Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT tại công ty thương mại Tuấn Hiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.33 KB, 75 trang )

:
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải
GTGT Giá trị gia tăng
HH Hàng hóa
DV Dịch vụ
NSNN Ngân sách nhà nước
TSCĐ Tài sản cố định
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, tổ chức công tác kế toán
rất quan trọng, nó không chỉ là công cụ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp quản
lý về tình hình tài chính hoạt động kinh doanh của công ty, giúp cho họ đưa ra
những quyết định đầu tư kinh doanh đúng đắn mà nó còn là công cụ để Nhà
nước tính toán, xây dựng và kiểm tra việc chấp hành ngân sách Nhà nước, kiểm
soát và quản lý nền kinh tế ở tầm vĩ mô theo cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Kế toán là khoa học thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp toàn bộ thông
tin về tài sản và sự vận động của tài sản trong các đơn vị nhằm kiểm tra giám sát
toàn bộ hoạt động kinh tế – tài chính của đơn vị đó. Vì vậy nó là một trong
những yếu tố quan trọng góp phần vào sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh
nghiệp.
Hiện nay ở nước ta thuế GTGT là loại thuế rất phổ biến và nó có ảnh
hưởng rất lớn tới các doanh nhiệp. Do đó, tổ chức công tác kế toán thuế GTGT
là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Nó giúp tính toán ra số thuế phải nộp
để làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước, bên cạnh đó kế toán thuế cũng tính ra số
thuế được miễn giảm, hay hoàn lại nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.
Nhận thức sâu sắc được vai trò của kế toán thuế, đặc biệt là thuế GTGT
nên trong thời gian thực tập tại công ty Thương mại Tuấn Hiền, được sự giúp đỡ
tận tình của ban lãnh đạo công ty, các cán bộ phòng kế toán và đặc biệt là dưới
sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Lê Thị Hồng Sơn cùng với những kiến thức


đã được trang bị khi học tập tại trường, em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu chuyên
đề về thuế GTGT và em quyết định lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế
toán thuế GTGT tại công ty thương mại Tuấn Hiền” làm đề tài chuyên đề của
mình.
SVTH : Lê Thị Thương Trang: 1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
Bài viết của em gồm 3 phần chính ngoài lời mở đầu và kết luận, đó là:
Chương 1 :Những vấn đề chung về thuế GTGT vả kế toán thuế GTGT tại
các doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng kế toán thuế GTGT tại công ty thương mại Tuấn
Hiền
Chương 3: Một số ý kiến nhận xét và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng
công tác kế toán thuế GTGT tại công ty thương mại Tuấn Hiền.
Bài chuyên đề của em hoàn thành được là nhờ sự hướng dẫn và chỉ bảo
nhiệt tình của cô giáo Lê Thị Hồng Sơn cùng toàn thể công nhân viên trong
côngty thuong mại Tuấn Hiền, đặc biệt là phòng kế toán. Do kiến thức thực tế
còn hạn chế nên luận văn của em còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em mong được sự
chỉ bảo và đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1
SVTH : Lê Thị Thương Trang: 2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
VÀ KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP.
1.1. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG.
1.1.1. Khái niệm, nguồn gốc ra đời và phát triển của thuế GTGT.
1.1.1.1. Khái niệm
Thuế GTGT, tiếng Anh là Value added Tax là thuế tính trên khoản giá trị
tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông

đến tiêu dùng
1.1.1.2. Lịch sử hình thành thuế GTGT
Sau chiến tranh thế giới thứ II, Pháp tiến hành áp dụng thuế doanh thu
nhằm động viên sự đóng góp của quần chúng vào nguồn thu ngân sách. Thời kì
đầu, thuế chỉ thu ở giai đoạn cuối của quá trình lưu thông hàng hoá với thuế suất
thấp, do đó, sè thu rất thấp và khó quản lý. Sau đó, thuế doanh thu đã được điều
chỉnh, đánh vào từng khâu của quá trình sản xuất. Tuy nhiên, cách này đã phát
sinh nhược điểm là tính trùng lặp, đặc biệt khi quá trình sản xuất ra sản phẩm
phải trải qua nhiều khâu. Và để khắc phục nhược điểm này, năm 1936, Pháp tiến
hành cải tiến thuế doanh thu tõ việc đánh thuế vào từng khâu sang đánh thuế 1
lần vào công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất. Việc này đã khắc phục được
nhược điểm là đánh thuế trùng lập nhưng lại làm cho việc thu thuế bị chậm trễ
so với trước đây vì chỉ khi hàng hoá đi vào lưu thông thì Nhà nước mới thu được
thuế.
Trước một thực tế là Nhà nước muốn thu được nhiều thuế và thu kịp thời,
vừa thúc đẩy phát triển sản xuất, vừa bồi dưỡng nguồn thu, các nhà kinh tế đã
nghĩ ra nhiều biện pháp để hoàn thiện luật thuế doanh thu. Vào đầu những năm
năm mươi, một người Đức đã nghĩ ra mét chính sách thuế có thể thay thế cho
thuế doanh thu, đó là thuế GTGT được tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng
hoá dịch vụ qua mỗi công đoạn từ nhiên sản xuất đến tiêu dùng. Tuy nhiên, do
lý luận chưa đủ sức thuyết phục Chính phủ nên chính sách này đã không được
SVTH : Lê Thị Thương Trang: 3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
chấp nhận. Và trên thực tế thì thuế GTGT được nghiên cứu và áp dụng đầu tiên
tại Pháp vào ngày1/7/1954. Ban đầu thuế GTGT ra đời chỉ nhằm vào mét sè
nghành cá biệt, mãi đến năm 1968, thuế GTGT mới được áp dụng cho mọi
nghành nghề, mọi lĩnh vực. Cho đến nay, với ưu điểm của mình, thuế GTGT đã
được áp dụng và triển khai ở nhiều nước. Với Việt Nam, việc chuyển sang áp
dụng thuế GTGT ngoài mục đích từng bước hoà nhập vào chính sách thuế của
các nước trong khu vực và trên thế giới, đây còn là bước chuẩn bị rất tốt cho quá

