Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU TỈNH LÀO CAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.04 KB, 130 trang )

LỜI CẢM ƠN
Luận văn với đề tài “Đặc điểm khí hậu tỉnh Lào Cai” được hoàn thiện tại
khoa Địa Lí, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, dưới sự hướng dẫn khoa học hết sức
nghiêm túc và sự chỉ dạy tận tình của PGS.TS Đặng Duy Lợi. Tác giả luận văn xin
gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Đặng Duy Lợi.
Tác giả cũng trân trọng cảm ơn tập thể các thầy, cô giáo trong khoa Địa Lí,
bộ môn Địa lí tự nhiên – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã quan tâm, giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan: Thư
viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thư viện khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, thư viện tỉnh Lào Cai, thư viện – Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và
Môi trường, Trung tâm dự báo Khí tượng và Thủy văn Quốc gia, Trung tâm Khí
tượng và Thủy văn tỉnh Lào Cai, các trạm khí tượng và thủy văn trên địa bàn tỉnh
Lào Cai…
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn đến trường THPT Chuyên tỉnh Lào Cai, gia
đình và bạn bè đã giành nhiều sự quan tâm giúp đỡ trong quá trình tác giả tham gia
học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa đào tạo sau đại học tại trường Đại học Sư
phạm Hà Nội.
Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, tác giả
luận văn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của các thầy, cô và
đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2014
Tác giả
Phạm Văn Đại
1
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1: Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại một số địa điểm ở Lào Cai
Bảng 1.2: Độ cao Mặt Trời giữa trưa trung bình tháng tại một số địa điểm ở Lào Cai (độ)
Bảng 1.3: Thời gian chiếu sáng trung bình trong tháng tại một số địa điểm ở Lào Cai (giờ)


Bảng 1.4: Số giờ nắng trung bình tháng và năm tại một số trạm ở Lào Cai (giờ)
Bảng 1.5: Lượng mây tổng quan trung bình tháng và năm tại một số trạm ở Lào Cai
(phần mười bầu trời)
Bảng 1.6: Lượng bức xạ tổng cộng trung bình tháng và năm tại một số trạm ở Lào Cai
(kcal/cm
2
)
Bảng 1.7: Cán cân bức xạ trung bình tháng và năm tại một số trạm ở Lào Cai (kcal/cm
2
)
Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm tại Lào Cai (
0
C)
Bảng 2.2: Chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng 1 so với vĩ tuyến (
0
C)
Bảng 2.3: Chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng 7 so với vĩ tuyến (
0
C)
Bảng 2.4: Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình tháng và năm tại một số địa điểm
ở Lào Cai (
0
C)
Bảng 2.5: Nhiệt độ không khí thấp nhất trung bình tháng và năm tại một số địa điểm
ở Lào Cai (
0
C)
Bảng 2.6: Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai (
0
C)

Bảng 2.7: Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai (
0
C)
Bảng 2.8: Số ngày có các cấp nhiệt độ trung bình tại một số trạm ở Lào Cai (ngày)
Bảng 2.9: Số ngày có các cấp nhiệt độ cao nhất tại trạm Bắc Hà và Tp. Lào Cai (ngày)
Bảng 2.10: Số ngày có các cấp nhiệt độ thấp nhất tại một số trạm ở Lào Cai (ngày)
Bảng 2.11: Biên độ ngày trung bình của nhiệt độ không khí ở Lào Cai và một số địa
điểm miền Bắc Việt Nam (
0
C)
Bảng 2.12: Biên độ nhiệt độ năm của Lào Cai và một số địa phương khác ở nước ta (
0
C)
Bảng 2.13: Ngày chuyển mức nhiệt độ không khí trung bình ở Lào Cai và một số
địa điểm miền Bắc Việt Nam (ngày – tháng)
Bảng 2.14: Độ lệch chuẩn nhiệt độ tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai(
0
C)
Bảng 2.15: Thời gian và tần suất (%) xảy ra trị số cao nhất và thấp nhất của nhiệt độ
không khí tại một số địa điểm ở Lào Cai
2
Bảng 2.16: Chế độ nhiệt giữa Sa Pa và Tp. Lào Cai (
0
C)
Bảng 2.17: Lượng mưa trung bình tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai (mm)
Bảng 2.18: Số ngày mưa trung bình tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai (ngày)
Bảng 2.19: Số ngày mưa trung bình năm tại Lào Cai và một số địa phương ở nước ta (ngày)
Bảng 2.20: Lượng mưa trung bình của một ngày tại một số địa điểm ở Lào Cai (mm)
Bảng 2.21: Biến suất tương đối lượng mưa tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai (%)
Bảng 2.22: Lượng mưa lớn nhất (Rx) và nhỏ nhất (Rm) trung bình tháng và năm tại

một số địa điểm ở Lào Cai (mm)
Bảng 2.23: Lượng mưa ngày lớn nhất tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai (mm)
Bảng 2.24: Lượng mưa các tháng mùa mưa tại một số địa điểm ở Lào Cai
Bảng 2.25: Lượng mưa các tháng mùa khô tại một số địa điểm ở Lào Cai
Bảng 2.26: Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai (mb)
Bảng 2.27: Độ ẩm tuyệt đối tối cao (max) và tối thấp tuyệt đối (min) tại một số địa
điểm ở Lào Cai (mb)
Bảng 2.28: Độ ẩm tương đối trung bình tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai (%)
Bảng 2.29: Chênh lệch độ ẩm tương đối lúc 13 giờ so với trung bình ngày ở Sa Pa
và Bảo Hà (%)
Bảng 2.30: Lượng bốc hơi (Piche) trung bình tháng và năm tại một số trạm ở Lào Cai (mm)
Bảng 2.31: Hệ số ẩm ướt tại một số địa điểm ở Lào Cai
Bảng 2.32: Hệ số tương quan nhiệt ẩm tại một số địa điểm ở Lào Cai
Bảng 2.33: Khí áp mực trạm trung bình tháng và năm tại trạm Sa Pa và Tp. Lào Cai (mb)
Bảng 2.34: Khí áp mực trạm cao nhất và thấp nhất tuyệt đối tháng và năm tại trạm
Sa Pa và Tp. Lào Cai (mb)
Bảng 2.35: Tần suất hướng gió một số tháng tiêu biểu tại một số địa điểm ở Lào Cai (%)
Bảng 2.36: Tốc độ gió trung bình tháng và năm tại một số trạm ở Lào Cai và một số
địa phương khác ở nước ta (m/s)
Bảng 2.37: Tốc độ gió mạnh nhất tháng và năm một số địa điểm ở Lào Cai (m/s)
Bảng 2.38: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm ở Lào Cai trong 20 năm gần đây (
0
C)
Bảng 2.39: Lượng mưa trung bình tại một số địa điểm ở Lào Cai trong 20 năm gần đây (mm)
3
Bảng 2.40: Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các
vùng khí hậu của Việt Nam
Bảng 2.41: Tần suất gió mùa Đông Bắc trung bình tháng và năm ở một số địa phương (lần)
Bảng 2.42: Một số đặc trưng phản ánh ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tới Lào Cai
Bảng 2.43: Tần suất (đợt) và số ngày kéo dài cực đại (ngày) của gió Ô Quý Hồ qua các tháng

