Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI’’

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.73 KB, 123 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 3
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 5
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ 6
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUẢN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ TDTT TRƯỜNG HỌC.

12
1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với công tác Giáo dục thể chất 12
1.1.2. Thực trạng công tác giáo dục thể chất và thể thao trong các trường Đại học và Cao đẳng hiện
nay 15
1.1.2.1. Vị trí, nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong các trường Đại học và Cao đẳng ở nước ta 15
1.1.2.2. Nội dung chương trình 17
1.1.2.3. Tình hình sức khỏe, thể lực của sinh viên nước ta 18
1.1.2.4. Thực trạng việc dạy và học môn học Giáo dục Thể chất 20
1.1.3. Cơ sở lý luận về hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa [24], [29], [37], [38] 21
1.3.1.1. Khái niệm về hoạt động thể thao ngoại khóa 21
1.1.3.2. Nội dung thể thao ngoại khóa 22
1.1.3.3. Hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa 23
1.1.3.4. Mục đích của tập luyện TDTT ngoại khóa 24
1.1.3.5. Rèn luyện thể chất ngoại khóa 25
1.1.3.6. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động thể thao ngoại khóa trong công tác giảng dạy 26
1.1.3.7. Những yếu tố cần chú ý khi tổ chức hoạt động ngoại khoá trong công tác Giáo dụcThể chất 28
1.1.3.8. Công tác tổ chức hoạt động ngoại khoá thể dục thể thao ở các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay 30
1.1.3.9. Các nhân tố chi phối hiệu quả hoạt động ngoại khóa của các trường Cao đẳng và Đại học 33
1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG CỦA BÓNG RỔ

34
1.2.1. Đặc điểm môn Bóng rổ [23], [39] 34


1.2.2. Tác dụng của Bóng rổ 37
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CLB THỂ DỤC THỂ THAO

37
1.3.1. Quan điểm thực hiện xã hội hóa TDTT ở nước ta 37
1.3.2. Một số vấn đề có liên quan đến CLB TDTT 39
1.3.2.1. Các khái niệm 39
1.3.2.2. Những đặc điểm hoạt động cơ bản của CLB TDTT 42
1.3.2.3. Chức năng của CLB TDTT 43
1.3.2.4. Những loại hình CLB TDTT 44
1.4. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.

46
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY 48
CHÍNH KHÓA VÀ RÈN LUYỆN NGOẠI KHÓA TẠI TRƯỜNG 48
ĐẠI HỌC LUẬT NÓI CHUNG VÀ CLB BÓNG RỔ SINH VIÊN 48
ĐẠI HỌC LUẬT NÓI RIÊNG 48
2.1.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GDTC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI.

48
2.1.1. Khái quát trường Đại học Luật Hà Nội 48
2.1.2 Thực trạng về chương trình GDTC chính khóa trường Đại học Luật Hà Nội 49
2.1.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên TDTT 51
2.1.4. Thực trạng về cơ sở vật chất, sân bãi, nhà tập phục vụ cho công tác GDTC và hoạt động TDTT
của trường Đại học Luật Hà Nội 54
2.1.5. Thực trạng về kinh phí dành cho công tác GDTC và hoạt động thể thao hành năm của trường Đại
học Luật 55
2.1.6. Thực trạng về tổ chức quản lý công tác GDTC trường Đại học Luật Hà Nội 57
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TDTT NGOẠI KHOÁ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


58
2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về hoạt động Thể dục Thể thao ngoại khóa
của trường Đại học Luật Hà Nội 58
2.2.2. Động cơ tập luyện TDTT ngoại khoá của SV năm thứ nhất trường Đại học Luật Hà Nội 60
2.3. THỰC TRẠNG VỀ CÁC CLB THỂ DỤC THỂ THAO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

61
2.3.1. Thực trạng tập luyện hoạt động ngoại khóa CLB Bóng rổ của sinh viên trường Đại học Luật Hà
Nội 62
2.3.1.1. Tìm hiểu động cơ tập luyện CLB Bóng rổ của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội 62
2.3.1.2. Hiện trạng tập luyện CLB Bóng rổ của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội 64
2.3.1.3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động ngoại khóa CLB Bóng rổ của sinh viên trường Đại học
Luật Hà Nôi 64
2.4. THỰC TRẠNG VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ THỂ LỰC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI.

67
2.4.1. Thực trạng về kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội 67
CHƯƠNG 3. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ CHO
SINH VIÊN 73
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 73
3.1. XÂY DỰNG MÔ HÌNH CLB BR HOÀN THIỆN CHO SV TRƯỜNG ĐH

73
3.1.1. Xác định nội dung và hình thức hoạt động CLB Bóng rổ sinh viên 73
3.1.2. Xác định các giải pháp triển khai hoạt động CLB TT: 74
3.1.3. Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý CLB Bóng rổ hoàn thiện 76
3.2. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA CLB BÓNG RỔ SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC

78

3.2.1. Xác định các yêu cầu và căn cứ khi lựa chọn giải pháp 78
3.2.1.1. Xác định các yêu cầu khi lựa chọn giải pháp 78
3.2.1.2. Những căn cứ để lựa chọn giải pháp: 79
3.2.2. Lựa chọn giải pháp 80
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP ĐÃ LỰA CHỌN TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

87
3.3.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm 88
3.3.2. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm 90
3.3.3. Kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của các nhóm thực nghiệm và đối chứng 92
3.3.4. Kết quả kiểm chứng các giải pháp nâng cao hoạt động của CLB Bóng rổ trong hoạt động ngoại
khóa cho sinh viên trường Đại học 103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG 1.1. PHÂN PHỐI NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN HỌC TẬP TRONG CHƯƠNG TRÌNH 18
GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 18
BẢNG 2.1: NỘI DUNG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN GDTC 49
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 49
BẢNG 2.2. THỰC TRẠNG CƠ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TDTT CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI THEO ĐỘ
TUỔI VÀ TRÌNH ĐỘ (NĂM 2010- 2014) 52
BẢNG 2.3: THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤ VỤ ĐÀO TẠO MÔN GDTC 55
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 55
BẢNG 2.4. KINH PHÍ DÀNH CHO CÔNG TÁC GIẢNG DẠY 55
VÀ HOẠT ĐỘNG TDTT CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC 56
BẢNG 2.5. NHẬN THỨC CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN VỀ VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA HOẠT
ĐỘNG TDTT NGOẠI KHOÁ 59
BẢNG 2.6. ĐỘNG CƠ TẬP LUYỆN TDTT NGOẠI KHOÁ CỦA SV 60
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI (N =600) 60
BẢNG 2.7. ĐỘNG CƠ THAM GIA TẬP LUYỆN CLB BÓNG RỔ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI.
(N=600) 63

