Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thưc tiễn mạng xã hội của teen với pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.08 KB, 11 trang )

Bài dự thi: Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC OAI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚ CÁT

Địa chỉ: Thôn 4- xã Phú Cát- huyện Quốc Oai- thành phố HN.
Điện thoại: 0433 947 660.
E-mail:

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MƠN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
Thơng tin về học sinh:
Họ và tên: Kiều Bảo Ngọc
Ngày sinh: 12/10/2000
Lớp: 9A
E-mail:
Tên tình huống: Mạng xã hội của Teen với pháp luật.
Mơn học chính được vận dụng trong giải quyết tình huống:
Ngữ văn, Tiếng anh, GDCD, Lịch sử.
Các mơn học tích hợp:
Ngữ văn-GDCD, Ngữ văn-Lịch sử, Ngữ Văn-Tiếng anh.

Năm học: 2014-2015
Kiều Bảo Ngọc – Lớp 9A

1

Trường THCS Phú Cát – Quốc Oai



Bài dự thi: Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MƠN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH
HUỐNG THỰC TIỄN
Đề : Mạng xã hội của Teen với pháp luật.
1. Tình huống cần giải quyết là:
Theo đà phát triển của xã hội hiện đại địi hỏi con người phải có những
cơng cụ hữu ích để thích nghi với nhịp sống hối hả tất bật. Do đó, ngành cơng
nghệ thơng tin cũng ngày càng được nâng cao và phát triển, đáp ứng mọi nhu cầu
của nhân loại đặc biệt là đối với giới trẻ, một lứa tuổi rất hiếu động, năng nổ và ưa
thích sự tìm tịi khám phá những điều mới mẻ. Đó chính là tiền đề vững chắc, là
cơ sở cốt yếu cho sự ra đời của những trang mạng xã hội. Vậy, những trang mạng
ấy có thật sự đem lại lợi ích hay nó lại là một “con dao hai lưỡi’ đáng được giới trẻ
quan tâm và “cảnh giác”?Hãy phân tích để thấy rõ được mặt lợi, hại của sản
phẩm công nghệ tiên tiến này và cho biết mối liên hệ giữa một số tác hại của
chúng với pháp luật nước ta.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Vận dụng các kiến thức liên môn để áp dụng phân tích tác dụng- tác hại của các
trang mạng xã hội; cho thấy được một số hiện trạng của chúng là vi phạm đến pháp
luật hiện hành và kêu gọi giới trẻ khơng nên sống “gần gũi” q mức với nó.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Cần kết hợp các tri thức khách quan trong bài viết:
- Biểu hiện sự sa đà quá độ của giới trẻ vào các trang mạng xã hội.
- Ảnh hưởng tiêu cực của các trang mạng xã hội đến nhân cách, đạo đức của giới trẻ
và những người xung quanh.
- Những vấn đề vi phạm pháp luật diễn ra trên các trang mạng xã hội.
- Biện pháp để giới trẻ sử dụng các trang mạng xã hội một cách có hiệu quả tốt.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:

Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Ngữ Văn: sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt cho phù hợp để viết thành bài văn
nghị luận.
- Tiếng Anh: tên gọi một số trang mạng xã hội được nêu ra và giải thích một số thuật
ngữ tiếng Anh được sử dụng.
- Giáo dục cơng dân: bài học về tính tự chủ.
- Lịch Sử: sự ra đời, phát triển của các trang mạng xã hội và sự du nhập của internet.
Kết hợp với sự hiểu biết của bản thân và một số điều luật trong Bộ luật Hình sự
của nước CHXHCN Việt Nam để làm rõ sự phạm pháp của một số người trên các
trang mạng ấy đã tác động tiêu cực tới đời sống người Việt.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Viết các ý chính => Tìm hiểu, nghiên cứu => Tổng hợp, kết luận => Viết thành bài
văn hoàn chỉnh.