trình hội nhập vào AFTA vào những năm tới
1.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT
Xuất phát từ bản chất của thuế GTGT có mét sè đặc điểm sau:
- Thuế GTGT có phạm vi thu thuế rất rộng, đối tượng phải nộp thuế là
toàn bộ các cơ sở sản xuất kinh doanh, kể cả gia công chế biến và hoạt động thu
tiền, thuế GTGT được thu đối với mọi sản phẩm dịch vụ tiêu thụ trong nước kể
cả hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, vẫn có mét sè hàng hoá dịch vụ được miễn
thuế theo quy định mỗi nước trong từng thời kì cụ thể.
- Thuế GTGT là một loại thuế gián thu. Bởi vì các cơ sở sản xuất kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ, thu thuế GTGT qua việc bán hàng hoá dịch vụ này.
Tiền thuế Èn trong giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ được các cơ sở sản xuất
kinh doanh nộp vào ngân sách Nhà nước thay cho người tiêu dùng.
- Thuế GTGT không đánh vào đầu tư, vì thuế nằm ngoài giá trị TSCĐ và
sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Người mua phải trả thêm tiền thuế GTGT và tiền
thuế này được khấu trừ khi tính thuế phải nộp ở giai đoạn sau.
- Một đặc điểm quan trọng của thuế GTGT là cho dù sản xuất có trải qua
bao nhiêu giai đoạn thì tổng thuế phải nộp cũng không đổi. Thuế GTGT ở mỗi
khâu nhiều hay ít tuỳ thuộc vào giá trị gia tăng ở khâu đó. Vì vậy, thuế GTGT
không làm tăng giá sản phẩm đột biến, do đó không gây xáo trộn cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thuế GTGT là loại thuế mang tính trung lập cao. Thuế GTGT không
can thiệp quá sâu vào mục tiêu khuyến khích hay hạn chế sản xuất kinh doanh,
cung ứng dịch, tiêu dùng theo nghành nghề cụ thể.
SVTH : Lê Thị Thương Trang: 4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
- Thuế GTGT có thuế suất căn cứ vào loại hàng hoá, dịch vụ chứ không
phân biệt ngành nghề và giá trị sử dụng của hàng hoá, dịch vụ
1.1.3. Đối tượng của thuế GTGT
- Đối tượng chịu thuế
Theo quy định tại điều 2, Luật thuế GTGT và điều 2 Nghị định số 79/

2000/ NĐ-CP ngày 29/ 12/ 2000thì đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch
vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng tại Việt Nam, trừ tất cả các đối
tượng quy định tại mục II, phần A, thông tư sè 122/ 2000/ TT-BTC ra ngày 29/
12/ 2000 của Bộ Tài Chính.
- Đối tượng nộp thuế
Theo quy định tại điều 3, Luật thuế GTGT và điều 3 Nghị định số 79/
2000/ NĐ-CP ngày 29/12/2000 thì đối tượng nộp thuế GTGT bao gồm:
+ Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng kí kinh doanh theo Luật
Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Hợp tác xã.
+ Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vò trang nhân dân và các tổ
chức, đơn vị sự nghiệp khác.
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham
gia hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam; các công ty
nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo
luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
+ Cá nhân, hé gia đình sản xuất, kinh doanh, nhóm kinh doanh độc lập và
các đối tượng kinh doanh khác
- Đối tượng không chịu thuế
Bao gồm tất cả các đối tượng được quy định tại mục II, phần A, thông tư
sè 122/ 2000/ TT-BTC ngày 29/ 12/ 2000 của Bộ Tài Chính
SVTH : Lê Thị Thương Trang: 5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
1.1.4. Căn cứ tính thuế GTGT
Căn cứ tính thuế bao gồm: giá tính thuế và thuế suất cụ thể được quy định
chi tiết tại Mục I, II phần B, thông tư sè 122/ 2000/ TT-BTC ngày 29/ 12/
2000của Bộ Tài Chính
1.1.5.Phương pháp tính thuế GTGT.
Hiện nay, thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo mét
trong hai phương pháp: phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp

trên GTGT
1.1.5.1. Phương pháp khấu trừ thuế GTGT.
Theo phương pháp này:
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ
Trong đó:
a) Thuế GTGT đầu ra = giá tính thuế của hàng hoá dịch vụ bán ra * thuế
suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ tương ứng
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ
thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hóa, dịch
vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ
giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán.
Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế
GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán
ghi trên hoá đơn, chứng từ. Doanh thu chưa có thuế được xác định bằng giá bán
trừ (-) thuế tính trên giá bán.
b) Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn
GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định dùng cho sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT), sè thuế GTGT ghi trên chứng từ
nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu (hoặc nộp thay cho phía nước ngoài theo quy
định tại điểm 9 Mục II Phần C Thông tư122/ 2000/ TT-BTC ngày29/12/2000)
và số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ % dưới đây:
- Tỷ lệ 3% trên giá mua theo hoá đơn đối với:
SVTH : Lê Thị Thương Trang: 6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
+ Hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, mua của đơn vị
kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT có hoá
đơn bán hàng;
+ Hàng hoá là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến mua vào
không có hoá đơn;

+ Hàng hoá chịu thuế TTĐB cơ sở kinh doanh thương mại mua của cơ
sở sản xuất để bán ra có hoá đơn bán hàng (kể cả trường hợp mua của đại lý bán
hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo đúng giá của cơ sở sản xuất, hưởng hoa
hồng).
+ Tiền bồi thường kinh doanh bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm thuộc
đối tượng chịu thuế GTGT (tính trên giá trị bồi thường bảo hiểm) thuộc trách
nhiệm bồi thường của cơ sở kinh doanh bảo hiểm.
- Tỷ lệ 2% trên giá trị hàng hoá mua vào theo Bảng kê đối với hàng hoá là
nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến; đất, đá, cát, sỏi, các phế liệu mua của
người bán không có hoá đơn. Riêng đối với cơ sở sản xuất sản phẩm là nông
sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến không chịu thuế GTGT, nếu cơ sở
dùng các sản phẩm này để tiếp tục sản xuất, chế biến ra các hàng hoá khác thuộc
diện chịu thuế GTGT thì giá được tính khấu trừ theo tỷ lệ quy định là giá thành
sản xuất của các mặt hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản.
Tỷ lệ (%) khấu trừ trên đây áp dụng thống nhất cho cả trường hợp kinh
doanh trong nước và xuất khẩu.
- Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc
thù (kể cả hoá đơn mua hàng dự trữ quốc gia của cơ quan dự trữ quốc gia) ghi
giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế
và phương pháp tính nêu tại điểm 14 Mục I Phần B của Thông tư này để xác
định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
c) Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ
dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.
- Hàng hoá mua vào bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất, xác định do
SVTH : Lê Thị Thương Trang: 7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường thì thuế GTGT đầu vào
của số hàng hoá này được tính vào giá trị hàng hoá tổn thất phải bồi thường,
không được tính vào số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi kê khai thuế

GTGT phải nộp.
- Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được
khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT; sè thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
được tính vào chi phí của hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT. Nếu hàng
hoá, dịch vụ mua vào không sử dụng phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thì thuế
GTGT đầu vào được tính vào chi phí của hoạt động đó.
Đối với tài sản cố định mua vào sử dụng riêng cho sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế thì thuế GTGT của tài sản cố định được tính
vào nguyên giá của tài sản cố định.
- Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế đầu vào của hàng hoá, dịch
vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu
thuế GTGT.
Đối với hàng hóa, dịch vụ sử dụng chung cho sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng cơ sở không hạch toán
riêng được thuế đầu vào được khấu trừ, thì thuế đầu vào được tính khấu trừ theo
tỷ lệ (%) doanh số của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số
của hàng hóa, dịch vụ bán ra.
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ doanh số bán ra của hàng
hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được kê khai tạm tính hàng tháng. Khi quyết toán
năm, cơ sở phải tính lại số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ doanh
số của năm quyết toán. Đối với cơ sở kinh doanh có cơ cấu doanh thu giữa hàng
hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT tương đối ổn định, cơ sở kinh
doanh có thể đăng ký với cơ quan thuế tỷ lệ tạm tính hàng tháng theo tỷ lệ doanh
số năm trước, khi quyết toán năm sẽ quyết toán theo thực tế.
Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng
SVTH : Lê Thị Thương Trang: 8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
nào được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không

phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. Trường hợp hoá đơn GTGT hoặc
chứng từ nộp thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh
trong tháng nhưng chưa kê khai kịp trong tháng thì được kê khai khấu trừ vào
các tháng tiếp sau, trường hợp do lý do khách quan thì được khấu trừ trong thời
gian tối đa là 03 tháng tiếp sau.
Văn phòng Tổng công ty không trực tiếp hoạt động kinh doanh và các
đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc như: Bệnh viện, Trạm xá, Nhà nghỉ điều
dưỡng, Viện, Trường đào tạo không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT thì
không được khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua
vào phục vụ cho hoạt động của các đơn vị này.
Trường hợp các đơn vị này có hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
chịu thuế GTGT thì phải đăng ký, kê khai nộp thuế GTGT riêng cho các hoạt
động này.
Cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB trực tiếp hoặc uỷ thác xuất khẩu
thì thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng để sản xuất các mặt hàng
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuất khẩu được tính khấu trừ hoặc hoàn thuế theo quy
định.
d) Đối với kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên
GTGT được chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, được khấu
trừ thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh kể từ tháng được áp
dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; đối với hàng hoá, dịch vụ mua
vào trước tháng được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế thì
không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
SVTH : Lê Thị Thương Trang: 9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
1.1.5.2. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
Số thuế GTGT
phải nộp
=
Giá trị gia tăng của

HH, DV chịu thuế
*
Thuế suất GTGT của
HH, DV đó
Giá trị gia tăng =
Giá thanh toán của HH,
DV bán ra
-
Giá thanh toán của HH,
DV mua vào tương ứng
Giá thanh toán của HH, DV mua vào, bán ra là giá thực tế mua, bán ghi
trên hóa đơn mua, bán hàng hóa, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu,
phí thu thêm mà bên bán được hưởng, bên mua phải trả.
Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng của hàng hóa
dich vụ bán ra được xác định bằng giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào mà cơ sở
kinh doanh đã dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT
bán ra.
Trường hợp cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ việc mua. Bán hàng
hóa, dịch vụ có hóa đơn chứng từ làm căn cứ xác định GTGT theo quy định trên
đây thì GTGT đực xác định như sau:
- Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện bán hàng hóa dịch vụ có đầy đủ
hóa đơn, chứng từ theo chế độ, xác định được đúng doanh thu bán hàng hóa,
dịch vụ nhưng không có đủ hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ thì GTGT ddược xác
định bằng doanh thu nhân (x) với tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tên doanh thu
- Đối với các nhân kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ
hóa đơn mua, bán gàng hóa, dịch vụ thì cơ quan thuế căb cứ vào tình hình kinh
doanh của từng cá nhân kinh doanh để ấn định mức doanh thu tính thuế; giá trị
gia tăng được xác định bằng doanh thu ấn định nhân (x) với tỷ lệ (%) giá trih gia
tăng tính trên doanh thu.
Tỷ lệ (%) tính trên doanh thu làm căn cứ xác định gía trị gia tăng do cơ

quan thuế xác định phù hợp với từng ngành nghề
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng chỉ áp dụng đối với các đối
tượng sau:
- Cá nhân sản xuất, kinh doanh là nguòi Việt Nam và tổ chức, cá nhân
nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt
SVTH : Lê Thị Thương Trang: 10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn, chứng từ để làm
căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế
- Cơ sở kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ thuộc đối tượng
áp dụng tính thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tình thuế trực tiếp
trên giá trị gia tăng. Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuếtheo
phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng bạc đá quý
thì được tính và kê khai thuế phải nộp riêng với hoạt động kinh doanh mua, bán
vàng, bạc, đá quý theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng.
1.1.6. Vai trò của của thuế GTGT trong lưu thông hàng hóa
Thuế GTGT góp phần lành mạnh hóa nền kinh tế, tạo nên sự cạnh tranh
bình đẳng giữa các chủ thể khi nó bắt buộc các chủ thể phải sử dụng hệ thống
hóa đơn chứng từ.
Thuế GTGT giúp nhà nước kiểm soát được hoạt động, sản xuất, nhập
khẩu, kinh doanh hàng hóa nhờ kiểm soát được hệ thống hóa đơn, chứng từ,
khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là trốn thuế. Qua đó, còn cung
cấp cho công tác nghiên cứu, thống kê những số liệu quan trọng.
Thuế GTGT góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước một cách hợp lý
thông qua việc đánh thuế GTGT hàng nhập khẩu ngay từ khi nó xuất hiện trên
lãnh thổ Việt Nam; bên canh đó thuế GTGT đánh vào hàng hóa xuất khẩu nhằm
tạo ra thuế GTGT đầu ra để được hoàn thuế GTGT.
1.1.7. Vai trò của thuế GTGT trong Quản lý Nhà nước về kinh tế.
Thuế GTGT giúp Nhà nước kiểm soát được hoạt động sản xuất, nhập
khẩu, kinh doanh hang hóa nhớ kiểm soát được hệ thống hóa đơn, chứng từ,