Bảng 2.44: Số ngày dông trung bình tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai (ngày)
Bảng 2.45: Số ngày mưa phùn trung bình tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai
(ngày)
Bảng 2.46: Số ngày sương mù trung bình tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai
(ngày)
Bảng 2.47: Số ngày sương muối trung bình tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai
(ngày)
4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Biến trình năm của nhiệt độ không khí tại các trạm Bắc Hà, Sa Pa và Tp. Lào Cai
Hình 2.2: Biến trình năm của lượng mưa tại các trạm Bắc Hà, Sa Pa và Tp. Lào Cai
Bản đồ 1: Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai
Bản đồ 2: Bản đồ địa hình tỉnh Lào Cai
Bản đồ 3: Bản đồ nhiệt độ không khí trung bình năm tỉnh Lào Cai
Bản đồ 4: Bản đồ lượng mưa trung bình năm tỉnh Lào Cai
Bản đồ 5: Bản đồ phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai
5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong các thành phần cấu tạo nên một tổng thể tự nhiên, khí hậu là thành
phần đặc biệt quan trọng không thể thiếu. Giữa khí hậu và các thành phần tự nhiên
khác như đất, nước, sinh vật… luôn có mối quan hệ thống nhất và biện chứng với
nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Khí hậu tác động đến các thành phần khác với vai
trò như một nhân tố thành tạo, tạo nên sự đa dạng và phong phú của tự nhiên. Các
yếu tố tự nhiên như bức xạ Mặt Trời, hoàn lưu khí quyển và bề mặt đệm đã tác
động sâu sắc đến khí hậu, tạo nên các đặc điểm của khí hậu làm cho khí hậu có sự
phân hóa đa dạng theo thời gian và không gian.
Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, với nguồn
nhiệt dồi dào và lượng mưa, ẩm phong phú. Tuy nhiên, do lãnh thổ nước ta kéo dài

theo phương kinh tuyến cộng với sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nên khí hậu
nước ta có sự phân hóa phức tạp theo hướng Bắc – Nam, Đông – Tây và từ thấp lên
cao. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền với bảy vùng khí hậu với các đặc điểm
khí hậu đặc trưng khác nhau. Lào Cai là một tỉnh có đặc điểm khí hậu đặc biệt nhất
cả nước, mang cả những nét riêng của khí hậu vùng Đông Bắc, vừa có những nét
riêng của khí hậu Tây Bắc. Đây là địa phương duy nhất trên cả nước mà sự phân
hóa đai cao đầy đủ nhất, rõ rệt nhất.
Lào Cai nổi tiếng với khu vực chuyên canh cây ăn quả, cây dược liệu, các
loài rau, hoa có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Hơn nữa, Lào Cai còn được biết đến
với các điểm du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai nhờ
có đặc điểm khí hậu mát mẻ mà hiếm có địa phương nào có được điều kiện đó để
phát triển. Tuy nhiên, hiện nay Lào Cai chưa khai thác tốt các ưu đãi của khí hậu để
phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, việc nghiên cứu khí hậu tỉnh Lào Cai có ý nghĩa
thực tiễn to lớn trong việc đánh giá đúng tiềm năng và khai thác có hiệu quả hơn
nữa tài nguyên khí hậu của tỉnh, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, vùng và cả nước nói chung.
Với lí do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đặc điểm khí hậu tỉnh Lào Cai”
làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
7
2. Mục đích, giới hạn, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích
Đề tài nghiên cứu các nhân tố hình thành khí hậu và các đặc điểm chính của
khí hậu tỉnh Lào Cai, bước đầu tiến hành phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai.
2.2. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Nội dung: Tập trung nghiên cứu các nhân tố hình thành khí hậu, đặc điểm
của khí hậu tỉnh Lào Cai thông qua các yếu tố của thời tiết và khí hậu, trên cơ sở đó
bước đầu tiến hành phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai.
- Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu: Giới hạn nghiên cứu của đề tài là phạm vi
tỉnh Lào Cai, gồm lãnh thổ tự nhiên của 9 đơn vị hành chính cấp huyện (thành phố)
là thành phố Lào Cai (Tp. Lào Cai) và các huyện Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo

Yên, Mường Khương, Sa Pa, Si Ma Cai, Văn Bàn.
2.3. Nhiệm vụ của đề tài
- Phân tích và làm rõ các nhân tố hình thành khí hậu tỉnh Lào Cai.
- Nghiên cứu các đặc điểm khí hậu tỉnh Lào Cai thông qua các yếu tố khí hậu
và các đặc trưng riêng biệt của khí hậu.
- Bước đầu tiến hành phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai.
3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp luận
3.1.1 Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp trong nghiên cứu địa lý tự nhiên là nghiên cứu các đối
tượng trong tổng hòa các mối quan hệ giữa chúng với nhau, giữa chúng có mối liên
hệ chặt chẽ và tạo thành một thể thống nhất. Trong quá trình nghiên cứu phải đặt
đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với các đối tượng khác. Trong công tác
nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên một khu vực cần
phải dựa trên cơ sở các kết quả phân tích đồng bộ và toàn diện. Bởi mỗi hệ thống tự
nhiên là tập hợp của nhiều yếu tố tự nhiên, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
theo những quy luật phát triển riêng. Khi có sự tác động vào một hợp phần hay một
bộ phận tự nhiên nào đó sẽ kéo theo sự thay đổi hàng loạt các yếu tố tự nhiên khác.
8
Vận dụng quan điểm tổng hợp trong nghiên cứu khí hậu tỉnh Lào Cai, tác giả
xác định khí hậu là một thành phần quan trọng của tự nhiên có mối quan hệ tác
động qua lại với các thành phần tự nhiên khác trong thể tổng hợp tự nhiên tỉnh Lào
Cai nói chung. Mặt khác, khí hậu lại là một tổng thể có sự kết hợp chặt chẽ giữa các
yếu tố khí hậu và thời tiết tạo nên đặc trưng chung của khí hậu toàn tỉnh cũng như
sự phân hóa thành các khu vực khác nhau.
3.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Trong nghiên cứu địa lí tự nhiên, bất kì một đối tượng địa lí nào cũng luôn gắn
với một không gian lãnh thổ cụ thể, trong đó các đối tượng địa lí có các quy luật
hoạt động riêng, chúng luôn gắn bó và phụ thuộc rất chặt chẽ vào đặc điểm của lãnh
thổ đó, đồng thời các đối tượng địa lí đó phản ánh những đặc trưng của lãnh thổ,