Kiều Bảo Ngọc – Lớp 9A

2

Trường THCS Phú Cát – Quốc Oai


Bài dự thi: Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

Tư liệu sử dụng: Bộ luật hình sự của nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
NXB Thống Kê, xuất bản năm 2008: điều 121- tr 56; điều 224, 225- tr 121; điều 253tr 136.
Ứng dụng cơng nghệ thơng tin: máy tìm kiếm Google.
BÀI LÀM
Mạng xã hội là một trong những phát minh vĩ đại của nhân loại. Sự ra đời của
chúng chính là một mốc son chói lọi đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành công
nghệ thông tin trên thế giới. Xã hội ngày càng văn minh hơn, các trang mạng xã hội

ngày càng nhiều và đa dạng hơn, chiếm một vị trí khơng nhỏ trong việc truyền đạt
các thơng tin qua mạng internet của con người nhất là đối với lứa tuổi thanh thiếu
niên.
Mạng xã hội (social network), hay còn gọi là mạng xã hội ảo, “thế giới ảo”,… là
một dịch vụ có khả năng nối kết các thành viên có chung sở thích trên mạng internet
lại với nhau theo nhiều mục đích mà khơng phân biệt về khơng gian lẫn thời gian.
Ban đầu, mạng xã hội đơn thuần chỉ là những email được gửi đi từ các nhà nghiên
cứu tại ARPA ( Advanced Research Projects Agency- cơ quan dự án nghiên cứu các
vấn đề cao cấp) thuộc Bộ Quốc phịng Hoa Kì (DOD) vào năm 1971. Sau đó, một
loạt các hình thức mạng xã hội khác được ra đời ồ ạt. Tuy nhiên, mãi đến năm 1995,
người ta mới thật sự trông thấy rõ sự phát triển của chúng với sự ra đời của một trang
mạng có tên classmate.com.

Giao diện ngày nay của classmate
Đây chính là bước khởi đầu thật sự thắng lợi, đánh dấu cho kỉ nguyên của mạng
xã hội. Xuất phát từ mục đích kết nối những người bạn học cùng lớp, cùng trường,
thậm chí là những người bạn cũ từ thời tiểu học, trung học hay đại học, classmate dần
dần trở nên phổ biến và thơng dụng hơn. Thống kê cho thấy: có tới gần 50 triệu người
sử dụng dịch vụ cộng đồng này, một con số vượt ngưỡng tưởng tượng thời đó, khi mà
trào lưu dùng Internet vẫn cịn thuộc kì khai sinh. Nhưng, theo thời gian, có nhiều
trang mạng khác bùng nổ và classmate đã dần dần đi vào quên lãng dù rằng vẫn cịn
có một lượng nhỏ người sử dụng nó. Đến năm 1998, Open Diary ra đời cho phép
người dùng có thể chia sẻ nhật kí online của mình trên internet cùng lúc với Googlecơng cụ tìm kiếm thơng tin trên mạng nhanh chóng và hiệu quả. Nhờ vậy, mạng lưới
Internet đã bao phủ khắp thế giới, có tính chất tồn cầu, con người có nhiều điều kiện
Kiều Bảo Ngọc – Lớp 9A

3

Trường THCS Phú Cát – Quốc Oai



Bài dự thi: Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

hơn để tham gia các trang mạng xã hội. Từ đó cho đến nay, rất nhiều trang mạng lần
lượt ra đời mà tiêu biểu như MySpace, Facebook, Twitter,… đã thu hút rất nhiều
thành viên tham gia trong đó phần lớn là giới trẻ.