BẢNG 2.8. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN VỀ HIỆN TRẠNG CLB BÓNG RỔ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HÀ NỘI. (N = 600) 64
BẢNG 2.9. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN NHỮNG NGUYÊN NHÂN LÀM 65
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CLB BÓNG RỔ CỦA 65
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NÔI. (N=600) 65
BẢNG 2.10 THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GDTC CỦA SINH VIÊN 68
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI. (N = 600) 68
BẢNG 2.11. THỰC TRẠNG CHIỀU CAO ĐỨNG, CÂN NẶNG CỦA SINH VIÊN 70
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 70
BẢNG 2.12. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG THỂ LỰC CỦA SINH VIÊN 70
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 70
BẢNG 3.1. TỔNG HỢP Ý KIẾN CHUYÊN GIA, CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIẢNG VIÊN VỀ 79
XÁC ĐỊNH CÁC YÊU CẦU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG 79
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA CLB BÓNG RỔ SINHVIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC (N = 25) 79
BẢNG 3.2. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 81
TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA CLB BÓNG RỔ SINH VIÊN 81
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI (N = 25) 81
BẢNG 3.3. KẾT QUẢ KIỂM TRA TRƯỚC THỰC NGHIỆM 88
CỦA HAI NHÓM ĐỐI CHỨNG VÀ NHÓM THỰC NGHIỆM 88
BẢNG 3.4. KẾT QUẢ PHÂN LOẠI THỂ LỰC NAM VÀ NỮ SINH VIÊN TRƯỚC THỰC NGHIỆM CỦA HAI NHÓM
ĐC VÀ TN THEO TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC HS – SV 90
BẢNG 3.5. KẾT QUẢ KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM GIỮA HAI NHÓM 91
ĐỐI CHỨNG VÀ NHÓM THỰC NGHIỆM 91
BẢNG 3.6. ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC SAU THỰC NGHIỆM SO VỚI TRƯỚC 92
THỰC NGHIỆM CỦA NHÓM ĐỐI CHỨNG 92
93
BẢNG 3.7. ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC SAU THỰC NGHIỆM SO VỚI TRƯỚC 94
THỰC NGHIỆM CỦA NHÓM THỰC NGHIỆM 94
BẢNG 3.8. SO SÁNH KẾT QUẢ SAU THỰC NGHIỆM CỦA HAI NHÓM ĐC VÀ NHÓM TN VỚI TIÊU CHUẨN
ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC HỌC SINH, SINH VIÊN Ở ĐỘ TUỔI 20 102

BẢNG 3.9. SỐ LƯỢNG SÂN BÃI, TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CHO TẬP LUYỆN THỂ THAO NGOẠI KHÓA TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 104
BẢNG 3.10. SỐ LƯỢNG CÁC GIẢI ĐẤU THỂ THAO VÀ SỐ LƯỢNG VĐV 105
THAM GIA THI ĐẤU TRƯỚC VÀ SAU THỰC NGHIỆM 105
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
BIỀU ĐỒ 2.1. SỰ THAY ĐỔI VỀ TUỔI CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG VIÊN TDTT 53
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2014 53
BIỀU ĐỒ 2.2. SỰ THAY ĐỔI VỀ TRÌNH ĐỘ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÁN BỘ 53
GIẢNG VIÊN TDTT CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2014 53
BIỂU ĐỒ 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GDTC 68
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 68
BIỀU ĐỒ 3.1. DIỄN BIẾN SỰ THAY ĐỔI THÀNH TÍCH NẰM NGỬA GẬP 95
BỤNG CỦA NAM SINH VIÊN TRƯỚC TN VÀ SAU TN 95
BIỂU ĐỒ 3.2. DIỄN BIẾN SỰ THAY ĐỔI THÀNH TÍCH BẬT XA TẠI CHỖ 96
CỦA NAM SINH VIÊN TRƯỚC TN VÀ SAU TN 96
BIỂU ĐỒ 3.3. DIỄN BIẾN SỰ THAY ĐỔI THÀNH TÍCH CHẠY 30M 96
CỦA NAM SINH VIÊN TRƯỚC TN VÀ SAU TN 96
BIỂU ĐỒ 3.4. DIỄN BIẾN SỰ THAY ĐỔI THÀNH TÍCH CHẠY TÙY SỨC 5 PHÚT 97
CỦA NAM SINH VIÊN TRƯỚC TN VÀ SAU TN 97
BIỂU ĐỒ 3.5. DIỄN BIẾN SỰ THAY ĐỔI THÀNH TÍCH CHẠY CON THOI 97
4X10M CỦA NAM SINH VIÊN TRƯỚC TN VÀ SAU TN 97
BIỂU ĐỒ 3.6. DIỄN BIẾN SỰ THAY ĐỔI THÀNH TÍCH LỰC BÓP TAY THUẬN 98
CỦA NAM SINH VIÊN TRƯỚC TN VÀ SAU TN 98
BIỂU ĐỒ 3.7. DIỄN BIẾN SỰ THAY ĐỔI THÀNH TÍCH NẰM NGỬA GẬP 98
BỤNG CỦA NỮ SINH VIÊN TRƯỚC TN VÀ SAU TN 98
BẢNG 3.8. DIỄN BIẾN SỰ THAY ĐỔI THÀNH TÍCH BẬT XA TẠI CHỖ 99
CỦA NỮ SINH VIÊN TRƯỚC TN VÀ SAU TN 99
BIỂU ĐỒ 3.9. DIỄN BIẾN SỰ THAY ĐỔI THÀNH TÍCH CHẠY 30M 99
CỦA NỮ SINH VIÊN TRƯỚC TN VÀ SAU TN 99
BIỂU ĐỒ 3.10. DIỄN BIẾN SỰ THAY ĐỔI THÀNH TÍCH CHẠY 5 PHÚT TÙY SỨC 100