phân biệt lãnh thổ này với lãnh thổ khác. Trong mỗi lãnh thổ luôn có sự phân hóa
nội tại và mối quan hệ chặt chẽ với lãnh thổ cận kề cả về tự nhiên lẫn và các hoạt
động kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, giúp ta có những ý kiến đánh giá, kiến nghị
cho việc sử dụng hợp lý lãnh thổ đối với từng loại cảnh quan cụ thể.
Việc vận dụng quan điểm lãnh thổ khi nghiên cứu đặc điểm khí hậu tỉnh Lào
Cai, đề tài xác định khí hậu tỉnh Lào Cai có mối quan hệ chặt chẽ với khí hậu các
lãnh thổ xung quanh như tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), các tỉnh vùng Đông Bắc và
Tây Bắc Việt Nam, cũng như mối quan hệ với các tiểu vùng khí hậu khác trong
miền khí hậu phía Bắc.
3.1.3. Quan điểm hệ thống
Theo quan điểm này thì tất cả mọi sự vật, hiện tượng địa lí đều có mối quan hệ
qua lại mật thiết với nhau tạo thành một thể thống nhất và hoàn chỉnh. Mỗi hệ thống
vừa là một bộ phận của một hệ thống lớn hơn, vừa có thể phân chia thành các đơn
vị nhỏ hơn.
Vận dụng quan điểm hệ thống trong nghiên cứu khí hậu Lào Cai đó là một bộ phận
không thể tách rời của khí hậu Việt Nam, một bộ phận của miền khí hậu phía Bắc, đồng
thời trong nội bộ vùng lại có sự phân hóa thành các khu vực khí hậu khác nhau.
9
3.1.4. Quan điểm sinh thái
Quan điểm sinh thái cho rằng, môi trường ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại,
sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Mỗi cá thể cũng như các quần xã sinh vật đều
có mối quan hệ chặt chẽ với các nhân tố trong môi trường xung quanh. Sự thay đổi
của điều kiện khí hậu sẽ dẫn đến sự thay đổi của các yếu tố trong môi trường, do đó
sẽ tác động đến sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Với điều kiện khí hậu nóng ẩm, có sự phân hóa sâu sắc theo bậc cao địa hình,
lại chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, có nhiều thất thường trong năm…điều đó
cũng tác động không nhỏ đến hệ sinh thái của Lào Cai. Do đó cần đặt mối quan hệ
giữa các điều kiện khí hậu với môi trường sinh thái và sự phát triển của sinh vật
trong quá trình nghiên cứu.
3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Thu thập những tài liệu liên quan từ các cơ quan, trung tâm nghiên cứu trong
tỉnh, quốc gia. Trong đó các số liệu khí hậu chủ yếu được lựa chọn từ kết quả đo
đạc và lưu trữ tại các trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, số liệu khí tượng
thủy văn chương trình tiến bộ khoa học kĩ thuật cấp nhà nước 42A của Tổng cục khí
tượng thủy văn, số liệu khí hậu của tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ) và số liệu quan trắc
trong thời gian 20 năm gần đây của Lào Cai (1994 – 2013).
Trên cơ sở các số liệu và các tài liệu thu thập được sẽ tiến hành chọn lọc và
dùng các phương pháp toán học để tính toán nhằm tìm ra các chỉ số cần thiết sử
dụng trong quá trình nghiên cứu.
3.2.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp tư liệu
Phương pháp phân tích – tổng hợp dùng để phân tích mối quan hệ giữa các
yếu tố hình thành khí hậu, đặc điểm khí hậu tỉnh Lào Cai, cũng như so sánh sự khác
biệt và các đặc điểm khí hậu giữa các địa phương trong tỉnh, cũng như giữa Lào Cai
với các tỉnh, vùng khác và trong cả nước.
3.2.3. Phương pháp biểu đồ - bản đồ
Phương pháp biểu đồ là phương pháp hữu hiệu dùng để thể hiện sự phân bố
không gian của đối tượng địa lí. Nghiên cứu bản đồ, thành lập bản đồ là việc bắt
10
đầu cũng là việc kết thúc quá trình nghiên cứu địa lí, thể hiện kết quả nghiên cứu
của các công trình. Đây có thể coi là một phương pháp quan trọng, sử dụng phổ
biến và không thể thiếu trong nghiên cứu địa lí.
Sử dụng phương pháp bản đồ bắt đầu bằng việc nghiên cứu bản đồ nhằm nắm
bắt nhanh chóng khu vực nghiên cứu, từ đó vạch ra các tuyến, điểm khảo sát đặc trưng
cho từng khu vực; sau cùng đó là việc thành lập nên các bản đồ thành phần (bản đồ
nhiệt độ, lượng mưa trung bình năm, bản đồ phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai…).
Trong quá trình nghiên cứu, việc thành lập một số biểu đồ thể hiện một số
yếu tố khí hậu chính thông qua sử dụng một số phần mềm như Excel, Mafinfo hay
ArcGIS là cần thiết, giúp cho việc nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và từ đó
rút ra các đặc điểm của khí hậu tỉnh Lào Cai.

3.2.4. Phương pháp thực địa
Tiến hành phương pháp này để điều tra, khảo sát thực tế nhằm đối chiếu các
số liệu thu thập được, kiểm chứng và bổ sung những thông tin từ thực tế cho những
đánh giá trước đó.
3.2.5. Phương pháp chuyên gia
Nghiên cứu khí hậu tỉnh Lào Cai là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi kết quả
đánh giá phải chính xác và khoa học. Sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm tăng
thêm độ chính xác và khoa học đối với kết quả nghiên cứu, nhất là ý kiến của các
chuyên gia về lĩnh vực khí hậu cũng như một số chuyên ngành khác như Địa lí, sinh
học, môi trường ở trong nước, trong tỉnh Lào Cai.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về khí hậu Việt Nam nói chung và khí hậu một địa phương nói
riêng là một lĩnh vực được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có thể
phân chia thành 3 nhóm nghiên cứu: Các nhà Địa lí học, các nhà khí hậu học và các
nhà khoa học chuyên ngành.
4.1. Công trình nghiên cứu của các nhà Địa lí học
Lào Cai được nghiên cứu là một bộ phận của vùng khí hậu Đông Bắc và vùng
khí hậu Tây Bắc. Các tác giả nghiên cứu khí hậu của các vùng trên cơ sở phân tích
các yếu tố khí hậu của vùng, trong đó có Lào Cai. Tiêu biểu là các công trình như Địa
11
lí tự nhiên Việt Nam của Vũ Tự Lập; Thiên nhiên Việt Nam của Lê Bá Thảo; Sinh
khí hậu Việt Nam của Viện Địa lí, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
Địa lí tự nhiên Việt Nam tập 1 và tập 2 do Đặng Duy Lợi làm chủ biên…
4.2. Công trình nghiên cứu của các nhà khí hậu học
Lào Cai được nghiên cứu với vai trò là một tỉnh thuộc miền khí hậu phía
Bắc, với một số công trình của các tác giả như: Khí hậu Việt Nam của Phạm Ngọc
Toàn và Phan Tất Đắc; Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam của Nguyễn Đức
Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu; Phân vùng khí hậu Việt Nam của Nguyễn Hữu Tài;
Giáo trình tài nguyên khí hậu của Mai Trọng Thông… Liên quan trực tiếp đến lãnh
thổ nghiên cứu còn có công trình “Đặc điểm khí hậu Hoàng Liên Sơn” của Ban