Sự xuất hiện của đông đảo các trang mạng xã hội đã đem lại rất nhiều lợi ích cho
con người. Những thành viên tham gia các trang mạng ấy được gọi chung là “cư dân
mạng”-một biệt ngữ được sử dụng khá phổ biến. Nhờ có mạng xã hội, bạn có thể
nắm bắt rõ những thông tin, những sự kiện diễn ra trên khắp hành tinh bên cạnh các
chương trình truyền hình được phát sóng qua các phương tiện thơng tin đại chúng.
Nếu vơ tình bỏ lỡ một chương trình thời sự được trình chiếu trên vơ tuyến, bạn có thể
lên Youtube xem lại chương trình thời sự ngày hơm đó. Hay đối với những bạn là fan
hâm mộ của các ngôi sao nổi tiếng như Sơn Tùng M-tp, chỉ cần một chút thống qua
mục Bảng tin trên Zing New là có thể tận hưởng và thư giãn cùng bài hát “ Chắc ai đó
sẽ về” với hàng triệu lượt nghe sau khi được Tùng cho ra mắt. Hoặc chỉ với một lần
click chuột vào Notification ( thơng báo) trên Facebook là hình ảnh “tự sướng” cùng
với đứa bạn hồi chiều sẽ được gắn tên mình vào. Thật thú vị biết bao!
Khơng chỉ có thế, mạng xã hội cịn chỉ dạy cho bạn khá nhiều điều để bạn học hỏi
và vận dụng. Với những ai có niềm say mê gấp Origami ( một loại hình gấp giấy
nghệ thuật theo phong cách Nhật Bản) thì việc chia sẻ các kinh nghiệm gấp của bản
thân hay học hỏi cách gấp của các “cư dân mạng” khác qua các video trên Youtube
trở nên thật dễ dàng. Đối với một số bạn, khi muốn chia sẻ một tâm tư tình cảm nào
đó của riêng mình mà bản thân còn thấy phân vân nhưng chưa biết kể cho ai, hoặc
khi muốn hỏi về một bài tập khó, lời giải cho một bài tốn hóa hóc búa thì có lẽ,
Yahoo Answer là một trong những lựa chọn hàng đầu. Một bạn nữ khoảng 15 tuổi đã
từng viết trên Yahoo Answer vài dịng như sau: “Chào mọi người! Tơi tên là T., năm
nay tôi 17 tuổi và hiện đang là học sinh cấp 3 ở một trường nội trú. Hiện giờ tâm
trạng của tôi rất là tồi tệ, tôi cảm thấy vô cùng cô đơn và stress. Bởi ở trường, tơi thấy

tình cảm bạn bè dần nhạt nhẽo hơn. Mới gần đây, tơi nhận ra có mấy đứa hay chơi
cùng thì lại sống theo kiểu lợi dụng nên tơi càng buồn hơn. Bây giờ tôi cảm thấy rất
cô đơn và cuộc sống thì dường như chỉ có một mình tơi thơi vậy! Bên cạnh tơi bây
giờ chẳng cịn một người bạn nào nữa. Tơi chẳng biết phải làm gì lúc này cả. Học
một tháng trong trường, tôi chỉ biết ngồi im lặng, kể cả giờ ra chơi, tơi cũng chẳng
nói chuyện với một ai, làm việc gì cũng lủi thủi có mình tơi thơi! Mong mọi người
hãy cho tơi một lời khuyên để tôi vượt qua biến cố đau thương này. Xin cảm ơn!”
Kiều Bảo Ngọc – Lớp 9A

4

Trường THCS Phú Cát – Quốc Oai


Bài dự thi: Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

Sau đoạn tâm trạng ngắn đầy xúc động ấy, rất nhiều “cư dân mạng” tham gia Yahoo
Answer đã bình luận và cho lời khuyên về điều này. Một tuần sau đó, người bạn nữ
kia quay trở lại trang mạng xã hội ấy kể về cuộc sống mới rất tốt của mình cùng với
lời cảm ơn chân thành tới những người đã có những lời khuyên đúng đắn để bạn vượt
qua nỗi đau tinh thần ấy và cảm nhận thấy cuộc đời đáng yêu biết nhường nào! Qua
đó chúng ta có thể thấy rõ, con người sẽ tìm được nhiều bài học quý giá ẩn sâu bên
trong những trang mạng xã hội để bồi dưỡng tâm hồn và trau dồi kiến thức cho bản
thân mỗi người.

Giao diện của Yahoo Answer ( mục Asking Question)
Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng giúp chúng ta trong việc tự giới thiệu về bản thân
mình để tìm hiểu một cách sâu sắc hơn những vấn đề có liên quan tới cuộc sống và
suy nghĩ của mỗi chúng ta. Giả sử bạn là một con người yêu thích những chiếc máy
vi tính, có ước mơ trở thành lập trình viên thì tại sao bạn lại khơng lập cho mình một

