TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ TUYẾN
HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG VÀ
THÂN PHẬN CON NGƢỜI TRONG
TIỂU THUYẾT BẾN KHÔNG CHỒNG
CỦA DƢƠNG HƢỚNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
HÀ NỘI - 2014
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ TUYẾN
HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG VÀ
THÂN PHẬN CON NGƢỜI TRONG
TIỂU THUYẾT BẾN KHÔNG CHỒNG
CỦA DƢƠNG HƢỚNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH
HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo - Tiến Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo
trong khoa Ngữ văn đặc biệt là các thầy, cô trong tổ Văn học Việt Nam -
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong 4 năm
học nói chung và trong quá trình nghiên cứu khóa luận nói riêng.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm,
động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Mặc dù có nhiều cố gắng song với trình độ và kiến thức còn hạn chế
của người viết, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy, cô và các bạn sinh viên để
khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Tuyến
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của tôi cùng với
sự giúp đỡ của các thầy, cô trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo – Tiến sĩ Nguyễn Thị
Tuyết Minh.
Trong quá trình làm khóa luận, tôi có tham khảo những tài liệu có liên
quan đã được hệ thống trong mục Tài liệu tham khảo. Khóa luận Hiện thực
đời sống và thân phận con người trong tiểu thuyết Bến không chồng của
Dương Hướng không có sự trùng lặp với các khóa luận khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5, năm 2014
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Tuyến
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Đóng góp của khóa luận 5
7. Cấu trúc của khóa luận 6
Chƣơng 1. TIỂU THUYẾT BẾN KHÔNG CHỒNG TRONG ĐỜI
SỐNG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 7
1.1. Quan niệm về tiểu thuyết 7
1.2. Thể loại tiểu thuyết trong đời sống văn xuôi Việt Nam đương đại 8
1.3. Tác giả Dương Hướng và tiểu thuyết Bến không chồng 11
1.3.1. Tác giả Dương Hướng 11
1.3.2. Tác phẩm Bến không chồng 13
Chƣơng 2. BỨC TRANH HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG VÀ THÂN
PHẬN CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT BẾN KHÔNG
CHỒNG CỦA DƢƠNG HƢỚNG 16
2.1. Hiện thực đời sống 16
2.1.1. Đời sống nông thôn thời hậu chiến 16
2.1.2. Đời sống nông thôn với nhiều hủ tục nặng nề 20
2.2. Thân phận con người 27
2.2.1. Thân phận người lính thời hậu chiến 27
2.2.2. Thân phận người phụ nữ 35
Chƣơng 3. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN
HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG VÀ THÂN PHẬN CON NGƢỜI TRONG
TIỂU THUYẾT BẾN KHÔNG CHỒNG CỦA DƢƠNG HƢỚNG 49
3.1. Sử dụng những biểu tượng có giá trị nghệ thuật cao 49
3.1.1 Biểu tượng “bến” 49
3.1.2. Biểu tượng “ngôi từ đường họ Nguyễn” 52
3.1.3. Biểu tượng “vạt cỏ bằng” 52
3.2. Giọng điệu cảm thương, xót xa 53
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng, nhưng đề tài về chiến tranh vẫn được
các nhà văn thời hậu chiến dành cho nhiều ưu ái. Các nhà văn đã dồn bút lực
của mình để dựng lại cho hậu thế bối cảnh của hiện thực đời sống, xã hội Việt
Nam trong những năm tháng trong và sau chiến tranh cũng như những nỗi
thống khổ của con người thời chiến. Số lượng tác phẩm viết về chiến tranh
ngày càng tăng từ sau năm 1986. Cuộc đời và con người được soi chiếu dưới
những góc nhìn đa dạng, với những cảm hứng mới mẻ.
Dương Hướng là một trong những nhà văn thời hậu chiến có tác phẩm
viết về chiến tranh. Ông thuộc thế hệ nhà văn cùng thời với Ma Văn Kháng,
Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Mạnh Tuấn… Nhưng phải đến
khi ngoài 40 tuổi, danh tiếng của ông mới được bạn đọc biết đến qua tập
truyện ngắn đầu tay “Gót son” (1989). Dường như, ông đến với văn chương
khá chậm nhưng “chậm mà chắc”. Ông sáng tác không nhiều. Tuy nhiên,
bằng tài năng văn chương của mình, Dương Hướng đã có vị trí vững vàng
trong đội ngũ các nhà văn tên tuổi giai đoạn đầu đổi mới. Nhắc đến nhà văn
Dương Hướng độc giả nghĩ ngay tới tác phẩm Bến không chồng. Tiểu thuyết
này đã đem lại cho nhà văn người Thái Bình giải A của Hội Nhà văn Việt
Nam năm 1991. Bến không chồng tái hiện lại khung cảnh làng Đông – vùng
đồng bằng Bắc Bộ. Nơi đó có sông Đình, có cầu Đá Bạc, có những người lính
bước ra từ chiến tranh với bao mất mát, hi sinh và có cả những người phụ nữ
mòn mỏi, cô đơn, chịu nhiều nỗi bất hạnh, gian truân. Những hình ảnh đó,
con người đó ám ảnh não cân và tâm khảm của bạn đọc bao thế hệ. Đó chính
là lí do, là động lực khiến chúng tôi lựa chọn đề tài: “Hiện thực đời sống và
thân phận con người trong tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng”.
2
Hi vọng khóa luận này sẽ đem lại cho bạn đọc yêu văn thời hậu chiến
nói chung và tác phẩm Bến không chồng của Dương Hướng nói riêng cảm
nhận sâu sắc về những nỗi thống khổ của con người trong đêm trước Đổi mới.
2. Lịch sử vấn đề
Bến không chồng của nhà văn Dương Hướng được in năm 1991 do nhà
xuất bản Hội Nhà văn phát hành. Ngay sau đó, tác phẩm đã đoạt giải A – giải
thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Từ đó đến nay, Bến không chồng là cái
tên được nhắc tới khá nhiều trong giới nghiên cứu, phê bình văn học.