Khoa học kĩ thuật tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ).
4.3. Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học chuyên ngành
Nghiên cứu khí hậu với vai trò của một yếu tố tự nhiên quan trọng để quyết
định điều kiện hình thành đất và môi trường sinh thái của sinh vật. Một số tác giả đi
đầu trong công tác nghiên cứu khí hậu chuyên ngành như Thái Văn Trừng, Lâm
Công Định, Tôn Thất Chiểu… Riêng nghiên cứu về khí hậu Lào Cai để phục vụ
một số mục đích chuyên ngành kinh tế có thể kể đến một số công trình như: Nghiên
cứu đặc điểm cảnh quan phục vị cho bố trí hợp lí cây trồng nông – lâm nghiệp miền
núi Lào Cai của Nguyễn Trọng Tiến; Đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh Lào Cai phát
triển một số cây dược liệu của Kiều Quốc Lập…
Các công trình trên chưa nghiên cứu thực sự đầy đủ và chi tiết về khí hậu
tỉnh Lào Cai, mà mới chỉ đánh giá khí hậu một cách chung, như một yếu tố tác động
đến các thành phần tự nhiên cũng như tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
5. Đóng góp của đề tài
- Nghiên cứu các yếu tố và điều kiện hình thành khí hậu tỉnh Lào Cai.
- Nghiên cứu đặc điểm khí hậu Lào Cai và xây dựng bản đồ một số yếu tố
khí hậu cơ bản của tỉnh Lào Cai.
- Phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai.
12
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày
trong 3 chương:
Chương 1: Các nhân tố hình thành khí hậu tỉnh Lào Cai.
Chương 2: Các đặc trưng khí hậu tỉnh Lào Cai.
Chương 3: Phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai.
Ngoài ra luận văn còn bao gồm 05 bản đồ, 02 hình vẽ, 47 bảng biểu liên
quan đến nội dung luận văn.
13
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH KHÍ HẬU TỈNH LÀO CAI
1.1. Bức xạ Mặt Trời
1.1.1. Vị trí địa lí tỉnh Lào Cai
Là một tỉnh miền núi ở biên giới phía Bắc của Việt Nam, giáp ranh giữa vùng
Tây Bắc và Đông Bắc đồng thời giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), có tổng diện
tích tự nhiên 6383,89 km
2
(chiếm 2,44% diện tích cả nước và là tỉnh có diện tích lớn
19/63 tỉnh, thành phố của cả nước), dân số vào khoảng 648,27 nghìn người (năm
2012). Về hành chính, tỉnh Lào Cai phân chia thành 9 đơn vị cấp huyện (thành phố trực
thuộc tỉnh) gồm: Tp. Lào Cai và 8 huyện: Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên,
Mường Khương, Sa Pa, Si Ma Cai, Văn Bàn với 12 phường, 9 thị trấn và 143 xã.
Tỉnh Lào Cai gần với chí tuyến Bắc, với tọa độ địa lí: Điểm cực Bắc 22
0
51’B
thuộc xã Pha Long, huyện Mường Khương; điểm cực Nam 21
0
51’B thuộc xã Nậm
Tha, huyện Văn Bàn; điểm cực Tây 103
0
31’Đ thuộc xã Ý Tý, huyện Bát Xát và
điểm cực Đông 104
0
38’Đ thuộc xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên. Như vậy lãnh thổ
tỉnh Lào Cai trải dài trên khoảng 1
0
vĩ tuyến (khoảng 113km) trải rộng trên 1
0
07’
kinh tuyến (khoảng 124km). Về tiếp giáp, phía Bắc Lào Cai tiếp giáp với tỉnh Vân

Nam – Trung Quốc với 203km đường biên giới (gồm 100km đường biên giới là
sông suối và 103km đường đất liền), phía Nam giáp tỉnh Yên Bái với chiều dài
203km, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu với chiều dài 250km và phía Đông giáp tỉnh
Hà Giang với chiều dài 90km.
Với vị trí địa lí trên, Lào Cai nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán
cầu Bắc, gần với chí tuyến hơn. Trong năm tất cả các địa điểm trong tỉnh đều có hai
lần Mặt Trời đi qua thiên đỉnh với khoảng cách rất gần nhau. Độ cao Mặt Trời có sự
thay đổi rất lớn trong năm, với chế độ nhiệt chung của tỉnh thiên về tính chất chí
tuyến, trong chế độ nhiệt có một cực đại và một cực tiểu trong năm, nền nhiệt nhìn
chung là thấp hơn so với các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên.
Vị trí địa lí đó cũng quy định đặc điểm hoàn lưu của tỉnh. Là một tỉnh nằm
trong miền khí hậu phía Bắc, giáp chí tuyến Bắc nên Lào Cai chịu tác động của gió
14
mùa và gió mậu dịch bán cầu Bắc. Trên thực tế gió mùa và gió mậu dịch đã phối
hợp tác động, có thể tăng cường và đối lập nhau, tạo nên nét riêng của khí hậu Lào
Cai. Mặc dù ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đã suy yếu đi so với các tỉnh Đông
Bắc do ảnh hưởng của địa hình chắn gió nhưng nền nhiệt của tỉnh về mùa đông vẫn
hạ thấp do tác động của độ cao địa hình.
Là địa phương nằm sâu trong nội địa, trải dọc theo hai bờ sông Hồng theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam, ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu Lào Cai
không lớn lắm. Tuy nhiên, vào mùa hạ những luồng gió Đông Nam từ biển men
theo thung lũng sông Hồng cũng ảnh hưởng tới khí hậu của Lào Cai. Nằm cách xa
biển nên Lào Cai ít chịu tác động trực tiếp của bão, mà thường là ảnh hưởng của dớt
bão gây mưa to, lũ ở các sông suối lên nhanh, thường xảy ra lũ ống và lũ quét.
1.1.2. Bức xạ Mặt Trời
1.1.2.1. Độ cao Mặt Trời và số giờ nắng
Vị trí địa lí Lào Cai nằm trong khoảng từ 21
0
51’B đến 22
0

51’B nên Lào Cai
mang nét đặc trưng của chế độ nhiệt vùng nhiệt đới thiên về chí tuyến. Trong năm
vẫn có hiện tượng hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nhưng khoảng cách rất gần nhau,
lần thứ nhất vào khoảng trung tuần tháng 6 (từ 16 - 20/6), lần thứ hai vào hạ tuần
tháng 6 (24 - 28/6) (bảng 1.1).
Bảng 1.1: Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại một số địa điểm ở Lào Cai
Địa điểm Vĩ độ
Ngày Mặt Trời
qua thiên đỉnh lần
thứ nhất
Ngày Mặt Trời
qua thiên đỉnh lần
thứ hai
Khoảng
cách
Cực Bắc 22
0
51’B 20/6 24/6 04 ngày
Mường Khương 22
0
46’B 19/6 25/6 06 ngày
Bắc Hà 22
0
32’B 18/6 26/6 08 ngày
Tp. Lào Cai 22
0
30’B 18/6 26/6 08 ngày
Hoàng Liên Sơn 22
0
21’B 18/6 26/6 08 ngày

Sa Pa 22
0
20’B 18/6 26/6 08 ngày
Cực Nam 21
0
51’B 16/6 28/6 12 ngày
(Nguồn: Khí hậu Hoàng Liên Sơn, 1983)
Do vị trí nằm gần chí tuyến Bắc nên mặc dù có hai lần Mặt Trời lên thiên
đỉnh trong năm nhưng khoảng cách giữa hai lần là rất ngắn. Ở phía Nam của Lào
Cai, khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong nằm dài nhất là 12
15
ngày, càng lên phía Bắc, khoảng cách đó càng bị rút ngắn (tại Cực Bắc của Lào Cai
khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh là 04 ngày). Do đó, khác với các
tỉnh khác ở khu vực phía Nam vĩ tuyến 16
0
B, trong chế độ nhiệt của Lào Cai không
có hiện tượng xuất hiện hai cực đại và hai cực tiểu trong năm, mà chế độ nhiệt của
Lào Cai chỉ có một cực đại và một cực tiểu. Cực đại trong chế độ nhiệt xảy ra vào
khoảng cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 (ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ hai),
cực tiểu rơi vào khoảng thời gian có độ cao Mặt Trời nhỏ nhất (khoảng tháng 1).
Như thế, chế độ nhiệt của Lào Cai có tính chất nhiệt đới cận chí tuyến.
Bên cạnh thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, một khía cạnh cũng rất tiêu biểu của
chế độ bức xạ là độ cao Mặt Trời lúc giữa trưa của ngày 15 hàng tháng (bảng 1.2).
Bảng 1.2: Độ cao Mặt Trời giữa trưa trung bình tháng tại một số địa điểm ở
Lào Cai (độ)
Địa điểm
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Mường
Khương