khắc phục được nược điểm của thuế doanh thu là trốn thuế. Qua đó, còn cung
cấp cho công tác nghiên cứu thống kê những số liệu quan trọng.
Thuế giá trị gia tăng được ban hành gắn liền với việc sửa đổi, bổ sung một
số loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu góp phần làm
cho hệ thống chính sách thuế cuả Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phù hợp với
sự vận động và phát triển cuả nền kinh tế thị trường, tương đồng với hệ thống
thuế trong khu vực và trên thế giới, góp phần đẩy mạnh việc mở rộng hợp tác
SVTH : Lê Thị Thương Trang: 11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
1.2. KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP.
1.2.1. Mô hình hóa hoạt động thuế
Các bộ phận kế
toán liên quan
Kế toán thuế Kế toán trưởng Cơ quan thuế
Sơ đồ 1.1: Mô hình hóa hoạt động thuế
1.2.2. Tài khoản sử dụng.
- Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 133 - thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ.
Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Bên Có:
Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;
Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ;
Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại.
Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT
đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.
Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2:
SVTH : Lê Thị Thương Trang: 12
Nhập chứng từ
đầu vào, đầu ra

Kkấu trừ thuế
Lập bảng kê mua
vào, bán ra và tờ
khai thuế GTGT
Duyệt và ký
Lập bảng tổng hợp giải
trình, khai bổ sung,
điều chỉnh những
khoản thuế chưa hợp

Nộp thuế
Duyệt các báo
cáo thuế
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
+ Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ
Tài khoản 1331 dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của
vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
+ Tài khoản 1332 - thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định
Tài khoản 1332 dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu
tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 3331
Bên Nợ:
Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp
Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN
Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại
Bên Có:
Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ; - Số

thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng,
sử dụng nội bộ;
Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập bất
thường;
Số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa nhập khẩu
Số dư bên Có: Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ
Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào NSNN
Tài khoản 3331 có hai Tài khoản cấp 3:
Tài khoản 33311 - Thuế GTGT đầu ra: dùng để phản ánh số thuế GTGT
đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hóa, sản phẩm,
dịch vụ tiêu thụ.
Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: dùng để phản ánh thuế
GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu.
1.2.3.1.Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
SVTH : Lê Thị Thương Trang: 13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
- Chứng từ kế toán sử dụng:
+ Hóa đơn giá trị gia tăng
+ Hóa đơn bán hàng
+ Bảng kê hàng hóa mua vào, bán ra
+ Tờ khai quyết toán thuế GTGT
- Kế toán thuế GTGT đầu vào.
TK133
TK 33312 TK3331
Thuế GTGT của hàng Khấu trừ thuế GTGT
nhập khẩu được khấu trừ
111,112,331…
Thuế GTGT đầu vào
152,153,221,156…
Mua vật tư, hàng hóa

hoặc các chi phí bằng tiền
Sơ đồ 1.2: Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu vào
- Kế toán thuế GTGT đầu ra
TK 3331
111,112 111,112,131
Nộp thuế GTGT vào NSNN DT bán hàng, cung cấp dịch vụ
SVTH : Lê Thị Thương Trang: 14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
thu nhập khác, DT tài chính

133 511,711,515
Khấu trừ thuế GTGT
711
Giảm thuế, hoàn thuế
111,112
Sơ đồ 1.3: Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu vào
1.2.3.2. Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
TK 3331
111,112 511
Nộp thuế GTGT vào NSNN Thuế GTGT phải nộp
711 152,153,211
Giảm thuế Thuế GTGT hàng nhập khẩu
111,112 3333
Thuế nhập khẩu
Sơ đồ 1.4: Quy trình hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT
TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI TUẤN HIỀN
SVTH : Lê Thị Thương Trang: 15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY THƯƠNG MẠI TUẤN
HIỀN
2.1.1. THÀNH LẬP
2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Trụ sở chính : Công ty TNHH TM Tuấn Hiền
- Địa chỉ : 317 – 321 Đường Đình Hương , P. Đông Cương – TP. Thanh
Hóa
- Điện thoại : 037.3962962 – 037.3960270 – 037629.999
- Fax : 037.396367
Cơ sở 2 : 70 Phượng Đình 1 P.Tào Xuyên – TP Thanh Hóa
- Điện thoại : 037.2245666 – 0982358456
- Mã số thuế : 2801342802
- Tên giám đốc : Lê Thanh Tuấn
Công ty được ủy ban nhân dân và Sở kế hoạch đầu tư TP Thanh Hóa cấp
giấy phép kinh doanh số 2801342802 vào ngày 22 tháng 04 năm 2009
2.1.1.2. Vốn điều lệ
Vốn điều lệ: 50.000.000.000 (năm mươi tỷ đồng)
2.1.1.3. Ngành nghề kinh doanh
- Bao gồm hệ thống sản phẩm
+ Tivi
+ Tủ lạnh
+ Máy giặt
+ Điều hòa
+ Gas – Bếp gas
+ Đồ gia dụng
+ Thiết bị vệ sinh
+ Thạch cao
+ Sơn chống thấm
Công ty TM Tuấn Hiền là công ty TM có tư cách pháp nhân ,có con
dấu riêng , hoạch toán kế toán độc lập , tự chủ về tài chính và có nghĩa vụ đóng

