Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh lào cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 108 trang )


1
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHON ĐỀ TÀI
Tài nguyên khí hậu là nguồn tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng
đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Tài nguyên khí
hậu cũng là một trong những thành phần chính của môi trường tự nhiên, có
mối quan hệ tương tác với tài nguyên đất, nước và sinh vật. Nghiên cứu điều
kiện khí hậu và đánh giá mức độ thích nghi đối với cây trồng là một hướng
nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. M
ột mặt, nó bổ sung lí
luận cho công tác đánh giá nói chung và đánh giá điều kiện tự nhiên - tài
nguyên thiên nhiên nói riêng; mặt khác, kết quả của việc đánh giá tài nguyên
khí hậu còn giúp cho những người làm công tác nghiên cứu và quản lí nhận
thức rõ đặc điểm khí hậu của từng khu vực, mức độ thích nghi với từng loại
cây trồng, từ đó hoạch định chiến lược sử dụng và khai thác lãnh thổ một
cách hợp lí mang lạ
i hiệu quả cao nhất.
Lào Cai là tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam có tổng diện tích tự
nhiên 6360,76km
2
. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng.
Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, trong đó có những đỉnh
núi cao đồ sộ nhất ở nước ta. Khí hậu đa dạng có sự phân hoá rõ rệt. Trong
định hướng phát triển kinh tế của tỉnh bên cạnh việc đẩy mạnh công nghiệp,
dịch vụ - du lịch thì nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính, chiếm hơn 70%
cơ cấu lao độ
ng, 32,82% cơ cấu kinh tế (năm 2007).
Với đặc thù đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên
khí hậu cho phép Lào Cai có thể phát triển đa dạng các loại cây trồng. Trong
đó phát triển những loại cây dược liệu quý hiếm có nguồn gốc cận nhiệt


đới
và ôn đới được coi là thế mạnh của tỉnh. Thực tế cho thấy, ở một số vùng bà
con trồng một số cây dược liệu quý như: thảo quả, tam thất, đương quy, đỗ
trọng cho chất lượng khá tốt và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa đây
là những cây trồng rất có giá trị về mặt y học và đời sống xã hội, lại hết sứ
c
thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, tại Lào Cai diện tích các cây dược

2
liệu còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Để đáp ứng mục tiêu
phát triển bền vững, góp phần phát huy nội lực, thế mạnh kinh tế nông
nghiệp của tỉnh đòi hỏi phải có sự đánh giá đúng mức các điều kiện tự nhiên,
có những định hướng quy hoạch, mở rộng không gian phát triển cụ thể.
Trong đó, đánh giá đi
ều kiện khí hậu phục vụ phát triển một số cây dược
liệu là việc làm cần thiết và phù hợp.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nêu trên, cùng với sự mong muốn góp
phần nhỏ bé vào việc phát triển kinh tế địa phương, giúp bà con xoá đói
giảm nghèo tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh
Lào Cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu” để
định hướng nghiên cứu
trong luận văn này.
2
. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở phân tích các điều kiện khí hậu, đối chiếu với đặc điểm
sinh thái cây trồng nhằm đánh giá mức độ thích nghi của một số cây dược
liệu đối với điều kiện khí hậu. Từ kết quả đánh giá thích nghi với điều kiện
khí hậu, kết hợp với đánh giá tác động môi trường và phân tích chi phí lợi
ích để đưa ra nhữ

ng định hướng quy hoạch mở rộng diện tích một số cây
dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài xác định các nhiệm vụ cơ bản
như sau:
- Tổng quan cơ sở lí luận và xây dựng luận điểm, chỉ tiêu đánh giá.
- Phân tích các đặc điểm khí hậu tỉnh Lào Cai.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của các cây dược liệ
u đánh giá. Xác
định các chỉ tiêu và ngưỡng sinh thái cụ thể phù hợp với điều kiện khí hậu.
- Phân loại sinh khí hậu thảm thực vật tự nhiên tỉnh Lào Cai và thể
hiện kết quả phân loại trên bản đồ tỉ lệ 1: 650 000.

3
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp để đánh giá mức độ
thích nghi của các cây dược liêu với điều kiện khí hậu.
- Đề xuất các giải pháp, định hướng phát triển, mở rộng diện tích các
loại cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
3. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Phạm vi không gian:
Được giới hạn trong toàn bộ lãnh thổ hành chính tỉnh Lào Cai. Diện
tích tự nhiên là 6360,76km
2
, bao gồm 1 thành phố và 8 huyện. Trong đó có
xét đến phạm vi tiếp giáp: phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam Trung Quốc,
phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang và phía Tây
giáp tỉnh Lai Châu.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu:
+ Đối với điều kiện khí hậu, có nhiều chỉ tiêu tác động đến cây trồng
như: chế độ nhiệt, chế độ ẩm, chu kì quang, gió, các hiện tượng thời tiết đặc

biệt. Để đánh giá điề
u kiện thích nghi nhằm mở rộng diện tích một số cây
dược liệu, trong giới hạn nghiên cứu của luận văn tác giả dùng 4 chỉ tiêu cơ
bản là: nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình năm, độ dài mùa lạnh
và độ dài mùa khô. Trong quá trình đánh giá tác giả cũng chú ý đến các chỉ
tiêu khác của khí hậu và độ cao địa hình.
+ Đối với các cây dược liệu, nhằm đi sâu, đánh giá kĩ, tránh dàn trải
tác giả ch
ỉ lựa chọn 2 cây chính là: cây thảo quả và cây tam thất. Đây cũng
là 2 cây chủ đạo trong nhóm cây dược liệu
được trồng ở Lào Cai.
4. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHÊN CỨU
Kết quả đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên nói chung, đánh giá điều kiện khí hậu nói riêng là cơ sở khoa học đầu
tiên trong công tác quy hoạch lãnh thổ của mỗi địa phương, mỗi quốc gia
trên thế giới. Do đó, việc đánh giá các điều kiện tự nhiên thường được tiến
hành khá sớm. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều tác giả thì việc đánh giá này