tài khoản riêng trên Vn-zoom.com để trao đổi kinh nghiệm với bạn bè khắp nơi về
cơng nghệ thơng tin? Hoặc có thể bạn là một fan hâm mộ những giai điệu âm nhạc
mượt mà của nữ ca sĩ nhạc đồng quê Taylor Swift, hay có niềm thích thú đến kì lạ với
những bộ phim ma kinh dị mà các cô gái phải sợ hãi, hoặc chỉ đơn giản là thích một
khoảng lặng nho nhỏ trong tâm hồn giữa chốn thành thị phồn hoa, hãy đến với
Zini.vn, nơi bạn có thể thoải mái chia sẻ tâm trạng của mình, chia sẻ “nhật kí mở” cho
tất cả mọi người để tìm ra những sợi tơ đàn đồng điệu gắn kết những trái tim cùng
chung nhịp đập.
Một người bạn cũ cùng lớp đã chuyển đi được vài tháng, một nhóm bạn quen biết
khi cùng tham gia buổi đào tạo “ Đánh thức tiềm năng Việt” kéo dài 3 ngày của
Trung tâm CSS, bạn làm sao để kết nối với họ nếu khơng có những trang mạng xã
hội như Twitter chẳng hạn, khi bố mẹ nghiêm cấm bạn sử dụng điện thoại di động?
Vậy chẳng phải mạng xã hội đã giúp bạn giữ liên lạc với những người mà bạn sẽ khó
có cơ hội gặp lại họ lần nữa đó hay sao? Chỉ cần click chuột vào Follow (theo dõi),
bạn đã có thể nhận được những tin tức mới nhất về bạn bè của mình: hình ảnh ngơi
trường mới của cậu bạn; dịng status ( trạng thái) chứa nỗi tức tưởi của cô bạn nữ khi
bị gã con trai cùng lớp trêu chọc; v.v… cùng với bao nhiêu câu chuyện khác khiến
bạn tò mò và hứng thú.
Kiều Bảo Ngọc – Lớp 9A

5

Trường THCS Phú Cát – Quốc Oai


Bài dự thi: Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

Giao diện của Twitter
Riêng đối với Zing Me và Facebook, hai loại trang mạng xã hội này còn chứa
những apps ( ứng dụng) để chúng ta giải trí và thư giãn sau những những giờ học

căng thẳng như Gunny ( Bắn gà); Dragon City ( thành phố Rồng); Who did visit your
wall the most? ( ai ghé thăm tường nhà bạn nhiều nhất?); v.v…
Mạng xã hội cịn có một tính năng là lan truyền tin tức rất nhanh chóng. Bạn có
thể gửi tin nhắn cho cả một nhóm bạn về việc chuẩn bị tiết mục múa hát chào mừng
ngày 20-11 qua chat group ( chat nhóm) trên Facebook. Một trạng thái ấn tượng trên
Zing Me như “Một cuộc sống tốt là khi bạn không mặc định gì cả, làm nhiều hơn, cần
ít lại, cười thường xuyên, ước mơ lớn và nhận ra rằng bạn đã may mắn như thế nào”
sẽ được rất nhiều người vào xem, cho lời bình và cịn nhiều nhiều những điều khác
nữa cũng dễ dàng lan tỏa đi khắp mọi nơi.
Những trang mạng xã hội thật sự là một phần quan trọng không thể thiếu đối với
cuộc sống chúng ta. Mọi thứ xung quanh sẽ thêm thi vị và đáng u hơn khi có chúng
tơ điểm. Lợi ích mà các trang mạng xã hội đem lại là rất tốt đối với chúng ta, nhưng,
cuộc sống có một quy luật gốc rễ rằng cái gì đã đi quá đà thì đều là không tốt. Việc
sử dụng các trang mạng xã hội cũng như vậy. Nếu chúng ta biết dùng nó một cách có
chừng mực, biết khai thác nó một cách triệt để và có lợi thì chúng ta sẽ nhận được rất
nhiều điều tốt từ chúng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng chúng một cách quá mức, để chúng
trở thành “ ông chủ nhà khó tính” điều khiển lí trí cũng như mọi hành động của con
người thì thật đáng cho chúng ta phải suy ngẫm.
Lợi ích rất nhiều mà tác hại thì vơ kể khi sử dụng các trang mạng xã hội. Mặt tiêu
cực đầu tiên của chúng có thể nhắc đến là nó ngốn quá nhiều thời gian của những
người tham gia. Sau một ngày đi học về, ít nhất mỗi bạn cũng phải dành một tiếng
cho việc ngồi trước màn hình máy tính hay cầm chiếc điện thoại thơng minh để lướt
Facebook, xem các video nổi bật trên Youtube, v.v… Có thể sẽ có bạn nói rằng: “ Tơi
dành rất ít thời gian cho việc tham gia các trang mạng xã hội. Tôi chỉ sử dụng chúng
trong một chút ít thời gian mà thôi!” Ồ không, việc bạn cảm nhận rằng thời gian mình
“ đi dạo” trên các trang mạng xã hội nhiều hay ít thật sự khơng quan trọng. Điều
chúng ta cần bàn ở đây là tại sao bạn lại khơng thử tính giờ cho cơng việc chiếm “
chút ít thời gian đó” một vài lần xem sao. Chắc hẳn bạn sẽ không thể tin được vào kết
Kiều Bảo Ngọc – Lớp 9A