Nhà văn Nguyên Ngọc nhấn mạnh: “Đến Bến không chồng của Dương
Hướng thì tiếng kêu thét của cá nhân bị vùi dập càng mạnh mẽ, thống thiết
hơn” và “Dương Hướng là ngòi bút có tình khi nói về nỗi đau của con
người” [18, 13 - 14]. Lời nhận xét của tác giả đầy xúc động, chân thành đã
phần nào nói lên sự đồng tình, ủng hộ của độc giả với Bến không chồng ngay
từ ngày đầu ra mắt.
Tiếp sau đó, Nguyễn Văn Long cũng có bài phê bình về tác phẩm Bến
không chồng. Theo tác giả thì nông thôn trong Bến không chồng không chỉ
được khai thác sâu ở phương diện các phong trào cách mạng, các vấn đề của
đời sống chính trị xã hội mà tập trung vào việc làm rõ ý thức và tập quán từ họ
tộc tới số phận con người. Nguyễn Văn Long đã nhìn ra một “bản sắc” riêng
biệt, chứa ẩn trong Bến không chồng. Theo thời gian, người đọc thấy rằng, sức
hấp dẫn của Bến không chồng chính là sự chân thực và cách nhìn cảm thông,
nhân đạo với số phận con người nhất là người phụ nữ của Dương Hướng.
Năm 2009, trên Tạp chí sông Hương số 248, giáo sư Phong Lê cho rằng:
“Bến không chồng, ở thời điểm mở đầu 90, quả đã góp được một cái nhìn mới
về bức tranh đất nước thời chiến và hậu chiến… với gánh nặng không phải chỉ
là chiến tranh, về phía khách quan, mà còn là những lầm lạc của con người
trong bối cảnh có quá nhiều biến động và thử thách, mà tất cả những ai do lịch
3
sử để lại không đủ tầm và sức để vượt qua… Bến không chồng lại có được một
vẻ đẹp khác trong khuôn hình cổ điển, mộc mạc và chân phương trong cốt
truyện, trong cách dẫn dắt và ngôn từ - một ngôn từ không lấp lánh tài hoa, mà
giản dị, tự nhiên…” [10, 75 – 80]. Phong Lê cũng lí giải căn nguyên đổ vỡ, khổ
đau của những thân phận người trong tác phẩm là “do lịch sử để lại”, một lịch
sử quá nghiệt ngã với con người làng Đông, bởi tất cả những mất mát, hi sinh,
dữ dằn và khốc liệt của chiến tranh đã chà xát tâm hồn họ, đẩy họ tới tận cùng
của bi kịch, đau thương. Điều đáng chú ý, tác giả đã nhìn nhận, tìm hiểu và
đánh giá về Bến không chồng đặt trong hành trình văn nghiệp của Dương
Hướng, để thấy sự tiếp nối, kế thừa những đặc điểm của tác phẩm này ở những
tác phẩm sau đó của nhà văn.
Cùng thời điểm này, năm 2009, trên website của nhà văn Dương
Hướng duownghuongqn.vnwebblogs.com, tác giả Nguyễn Duy Liễm trong bài
viết: “Dương Hướng người ghi mốc son cho văn học thời kì đổi mới” có bàn
luận: “Viết về Bến không chồng Dương Hướng đã nghiễm nhiên rẽ ngoặt. Tác
phẩm của anh là một nhát gạch chéo vào cái lối mòn rỗng tuếch mà nhàm
nhẵn ấy (…). Đọc Bến không chồng, vẫn làm ta lặng đi suy ngẫm về sự “xé
rào” táo tợn của anh [11]. Tạ Duy Liễm đã coi Bến không chồng là một
trong dấu mốc đánh dấu sự thay đổi của nền văn học, từ nền văn học chỉ biết
“thuyết trình và minh họa” sang một nền văn học với những đào sâu và tìm
tòi, những trải nghiệm và đúc rút sâu xa về số phận của cá nhân mỗi con
người. Trên thực tế, Bến không chồng không phải là tác phẩm mở đầu cho
phong trào đổi mới trong văn học, nhưng nó cũng được coi là một trong
những sáng tác ưu tú góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách văn học cuối thập
kỉ 80, đầu thập kỉ 90 của thế kỉ trước.
Mặc dù thời gian ra đời cho đến nay chưa phải là quá dài đới với “số
phận” của một tác phẩm văn học, nhưng Bến không chồng đã gây được sự chú
4
ý của đông đảo dư luận bạn đọc cũng như giới thẩm bình. Nhìn chung, đa phần
các nhìn nhận, đánh giá về tác phẩm này đều hướng tới tính tích cực mà nó thể
hiện. Công sức và tâm huyết của Dương Hướng cũng được các nhà nghiên cứu,
phê bình ghi nhận.
Không chỉ là điểm chú ý trên lĩnh vực phê bình văn học, ở lĩnh vực điện
ảnh, tiểu thuyết Bến không chồng còn được đạo diễn Lưu Trọng Ninh chuyển
thể khá nhuần nhuyễn trong bộ phim cùng tên. Bộ phim thực sự lôi cuốn người
xem bởi toàn cảnh bức tranh làng Đông được tái hiện một cách sinh động.
Cùng với việc nổi danh ở lĩnh vực điện ảnh, tác phẩm còn được dịch ra tiếng Ý,
Pháp, cho tới nay đã được xuất bản 11 lần. Điều đó càng khẳng định chỗ đứng
của Bến không chồng trong lòng độc giả trong và ngoài nước.