4
còn đang trên đường hoàn thiện từ lí luận chung đến các phương pháp và
nguyên tắc nghiên cứu [23].
Trên thế giới, việc nghiên cứu và đánh giá ảnh hưởng của khí hậu đến
thảm thực vật tự nhiên và cây trồng được các tác giả tiến hành khá lâu và đã
đạt được những kết quả nhất định:
Năm 1900, W.Koppen (nhà khí hậu học người Đức) căn cứ vào bản
đồ thực vật của Griesebach xây d
ựng để phân chia thế giới thành 6 đới khí
hậu và 24 loại hình khí hậu. Ông đã dùng các chỉ tiêu: nhiệt độ trung bình
tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất, lượng mưa ít nhất để phân chia và đánh
giá tác động của khí hậu đến cây trồng. Ông đã gắn tên gọi các đới, các loại

hình khí hậu của mình với các thảm thực vật [78].
Năm 1936, W.Koppen đã cải tiến cách phân loại của mình. Ông vẫn
dùng chỉ tiêu nhiệt độ trung bình tháng lạnh nh
ất và lượng mưa năm để phân
chia thế giới thành 5 đới khí hậu chính phù hợp với 5 lớp phủ thực vật chính
trên Trái Đất. Trong các đới khí hậu ông lại dùng chỉ tiêu mùa khô, mùa rét
lạnh cũng như thời gian xuất hiện để chia thành 11 loại khí hậu khác nhau từ
đới khí hậu nhiệt đới mưa nhiều đến đới khí hậu băng tuyết [78]:
A. Đới khí hậu nhiệt đới mưa nhiều

af. Loại hình khí hậu rừng mưa nhiệt đới
AW. Loại hình khí hậu thảo nguyên rừng thưa nhiệt đới
B. Đới khí hậu khô ráo
Bs. Loại hình khí hậu thảo nguyên
Bw. Loại hình khí hậu sa mạc
C. Đới khí hậu ấm áp, mưa nhiều
Cw. Loại hình khí hậu ấm, mùa đông khô
Cs. Loại hình khí hậu ấm, mùa hè khô
Cf. Loại hình khí hậu ấm, ẩm quanh năm

5
D. Đới khí hậu rét lạnh - khí hậu rừng có tuyết
Dw. Loại hình khí hậu rét lạnh, mùa đông khô
Df. Loại hình khí hậu mùa đông lạnh, ẩm quanh năm
E. Đới khí hậu băng tuyết
Et. Loại hình khí hậu đài nguyên
Ef. Loại hình khí hậu kết băng
(Trong đó: s, w, f, t là chỉ thị mức độ khô và rét lạnh)
Năm 1948, nhà khí hậu học Ivanôp đã dùng hệ số ẩm ướt K =r/E
0

(r
là lượng mưa năm, E
0
là lượng bốc hơi năm) để phân chia ra 6 loại khí hậu
cơ bản sau:
1. Khu vực rất ẩm ướt (K ≥ 1,5) tương ứng với kiểu thảm thực vật
rừng nhiệt đới và á nhiệt đới xanh quanh năm, rừng ẩm ướt và đài nguyên
ẩm ướt ở ôn đới.
2. Khu vực khá ẩm ướt (1 ≤ K ≤ 1,49) với kiểu thảm thực vật là rừng
rụng lá về
mùa khô ở nhiệt đới, rừng lá kim và lá rộng ôn đới.
3. Khu vực ẩm ướt trung bình (0,6 ≤ K ≤ 0,99). Ở nhiệt đới có thảo
nguyên, rừng thưa nhiệt đới; ở á nhiệt đới có rừng lá cứng; ở ôn đới có thảo
nguyên rừng.
4. Khu vực hơi ẩm (0,3 ≤ K ≤ 0,59) với kiểu thảm là thảo nguyên
rừng thưa nhiệt đới khô ráo, rừng mọc ở vùng khô nhiệt đới thảo nguyên và
đấ
t cỏ ở á nhiệt đới.
5. Khu vực thiếu ẩm ướt (0,13 ≤ K ≤ 0,29) vùng bán hoang mạc và
vùng quán mộc nơi khô có nhiều gai.
6. Khu vực khô ráo hoặc hoang mạc (0 < K ≤ 0,12).
Như vậy theo cách phân loại của Ivanôp thì chỉ có yếu tố ẩm ướt được
coi trọng, ít xét đến yếu tố nhiệt. Do đó, một khu vực khí hậu có thể kéo dài

6
từ nhiệt đới cho đến tận ôn đới. Tuy nhiên, ông đã thấy được thảm thực vật
ở các khu vực khác nhau phụ thuộc rất nhiều vào hệ quả khí hậu.
Năm 1962, H.Walter đã tiến hành nghiên cứu sinh thái thảm thực vật
rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ông cho rằng ở khu vực này lượng bức xạ dồi
dào, nền nhiệt lượng cao. Sự phân hoá quần thể hệ

thực vật ở đây phụ thuộc
vào chế độ khô, ẩm hơn là chế độ nhiệt (trừ các vùng cao là nơi độ cao địa
hình có tính quyết định quy luật này mới ít rõ rệt). Ông đã đưa ra cách phân
loại về mối quan hệ giữa kiểu thảm thực vật với số tháng khô hạn.
Năm 1945, Gaussen đã tiếp thu những thành tựu của các nhà khoa
học đi trước, tiến hành khái quát hoá những mố
i quan hệ nhiệt ẩm và xây
dựng được phương trình cân bằng nước cho thực vật trên cơ sở của nhiệt ẩm
là nhân tố quan trọng nhất: r = 2t (r là tổng lượng mưa tháng tính bằng mm,
t là nhiệt độ trung bình tháng tính bằng
0
C).


Hình 1: Biểu đồ khí hậu của Walter và Lieth
Theo ông chỉ số khô sinh khí hậu (K) được xác
định như sau:
+ Tháng khô là tháng có lượng mưa nhỏ hơn hai lần nhiệt độ trung
bình tháng (r < 2t).

7
+ Tháng hạn là tháng có lượng mưa nhỏ hơn nhiệt độ trung bình
tháng (r < t).
+ Tháng kiệt là tháng hầu như không có mưa (r ≈ 0).
Chỉ số khô (K) của Gaussen được nhiều nhà thực vật công nhận là tốt.
Năm 1961, Walter và Lieth đã dùng để giải thích, mô tả sự hình thành tự
nhiên của thực vật trên thế giới. Kết quả
được thể hiện bằng biểu đồ khí hậu
với hai yếu tố chính
được thể hiện là nhiệt độ và lượng mưa (Hình 1). Năm

