Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

1.NHÀ MÁY NƯỚC HÀM RỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.27 MB, 52 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA- KHOA CÔNG NGHỆ
d&c
BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐƠN VỊ THỰC TẬP:
NHÀ MÁY NƯỚC HÀM RỒNG
GVHD : TH.S. VIÊN THỊ THỦY
NHÓM TH : NHÓM 01
LỚP : CDMT12TH
Thanh Hóa, tháng 03 năm 2013
Báo cáo thực tập GVHD: Viên Thị Thủy
DANH SÁCH NHÓM
STT Họ Và Tên MSSV Ghi chú
1 Nguyễn Quốc Bắc 10023473 Nhóm trưởng
2 Nguyễn Thanh Hà 10025923
3 Trần Văn Bách 10012223
4 Cù Thị Dung 10013083
5 Đoàn Thị Trang 10027243
6 Cao Thị Nguyên 10005263
Báo cáo thực thập nhóm 1
Báo cáo thực tập GVHD: Viên Thị Thủy
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập tại nhà máy nước Hàm Rồng, nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình
của ban lãnh đạo và sự chỉ bảo tận tình của các cô chú, anh chị trong công ty,
chúng tôi đã hoàn thành xong đợt thực tập và tiếp thu được nhiều kiến thức cũng
như kinh nghiệm quý báu trong công nghệ xử lý nước sinh hoạt tại công ty.
Trong quá trình thực tập, cô chú và anh chị luôn tạo điều kiện cho chúng tôi
tiếp xúc với công nghệ xử lý nước và truyền dạy kinh nghiệm thực tế trong quá
trình xử lý nước.
Trong những ngày thực tập, chúng tôi đã được chứng kiến một tinh thần


trách nhiệm trong công việc và tình cảm thân thiện của toàn thể cán bộ trong công
ty. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong công ty những người
đã trực tiếp hướng dẫn cho chúng tôi.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên trong
công ty đã sắp xếp thời gian hướng dẫn chúng tôi trong đợt thực tập vừa qua.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô Viên Thị Thủy và toàn thể các thầy cô
trong tổ Hóa_ Môi trường đã tận tình chỉ dẫn và truyền đạt kiến thức quý báu cho
chúng tôi để chúng tôi thực hiện tốt chuyến thực tế này.
Sau thời gian thực tập tại công ty, chúng tôi xin báo cáo về quy trình xử lý
cũng như là kiến thức chúng tôi có được sau thời gian thực tập, tuy nhiên trong quá
trình thực tập cũng như bài báo cáo này đang còn nhiều thiếu sót nên mong có
được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các bạn để cho bài báo cáo này được
hoàn thiện hơn.
Báo cáo thực thập nhóm 1
Báo cáo thực tập GVHD: Viên Thị Thủy
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Dự báo nhu cầu và cung cấp nước đô thị (Nhu cầu triệu m3/ngày) 8
Bảng 2.2: Giới hạn chỉ tiêu chất lượng (Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ 9
Bảng 2.3: Đơn vị độ đục theo thang đục silic và thang đo độ đục theo chiều cao lớp nước thấy được 12
Bảng 2.4: Tác hại do hóa chất thường có trong nước 21
Bảng 2.5: Yêu cầu chất lượng nước làm nguội trong công nghiệp 22
Bảng 4.1: Tình trạng ban đầu của bể lọc trước khi khởi động 31
Bảng 4.2: Khởi động bể lọc 31
Bảng 4.3: Dừng bể lọc 33
Bảng 4.4: Rửa bể lọc (vận hành bằng tay từ tủ điều khiển) 34
Bảng 4.5: Rửa bể lọc (vận hành bằng công tắc tại các thiết bị) 35
Bảng 4.6: Khởi động trạm bơm 36
Bảng 4.7: Dùng trạm bơm 36
Bảng 4.8: Khởi động trạm bơm 37
Bảng 4.9: Dừng máy bơm 37

Bảng 4.10: Tình trạng ban đầu của trạm định lượng phèn 41
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ chuyển hóa Nitơ 17
Bảng 4.1: Chất lượng nước đầu vào 24
Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước của công ty cấp nước Thanh Hóa 25
Hình 4.1: Bể phản ứng 27
Hình 4.2: Bể lắng lamen 28
Hình 4.3: Bể lọc áp lực tự động 30
Hình 4.4: Bể lọc bán tự động 30
Hình: 4.5: Trạm bơm cấp II 36
Hình 4.6: Trạm định lượng Clo 38
MỤC LỤC
DANH SÁCH NHÓM 2
LỜI CẢM ƠN 3
Báo cáo thực thập nhóm 1
Báo cáo thực tập GVHD: Viên Thị Thủy
DANH MỤC BẢNG 4
DANH MỤC HÌNH 4
MỤC LỤC 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO 8
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY 1
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.2. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY 1
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÀ MÁY 2
CHƯƠNG 2: CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC CẤP CHO VÙNG DÂN CƯ 6
2.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NƯỚC THIÊN NHIÊN 6
2.1.1. Nước mặt: sông, hồ, biển 6
2.1.1.1. Nước sông 6
2.1.1.2. Nước suối 6

2.1.1.3. Nước ao hồ 7
2.1.1.4. Nước biển 7
2.1.1.5. Nguồn nước ngầm 7
2.2. DỰ BÁO NHU CẦU DÙNG VÀ CUNG CẤP NƯỚC CHO ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM 8
2.2.1. Dự báo nhu cầu sử dụng nước ở Việt Nam 8
2.2.2. Hệ thống cấp nước chung 8
2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước sinh hoạt 9
2.3. TÍNH CHẤT NƯỚC THIÊN NHIÊN 11
2.3.1. Tính chất vật lý 11
2.3.1.1. Độ đục 11
2.3.1.2. Độ màu của nước 12
2.3.1.3. Độ cứng của nước 13
2.3.1.4. Hàm lượng chất rắn trong nước 13
2.2.1.5. Mùi vị của nước 14
2.3.1.6. Độ phóng xạ trong nước 15
2.3.2. Các chỉ tiêu hóa học 15
2.3.2.1. Hàm lượng hòa tan oxy hòa tan DO (dissolved oxygen) 15
2.3.2.2. Nhu cầu oxy hóa học COD (Chemical oxygen demand) 15
Báo cáo thực thập nhóm 1
Báo cáo thực tập GVHD: Viên Thị Thủy
2.3.2.3. Nhu cầu oxy sinh học BOD (Biological oxygen demand) 16
2.3.2.4. Khí hydrosunfua H2S 16
2.3.2.5. Các hợp chất của nitơ 16
2.3.2.6. Các hợp chất của axit cacbonnic 17
2.3.2.7. Độ PH của nước 18
2.3.2.8. Sắt và mangan 19
2.3.3. Các chỉ tiêu vi sinh 20
2.3.3.1. Vi trùng gây bệnh 20
2.3.3.2. Các loại rong tảo 20
2.4. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP. 21