Những ý kiến, những công trình nghiên cứu của những người đi trước như
những chiếc chìa khóa dẫn dắt, định hướng và gợi mở quan trọng cho chúng
tôi. Từ đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Hiện thực đời sống và thân phận
con người trong tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng”.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là tiểu thuyết Bến không chồng và trong một chừng mực nhất định có
thể có sự so sánh đối chiếu với những tác phẩm khác để làm rõ đối tượng
nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Xuất phát từ nội dung cụ thể của đề tài và “tính vừa sức” của một khóa
luận tốt nghiệp Đại học, chúng tôi không tìm hiểu toàn bộ những vấn đề trong
tiểu thuyết Bến không chồng mà chỉ tập trung vào những bình diện cơ bản
sau:
- Tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng trong đời sống văn
xuôi Việt Nam đương đại. Nghĩa là xem xét mối quan hệ, những điều kiện chi
5
phối, ảnh hưởng, vị trí, ý nghĩa của tiểu thuyết này trong đời sống văn xuôi
Việt Nam đương đại.
- Bức tranh về hiện thực đời sống và thân phận con người trong tiểu
thuyết Bến không chồng.
Chúng tôi xem xét, phân tích và chỉ ra bức tranh xã hội mà Dương
Hướng miêu tả trong tác phẩm và xem xét những yếu tố đó chi phối như thế
nào đến thân phận con người đặc biệt là những người lính trở về sau chiến
tranh và những người phụ nữ nơi hậu phương.
- Một số phương diện nghệ thuật biểu hiện hiện thực đời sống và thân
phận con người trong tiểu thuyết Bến không chồng.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Khẳng định Dương Hướng với tư cách là một tác giả tiêu biểu của
văn học đổi mới nhất là từ những năm đầu 90 và những đóng góp của nhà văn
cho tiểu thuyết Việt Nam thời kì này.
- Nhận thức về hiện trạng xã hội nông thôn Việt Nam trước đổi mới
mà làng Đông trong tác phẩm là một điển hình. Qua đó đồng cảm, xót thương
cho những số phận đầy bi kịch, mất mát đau thương của con người sau chiến
tranh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận chúng tôi đã sử dụng những phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận tập trung nghiên cứu về hiện thực đời sống và thân phận con
người trong tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng. Qua đó, khẳng
6
định được tài năng nghệ thuật và vị trí của Dương Hướng trong nền văn học
đương đại Việt Nam.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của khóa luận được triển khai thành ba chương:
Chương 1: Tiểu thuyết Bến không chồng trong đời sống văn xuôi Việt
Nam đương đại
Chương 2: Bức tranh hiện thực đời sống và thân phận con người trong
tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật biểu hiện hiện thực đời sống
và thân phận con người trong tiểu thuyết Bến không chồng
của Dương Hướng
7
Chƣơng 1
TIỂU THUYẾT BẾN KHÔNG CHỒNG TRONG
ĐỜI SỐNG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
1.1. Quan niệm về tiểu thuyết
Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm: “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự
cỡ lớn, có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở giới hạn không gian, thời
gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh sản phẩm của nhiều cuộc đời, những bức
tranh phong tục, đặc điểm xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái
hiện nhiều tính cách đa dạng” [5, 277].
Cuốn 150 thuật ngữ văn học khẳng định “Tiểu thuyết là tác phẩm tự
sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận một cá nhân trong quá trình
hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được triển khai trong
không gian, thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt “cơ cấu” của
nhân cách (…). Tiểu thuyết trình bày được đời sống cá nhân và đời sống xã
hội như những tố chất có tính độc lập tương đối, không làm cạn kiệt được
nhau, không ngốn nuốt được nhau, đây là đặc điểm quyết định nội dung của
thể loại tiểu thuyết” [1, 327].
Có thể thấy, cả hai quan niệm trên đều nhấn mạnh tới khả năng phản
ánh những biến cố của đời sống riêng tư, đời sống nội tâm của con người
cũng như khái quát lịch sử của nhiều cuộc sống, những bức tranh phong tục
đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp của thể loại
tiểu thuyết. Phan Cự Đệ khái quát: “Tiểu thuyết không phải chỉ miêu tả cuộc
sống riêng tư, không phải chỉ là anh hùng ca của cuộc sống cá nhân, tiểu
thuyết còn là bức tranh bích họa khổng lồ bao quát cả một thời đại”.
Xét về bản chất thể loại của tiểu thuyết, Bakhtin nhấn mạnh “tiểu
thuyết là thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và còn chưa định
8
hình”. Nghĩa là: Tiểu thuyết không thể có những quy phạm cố định như các
thể loại đã hoàn tất. Với ý nghĩa là một nghệ thuật khám phá thực tại, trong
quá trình vận động, diện mạo của tiểu thuyết không ngừng biến đổi để phù
hợp với sự phát triển đa dạng, nhiều chiều của cuộc sống và thị hiếu tiếp nhận
của người đọc ở mọi thời đại. Luôn luôn mới đó là yếu tố làm nên điều kì
diệu của tiểu thuyết. Thêm vào đó, tiểu thuyết có khả năng tổng hợp nhiều
nhất và đồng hóa các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác vào
mình. Điều này tạo ra viễn cảnh: “mở rộng bến bờ của tiểu thuyết”, thúc đẩy
nhanh quá trình tìm tòi, thử nghiệm để không ngừng cách tân tiểu thuyết, đem
lại cho tiểu thuyết những diện mạo mới, hiện đại hơn.
Từ những quan niệm về tiểu thuyết nêu trên, có thể thấy: Tiểu thuyết là
một thể loại văn học có khả năng miêu tả sâu sắc cuộc sống của con người, có
sức khám phá những nguồn mạch biện chứng của tâm hồn, động chạm tới
những góc khuất sâu tối nhất của mỗi cá nhân cũng như có khả năng bao quát
một mảng hiện thực rộng lớn, tạo nên một bức tranh toàn cảnh của một giai
đoạn, một thời kì lịch sử. Tiểu thuyết là mạch nguồn trong mát của biển cả
văn chương. Tuy vậy nó không cố định mà luôn có những sự sáng tạo, tìm tòi,
cách tân đổi dòng liên tục để làm mới mình sao cho phù hợp với thời đại và
thị hiếu của độc giả.