SVTH : Lê Thị Thương Trang: 16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
thuế cho nhà nước
Công ty hoạt động kinh doanh theo pháp luật của nhà nước và điều lệ
riêng của công ty. Công ty cũng đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động trong xã hội .
2.1.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG
MẠI TUẤN HIỀN
2.1.2.1. Chức năng
Bộ máy quản lý ban lãnh đạo Công ty cần có sự chỉ đạo đúng đắn hợp lý,
kỷ luật, khen thưởng và có định hướng giao nhiệm vụ cho cán bộ công nhân
viên Công ty hoàn thiệt nhanh nhất và đạt kết quả tốt nhất.
Phân tích dự báo nội bộ, phân tích dự báo môi trường kinh tế, môi trường
ngành đưa ra những chiến lược phương pháp phù hợp để tạo cho việc kinh
doanh và tiêu thụ sản phẩm của Công ty đạt kết quả tốt nhất.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
Là một đơng vị chuyên kinh doanh các mặt hàng :
+ Đồ gia dụng ,Thiết bị vệ sinh, Thạch cao, Sơn chống thấm
+ Điện tử -Điện máy -Điện lạnh .
2.1.2.3. Phương thức tiêu thụ hàng hoá của công ty
- Công ty tham gia cả hai hoạt động kinh doanh:
Kinh doanh xuất nhập khẩu
Kinh doanh nội địa
Theo cách nhìn khác, công ty tham gia cả hai phương thức kinh doanh là
bán buôn bán lẻ.
SVTH : Lê Thị Thương Trang: 17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
2.1.3. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC
2.1.3.1. Cơ cấu chung
2.1.3.1.1Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Qua khảo sát thực tế, cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện qua sơ đồ
sau:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Nguồn Phòng kế toán Công ty TNHH Thương Mại Tuấn Hiền
2.1.3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Qua sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH TM Tuấn Hiền ta
thấy bộ máy quản lý của Công ty bao gồm:
Bộ máy quản lý cấp cao của Công ty bao gồm một giám đốc, hai phó
giám đốc và các phòng ban trực thuộc. như vậy, người quản lý cao nhất là
HĐQT. Giám đốc là người sử dụng tất cả các phương pháp kinh tế, hành chính,
tổ chức để điều khiển quản lý Công ty và chịu trách nhiệm chính về mọi mặt
hoạt động của Công ty.
. Theo mô hình trên ta thấy:
+ Giám đốc Công ty: Là người điều hành quản lý chung, giữ vị trí quan
trọng nhất và chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động, quản lý của Công ty
trước pháp luật và HĐQT.
- Phòng kế toán sắp xếp từ 6 đến 7 người, có chức năng thực hiện, giám
sát bằng tiền thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư cơ sở vật chất,
quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn của Công ty dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng
SVTH : Lê Thị Thương Trang: 18
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Các Trạm TM Các Cửa Hàng Kế Toán
Phòng Kế Hoạch Phòng Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
Công ty. Giúp việc cho kế toán trưởng là có một phó phòng kế toán, các kế toán
viên có nhiệm vụ hoàn thành công việc được giao, đồng thời phối hợp với các
nhân viên kế toán dưới các trạm và các đơn vị kinh doanh.
Phòng kế toán ngoài chuyên môn nghiệp vụ được ban giám đốc giao cụ