2.4.1. Tiêu chuẩn chất lượng nước uống và nước sinh hoạt 21
2.4.2. Chất lượng nước cấp cho công nghiệp 22
PHẦN II: NỘI DUNG THỰC TẬP 23
CHƯƠNG 3: AN TOÀN LAO ĐỘNG 23
3.1. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG PHÂN XƯỞNG 23
3.2. LAO ĐỘNG TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 23
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 24
4.1. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC THANH HÓA 24
4.1.1. Chất lượng nước đầu vào 24
4.1.2. Sơ đồ công nghệ: 25
4.1.3. Thuyết minh quy trình 26
4.2. CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 26
4.2.1. Bể phản ứng 27
4.2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ 27
4.2.1.2. Kích thước: 27
4.2.1.3. Vận hành 27
4.2.2. Bể lắng Lamen 28
4.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ 28
4.2.2.2. Kích thước 28
4.2.2.3. Vận hành: 28
4.2.3. Bể lọc áp lực 29
4.2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ 29
Báo cáo thực thập nhóm 1
Báo cáo thực tập GVHD: Viên Thị Thủy
4.2.3.2. Kích thước: 29
4.2.3.3. Vận hành 30
4.2.3.4. Rửa bể lọc 33
4.2.4. Trạm bơm cấp II 35
4.2.4.1. Giới thiệu về trạm bơm 35
4.2.4.2. Vận hành trạm bơm 36

- Vận hành theo chế độ bằng tay: 37
4.2.4.3. Yêu cầu trong khi vận hành trạm bơm 37
4.2.5. Trạm định lượng Clo 37
4.2.5.1. Cảnh báo khi làm việc tại định lượng Clo. 38
4.2.5.2. Các chỉ dẫn khi làm việc tại trạm Clo 38
4.2.5.3. Quy trình thay bình Clo 39
4.2.5.4. Vận hành định lượng Clo 39
4.2.5.5. Yêu cầu trong khi vận hành trạm Clo 40
4.2.6. Khu vực trạm định lượng phèn 40
4.2.6.1. Giới thiệu chung 40
4.2.6.2 Chuẩn bị dung dịch phèn 41
4.2.6.3 Định lượng phèn 42
KẾT LUẬN 43
Báo cáo thực thập nhóm 1
Báo cáo thực tập GVHD: Viên Thị Thủy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình xử lý nước cấp TRỊNH XUÂN LAI
2. Xử lý nước cấp của NGUYỄN NGỌC DUNG
3. Tài liệu từ nhà máy cấp nước HÀM RỒNG
4. Một số Website: tailieu.com.vn
kysumoitruong.vn
ebook.lhu.edu.vn
yeumoitruong.vn
Báo cáo thực thập nhóm 1
Báo cáo thực tập GVHD: Viên Thị Thủy

PHẦN I: MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Nước giữ vai trò quan trọng trong

cuộc sống hàng ngày. Tất cả các sinh vật trên hành tinh xanh đều cần nước để tồn
tại và con người cũng không ngoại lệ. Nước sạnh luôn là tiêu chuẩn hàng đầu trong
sinh hoạt và sản xuất hàng ngày, vì vậy nước có vai trò rất quan trọng trong đời
sống của chúng ta.
Dựa vào tính chất nguồn nước và nguồn phát sinh mà ta có thể chia nước
thành nhiều loại: nước mặt, nước ngầm, nước mưa……
Tùy theo phạm vi và mục đích sử dụng, con người đã tiêu chuẩn hóa nguồn
nước. Nước trong thiên nhiên thường không đạt các tiêu chuẩn vệ sinh, nên cần
phải được xử lý trước khi được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.
Nước cấp sinh hoạt phải đạt được các yêu cầu chỉ tiêu do bộ y tế đề ra, nước
không màu, không mùi, không vị và không chứa độc tố, thành phần không thay đổi
theo thời gian.
Để đạt được các yêu cầu trên thì nước tự nhiên phải trải qua các công đoạn xử
lý phù hợp.
1.2. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY.
Công ty TNHH một thành viên cấp nước Thanh Hóa tiền thân là nhà máy lọc
nước Thanh Hóa được thành lập vào ngày 1/7/1931.
Qúa trình phát triển công ty:
Công ty TNHH một thành viên cấp nước Thanh Hóa tiền thân là nhà máy lọc
nước Thanh Hóa được thành lập vào ngày 1/7/1931, đến nay trải qua các thời kỳ đã
được đầu tư nâng công suất đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân trên các địa
bàn tp Thanh Hóa, TX Sầm Sơn, TX Bỉm Sơn, Hoàng Hóa.
Trước năm 1954: công suất của nhà máy là 500 m
3
/ngày đêm chủ yếu phục
vụ cho công sở do người Pháp quản lý, phần còn lại cung cấp cho các tư thương
Báo cáo thực thập nhóm 1 Trang 1
Báo cáo thực tập GVHD: Viên Thị Thủy
trong thị xã Thanh Hóa.
Từ năn 1954-1961: được sự giúp đỡ của Liên Xô, nhà máy nước Thanh Hóa