1970, Wittaker cũng đã dùng 2 tham số trên để lập những thư mục về thực
vật tự nhiên trên thế giới.
Như vậy, trong một thời gian khá dài
đã có nhiều công trình nghiên
cứu về sinh khí hậu thảm thực vật nổi tiếng trên thế giới. Hầu hết trong tất
cả các công trình nghiên cứu của các tác giả đều lựa chọn phức hệ nhiệt -
ẩm làm chỉ tiêu phân đới, phân loại, phân kiểu sinh khí hậu. Với chỉ tiêu đó
đã góp phần xác định bộ mặt của thảm thực vật tự nhiên một cách rõ nét
nhất. Đồng thời đây cũ
ng là những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá mức độ thích
nghi sinh thái của khí hậu đối với cây trồng.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và đánh giá tài nguyên thiên nhiên nói
chung, tài nguyên khí hậu nói riêng đã được Nhà nước quan tâm ngay từ khi
miền Bắc hoàn toàn giải phóng (1954) và đã thu được những kết quả quan
trọng, góp phần vào sự nghiệp khôi phục kinh tế và xây dựng đất nước sau
chiến tranh.
Trước hết, phải kể đến chương trình ti
ến bộ khoa học kĩ thuật trọng
điểm cấp Nhà nước mang mã số 42A: “Đánh giá tài nguyên và điều kiện
thiên nhiên về khí tượng thuỷ văn phục vụ sản xuất và quốc phòng, trọng
tâm là phục vụ nông nghiệp”. Sản phẩm đầu tiên của chương trình là công
trình “Số liệu khí tượng thuỷ văn Việt Nam”, gồm ba tập, với sự tham gia
của nhiều chuyên gia, nhiều nhà khoa học và đượ
c sự chỉ đạo chặt chẽ của
Uỷ ban Khoa học kĩ thuật Nhà nước, đã được hoàn thành vào năm 1988.

8
Những kết quả nghiên cứu trước đó, cùng với kết quả nghiên cứu của
chương trình 42A là tiền đề cho một loạt các công trình nghiên cứu, điều tra
khảo sát và đánh giá tài nguyên khí hậu tiếp theo. Các công trình tiêu biểu

phải kể đến là: Khí hậu nông nghiệp của Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc
(1967); Khí hậu và phát triển kinh tế của D.H.K Lee (1973); Đánh giá và sử
dụng tài nguyên khí hậu trong việc xây dựng chiến l
ược phát triển kinh tế
của Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (1985); Sinh khí hậu ứng dụng
trong nông nghiệp ở Việt Nam của Lâm Công Định (1992); Đánh giá khai
thác và bảo vệ tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước ở Việt Nam của
Nguyễn Viết Phổ, Vũ Văn Tuấn (1993); Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt
Nam của Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2004).
Ngoài ra, vấn đề nghiên cứu,
đánh giá tài nguyên khí hậu Việt Nam
còn được đề cập đến trong một số giáo trình về tự nhiên Việt Nam, kinh tế
sinh thái, cơ sở sinh khí hậu của các tác giả: Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập,
Lê Bá Thảo, Nguyễn Pháp, Nguyễn Khanh Vân.
Mặt khác, tài nguyên khí hậu rất đa dạng và phức tạp nên việc nghiên
cứu và đánh giá tài nguyên khí hậu cho một khu vực hẹp (ví dụ cấp tỉnh)
mang lại ý nghĩa thực tiễn cao. Tuy nhiên, các công trình nghiên c
ứu tại
những khu vực hẹp còn ít và nhiều hạn chế. Gần đây có một số công trình
tiêu biểu như: Đánh giá điều kiện khí hậu vùng Bắc Trung Bộ phục vụ sản
xuất nông lâm nghiệp và du lịch của Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Khanh Vân;
Phân tích đánh giá diễn biến mùa nhiệt ở vùng núi phía Bắc và đồng bằng
Bắc Bộ của Mai Trọng Thông; Nghiên cứu đặc đi
ểm sinh khí hậu phục vụ
cho việc bố trí một số cây trồng thích nghi tỉnh Nghệ An của Nguyễn Văn
Đông; Đánh giá tiềm năng ẩn ở Thanh Hoá của Đặng Ngọc San.
Để đánh giá mức độ thích nghi tài nguyên khí hậu đối với các cây dược
liệu tác giả
đã tổng quan được các tài liệu liên quan đến các cây dược liệu.
Tiêu biểu trong số

đó là: Cây thuốc và
đ
ộng vật làm thuốc ở Việt Nam của Đ

9
ỗ Huy Bích (NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2006); D
ư
ợc liệu Việt Nam (NXB
Y học, 1978); Cây thuốc, vị thuốc và bài thuốc Việt Nam của Tào Duy Cần
(NXB Hà Nội, 2007); Kỹ thuật trồng một số cây d
ư
ợc liệu của Nguyễn Văn
Lan (NXB Nông nghiêp, 2004); Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của
Đỗ Tất Lợi (NXB Y học, 2003). Các tài liệu này nghiên cứu khá sâu về các
cây d
ược liệu. Đó là cơ sở đề xác lập các ngưỡng sinh thái thích nghi với điệu
kiện khí hậu trong quá trình
đánh giá.
Trên địa bàn tỉnh Lào Cai có rất ít công trình nghiên cứu đánh giá cụ
thể về tài nguyên khí hậu. Đặc biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu đánh
giá tài nguyên khí hậu phục vụ phát triển cây dược liệu. Đây là hướng
nghiên cứu của khí hậu ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn cao, tác giả xin được
phép kế thừa và phát huy các công trình nghiên cứu đi trước.
5
. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Ngày nay, khi tiến hành nghiên cứu khoa học hầu hết các ngành đều
đi theo xu hướng tiếp cận hệ thống. Mọi sự vật hiện tượng đều có mối quan
hệ biện chứng với nhau, tạo thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh, được gọi

là một hệ thống. Các hệ thống thường bao gồm nhiều thành phần, giữa các
thành phần với nhau đều có mối quan hệ qua lại mật thiết. Đồng thời, giữa
hệ thống và môi trường bên ngoài cũng có sự thống nhất chặt chẽ [41].
Quan điểm hệ thống được coi là quan điểm bao trùm khi nghiên cứu, đánh
giá một vấn đề của địa lí.
Vận dụng quan điểm hệ thống, đề tài xem xét các nhân tố sinh thái ảnh
hưởng đến cây trồng, phân tích đặc đ
iểm khí hậu, đánh giá chúng trong mối
quan hệ thống nhất của hệ thống. Mô tả cấu trúc hình thái, phân tích được
chức năng của các hợp phần, các nhân tố tạo nên cấu trúc đứng, cấu trúc
ngang, cấu trúc chức năng của các địa tổng thể. Ngoài ra, khi đánh giá mức

