Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

MÔ TÍP HUYỀN THOẠI TRONG TRƯỜNG CA THU BỒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.06 KB, 93 trang )

MỤC LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do lựa chọn đề tài
- Từ xa xưa, huyền thoại đã giải phóng con người giảm bớt đi những băn
khoăn, ám ảnh về thế giới tự nhiên và những điều kì bí của thế giới, qua
những cách trả lời ngây ngô mà minh triết về một thế giới hỗn mang, về cảnh
khai thiên lập địa, sự xuất hiện của thần linh và trần tục, thiên đàng và địa
ngục…Cho đến bây giờ cho dù khoa học có hoàn thiện và chuẩn xác đến đâu
thì cũng không vì thế mà huyền thoại giảm bớt đi sức hấp dẫn.Bởi huyền
thoại thỏa mãn nhu cầu bản tính của con người khát khao tìm về bản thể gốc,
tìm lại cái nôi sinh dưỡng để bảo toàn và nâng đỡ tâm hồn con người. Trên
thế giới từ xưa đã xuất hiện những bản trường ca vĩ đại, đánh dấu những giai
đoạn bước ngoặt lớn trong lịch sử, trong đó các yếu tố huyền thoại như một
phương thức tư duy và nghệ thuật chủ yếu trong các trường ca như: I-li-át và
Ô-đi-xê của Hi Lạp, Ramayana và Mahabharata của Ấn Độ, Riêm-kê của
Campuchia…Còn ở Việt Nam, nói đến trường ca không thể quên Đăm Săn,
Xinh Nhã, Đăm Di…của Tây Nguyên, Xống chụ xon xao( Tiễn dặn người
yêu) của người Thái, Út lót vi điêu của người Mường
- Quá trình đổi mới và hội nhập trong giao lưu văn hóa đa chiều, văn học đang
dần thoát ra khỏi những quy phạm hạn hẹp, vươn tới chiếm lĩnh cuộc sống ở
những biên độ rộng và sâu hơn. Một quan niệm đa chiều về con người và hiện
thực tự nó sẽ đòi hỏi những hình thức diễn đạt tương ứng bằng nghệ thuật. Và
phương thức huyền thoại hóa chính là một hình thức rộng mở của nghệ thuật
văn chương. R. Wagner ngay từ thế kỉ XIX đã sáng suốt cho rằng nghệ thuật
huyền thoại là nghệ thuật của tương lai.
- Trong những năm dài khi dân tộc ta còn bị nô lệ, thể loại trường ca bị phai
mờ trong các thể loại văn học. Trường ca bị lãng quên và bị gán ghép vào
những bài thơ dài, thơ truyện và tự đánh mất chân dung của mình.
2
Cuộc kháng chiến trường kì vĩ đại của dân tộc ta kéo dài suốt hơn 30


năm, đã đánh dấu những mốc son chói lọi vào những trang sử giữ nước hào
hùng. Dân tộc ta cần có cái gì đó tương xứng để ghi lại nó.Không hẹn mà gặp,
trường ca trong thời kì này đã nở rộ, luôn xuất hiện ở những nơi đầu sóng
ngọn gió.Và trường ca của Thu Bồn đã xuất hiện cùng với những mô típ
huyền thoại, như một biện pháp nghệ thuật độc đáo, khiến các tác phẩm của
ông sống mãi với thời gian.
Nghiên cứu mô típ huyền thoại trong trường ca Thu Bồn góp phần
khám phá một nội dung đặc sắc trong sáng tác của ông, đồng thời cho phép
khẳng định trường ca của Thu Bồn trong nền văn học nước nhà.
II. Lịch sử vấn đề
1. Về mô típ.
Có thể nói mô típ trong văn học đã được các nhà nghiên cứu quan tâm
từ lâu. Đã có những định nghĩa, những cách hiểu khác nhau về mô típ trong
văn học. Nó được coi là có tính chất kí hiệu và được xem là một khâu, một
mắt xích quan trọng trong cấu tạo đề tài và tổ chức phát triển cốt truyện.
Bàn về khái niệm mô típ vào những năm cuối của thế kỉ XIX, A.N Vê-
xê-lôp-xki đã đưa ra một định nghĩa kinh điển rất có ích đối với việc xác định
phương pháp nghiên cứu mô típ trong văn học: “ Tôi hiểu mô típ như một
công thức quan trọng được lặp lại nhiều lần. Mô tip như là đơn vị trần thuật
đơn giản nhất bằng hình tượng, giải quyết những vấn đề khác nhau mà đời
sống đặt ra”[ ,Tr.313]. Như vậy mô tip là đơn vị cố định, có tính bền vững,
được sử dụng lặp lại nhiều lần và là một hiện tượng phổ biến trong văn học
nghệ thuật.
Ở Việt Nam mô tip cũng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Xin
nêu một số ý kiến tiêu biểu: Nguyễn Tấn Đắc trong Về bảng mục lục tra cứu
típ và mô típ của truyện kể dân gian”(1990), nhà xuất bản Khoa học xã hội,
Hà Nội cho rằng: “ Thông thường, người ta xem mô tip là phần nhỏ nào đó
3
không thể chia tách, có ít nhiều khác lạ và được sử dụng lặp đi lặp lại. Đồng
thời, mô tip hiểu là những phần tử đơn vị vừa mang tính đặc trưng vừa mang

tính bền vững của truyện kể dân gian”.[20 ,Tr.11]. Ông còn nhấn mạnh thêm:
Trong ngôn ngữ thông thường, mô tip chỉ là những nét khác biệt hoặc là
những nét nổi bật. Từ mô tip thường được sử dụng trong văn học nghệ thuật,
âm nhạc, thuật ngữ tạo hình và hoa văn trang trí. Nguyễn Tấn Đắc cũng lưu ý
thêm mô tip là yếu tố bền vững, có tính chất độc đáo, được sử dụng phổ biến
trong truyện kể dân gian.[31, Tr.18 ].
Ở bài viết “Việc biên soạn từ điển típ và mô típ trong ngành Folklore
thế giới” trong Tạp chí Văn hóa dân gian số 3, 1983 của Tăng Kim Ngân
cho rằng giới nghiên cứu văn hóa đã thống nhất với định nghĩa của Thomp
son. Thomp son cho rằng: “Mô tip là một cái gì đó có thể hơi đặc biệt, độc
đáo, nó phải làm cho người ta nhớ và lặp đi lặp lại trong các dị bản. Bản
thân mô tip có thể là mẩu kể ngắn và đơn giản như là một sự việc đủ để gây
ấn tượng ưa thích cho người khác nghe”[38]. Theo Thomp son mô tip có một
phạm vi hoạt động rất rộng, nó xuất hiện trong tất cả các loại hình nghệ thuật.
Trong nghệ thuật điêu khắc, hội họa có một hình khối của hình mẫu hay
đường nét thường lặp đi lặp lại hoặc kết hợp với hình mẫu theo một kiểu cách
riêng biệt nào đó. Trong âm nhạc và bài hát dân gian cũng có những khuôn
nhạc giống nhau thường trở lại luôn. Trong nghệ thuật dân gian nói chung
mô tip chính là hình mẫu thường được lặp đi lặp lại trong các tác phẩm như
một dấu ấn độc đáo.Mô tip là một yếu tố riêng biệt, độc đáo, có ý nghĩa và
được sử dụng lặp lại nhiều lần để tạo ấn tượng nghệ thuật trong các tác phẩm
khác nhau.
Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán- Trần Đình Sử - Nguyễn
Khắc Phi, 1992 cho biết theo Hán- Việt mô tip là mẫu đề (do người Trung
Quốc phiên âm motif trong tiếng Pháp) có thể trở thành các từ “khuôn”,
“dạng” hoặc “kiểu” trong Tiếng Việt nhằm chỉ “những thành tố, những bộ
4
phận lớn hoặc nhỏ được hình thành bền vững, ổn định và được sử dụng nhiều
lần trong tác phẩm văn học nghệ thuật”[23, Tr.197 ]. Mô tip là yếu tố không
thể chia tách được, bản thân nó bền vững và ổn định và xuất hiện có tính chất