được đầu tư nâng cấp lên 2500 m
3
/ ngày đêm, cung cấp nước cho các cơ quan công
ty và một phần cư dân trong khu vực nội thị xã Thanh Hóa.
Từ năm 1961-1965: nhà máy nước được mở rộng từng bước để nâng công
suất lên 4000 m
3
/ngày đêm. Tuy nhiên do đầu tư không đồng bộ, đầu tư bổ sung
không bù được hư hỏng và một số nguyên nhân khác nên công suất thực tế kém
hơn so với công suất thiết kế, chỉ đạt khoảng 1400-2900 m
3
/ ngày đêm.
Ngày 30/5/1992 Chủ tich UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định số: 775/TC-
UBTH đổi tên công ty cấp nước Thanh Hóa thành công ty cấp nước Thanh Hóa.
Các đơn vị trực thuộc: chi nhánh cấp nước thành phố, chhi nhánh cấp nước
Bỉm Sơn. Chi nhánh cấp nước Sầm Sơn, chi nhánh cấp nước Quảng Xương… Hệ
thống tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất-kinh doanh của công ty.
Hiện tại công suất của nhà máy là 20000m
3
/ngày đêm, trong tương lai gần
công ty sẽ nâng công suất lên gấp đôi thậm chí còn cao hơn rất nhiều lần so với
công suất hiện tại.
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÀ MÁY
Tổng cán bộ nhân viên là 475 người:
- Đại học; 63 người (kỹ sư cấp thoat nước 12 người)
- Cao đẳng; 5 người
- Trung cấp; 184 người
- Công nhân kỹ thuật: 217 người
Mô hình tổ chức của công ty gôm:
Tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc phụ trách kinh tế
Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật
Phó tổng giám đốc phụ trách đầu tư phát triển
Các phòng ban:
+ Phòng tổ chức hành chính
+ Phòng kế hoạch vật tư
Báo cáo thực thập nhóm 1 Trang 2
Báo cáo thực tập GVHD: Viên Thị Thủy
+ Phòng kế toán
+ Phòng kỹ thuật
+ Phòng thanh tra
Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
Sản xuất và kinh doanh nước sạch, tư vấn đầu tư và đầu tư, xây đựng các
công trình cấp thoát nước và vệ sinh môi trường.
Tổng thầu thực hiện các dự án thoát nước theo hình thức chìa khóa trao tay.
Thi công xây dưng lắp đặt thiết bị công nghệ cho các công trình cấp thoát
nước, xứ lý nước thải và chất rắn.
Thi công xây dựng các công trinh dân dụng, công nghiệp, công trình giao
thông.
Thiết kế, chế tạo, sán xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu máy móc vật tư thiết bị
công nghệ chuyên nghành.
Nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực cấp
thoát nước.
Đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên nghành cấp thoát nước.
Kinh doanh bất động sản, dich vụ du lich và khách sạn.
Thẩm định, lập dự án, tổng dự toán và dự toán các công trình.
Thiết kế công trình hạ tầng, công trình dân dụng.
Gíam sát thi công xây dưng công trinh hạ tầng, thủy lợi.
Tư vấn trong các lĩnh vực,
San lấp mặt bằng.

Thi công đường dẫn điện và trạm biến áp đến 35KVA.
Chức năng, nhiệm vụ cuả các phòng ban và đơn vị thuộc:
Phòng tổ chức hành chính: giúp việc cho tổng giám đốc công ty quản lý, điều
hành công tác tổ chức nhân sự. Nghiên cứu đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức của
công ty và các đơn vị trực thuộc. Xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt đông của công
ty. Xây dựng biên chế lao động, chức danh công việc. Nghiên cứu áp dụng các
chính sách của Đảng và nhà nước có liên quan đến người lao động thuộc quyền
quản lý của công ty. Xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ. Xây dựng quy chế an
Báo cáo thực thập nhóm 1 Trang 3
Báo cáo thực tập GVHD: Viên Thị Thủy
toàn lao động. Tổ chức bảo vệ an toàn trụ sở làm việc của công ty.
Phòng kế toán tài chính: điều hành công tác tài chính kế toán, thống kê và
hoạch toán kinh tế của công ty. Thực hiện nộp thuế, các khoản phải nộp khác phát
sinh tại công ty. Xây dựng quy chế trả lương, trả thưởng tại công ty. Bảo quản và
sử dụng, lưu trữ hóa đơn cuả toàn công ty. In ấn phát hành hóa đơn thu tiền nước
của toàn công ty.
Phòng kế hoạch vật tư: điều hành công tác kế hoạch sản xuất, kinh doanh dịch
vụ và vật tư của công ty, lập kế hoạch phát triển dài hạn và ngắn hạn, kế hoạch
tông thể hàng năm của công ty. Lập báo cáo kết quả SXKD của công ty để báo cáo
lên cấp trên theo quy định hiện hành. Chuẩn bị hồ sơ cho hội nghị giao ban, thực
hiện các công việc khác…
Phòng kỹ thuật: quản lý kỹ thuật của tất cả các lĩnh vực hoạt động của công
ty. Quản lý kiểm tra và giám sát chất lược nước nguồn, chất lượng nước của nhà
máy, chất lượng nước trên mạng lước cung cấp, báo cáo kết quả kiểm tra mẫu
nước, bảo quản và kiểm tra an toàn các thiết bị dụng cụ, thực hiện các nhiệm vụ
khác do công ty yêu cầu…
Phòng thanh tra: quản lý công tác thanh tra, kiểm soát hoạt động sản xuất của
các phòng. Tổ cức kiểm tra định kỳ theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất theo yêu cầu
của công ty. Kết thúc đợt kiểm tra có báo cáo đánh giá kết quả về công ty.
Xí nghiệp cấp thoát nước TP Thanh Hóa: quản lý vận hành mạng lưới đường