46,0 53,4 65,0 76,9 86,0 89,5 88,8 81,4 70,3 58,8 48,8 43,9
Tp. Lào Cai 46,3 54,7 65,3 77,2 86,3 89,2 89,1 81,7 70,6 59,1 49,1 44,2
Sa Pa 46,5 54,9 65,5 77,4 86,5 89,0 89,3 81,9 70,8 59,3 49,3 44,4
Bảo Hà 46,6 55,0 65,5 77,4 86,5 89,9 89,4 82,0 71,0 59,4 49,4 44,6
(Nguồn: Khí hậu Hoàng Liên Sơn, 1983)
Từ bảng 1.2 cho thấy Lào Cai có độ cao Mặt Trời lúc giữa trưa thấp nhất là
tháng 11, tháng 12 và tháng 1 với trị số góc nhập xạ nhỏ hơn 50
0
. Đến tháng 2,
tháng 3 độ cao Mặt Trời có sự tăng dần lên nhưng vẫn còn thấp, chỉ đạt trên dưới
60
0
, riêng Mường Khương độ cao Mặt Trời tháng 2 vẫn còn thấp (đạt 53,4
0
). Đây là
trị số khá thấp so với các địa phương khác trong cả nước, nhất là so với các địa
phương ở vùng đồng bằng Bắc Bộ hay các địa phương ở Trung và Nam Bộ. Từ
tháng 4 đến tháng 9, độ cao Mặt Trời tăng dần, hầu hết các trạm quan sát đều có góc
nhập xạ lớn hơn 70
0
, đặc biệt là tháng 6 và tháng 7 có góc nhập xạ cao nhất, phù
hợp với thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh tại các địa điểm.
Xét theo chu kì ngày, dễ dàng nhận thấy độ cao Mặt Trời thấp nhất vào lúc
sáng sớm, sau đó trị số đó tăng dần lên, đạt cực đại vào lúc giữa trưa, sau đó giảm
dần và thấp nhất lúc chiều tối. Xét theo chu kì năm thì độ cao Mặt Trời tương đối
16
thấp vào các tháng mùa đông, tương đối cao vào các tháng mùa hạ, đạt giá trị cực
đỉnh vào các ngày Mặt Trời đi qua thiên đỉnh tại các địa điểm.
Không chỉ có độ cao Mặt Trời, thời gian chiếu sáng của Mặt Trời – một
trong những đặc trưng tiêu biểu trong chế độ bức xạ khí hậu, cũng có sự thay đổi

theo chu kì năm. Thông thường, thời gian chiếu sáng thường cao vào thời kì mùa hạ
(từ tháng 4 đến tháng 9 hoặc tháng 10, có thể đạt 12 giờ – 13 giờ chiếu sáng trong
ngày, nhất là các tháng 6 và tháng 7), thấp vào thời kì mùa đông (từ tháng 10 hoặc
tháng 11 đến tháng 3 năm sau, trị số đạt trên 10 giờ chiếu sáng mỗi ngày nhưng
không vượt quá 12 giờ, nhất là các tháng 12 và tháng 1 (bảng 1.3).
Bảng 1.3: Thời gian chiếu sáng trung bình trong tháng tại một số địa điểm ở
Lào Cai (giờ)
Địa
điểm
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Mườn
g
Khươ
ng
10,7
6
11,2
0
11,8
8
12,5
3
13,1
0
13,3
9
13,2
8
12,8

0
12,1
8
11,5
2
10,9
2
10,6
0
Tp.
Lào
Cai
10,8
8
11,2
8
11,8
8
12,5
3
13,0
8
13,3
8
13,2
7
12,7
9
12,1
8

11,5
2
10,9
3
10,2
0
Sa Pa 10,8
4
11,2
8
11,8
8
12,5
0
13,0
0
13,2
8
13,1
8
12,7
5
12,1
5
11,5
6
11,0
0
10,7
1

Bảo

10,8
6
11,3
1
11,8
8
12,5
0
13,0
6
13,2
0
13,1
8
12,7
5
12,1
5
11,5
6
11,0
2
10,7
0
(Nguồn: Khí hậu Hoàng Liên Sơn, 1983)
Về số giờ nắng, Lào Cai là tỉnh có số giờ nắng thuộc loại trung bình so với
các địa phương khác trong cả nước. Số giờ nắng trung bình năm dao động khoảng
1400 – 1600 giờ (so với trung bình cả nước là từ 1400 – 3000 giờ/năm, so với các

tỉnh Nam Bộ dao động từ 2200 – 2800 giờ/năm…). Trong các địa phương trong
tỉnh thì Tp. Lào Cai có số giờ nắng cao nhất, đạt 1588,4 giờ/năm. Một số huyện trị
số giờ nắng thấp như Sa Pa 1445,3 giờ/năm, Bắc Hà 1474,3 giờ/năm…
Theo qui luật chung, số giờ nắng ở Lào Cai cũng phân hóa tuân theo chu kì
ngày và năm, tùy thuộc vào từng khu vực địa hình. Theo chu kì ngày thì ban đêm
17
bằng 0, từ sáng sớm tăng dần và cực đại lúc giữa trưa, sau đó lại giảm dần đến tối.
Theo chu kì năm thì có sự khác biệt giữa các tháng và các khu vực địa hình. Các
vùng thấp hơn thì có số giờ nắng cao nhất vào khoảng tháng 5 (như Tp. Lào Cai,
Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, hay cao hơn là huyện Bắc Hà… số giờ nắng có thể
đạt trên 170 giờ). Ở những nơi có độ cao lớn như Sa Pa thì tháng có số giờ nắng cao
là tháng 3, tháng 4 với trị số trên dưới 170 giờ nắng/tháng (bảng 1.4).
Bảng 1.4: Số giờ nắng trung bình tháng và năm tại một số trạm ở Lào Cai (giờ)
Trạ
m
Tháng
Năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Bắc

75,8 88,1
122,
7
150,
1
176,
4
140,
9
146,

1
132,
8
116,
2
114,
5
98,2
112,
5
1474
,3
Tp.
Lào
Cai
80,4 76,9
105,
0
144,
9
189,
2
148,
9
166,
6
168,
1
162,
5

129,
9
105,
4
110,
6
1588
,4
Hoà
ng
Liên
Sơn
147,
9
151,
1
185,
8
176,
6
127,
1
75,2 76,7
103,
9
102,
4
123,
3
110,

3
151,
1
1531
,4
Sa
Pa
116,
4
112,
2
156,
4
168,
9
150,
5
91,8
110,
0
114,
3
97,8 95,9
104,
6
126,
5
1445
,3
(Nguồn: Số liệu khí hậu – Chương trình khoa học 42A)

Ở Lào Cai, số giờ nắng ít liên quan đến vị trí gần chí tuyến Bắc, thêm vào đó
lại có một mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mưa phùn vào
mùa đông nên trời nhiều mây, u ám, ảnh hưởng đến số giờ nắng. Mùa hạ, số giờ
nắng nhiều địa phương thấp liên quan đến mùa mưa, lượng mây và mưa lớn làm
cho số giờ nắng không cao. Đặc biệt tại Sa Pa và trạm Hoàng Liên Sơn các tháng
mùa hạ số giờ nắng ít, do chịu ảnh hưởng của độ cao và nằm ở sườn đón gió Đông
Nam của dãy Hoàng Liên Sơn, nên lượng mưa lớn, mây mù bao phủ nhiều nên số
giờ nắng ít, vào tháng 7 và tháng 8 số giờ nắng ở Hoàng Liên Sơn chỉ đạt 75 - 76
giờ/tháng. Mối tương quan giữa số giờ nắng trong tháng và lượng mây thể hiện rõ
nét qua bảng 1.5 dưới đây.
Bảng 1.5: Lượng mây tổng quan trung bình tháng và năm tại một số trạm ở
Lào Cai (phần mười bầu trời)
18
Trạm
Tháng Năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Bắc Hà 8,0 8,0 7,7 7,3 7,3 8,1 8,0 7,8 7,2 7,5 7,4 7,0 7,6
Tp. Lào Cai 8,4 8,5 8,2 8,0 7,6 8,4 8,3 8,1 7,5 7,6 7,7 7,6 8,0
Hoàng Liên
Sơn
6,6 6,5 6,2 7,1 8,5 9,3 9,2 8,9 8,4 7,4 7,6 6,4 7,7
Sa Pa 7,1 7,3 6,9 7,2 7,9 8,8 8,6 8,4 7,9 7,8 7,2 6,5 7,6
(Nguồn: Số liệu khí hậu – Chương trình khoa học 42A)
Từ bảng 1.4 và bảng 1.5 cho thấy rằng, số giờ nắng của các địa phương trong
tỉnh Lào Cai tỉ lệ nghịch với lượng mây. Tháng nào có lượng mây bao phủ ít thì số
giờ nắng cao (như tại trạm Hoàng Liên Sơn tháng 3 có lượng mây phủ ít nhất, đồng
thời là tháng có số giờ nắng cao nhất với 185,8 giờ, tương tự như vậy là tháng 5 đối
với trạm Lào Cai và Bắc Hà…), ngược lại tháng nào có lượng mây bao phủ nhiều,
tất yếu số giờ nắng sẽ ít (tháng 1, tháng 2 đối với trạm Lào Cai và Bắc Hà, tháng 6,
tháng 7 đối với trạm Sa Pa và Hoàng Liên Sơn).