10
độ thích nghi sinh thái thì cây trồng không chỉ phụ thuộc một nhân tố mà phụ
thuộc vào hệ thống các nhân tố trong quá trình sinh trưởng phát triển. Các
nhân tố đó có quan hệ tác động qua lại và biến đổi không ngừng. Đề tài chỉ
giới hạn đánh giá đối với nhân tố khí hậu, được xem xét là nhân tố chủ đạo
ảnh hưởng đến cây trồng và phương pháp đánh giá là đánh giá tổng hợp.
5.1.2. Quan điểm tổng hợ
p
Quan điểm tổng hợp khi nghiên cứu địa lí tự nhiên là việc nghiên cứu
các đối tượng trong tổng hoà các mối quan hệ giữa các đối tượng với nhau.
Các đối tượng địa lí có mối quan hệ chặt chẽ và tạo thành một thể thống
nhất. Do vậy, khi nghiên cứu không thể tách rời các đối tượng nghiên cứu ra
khỏi mối quan hệ với các đối tượng khác.
Khí hậu là một thành phần không thể thi
ếu của một thể tổng hợp địa lí
tự nhiên, nó chịu tác động của nhiều thành phần khác nhau và cũng tác động
trở lại đối với các thành phần đó. Mặt khác, đối với cây trồng nói chung và
đối với cây dược liệu nói riêng thì chúng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của

rất nhiều nhân tố tự nhiên khác nhau, trong đó đặc biệt chịu sự tác động của
khí hậu. Vì vậy, khi nghiên cứu và đánh giá điều kiện khí hậ
u ảnh hưởng
đến một số cây dược liệu
đề tài rất chú ý đến quan điểm tổng hợp.
5.1.3. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển trong đó đảm bảo sự hài hoà giữa
các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu ổn định xã hội và bảo vệ
môi trường. Theo Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED, 1987)
thì phát triển bền vững là : “Những thế hệ hiện tạ
i cần đáp ứng nhu cầu của
mình, sao cho không làm hại đến khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng nhu
cầu của họ’’[35].
Vận dụng quan điểm trên, khi xác định đối tượng đánh giá luôn
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Các cây dược liệu lựa chọn phải
mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định, mức độ thích nghi sinh thái cao và

11
có khả năng bảo vệ môi trường. Khi đưa ra những định hướng phát triển cây
trồng cần chú ý tới cảnh quan nhân văn, phong tục, tập quán canh tác lâu
năm của bà con để đảm tính bền vững trong nhận thức. Đồng thời phải có
những phương án đảm bảo tính lâu dài và ổn định.
5.1.4. Quan điểm lãnh thổ
Các yếu tố khí hậu ngoài sự biến đổi theo thời gian còn có sự phân
hoá theo không gian nên khi nghiên cứu chúng ph
ải được gắn liền với một
lãnh thổ cụ thể.
Quan điểm lãnh thổ được vận dụng để phân loại các đơn vị sinh khí
hậu trong quá trình đánh giá. Mỗi một khu vực là những đơn vị sinh khí hậu
riêng biệt, đặc điểm khí hậu khác hoàn toàn với những khu vực khác. Khi

tiến hành đánh giá mức độ thích nghi của mỗi loại cây ta phải gắn với một
lãnh thổ
cụ thể và xem xét mối quan hệ với lãnh thổ xung quanh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp phân tích, xử lí số liệu thống kê
Để thực hiện đề tài này, tác giả tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu
liên quan đến tự nhiên của tỉnh Lào Cai (khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, địa
hình, sinh vật); các số liệu thống kê kinh tế - xã hội (dân cư, các ngành kinh
tế, diện tích, sản lượng của từng loại cây trồ
ng…); các đặc điểm sinh thái,
sinh lí của các cây dược liệu đánh giá. Các số liệu được xử lí bằng cách sắp
xếp, hệ thống hoá, thành lập các bảng biểu, tính toán các trị số trung bình, trị
số cực trị, trị số thích nghi.
5.2.1. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Đây là phương pháp đặc trưng khi nghiên cứu các vấn đề địa lí. Trong
đề tài này, một trong những nội dung quan trọng là đánh giá mức độ thích
nghi của một số cây dược liệu trên bản đồ đánh giá thành phần và bản đồ
đánh giá tổng hợp. Dựa trên bản đồ địa hình tỉnh Lào Cai, tác giả đã xây
dựng các bản đồ nhiệt độ trung bình năm, bản đồ lượng mưa trung bình năm

12
và bản đồ sinh khí hậu. Kết quả cuối cùng là đưa ra bản đồ đánh giá tổng
hợp. Bản
đồ được coi là phương tiện để thể hiện nội dung và kết quả nghiên
cứu đồng thời vừa là nguồn thông tin để đánh giá mức độ thích nghi của nó
đối với một số cây trồng.
Ngoài ra, để thể hiện trực quan và rõ nhất đặc điểm khí hậu của từng
trạm khí tượng, tác giả còn thành lập các biểu đồ sinh khí hậu theo phương
pháp Gaussen - Walter, biểu đồ đánh giá thích nghi, biểu đồ phân hạ
ng thích

nghi cây trồng.
5.2.3. Phương pháp đánh giá thích nghi
Mặc dù đề tài chỉ là bước đầu của công trình đánh giá quy hoạch lãnh
thổ, trong đó đánh giá mức độ thích nghi của một số cây trồng đối với điều
kiện khí hậu, song phương pháp đánh giá thích nghi được áp dụng triệt để
trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp đánh giá thích nghi được áp dụng
vào việc so sánh đặc điểm sinh thái cây trồng với các yếu tố của đ
iều kiện tự
nhiên. Các bước của công trình nghiên cứu đánh giá được tiến hành với việc
lựa chọn chỉ tiêu đánh giá, phân cấp các chỉ tiêu và đánh giá tổng hợp. Kết
quả đánh giá là tìm ra mức độ thích nghi sinh thái của một số cây dược liệu,
biểu thị trên bản đồ khoanh vi với mức độ thích nghi khác nhau trên địa bàn
nghiên cứu.
5.2.4. Phương pháp thực địa
Thực địa là phương pháp không thể thiế
u được trong khi nghiên cứu
địa lí. Trong quá nghiên cứu, tác giả
đã tiến hành khảo sát 3 tuyến thực địa:
- Phố Lu - TP. Lào Cai - Sa Pa - Bát Xát
- Phố Lu - Bảo Yên - Văn Bàn
- Phố Lu - Bắc Hà - Si Ma Cai - Mường Khương
Mỗi tuyến khảo sát, tác giả tập trung tìm hiểu chủ yếu về cơ cấu cây
trồng; những nguyên nhân của việc lựa chọn cơ cấu cây trồng của địa
phương; cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, hệ thống thuỷ
lợi,