lặp đi lặp lại trong văn học nghệ thuật.
Trong Từ điển văn học, Chu Xuân Diên đã đề cập đến khái niệm mô
tip như sau: “ Thuật ngữ phiên âm tiếng Pháp (từ motif) đôi khi dịch sang
tiếng Việt là mẫu đề dùng để chỉ những yếu tố đơn giản nhất có ý nghĩa trong
cấu tạo đề tài, cốt truyện của tác phẩm nghệ thuật”. [27, Tr.117].
Như vậy, ý kiến của các nhà nghiên cứu, phần lớn đã thống nhất xem
mô típ là những thành tố, bộ phận có tính chất ổn định, bền vững, lặp đi lặp
lại trong tác phẩm và biểu thị một ý nghĩa tượng trưng nào đó.Tóm lại, trong
luận văn này chúng tôi hiểu: Mô típ là những kí hiệu đã được mã hóa, mang
tính chất bền vững, ổn định, được lặp đi lặp lại nhiều lần, nhằm gây ấn
tượng, là phương tiện để truyền tải tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Mô típ
không chỉ là đặc trưng của truyện cổ tích mà còn thể hiện trong các loại
truyện dân gian, truyện hiện đại.
Ví dụ: Trong truyện cổ tích có một số mô típ như: Mô típ tái sinh, mô
típ ban thưởng, mô típ trừng phạt, mô típ về “sự ra đi”, mô típ về một kết
thúc có hậu…Còn trong thần thoại và sử thi có: Mô típ về đấng sáng tạo(anh
hùng văn hóa), mô típ về người anh hùng chiến trận, mô típ kẻ phản bội(kẻ
thù)…Còn trong các truyện hiện đại thì các mô típ kể trên có thể được lặp lại
nguyên mẫu, nhưng cũng có thể được nhà văn “đọc lại” một cách sáng tạo,
mang dấu ấn riêng của người sáng tác.
Trong các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án của
trường Đại học Sư phạm Hà Nội, mô típ cũng được đề cập đến với nhiều nội
dung khác nhau như:Mô típ cây sinh ra người và người hóa thành cây trong
truyện cổ tích Việt Nam và Đông Nam Á, (Đinh Hải Ninh, 2006); Mô típ tái
5
sinh trong cổ tích thần kì Việt Nam, (Khuất Thị Phượng, 2006); Mô típ “sự ra
đi” trong truyện cổ tích Việt Nam, (Đinh Hải Ninh, 2007)… Mô típ cây thần
kì ban sự giàu sang trong kho tàng truyện cổ tích thần kì của các dân tộc Việt
Nam, (Phan Khánh Linh, 2010); Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu
về mô típ trong văn học hiện đại như: Mô típ “biến dạng” trong tác phẩm

của Frank Kafka, (Nguyễn Thị Tuyết Nhung, 2002); Mô típ “trinh thám”
trong một số tác phẩm Việt Nam đương đại, (Đặng Thị Lan Anh, 2009); Mô
típ tự truyện trong sáng tác của Nguyễn Khải, (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2010);
Qua các đề tài khoa học đã nêu trên, các motip được đề cập đến khá đa
dạng, phong phú, thể hiện sự tìm tòi, phát hiện đặc sắc của người nghiên cứu,
trải dài từ những câu chuyện cổ tích cho đến hiện đại. Phần lớn các đề tài
khoa học trên đều thống nhất mô típ là một khuôn, kiểu trong truyện dân gian,
được lặp đi lặp lại nhiều lần trong các truyện khác nhau, nó là yếu tố mang
nghĩa nên có tính chất kí hiệu.
Tuy nhiên, vấn đề mô típ huyền thoại còn chưa được đề cập cụ thể và
sâu sắc, đặc biệt là motip huyền thoại trong thể loại trường ca còn là vấn đề
mới mẻ. Với đề tài này người nghiên cứu mong muốn được đóng góp một
tiếng nói để khẳng định một nội dung đặc sắc trong trường ca của Thu Bồn.
2. Về mô típ huyền thoại trong văn học.
2.1. Thần thoại và huyền thoại trong văn học.
Trong tiếng Việt hai từ Thần thoại và Huyền thoại đồng nghĩa, tương
đương với các thuật ngữ Myth, Mythe trong ngôn ngữ phương Tây và đều bắt
nguồn từ từ Mythos trong ngôn ngữ Hy Lạp cổ. Có thể thấy rằng, nếu xét về
cùng một loại hình tự sự, thần thoại và huyền thoại có giá trị tương đương
nhau: Đều là thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử truyện
kể dân gian các dân tộc, là những câu chuyện hoang đường, tưởng tượng…
mang tính chất thần kì, siêu nhiên do con người nguyên thủy sáng tạo ra để
phản ánh và lí giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan
niệm vạn vật có linh hồn.
6
Quan niệm thông thường hay nhấn mạnh đến tính chất tự sự của thần
thoại. Thần thoại được cho là một “loại truyện kể dân gian về các vị thần và
các nhân vật anh hùng thần hóa, phản ánh các quan niệm ngây thơ của người
thời cổ về các hiện tượng tự nhiên và khát vọng của con người về một đời
sống tốt đẹp [41, Tr.925]. Thần thoại là “tập hợp những truyện kể dân gian về