Nếu coi mùa nắng là mùa mà có các tháng với số giờ nắng vượt quá 100 giờ
[16]
, thì ở Lào Cai mùa nắng kéo dài khoảng từ 7 - 10 tháng. Tuy nhiên do sự phân
hóa cao độ về địa hình, lượng mưa và độ che phủ của mây mà có sự khác biệt về
mùa nắng giữa các địa phương. Đa số các huyện (thành phố) có mùa nắng bắt đầu
từ tháng 3 và kéo dài đến tận tháng 12. Riêng Sa Pa và một số khu vực núi cao
khác, mùa nắng kéo dài từ mùa thu đến mùa xuân năm sau.
Nhìn chung, độ cao Mặt Trời, thời gian chiếu sáng và số giờ nắng là những
chỉ số thể hiện rõ nét nhất chế độ bức xạ của Lào Cai. Và tất yếu theo qui luật
chung, độ cao Mặt Trời càng lớn, thời gian chiếu sáng càng dài, số giờ nắng trong
năm càng lớn thì lượng bức xạ tổng cộng nhận được trong năm càng lớn. Lượng
bức xạ tổng cộng không chỉ dùng để tính toán sự thu – chi năng lượng, để từ đó làm
cơ sở đánh giá cán cân bức xạ mà đó còn là một trong những cơ sở để xác định thời
gian mùa mưa, mùa khô ở mỗi khu vực khác nhau.
1.1.2.2. Bức xạ tổng cộng
Là một tỉnh nằm gần chí tuyến Bắc, lại không có mùa khô sâu sắc kéo dài
như các địa phương khác trên cả nước, lượng mây lớn trong năm nên Lào Cai có
19
lượng bức xạ ở mức trung bình. Tổng lượng bức xạ thu được trong điều kiện quang
mây ở các địa điểm có thể đạt từ 150 – 200 kcal/cm
2
/năm. Tuy nhiên trong thực tế
không phải lúc nào trời cũng quang mây mà có những tháng lượng mây chiếm quá
2/3 bầu trời (75 – 80%), điều đó làm cho lượng bức xạ tổng cộng đo được tại mặt
đất (lượng bức xạ thực tế) ở mức tương đối thấp (bảng 1.6).
Bảng 1.6: Lượng bức xạ tổng cộng trung bình tháng và năm tại một số trạm ở
Lào Cai (kcal/cm
2
)
Trạm

Tháng Năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Sa Pa 5,0 5,6 8,5 11,7 10,4 11,6 5,4 8,1 5,4 4,9 3,4 6.0 86,0
Bảo Hà 4,8 5,7 7,8 10,0 12,4 11,1 11,6 10,2 9,8 7,9 6,2 5,0 102,5
(Nguồn: Số liệu khí hậu – Chương trình khoa học 42A và Khí hậu Hoàng Liên Sơn, 1983)
Lượng bức xạ tổng cộng có sự thay đổi theo khu vực và theo mùa. Các khu
vực thấp, lượng mưa và độ mây che phủ thấp nên có lượng bức xạ cao hơn (Bảo Hà
bức xạ tổng cộng 102,5 kcal/cm
2
/năm), ngược lại, nơi có địa hình cao, mây mù bao
phủ nhiều tháng trong năm, nhất là mùa đông nên lượng bức xạ nhận được thấp hơn
nhiều (Sa Pa chỉ đạt 86,0 kcal/cm
2
/năm).
Theo mùa, lượng bức xạ tổng cộng tại Lào Cai cao hơn vào các tháng mùa
hạ, nhất là các tháng từ tháng 4 đến tháng 8 (tháng 4 tại Sa Pa là 11,7 kcal/cm
2
/năm,
tháng 5 tại Bảo Hà là 12,4 kcal/cm
2
/năm). Riêng tháng 7 là tháng có nhiệt độ cao
nhất ở Lào Cai nhưng lượng bức xạ tổng cộng lại không phải cao nhất, điều đó liên
quan đến lượng mây và mưa trong tháng này. Tháng 7 cũng là tháng có lượng mưa
lớn, phần nào ảnh hưởng đến sự bao phủ của mây trên bầu trời, do đó lượng bức xạ
của tháng 7 tương đối thấp. Các tháng có bức xạ tổng cộng thấp là các tháng đầu và
giữa mùa đông (từ tháng 11 – tháng 2), lượng bức xạ tổng cộng chỉ đạt từ 3,0 – 6,0
kcal/cm
2
/tháng).
Biên độ trung bình năm của bức xạ tổng cộng khá lớn, khoảng 7 – 8

kcal/cm
2
/năm. Biên độ này cao hơn rất nhiều so với các tỉnh Nam Bộ (Cần Thơ 4,5
kcal/cm
2
/năm, Tp. Hồ Chí Minh 6,8 kcal/cm
2
/năm…), tương đương với biên độ bức
xạ của các địa phương ở Tây Nguyên (Plây – ku 10,6 kcal/cm
2
/năm, Đà Lạt 8,2
kcal/cm
2
/năm ).
1.1.2.3. Cán cân bức xạ
20
Cán cân bức xạ là đại lượng đặc trưng cho khả năng thu và chi năng lượng
của mặt đất. Nó phản ánh các đặc điểm vĩ độ và chế độ Mặt Trời nhưng lại phụ
thuộc vào tính chất của bề mặt đệm. Do đó, trị số của cán cân bức xạ không đồng
nhất mà có sự thay đổi tùy từng khu vực, tùy thời điểm khác nhau.
Tại Lào Cai, cán cân bức xạ luôn dương, nhưng trị số không cao, dao động
từ 40 – 65 kcal/cm
2
/năm. Đó là do nằm ở vĩ độ cận chí tuyến, góc chiếu sáng của
Mặt Trời không lớn, lại chịu tác động của gió mùa cực đới, mùa khô không rõ rệt…
Cán cân bức xạ này thấp hơn cán cân bức xạ của vùng nhiệt đới điển hình (75
kcal/cm
2
/năm) (bảng 1.7).
Bảng 1.7: Cán cân bức xạ trung bình tháng và năm tại một số trạm ở Lào Cai