1.2. Thể loại tiểu thuyết trong đời sống văn xuôi Việt Nam đƣơng đại
Văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực chân thực nhất. Mỗi nhà
văn là những tên mật thám của tâm hồn sẵn sàng băng qua các đường biên để
tìm cái mới. Điều đó dẫn tới một chân lí “Thời đại nào thì văn học đó”. Quả
vậy, sau năm 1986 đất nước bước vào công cuộc đổi mới. Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VI của Đảng khẳng định: “Đổi mới đất nước ta, đổi mới có
ý nghĩa sống còn”. Đời sống sau hòa bình với những khó khăn, bề bộn đòi hỏi
các nhà văn phải sáng tác được những tác phẩm giá trị, phản ánh được hơi thở
9
của thời đại. Với tinh thần “cởi trói”, “dân chủ” mà Đảng ta khuyến khích,
các nhà văn không còn bị gò bó theo những quy phạm, những khuôn khổ của
giai đoạn trước mà được thỏa sức sáng tạo, trải nghiệm. Họ luôn trăn trở, chủ
động tìm cho mình một hướng đi mới thích hợp với sự vận động của xã hội –
thời đại và xu hướng vận động của bản thân văn học.
Dưới ánh sáng của Đại hội Đảng lần thứ VI, các nhà văn thực sự đã tìm
ra được con đường đi cho sáng tác của mình. Điều đó góp phần làm cho văn
học có sự chuyển mình sâu sắc và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Đời sống văn học đổi mới một cách toàn diện: Nhà văn có sự thay đổi sâu sắc
về quan niệm nghệ thuật, hiện thực về con người. Điều này khiến cho tác
phẩm của họ có sự thay đổi về chủ đề, cảm hứng sáng tác và các thủ pháp
nghệ thuật góp phần thay đổi thị hiếu thẩm mĩ của người đọc. Cùng với sự
thay đổi toàn diện của văn chương thì tiểu thuyết cũng nỗ lực đổi mới để đáp
ứng yêu cầu của thời đại.
Trước yêu cầu đổi mới, nhiều cây bút tiểu thuyết đã có ý thức cách tân
trong cách nhìn, lối viết và đã cho ra đời những “đứa con tinh thần” thành
công, có giá trị trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Điều
đáng nói là thành phần sáng tác văn học lúc này có sự thay đổi mạnh mẽ, bên
cạnh các nhà văn lão thành, các nhà văn trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến
đã xuất hiện thế hệ những nhà văn hậu chiến, nhà văn thời kì đổi mới và thậm
chí bao gồm cả những cây bút hải ngoại. Tất cả, đã tạo nên những động lực
mới giúp tiểu thuyết Việt Nam vững bước đi lên sánh ngang tầm thế giới.
Đời sống văn học ngày càng dân chủ, cho phép các nghệ sĩ thỏa sức
bộc lộ sự sáng tạo, đổi mới tư duy mà đặc biệt là về mặt tư duy thể loại. Nếu
như tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn trước 1975 thường “cựa quậy” trong cái
khung của thể loại truyền thống là kể lại một câu chuyện sao cho giống với
thực chất, các nhà văn thường khám phá nội dung hiện thực thông qua số
10
phận nhân vật, qua mối quan hệ giữa nhân vật với hoàn cảnh thì nay tiểu
thuyết sau 1975 đã xuất hiện những sinh thể đầy sức sống, dám chối từ lối
mòn xưa để vươn tới sự thể hiện mới mẻ. Sau năm 1986, không khí đổi mới
tiểu thuyết thực sự tràn vào đời sống xã hội và đời sống văn học, tiểu thuyết
có điều kiện cân bằng lại trạng thái tâm lý con người. Dòng tiểu thuyết hướng
nội tập trung khám phá những bí ẩn, những gì tinh tế nhất trong con người đã
xuất hiện. Nhà văn Nguyên Ngọc ghi nhận “văn học chăm chú quan tâm hơn
đến con người với tư cách là một thế giới cá nhân phong phú, phức tạp, đa
dạng, đa chiều, đa tầng trong nhiều mối quan hệ cũng hết sức phức tạp và đa
dạng với toàn xã hội và với chính mình” không loại bỏ xu hướng “hướng
ngoại” và quan tâm hơn đến xu hướng “hướng nội”, tiểu thuyết giai đoạn này
đã đi vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, đối thoại với đời sống, đối thoại
với cuộc đời để nắm bắt được “cái hôm nay bề bộn, ngổn ngang bóng tối và
ánh sáng” (Nguyễn Khải), đồng thời lặn sâu vào tâm hồn con người để lắng
nghe tất cả những âm vang của tiếng lòng bí ẩn trong con người: có tiếng yêu
thương, có lời giận hờn, có cả những quanh co, những tính toán ngấm
ngầm…
Có thể nói, chưa bao giờ những vấn đề về đời sống xã hội mà văn học
quan tâm hiện lên chân thực, sống động mà xót xa nhức nhối đến như thế ở
trong tiểu thuyết. Các nhà văn đã khai thác đến tầng vỉa của hiện thực đời sống
qua số phận con người, có khi qua những mảnh vỡ từ bi kịch làm người. Vì
vậy, ta gặp trong tiểu thuyết hôm nay cái chật hẹp của “cõi nhân gian” và cái
rộng lớn và cái mênh mông, sâu thẳm của cõi lòng nhỏ bé, qua số phận của
những con người. Ngòi bút của các nhà văn đã lột ra mọi sự thật của đời sống
dù cho điều đó làm cho họ cay đắng đến đâu chăng nữa. Đồng thời, thấm vào
từng dòng chữ lại là một tình yêu thương, một niềm tin và sự đòi hỏi rất cao đối
11
với con người, một con mắt thấu suốt làm những cái bình thường hàng ngày
hiện lên trong một ánh sáng mới lạ khiến ta không thể nào quên.