6

Trường THCS Phú Cát – Quốc Oai


Bài dự thi: Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

quả bạn nhìn thấy trên mặt đồng hồ đâu! Một lượng thời gian ít ỏi bạn dành cho việc
giải trí, nghỉ ngơi, thư giãn thậm chí là thời gian để học tập giờ đây cũng khơng có.
Những hoạt động cần thiết đó đã bị thay thế bởi các trang mạng xã hội luôn thường
trực trong tâm trí bạn. Có thể bạn khơng muốn “gặp gỡ” với chúng đâu nhưng lòng
ham muốn đã chiến thắng lí trí của bạn! Bạn sẽ dành nhiều thời gian cho chúng hơn
là giao lưu với thế giới bên ngoài và gây dựng các mối quan hệ xã hội. Bạn sẽ thích
thú với một “châu lục ảo” hơn là cuộc sống mn màu mn vẻ trong đời thực. Điều
này có tầm ảnh hưởng gián tiếp không nhỏ tới tâm tư, tính cách, suy nghĩ hoặc nặng
nề hơn là chất lượng công việc và chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn. Từ một
lúc nào đó, mạng xã hội đã trở thành “ người anh em” gắn bó keo sơn với bạn, cám
dỗ bạn, kéo bạn vào guồng quay bất tận của nó và nghiễm nhiên biến bạn thành một
kẻ ngày đêm u mê trong cái thế giới vô thực, một thế giới đầy ảo mộng hão huyền.
Đối với những tên tuổi nổi tiếng của làng giải trí như Angela Phương Trinh, Justin
Bieber, Ngọc Trinh, Miley Cirus, Hương Tràm,… thì mạng xã hội chính là nơi để họ
lăng xê tên tuổi của mình. Nếu thời của người mẫu Ngọc Trinh là 20 năm về trước,
điều gì sẽ xảy ra? Câu nói bất hủ “ u mà khơng có tiền thì cạp đất mà ăn à?” chắc
sẽ chẳng thể thành cơn sốt nhanh như vậy. Những vụ scandal khủng khiếp của
“hoàng tử nhạc pop” Justin Bieber về các mối tình của anh nếu khơng có mạng xã hội
thì có thành tâm điểm chú ý của giới truyền thông và các fan hâm mộ hay không?
Các trang mạng ấy dần dần trở thành một môi trường thu hút người quan tâm của các
Idol trẻ tuổi. Họ liên tục đưa những tin hot nóng bỏng về cuộc sống đời tư của mình,
đưa những bức ảnh gây phản cảm cho người xem để làm “rạng rỡ” tên tuổi của mình,
để khẳng định một chất rất “riêng” và “độc” của mình. Mạng xã hội từ chỗ là phương

tiện truyền tin nhanh chóng bỗng chốc trở thành một kẻ chun “bn” những câu
chuyện nhảm nhí, là chỗ gây ra những cơn sốc cho dư luận về vấn đề “ làng giải trí
trẻ”.
Bên cạnh đó, các trang mạng xã hội cũng là môi trường “tiêu thụ” chủ yếu cho các
mục văn hóa phẩm thiếu lành mạnh. Theo điều 253 Bộ luật hình sự nước Việt Nam,
tội truyền bá những văn hóa phẩm có tính chất đồi trụy sẽ tùy theo mức độ vi phạm
để kết án. Đối với những người làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán,
tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác
cũng như truyền bá văn hóa phẩm có yếu tố đồi trụy mà có số lượng lớn, phổ biến
cho nhiều người, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội
này, chưa được xóa án tích mà vẫn cịn vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ năm triệu đồng
đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm. Còn đối với những người ( kể cả lứa tuổi chưa thành niên) nếu
phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: có tổ chức, số lượng vật phạm pháp
lớn, gây hậu quả nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ ba năm đến mười
năm. Người phạm tội cũng có thể bị phạt tù từ bẩy năm đến mười lăm năm nếu vật
phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn, gây ra những hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng. Bên cạnh những hình phạt tư pháp ấy, người vi phạm cịn có thể bị
phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng. Nhưng, đó chỉ là luật pháp, là điều
lệ mà Quốc hội thống nhất thơi chứ thực tế thì người ta đã tuân thủ và chấp hành
chưa? Câu trả lời là “Chưa”. Việc kiểm soát hành động tung những thơng tin mang
tính nhạy cảm trên mạng xã hội là của các nhà quản lí, song, người tham gia thì quá
Kiều Bảo Ngọc – Lớp 9A