thể còn kiêm luôn các vấn đề về quản lý nhân sự, tổ chức lao động, thi hành các
quyết định của HĐQT và ban giám đốc đề ra.
- Phòng kế hoạch sắp xếp từ 1 đến 2 người. có nhiệm vụ tham mưu cho
Giám đốc tổng hợp kế hoạch toàn diện của Công ty như : Kế hoạch lưu chuyển
hàng hoá, thống kê tổng hợp số liệu thực hiện so với kế hoạch đề, giúp Giám
đốc điều hành kinh doanh và thực hiện chế độ báo cáo.
Thực hiện hợp đồng trực tiếp mua bán với khách hàng, bán buôn trực tiếp,
tìm hiểu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá cho Công ty. Chịu
trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trước ban Giám đốc.
- Mỗi trạm sắp xếp từ 3 đến 4 người; trong đó có 1 trạm trưởng và 1 kế
toán.
- Mỗi cửa hàng sắp xếp từ 4 đến 5 người; trong đó có 1 cửa hàng trưởng
và 1 kế toán.
- Đơn vị tổ chức nhân sự kinh doanh theo vô( 1 năm có 3 vô : vụ Xuân,
vụ Mùa, vụ Đông ). Căn cứ vào tình hình kinh doanh ban Giám đốc bố trí lại
nhân sự sau khi kết thúc một vụ, tổng kết đánh giá kết quả sản xuất –kinh doanh
của từng đơn vị để bố trí cho phù hợp vá đảm bảo nhiệm vụ kinh doanh cho vụ
tới.
2.1.3.1.3. Các đơn vị trực thuộc
Công ty TNHH TM Tuấn Hiền bao gồm :04 phòng ban, 07 trạm cửa
hàng, 01 cửa hàng Honda uỷ nhiệm và 03 cửa hàng Điện máy _Điện lạnh.
- Phòng ban giám đốc.
- Phòng kế toán trưởng.
Ngoài chuyên môn nghiệp vụ được ban giám đốc giao cụ thể thì phòng
còn có nhiệm vô :
Tuyển dụng nhân sự cho công ty.
SVTH : Lê Thị Thương Trang: 19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
Quản lý hồ sơ của các nhõn viên trong công ty.
Quản lý khen thưởng, kỷ luật.

- Phòng tài chính kế toán
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy
định của Nhà nước.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài
chính, quỹ tiền lương.
Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và các
báo cáo theo quy định.
Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán.
Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và kiểm tra chuyên đề.
- Phòng kế hoạch –kinh doanh
Tiếp nhận các đơn đặt hàng và giải quyết các đơn đặt hàng.
Vạch ra các kế hoạch, chiến lược kinh doanh.
Quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh của công ty.
- Trạm thương mại Vĩnh Léc –Huyện Vĩnh Léc.
- Trạm thương mại Kiểu-Yên Phong –Yên Định.
-Trạm thương mại Quán lào –Thị Trấn Quán lào ;Yên Định.
- Trạm thương mại Thiệu Hoá -Thị trấn Vạn Hà ;Thiệu Hoá.
- Trạm thương mại ga Thanh Hoá -Phú Sơn ;TP Thanh Hoá.
- Trạm thương mại ga Nghĩa Trang –Hoằng Hoá.
- Trạm thương mại Nghệ An –TP Vinh ; Nghê An.
- Cửa hàng Honda uỷ nhiệm –Thị trấn Quán Lào.
- Cửa hàng Điện máy-Điện Lạnh Vĩnh Long; Vĩnh Léc.
- Cửa hàng Điện máy -Điện Lạnh Kiểu ;Yên Trường –Yên Định.
- Cửa hàng Điện máy -Điện Lạnh Quán lào –Thị trấn Quán lào
2.1.3.2. Cơ cấu phòng Kế toán
2.1.3.2.1. Sơ đồ tổ chức bô máy kế toán
2.1.1.3. Cơ cấu phòng kế toán
SVTH : Lê Thị Thương Trang: 20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Nguồn Phòng kế toán Công ty TNHH Thương Mại Tuấn Hiền
2.1.3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng kế toán viên
Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung toàn bộ công tác tài chính kế
toán của công ty. Là trợ thủ đắc lực cho giám đốc, có trách nhiệm kiểm tra, ký
duyệt các loại chứng từ, sổ sách. Chịu trách nhiệm trước ban quản lý công ty và
nhà nước về mọi mặt hoạt động của công tác tài chính kế toán.
Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ điều hành kiểm tra các phần hành kế
toán, chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về các phần hành trong phòng kế
toán.
Kế toán thanh toán: Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình biến
động của các khoản thanh toán.
Kế toán công nợ: Theo dõi tình hình các khoản phải thu, phải trả của
công ty.
Kế toán ngân hàng: Giao dịch với ngân hàng để giải quyết công tác mở
tài khoản, vay tiền phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Tiến hành các nghiệp vụ
thanh toán qua ngân hàng, thu - chi tiền trên tài khoản tiền gửi.
Kế toán doanh thu:Chịu trách nhiệm tổng hợp các khoản mục chi phí để
tính giá thành, tập hợp doanh thu từ dịch vụ taxi và xác định kết quả hoạt động
SVTH : Lê Thị Thương Trang: 21
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế
toán
thanh
toán
Kế
toán
công
nợ
Kế