1.3. Tác giả Dƣơng Hƣớng và tiểu thuyết Bến không chồng
1.3.1. Tác giả Dương Hướng
Dương Hướng tên khai sinh là Dương Văn Hướng, sinh ngày 08 tháng
07 năm 1949 tại làng An Lệnh, xã Thụy Liên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái
Bình. Năm ông 16 tuổi cũng là lúc đế quốc Mỹ bắt đầu mở rộng chiến tranh
ra miền Bắc. Đứng trước thảm cảnh nhân dân Thái Thụy quê ông phải chìm
trong vòng nô lệ, áp bức, lầm than của gót giày xâm lược, Dương Hướng đã
xung phong đi công nhân quốc phòng. Hai năm sau đó (1967) người con Thái
Bình ấy được cử đi học tại trường kĩ thuật tàu thủy. Năm 1969, Dương Hướng
ra trường và được điều về công tác tại công ty vận tải đường sông 204 – 208.
Năm 1971, khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam chống lại đế quốc
Mỹ đang vào giai đoạn cuối đầy khốc liệt, người con của quê lúa đầy nhiệt
tình cách mạng và lòng dũng cảm lại xung phong đi bộ đội.
Ông vào chiến đấu tại chiến trường khu IV, đơn vị E573 thuộc quân khu
V. Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất thì năm 1976,
Dương Hướng được phân công về công tác tại Cục hải quan Quảng Ninh và
ông ở đó công tác đến nay. Con người đã từng lăn lộn những năm tháng chiến
đấu ở chiến trường cùng với tâm hồn chan chứa yêu thương đã tôi luyện
Dương Hướng trở thành một cây bút văn chương tiêu biểu thời hậu chiến.
Dương Hướng bắt đầu bước vào sự nghiệp văn chương khá muộn khi
ông đã ngoài 40 tuổi. Tác phẩm đầu tay của Dương Hướng là tập truyện ngắn
Gót son (1989). Tác phẩm ra đời nhưng chưa gây được sự chú ý của người
đọc. Tuy nhiên, điều này không làm ông “nhụt chí”, không ngăn cản được
niềm đam mê sáng tác văn học ở Dương Hướng. Bằng chứng là liền ngay sau
đó, năm 1990 Dương Hướng cho xuất bản cuốn tiểu thuyết Bến không chồng.
12
Tác phẩm đã dấy lên ở bạn đọc yêu văn những rung cảm, phá toang ở họ sự
thật về chiến tranh nghiệt ngã. Dư luận xôn xao và cái tên Dương Hướng
nhanh chóng gây được thiện cảm và vị trí trong lòng độc giả Việt Nam. Tiểu
thuyết Bến không chồng đã đánh dấu bước thành công đầu tiên của nhà văn.
Đồng thời, nó cũng ghi danh nhà văn trên đỉnh cao của văn học Việt Nam thời
kì đầu đổi mới. Không bằng lòng với những gì mình có, Dương Hướng tiếp
tục thể hiện tài năng văn chương của mình với việc cho ra đời cuốn tiểu
thuyết Trần gian đời người vào năm sau đó. Tuy nhiên, do cái bóng của Bến
không chồng quá lớn nên tác phẩm này không được nhiều bạn đọc chú ý.
Công việc ở cơ quan trở nên bận rộn hơn, nên mãi đến năm 1995 nhà văn
người Thái Bình ấy mới có điều kiện xuất bản tập truyện ngắn Người đàn bà
trên bãi tắm. Ba năm sau cuốn tiểu thuyết Bóng đêm mặt trời được khai sinh
nhưng cũng giống như những tác phẩm trước, nó cũng bị chìm đi dưới cái
bóng của Bến không chồng… Thời gian sau đó Dương Hướng dường như “im
hơi lặng tiếng” trên văn đàn. Bạn đọc ngỡ như sẽ không còn thấy bóng dáng
những tác phẩm – đứa con tinh thần của ông xuất hiện nữa. Nhưng không, sau
chín năm lặng lẽ “ấp ủ”, “thai nghén” ông cho ra mắt tiểu thuyết Dưới chín
tầng trời. Cuốn tiểu thuyết này làm bạn đọc ngỡ ngàng bởi sự bứt phá tài
năng văn chương ở Dương Hướng. Không giống như hai cuốn tiểu thuyết
trước, Dưới chín tầng trời đã rẽ sang một lối khác và được đông đảo bạn đọc
đón nhận. Cuốn tiểu thuyết Dưới chín tầng trời xuất bản năm 2007, đã chứng
tỏ độ chín của một cây bút tài năng.
Ngoài ra Dương Hướng còn sáng tác ba truyện vừa Đàn chim két bay
ngang trời, Quãng đường còn lại và Người mắc bệnh tâm thần. Tuy nhiên
bạn đọc chỉ thực sự biết đến ông trên lĩnh vực truyện ngắn và tiểu thuyết mà
thôi.
Có thể nói từ thành công đầu tiên với tác phẩm Bến không chồng nhà
văn Dương Hướng đã sáng tạo văn chương một cách bền bỉ, không mệt mỏi.
13
Tất cả những nỗ lực đó của ông đều đã được đền đáp xứng đáng bằng sự
ngưỡng mộ ở bạn đọc và những vinh quang của các giải thưởng văn học.
Dương Hướng đã được nhận những giải thưởng văn học như:
- Tặng thưởng truyện ngắn hay Tạp chí đất Quảng với truyện ngắn
Quãng đời còn lại (năm 1987).
- Tặng thưởng tuyện ngắn hay Tạp chí Văn nghệ Quân đội với tác
phẩm Người mắc bệnh tâm thần (năm 1989).
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Bến không chồng
(năm 1991).
- Giải thưởng Tạp chí Văn nghệ Quân đội với truyện ngắn Đêm trăng.