7

Trường THCS Phú Cát – Quốc Oai


Bài dự thi: Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn


nhiều mà tầm kiểm sốt của họ thì có giới hạn riêng. Nếu như mở Youtube và gõ “
DJ” ( Disc Jockey- người chọn và thu âm trong một cuộc vui nào đó liên quan đến
âm nhạc) thì hình ảnh đầu tiên đập vào mắt bạn chính là những cơ gái với cách ăn
mặc khá “mát mẻ”. Hoặc như trên Facebook cịn có riêng hẳn những fanpage ( trang
tự lập của fan) để mọi người “trao đổi” về những vấn đề thầm kín và khó nói. Tuy
nhiên, các nhà phát triển chẳng thể nào cấm người ta không suy nghĩ về những thứ
“nhạy cảm” trong cuộc sống được nên “có hàng là sẽ có người tiêu dùng” và giới trẻ
sẽ là “khách hàng VIP” mà những thứ nhơ bẩn đó hướng đến. Do tâm lí lứa tuổi, teen
sẽ có hứng thú khi “khám phá” những điều “bí ẩn” liên quan đến hoạt động sinh lí
của con người. Thật dễ dàng để hiểu cho một anh chàng teenboy thường có những
hành động và ngơn ngữ thiếu lành mạnh sau nhiều đêm thức ròng bên chiếc laptop…
Thật đơn giản để giải thích cho sự có mặt của các teengirl cạnh phịng nạo thai… Tất
cả chính là hậu quả từ những thông tin thiếu lành mạnh mà các trang mạng xã hội
mang đến và gieo rắc vào đầu óc của những con người đang ở tuổi mới lớn- một thế
hệ tương lai đang cần một sự giáo dục lành mạnh, có văn hóa.
Đâu chỉ có tác hại là truyền đạt những thông tin xấu như thế, mạng xã hội cịn
chính là nơi giúp các Hacker phổ biến những con vi rút gây hại cho người sử dụng.
Khoảng vào tháng 2 năm 2013, trên Facebook của người Việt có sự xuất hiện của
một loại virut máy tính mang tên W32.Sality.PE. Loại virut này đã xâm nhập vào hơn
292.000 lượt máy tính, lấy đi mật khẩu Facebook của rất nhiều người để thực hiện ý
đồ riêng của người tạo ra nó. Một hình thức chung của những kẻ này là dùng một
đường dẫn dính virut để lừa đảo. Nạn nhân thường khơng hề biết mình đã bị lừa cho
tới khi hậu quả dần trở nên rõ ràng hơn. Điển hình nhất là việc các cá nhân tung tin
đồn nhảm không rõ cơ sở để câu kéo sự quan tâm của những người dùng khác gây
xơn xao xã hội. Ngồi ra, vấn đề bảo mật cũng có thể trở nên hết sức đáng lo nếu
khơng may bạn vơ tình truy cập vào một đường dẫn nào đó tưởng chừng an tồn do
chính bạn bè của mình gửi. Tài khoản của bạn bị mất và sẽ có người mạo danh bạn
thực hiện các hành động phi pháp mà bạn không hề có quyền kiểm sốt. Theo điều
luật 224 của Bộ luật Hình sự nước ta, người nào tạo ra và cố ý lan truyền, phát tán