các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh
quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và của đời sống con
người” [27, Tr.1646].
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng: Sự kiện trong các thần thoại
thường là các sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn đến toàn bộ cộng đồng, là khởi
nguồn cho nhân vật thần thoại phát huy những sức mạnh siêu nhiên của
mình. Nhân vật trong các câu chuyện thần thoại cũng hết sức đặc biệt. Đó là
những con người chức năng, có thể là của những hiện tượng tự nhiên, có thể
là của những hiện tượng xã hội[ 28, 24].
Trên thế giới, sự khôi phục mối quan tâm thần thoại diễn ra vào cuối
thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.Trong tâm thế khủng hoảng trước sự sụp đổ của
chủ nghĩa thực chứng, thất vọng trước phương pháp nhận thức phân tích cũng
như siêu hình học, con người thời đại máy móc, cơ khí nảy sinh mong muốn
được quay trở về với thần thoại, với thế giới quan cổ đại để bảo toàn và nuôi
dưỡng tâm hồn mình, gắn liền với những quan điểm văn hóa của R. Wagner
và F. Nietzsche, cộng thêm sự hồi sinh mạnh mẽ của truyền thống lãng mạn
trong văn học, cùng với các thủ pháp tư duy - nghệ thuật mới mẻ, đã tạo nên
các kiểu Huyền thoại hiện đại hay Huyền thoại hóa trong văn học.
Về Huyền thoại trong văn học, từ xa xưa trong tác phẩm Nghệ thuật thi
ca, Aristote cho thơ ca(văn học nghệ thuật) là sự mô phỏng động thái con
người, được biểu hiện trong ngôn ngữ với sự trợ giúp của hòa âm và nhịp
điệu. Nhà thơ, theo Aristote cơ bản là người kể chuyện, người viết truyện hư
cấu, người sáng tác huyền thoại. Ông nêu lên được đặc điểm quan trọng của
7
văn chương nghệ thuật, đó là lãnh địa của sự hư cấu và tưởng tượng.Nhưng
bản thân ông chỉ giới hạn huyền thoại trong phạm vi tự sự.[ 10].
Tác giả Piere Brunel, trong lời tựa của cuốn sách Từ điển huyền thoại
(Nxb Rocher, 1988) cho rằng: “Có một sự mập mờ về thuật ngữ mà chắc
chắn người ta không bao giờ xóa hết” [43,Tr.59] khi đề cập đến khái niệm
huyền thoại. Ông cho rằng văn chương và nghệ thuật (và hiện nay là điện

ảnh) có vai trò căn bản như là một “phòng lưu trữ huyền thoại”, chính vì
huyền thoại bị bao bọc bởi văn chương mà nó có thể tồn tại. Nhưng huyền
thoại văn chương đã bổ sung những ý nghĩa mới cho huyền thoại nguyên
thủy. Từ đó ông kết luận: Huyền thoại chính là “tất cả những gì mà văn
chương đã biến thành huyền thoại, hay toàn bộ những gì mà một nền văn hóa
có thể và mong muốn biến thành huyền thoại”.
Ông đưa ra quan niệm của mình về huyền thoại gồm ba khía cạnh:
Một là huyền thoại - truyện kể: Huyền thoại là câu chuyện mà sức
mạnh nằm ở chỗ nó được nhìn nhận, được tin tưởng một cách sâu sắc như- là-
thực( as real, as reality). Khi nó chỉ còn là câu chuyện(mere story) thì nó
không còn là huyền thoại thực sự nữa.
Hai là huyền thoại - giải thích: Huyền thoại là truyện kể giải thích cội
nguồn, giải thích hiện thực tồn tại như thế nào, thế giới phát triển ra sao, con
người quan hệ với thế giới bằng những kiểu thức nào…
Ba là huyền thoại – biểu hiện: Huyền thoại như một ngôn ngữ tượng
trưng. Tính phái sinh và chức năng đạo đức của câu chuyện huyền thoại là
quan trọng để thiết lập quan hệ giữa huyền thoại và tưởng tượng, giữa huyền
thoại và hệ tư tưởng.
Huyền thoại còn được hiểu như một hình thức tư duy đặc thù của con
người nguyên thủy. Trong cuốn Từ điển văn học bộ mới có viết “huyền
thoại chỉ một hình thức tư duy đặc thù của con người thời nguyên thủy, trong
đó cái kỳ ảo che dấu những sự thật, được bảo lưu dưới nhiều dạng thức tinh
8
thần nhiều nhóm cư dân trên thế giới và đi vào văn học nghệ thuật…huyền
thoại mang tính đa âm, phát sáng nhiều thông điệp, nó xuất phát từ vô thức
tập thể ngày xưa. Nó trở thành những mẫu cổ, từ đó các nhà văn sau này.
Cũng theo đó, quan niệm của Lại Nguyên Ân, chia việc nghiên cứu
huyền thoại hóa thành ba hướng: “Một là tăng cường sử dụng các hình tượng
và cốt truyện thần thoại…Hai là xuất hiện tâm thế sáng tạo nên những huyền
thoại in đậm dấu ấn tác giả…Ba là sáng tác những tác phẩm kiểu như “tiểu

thuyết huyền thoại”, “kịch huyền thoại”, “trường ca huyền thoại”…thì việc
nghiên cứu mô típ huyền thoại trong văn học là một nhánh của nghiên cứu
huyền thoại hóa. Từ đó có thể nghiên cứu mô tip huyền thoại trong trường ca
của Thu Bồn có thể nghiên cứu theo các hướng như trên.
Việc nghiên cứu huyền thoại trong các công trình luận án, luận văn của
trường Đại học Sư phạm Hà Nội có thể kể: Biện pháp huyền thoại hóa trong
sáng tác của Phạm Thị Hoài, (Nguyễn Anh Tuấn, 2005); Huyền thoại hóa
không gian trong “thương nhớ mười hai”, (Đặng Thị Thái Hà, 2012); Huyền
thoại hóa trong thơ trung đại và thơ mới, (Lê Thị Bích Hòa, 2010); Huyền
thoại trong thơ Lý Hạ, (Nguyễn Thị Thúy Hạnh, 2007)…
Các công trình này đã nghiên cứu khá tỉ mỉ, phong phú về huyền thoại
trong các lĩnh vực thơ, truyện ngắn, ca dao…nhưng huyền thoại trong trường
ca hiện nay còn là vấn đề chưa được quan tâm nhiều.Nghiên cứu về mô típ
huyền thoại trong văn học còn ít được đề cập.Đặc biệt nghiên cứu về mô típ
huyền thoại trong trường ca của Thu Bồn còn là mảnh đất chưa được khai
phá.Đó cũng là lý do gợi ý để chúng tôi thực hiện luận văn này.
2.2. Về mô típ huyền thoại trong sử thi - trường ca.
Nói về trường ca ở những năm 80, Thu Bồn thừa nhận: Cho đến nay,
chúng ta chưa có một định nghĩa nào về trường ca. Những định nghĩa của
nhà trường về trường ca thì đã cũ quá, chỉ thích hợp với những trường ca cổ
điển mang tính chất anh hùng ca. Ông cho rằng, nói đến trường ca cổ điển( sử
9
thi) là phải nói đến huyền thoại, những vị thần linh, những anh hùng siêu
tưởng…Còn với trường ca của thời đại ngày nay thì“huyền thoại đã thuộc về
nhân dân”[40, Tr.534]. Trong trường ca của Thu Bồn, nhân dân với sức mạnh
đoàn kết có thể sắm vai người anh hùng, người khổng lồ, người mẹ sinh ra
muôn loài… hay cuộc chiến tranh nhân dân thời chống Mĩ có thể gắn với
những huyền thoại mang tính khai thiên lập quốc…của những mô típ thần
thoại xa xưa.
Nghiên cứu về trường ca là đề tài không mới. Đã có rất nhiều định