CỦA NỮ SINH VIÊN TRƯỚC TN VÀ SAU TN 100
BIỀU ĐỒ 3.11. DIỄN BIẾN SỰ THAY ĐỔI THÀNH TÍCH CHẠY CON THOI 100
4X10M CỦA NỮ SINH VIÊN TRƯỚC TN VÀ SAU TN 100
BIỂU ĐỒ 3.12. DIỄN BIẾN SỰ THAY ĐỔI THÀNH TÍCH LỰC BÓP TAY 101
THUẬN CỦA NỮ SINH VIÊN TRƯỚC TN VÀ SAU TN 101
101
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ 1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TÁC 58
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 58
SƠ ĐỒ 3.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CLB THỂ THAO SINH VIÊN 76
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 76
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi
trọng vị trí của công tác thể dục thể thao (TDTT) đối với việc phát triển con
người toàn diện và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là việc phát triển
phong trào thể thao quần chúng. Mục tiêu cụ thể trong việc phát triển TDTT
Việt Nam của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đối với sự nghiệp phát triển
TDTT của đất nước trong những năm tới là: Tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa
các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, thể dục thể thao giải trí đáp ứng
nhu cầu giải trí của xã hội và tạo thói quên hoạt động, vận động hợp lý suốt đời.
Đẩy mạnh công tác Giáo dục thể chất (GDTC) vào thể thao trường học, đảm bảo
yêu cầu con người toàn diện, làm nền tảng phát triển thể thao thành tích cao và
góp phần xây dựng lối sống lành mạnh trong tầng lớp thanh thiếu niên.
Học sinh, sinh viên là lực lượng chủ yếu và giữ vai trò quan trọng trong
phong trào thể thao quần chúng. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta xác định rõ vị
trí đặc biệt của thể thao trường học, coi GDTC là một bộ phận quan trọng
trong giáo dục quốc dân. Mục đích cơ bản của công tác GDTC là bồi dưỡng
những thế hệ trẻ thành chủ nhân tương lai của đất nước có trình độ chuyên
môn vững vàng, có sức khỏe và thể lực, tự chủ, năng động, sáng tạo, có đạo

đức và lối sống lành mạnh. GDTC trong trường học cùng với hoạt động thể
thao quần chúng, thể thao thành tích cao tạo nên sự phát triển đồng bộ của
nền thể thao nước nhà, hướng tới mục tiêu: “ Hình thành nền TDTT phát triển
và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực đáp ứng nhu cầu văn hóa của
nhân dân và phấn đấu đạt được vị trí xứng đáng trong các hoạt động TDTT
Quốc tế”.
1
Trong các văn kiện đại hội và nghị quyết TW VIII của Đảng về giáo
dục đào tạo và khoa học công nghệ đã khẳng định: “ Giáo dục đào tạo cùng
với khoa học và công nghệ phải trở thành quốc sách hàng đầu… chuẩn bị tốt
hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI … Muốn xây dựng đất nước giàu
mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện, không chỉ phát triển về
trí tuệ trong sáng, về đạo đức lối sống mà phải là con người cường tráng về thể
chất. Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của các
cấp,các ngành, các đoàn thể trong đó có giáo dục đào tạo, y tế và TDTT”
Sinh viên Việt Nam ngày nay đang được sống và học tập dưới một chế
độ ưu việt - chế độ XHCN, được thừa hưởng những thành quả của cha ông ta
để lại trong sự nghiệp chiến đấu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, được Đảng và
nhà nước hết sức quan tâm chăm sóc. Trong di chúc của Hồ Chủ Tịch người
đã căn dặn : “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất
quan trọng và cần thiết”. Thấm nhuần lời dạy của Người, thế hệ trẻ Việt Nam
trong đó có lực lượng sinh viên đang ra sức thi đua học tập, rèn luyện, góp
phần xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.Hiện nay các trường Đại học và Cao đẳng
đều có xu hướng phát triển về quy mô và đa dạng hóa loại hình đào tạo.Với
sự phát triển mạnh mẽ về số lượng sinh viên như hiện nay, vấn đề đảm bảo
chất lượng giáo dục trong đó có GDTC đang đứng trước thử thách to lớn.
Do đặc thù chuyên ngành đào tạo của Trường Đại học Luật có số lượng nữ
cán bộ viên chức, sinh viên chiếm tỷ lệ lớn, đòi hỏi nhà trường phải có chương
trình, kế hoạch giảng dạy, rèn luyện, tổ chức và tham gia thi đấu thích hợp.
Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động TDTT không ngừng

được tăng cường và hoàn thiện. Tuy nhiên do phải đáp ứng và phục vụ các
yêu cầu sử dụng vào các nội dung công việc khác nên đã hoạn chế thời lượng
sử dụng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động TDTT của nhà trường.
2
Trong những năm qua, trường Đại học Luật Hà Nội đã thưc hiện tốt
nhiệm vụ giảng dạy nội khóa môn thể dục, đồng thời nhà Trường, Đoàn
Thanh niên, Hội sinh viên cũng đã tổ chức tốt một số hoạt động thể thao
ngoại khóa dưới dạng CLB thể thao như CLB bóng đá, bóng bàn, cầu lông.
Tuy nhiên, các CLB này được thành lập và tổ chức vận hành với nhiều loại
hình khác nhau, đặc biệt là CLB Bóng rổ chỉ hoạt động mang tính tự phát,
nhỏ lẻ nên việc thu hút số lượng sinh viên tham gia tập luyện không nhiều và
không thường xuyên. Vấn đề đặt ra là nhà trường cần lựa chọn các biện pháp
phát triển
CLB thể thao sinh viên hoạt động có quy mô, có định hướng, đặc biệt là CLB
Bóng rổ.
Xuất phát từ những thực trạng nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :
“NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
CỦA CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI’’ .
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Xây dựng các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động CLB
Bóng rổ sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội trong thời gian tới.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Là sinh viên năm thứ nhất của trường và 49 thành viên trong đội tuyển
Bóng rổ.
+ 23 nam
+ 26 nữ
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của CLB Bóng rổ sinh viên trường Đại