ống cấp nước trên thành phố. Điều hành cấp nước cho các khu vực và các hộ tiêu
thụ. Sửa chữa, cải tạo và thay thế đường ống. Ghi chỉ số đồng hồ nước và thu tiền
sử dụng nước của các hộ khách hàng. Bảo vệ tài sản thuộc địa bàn quản lý.
Xí nghiệp sản xuất nước TP Thanh Hóa: tổ chức vận hành sản xuất nước theo
kế hoạch hàng tháng của công ty, bảo vệ an toàn nguồn nước đầu nguồn tổ chức
kiểm tra định kỳ và có kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng. Đảm bảo vệ sinh môi trường
vệ sinh công nghiệp cho tất cả các nhà máy nước thuộc quản lý của xí ngiệp.
Xí nghiệp cấp nước Sầm Sơn: tổ chức vận hành sản xuất nước theo kế hoạch
hàng tháng của công ty, bảo vệ an toàn nguồn nước đầu nguồn tổ chức kiểm tra
định kỳ và có kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng. Đảm bảo vệ sinh môi trường vệ sinh
Báo cáo thực thập nhóm 1 Trang 4
Báo cáo thực tập GVHD: Viên Thị Thủy
công nghiệp cho tất cả các nhà máy nước thuộc quản lý của xí nghiệp.
Trạm cấp nước Hoằng Hóa: tổ chức vận hành sản xuất nước theo kế hoạch
hàng tháng của công ty, bảo vệ an toàn nguồn nước đầu nguồn tổ chức kiểm tra
định kỳ và có kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng. Đảm bảo vệ sinh môi trường vệ sinh
công nghiệp cho tất cả các nhà máy nước thuộc quản lý của xí nghiệp.
Chi nhánh cấp nước Quảng Xương: tổ chức vận hành sản xuất theo kế hoạch
hàng tháng của công ty, bảo vệ an toàn nguồn nước đầu nguồn tổ chức kiểm tra
định kỳ và có kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng. Đảm bảo vệ sinh môi trường vệ sinh
công nghiệp cho tất cả các nhà máy nước thuộc quản lý của xí nghiệp.
Xưởng đồng hồ đo nước: tham mưu cho giám đốc công ty trong việc quản lý,
lựa chọn các loại đồng hồ đo nước phù hợp với điều kiện cấp nước tại các địa bàn.
Chịu trách nhiệm về độ chính xác và niêm phong của đồng hồ sau sửa chữa bảo
dưỡng. Kiểm tra định kỳ chất lượng các đồng hồ trước khi đưa ra lắp đặt ngoài
mạng. Sửa chữa thay thế các linh kiện đồng hồ nếu bị sự cố hoặc hư hỏng.
Trung tâm tư vấn nước và môi trường: Tham mưu cho giám đốc công ty về
lĩnh vực tư vấn đầu tư và phát triển cấp thoát nước và vệ sinh môi trường. Thẩm
định thiết kế. Giám sát, kiểm tra chất lượng. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và
chuyển giao công nghệ. Dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Khách sạn Sông Mã: kinh doanh dịch vụ khách sạn và du lịch. Tổ chức thi
công xây lắp các công trình cấp thoát nước, công trình giao thông thủy lợi. Thực
hiện các nhiệm vụ khác của công ty giao.
Xưởng lọc nước tinh khiết: Sản xuất kinh doanh nước lọc tinh khiết. Thực
hiện các nhiệm vụ khác của công ty giao cho
Báo cáo thực thập nhóm 1 Trang 5
Báo cáo thực tập GVHD: Viên Thị Thủy
CHƯƠNG 2: CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC CẤP CHO VÙNG
DÂN CƯ
2.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NƯỚC THIÊN NHIÊN
Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị và là dung môi có các
tính chất hóa lý, tồn tại ở 3 trạng thái: rắn (băng đá), lỏng (nước sông, hồ…), khí
(hơi nước)
Về mặt lý tính: nước là dung môi dẫn điện, nhiệt độ của nước thay đổi theo
nhiệt độ môi trường xung quanh.
Về mặt hóa tính: nước là dung môi trung tính dùng để hòa ta các chất, nước
trong thiên nhiên không tinh khiết mà thường chứa nhiều tap chất (các muối
khoáng, các tạp chất hữu cơ, vô cơ, nhũ tương, huyền phù, bụi…)
Nước chiếm trữ lượng rất lớn khoảng 3/4 diện tích trái đất. Nước có mặt ở
mọi nơi và tồn tại ở 3 dạng: rắn, lỏng, khí phần lớn là ở dạng lỏng trong các ao hồ,
sông, suối, đại dương…
Nước trong thiên nhiên tồn tại ở các dạng sau:
2.1.1. Nước mặt: sông, hồ, biển
2.1.1.1. Nước sông
Nước sông: Nước mưa, hơi nước trong không khí ngưng tụ và một phần do
nước ngầm tập trung lại thành những vùng sông và suối
-Ưu điểm:
Trữ lượng lớn, dễ thăm dò và khai thác, độ cứng và hàm lượng sắt nhỏ
- Nhược điểm:
Thay đổi lớn theo mùa và độ đục, lưu lượng, mức nước và nhiệt độ.

Sông có nhiều tạp chất. Hàm lượng cặn cao về mùa lũ, chứa lượng hữu cơ và
vi trùng lớn, dễ bị nhiễm bẩn bởi nước thải nên giá thành xử lý cao.
2.1.1.2. Nước suối.
Mùa khô nước trong nhưng lưu lượng nhỏ. Mùa lũ nước lớn nhưng đục,
có nhiều cát sỏi, mức lên xuống đột biến.
Ứng dụng: Có thể sử dụng cấp nước cho các bản làng hoặc các đơn vị quân
Báo cáo thực thập nhóm 1 Trang 6
Báo cáo thực tập GVHD: Viên Thị Thủy
đội trong khu vực. Nếu muốn sử dụng cho hệ thống cấp nước qui mô phải có công
trình dự trữ và phòng chống phá hoại.
2.1.1.3. Nước ao hồ.
Hàm lượng cặn bé nhưng độ màu các hợp chất hữu cơ và phù du rong tảo rất
lớn. Thường dễ nhiễm trùng, nhiễm bẩn nếu không được bảo vệ cẩn thận.
2.1.1.4. Nước biển.
Nguồn nước trong tương lai do trữ lượng cực lớn nhưng độ mặn cao.
Phương pháp xử lý:
- Chưng cất, bốc hơi ít kinh tế
- Cơ chế sinh học
2.1.1.5. Nguồn nước ngầm.
Nước mưa, nước mặt và hơi nước trong không khí nhưng tụ lại và thẩm thấu
vào lòng đất tạo thành nước ngầm. Nước ngầm được giữ lại hoặc chuyển động
trong các lỗ rỗng hay khe nứt của tầng đá tạo nên tầng ngậm nước.
-Ưu điểm:
+ Nước rất trong sạch, hàm lượng cặn nhỏ, ít vi trùng dẫn đến xử lý đơn giản,
giá thành rẻ.
+ Chất lượng nước ngầm ở Việt Nam khá tốt, chỉ cần khử trùng hoặc chỉ cần
khử sắt, khử trùng
- Nhược điểm:
+ Thăm dò lâu, khó khăn
+ Thường chứa nhiều sắt, mangan và nhiễm mặn ở vùng ven biển dẫn đến xử

lý lâu và phức tạp.
Báo cáo thực thập nhóm 1 Trang 7
Báo cáo thực tập GVHD: Viên Thị Thủy
2.2. DỰ BÁO NHU CẦU DÙNG VÀ CUNG CẤP NƯỚC CHO ĐÔ THỊ Ở
VIỆT NAM
2.2.1. Dự báo nhu cầu sử dụng nước ở Việt Nam
Bảng 2.1: Dự báo nhu cầu và cung cấp nước đô thị (Nhu cầu triệu m
3
/ngày)
Giai
đoạn
Dân số
đô thị
(triệu
người)
Tỉ lệ dân
số đô thị
được cấp
nước (%)
Tiêu chuẩn cấp
nước sinh hoạt
(người/ngày)
Sinh
hoạt
Công
nghiệp
và nhu
cầu
Tổng
cộng

