ
kho. Cuối ngày tính ra số tồn kho ghi vào thẻ kho. Định kỳ thủ kho gửi (hoặc kế toán
xuống kho nhận) các chứng từ xuất, nhập đã được phân loại theo từng thứ vận liệu cho
phòng kế toán.
- Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu để ghi chép
tình hình xuất, nhập, tồn kho theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Về cơ bản, sổ (thẻ) kế
toán chi tiết vật liệu có kết cấu giống như thẻ kho nhưng có thêm các cột để ghi chép
theo chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết vật liệu và kiểm tra đối chiếu

với thẻ kho. Ngoài ra để có số liệu đối chiếu, triểm tra với kế toán tổng hợp số liệu kế
toán chi tiết từ các sổ chi tiết vào bảng. Tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu theo
từng nhóm, loại vật liệu. Có thể khái quát, nội dung, trình tự kế toán chi tiết vật
liệu,theo phương pháp thẻ song song theo sơ đồ sau:
Sinh viên TH: Trịnh Xuân Hào – Lớp CDKT14ATH 12
Chương 1: Cơ sở lý luận
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu hàng ngày
Đối chiếu cuối tháng
Sơ đồ 1.1: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi thẻ song song
* Ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng
- Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu
- Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu
số lượng, khối lượng ghi chép còn nhiều.
- Điều kiện áp dụng: Trường hợp công ty có ít chủng loại nguyên vật liệu; việc
nhập xuất không diễn ra thường xuyên. Đặc biệt trong điều kiện công ty đã làm kế
toán máy thì phương pháp này vẫn áp dụng cho những công ty có nhiều chủng loại
nguyên vật liệu, diễn ra thường xuyên. Do đó, xu hướng phương pháp này ngày càng
được áp dụng rộng rãi.
b. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
* Nội dung:
- Ở kho: Việc ghi chép ở kho của thủ kho cũng được thực hiện trên thẻ kho giống
Sinh viên TH: Trịnh Xuân Hào – Lớp CDKT14ATH 13
Thẻ kho
Sổ kế toán chi tiết
Bảng kê nhập - xuất - tồn
Sổ kế toán chi tiết

Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho
Chương 1: Cơ sở lý luận
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
như phương pháp thẻ song song.
- Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chieué luân chuyển để ghi chép tình hình
nhập, xuất, tồn kho của từng thứ vật liệu ở từng kho dùng cả năm nhưng mỗi tháng chỉ
ghi một lần vào cuối tháng. Để có số liệu ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển, kế toán
phải lập bảng kê nhập, bảng kê xuất trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất định kỳ thủ
kho gửi lên. Sổ đối chiếu luân chuyển cũng được theo dõi và về chỉ tiêu giá trị.Cuối
tháng tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và
số liệu kế toán tổng hợp.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu cuối tháng
Sơ đồ 1.2: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp đối chiếu luân chuyển
* Ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng
- Ưu điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi 1 lần vào
cuối tháng.
- Nhược điểm: Phương pháp này vẫn còn ghi sổ trùng lặp giữa thủ kho và phòng
kế toán về chỉ tiêu số lượng; việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán chỉ tiến
hành vào cuối tháng nên hạn chế tác dụng kiểm tra của kế toán.
- Điều kiện áp dụng: Thích hợp với các công ty có chủng loại nguyên vật liệu ít,
không có điều kiện ghi chép, theo dõi tình hình nhập - xuất hàng ngày. Phương pháp
Sinh viên TH: Trịnh Xuân Hào – Lớp CDKT14ATH 14
Thẻ kho
Phiếu nhập
Bảng kê nhập
Phiếu xuất
Bảng kê xuất