(kcal/cm
2
)
Trạm
Tháng Năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Sa Pa 2,9 3,0 4,7 5,3 3,8 4,6 3,1 7,3 3,8 2,2 1,2 2,8 44,7
Bảo Hà 2,1 2,8 4,4 7,5 8,7 7,5 8,0 7,4 6,5 4,6 3,0 2,0 64,5
(Nguồn: Số liệu khí hậu – Chương trình khoa học 42A và Khí hậu Hoàng Liên Sơn, 1983)
Tương tự như lượng bức xạ tổng cộng, cán cân bức xạ tại Lào Cai có sự khác
biệt giữa các khu vực, tại vùng núi cao, cán cân bức xạ đạt giá trị rất thấp (Sa Pa đạt
44,7 kcal/cm
2
/năm), vùng địa hình thấp, bức xạ Mặt Trời lớn hơn nên cán cân bức xạ
cao hơn (Bảo Hà 64,5 kcal/cm
2
/năm). Nếu xem xét về biến trình cán cân bức xạ trong
năm, dễ dàng nhận thấy giá trị cán cân bức xạ cao vào các tháng mùa hạ (tháng 4 đến
tháng 8) với trị số dao động khoảng từ 3,0 – 9,0 kcal/cm
2
/tháng. Các tháng mùa đông
có cán cân bức xạ thấp hơn, một phần do lượng bức xạ thu được trong mùa đông ít
(do độ cao Mặt Trời nhỏ, trời nhiều mây lại có mưa phùn), năng lượng mặt đất tỏa ra
khá lớn nên cán cân bức xạ nhỏ. Vào các tháng trong mùa đông, cán cân bức xạ chỉ
dao động từ 1,0 – 3,0 kcal/cm
2
/năm, thấp hơn rất nhiều so với các tỉnh (thành phố)
khác, đặc biệt là các tỉnh (thành phố) ở phía nam dãy Bạch Mã.
Biên độ trung bình của cán cân bức xạ tại Lào Cai dao động từ 6,0 – 7,0
kcal/cm

2
/năm. Trị số này tương đương với trị số biên độ cán cân bức xạ của các tỉnh
vùng Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Bắc Tây Nguyên;
nhưng so với các tỉnh Nam Bộ thì trị số này cao hơn khá nhiều (Nam Bộ có biên độ
cán cân bức xạ từ 3,0 – 6,0 kcal/cm
2
/năm).
21
Tóm lại, cán cân bức xạ tại Lào Cai ở mức trung bình và có sự phân hóa khá
lớn giữa các tháng trong năm. Thời gian có góc nhập xạ lớn và lượng bức xạ lớn
thường rơi vào các tháng trước và sau ngày hạ chí. Lãnh thổ Lào Cai không lớn,
nằm trọn trong 1
0
vĩ tuyến nên sự phân hóa về bức xạ và cán cân bức xạ theo khu
vực là không nhiều. Trị số bức xạ tổng cộng và cán cân bức xạ của Lào Cai tương
đương với các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ nhưng thấp hơn so với các tỉnh Nam
Trung Bộ và Nam Bộ. Chính điều kiện địa lí là nguyên nhân sâu sắc dẫn đến phân
hóa các yếu tố bức xạ, đặc biệt là phân hóa theo đai cao và kinh độ.
1.2. Hoàn lưu khí quyển
Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên khí hậu Lào Cai chịu tác
động sâu sắc của hoàn lưu khí quyển của đới và của vùng. Đó là sự tác động thường
xuyên của các trung tâm khí áp ở vùng cận nhiệt đới (cao áp cận nhiệt Thái Bình
Dương), vùng xích đạo (dải áp thấp xích đạo)… đồng thời chịu tác động theo mùa
của các trung tâm khí áp hình thành và hoạt động theo mùa như áp cao lục địa châu
Á, áp thấp lục địa châu Úc trong mùa đông, áp thấp lục địa châu Á, áp cao lục địa
châu Úc, áp cao Bắc Ấn Độ Dương trong mùa hạ.
Nét đặc trưng cơ bản của vùng nội chí tuyến là sự hoạt động của gió mậu
dịch (gió tín phong). Dưới tác động của cao áp cận nhiệt đới Thái Bình Dương, một
luồng không khí hoạt động ở tầng thấp của khí quyển xuất phát từ rìa Tây Nam của
cao áp này đến Lào Cai nói riêng và Việt Nam nói chung theo hướng Đông Bắc.

Ngược lại trên tầng cao, luồng không khí di chuyển theo hướng Tây Nam từ vùng
xích đạo về chí tuyến Bắc, trong đó có Lào Cai, tạo thành vòng hoàn lưu mậu dịch.
Gió mậu dịch hoạt động quanh năm nhưng mức độ mạnh yếu tùy từng thời
kì, khi mà gió mùa cực đới hoạt động mạnh ở tầm thấp, thì gió mậu dịch hoạt động
ở tầng cao hoặc xen kẽ giữa các đợt gió mùa cực đới. Trong các tháng giữa mùa hạ,
cao áp cận nhiệt Thái Bình Dương phát triển mạnh mẽ nhất, phạm vi hoạt động
cũng mở rộng về lục địa châu Á, do đó gió mậu dịch được tăng cường hơn. Tuy
nhiên, khi đó áp thấp châu Á và áp cao châu Úc đang trong giai đoạn phát triển
mạnh nhất, nên gió mùa mùa hạ hoạt động thịnh hành ở Việt Nam trong đó có Lào
Cai. Biểu hiện của sự thiết lập gió mùa mùa hạ là vị trí trung bình của dải hội tụ
22
nhiệt đới, vị trí vùng hội tụ giữa hai luồng mậu dịch Nam – Bắc bán cầu trong tháng
7 ở khoảng 20
0
B nước ta. Sau đó, sự suy yếu của gió mùa mùa hạ vào cuối mùa đã
làm cho dải hội tụ nhiệt đới bị đẩy lùi vào phía Nam.
Trong mùa đông hoạt động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc thì hoạt động
của gió mậu dịch giảm bớt. Vào tháng 1, vị trí front cực (mặt tiếp xúc giữa không
khí cực đới và không khí cận nhiệt Thái Bình Dương) ở vĩ độ 17 – 18
0
B. Như thế
hoạt động của gió mậu dịch có sự thay đổi trong năm, không thường xuyên chi phối
khí hậu miền Bắc nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng. Nó chỉ thực sự mạnh lên và
hoạt động đều dặn hơn khi gió mùa suy yếu.
1.2.1. Hoàn lưu mùa đông
Do nằm ở phía Bắc của lãnh thổ nước ta, lại sát với chí tuyến Bắc nên Lào
Cai chịu tác động rất lớn của khối không khí cực đới và khối không nhiệt đới Thái
Bình Dương. Sự tác động của hệ thống hoàn lưu mùa đông đến Lào Cai theo hướng
Đông Bắc nên còn gọi là gió mùa Đông Bắc.
Vào thời kì mùa đông ở bán cầu Bắc, trên vùng lục địa rộng lớn ở Đông Bắc