- Giải A Văn nghệ Hạ Long với tập truyện Người đàn bà trên bãi tắm
(năm 1996).
- Tặng thưởng tuyện ngắn hay Tạp chí Văn nghệ Quân đội với tác
phẩm Bến khách (năm 2007).
- Giải thưởng Văn học Hạ Long với tiểu thuyết Dưới chín tầng trời
(năm 2012).
1.3.2. Tác phẩm Bến không chồng
Thời xa vắng của Lê Lựu, Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh, Mảnh
đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của
Dương Hướng luôn là những tuyệt tác, những bông hoa nghệ thuật rực rỡ
giữa vườn hoa văn học nghệ thuật sau 1975 đa sắc. Những tiểu thuyết này đã
trở thành hiện tượng văn học nổi bật của văn xuôi Việt Nam thời kì Đổi mới.
Bến không chồng ở thời điểm mở đầu những năm 90 đã đem lại cho
bạn đọc một cái nhìn mới về chiến tranh đất nước trong thời chiến và hậu
chiến. Cuộc chiến tranh trong Bến không chồng kéo dài hơn 40 năm với
những gánh nặng không phải chỉ là chiến tranh mà còn là những lầm lạc,
những tăm tối của con người trong đêm trước Đổi mới. Với phương châm
14
sáng tác: “Tôi luôn cố đặt vấn đề một cách thẳng thắn, trực diện, không né
tránh hiện thực cho dù hiện thực nghiệt ngã nhất, quan trọng là tấm lòng
người cầm bút gửi vào đâu?” đã giúp tiểu thuyết Bến không chồng của
Dương Hướng trụ vững trong trái tim của độc giả.
Tiểu thuyết Bến không chồng mở đầu bằng hình ảnh Nguyễn Vạn
khoác ba lô về làng sau những năm tháng chiến đấu ở chiến trường Điện
Biên. Làng Đông – quê hương của Nguyễn Vạn là một vùng đất có những câu
chuyện kì lạ, bí ẩn và hoang đường như chuyện: “mắt tiên”, “gò ông Đổng”,
“con ma mặt đỏ chuyên đi hiếp đàn bà góa chồng…”. Ở làng lại có một bến
sông với “vẻ quyến rũ kì lạ” mà các cụ gọi đó là Bến không chồng. Bây giờ,
người ta lại gọi đó là bến Tình. Cũng chính vì sự “quyến rũ kì lạ” của bến
Tình mà biết bao chuyện đau lòng đã xảy ra. Bi thảm nhất là câu chuyện của
hai dòng họ Nguyễn và họ Vũ. Chuyện là cô con gái rượu của cụ tổ dòng họ
Nguyễn bị chàng trai dòng họ Vũ hãm hiếp trên bến Tình. Cụ tổ đã khắc một
lời thề độc đối với họ Vũ. Éo le thay những thế hệ sau như: Nguyễn Vạn,
Nghĩa, Hiệp của dòng họ Nguyễn lại đem lòng yêu thương những người phụ
nữ bên dòng họ Vũ. Đau đớn và bi kịch nhất vẫn là tình yêu giữa Nghĩa và
Hạnh. Họ không giống như chú Vạn và chị Nhân yêu thương nhau nhưng
không đủ can đảm để vượt qua định kiến, dư luận xã hội. Vì vậy cho đến cuối
đời họ vẫn đi bên cạnh nhau như hai cái bóng. Còn Hiệp (trai họ Vũ) đem
lòng yêu thương Dâu nhưng cũng đành lỡ dở vì chiến tranh. Vượt lên trên tất
cả: lời nguyền của cụ tổ, ngăn cản của gia đình, dư luận, Nghĩa và Hạnh đã tổ
chức đám cưới với nhau. Vợ chồng chưa sống với nhau được bao lâu, Nghĩa
lên đường đi bộ đội. Ở nhà, ông Khiên vì thương nhớ con, lo sợ dư luận mà
chết đột tử. Nghĩa nhận được tin bố chết liền trở về. Sáng hôm sau, Hạnh lại
tiễn Nghĩa lên đường. Chiến tranh ngày càng ác liệt, thanh niên trai tráng
trong làng đi bộ đội hết. Làng Đông bây giờ chỉ còn lại những người già tật
15
nguyền, những người mẹ, những người vợ, người con gái đang tuổi xuân sắc
xuân thì… Ngày ngày, người làng Đông vẫn ngóng chờ tin tức của người thân
nơi chiến trường. Hai đứa con trai của chị Nhân đều đã hi sinh. Mười năm sau,
Nghĩa trở về với quân hàm thiếu tá, hai vợ chồng hi vọng có một đứa con trai
để nối dõi tông đường nhưng vô vọng. Trước áp lực của gia đình nhà chồng
cùng dư luận xã hội “Bà thiếu tá phu nhân họ Nguyễn bị điếc”, Hạnh đã quyết
định li hôn. Nghĩa với mẹ lên tỉnh. Anh lấy Thủy (em gái của một người bạn).
Từ đó, Hạnh như người điên, lúc cười, lúc khóc. Trong ngày gặp gỡ các thương
binh và gia đình liệt sĩ,Vạn đã quá chén và ra về. Bất ngờ Vạn nghe có tiếng
hét và cánh cửa mở toang “bóng người đàn bà lao tới giường và ôm ghì lấy
Vạn”. Bóng tối, hơi men, cùng thân thể người đàn bà, Vạn đã buông thả cho
thân xác tự do gây tội lỗi. Sau đêm đó, Hạnh bỏ đi. Vạn luôn sống trong đau
khổ, dằn vặt. Nghĩa biết được anh không có khả năng làm bố nên đã li dị Thủy
và trở về làng Đông. Sau bao ngày biệt tích, Hạnh trở về dắt theo đứa con của
Vạn. Vạn hối hận, ăn năn bởi đau khổ đã gây ra cho Hạnh nên đã tự vẫn ở bến
Tình. Đám tang Nguyễn Vạn không hề có tiếng khóc. Mọi người lặng lẽ tiễn
đưa linh hồn Nguyễn Vạn ra cánh mả Rốt. Hạnh dắt con gái đi bên Nghĩa. Giữa
tiếng kèn réo rắt bên tai, chị vẫn nghe rõ lời chú Vạn cứ vẳng lên: “Đừng
thương hại tao… Hãy về với thằng Nghĩa”.