13
giống cây trồng; chính sách phát triển kinh tế của huyện và các xã. Trong
quá trình khảo sát tác giả đã chụp ảnh về các loại cây trồng, các yếu tố tự
nhiên (sông ngòi, địa hình, thảm thực vật tự nhiên) để minh hoạ. Đây là

những tư liệu thực tế quan trọng nhằm minh hoạ, chỉnh lí và bổ sung cho
những nghiên cứu lí thuyết.
5.2.5. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn
Cơ sở của phương pháp này là kết hợ
p làm việc theo nhóm gồm các
nhà nghiên cứu, nhà quản lí và người dân địa phương thực hiện trực tiếp tại
các vùng nông thôn nhằm thu thập nhanh chóng các thông tin, phân tích
nhanh và đề ra các giải pháp khả thi [58]. Kết hợp với phương pháp thực địa,
trong thời gian có mặt tại địa bàn nghiên cứu tác giả đã tiến hành tiếp xúc,
phỏng vấn nhanh những nông dân có kinh nghiệm, phỏng vấn những người
đứng đầu ở các thôn bản. Đối với địa bàn miề
n núi và chủ yếu là dân tộc ít
người sinh sống thì phương pháp điều tra nhanh nông thôn mang hiệu quả
khá cao, nó bổ sung và cụ thể hoá các thông tin nhận được.
5.2.6. Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin
Đây là phương pháp được sử dụng và mang lại hiệu quả cao. Tất cả
các bản đồ trong đề tài đều được xây dựng bằng hệ thống thông tin địa lí
(GIS) với phần mềm Mapinfo Professional 9.0. Đặc biệt,
đề tài đã bước đầu
sử dụng mô hình tích hợp ALES - GIS để đánh giá. Các biểu đồ sinh khí hậu
được vẽ bằng phần mềm Microsoft Exel. Ngoài ra, những thông tin từ mạng
Internet thường xuyên được cập nhật, sát với nội dung nghiên cứu là những
nguồn tư liệu tham khảo rất có giá trị.
6
. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
- Luận điểm 1: Lào Cai là một tỉnh miền núi, điều kiện tự nhiên rất
đa dạng, phong phú và có sự phân hoá theo đai cao rõ rệt. Trong đó, thể hiện
rõ nhất ở sự đa dạng, phức tạp của điều kiện khí hậu. Khí hậu được đặc
trưng bởi đặc điểm sinh khí hậu với 12 loại sinh khí hậu, của hơn 31 khoanh


14
vi khác nhau. Đồng thời khí hậu cũng là một nhân tố tự nhiên quan trọng tác
động đến sinh thái cây trồng nói chung và các cây dược liệu nói riêng.

- Luận điểm 2: Tiếp cận phương pháp đánh giá mức độ thích nghi
sinh thái cây trồng để đánh giá mức độ thích nghi của một số cây dược liệu
đối với điều kiện khí hậu. Kết quả đánh giá tổng hợp là cơ sở phục vụ cho
định hướng quy hoạch, phát triển, mở rộng diện tích các cây dược liệu trên
địa bàn tỉnh Lào Cai.
7
. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, mục lục, bản đồ,
biểu đồ, tranh ảnh, các bảng số liệu, tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm
có 3 chương chính:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đánh giá tài nguyên
khí hậu tỉnh Lào Cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu.
- Chương 2: Đặc điểm tài nguyên khí hậu tỉnh Lào Cai.
- Chương 3: Đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh Lào Cai phục vụ phát
triển một số cây dược liệu.









15
CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ
TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU TỈNH LÀO CAI PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CÂY DƯỢC LIỆU
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khí hậu và khí hậu ứng dụng
Khí hậu là nhân tố tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với thế giới sinh
vật, đời sống, sản xuất và các lĩnh vực khác của con người.
Theo W.Koppen: “Khí hậu là trạng thái thời tiết trung bình và quá
trình thời tiết nói chung ở một nơi”. Còn theo nhà khí hậu học I.Hann: “Khí
hậu là toàn bộ các hiện tượng đặc trưng cho trạng thái trung bình của khí
quyể
n ở một địa điểm nào đó trên Trái Đất”[61].
Trong cuốn “Nguyên lý khí hậu học” L.S.Béc - Gơ định nghĩa khí hậu:
“Trạng thái trung bình của hiện tượng khí tượng có thể ảnh hưởng đến thực
vật, động vật, con người và các loại hình thổ nhưỡng; nên khí hậu là trạng
thái trung bình của hiện tượng khí tượng”[57].
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì việc nhận thức về mối
quan hệ gi
ữa khí hậu và các lĩnh vực khác của đời sống sản xuất và sinh
hoạt ngày càng cao. Đặc biệt, với sự ra đời của các công cụ quan trắc, mạng
lưới đo đạc thời tiết và khí hậu đã được tổ chức ngày càng hoàn thiện ở
nhiều nơi trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu khí
hậu được tiến lên một bước mới, từ
nghiên cứu định tính sang định lượng và
đã được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn đời sống, sản xuất, các hoạt động
kinh tế - xã hội của con người.
Khí hậu ứng dụng là một ngành khoa học nghiên cứu khí hậu trong
mối quan hệ với một đối tượng cụ thể, làm rõ tác động tích cực và tiêu cực


16
của khí hậu lên đối tượng nhằm đưa ra những giải pháp đúng đắn, hợp lí để
tận dụng và nâng cao tính tích cực của khí hậu [78].
Liên quan với các yêu cầu của thực tiễn phát triển sản xuất và kinh tế,
trong mối quan hệ chặt chẽ giữa khí hậu - con người - môi trường, khí hậu
ứng dụng có thể được phân chia theo các hướng cơ bản như: khí hậu nông
nghiệp, khí hậu lâm nghiệp, khí h
ậu y học, khí hậu du lịch, khí hậu xây
dựng, khí hậu giao thông vận tải, khí hậu quân sự (Hình 2).











Nghiên cứu khí hậu ứng dụng vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa
thực tiễn. Một mặt nó tạo ra bước tiến lớn cho sự phát triển của ngành khí
tượng và khí hậu học, mặt khác các kết quả của khí hậu ứng dụng đồng thời
cũng thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, các lĩnh vực sản xuất phụ
thuộc vào khí hậu thời tiết, làm cho các ngành này đem l
ại hiệu quả kinh tế
cao hơn, lợi ích nhiều hơn.