học Luật Hà Nội.
3
4. Giả thiết khoa học
Trong quá trình quan sát và tìm hiểu thực trạng hoạt động của các CLB
thể thao cho sinh viên trong Trường Đại học Luật cho thấy các CLB nói
chung và CLB Bóng rổ sinh viên nói riêng về cơ bản còn rất nhiều hạn chế.
Nếu có những biện pháp thích hợp và hiệu quả thì hoạt động của CLB
sẽ được nâng cao chât lượng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài xác định các nhiệm vụ cụ thể sau:
5.1. Nhiệm vụ 1:
Đánh giá thực trạng công tác GDTC và hoạt động TDTT ngoại khóa
trong trường Đại học Luật Hà Nội.
Nhiệm vụ 2:
Lựa chọn và ứng dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động CLB Bóng rổ sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng hoạt động thể thao ngoại khóa trong trường Đại
học Luật Hà Nội.
- Nghiên cứu các biện pháp củng cố và phát triển CLB Bóng rổ của
Trường.
- Đối tượng và địa điểm là sinh viên năm thứ nhất của trường Đại học
Luật Hà Nội. (n = 49)
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 5/2013 đến tháng 9/2014
7. Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
4
7.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm tìm

hiểu được cơ sở lý luận, việc thực hiện được chương trình GDTC nội khóa và
hoạt động thể thao ngoại khóa trong các trường Đại học. Qua đó phát hiện ra
những vấn đề có tính quy luật, đặt ra được những giả thuyết khoa học theo
hướng tiến bộ và lựa chọn các biện pháp mang tính khách quan để có thể tác
động nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của CLB thể thao nói chung và
CLB Bóng rổ trường Đại học Luật nói riêng. Các tài liệu sưu tầm và tổng hợp
có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu bao gồm:
- Các văn kiện của Đảng và Nhà Nước về TDTT, GDTC trong trường
học nói chung và trong trường dạy nghề nói riêng.
- Các văn bản pháp quy của ngành GD&ĐT, TDTT.
7.2 Phương pháp phỏng vấn tọa đàm:
Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập các ý kiến về lĩnh vực
nghiên cứu nhằm thu thập các ý kiến về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài thông
qua phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp bằng phiếu hỏi với đối tượng phỏng vấn.
Trên cơ sở những ý kiến đó xác định được nhu cầu tham gia hoạt động CLB
Bóng rổ của sinh viên, lựa chọn được biện pháp phát triển CLB Bóng rổ trong
trường Đại học Luật.
Đối tượng phỏng của đề tài:
Các thành viên trong CLB Bóng rổ trường Đại học Luật.
Sinh viên khóa 38 của Trường. Các đối tượng này được phỏng vấn lấy
ý kiến về nhu cầu, động cơ, sự ham thích tham gia tập luyện CLB Bóng rổ.
7.3 Phương pháp quan sát và điều tra sư phạm:
Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định số giờ học thể dục, hoạt
động tập luyện và tham gia thi đấu thể thao ngoài giờ học, điều tra thực trạng
chương trình học tập nội khóa và ngoại khóa của sinh viên, thực trạng về cơ
5
sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giảng viên GDTC của nhàTrường. Kết quả của
phương pháp này được coi là cơ sở thực tiễn để xác định thực trạng hoạt động
CLB Bóng rổ, thông qua đó để lựa chọn các giải pháp phát triển CLB Bóng rổ
phù hợp với điều kiện của Trường.

7.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Đây là phương pháp nhằm thu thập thông tin về thể lực của sinh viên
trước và sau thực nghiệm. Đề tài sử dụng những test sau để đánh giá các tố
chất thể lực.
7.4.1. Nằm ngửa gập bụng (số lần/30 giây).
- Mục đích: Nhằm đánh giá sức mạnh cơ bụng.
- Phương pháp tiến hành:
Đối tượng kiểm tra ngồi trên đệm cao su, rộng 01m, dài 02m, sạch sẽ.
Hai chân co 90
0
ở đầu gối, bàn chân áp sát mặt đệm, các ngón tay đan chéo
vào nhau, lòng bàn tay áp chặt phía sau đầu, khuỷu tay chạm đùi.
Người phục vụ (hỗ trợ) ngồi đối diện với đối tượng điều tra, hai tay giữ
chặt phần dưới hai cổ chân của đối tượng kiểm tra, sao cho hai bàn chân của đối
tượng kiểm tra không nhấc khỏi mặt đệm trong quá trình thực hiện gập thân.
Yêu cầu: Đối tượng điều tra thực hiện đúng kỹ thuật và gắng sức tối đa
trong thời gian kiểm tra.
Đơn vị tính: Lần/giây.
7.4.2. Test chạy 30m xuất phát cao.
- Mục đích của việc sử dụng Test chạy 30m nhằm đánh giá khả năng về
tố chất sức nhanh của người tập.
- Phương pháp tiến hành Test 30m.
Đường chạy thẳng, dài ít nhất 45m, bằng phẳng có đường kẻ phân cách
giữa các đường chạy, mỗi đường chạy rộng ít nhất 1,25m. Kẻ vạch xuất phát,
6
vạch đích, ở hai đầu đường chạy đặt 2 cọc tiêu. Sau đích có khoảng trống ít
nhất 10m để giảm tốc độ khi về đích.
Dụng cụ: Đồng hồ bấm giờ, thước đo độ dài.
- Đơn vị tính thành tích là giây (s)
7.4.3. Test chạy con thoi 4x10m.