Xen vào giữa truyện là biết bao éo le, đau khổ của những người phụ nữ
như: Cúc, Thắm, Dâu, Thủy… Và nỗi buồn chiến tranh luôn ám ảnh Thành.
Tất cả, đã tạo ra bức tranh nông thôn miền Bắc đầu những năm 90 đầy tăm
tối, ê chề bởi chiến tranh cùng với những sự hủ lậu chưa thể nào thay đổi
được trong một xã hội nông nghiệp manh mún, lạc hậu và tâm lí làng, xã lưu
cữu từ ngàn đời.
16
Chƣơng 2
BỨC TRANH HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG VÀ THÂN PHẬN
CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT BẾN KHÔNG CHỒNG
CỦA DƢƠNG HƢỚNG
2.1. Hiện thực đời sống
2.1.1. Đời sống nông thôn thời hậu chiến
Trong tác phẩm Bến không chồng, nhà văn Dương Hướng đã đặt câu
chuyện của mình trong bối cảnh làng Đông – một làng quê được đặc tả với
những đường nét văn hóa điển hình của Bắc Bộ. Không gian bao trùm trong
tác phẩm là không gian của làng Đông với ngôi đình làng Đông, cây quéo,
cầu đá bạc, sông Đình. Cảnh quê hồn hậu ấy đã chắp cánh thành những câu
hát ru con trẻ: “À ơi… chẳng to cũng gọi đình Đông - có cầu Đá Bạc bắc qua
sông Đình - chàng ơi có nhớ đến mình - nhớ cầu Đá Bạc, nhớ đình làng
Đông” [8, 10]. Hay câu ca: “Sông làng Đông vừa trong vừa mát – Đồng làng
Đông ngan ngát hương thơm” [8, 10]. Người đọc ngỡ như Dương Hướng đặt
nhân vật của mình trong bối cảnh thôn dã, nên thơ ấy thì cuộc sống con người
cũng phẳng lặng, êm ả như thế. Nhưng không, làng quê ấy lại đang bị bao
phủ, kìm thúc trong những năm tháng miền Bắc hối hả vừa lo xây dựng xã hội
chủ nghĩa vừa lo chi viện cho miền Nam. Ngòi bút sâu sắc của nhà văn đã bóc
tách thành công hiện thực miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp đầy khốc
liệt nhưng vẻ vang của dân tộc. Sau chiến tranh, đất nước như mang một hình
bóng mới, khoác lên một tấm áo mới. Người nông dân được làm chủ cuộc đời
mình. Cách mạng đã đổi đời cho họ, cho họ quyền công dân. Chính quyền
mới thông qua công cuộc cải cách ruộng đất đã cho phép người nông dân
được đấu tố lại địa chủ để đòi lại ruộng đất và quyền bình đẳng. Cuộc đấu tố
17
gay gắt ấy đã trừng trị triệt để địa chủ - giai cấp thống trị người nông dân thấp
cổ bé họng từ ngàn đời xưa. Tuy nhiên, trong cuộc đấu tố tràn lan ấy chúng ta
mắc phải không ít những sai lầm đáng tiếc như: quy kết nhầm những người
giàu có là địa chủ. Làng Đông cũng hòa trong không khí ấy, người dân lao
động hăm hở đấu tố, tịch thu tài sản của địa chủ Hào. “Mọi thứ bị tịch thu
được đem chồng chất từng đống ngổn ngang ra sân không thiếu thứ gì, từ
cày, cuốc, xẻng, gạo, thóc, nồi niêu, bát đĩa, mâm đồng” [8, 35 - 36]. Những
người dân làng Đông sung sướng khi nhận tài sản: “Bà Nhị được chia một cối
xay lúa, chú Đang được chia cả vại khoai khô, chị Vòng được chia những bốn
vại muối dưa. Có hai vại còn đầy ắp dưa cải nén vàng rộm” [8, 35]. Cuộc đấu
tố ấy diễn ra trong không khí khẩn trương hăng hái của dân làng: “Tùng –
tùng – tùng tiếng trống dậy lên khắp các nẻo đường làng. Từ cụ già lọm khọm
chống gậy, đến các chị con thơ tay bồng, tay bế dắt díu nhau cơm đùm, cơm
nắm đổ dồn về sân đình làng Đông. Thanh thiếu niên giương cờ, biểu ngữ
khẩu hiệu đi trong dòng người luôn miệng hô vang:
- Đả đảo địa chủ Hào gian ác đầu sỏ
- Đả đảo – đả đảo – đả đảo” [8, 49].
Đối lập với không khí sung sướng, mãn nguyện ấy của dân làng là sự
im lặng, cúi đầu của địa chủ Hào: “Địa chủ Hào đứng dưới hố, tóc trắng phơ,
mặt già khọm cúi gằm xuống đất” [8, 50]. Ở tác phẩm Dưới chín tầng trời,
Dương Hướng cũng xây dựng một cảnh đấu tố tương tự, người dân hăm hở
đấu tố địa chủ Hoàng Kì Bắc: “Ngoài đường già trẻ, gái trai rùng rùng
chiêng trống, giương khẩu hiệu, biểu ngữ, hô vang… khí thế cách mạng dâng
tràn. Của cải nhà ông bà bố mẹ Nam bị thu sạch sành sanh. Hoàng Kì Bắc bị
quy những năm tội lớn. Tội thứ nhất: đi xe ngựa học đòi tư sản, tội thứ hai:
nhiều ruộng đất nhất làng Đoài, tội thứ ba: bóc lột tầng lớp bần cố nông, tội
thứ tư: nghi vấn cấu kết với bọn Việt gian phản động phá hoại cách mạng, tội
18
thứ năm là nhà to nhất làng Đoài”… [9, 86]. Trên trường bắn, Hoàng Kì Bắc
bị dân quân bịt mắt trói giật hai cách tay đứng trước rừng người sục sôi căm
thù. Những lời lẽ trong bản tố trạng Hoàng Kì Bắc, ta thấy chỉ có tội thứ ba:
“bóc lột tầng lớp bần cố nông” là đáng trách còn lại những tội trạng khác của
y đều không đáng tội và chưa rõ ràng. Tuy vậy đặt trong bối cảnh lịch sử ấy y
thật đáng tội chết.