Năm
2000
18 75 120 2,1 2,2 4,3
Năm
2010
30,4 95 150 4,3 4,5 8,8
Năm
2020
46 100 165 7,95 8,53 15,98
Nguồn: Công ty cấp nước Thanh Hóa
2.2.2. Hệ thống cấp nước chung
Nước ta có 61 tỉnh thành, khoảng 600 thị trấn huyện lỵ, mà chỉ có 182 nhà
máy nước công suất 2.5 triệu m
3
/ngày. Một số nhà máy được nước ngoài đầu tư
như: Hà Nội, T.p Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đà Lạt có công nghệ tương đối tiên tiến,
số còn lại đang xuống cấp và chỉ đạt 70% công suất thiết kế. Ở cả nước chỉ có 60-
80% dân số được cấp nước sạch, nhưng phần lớn dân số được cấp nước ở mức
thấp, ngoại trừ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Lạt. Hiện nay
chỉ có khoảng 7 triệu dân đô thị được cấp nước chưa đạt 1/2 dân số đô thị trong cả
nước.
Nước vô cùng quan trọng đối với sự sống hành tinh chúng ta 2/3 là nước.
Nước sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp và trong sinh hoạt hàng
ngày của người dân. Công ty TNHH một thành viên cấp nước Thanh Hóa chủ yếu
là cấp nước sạch sinh hoạt cho toàn TP Thanh Hóa, bởi vậy nên nhà máy có đầy đủ
công nghệ xử lý nước sạnh và quy trình công nghệ xử lý nước sạch và quy trình
công nghệ hiện đại và quy mô lớn, song song với những điều kiện đó là tiêu chuẩn
xử lý nước sạch đã được ban lãnh đạo nhà máy đưa lên hàng đầu, nhất là thời đại
Báo cáo thực thập nhóm 1 Trang 8
Báo cáo thực tập GVHD: Viên Thị Thủy

ngày nay với mức độ phát triển nền công nghiệp các chất thải tác động không nhỏ
tới chất lượng nguồn nước trước khi xử lý.
2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước sinh hoạt.
Nước sinh hoạt là nước chuyên dùng cho các hoạt động sinh hoạt trong gia
đình, công sở và phải đạt các tiêu chuẩn do bộ y tế đề ra nhằm bảo vệ đời sống sức
khỏe con người.
Bảng 2.2: Giới hạn chỉ tiêu chất lượng (Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ
S
TT
Tên chỉ
tiêu
Đơn
vị
Giới hạn
tối đa cho
phép
Phương pháp thử
Mức độ
giám sát
1 Màu sắc TCU 15
TCVN 6185 - 1996 (ISO 7887 –
1985) hoặc SMEWW 2120
A
2 Mùi vị -
Không có
mùi, vị lạ
Cảm quan, hoặc SMEWW 2150
B và 2160 B
A
3 Độ đục NTU 2

TCVN 6184 – 1996 (ISO 7027-
1990) hoặc SMEWW 2130 B
A
4 Ph -
Trong
khoảng
6,5 – 8,5
TCVN 6492:1992 hoặc
SMEWW 4500 – H
+
A
5
Độ cứng
(CaCO
3
mg/l 300
TCVN 6224 – 1996 hoặc
SMEWW 2340 C
A
6
Tổng chất
rắn hòa tan
(TDS)
mg/l 1000 SMEWW 2540 C B
7
Hàm lượng
nhôm
mg/l 0,2
TCVN 6657 : 2000 (ISO 12020 :
1997)

B
8
Hàm lượng
Amoni
Mg/l 3
SMEWW 4500 NH
3
C hoặc
SMEWW 4500 NH
3
D
B
9
Hàm lượng
Antimon
Mg/l 0,005 USEPA 200.7 C
10
Hàm lượng
Asen tổng
số
Mg/l 0,01
TCVN 6626 : 2000 hoặc
SMEWW
B
Báo cáo thực thập nhóm 1 Trang 9
Báo cáo thực tập GVHD: Viên Thị Thủy
S
TT
Tên chỉ
tiêu

Đơn
vị
Giới hạn
tối đa cho
phép
Phương pháp thử
Mức độ
giám sát
11
Hàm lượng
bari
Mg/l 0.7 USEPA 200.7 C
12
Hàm lượng
Bo tính
chung cho
Borat
Mg/l 0.3
TCVN 6635:2000 (ISO
6635:1990) Hoặc SMEWW
3500B
C
13
Hàm lượng
Cadimi
Mg/l 0.003
TCVN 6197-1996 (ISO 5961-
1994) hoặc SMEWW 3500Cd
C
14

Hàm
lượng
Clorua
Mg/l 250-300
TCVN 6194-1996 (ISO 9297-
1989) hoặc SMEWW 4500-Cl
-
D
A
15
Hàm lượng
Crom tổng
số
Mg/l 0.05
TCVN 6222-1996 (ISO 9174-
1990) hoặc SMEWW 3500-Cr
-
C
16
Hàm lượng
Cu tổng số
Mg/l 1
TCVN 6193-1996 (ISO 8288-
1986) hoặc SMEWW 3500-Cu
C
17
Hàm lượng
Xianua
Mg/l 0.07
TCVN 6186-1996 (ISO 6703/1-

1984) hoặc SMEWW 4500-CN
-
C
18
Hàm lượng
Florua
Mg/l 1.5
TCVN 6195-1996 (ISO 10359-
1-1992) hoặc SMEWW 4500-F
-
B
19
Hàm lượng
Hidro
Sunfua
Mg/l 0.05 SMEWW 4500-S2- B
20
Hàm lượng
Fe2+; Fe3+
tổng
Mg/l 0.3
TCVN 6177-1996 (ISO 6332-
1988) hoặc SMEWW 3500-Fe
A
21
Hàm lượng
Pb
Mg/l 0.01
TCVN 6193-1996 (ISO 8286-
1986) hoặc SMEWW 3500-Pb