1.1.2. Khái niệm về “sinh khí hậu’’
Sinh khí hậu là một bộ môn khoa học liên ngành giữa khí hậu và sinh

thái học. Nó nghiên cứu những tác động, ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết
lên sự tồn tại và phát triển của giới sinh vật trong hệ sinh thái [78].
Khí hậu ứng dụng
Khí
hậu
lâm
nghiệp

Khí
hậu
nông
nghiệp

Khí
hậu
y
học

Khí
hậu
du
lịch
Khí
hậu
x
ây
dựng
Khí
hậu
giao

thông
Khí
hậu
quân
sự

Sinh khí hậu
Hình 2: Các lĩnh vực của khí hậu ứng dụng

17
Theo định nghĩa từ Từ điển Bách khoa nông nghiệp: “Sinh khí hậu
học là khoa học nghiên cứu các ảnh hưởng của khí hậu đối với cơ thể sống.
Sinh khí hậu học chú trọng tác động của các yếu tố khí hậu (bức xạ, nhiệt độ,
lượng mưa, độ ẩm…) trong thời gian dài và theo dõi tác động của thời tiết
trong từng ngày, từng tháng. Nghiên cứu khí hậu học trong phạm vi vùng và
trong từng khu vực nhỏ (vi khí hậu), trong cảnh quan và thiết bị chuồng trại
do con người tạo nên cho cây trồng, vật nuôi. Nghiên cứu sinh khí hậu học
là cơ sở cho việc nghiên cứu tính thích nghi của sinh vật để nâng cao sức
sản xuất trong môi trường nhất định” [70].
Từ định nghĩa nêu trên ta có thể thấy nội dung nghiên cứu của sinh
khí hậu rất đa dạng theo nhiều hướng khác nhau:
- Sinh khí hậu thảm thực vật t
ự nhiên: nghiên cứu ảnh hưởng của khí
hậu, thời tiết lên quá trình hình thành, phát triển, sinh trưởng và tái sinh của
thảm thực vật tự nhiên.
- Sinh khí hậu nông nghiệp: nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu, thời
tiết lên quá trình sinh trưởng, hình thành năng suất, chất lượng, khả năng
sinh sản của cây trồng, vật nuôi.
- Sinh khí hậu con người: nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết
đối với c

ơ thể con người trong các hoạt động của sản xuất, lao động dân
sinh, du lịch, nghỉ dưỡng, phục hồi sức khoẻ, trị bệnh…
Tuy nhiên, trên quan điểm sinh thái của thảm thực vật, trong sự hình
thành các kiểu thảm thực vật, nhân tố khí hậu giữ vai trò chủ đạo. Trong mỗi
điều kiện khí hậu nhất định có một kiểu thảm thực vật hoặc một nhóm cây
trồ
ng nhất định tồn tại và phát triển. Hơn nữa, trong giới sinh vật, thảm thực
vật chịu tác động của khí hậu một cách thụ động hơn cả. Người ta coi lớp phủ
thực vật như là vật chỉ thị của điều kiện khí hậu. Chính vì vậy, theo nghĩa hẹp
thì sinh khí hậu chính là khí hậu thảm thực vật tự nhiên.
1.1.3. Khái niệm về đánh giá tài nguyên khí hậu

18
Đánh giá được hiểu là việc xác định giá trị, tiềm năng (phong phú -
không phong phú, thuận lợi - không thuận lợi, thích nghi - không thích nghi,
tốt - xấu, giàu - nghèo,.v.v ) của một đối tượng nào đấy đối với một số yêu
cầu nhất định [41]. Về mặt nội dung, hoạt động đánh giá có thể chia làm hai
nhóm chính: (1) Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên,
(2) Đánh giá các điều kiện kinh tế - xã hội.
Trong đó, đánh giá
điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có
thể có nhiều hình thức khác nhau: đánh giá các yếu tố tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên thành phần (tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu,
tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản); hoặc đánh giá tổng hợp môi
trường tự nhiên (đánh giá cảnh quan).
Như vậy, đánh giá tài nguyên khí hậu là một bộ phận của công tác
đánh giá môi trường tự nhiên mà bản chất chính là việc xem xét, xác định và
phân loại giá trị (mức độ thuận lợi, thích nghi, phong phú) của loạ
i tài
nguyên này trên mỗi vùng lãnh thổ đối với một số yêu cầu kinh tế - xã hội

nhất định; từ đó có thể đưa ra những kiến nghị về khả năng khai thác và sử
dụng hợp lí cho mục đích nào đó. Căn cứ vào mục đích cụ thể mà hoạt động
đánh giá tài nguyên khí hậu có thể được thực hiện ở từng giai đoạn từ thấp
đến cao [23]:
-
Đánh giá chung, là giai đoạn đánh giá sơ bộ ban đầu về mức độ
phong phú của tài nguyên khí hậu trên cơ sở các kết quả điều tra, kiểm kê
loại tài nguyên này theo các vùng lãnh thổ, mang tính định hướng chung cho
các mục đích thực tiễn khác nhau.
- Đánh giá mức độ thuận lợi (thích nghi) của tài nguyên khí hậu đối
với các hoạt động kinh tế - xã hội.
- Đánh giá kinh tế kĩ thuật là giai đoạn cao nhất, đề
cập chi tiết đến
giá trị và hiệu quả kinh tế của các chủ thể được đánh giá.
Nhìn chung, mỗi giai đoạn đánh giá có những đặc trưng riêng, đòi hỏi
phải có những phương pháp riêng và cho những kết quả khác nhau. Mục

19
tiêu cao nhất của công tác đánh giá là khai thác có hiệu quả nhất tài nguyên
khí hậu nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung, đồng thời vẫn đảm
bảo được tính bền vững của môi trường sinh thái và xã hội.


















Với mục tiêu đã được xác định, các phương pháp đánh giá tài nguyên
khí hậu phải tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Phải đảm bảo tính khoa học của việc đánh giá thông qua việc xác
định giá trị và quy luật phân hoá tài nguyên khí hậu.
- Coi các thông tin khí hậu đúc kết được từ số liệu quan trắc từ các
trạm khí tượng là cơ sở chủ yếu của việc đánh giá tài nguyên khí hậu.
- Đảm bảo mối liên hệ
chặt chẽ và nhất quán giữa giá trị, quy luật
phân hoá tài nguyên khí hậu và các yêu cầu của hoạt động sản xuất, đời
sống con người thông qua kết quả của việc đánh giá.
H
H
ì
ì
n
n
h
h


3
3

:
:


S
S
ơ
ơ


đ
đ




q
q
u
u
y
y


t
t
r
r
ì
ì

n
n
h
h


đ
đ
á
á
n
n
h
h


g
g
i
i
á
á


t
t
à
à
i
i



n
n
g
g
u
u
y
y
ê
ê
n
n


k
k
h
h
í
í


h
h


u
u



(theo Nguyễn Cao Huần)
(1) Mục tiêu, nhiệm vụ
(2a) Xác định
nhu cầu
(2b) Thống kê giá trị
tài nguyên khí hậu
(3) Lựa chọn chỉ tiêu
(4) Đánh
g
iá thành phầ
n
(5) Đánh
g
iá chun
g
(
6
)
Đánh
g
iá tổn
g
h

p
(7) Kiểm chứn
g
thực tế

(8) Kiến n
g
hị sử
d
ụn
g
Không phù hợp
với thực tiễn
Phù hợp
thực tiễn

20
- Để phát triển kinh tế sinh thái thì hoạt động đánh giá, khai thác và
bảo về tài nguyên khí hậu phải thống nhất biện chứng với nhau.