các chương trình vi rút qua mạng máy tính hoặc bằng các phương thức khác gây rối
loạn hoạt động, phong tỏa hoặc làm biến dạng, làm hủy hoại các dữ liệu của máy tính
hoặc đã bị xử lí kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà cịn vi phạm, thì bị
phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm; nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ
hai năm đến bẩy năm và người phạm tội cũng có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng
đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ một năm đến năm năm. Còn theo điều luật 225, người nào được sử
dụng mạng máy tính mà vi phạm các qui định về vận hành, khai thác và sử dụng
mạng máy tính gây rối loạn hoạt động, phong tỏa hoặc làm biến dạng, làm hủy hoại
các dữ liệu của máy tính hoặc đã bị xử lí kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này
mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm; nếu phạm tội thuộc
một trong các trường hợp sau: có tổ chức, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm và người phạm tội cũng có thể bị
phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
Kiều Bảo Ngọc – Lớp 9A

8

Trường THCS Phú Cát – Quốc Oai


Bài dự thi: Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Tuy nhiên, những
người tạo ra vi rút lây truyền trên các trang mạng xã hội thường là những Hacker vô
danh ( Hacker Anonymous), một loại Hacker hết sức tinh vi và nguy hiểm vì sẽ
khơng có bất cứ một cơ quan nào có thể kiểm sốt được hoạt động của đội hacker
siêu nhiên này. Và cứ thế, người ta dần dần kéo theo những con virut tới phá hủy máy

tính nhà mình, để chúng tung hồnh triệt tiêu những thơng tin có trong máy hoặc
quan trọng hoặc khơng quan trọng thậm chí là những thơng tin mang tính bảo mật và
an tồn cao chỉ vì một thú chơi nho nhỏ: tìm kiếm niềm vui trên những trang mạng xã
hội.
Tưởng chừng có bấy nhiêu thơi cũng đủ khiến chúng ta phải hãi hùng khi nhắc đến
tác hại của mạng xã hội, nhưng, đó vẫn chưa phải là hết. Trong số chúng ta, chắc hẳn
chưa có ai quên được cái chết đầy thương tâm của bạn Nguyễn Thị Chầm Linh (sinh
năm 1995), đã tốt nghiệp lớp 12, trường THPT Hai Bà Trưng (Thạch Thất, Hà Nội)
phải uống thuốc diệt cỏ tự tử chỉ vì bị một bạn nam trong lớp ghép ảnh rồi đăng lên
Facebook làm trò cười vào tháng 7 năm 2013. Sự trêu đùa gần như là trẻ con của anh
bạn đã khiến cho một cô nữ sinh vốn hiền lành, ít nói có những suy nghĩ tiêu cực và
rồi tìm đến cái chết để đáp lại lời thách đố: “Mày mà chết thì chúng tao ăn mừng”.
Khơng chỉ mượn mạng xã hội để “cơng kích” người khác, một số bạn còn dùng
chúng để mắng nhiếc, xúc phạm cũng như hạ thấp danh dự nhân phẩm của người
khác mà những lí do dẫn đến những lời dèm pha xúc xiểm ấy chỉ đơn thuần bắt
nguồn từ sự ghen ghét, thấy “ngứa mắt” của một số người thích sống theo kiểu
“giang hồ”. Theo điều luật 121 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, người nào xúc phạm
nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm; nếu phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: phạm tội
nhiều lần, đối với nhiều người, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, đối với người thi hành
công vụ, đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng chăm sóc chữa bệnh cho mình; đồng thời
cũng có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
từ một năm đến năm năm. Nhiều người cứ ngỡ rằng, xúc phạm người khác chỉ đơn
thuần là sự đụng độ giữa hai bên chứ khơng có gì to tác nhưng sự thật thì, nó nghiêm
trọng tới mức mà Nhà nước ta đã để tội này thuộc luật Hình sự để giải quyết theo
pháp luật. Truyền thống của người Việt Nam là sự thanh lịch trong giao tiếp, vậy mà
lại có những kẻ đã bơi nhọ cả vẻ đẹp văn hóa của nước nhà thì thật đáng trách và phê
phán.