B
22
Hàm lượng
Mn tổng
Mg/l 0.3
TCVN ( 6002-1995) (ISO 6333-
1986)
A
23 Hàm lượng Mg/l 0.001 TCVN 5991-1995 (5666/1-1983- B
Báo cáo thực thập nhóm 1 Trang 10
Báo cáo thực tập GVHD: Viên Thị Thủy
S
TT
Tên chỉ
tiêu
Đơn
vị
Giới hạn
tối đa cho
phép
Phương pháp thử
Mức độ
giám sát
Thủy ngân
tổng
ISO 5666/3-1983)
24
Hàm lượng
Molybden
Mg/l 0.07 US EPA 200.7 C

25 Hàm lượng
Niken
Mg/l 0.02 TCVN 6180-1996 (ISO 8288-
1986) hoặc SMEWW 3500-Ni
C
26 Hàm lượng
Nitrat
Mg/l 50 TCVN 6180-1996 (ISO 7890-
1988)
A
27 Hâm luongj
Nitrit
Mg/l 3 TCVN 6178-1996 (ISO 6777-
1984)
A
28 Hàm lượng
Selen
Mg/l 0.01 TCVN 6183-1996 (ISO 9964-1-
1993)
C
29 Hàm lượng
Natri
Mg/l 200 TCVN 6196-1996 (ISO 9964/1-
1993)
B
30 Hàm lượng
sunphat
Mg//l 250 TCVN 6200-1996 (ISO 9280-
1990)
A

31 Hàm lượng
Kẽm
Mg/l 3 TCVN 6193-1996 (ISO 8288-
1989)
C
32 Chỉ số
Pecmangan
at
Mg/l 2 TCVN 6186:1996 hoặc ISO
8467:1993 (E)
A
Nguồn: QCVN 01: 2009/BYT
2.3. TÍNH CHẤT NƯỚC THIÊN NHIÊN
2.3.1. Tính chất vật lý
2.3.1.1. Độ đục
Nước nguyên chất là một môi trường trong suốt và có khả năng truyền ánh
sáng tốt, nhưng khi trong nước có các tạp chất huyền phù, cặn lơ lửng, các vi sinh
vật và các chất hòa tan thì khả năng truyền ánh sáng giảm đi. Dựa trên nguyên tắc
đó mà người ta xách định độ đục của nước. Nước có độ đục cao tức là nước có
nhiều tạp chất chứa trong đó và do vậy khả năng truyền ánh sáng qua đó giảm. Có
Báo cáo thực thập nhóm 1 Trang 11
Báo cáo thực tập GVHD: Viên Thị Thủy
nhiều phương pháp để xác định độ đục của nước và do vậy kết quả thường được
biểu thị bằng các đơn vị khác nhau. Thí dụ: đơn vị JTU (Jackson Turbidity Unit) là
đơn vị bằng độ đục không đo bằng ống đo độ đục Jackson. Khi dùng may đo độ
đục Nephelmetter ta lại có đơn vị đo độ đục FTU hay đơn vị đo độ đục so sánh với
dung dịch tiêu chuẩn ( dùng khi đo độ đục bằng 5 đến 100 đơn vị)
Theo tiêu chuẩn Việt Nam, độ đục được xác định bằng chiều sâu lớp nước
thấy được gọi là độ trong, ở độ sâu đó người ta có thể đọc được bằng chữ tiêu
chuẩn đối với nước sinh hoạt độ đục phải lớn hơn 30 cm.

Bảng 2.3: Đơn vị độ đục theo thang đục silic và thang đo độ đục theo chiều cao
lớp nước thấy được
Thang đo theo chiều
sâu lớp nước sâu (cm)
Độ đục theo thang
đục sắc mg/h
Ghi chú
2 1000 Nhanh tắc bể lọc
4 360 Nhanh tắc bể lọc
6 190 Nhanh tắc bể lọc
8 130 Nhanh tắc bể lọc
10 100 Nhanh tắc bể lọc
15 65 Vận hành bể lọc khó khan
30 30 Vận hành bể lọc có điều kiện
45 18 Vận hành riêng
80 10 Giới hạn của nước đưa vào
Nguồn: Công ty cấp nước Thanh Hóa
2.3.1.2. Độ màu của nước.
Nước nguyên chất không màu, nước có màu là do các chất bẩn hòa tan trong
nước tạo nên. Thí dụ các chất sắt không hòa tan làm cho nước có màu nâu đỏ. Các
chất mùn humic làm cho nước có màu vàng, các loài thủy sinh làm cho nước màu
xanh lá cây nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt thường làm cho nước có
màu xám hoặc đen cho nguồn nước.
Màu nước thường gặp trong nước thường có màu vàng hoặc nâu. Nhưng
màu đó thường do các chất hòa tan trong nước tạo nên, các chất hữu cơ gây màu
trong nước thường có nguồn gốc từ thực vật sống trong nước hoặc đã phân hủy
Báo cáo thực thập nhóm 1 Trang 12
Báo cáo thực tập GVHD: Viên Thị Thủy
trong nước, các chất bào mòn từ đất đá, nước thải sinh hoạt từ công nghiệp.
Các chất humic thường tạo ra màu nâu hoặc vàng cho nước, chúng có thể là

các chất axit fulvic C
10
H
12
O
2
các axit hymatomelanic C
10
H
12
O
7
các axit humic
C
10
H
18
O
10
hoặc các hợp chất humic C
10
H
18
O
5
… Có thể làm giảm nồng độ các hợp
chất humic và giảm cường độ màu của nước bằng các chất oxy hóa mạnh như Cl
2
,
O