Sổ đối chiếu luân chuyển
Sổ đối chiếu luân chuyển
Chương 1: Cơ sở lý luận
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
này thường ít được áp dụng trong thực tế.
c. Phương pháp sổ số dư:
* Nội dung:
- Ở kho: Thủ kho vẫn sử dụng “Thẻ kho” để ghi chép như hai phương pháp trên.
Đồng thời, cuối tháng thủ kho còn ghi vào “Sổ số dư” số tồn kho cuối tháng của từng
thứ nguyên vật liệu vào cột số lượng.
“Sổ số dư” do kế toán lập cho từng kho, được mở cho cả năm. Trên “Sổ số dư”
nguyên vật liệu được sắp xếp từng thứ, nhóm, loại; sau mỗi nhóm, loại có dòng cộng
nhóm, cộng loại. Cuối tháng, “Sổ số dư” sẽ được chuyển cho thủ kho để ghi chép.
- Phòng kế toán: Kế toán định kỳ xuống kho kiểm tra việc ghi chép trên “Thẻ
kho” của thủ kho và trực tiếp nhận chứng từ nhập - xuất kho. Sau đó, kế toán ký xác
nhận vào từng thẻ kho và ký vào phiếu giao nhận chứng từ
Tại phòng kế toán, nhân viên kế toán kiểm tra loại chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ
và tổng hợp giá trị (giá hạch toán) theo từng nhóm loại nguyên vật liệu để ghi vào cột
“Số tiền” trên “Phiếu giao nhận chứng từ”, số liệu này được ghi vào “Bảng kê luỹ kế
nhập” và “Bảng kê luỹ kế xuất” nguyên vật liệu.
Cuối tháng căn cứ vào “Bảng kê luỹ kế nhập” và “Bảng kê luỹ kế xuất” để cộng
tổng số tiền theo từng nhóm NVL để ghi vào “Bảng kê Nhập - xuất - tồn”. Đồng thời
sau khi nhận được “Sổ số dư” do thủ kho chuyển lên, kế toán căn cứ vào cột số chỉ số
lượng và đơn giá hạch toán của từng nhóm nguyên vật liệu tương ứng để tính ra số tiền
ghi vào cột số dư bằng tiền.
Kế toán đối chiếu số liệu trên cột số dư bằng tiền của “Sổ số dư” với cột trên
bảng “Bảng kê Nhập - xuất - tồn” với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp.
Trình tự ghi sổ được khái quát theo sơ đồ sau:
Sinh viên TH: Trịnh Xuân Hào – Lớp CDKT14ATH 15
Chương 1: Cơ sở lý luận

GVHD: Đỗ Thị Hạnh
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu cuối tháng
Sơ đồ 1.3: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số đồ
* Ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng
- Ưu điểm
+ Giảm được khối lượng ghi chéo do kế toán chỉ ghi theo sổ tiêu số tiền và ghi
theo từng nhóm nguyên vật liệu.
+ Phương pháp này đã kết hợp chặt chẽ giữa hạch toán nghiệp vụ và hạch toán kế
toán. Kế toán đã thực hiện kiểm tra được thường xuyên việc ghi chéo và bảo quản
trong kho của thủ kho.
+ Công việc được dàn đều trong tháng
- Nhược điểm:
+ Kế toán chưa theo dõi chi tiết theo từng thứ nguyên vật liệu nên để có thông tin
về tình hình nhập - xuất - tồn của từng thứ nguyên vật liệu nào thì căn cứ vào số liệu
trên thẻ kho.
+ Việc kiểm tra, phát hiện sai sót nhầm lẫn giữa kho và phòng kế toán rất phức
tạp
- Điều kiện áp dụng:
+ Công ty có nhiều chủng loại nguyên vật liệu, việc nhập - xuất diễn ra thường
Sinh viên TH: Trịnh Xuân Hào – Lớp CDKT14ATH 16
Thẻ kho
Sổ số dư
Phiếu nhập
Phiếu giao nhận
chứng từ
Bảng luỹ kế nhập
Bảng kê nhập - xuất - tồn

Phiếu xuất
Phiếu giao nhận
chứng từ
Bảng luỹ kế xuất
Sổ kế toán tổng hợp

×