Kiều Bảo Ngọc – Lớp 9A

9

Trường THCS Phú Cát – Quốc Oai


Bài dự thi: Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

Status “phản kháng” cha mẹ bằng những lời bất hiếu của một nữ sinh.
Cha mẹ là những người đã nuôi dạy ta nên người. Ta đi hết đời cũng không báo
đáp hết công ơn của cha mẹ. Ca dao ta xưa có câu:
“Cơng cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lịng thờ mẹ kính cha
Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con”
Thế nào là “đạo con”? Đó là những gì mà con cái phải làm để báo ân cha mẹ và, đây
cũng là nét truyền thống của người Việt Nam. Nhưng tiếc thay, lại có những người
khơng hiểu được những điều giản đơn ấy thì thật sự họ phải cần xem xét lại bản thân
mình.
Ngồi những tác hại chính mà mạng xã hội gây ra đó, đây cịn là nơi “sản sinh” ra
thứ ngôn ngữ mà chúng ta gọi là “ngôn ngữ tuổi teen” làm mất đi sự trong sáng của
tiếng việt hay nơi đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều bạn trẻ thấy ghanh tị với
những gì mà người khác chia sẻ trên đó để rồi dẫn đến sự mặc cảm, tự ti trong cuộc
sống thực. Bên cạnh đó, khi mạng xã hội như Facebook “ăn nhập” quá sâu vào đời
sống giới trẻ thì những tên gọi, nick name trên trang mạng này sẽ được “lưu hành”
rộng rãi ở ngoài đời thường, được coi là biệt danh, tên “độc” và “lạ”, nửa Anh nửa
Việt hoặc dài loằng ngoằng như Hằng Binhboong, ĐàoTào ViệtThực Tửkiến,
KhơngbiếtĐặttêngìchohay Nênđặtthếnày,… Hay, một số “cặp đôi” nhỏ tuổi thường
dùng mạng xã hội để đăng những bức ảnh kỉ niệm, dùng những cách gọi “vợ”,

“chồng”, “cưng”, ‘ny” (người yêu),…để gọi nhau và trao đổi, chat với nhau. Có thể
nói, mạng xã hội chẳng khác gì một “tên khủng bố” đáng kinh sợ đối với nhân phẩm
và cuộc sống của con người. Nhưng, không hẳn rằng sử dụng mạng xã hội bao giờ
cũng xấu mà chỉ là do sự lạm dụng của con người nên chúng mới trở nên như thế.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.

Kiều Bảo Ngọc – Lớp 9A

10

Trường THCS Phú Cát – Quốc Oai


Bài dự thi: Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

Câu hỏi đặt ra cho chúng ta bây giờ là làm thế nào để mạng xã hội sẽ là cơng cụ
hữu ích cho con người về mọi mặt mà không hãm hại con người? Đó là kết quả của
việc chúng ta biết hạn chế thời gian sử dụng các trang mạng xã hội. Nếu như trước
đây, bạn vào nhiều hơn một tiếng một lần thì giờ hãy rút ngắn thời gian ấy xuống cho
đến khi chỉ là 15 phút mỗi lần để giành số thời gian bạn phung phí cho các trang
mạng vơ bổ ấy vào một việc khác có ý nghĩa hơn. Khơng chỉ thế, chúng ta cũng nên
biết tự kiềm chế những hành động của bản thân, biết tự chủ khi tham gia các trang
mạng xã hội. Để làm được điều đó, mỗi người hãy tự biết hạn chế tham gia các cuộc
tranh cãi trên mạng xã hội, không đưa ra những quan điểm về tơn giáo và chính trị,
khơng nói q nhiều về cuộc sống bản thân, mọi hoạt động không nên liên quan tới
rượu, khơng nói về những vấn đề nhạy cảm, khơng nói xấu người khác,v.v… Gia
đình và nhà trường cần phối hợp trong việc quản lí giới trẻ khi cho chúng tham gia
các trang mạng xã hội. Bên cạnh đó, rất mong pháp luật nước nhà sẽ ngày càng thắt
chặt hơn, đảm bảo cho giới trẻ được sống trong một mơi trường lành mạnh để phát
triển tồn diện và sẽ có nhiều trung tâm giáo dục chất lượng để nâng cao nhận thức

của giới trẻ về những vấn đề này.
Thế hệ trẻ chính là mầm non của tương lai đất nước Việt. Nhưng để đất nước có
thật sự trở nên văn minh hơn không phải việc của riêng mỗi ai, mỗi người hãy tự
đóng góp ý thức của mình để xã hội Việt Nam ngày càng thêm tươi đẹp và đi lên
cùng với thế giới hội nhập.

Kiều Bảo Ngọc – Lớp 9A

11

Trường THCS Phú Cát – Quốc Oai



×