nghĩa về trường ca cả trong và ngoài nước. Nhà lí luận văn học Bêlinxki cho
rằng: “ Trường ca là một loại tác phẩm thơ dài đặc biệt, có đặc trưng riêng
về nội dung”.Tuy nhiên ông cho rằng có sự phân biệt giữa trường ca và truyện
bằng thơ, tiểu thuyết bằng thơ. Còn viện sĩ Guilaiep của Nga cũng cho rằng:
“ Trường ca là những tác phẩm gồm nhiều phần mang đặc tính sử thi và trữ
tình – trường ca đó là sự kế tục trực tiếp của sử thi cổ điển và anh hùng ca”
[ 29, Tr.12 ] .Như vậy, các nhà lí luận Xô Viết cũng có những cách hiểu khác
nhau về trường ca.
Ở Việt Nam, cũng có một số cách hiểu khác nhau về trường ca. Trong
Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán- Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc
Phi, cho rằng: “ Trường ca là tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt
truyện tự sự hoặc trữ tình. Trường ca cũng được dùng để gọi các tác phẩm sử
thi thời cổ và trung đại, khuyết danh hoặc có tác giả”[23,Tr.376]. Như vậy
trường ca ở đây được hiểu bao gồm cả sáng tác văn học dân gian và văn học
viết cổ điển và hiện đại.
Cuốn Thuật ngữ lí luận văn học của trường Đại học sư phạm Vinh,
1974 cũng viết: “Thuật ngữ trường ca xuất hiện như là để chỉ một danh từ
nước ngoài, danh từ Poema trong tiếng Nga chỉ một thể loại văn học dân
gian Nga truyền thống với đặc trưng là tác phẩm thơ thể hiện một nội dung
10
lớn có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc. Nhiều khi trường ca được dùng một
cách rộng rãi để chỉ một tác phẩm thơ dài hơi không nhất thiết phải có nội
dung lớn.Trong trường hợp này, trường ca chỉ có ý nghĩa là bài ca, bài thơ
dài”.Ở khái niệm này, trường ca được hiểu theo một định nghĩa rất rộng.
Còn về trường ca hiện đại của Việt Nam, trong cuốn luận văn “Trường
ca Thu Bồn” của Nguyễn Thị Huê, 2005 có viết: “Trường ca hiện đại ở Việt
Nam không thể là sự tiếp tục tự nhiên của các trường ca trong lịch sử như
kiểu Iliat và Ôđixê, như kiểu Ramayana và Mahabharata, như kiểu các khan
Tây Nguyên và các loại saga Poem ở các dân tộc khác trước kia. Các nhà
nghiên cứu văn học Đỗ Văn Khang và Vũ Đức Phúc lại cho rằng có thể gọi

những bản trường ca chống Mĩ là trường ca sử thi hiện đại”. Và cuối cùng
Nguyễn Thị Huê đưa ra cách hiểu của mình về trường ca” “Trường ca là
những tác phẩm thơ dài hơi có quy mô kết cấu hình thức và nội dung hướng
đến cái toàn thể cộng đồng dân tộc, mang dấu ấn tinh thần của thời đại”.
Như vậy, qua các khái niệm về trường ca nêu trên khá phong phú,
nhưng đều có những quan điểm chung thống nhất. Theo chúng tôi “trường ca
là một tác phẩm thơ dài hơi, có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình, mang tính sử
thi, phản ánh tinh thần của dân tộc và thời đại”.
Nghiên cứu về các đặc điểm, nội dung của trường ca đã có tương đối
nhiều công trình của các nhà nghiên cứu văn học.Riêng ở trường Đại học Sư
phạm Hà Nội đã có các luận văn, luận án nghiên cứu về trường ca ở một số
nội dung:Hệ thống biểu tượng trong thơ ca trường ca Thanh Thảo của Vũ Thị
Minh Hạnh, 2009; Trường ca Thanh Thảo cấu trúc và ngôn ngữ của Bùi Thị
Hoàng Yến, 2009; Chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo của Hoàng Thị
Thu Hương, 2009; Đặc điểm cơ bản của trường ca Trần Anh Thái của Nguyễn
Thị Tuyết Anh, 2009.Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến hệ thống
biểu tượng, cấu trúc và ngôn ngữ, đặc điểm cơ bản…của trường ca.
11
Riêng về trường ca Thu Bồn, đã có một số công trình nghiên cứu. Các
tác giả đều tập trung khẳng định sự thành công về nội dung và nghệ thuật đặc
sắc, góp phần khẳng định vị trí của Thu Bồn trong thơ ca cách mạng nước ta.
Tuy nhiên, mỗi công trình đều có những nghiên cứu, phát hiện mới mẻ:
Luận văn Trường ca Thu Bồn của Nguyễn Thị Huê, Đại học Sư phạm
Hà Nội, 2005: Khẳng định những thành công của Thu Bồn ở một thể loại giàu
chất sử thi, những giá trị tinh thần cao cả của ngôn ngữ thi ca thời đại.
Đặc điểm trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo -Luận
Án tiến sĩ văn học, Mai Bá Ấn, H, 2008: Phân tích được sự đa dạng, phong
phú, sáng tạo trong khả năng chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống và con người,
nêu lên những đóng góp về nghệ thuật trường ca của ba tác giả. Riêng về Thu
Bồn, ông khẳng định những nét riêng về phong cách trường ca Thu Bồn, sự

đóng góp của Thu Bồn vào lịch sử văn học nói chung và sự phát triển của
trường ca nói riêng, cũng như những đóng góp trong tiến trình hiện đại hóa thơ
ca Việt Nam.
Trường ca Thu Bồn dưới góc nhìn thể loại củaNgô Quý Dương, Đại
học Sư Phạm Hà Nội, 2010: Nêu các đặc điểm nổi bật của trường ca Thu Bồn,
nêu lên những đóng góp về cấu trúc nghệ thuật trường ca Thu Bồn;
Trường ca Thu Bồn viết về Tây Nguyên của Nguyễn Thị Mai Hằng,
Đại học Sư phạm Hà Nội, 2012: Đi sâu vào tìm hiểu, đánh giá cả về nội dung
hiện thực lẫn hình thức nghệ thuật của những trường ca mà Thu Bồn viết về
mảnh đất Tây Nguyên.
Như vậy, mô típ huyền thoại trong trường ca Thu Bồn là đề tài còn mới
mẻ. Sáng tác của Thu Bồn có những đóng góp lớn trong kho tàng văn học
Việt Nam, đặc biệt là thể loại trường ca trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.
Với luận văn này chúng tôi mong muốn được đóng góp thêm một nội dung
đặc sắc khi nghiên cứu về trường ca củaThu Bồn.
III. Nhiệm vụ của đề tài:
12
1. Tìm hiểu hệ thống lí thuyết về mô típ, mô típ huyền thoại trong văn học đã
được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước bàn tới.
2. Trên cơ sở đó, nghiên cứu một số đặc điểm của mô típ huyền thoại trong
trường ca nói chung và tập trung đi sâu nghiên cứu đặc điểm mô típ huyền
thoại trong trường ca Thu Bồn nói riêng. Đồng thời chỉ ra đặc điểm, các yếu
tố biểu hiện mô típ huyền thoại trong trường ca Thu Bồn.
IV. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Thu Bồn là cây bút viết đều tay, phong phú về nội dung đề tài, đa dạng
về hình thức thể hiện dưới nhiều thể loại khác nhau. Để nghiên cứu trường ca
dưới góc độ mô típ huyền thoại chúng tôi chọn những trường ca sau đây: Bài
ca chim chơ-rao(1962), Vách đá Hồ Chí Minh(1970), Chim vàng chốt
lửa(1973), Người gồng gánh phương Đông(1972), Quê hương mặt trời
vàng(1975), Bazan khát(1976), Campuchia hi vọng(1978), Oran 76