Cuộc đấu tố địa chủ và xử bắn những người bị nghi là Việt gian (chú
Xèng, Xình) đã làm cho vùng quê vốn yên bình bỗng sôi động hẳn lên. Có
những mảnh đời đói khát, tả tơi đã được cách mạng cải cách ruộng đất đổi đời
nhưng cũng có những người lại trở thành nạn nhân luôn quằn quại, rên xiết,
đau đớn bởi căn bệnh ấu trĩ, cực đoan, duy ý chí của một bộ phận người. Đó
là mụ Hơn đã phải chịu bao đau khổ, cay đắng, tủi hờn. Trong lời đối thoại
với Vạn, mụ thống thiết: “Con lạy ông ! Con cắn rơm cắn cỏ lạy ông bà nông
dân. Ông đi lâu ngày nên không biết rõ con. Con về làm dâu nhà này nhưng
con không ác với ai, không bóc lột ai. Con còn lén giúp đỡ nhiều người nghèo
khổ ở thôn này” [8, 55]. Đó là thằng cu Tốn con trai mụ Hơn bị hai thằng
choai choai choai con nhà Đan, nhà Hồng lấy quả xoan làm đạn, giương súng
cao su thi nhau bắn thẳng vào đầu thằng Tốn. Sợ hãi cuống cuồng, thằng cu
Tốn khóc thét lên. Mụ Hơn không có tội, thằng cu Tốn chỉ là một đứa trẻ
trong trắng thơ ngây làm gì có tội? Nhưng họ phải âm thầm, chui lủi sống
trong góc bếp nhà địa chủ Hào mà không dám biện minh nửa lời vì sợ: “ông
bà nông dân lại bảo con chống đối lại giai cấp nghèo khổ” [8, 55].
Chú Vạn - người hăng hái nhất trong cuộc đấu tranh chống lại địa chủ,
cường hào ác bá và Việt gian bán nước cũng không tránh khỏi cảm giác bất
nhẫn “Vạn lau súng. Trong đời Vạn đã không biết bao lần lau súng. Nước
thép khẩu súng Vạn giữ vẫn đen bóng, Vạn có cảm giác là lạ, cái khó là mũi
súng của Vạn lần này lại nhằm vào đầu hai thằng con trai ông Xung. Mới
19
hôm nào Vạn còn ngồi cùng mâm ở từ đường họ, cùng véo một đĩa xôi gấc đỏ
au” [8, 53]. Còn địa chủ Hào lại là đích bắn của thằng Thước – con nuôi lão.
Tại sao con người ta lại có thể mông muội đến thế? Họ hăm hở đấu tố, kết tội
địa chủ và sẵn sàng giết cả người thân của mình để thể hiện sự trung thành và
trong sạch. Chính những lầm lẫn, ấu trĩ ấy đã che mắt họ, họ không nhận ra kẻ
thù nguy hiểm, gián tiếp đẩy họ vào đau thương, mất mát, chà đạp, bóc lột họ
không phải là địa chủ, Việt gian mà chính là thực dân Pháp. Dương Hướng
không ngần ngại nhìn thẳng vào sự thật, phơi bày hiện thực đời sống của nông
thôn Việt Nam nói chung và làng Đông nói riêng thời hậu chiến đầy đau
thương và tăm tối.
Bến không chồng không chỉ xây dựng hiện thực đời sống của nông
thôn thời hậu chiến mà còn tập trung khắc họa nên những mảnh đời đau khổ,
bất hạnh sau lũy tre làng. Chiến tranh đã lùi vào quá vãng, những tưởng con
người sẽ được sống yên bình trên mảnh đất, quê hương của họ. Nhưng dường
như hiện thực đời sống đầy “sóng ngầm và gió xoáy” không buông tha cho
những mảnh đời bé nhỏ ấy. Nguyễn Vạn bị thương nặng trong kháng chiến.
Bước ra khỏi cuộc chiến đấu trường kì và gian khổ, Nguyễn Vạn hiện lên đầy
kiêu hùng và lẫm liệt: “Đố ai còn dám coi thường Nguyễn Vạn: Hãy nhìn
những tấm huân chương rung rinh, lấp lánh trên ngực Vạn” [8, 5]. Con người
ấy xông xáo, nhiệt tình với tất cả những công việc của làng, xã lại không thể
có được một phút giây sống thảnh thơi, hạnh phúc cho riêng mình. Chị Nhân
– người phụ nữ sẵn sàng để chồng, con xông pha nơi trận mạc để rồi chị lặng
lẽ, cạn khô nước mắt đau khổ cùng cực khi cả chồng và hai đứa con song sinh
là Hà và Hiệp đều hi sinh. Đó là ông bà Khiên nhân đức, hiền từ thì cuối cùng
ông Khiên cũng chết vì thương nhớ con, vì danh dự. Bà Khiên mang theo ước
nguyện có đứa cháu nội vào miền đất lạnh. Ông Xung, bị điên vì đau khổ, tiếc
thương hai đứa con trai. Hạnh đau khổ, bế tắc vì không làm tròn bổn phận làm