toán
ngân
hàng
Kế
toán
doanh
thu
Kế
toán
tiền
lương
Kế
toán
kho
Thủ
quỹ
Chec
ker,
Thu
ngân
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
kinh doanh.
Kế toán tiền lương: tính lương và các khoản trích theo lương. Xác định
tiền lương phải trả cho người lao động đồng thời tính BHYT, BHXH, BHTN,
KPCĐ trích vào lương và chi phí khấu trừ vào lương của người lao động.
Kế toán kho: Chịu trách nhiệm theo dõi, phản ánh tình hình giá trị nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ, TSCĐ hiện có và tình hình tăng giảm, tính đúng số
khấu hao TSCĐ, số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại vật liệu,
công cụ dụng cụ.

Thủ quỹ: Có nhiệm vụ chi trả các khoản tiền mặt và ghi chép vào sổ quỹ.
Checker và thu ngân: Checker có trách nhiệm kiểm tra số tiền trên đồng
hồ từng xe và ghi vào lịch trình. Thu ngân là người trực tiếp thu tiền của lái xe.
2.1.4. CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY
2.1.4.1. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty
Chứng từ ghi sổ
2.1.4.1.1. Sơ đồ trình tự ghi sổ
Quy trình ghi chép sổ kế toán được tóm tắt như sau:
SVTH : Lê Thị Thương Trang: 22
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Bảng cân đối số
phát sinh
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ quỹ
Sổ đăng ký
chứng từ ghi
sổ
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ
Nguồn Phòng kế toán Công ty TNHH Thương Mại Tuấn Hiền
Ghi chú:
Đối chiếu
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng

Ghi cuối quý
2.1.4.1.2. Trình tự luân chuyển chứng từ
Hàng ngày, dựa vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào các
chứng từ gốc và các chứng từ khác có liên quan đã được kiểm tra, được dùng
làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ, đồng thời ghi vào sổ quỹ và sổ
thẻ kế toán chi tiết.
Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau
đó được dùng để ghi vào Sổ Cái.
Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số
phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái.
Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.
Cuối quý, sau khi đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa sổ cái và sổ tổng hợp thì
số liệu trên sổ cái được dùng để lập bảng cân đối số phát sinh, và để lên báo cáo
tài chính.
2.1.4.2. Các chính sách khác
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/12/2014 đến 31/12/2014
Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán đồng Việt Nam (Thực
tế số dư quy đổi vào ngày cuối mỗi quý theo tỷ giá NH NN và phát triển nông
thôn chi nhánh Thanh Hóa)
 Phương pháp nộp thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ
 Phương pháp kế toán TSCĐ:
Nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản Hạch toán theo giá mua.
Phương pháp khấu hao áp dụng Phương pháp đường thẳng.
SVTH : Lê Thị Thương Trang: 23
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
 Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
Nguyên tắc đánh giá: Tính theo giá thành sản xuất
Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Theo giá mua
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.

Phương pháp tính toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập dự
phòng: Dựa vào tình hình thực tế, giá cả thị trường có thể tiêu thụ được để lập
dự phòng.
Phương pháp tính giá thành: Phương pháp trực tiếp (giản đơn).
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN HIỀN
2.2.1. Đặc điểm tổ chức công tác thuế GTGT
Các mức thuế suất áp dụng: Mức thuế suất được áp dụng chủ yếu tại công
ty TNHH Thương Mại Tuấn Hiền là 10%.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào: Tivi, Tủ lạnh, Máy giặt, Điều hòa,
Gas – Bếp gas, Đồ gia dụng, Thiết bị vệ sinh, Thạch cao, Sơn chống thấm
- Đối với hàng hoá bán ra: Tivi, Tủ lạnh, Máy giặt, Điều hòa Gas – Bếp
gas, Đồ gia dụng, Thiết bị vệ sinh, Thạch cao, Sơn chống thấm
Tuy nhiên, theo Thông tư số 13/2009/TT-BTC của Bộ tài chính về việc
hướng dẫn thực hiện giảm thuế GTGT đối với một số hàng hoá, dịch vụ doanh
nghiệp kinh doanh gặp khó khăn thì các mặt hàng này được giảm 50% mức thuế
suất thuế GTGT.
2.2.2. Chứng từ sử dụng
Công ty áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ do vậy Công ty
thực hiện đầy đủ hoá đơn chứng từ theo quy định của Nhà nước:
- Hoá đơn GTGT mẫu số 01GTGT-3LL
- Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT .
- Bảng kê hoá đơn chứng từ của hàng hóa, dịch vụ mua vào (Mẫu số 01-
2/GTGT); Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (Mẫu số 01-
1/GTGT)
2.2.3. Tài khoản sử dụng
SVTH : Lê Thị Thương Trang: 24

×