3,
KMn
4
, các chất này sẽ oxy hóa phần gây màu của các phân tử hợp chất humic,
sau đó có thể tách chúng ra khỏi nước bằng keo tụ, hấp thụ than hoạt tính và lọc,
nếu màu của nước do sắt (màu nâu), mangan (màu đen) hoặc các chất lơ lửng như
tảo gây màu xanh lam, xanh lục thì có thể khử chúng bằng lọc hoặc bể lọc chậm,
keo tụ tạo bông rồi lọc.
Các phương pháp xác định mà có thể so sánh với dung dịch chuẩn trong ống
nessler, thường dùng dung dịch K
2
PtCl
6
+ CaCl
2;
1mg/l với cường độ các kính có
màu khác nhau, so sánh với màu dung dịch chuẩn hoặc sử dụng các ống so màu.
2.3.1.3. Độ cứng của nước
Độ cứng của nước là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion canxi, magie, có
trong nước. Trong xử lý thường được phân biệt ba loại độ cứng: độ cúng tạm thời,
độ cứng toàn phần và độ cứng vĩnh cửu. Dùng nước có độ cứng cao có tác hại là
các ion canxi, magie phản ứng với axit béo tạo ra các hợp chất khó tan, trong sinh
hoạt gây lãng phí xà phòng, trong sản xuất các muối caxi, magie gây kết tủa gây
trở ngại cho quá trình sản xuất. Khi tính theo hàm lượng CaCO
3
trong nước thải
người ta có thể chia làm ba loại:
Nước mềm có chứa ít hơn 50mg CaCO
3
/l

Nước thường có chứa 150mg CaCO
3
/l
Nước cứng có chứa 300mg CaCO
3
/l
2.3.1.4. Hàm lượng chất rắn trong nước
Hàm lượng chất rắn trong nước gồm có chất rắn vô cơ (các muối hòa tan,
chất rắn không hòa tan như huyền phù đất cát ), chất rắn hữu cơ (gồm các vi sinh
vật, động vật nguyên sinh, tảo, và các chất rắn hữu cơ vô sinh như phân rác, chất
thải công nghiệp…)
Trong xử lý nước khi nói đến hàm lượng chất rắn, người ta thường đưa ra các
Báo cáo thực thập nhóm 1 Trang 13
Báo cáo thực tập GVHD: Viên Thị Thủy
khái niệm sau:
Tổng hàm lượng cặn lơ lửng TSS (Total suspended Solid) là trọng lượng khô
được tính bằng miligam của phần còn lại sau khi bay hơi một lít mẫu nước trên nồi
cách thủy rồi sấy khô ở 130
0
C tới khi trọng lượng không đổi, đơn vị là mg/l.
Cặn lơ lửng SS (suspended Solid), phần trọng lượng khô tính bằng miligam
của phần còn lại Trên giấy lọc khi lọc qua phễu một lít nước lọc, sấy khô ở 130
o
C
tới khi trọng lượng không đổi (mg/l)
Chất rắn tan DS (Dissolved solid) bằng hiệu giữa tổng cặn lơ lửng TSS và cặn
lơ lửng SS: DS =TSS – SS
Chất bay hơi VS (Volatile Viled) là phần mất đi khi nung ở 550
o
C trong một

thời gian nhất định, phần mất đi là chất rắn bay hơi, phần còn lại là chất rắn không
bay hơi.
2.2.1.5. Mùi vị của nước
Các chất khí và chất hòa tan trong nước làm cho nước có mùi vị. Nước thiên
nhiên có thể có mùi vị của đất, mùi tanh hoặc mùi thối, mùi đặc trưng của các hóa
chất hòa tan trong nước như mùi clo, amoniac, sunfua hydro… nước có vị mặn,
ngọt, chát … tùy theo thành phần và hàm lương các muối hòa tan trong nước.
Các chất gây mùi vị trong nước có thể chia thành ba nhóm:
Các chất gây mùi vị có nguồn gốc vô cơ như NaCl
2
, MgSO
4
, gây vị mặn,
muối đồng gây mùi tanh, các chất gây tính kiềm, axit của nước, mùi clo do cl
2
,
ClO
2
hoặc mùi trứng thối của H
2
S.
Các chất gây mùi vị có nguồn gốc hữu cơ trong chất thải công nghiệp, chất
thải mạ, dầu mỡ, phenol…
Các chất gây mùi từ quá trình sinh hóa, các hoạt động của vi khuẩn, rong tảo
như CH
3
-S-CH
3
cho mùi tanh cá C
12

H
22
O, C
12
H
18
O
2
cho mùi tanh bùn…
Các chất gây mùi trong nước phần lớn có thể được khử bằng cách làm thoáng
khi chúng là các chất hòa tan dễ bay hơi. Sử dụng trong quá trình oxy hóa trong
quá trình lọc nhanh, lọc chậm, lọc khô cũng có thể khử được chất gây mùi. Hiệu
quả của quá trình phụ thuộc vào khả năng oxy hóa của các chất đó. Thường được
sử dụng các chất oxy hóa như Cl
2
, ClO
2
, O
3
, KmnO
4

Báo cáo thực thập nhóm 1 Trang 14
Báo cáo thực tập GVHD: Viên Thị Thủy
Khi lọc nước qua than hoạt tính với thời gian tiếp xúc từ 10 đến 15 phút
cũng có khả năng khử mùi tốt. Phương pháp này có hiệu quả cao nhưng chi phí tốn
kém. Phương pháp keo tụ bằng phèn nhôm, sắt cũng có thể mang lại hiệu quả đối
với mùi gây ra bởi H
2
S theo phản ứng:

3H
2
S + Fe
3+
 Fe
2
F
3
+ 6H
Tuy nhiên nhiều chất gây mùi vị ở trạng thái hòa tan nên sử dụng phương
pháp keo tụ khó mang lại hiệu quả cao.
2.3.1.6. Độ phóng xạ trong nước
Nước nhiễm phóng xạ do sự phân hủy phóng xạ trong nước thường có
nguồn gốc từ chất thải. Phóng xạ gây nguy hại cho sự sống nên độ phóng xạ trong
nước thường được xem như là những chỉ tiêu quan trọng về chất lượng nước.
2.3.2. Các chỉ tiêu hóa học
2.3.2.1. Hàm lượng hòa tan oxy hòa tan DO (dissolved oxygen)
Oxy hòa tan trong nước phụ thuộc vào các yếu tố như áp suất, nhiệt độ, đặc
tính của nguồn nước bao gồm các thành phần hóa học, vi sinh, thủy sinh. Các
nguồn nước mặt có bề mặt thoáng tiếp xúc trực tiếp với không khí nên thường có
hàm lượng oxy hòa tan cao. Ngoài ra quá trình quang hợp và hô hấp của sinh vật
trong nước cũng làm thay đổi lượng oxy hòa tan trong nước. Nước ngầm có hàm
lượng oxy hòa tan thấp do các phản ứng oxy hóa khử xảy ra trong lòng đất đã tiêu
tốn một phần oxy.
Oxy hòa tan trong nước không tác dụng với bề mặt hóa học, khi nhiệt độ tăng
khả năng hòa tan oxy trong nước giảm, khi áp suất tăng khả năng hòa tan oxy trong
nước cũng tăng. Hàm lượng hòa tan oxy trong nước tuân theo định luật Henry,
trong nước ngọt ở điều kiện 1at 0
0
C lượng oxy hòa trong nước ở điều kiện tới hạn