- Mục đích: để đánh giá khả năng phối hợp vận động và sức nhanh của
người tập.
- Phương pháp thực hiện :
Đường chạy có kích thước 10m x1,25m, bốn góc có 4 vật chuẩn để
quay đầu. Đường chạy bằng phẳng, không trơn, tốt nhất trên nền đất khô. Hai
đầu đường chạy có khoảng trống ít nhất 10m để đảm bảo an toàn, đặc biệt khi đối tượng
kiểm tra về đích.
- Dụng cụ: Đồng hồ bấm giờ, thước đo độ dài, bốn vật chuẩn đánh dấu 4 góc.
Đơn vị tính thành tích (s).
7.4.4. Test bật xa tại chỗ.
- Mục đích: đánh giá sức mạnh bột phát của người tập.
- Phương pháp tiến hành Test bật xa tại chỗ: Người tập đứng ở vạch
xuất phát, hai chân rộng bằng vai, hai tay đánh lăng, khuỵu gối và bật về phía
trước. Mỗi người được kiểm tra 3 lần, lấy thành tích của lần cao nhất.
- Đơn vị tính (cm)
7.4.5. Lực bóp tay thuận
- Yêu cầu dụng cụ: Lực kế
- Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra đứng hai chân bằng
vai, tay thuận cầm lực kế hướng vào lòng bàn tay. Không được bóp giật cục
và có các động tác trợ giúp khác. Thực hiện hai lần, nghỉ 15 giây giữa hai lần
thực hiện.
- Cách tính thành tích: Lấy kết quả lần cao nhất, chính xác đến 0,1kg
7
7.4.6. Test chạy tùy sức 5 phút (tính quãng đường, mét)
- Mục đích: Dùng để đánh giá mức độ phát triển sức bền chung (sức
bền ưa khí) của sinh viên.
- Phương pháp tiến hành: Đường chạy dài tối thiểu 50m, rộng ít nhất
2m, hai đầu kẻ 2 đường giới hạn có khoảng trống ít nhất 5m để người kiểm
tra quay đầu và đảm bảo an toàn, chạy theo từng đợt từ 4-5 sinh viên, người
kiểm tra từ vạch xuất phát với tư thế xuất phát cao chạy hết thời gian.

- Đơn vị tính: mét (m).
7.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm mục
đích kiểm nghiệm hiệu quả thực tiễn của các giải pháp nâng cao chất lượng
của CLB Bóng rổ trong hoạt động TDTT ngoại khóa mà đề tài lựa chọn. Thời
gian thực nghiệm được chúng tôi tiến hành trong một năm học. Tổ chức thực
nghiệm được tiến hành theo hình thức thực nghiệm song song (có nhóm thực
nghiệm có nhóm đối chứng).
Để khẳng định tính khoa học và tính hiệu quả của giải pháp nâng cao
chất lượng của CLB Bóng rổ trong hoạt động TDTT ngoại khóa đã đề ra
nhằm nâng cao hiệu quả ngoại khoá CLB Bóng rổ cho sinh viên trường ĐH
Luật Hà Nội chúng tôi lựa chọn 49 sinh viên khóa 38 làm đối tượng thực
nghiệm của đề tài.
- Thực nghiệm được tổ chức tại Trường ĐH Luật Hà Nội. Thời gian:
Từ tháng 9/2013 đến 06/2014 ( kỳ I,II năm học thứ nhất khóa 38 )
- Đối tượng thực nghiệm 47 sinh viên (25 nữ, 22 nam).
- Đối tượng đối chứng là 49 sinh viên (26 nữ, 23 nam).
Căn cứ vào việc giải quyết nhiệm vụ 1: Chúng tôi sẽ đề ra những giải
pháp mới, đây là những giải pháp mà trước khi đưa ra sử dụng đã được lấy ý
kiến thống nhất (thông qua phiếu phỏng vấn và phương pháp quan sát sư
phạm) tại Trường Đại học Luật Hà Nội và được sự đồng ý của Ban giám hiệu,
Bộ môn GDTC và phòng đào tạo.
8
7.6. Phương pháp toán học thống kê:
Là phương pháp sẽ được chúng tôi sử dụng trong quá trình xử lý các số
liệu đã thu thập được của quá trình nghiên cứu. Các tham số đặc trưng mà
chúng tôi quan tâm là:
x
, σ
2

, σ, W, … và được tính theo các công thức sau:
[10], [28]
Để tính toán số liệu, tác giả sử dụng phương pháp toán học thống kê:
1. Tính giá trị trung bình:
n
xi
x

=
)(
2. Tính phương sai:
1
)(
2
2


=

n
xx
i
δ
(Với n ≥ 30)
3. Độ lệch chuẩn:
2
δδ
=
4. So sánh hai số trung bình quan sát:
B

2
B
A
2
A
BA
n
S
n
S
XX
t
+

=

5. Công thức biến sai:
C
v
= 100(%)
6. Công thức so sánh 2 tần số quan sát (X
2
)
X
2
=
2
i i
i
(Q L )

L


Trong đó: Q
i
- Tần số quan sát
L
i
- Tần số lý thuyết
X
2
- Chỉ số đánh giá
9
- Công thức tính nhịp độ tăng trưởng (W%)
W =
)(5,0
21
12
VV
VV
+

x 100%
V
1
: Là trị số trung bình của lần kiểm tra 1.
V
2
: Là trị số trung bình của lần kiểm tra 2.
Việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên

cứu của đề tài được tác giả xử lý bằng phần mềm excel đã được xây dựng trên
máy vi tính.
Việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên
cứu của đề tài được xử lý bằng phần mềm SPSS 12.0, Microsoft Excel.
8. Những đóng góp của đề tài:
- Đánh giá được thực trạng của công tác hoạt động giảng dạy chính khóa
và rèn luyện ngoại khóa theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD&ĐT.
- Lựa chọn được các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho CLB
Bóng rổ sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội.
9. Kế hoạch và thời gian tổ chức nghiên cứu:
9.1 thời gian nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành từ tháng 5/2013 đến tháng 9/ 2014, chia làm 3
giai đoạn cụ thể như sau:
+ Giai đoạn 1: Từ tháng 5/2013 đến tháng 8/2013
- Tổng hợp các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Xác định hướng nghiên cứu, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .
- Xây dựng và bảo vệ đề cương nghiên cứu.
- Lập kế hoạc nghiên cứu, lựa chọn đối tượng nghiên cứu.
+ Giai đoạn 2: Từ tháng 9/2013 đến 06/2014
- Khảo sát thực trạng hoạt động CLB Bóng rổ sinh viên Trường Luật.
- Phỏng vấn các chuyên gia, một số cán bộ giảng viên, sinh viên trong
CLB Bóng rổ trong và ngoài trường.
- Lựa chọn các biện pháp.
10
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm, kiểm tra sư phạm.
- Thu thập các số liệu của đề tài
+ Giai đoạn 3: Từ tháng 7/2014 đến tháng 9/2014
- Xử lý số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
- Viết và chỉnh sửa luận văn.
- Kẻ, vẽ biểu bảng.

- Báo cáo nghiệm thu đề tài.
9.2 Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại:
- Trường Đại học Luật Hà Nội
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
10. Dự kiến cấu trúc đề tài:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Giả thiết khoa học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phạm vi nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Những đóng góp mới của đề tài
9. Kế hoạch và tổ chức nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu:
Chương 2: Thực trạng hoạt động giảng dạy chính khóa và rèn luyện
ngoại khóa tại trường Đại học Luật nói chung và CLB Bóng rổ sinh viên Đại
học Luật nói riêng.
Chương 3: Lựa chọn giải pháp phát triển hoạt động ngoại khóa CLB
Bóng rổ cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội.
11
CHƯƠNG 1. TỔNG QUẢN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số vấn đề về giáo dục thể chất và TDTT trường học.
1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với công tác Giáo dục thể chất.
Luật giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy
định tại điều 2 chương 1 về mục tiêu giáo dục như sau: "Mục tiêu giáo dục là
đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức
khỏe, thẩm mỹ và nghề ngiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của
công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [7]. Như vậy, giáo
dục thể chất trong trường học là một bộ phận hữu cơ trong các hoạt động giáo
dục của nhà trường, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, để đào tạo thế hệ trẻ
thành những con người phát triển toàn diện.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn
coi trọng công tác giáo dục thể chất trong Nhà trường, nhằm hình thành
những lớp người "Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú
về tinh thần, trong sáng về đạo đức, " [13]. Đó là mục tiêu của Đảng và Nhà
nước, là nguyện vọng của Bác Hồ và cũng là mong muốn của chính thế hệ trẻ
Việt Nam, những người sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 cũng
xác định trách nhiệm của nhà nước, xã hội trong việc phát triển nền Thể dục
Thể thao của đất nước "Quy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong nhà
trường" [8]. Giáo dục thể chất - sức khỏe cho học sinh, sinh viên thông qua
công tác giảng dạy chính khóa và các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa,
cùng các phong trào sức khỏe - vệ sinh học đường, là một nội dung giáo dục
không thể thiếu được và cũng không thể xem nhẹ trong hệ thống giáo dục
12
quốc dân.
Từ cuối năm 1950 đã có chương trình giảng dạy thể dục thể thao trong
nhà trường nhằm đảm bảo sức khỏe, hoàn thiện thể chất, năng lực vận động,
bồi dưỡng nhân cách cho học sinh - sinh viên. Ngày 07/03/1995, Chính phủ
có chỉ thị số 133/TTg về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới, có
đoạn ghi: "Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt coi trọng việc giáo dục thể chất
trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy thể dục thể thao nội khóa, ngoại
khóa, có quy chế bắt buộc các nhà trường, nhất là các trường Đại học phải có
sân bãi, phòng tập thể dục thể thao, có định biên hợp lý. Bộ Giáo dục và Đào
tạo bổ nhiệm một thứ trưởng chuyên trách chỉ đạo công tác giáo dục thể chất

trường học".[ 11]
Chỉ thị 133/TTg của Thủ tướng chính phủ khẳng định, quan điểm của
Đảng và sự quan tâm chỉ đạo của Nhà nước đối với công tác thể dục thể thao
và giáo dục thể chất hết sức đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thời
đại và trong từng giai đoạn lịch sử. Văn bản đã nêu rõ: "Công tác giáo dục thể
chất trong nhà trường cần đặc biệt coi trọng. Nội dung giảng dạy thể dục thể
thao nội khóa, ngoại khóa cần được cải tiến cho phù hợp" [11]. Điều này cho
thấy giáo dục phát triển thể chất cho con người rất quan trọng. Nó vừa mang
tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật cần được đầu tư nghiên cứu. Việc
nghiên cứu sự phát triển thể chất của con người trong giá trị tổng thể của các
giá trị văn hóa đạo đức, thể chất, tinh thần mà thể chất làm nền tảng để phát
huy hiệu quả các mặt giá trị khác.
Các nội dung trong chương trình phát triển môn học GDTC và hoạt động
thể dục thể thao trường học gắn liền với thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn nhu
cầu đời sống văn hóa thể chất, tinh thần của địa phương, đáp ứng với sự phát
triển toàn diện của con người giáo dục thể chất - sức khỏe cho học sinh - sinh
viên thông qua các nội dung trong môn học thể dục chính khóa và hoạt động
13
thể dục thể thao ngoại khóa không những để rèn luyện, nâng cao tố chất thể
lực, tố chất vận động, mà còn góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức,
lối sống, uốn nắn, bồi dưỡng những tác phong tốt, xây dựng một nếp sống vui
tươi lành mạnh. Như vậy, giáo dục thể chất trong trường học đã đi đúng với
đường lối chủ trương của Đảng và Chính phủ trong công tác xã hội hóa thể
dục thể thao theo nghị định 73/1999/NĐ-CP.[ 13]
Văn kiện đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Cùng
với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là chìa khóa để mở cửa, để đất
nước bước vào tương lai với đội ngũ tri thức khoa học vững vàng" [1]. Nghị
quyết đã định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xác định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng
đầu, nhằm xây dựng lớp người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể

lực, trong sáng về đạo đức và phong phú về tinh thần.
Để từng bước củng cố, phát triển đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục
thể chất nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung, Ban bí thư Đảng đã ra chỉ
thị số 36CT-TW về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới. Trong đó
đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục thể chất trong trường học các cấp.
Chỉ thị đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với việc
chăm lo về thể chất - sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là trong học sinh - sinh
viên với môi trường điều kiện giáo dục thuận lợi. Phát triển nền thể dục thể
thao Việt Nam cần phải chú trọng đặc biệt đến giáo dục thể chất và thể thao
trường học. Đây là cơ sở vững chắc của thể thao quần chúng và thể thao thành
tích cao.[ [2]]
Trong các trường Đại học - Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, giáo
dục thể chất cho sinh viên được coi là một mặt giáo dục, vừa là một nhiệm vụ
quan trọng, góp phần bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người phát
triển toàn diện, có sức khỏe dồi đào, có thể chất cường tráng, có dũng khí kiên
14
cường để kế tục sự nghiệp của Đảng và nhân dân một cách đắc lực. Cùng với
các mặt hoạt động khác, quá trình giáo dục thể chất giúp cho sinh viên hoàn
thiện nhân cách và những phẩm chất khác, nhằm đáp ứng đòi hỏi của cuộc
sống và nghiệp vụ chuyên môn.
Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành chương trình GDTC trong các trường
Đại học và Cao đẳng: "Chương trình GDTC trong các trường Đại học nhằm
giải quyết các nhiệm vụ giáo dục: Trang bị kiến thức, kỹ năng về rèn luyện
thể lực của sinh viên, giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, cung cấp cho sinh
viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phương pháp tập luyện
TDTT, góp phần duy trì và nâng cao sức khỏe của sinh viên" [5].
Do đó muốn giáo dục con người phát triển toàn diện phải "kết hợp hài
hòa sự phong phú về tinh thần, sự trong sáng về đạo đức, sự toàn diện về thể
chất". Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng
thời là vốn quý tạo ra sản phẩm trí tuệ và vật chất cho xã hội. Vì vậy chăm lo

con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội nói chung và ngành
TDTT nói riêng. Đó chính là mục tiêu cơ bản, quan trọng nhất của nền giáo
dục TDTT nước ta mà Đảng, Nhà nước và Bác Hồ, quan tâm và nhắc nhở.
1.1.2. Thực trạng công tác giáo dục thể chất và thể thao trong các trường
Đại học và Cao đẳng hiện nay
1.1.2.1. Vị trí, nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong các trường Đại học và
Cao đẳng ở nước ta
Phát triển TDTT và nâng cao thể lực cho sinh viên chính là mục tiêu
quan trọng, nhằm tạo ra con người đầy đủ trí và lực, đáp ứng được những yêu
cầu đỏi hỏi ngày càng cao của công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Bằng những hoạt động phong phú của mình GDTC góp phần quan trọng
trong việc rèn luyện, hình thành và phát triển cho sinh viên những phẩm chất
ý chí, lòng dũng cảm, tính quyết đoán kiên trì, ý thức tổ chức kỷ luật cũng
15
như giáo dục cho sinh viên lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, tập thể,
tính trung thực thẳng thắn và cao thượng, tạo nên nếp sống lành mạnh vui
tươi, đẩy lùi xóa bỏ những hành vi xấu và các tệ nạn xã hội. Như vậy mục tiêu
của hệ thống GDTC trong các trường Đại học và Cao đẳng là đào tạo cán bộ
khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và văn hóa xã hội có trình độ cao, hoàn
thiện về thể chất, phát triển về mọi mặt.
Để thực hiện tốt công tác giáo dục thể chất trong các trường Đại học,
Cao đẳng phải giải quyết đồng thời các nhiệm vụ sau:
- Giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa và rèn luyện tinh thần tập thể, ý
thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực lành mạnh, giáo dục
tinh thần tự giác học tập và rèn luyện thân thể, chuẩn bị sẵn sàng phục vụ sản
xuất và bảo vệ tổ quốc.
- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và
phương pháp tập luyện TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản của một
số môn thể thao thích hợp. Trên cơ sở đó bồi dưỡng khả năng sử dụng các
phương pháp để rèn luyện thân thể, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền và

tổ chức các hoạt động TDTT cơ sở.
- Góp phần duy trì và củng cố sức khỏe của sinh viên, phát triển cơ thể
một cách hài hòa, xây dựng thói quen lành mạnh và khắc phục những thói
quen xấu trong cuộc sống, nhằm tận dụng thời gian và công việc có ích, đạt
kết quả cao trong quá trình học tập, đạt được những chỉ tiêu thể lực quy định
cho từng đối tượng trên cơ sở tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi.
- Giáo dục thẩm mỹ tạo điều kiện nâng cao trình độ thể thao, các yếu tố
thể lực cho sinh viên.
Trong những năm gần đây công tác GDTC và hoạt động TDTT đã có
những tiến bộ, việc dạy và học GDTC từ phổ thông đến đại học đều đi vào nề
nếp. Nhiều trường Đại học - Cao đẳng đã thành lập các đội tuyển ở nhiều môn
16
thể thao như: Bóng đá, Bóng rổ, Bóng chuyền tham gia các giải thi đấu thể
thao Đại học - Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp tổ chức. Không dừng ở
đó sinh viên Việt Nam đã có mặt tại đại hội TDTT sinh viên Đông Nam Á.
Đã có nhiều công trình khoa học được báo cáo các phần nâng cao chất lượng
giảng dạy và chăm sóc sức khỏe của sinh viên.
1.1.2.2. Nội dung chương trình
Cùng với chương trình đổi mới giáo dục đại học chương trình GDTC
theo hướng đổi mới đầu tiên được Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và
dạy nghề trước đây ban hành theo quyết định số 203/QĐ-TDTT ngày
23/01/1989.[ 5]
- Theo chương trình khối lượng kiến thức và kỹ năng, giáo dục thể chất
nội khóa giành cho các trường Đại học và Cao đẳng bao gồm 5 đơn vị học
trình với 150 tiết được chia làm 5 học phần (mỗi học phần chứa 01 đơn vị học
trình cơ bản tương đương 30 tiết và phân ra làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1 gồm 3 đơn vị học trình (90 tiết) và giai đoạn 2 gồm 2 đơn vị
học trình (60 tiết). Ở giai đoạn 1 nội dung chủ yếu theo hướng truyền thụ cho
sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về GDTC và nội dung kỹ thuật các môn thể
thao nhằm giúp sinh viên hình thành, củng cố những kỹ năng, kỹ thuật cần thiết