ngọn(1979), Người vắt sữa bầu trời(1985).
VII. Phương pháp thực hiện:
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành triển khai theo
hướng lí thuyết ứng dụng dưới ánh sáng của thi pháp học có kết hợp với các
phương pháp nghiên cứu sau:
1. Phương pháp thống kê, phân loại.
2. Phương pháp so sánh, tổng hợp.
3. Phương pháp hệ thống.
4. Phương pháp phân tích, khái quát.
IX. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn bao gồm:
Chương I: Huyền thoại trong sử thi. Huyền thoại trong trường ca
hiện đại.Mô típ huyền thoại trong trường ca.
1.1.Huyền thoại như một nguyên tắc cấu trúc của sử thi.
1.1.1.Sử thi và các thuộc tính của sử thi.
1.1.2.Huyền thoại trong sử thi.
1.2.Sự chuyển hóa của huyền thoại trong văn học hiện đại.
1.3.Mô típ huyền thoại trong trường ca hiện đại.
13
Chương II: Đặc điểm của mô típ huyền thoại trường ca Thu Bồn.
2.1.Mô típ về đấng sáng tạo.
2.2.Mô típ về người anh hùng.
2.3. Mô típ về kết cục có hậu.
Chương III: Một số phương thức biểu hiện mô típ huyền thoại
trong trường ca Thu Bồn.
3.1.Không gian nghệ thuật.
3.2. Giọng điệu nghệ thuật.
3.3. Các biện pháp tu từ nghệ thuật.
14
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. HUYỀN THOẠI TRONG SỬ THI VÀ TRƯỜNG CA
HIỆN ĐẠI. MÔ TÍP HUYỀN THOẠI TRONG TRƯỜNG CA
1.1.Huyền thoại như một nguyên tắc cấu trúc của sử thi.
1.1.1. Sử thi và các thuộc tính của sử thi.
Sử thi là một khái niệm được sử dụng nhiều và ổn định.
Sử thi (thuật ngữ châu Âu: épos, épic) là khái niệm được tiếp nhận từ
các nền học thuật chịu ảnh hưởng quan niệm văn học và mỹ học thuộc truyền
thống châu Âu dưới hai phạm vi rộng và hẹp: Trong nghĩa rộng, thuật ngữ chỉ
một thể loại tự sự, một trong ba loại thể văn học phân biệt với kịch và trữ tình.
Ở phạm vi hẹp, hiện nay được dùng một cách tương đối phổ biến trong các
nền văn học dân tộc nói chung, thuật ngữ chỉ thể loại sử thi anh hùng.
Trong nghĩa hẹp, chuyên biệt và có cách hiểu tương đối phổ quát, sử thi
chỉ một hoặc một nhóm thể loại trong tự sự, đó là sử thi anh hùng, tức những
thiên tự sự kể về quá khứ anh hùng, là bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời
sống nhân dân và về những anh hùng, dũng sĩ, tiêu biểu cho một thế giới sử
thi. Sử thi anh hùng tồn tại dưới dạng truyền miệng và văn bản thành văn.
Phần lớn những bản chép các thiên sử thi anh hùng tiêu biểu đều có ngọn
nguồn dân gian và bản thân các đặc điểm của thể loại cũng hình thành ở cấp
độ dân gian.
Mỗi dân tộc có một kiểu loại sử thi vừa chứa đựng những đặc điểm của
sử thi nói chung lại vừa mang những sắc thái riêng của sử thi dân tộc mình.
15
Sử thi có những thuộc tính riêng so với các thể loại văn học khác.Trong
cuốn “Nghiên cứu sử thi Việt Nam”, Phan Đăng Nhật đã tổng hợp ý kiến của
nhiều tác giả có uy tín để nêu lên các thuộc tính sử thi:
“Sử thi trước hết là một tác phẩm tự sự dài hơi thuộc phạm trù văn học
nghệ thuật. Nó có liên quan đến các phạm vi khác như: Phong tục, tập quán,
lịch sử, địa lý…nhưng không phải là những tư liệu hoàn toàn chính xác như
sử học, dân tộc học, xã hội học…
Sử thi cũng không thuộc về văn học nghệ thuật chuyên nghiệp bác học

mà thuộc về văn hóa dân gian, là cái mà Mác gọi là “nghệ thuật chưa bắt
đầu với tư cách là sáng tác nghệ thuật”.
Đề tài trung tâm của sử thi là những vấn đề lớn liên quan đến toàn
cộng đồng, sự chuyển biến của một thời kì lịch sử trong đó có những sự kiện
lớn ảnh hưởng đến toàn cộng đồng và có khi đến cả loài người. Lịch sử - xã
hội được thâu tóm lại và được hình tượng hóa bằng nhân vật anh hùng, trung
tâm của sử thi.
Nội dung của sử thi được diễn đạt bằng nghệ thuật thần kỳ, tạo nên sự
hào hùng, kì vĩ của sử thi.
Tất cả những thuộc tính trên được bắt nguồn từ xã hội tiền giai cấp. Ở
đó lịch sử đặt ra những vấn đề lớn như những phát kiến nguyên thủy của loài
người( tìm lửa, tìm nước), chiến tranh thời dân chủ quân sự, chiến đấu thống
nhất lực lượng toàn tộc người. Ở đó có tinh thần hòa hợp cộng đồng, không
có mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn đối kháng của cộng đồng, chính nó tạo nên
sự hào hùng kì vĩ”.[37, Tr.408].
Trong sử thi, nội dung cấu trúc của nó chủ yếu được hình thành bởi tư
duy huyền thoại.
Những thuộc tính chung của tư duy huyền thoại:
16
Một số đặc điểm của tư duy huyền thoại là hệ quả của hiện tượng người
“nguyên thủy” còn chưa tách nổi bản thân mình một cách minh xác ra khỏi
thế giới tự nhiên xung quanh và đưa vào các khách thể tự nhiên những thuộc
tính cố hữu của mình, gán cho chúng sự sống, dục vọng của con người, hoạt
động kinh tế có mục đích, hữu ích, khả năng thể hiện trong diện mạo con
người, có tổ chức về mặt xã hội…Tính “còn chưa chia tách này” không tới
mức bị coi là kết quả của ý thức thống nhất với thế giới tự nhiên và của hiểu
biết tính hợp lý một cách tự phát trong chính tự nhiên, mà chính là sự thiếu
hiểu biết không phân biệt được tự nhiên và con người về chất. Nếu không có
hiện tượng nhân cách hóa ngây thơ môi trường tự nhiên bao quanh thì không
chỉ việc nhân cách hóa nói chung trong các huyền thoại mà cả tín ngưỡng