1.2. Cơ sở của việc đánh giá tài nguyên khí hậu đối với cây dược liệu
1.2.1. Định luật về sự chống chịu của Shelford
Sinh vật sống trong một môi trường nhất định có sự thích nghi của cơ
thể đối với điều kiện sống ở đó. Mỗi loài có một giới hạn đặc trưng về mỗi
nhân tố sinh thái nhất định. Nhân tố sinh thái giới h
ạn là nhân tố tác động
đến sinh vật đi từ điểm cực tiểu qua điểm cực thuận và đến điểm cực đại.
Cường độ của mỗi nhân tố sinh thái mà ở đó cơ thể chịu đựng được gọi là
“Biên độ sinh thái” của sinh vật đó [35].
Năm 1913, V. Shelford đưa ra định luật về sự chống chịu (hay ảnh
hưởng giới h
ạn tối đa cùng với tối thiểu) của sinh vật đối với các yếu tố sinh
thái: Mỗi loài có một giới hạn đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái nhất định.
Nếu tính chất và cường độ tác động của mỗi nhân tố sinh thái tăng hay giảm
vượt ra ngoài giới hạn thích nghi của cá thể thì sẽ làm giảm khả năng sinh

sống. Khi cường độ tác động tới ngưỡng cao nh
ất hoặc xuống quá ngưỡng
thấp nhất với khả năng chịu đựng của cơ thể thì sinh vật không thể tồn tại
được [62].










Opt: cực thuận Min: cực tiểu Max: cực đại
Hình 4: So sánh giới hạn sinh thái của sinh vật chịu nhiệt hẹp (I và III)
và sinh vật chịu nhiệt rộng (II) - theo Ruttnel, 1953


21
Như vậy, giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể đối với
một nhân tố sinh thái (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,…). Mức độ tác động có
lợi nhất của nhân tố đó với cơ thể là điểm cực thuận. Càng lệch xa vùng này
thì càng bất lợi cho cơ thể. Mỗi loài có một giới hạn sinh thái và điểm cự
c
thuận khác nhau. Có loài có giới hạn sinh thái rộng nhưng cũng có loài có
giới hạn sinh thái hẹp (Hình 4).

Các cây dược liệu đa phần là loài có giới hạn sinh thái hẹp, kén chọn
về điều kiện sinh trưởng phát triển. Một số loài lại phụ thuộc vào môi trường

sinh cảnh. Ví dụ, cây Thảo quả (Amomum aromaticum roxb) chỉ phát triển
được ở dưới tán phủ thực vật rừng, ở độ cao 1600 - 2200m, nơi thường xuyên
có mây mù, ẩm ướt, nhiệt độ trung bình năm từ 12,8 - 15,3
0
C; hoặc cây
Hoàng liên chân gà (Coptis chinensis) - một loại cây thuốc quý, chỉ có thể
mọc ở độ cao 2000m, độ ẩm trên 90%, nhiệt độ trung bình năm từ 8 - 12,5
0
C.
1.2.2. Vai trò của các yếu tố khí hậu, khí tượng đối với cây trồng
a) Ánh sáng
Trong đời sống của thực vật ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng. Nó
ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống của thực vật từ khi nẩy mẩm cho đến khi ra
hoa, kết quả rồi chết.
Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng để giúp cây tiến hành quang
hợp, thoát hơi nước và vận chuyển nước. Ánh sáng còn cần thiế
t cho sự hình
thành chất dinh dưỡng giúp cây xanh phát triển. Chất diệp lục của lá cây
dưới tác động của ánh sáng sẽ tổng hợp hơi nước và khí cacbon đioxit hình
thành đường glucôza.
Cường độ ánh sáng mạnh hay yếu, thời gian chiếu sáng dài hay ngắn
cũng có ảnh hưởng lớn tới cây trồng. Khi cường độ ánh sáng mạnh, tốc độ
tích luỹ chất hữu cơ được tăng lên làm cho cây trồng tăng về trọng lượng và
thể tích. Tuy nhiên, cường độ ánh sáng thích nghi chỉ ở mức độ nhất định
nếu cường độ ánh sáng vượt ra ngoài phạm vi nhất định thì diệp lục tố bị
phá hoại, cây trồng héo hon, vàng úa rồi chết. Ngược lại, nếu thiếu ánh sáng

22
quá trình tổng hợp năng lượng kém, cây sẽ vươn dài mảnh khảnh, rễ phát
triển kém, lượng diệp lục trong lá ít, khả năng chống chịu của cây giảm.

Trong quá trình sinh trưởng, cây chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ
chiếu sáng tự nhiên đó là chu kì ánh sáng. Chu kì ánh sáng có ảnh hưởng rất
lớn đến chu kì phát dục của cây trồng. Tuỳ theo yêu cầu của cây đối với thời
gian chiếu sáng ta có thể phân bi
ệt cây dài ngày và cây ngắn ngày. Thời gian
chiếu sáng càng dài, cây dài ngày phát triển càng nhanh, ra hoa càng sớm và
ngược lại đối với cây ngắn ngày.
Tóm lại, ánh sáng Mặt Trời có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây trồng. Muốn cây trồng đạt năng suất cao và
vững chắc thì cần phải nắm được nhu cầu ánh sáng của từng thời kì sinh
trưởng và phát triển cụ thể.
b) Nhiệt độ
Nhiệt độ là m
ột trong những nhân tố khí hậu quan trọng nhất ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đối với cây trồng cần
xem xét điều kiện nhiệt độ
đất và điều kiện nhiệt độ không khí.
Nhiệt độ đất có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của bộ rễ. Khi
nhiệt độ hạ thấp làm cho áp suất t
ăng, rễ hút chất khoáng và nước khó khăn
không đủ thoả mãn cho cây gây nên hiện tượng hạn sinh lí. Ngoài ra, nhiệt
độ quá thấp còn ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, quá trình chuyển hoá năng
lượng của cây.
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng lớn đến quá trình quang hợp của cây.
Cây muốn quang hợp được tốt cần có một nhiệt độ thích nghi. Nếu nhiệt độ
thấp, khả năng lưu thông vận chuyển nước và dinh dưỡng diễ
n ra kém, cây
kém phát triển. Ngược lại, nhiệt độ quá cao thời gian sinh trưởng của cây
trồng sẽ bị rút ngắn lại, quá trình phát dục quá sớm sẽ làm giảm năng suất
và chất lượng của cây trồng.