trong đời sống và nghề nghiệp tương lai, tiến hành phân loại theo sức khỏe.
- Tiếp theo để phù hợp với việc tổ chức quá trình đào tạo trong các
Trường Đại học theo 2 giai đoạn, Bộ đã chính thức ban hành tạm thời chương
trình GDTC giai đoạn 1(dùng cho các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm)
theo quyết định số 1262/Giáo dục-Đào tạo ngày 12/04/1997.
- Về cấu trúc và nội dung chương trình đổi mới lần này về cơ bản giữ
nguyên chương trình năm 1989 nhưng cụ thể hóa chương trình theo giai đoạn
2 bao gồm các môn tự chọn.
Nội dung chương trình GDTC trong các trường Đại học do Bộ Giáo dục
- Đào tạo qui định được tóm lược qua việc phân bổ thời gian (khung chương
trình) dành cho các nội dung học tập như sau:
17
Bảng 1.1. Phân phối nội dung và thời gian học tập trong chương trình
Giáo dục thể chất của Bộ Giáo dục và Đào tạo
TT Nội dung Số giờ
Năm học
I II III IV
1 Lý luận 14 8 6
2
Thực hành 136
- Thể dục 32 16 16
- Điền kinh 48 20 16 6 6
- Các môn thể thao tự chọn 56 16 22 8 10
Cộng = 150 60 60 14 16
3 Ngoại khóa 320 60 60 100 100
4 Tổng cộng 470 120 120 114 116
(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1998)
Theo sự chỉ đạo hiện nay của Bộ Giáo dục - Đào tạo vẫn chỉ đạo các
trường Đại học với cấu trúc chương trình nêu trên, nhưng có sự điều chỉnh
một số nội dung theo hướng nghề nghiệp cho phù hợp. Đối với các trường

Cao đẳng sư phạm thì chỉ thực hiện với số tiết tương ứng với giai đoạn 1
là 90 tiết.
1.1.2.3. Tình hình sức khỏe, thể lực của sinh viên nước ta
Chăm lo cho thế hệ trẻ về mọi mặt, là trách nhiệm của toàn xã hội, nhằm
đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực tương lai cho đất nước. Sự chăm lo về
nhiều mặt, trong đó có mặt quan trọng và tất yếu là chăm lo về sức khỏe và
thể lực, bởi vì sự cường tráng về thể chất, không những là nhu cầu của bản
thân con người, mà còn là vốn quý để tạo ra những tài sản vật chất và tinh
thần cho xã hội.
Ý thức được điều này, nước ta đã đưa vấn đề GDTC là quốc sách và duy
trì GDTC đại học bắt buộc đối với sinh viên.
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì hiện nay sức khỏe, thể lực của
sinh viên trong các trường đại học đã khá hơn nhiều so với kết quả điều tra
18
trước đây. Điều đó đã được chứng minh kết quả của nhiều công trình nghiên
cứu điều tra, đánh giá trình độ thể lực, tình hình sức khỏe của sinh viên [27].
Theo tác giả Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải và Vũ Bích
Huệ (2000) trong cuốn "Thực trạng phát triển thể chất học sinh, sinh viên
trước thềm thế kỷ XXI", đã nhận xét: Sinh viên nước ta, đến năm 1998, ở lứa
tuổi 18 - 22 có chiều cao ở nam là 165,16 cm, ở nữ 154,81cm. So với năm
1996 của các tác giả trong cuốn "Vấn đề con người trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa", thì chiều cao của sinh viên cùng lứa tuổi ở nam là
163,97cm - 164,97cm, ở nữ là 153,2cm - 153,8cm. Kết quả đánh giá các chỉ
tiêu tố chất thể lực cho thấy ở sinh viên hiện nay, thể lực chung tốt hơn so với
trước đây [20], [ 27].
Kết quả "Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá thể lực của sinh viên trường
ĐH Mỏ - Địa Chất, Hà Nội" (1998) của Hoàng Công Dân cho thấy, ở nam
sinh viên có chiều cao từ 157,0cm - 164,5cm, ở nữ sinh viên chiều cao từ
152,0cm - 153,0cm. Và năm 1999 ở nam sinh viên chiều cao từ 163cm -
165cm, ở nữ sinh viên có chiều cao từ 154cm - 156cm [18].

Thông qua một số các số liệu trên, chúng tôi có thể thấy được một cách
sơ bộ rằng: Thể chất của sinh viên nước ta trong những năm gần đây có sự gia
tăng so với các năm trước. Điều này đã phản ánh thực tế đời sống kinh tế ổn
định và các điều kiện của cuộc sống được cải thiện của đất nước và quá trình
GDTC trong các trường Đại học đi đúng hướng. Tuy nhiên thể hình và thể
trạng của người Việt Nam vốn thấp bé, lại trải qua nhiều năm chiến tranh, do
đó trình độ thể lực dù có gia tăng trong thời gian gần đây, thì khi so sánh các
nước trong khu vực vẫn thấp hơn so với các đối tượng cùng lứa tuổi. So với
các tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD - ĐT ban hành vào năm 1998,
đến nay sinh viên "đạt" yêu cầu quá ít. Theo Phạm Thị Nghi (1999), sinh viên
Đà Nẵng chạy 50m ở nam là 9''8, ở nữ là 10''68 trong khi đó tiêu chuẩn "đạt"
19

×