nguyên thủy như tục thờ tượng, thuyết vật linh, thuyết vật tổ…cũng trở nên
vô nghĩa. Đến lượt mình, các tín ngưỡng này lại được khắc họa rõ ràng trong
huyền thoại.
Tính khuyếch tán của tư duy nguyên thủy còn lộ ra cả trong sự phân
tách không rõ ràng chủ thể - khách thể, vật chất – tinh thần(tức là sự vật và ký
hiệu, đồ vật và từ ngữ, sinh vật và tên gọi của nó), đồ vật và các thuộc tính
của nó, số ít và số nhiều, tĩnh và động, các quan hệ không gian và thời gian…
Sự phát triển hết sức yếu ớt các khái niệm trừu tượng(được các dữ liệu
ngôn ngữ tộc người chứng minh rộng rãi) là bản tính của tư duy nguyên thủy,
do đó việc phân loại và phân tích logic được thực hiện một cách khá cồng
kềnh nhờ những quan niệm trực quan cụ thể, dẫu chúng có khả năng mang
tích chất biểu tượng và ký hiệu mà không mất đi tính cụ thể của mình.Chất
liệu trực tiếp của logic nguyên thủy là nhận thức cảm tính sơ giản cho phép
thông qua sự tương đồng và tương kỵ của các thuộc tính cảm xúc mà thực
hiện quá trình khái quát nhưng không xa rời cái cụ thể.
17
Các quan hệ không gian – thời gian thích hợp không thể được giải
phóng khỏi những sự vật cảm tính cụ thể, những nhân vật, tình huống lấp đầy
không gian, thời gian dẫn tới quan niệm về tính không đồng nhất của không
gian và thời gian. Sự tiếp cận các đối tượng dựa theo các tính chất phụ bên
ngoài của chúng, theo sự tiếp giáp trong không gian và thời gian có thể biến
thành những mối liên hệ nhân – quả; còn nguồn gốc, ở một ý nghĩa nhất định,
có thể thay thế bản chất. Đặc điểm này(rất đặc trưng cho tư duy trẻ thơ) vô
cùng quan trọng bởi nó dẫn tới chính đặc trưng của huyền thoại, nhằm mô
hình hóa thế giới xung quanh bằng cách kể về nguồn gốc các bộ phận tạo
thành thế giới ấy.
Bản thân tư duy logic còn chưa khu biệt rõ các yếu tố động cơ tình cảm
hữu hiệu, điều đó không chỉ giản đơn hóa bất cứ “sự tham dự” nào(theo nghĩa
lesvy-Bruhl vẫn dùng) mà còn giải thích được nhiều điều trong thực hành
nghi lễ ma thuật [35, Tr. 215].

1.1.2.Huyền thoại trong sử thi:
Nếu như khi chuyển các huyền thoại sang cổ tích, vũ trụ huyền thoại bị
che lấp một phần bởi “gia đình”, thì khi chuyển từ huyền thoại sang sử thi anh
hùng, nổi lên bình diện thứ nhất là những mối quan hệ của các bộ lạc và các
quốc gia cổ đại thường là đã từng tồn tại trong lịch sử. Nhưng trong các sử thi
cổ đại được hình thành trước khi có sự liên kết rõ rệt về mặt nhà nước, các
truyền thuyết thực ra là có tính “lịch sử” vẫn là ngọn nguồn thứ yếu của sự
phát triển sử thi, ở mức độ nhất định, chúng cùng tồn tại bên cạnh nhau và
hầu như không hòa lẫn vào nhau.
Trong sử thi cổ đại thường có một hệ thống huyền thoại mang tính đối
ngẫu giữa các bộ lạc thù địch- bộ lạc người của mình và bộ lạc ma quái của kẻ
khác mang màu sắc quỷ sứ. Sự đối lập đó không hề cản trở việc trong sử thi
cũng đề cập và hiện diện cả những “thế giới” huyền thoại và “bộ lạc” khác,
nhưng nổi lên ở bình diện thứ nhất là hai “bộ lạc” luôn luôn đối địch nhau đó.
18
Trong các thuật ngữ của sự thù địch về bộ lạc, cuộc tranh đấu đó đã cụ thể
hóa việc bảo vệ vũ trụ khỏi rơi vào tình trạng hỗn mang[35, Tr.365].
Trong sử thi cổ đại, bộ lạc sử thi “của mình” không có tên gọi lịch sử.
Ở đây, điều quan trọng là trong các hình tượng anh hùng của các trường ca sử
thi và các truyền thuyết cổ nhất đã bộc lộ rõ những đặc điểm di vật của bậc
thủy tổ hoặc của anh hùng văn hóa.
Có thể thấy rất rõ cơ sở huyền thoại không chỉ ở sử thi thực sự cổ đại,
mà cả trong các sử thi cổ điển của thế giới cổ đại. Nếu như chúng ta không
thể chấp nhận về đại thể lí thuyết coi nghi lễ là nguồn gốc của sử thi anh
hùng, thì chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng trong sáng tác sử thi được sinh ra
bởi các nền văn minh nông nghiệp cổ đại, với tư cách là “các mô hình” xây
dựng cốt truyện và hình tượng, các huyền thoại lịch biểu rất đặc trưng cho các
nền văn minh nông nghiệp đã được sử dụng rộng rãi.
Như vậy, cơ sở huyền thoại được bảo tồn cả trong các hình thức cổ
điển của sử thi. Nhưng các hình thức cổ điển được phát triển trong điều kiện

thống nhất các dân tộc – những đại diện của truyền thống sử thi, thành quốc
gia rõ rệt, đã hoàn thành những bước tiến quan trọng trên con đường giải
huyền thoại hóa. Khác với các sử thi cổ đại, chúng dựa vào các truyền thuyết
lịch sử và trước hết chúng sử dụng ngôn ngữ của truyền thuyết lịch sử để kể
về các sự kiện quá khứ xa xăm nhưng không phải là quá khứ huyền thoại, mà
là quá khứ lịch sử, hay đúng hơn là quá khứ dã sử. Sự khác biệt chủ yếu với
sử thi cổ đại không phải ở mức độ xác thực của câu chuyện mà là ở chính
“ngôn ngữ” kể chuyện được truyền đạt thông qua các thuật ngữ của nhân
chủng học, chứ không phải của vũ trụ học, được giải thích bởi các tên địa dư,
các tên gọi lịch sử của các bộ tộc và các quốc gia, của các hoàng đế và lãnh
tụ, các chiến binh và kiều dân. Thời gian sử thi được xây dựng theo kiểu thời
gian huyền thoại, thời gian khởi thủy và thời gian hành động tích cực của các
19
bậc tổ tiên định trật tự kế tiếp, nhưng không phải nói về sự sáng lập thể giới
mà là về buổi bình minh của lịch sử dân tộc, về sự xây dựng các tổ chức nhà
nước cổ đại [35, Tr.374].
Cuộc đấu tranh trong huyền thoại vì một trật tự vũ trụ chống lại tình
trạng hỗn mang được hình thành nhằm bảo vệ các nhóm bộ lạc thị tộc, quốc
gia, bảo vệ “niềm tin” riêng chống lại “bọn xâm lược”, “bọn áp bức”,
“những kẻ đa thần giáo” đôi khi có những thuộc tính huyền thoại, ma thuật.
Nhưng ánh hào quang “phù thủy” của nhân vật sử thi sẽ hoàn toàn bị tiêu tan,
nhường chỗ cho vẻ đẹp và đạo đức anh hùng chân chính. Khác với truyện cổ
tích, sử thi anh hùng không được xem như là sự hư cấu, và với ý nghĩa đó,
huyền thoại và sử thi có thể đối lập với truyện cổ tích ở mức độ như nhau. Chỉ
có trong sử thi lãng mạn(tiểu thuyết hiệp khách), các tuyến của sử thi anh
hùng và truyện cổ tích thần kỳ dường như mới hòa trộn được vào với nhau.
Sử thi lãng mạn được nhận thức như là sự hư cấu nghệ thuật.
Cuốn Phê bình huyền thoại của Đào Ngọc Chương trang 51có viết:
Theo G. Vico – Giáo sư tu từ học của Ý, về mặt lịch sử ông đã “gắn huyền
thoại vào thời đại của các thần, tức thời đại của những quốc gia đa thần