là 8mg/l. Khi nhiệt độ tăng lượng oxy hòa tan trong nước giảm đi, đồng thời lượng
oxy tiêu tốn trong các qúa trình oxy hóa sinh học lại tăng lên, do đó trong các
nguồn nước thường giảm đi đáng kể vào mùa hè.
2.3.2.2. Nhu cầu oxy hóa học COD (Chemical oxygen demand)
COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa kết hợp các chất hữu cơ trong nước
tạo thành CO
2
và H
2
O. COD là một đại lượng dùng để đánh giá sơ bộ mức độ
Báo cáo thực thập nhóm 1 Trang 15
Báo cáo thực tập GVHD: Viên Thị Thủy
nhiễm bẩn của nguồn nước. COD biểu thị cả lượng chất hữu cơ không thể bị oxy
hóa bằng vi khuẩn, chất oxy hóa ở đây thường dùng là kali permanganate hoặc kali
bicromat.
2.3.2.3. Nhu cầu oxy sinh học BOD (Biological oxygen demand)
COD là lượng oxy cần thiết để vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ ở điều
kiện hiếm khí. Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hóa sinh học xảy ra thì
các vi khuẩn sử dụng oxy hòa tan. Phản ứng xảy ra như sau:
Chất hữu cơ + O
2
 CO
2
+ H
2
O
Vận tốc của quá trình oxy hóa nói trên phụ thuộc vào số vi khuẩn có trong
nước và nhiệt độ của nước.
BOD cũng là một chỉ tiêu dùng để xác định mức độ nhiễm của nước. BOD có
thể xác định bằng phương pháp hóa học khi sử dụng kali permanganate, xanh

metylen, xác định từ COD. Hoặc cũng có thể dùng phương pháp sinh học dùng
chai BOD hay phương pháp hô hấp. Nhược điểm của phương pháp xác định này là
tốn nhiều thời gian. Sau 5 ngày khoảng 70 đến 80% các chất hữu cơ bị oxy hóa do
đó BOD
5
biểu thị 1 phần tổng BOD. Theo lý thuyết để oxy hóa gần hết hoàn toàn
các chất hữu cơ (98 – 99) đòi hỏi 20 ngày, thông thường BOD
5
/COD = 0,5/0,7
2.3.2.4. Khí hydrosunfua H
2
S
Khí H
2
S là sản phẩm của quá trình pân hủy các hợp chất hữu cơ, phân rác có
trong rác thải. Khí hydrosunfua làm cho nước có mùi trứng thôí khó chịu với nồng
độ cao, nó còn có tính ăn mòn cao.
2.3.2.5. Các hợp chất của nitơ.
Các hợp chất của nito có trong nước là kết quả của quá trình phân hủy chất
hữu cơ trong tự nhiên, trong chất thải và các nguồn phân bón mà con người trực
tiếp hay gián tiếp đi vào nguồn nước, các hợp chất này thường tồn tại dưới dạng
amoniac, nitrit, nitrat, và cả dưới dạng Nito.
Có thể mô tả quá trình hình thành các hợp chất nitơ trong sinh quyển theo sơ
đồ sau:
Báo cáo thực thập nhóm 1 Trang 16
Báo cáo thực tập GVHD: Viên Thị Thủy

Hình 2.1: Sơ đồ chuyển hóa Nitơ
Dựa vào sơ đồ trên ta có thể nói rằng tùy theo mức độ có mặt của nitơ mà ta
có thể biết được mức độ ô nhiễm của nước. Khi nước mới bị nhiễm bẩn bởi phân

bón hoặc nước thải trong nguồn nước có chứa NH
3
-
, NO
2
-
, và NO
3
.
. Sau một thời
gian NH
3
-
và NO
3
.
bị oxy hóa thành NO
3
.
, như vậy:
Nếu nước chứa NH
3
-
và nitơ thì coi như nước mới nhiễm bẩn và nguy hiểm
Nếu nước chủ yếu có NO
2
-
thì nước đã bị ô nhiễm thời gian dài, ít nguy hiểm
hơn
Nếu nước chủ yếu là NO

3
.
thì quá trình đã kết thúc

ở điều kiện hiếm khí NO
3
.
sẽ bị khử thành N
2
bay lên. Amoniac là chất gây ô nhiễm trầm trọng trong nước,
gây độc cho cá.
Việc sử dụng rộng rãi các nguồng phân bón hóa học cũng làm cho hàm
lượng amoniac trong nước tự nhiên tăng lên. Trong nước ngầm và nước đầm lầy
hay gặp nitrat và amoniac với hàm lượng cao người ta đã phát hiện nếu trong nước
uống nitrat có hàm lượng cao thường gây bệnh xanh xao ở trẻ nhỏ và có thể dẫn
đến tử vong.
2.3.2.6. Các hợp chất của axit cacbonnic
Độ ổn định của nước phụ thuộc vào trạng thái cân bằng giữa các dạng của
hợp chất axit cacbonic. Axit cacbonic là một axit yếu trong nước các hợp chất này
phân ly như sau:
H
2
CO
3
 ( H
+
+ HNO
3
-
)

2HCO
3
-
 CO
3
-
+ CO
2
+ H
2
O
Tương quan hàm lượng giữa CO
2
, CO
3
-
, CO
3
2-
ở một nhiệt nhất định phụ
thuộc vào nồng độ của ion H
+
, nghĩa là phụ thuộc vào nồng độ pH của nước, tương
quan này được biểu hiện trên hình 2.1.
Báo cáo thực thập nhóm 1 Trang 17
Protein NH3 NO2
NO3
N2
Qúa trình ôxy hóa
Qúa trình khử nitơ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×