Liên Bang Nga hình thành vùng áp cao – áp cao Xibia có tâm áp nằm gần hồ
Baikal, với trị số áp ở trung tâm có thể lên đến 1040 - 1060mb. Tại đây, nhiệt độ rất
thấp (xuống tới -15
0
C đến -40
0
C ), không khí rất khô, độ ẩm tuyệt đối 1 – 2g/m
3
.
Tuy nhiên khi di chuyển về phía Nam nói chung và Lào Cai nói riêng nó bị nhiệt
đới hóa và bị biến tính. Vào thời kì mùa xuân và mùa thu còn xuất hiện vùng áp cao
phụ biển Đông Trung Hoa nằm khoảng 30
0
B (ở khu vực sông Trường Giang –
Trung Quốc). Trong mọi trường hợp thì gió mùa mùa đông tác động đến Lào Cai
đều lạnh hơn gió mậu dịch, làm cho nền nhiệt bị hạ thấp xuống dưới 20
0
C, thậm chí
dưới 15
0
C. Như vậy, về mùa đông ở Lào Cai có sự luân phiên hoạt động của các
khối không khí sau:
1.2.1.1. Khối không khí cực đới lục địa (NPc)
Khối không khí cực đới lục địa xuất phát từ vùng áp cao cực đới lục địa, hay
còn gọi là áp cao Xibia, thổi thành từng đợt tràn về miền Bắc Việt Nam với quãng
đường dài theo hai hướng: Một hướng tràn thẳng xuống qua lục địa Trung Quốc,
một hướng dịch chuyển quá về phía Đông đi xuống qua biển Nhật Bản và biển
23
Hoàng Hải. Do di chuyển từ vùng cực đới xuống vùng nhiệt đới nên nó bị biến tính
về nhiệt độ (građien tăng nhiệt khoảng 0,5 – 0,8

0
C/1
0
vĩ tuyến) và cả tính chất ẩm.
Tùy vào tính chất ẩm mà chia ra thành hai kiểu không khí cực đới trong mùa đông
là không khí cực đới lục địa biến tính khô (NPc đất) và không khí cực đới lục địa
biến tính ẩm (NPc biển).
NPc đất là một bộ phận của NPc tràn đến Lào Cai theo đường lục địa Trung
Quốc với tính chất lạnh nhất và khô nhất. Đặc biệt nhiệt độ và độ ẩm của NPc đất
biến tính rõ rệt nhất vào giữa mùa đông (nhiệt độ và độ ẩm tuyệt đối thấp nhất
thường xảy ra vào giữa mùa đông). Vào tháng 11 và tháng 3 nhiệt độ ở Lào Cai phổ
biến mức 15 – 18
0
C, vùng cao nhiệt độ thấp hơn, độ ẩm tương đối khoảng 85%, độ
ẩm tuyệt đối 15 – 16mb. Từ tháng 12 đến tháng 2 nhiệt độ thấp hơn, 10 – 15
0
C,
vùng núi cao xuống dưới 10
0
C, độ ẩm tương đối từ 85 – 90%, độ ẩm tuyệt đối 9 –
13mb. NPc đất khá ổn định, đến Lào Cai gây ra kiểu thời tiết lạnh, khô, trời quang
mây. Hoạt động mạnh nhất vào đầu và giữa mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 1).
NPc biển hoạt động vào nửa sau mùa đông (tháng 1 đến tháng 3), hình thành
do trung tâm áp cao Xibia chuyển dịch sang phía đông khiến cho NPc di chuyển
vòng qua biển đến Lào Cai. NPc biển ấm hơn và ẩm hơn so với NPc đất, độ ẩm
tương đối khoảng 90%. Khi đến Lào Cai gây ra kiểu thời tiết lạnh, trời nhiều mây,
âm u, có mưa phùn với lượng mưa không lớn, nhưng kéo dài nhiều ngày làm tăng
thêm cái rét buốt của mùa đông. Đặc biệt, càng lên cao hoặc tăng cường các đợt gió
về thì sự lạnh buốt càng tăng. Do hình thành dưới chế độ áp cao nên NPc biển vẫn
có tính chất ổn định, mưa phùn ở đây là mưa do front cực (hình thành do sự tiếp xúc

giữa NPc biển và NPc đất, hay giữa NPc biển và gió mậu dịch bán cầu Bắc). Tần
suất front cực tràn về Lào Cai khá cao khoảng 15 – 18 lần/năm.
1.2.1.2. Khối không khí nhiệt đới biển Đông Trung Hoa (Tp)
Nguồn gốc là khối không khí cực đới Xibia đã bị nhiệt đới hóa do tồn tại lâu
ngày trên biển Đông Trung Hoa nên có nhiệt độ và độ ẩm thấp hơn nhiệt độ và độ
ẩm của không khí biển thuần túy (nhiệt độ của Tp vào khoảng từ 18 – 20
0
C, thấp
nhất là 14 – 15
0
C, độ ẩm thay đổi tùy theo nguồn gốc của nó là NPc đất hay NPC
biển (nếu là NPc biển thì độ ẩm trên 90%, NPc đất thì 80 – 85%). Khối không khí
24
này hoạt động trong suốt thời kì mùa đông ở Lào Cai, nhưng chiếm ưu thế hơn vào
đầu và cuối mùa đông. Ở thời kì giữa mùa đông nó bị khối không khí cực đới lấn át,
còn vào cuối mùa đông, khối không khí Tp do tiếp xúc với bề mặt đất lạnh ở Lào
Cai nên độ ẩm nhanh chóng đạt mức bão hòa, gây ra hiện tượng nồm, nhiệt độ cao
khoảng 18 – 20
0
C thậm chí cao hơn, độ ẩm trên 95%, có mưa phùn nhỏ.
Như vậy, vào mùa đông ở Lào Cai, dưới tác động của các khối không khí đã
tạo nên kiểu thời tiết lạnh. Đầu mùa đông thì lạnh, khô, trời quang mây; giữa và cuối
mùa đông thì lạnh, ẩm, có mưa phùn, trời nhiều mây và u ám, đôi khi xuất hiện nồm.
1.2.1.3. Khối khí nhiệt đới Thái Bình Dương (Tm)
Trong mùa đông ở Lào Cai còn chịu tác động của gió mậu dịch bán cầu Bắc.
Gió mậu dịch bán cầu Bắc xuất phát từ rìa Tây Nam của vùng áp cao nhiệt đới Thái
Bình Dương thổi theo hướng Đông Bắc về xích đạo (trong đó có tác động đến Lào
Cai). Bản chất khối không khí nhiệt đới Thái Bình Dương là nóng hơn so với NPc,
hoạt động khá ổn định. Khi khối không khí cực đới hoạt động mạnh ở tầm thấp thì
gió mậu dịch bán cầu Bắc bị đẩy lên trên cao, khi không khí cực đới suy yếu đi, gió

mậu dịch bán cầu Bắc hoạt động ổn định ở tầm thấp của khí quyển. Nhìn chung, gió
mậu dịch bán cầu Bắc hoạt động xen kẽ các đợt gió mùa, thường mang đến Lào Cai
kiểu thời tiết trong xanh, nhiệt độ tăng cao hơn. Đôi khi gây mưa phùn nếu như hình
thành front cực với NPc biển.
1.2.2. Hoàn lưu mùa hạ
Vào mùa hạ (từ tháng 4 đến tháng 10) sự tác động của các luồng không khí
hình thành gió mùa hạ có nguồn gốc không đồng nhất. Tại Lào Cai có thể thấy hai
luồng gió hoạt động chủ yếu là luồng gió xuất phát từ khối không khí nhiệt đới vịnh
Bengan (TBg) và luồng gió xuất phát từ khối không khí xích đạo (Em) từ vùng áp
cao Nam Thái Bình Dương lên. Cả hai khối không khí này đều có bản chất nóng
ẩm, nhưng đến Lào Cai lại gây ra các kiểu thời tiết khác nhau tùy từng khu vực.
1.2.2.1. Khối không khí nhiệt đới biển Bắc Ấn Độ Dương (còn gọi là khối khí chí
tuyến vịnh Bengan - TBg)
Đây là dòng phía Tây của gió mùa mùa hạ tại Lào Cai, có nguồn gốc biển
nên nóng và ẩm, với nhiệt độ trung bình 25 – 27
0
C, độ ẩm tuyệt đối 20g/m
3
, độ ẩm
25

×