giáo. Ở đó những con người đầu tiên của loài người sống như trẻ thơ trước
vũ trụ, thiên nhiên. Cái tâm lý trẻ thơ ấy khiến mọi người ngạc nhiên trước
tất cả mọi vật trong thế giới” [17,Tr.51] Còn về cơ chế sáng tạo huyền thoại
thì ông chú ý đến sức tưởng tượng mang tính cơ thể mạnh mẽ đến xuất thần
của con người nguyên thủy khi họ hoàn toàn chìm sâu trong cơ thể của mình,
và bằng vào nó họ sống động hóa vật giới, vừa chuyển những “cái mình đã
làm” vào ngoại giới vừa gắn với những cái bất tri vào thần với tư cách là
nguyên nhân. Dĩ nhiên Vico cũng chú ý đến tính cụ thể cảm tính, tính vật thể
cảm xúc và chất tưởng tượng cực kỳ mạnh mẽ của huyền thoại.
20
Như vậy, sử thi của mỗi dân tộc đều có những đặc điểm riêng nhưng
đều thống nhất ở một số đặc trưng cơ bản như: Đều là những tác phẩm tự sự
dài hơi thuộc phạm trù văn học nghệ thuật; đề tài thường là những vấn đề lớn
của cộng đồng; nội dung được diễn đạt bằng nghệ thuật thần kỳ, hùng vỹ…và
trong sử thi, tư duy huyền thoại chi phối nội dung cấu trúc của nó. Vì thế, sự
nhân cách hóa một cách ngây thơ về môi trường tự nhiên đã tạo nên những
huyền thoại và những nghi lễ ma thuật trong đời sống.
1.2.Motip huyền thoại trong văn học.
1.2.1.Motip huyền thoại và những cổ mẫu:
Trong lịch sử nghiên cứu về trường phái phân tâm học, cuộc chia tay
giữa C. Jung và Freud có lẽ bắt đầu từ vấn đề biểu tượng đến vô thức tập thể
hay là từ sự đặt lại vấn đề của Jung đối với khái niệm libido của Freud. Chính
các bài tập(tests) liên tưởng từ đối với các bệnh nhân bị chứng loạn tâm tiềm
ẩn đã giúp Jung phát hiện hiện tượng bị dồn nén, sự dồn nén, và điều đó đã
đưa Jung đến với Freud. Nhưng trong quá trình điều trị Jung phát hiện ra rằng
trong những giấc mơ của các bệnh nhân này hiện diện một thứ kinh nghiệm
mà cá nhân chưa hề trải qua, tức một thứ kinh nghiệm vượt khỏi vô thức cá
nhân.Điều này buộc Jung phải quan tâm không chỉ đến ý nghĩa của những
biểu tượng có trong giấc mơ.Jung cho rằng phải hiểu được những biểu tượng
này thì mới có thể điều trị được.Yêu cầu này thúc đẩy Jung nghiên cứu huyền

thoại, và ông nhận thấy rằng có một mối quan hệ hết sức thú vị giữa các
huyền thoại cổ với tâm lý của những con người nguyên thủy. Khi đi sâu vào
nghiên cứu tâm lý của những con người nguyên thủy, Jung bắt gặp vô thức
tập thể. Khái niệm vô thức tập thể của Jung đã ra đời từ một quá trình tìm
kiếm như thế.Bài thuyết trình đầy cảm hứng và vô cùng rực rỡ của Jung liên
quan đến vấn đề “cổ mẫu của vô thức tập thể”[17, Tr.90]…
21
Những nội dung của vô thức cá nhân chủ yếu là “những mặc cảm thể
điệu tình cảm”( the feeling – toned complexes) như chúng ta gọi; chúng kiến
lập đời sống tâm lý riêng tư và cá nhân. Còn những nội dung của vô thức tập
thể thì lại được biết đến như những cổ mẫu[17, Tr.91].
Trên con đường đi tìm lại di sản đã mất của phương Tây, Jung tìm gặp
vô thức và các cổ mẫu.
Sự khác biệt cơ bản trong quan niệm giữa Freud và Jung là ở chỗ, nếu
như Freud đồng nhất tiềm thức với những gì bị gạt ra khỏi ý thức, cho rằng
tiềm thức thuộc về phạm trù cá nhân. Còn Jung chia tiềm thức thành hai tầng
bậc: Ở phía trên là lớp thuộc về cá nhân gắn với kinh nghiệm của cá nhân, là
nơi chứa đủ loại “mặc cảm” tâm lý bất thường; lớp nằm sâu hơn thuộc về tập
thể, không được phát triển riêng biệt mà chỉ kế thừa và chỉ có thể trở thành ý
thức khi được lặp lại. Trong giấc mơ và trí tưởng tượng của con người xuất
hiện các hình tượng gợi nhớ tới các hình tượng hoặc môtip của huyền thoại
và truyện cổ tích. Các phần lõi tập thể nằm sâu bên trong tiềm thức, theo Jung
chứa đựng những cổ mẫu chứ không phải những mặc cảm. Jung cho rằng
những cổ mẫu là hiện tượng đặc biệt, gần với cái trong huyền thoại được gọi
là “những môtip”.[35, Tr.71].
Theo Jung, cổ mẫu là dữ liệu trực tiếp của kinh nghiệm tâm linh mà
biểu hiện rõ nhất của nó được lưu giữ trong huyền thoại. Chính cây cầu cổ
mẫu đã nối huyền thoại với vô thức tập thể, và đã nối huyền thoại với văn học
thông qua vô thức tập thể.
Trong cuốn sách “Phê bình huyền thoại”, tác giả Đào Ngọc Chương đã trích