Mỗi một loại cây trồng có một yêu cầu nhiệt độ nhất định. Ngay trong

23
một giai đoạn sinh trưởng và phát triển, những nhu cầu về nhiệt độ cũng có
sự thay đổi. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cũng có tác dụng lớn đối với
cây trồng. Các quá trình đồng hoá trong cây phụ thuộc vào thời gian ban
ngày và thời gian ban đêm. Quá trình này được thúc đẩy hay kìm hãm khi
biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn hay nhỏ [31].
c) Mưa
Nước là một nhân tố sinh thái rất quan trọng trong đời sống thực v
ật.
Trong cơ thể của thực vật, nước chiếm từ 50 - 98%. Nước tham gia vào tổng
hợp chất hữu cơ trong cây, duy trì sức căng của tế bào tham gia vào vận
chuyển thức ăn vô cơ từ đất lên cho cây và chuyển các chất hữu cơ nuôi cây,
điều hoà nhiệt độ trong cây.
Trong các nguồn cung cấp nước cho cây thì mưa đóng vai trò quan
trọng nhất. Tuy nhiên, mưa rơi xuống mặt đất, cây chỉ
hấp thụ một phần rất
ít, phần còn lại chảy ra ao, hồ, sông, biển, một phần thấm vào đất, một phần
bốc hơi đi. Đối với cây trồng, điều quan trọng không phải chỉ là lượng mưa
mà là khả năng tích luỹ, dự trữ nước trong đất cho cây. Ngoài ra còn phụ
thuộc vào tính chất, cường độ, đặc điểm và sự phân bố lượng mư
a theo thời
gian. Lượng mưa nhiều nhưng tập trung theo mùa trong thời gian ngắn có
thể gây úng lụt trầm trọng, lượng mưa nhỏ nhưng phân bố đều trong năm thì
rất thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Mưa rào, mưa giông
cung cấp lượng nước lớn nhưng cường độ mạnh, nước không kịp ngấm, dễ
gây xói mòn đất. Mưa dầm kéo dài được đất hấp thu dần dần nên lạ
i có tác
dụng cung cấp nước đều đặn, thường xuyên cho cây. Tuy nhiên, nếu thời

gian mưa kéo dài, kéo theo nhiệt độ và ánh sáng Mặt Trời kém sẽ kìm hãm
sự sinh trưởng của cây thời vụ bị chậm lại [68].
Như vậy, lượng mưa, cường độ mưa, sự phân bố lượng mưa theo thời
gian ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cây trồng.
d) Các yếu tố khác

24
Ngoài ba yếu tố cơ bản là ánh sáng, nhiệt độ và lượng mưa có ảnh
hưởng lớn tới sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, các yếu tố khí tượng
khác như độ ẩm không khí, gió, bão, các hiện tượng thời tiết đặc biệt (gió
phơn, sương muối, sương mù, mưa đá, giông…) cũng ảnh hưởng rất lớn đến
cây trồng.
Độ ẩm không khí ảnh hưởng đến kh
ả năng cân bằng thoát hơi nước
của cây. Độ ẩm thấp, cường độ thoát hơi nước tăng cây sẽ bị héo. Độ ẩm
tăng, cường độ thoát hơi nước giảm, nhưng nếu độ ẩm tăng quá mức thì thời
gian ra hoa, kết quả của cây chậm lại và bất lợi cho sự thụ phấn, giảm năng
suất cây trồng.
Hàm lượng, thành phần các chất khí có trong không khí có tác d
ụng
trực tiếp và quan trọng đối với cây trồng. CO
2
và O
2
là hai chất khí quan
trọng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, tạo ra các hợp chất hữu cơ nuôi
sống cây, cũng như quá trình hô hấp, cung cấp năng lượng cho các hoạt
động sống của cây trồng. Các chất khí khác như N, NH
3
,


H
2
cũng có ảnh
hưởng không nhỏ đến quá trình sinh trưởng, hấp thụ các chất dinh dưỡng
của cây trồng [68].
Gió, tốc độ gió, hướng và tính chất của các loại gió có ảnh hưởng đến
quá trình sinh thái, sinh lí của cây trồng. Gió tham gia vào quá trình phát tán
phấn hoa, điều hoà chế độ ẩm làm thay đổi điều kiện không khí, cải thiện
điều kiện quang hợp cho cây. Đồng thời với tốc độ lớn, tính chất thay đổi
gió c
ũng gây nhiều tác hại cho cây trồng như: gãy cành, đổ cây, hoa không
thụ phấn, quả lép…
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt như: gió khô nóng, bão, lũ lụt, sương
muối, sương mù, mưa đá, giông… phần lớn có ảnh hưởng xấu đến cây trồng.
Chúng có thể gây tác hại trực tiếp, tàn phá về mặt cơ học cũng như ảnh hưởng
đến điều kiện sinh thái, làm cho cây trồng mất khả
năng sinh trưởng, phát triển.
Như vậy, đối với cây trồng các yếu tố thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất
lớn đến đời sống của chúng. Nhiệt độ và l
ượng mưa là hai nhân tố có ảnh hưởng

25
quan trọng nhất. Qua hai yếu tố này, phần nào thấy được các yếu tố còn lại và
đánh giá được ảnh hướng của điều kiện sinh khí hậu đến từng loại cây trồng.
2
. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Khái quát các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai
Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, có diện tích tự
nhiên 6360,76 km

2
. Phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía
Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp tỉnh
Lai Châu. Lào Cai có một thành phố và 8 huyện là Bát Xát, Bảo Thắng, Sa
Pa, Văn Bàn, Bảo Yên, Mường Khương, Bắc Hà và Si Ma Cai (Bảng 1).
Bảng 1: Các đơn vị hành chính tỉnh Lào Cai năm 2007
STT Tên đơn vị hành chính
Diện tích
(Km
2
)
Dân số
(nghìn người)
Mật độ
(người /km
2
)
1 TP. Lào Cai 229,25 90,96 397
2 Huyện Bát Xát 1056,67 65,04 62
3 Huyện Bảo Thắng 680,09 105,03 154
4 Huyện Sa Pa 681,36 44,539 65
5 Huyện Văn Bàn 1422,06 76,33 54
6 Huyện Bảo Yên 824,83 76,08 92
7 Huyện Mường Khương 553,76 49,44 89
8 Huyện Bắc Hà 678,72 50,98 75
9 Huyện Si Ma Cai 234,02 27,72 118

Tổng 6360,76 586,120 92
(Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai, 2007)
Điều kiện tự nhiên tỉnh Lào Cai có nhiều nét đặc sắc. Địa hình có sự

phân hoá rõ nét, mang sắc thái của địa hình miền núi, có núi cao trên 3000m,
có đồi thấp và có cả thung lũng. Do địa hình phức tạp, nhất là miền núi cao
nên Lào Cai có khí hậu đa dạng, phân hoá theo mùa và khác biệt giữa các
vùng.

×