dẫn ý kiến của N. Fry e cho rằng “huyền thoại là một quyền lực thông tin trung tâm
cung cấp ý nghĩa cổ mẫu cho nghi lễ và câu chuyện cổ mẫu cho lời sấm truyền. Vì
thế huyền thoại là cổ mẫu, mặc dù có thể là thích hợp khi ta đề cập huyền thoại là
ám chỉ đến câu chuyện, và cổ mẫu là nói về ý nghĩa”[17, Tr.107].
Cho đến đây, chúng ta sơ bộ hình dung hiện tượng chuyển hóa của
huyền thoại trong văn học bằng con đường vô thức tập thể với những cổ mẫu
22
nhân cách hóa, những cổ mẫu dịch biến của C. Jung hoặc bằng con đường
thâm nhập một cách vô thức của nguyên tắc nhận thức, nguyên tắc cấu trúc…
Đặc biệt những quy ước thể loại của huyền thoại đối với văn học. Theo tác
giả Đào Ngọc Chương, chúng ta cũng có thể nói đến sự thâm nhập của huyền
thoại vào văn học hay là sự chuyển hóa của huyền thoại bằng con đường ý
thức. Sự tiếp nhận của nhà văn đối với huyền thoại là một thực tế không thể
phủ nhận, đặc biệt với môi trường văn hóa dân gian. Tất cả trở thành thứ kiến
thức và đến một lúc nào đó nó chuyển thành chất liệu sáng tạo. Cái lúc nào đó
chính là lúc chất liệu huyền thoại kia, chất liệu văn hóa dân gian kia tương
hợp hay là nó làm phát sáng các chất liệu thực của đời sống đã trở thành máu
thịt của tác giả. Chính vì thế mà chất liệu huyền thoại thường là không hiện
ra trọn vẹn, nó có thể được nhà văn “đọc lại”; cấu trúc của nó có thể thay
đổi, những mô típ có thể bị đảo ngược, một số yếu tố có thể bị lược bỏ…Đó là
những thành tố, thậm chí những dấu vết, gợi lên cái yếu tố cổ sơ của huyền
thoại, cái cảm thức siêu nhiên của huyền thoại.
1.2.2.Mô típ huyền thoại trong trường ca hiện đại.
Mỗi dân tộc đều có huyền thoại riêng biệt có thể được phản ánh trong
truyền thuyết, văn hóa dân gian và hệ tư tưởng – mặc dù, nói cách khác,
huyền thoại có được hình vóc đặc thù của mình từ môi trường văn hóa mà
trong đó chúng trưởng thành – trong ý nghĩa chung, huyền thoại là phổ quát.
Hơn nữa, những mô típ và chủ đề giống nhau có thể được tìm thấy trong
nhiều hệ huyền thoại khác nhau, và một số hình ảnh trở đi trở lại trong huyền
thoại của các dân tộc cách xa trong thời gian và không gian có khuynh hướng

mang một ý nghĩa chung hoặc, chính xác hơn có khuynh hướng gợi ra những
phản ứng tâm lý có thể so sánh được và phục vụ những chức năng văn hóa
giống nhau. Những mô típ và hình ảnh như thế gọi là cổ mẫu. Nói một cách
đơn giản, cổ mẫu là những biểu trưng phổ quát. Những cổ mẫu này và những ý
nghĩa biểu trưng thường có khuynh hướng được liên kết lại một cách rộng rãi.
23
Sử thi được ra đời trong thời đại con người còn chưa tách khỏi tự
nhiên, nhu cầu giải thích thế giới kì bí còn rất lớn. Trường ca hiện đại là sự
tiếp nối của sử thi. Trong sử thi - trường ca nói chung thường xuất hiện các
mô tip về các bậc tiên tổ - đấng sáng tạo – anh hùng văn hóa. Các bậc anh
hùng ấy có thể là người cha vĩ đại, hình tượng người mẹ - đặc trưng của chế
độ mẫu hệ, hình tượng các vị thần… đã có công tạo ra trời đất, muôn loài,
lửa, nước…cội nguồn sự sống của thế giới này.
Ngoài ra, trong sử thi của các dân tộc trên thế giới có những mô tip
thường lặp đi lặp lại như: Mô tip về sự tái sinh; mô tip về nạn đại hồng thủy;
mô tip về sự bất tử; mô tip về không gian chiến trận; mô tip người khổng lồ; mô
tip về cặp đôi người anh hùng – kẻ phản bội, mô típ về đấng sáng tạo, mô típ về
người anh hùng, mô típ về sự kết thúc có hậu…những mô tip này cũng được sử
dụng trong trường ca hiện đại, trong đó có trường ca của Thu Bồn của Việt Nam.
Những mô típ đã được Thu Bồn sử dụng như: Mô tip về cặp đôi người anh hùng
– kẻ phản bội, mô típ về đấng sáng tạo, mô típ về người anh hùng, mô típ về sự
kết thúc có hậu, mô típ về không gian chiến trận…
Mặc dù mỗi dân tộc đều có hệ huyền thoại riêng biệt, tuy nhiên có
những mô tip hay những hình ảnh trở đi trở lại trong những huyền thoại của
các dân tộc cách xa trong thời gian và không gian có khuynh hướng mang
một ý nghĩa chung. Đào Ngọc Chương trong cuốn Phê bình huyền thoại có
đưa ra một số mô tip, những cổ mẫu mang ý nghĩa chung như sau:
- Sự sáng tạo: Có lẽ là mô típ cơ bản nhất của tất cả những mô típ cổ mẫu –
hầu như mọi hệ thống huyền thoại đều được xây dựng trên một số giải thích
làm thế nào mà vũ trụ, thiên nhiên và loài người lại hiện hữu nhờ một số đấng

siêu nhiên hoặc những sinh vật.
- Sự bất tử: Một cổ mẫu cơ bản khác, nhìn chung đang giữ một trong hai hình
thức tự sự cơ bản:
24
- Trốn khỏi thời gian: “Trở lại thiên đàng”, một cõi hạnh phúc hoàn toàn, vô
tận mà người nam hoặc người nữ được hưởng trước khi sự đọa lạc của họ trở
thành sự thối nát và tử vong.
Sự bị dìm đầy bí ẩn vào trong thời gian chu kỳ: Chủ đề cái chết và tái
sinh vô tận, liên tục – con người đạt được một kiểu bất tử bằng cách quy phục
nhịp điệu huyền bí, mênh mông của chu kỳ vĩnh cửu của tự nhiên, đặc biệt
chu kỳ mùa.
Những cổ mẫu người anh hùng(những cổ mẫu biến đổi và chuộc tội):
- Sự truy tìm: Người anh hùng(vị cứu tinh, người giải nguy) thực hiện cuộc
hành trình dài trong thời gian đó anh hoặc chị ta phải thực hiện những nhiệm
vụ bất khả, chiến đấu chống quái vật, giải những câu đố không thể trả lời, và
vượt qua những chướng ngại không thể vượt qua được để giải cứu vương
triều.
- Sự khai tâm: Người anh hùng chịu một loạt những thử thách nhức buốt trong
khi đi từ sự không biết và chưa chín chắn đến thời kỳ trưởng thành xã hội và
tinh thần, nghĩa là đạt được sự chín chắn và trở thành thành viên đầy đủ long
cánh trong nhóm xã hội của anh hoặc chị ta. Sự khai tâm chung nhất bao gồm
ba giai đoạn rõ rệt: (1); Chia ly; (2): Biến đổi; (3): Trở về. Giống sự truy tìm,
đây là một biến thể cổ mẫu cái-chết-và-tái-sinh.
- Cái thân tội chịu hiến tế: Người anh hùng, đồng nhất với sự phúc lợi của bộ
lạc hoặc quốc gia, phải chết để chuộc tội của nhân dân và hồi phục đất để
được phì nhiêu.
Tiểu kết: Như vậy, sử thi của mỗi dân tộc đều có những đặc điểm riêng
nhưng đều thống nhất ở một số đặc trưng cơ bản như: Đều là những tác phẩm
tự sự dài hơi thuộc phạm trù văn học nghệ thuật; đề tài thường là những vấn
đề lớn của cộng đồng; nội dung được diễn đạt bằng nghệ thuật thần kỳ, hùng

vỹ…và trong sử thi, tư duy huyền thoại chi phối nội dung cấu trúc của nó. Vì
25

×