Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Con người trong tiểu thuyết việt nam thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.19 KB, 26 trang )

Con người trong tiểu thuyết Việt Nam
thời kỳ đổi mới
Nguyễn Thị Kim Tiến
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận án TS. ngành: Lý luận văn học; Mã số: 62 22 32 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Khánh Thành, PGS.TS. Đoàn Đức Phương
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người và con người trong thể
loại tiểu thuyết. Phân tích hình tượng con người trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới:
con người dưới góc nhìn bản chất xã hội (người lính, người nơng dân, người tri thức
); con người dưới góc nhìn loại hình văn học (con người lịch sử - văn hóa, con người
"huyền thoại", con người "dị biệt"). Tìm hiểu nghệ thuật biểu hiện con người trong
tiểu thuyết thời kỳ đổi mới qua nghệ thuật xây dựng nhân vật và ngôn ngữ nghệ
thuật.
Keywords. Lý luận văn học; Nghiên cứu văn học; Tiểu thuyết; Văn học Việt Nam;
Con người
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người chịu sự chi phối bởi cá tính sáng tạo của nhà
văn. Khi tư duy nghệ thuật của nhà văn vận động biến đổi phù hợp với từng giai đoạn, từng
thời kỳ, từng trào lưu văn học thì quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nhà văn
cũng thay đổi. Vì vậy, quan niệm về con người là một trong những vấn đề then chốt của đổi
mới văn học. Thông qua việc nghiên cứu quan niệm con người, chúng tôi xác định được mức
độ chiếm lĩnh, thể hiện, cắt nghĩa về con người ở tầm vi mô lẫn vĩ mô, ở chiều sâu không
gian lẫn thời gian của bất kỳ hiện tượng văn học nào. Nhờ đó, chúng ta có thể đánh giá được
sự đóng góp của một hiện tượng văn học qua phương thức phản ánh nội dung và hình thức
biểu đạt nghệ thuật cho tiến trình phát triển văn học.
1.2. Từ sau 1986, với công cuộc đổi mới xã hội, các nhà văn Việt Nam có sự thay đổi
về tư duy nghệ thuật trong việc tiếp cận với hiện thực đời sống con người. Theo đó, họ có cơ
hội nhìn lại, làm mới quan niệm nghệ thuật về con người theo một trường thẩm mỹ mới phù


hợp với nhu cầu tiếp nhận văn học. Con người trong văn học thời kỳ Đổi mới được các nhà
văn quan niệm khơng cịn đơn giản, xi chiều, thay vào đó, nhà văn nhìn con người ở nhiều
thang bậc giá trị, ở những tọa độ ứng xử khác nhau, ở nhiều chiều kích, chân thực và tồn
diện hơn. Nhờ sự thay đổi quan niệm về con người, nhà văn đã cắt nghĩa các vấn đề cuộc
sống liên quan đến con người theo hướng đa chiều. Chính vì vậy, cấu trúc thế giới nghệ thuật
ở mọi thể loại văn học, từ đề tài, chủ đề phản ánh, kiểu thức kết cấu cho đến thế giới nhân
vật, đã có những thay đổi sáng tạo, thử nghiệm mới mẻ, giúp nhà văn đi sâu khám phá thế
giới bên trong đầy bí ẩn và phức tạp của con người.


1.3. Tiểu thuyết được xem là một thể loại năng động và linh hoạt nhất. Với tính chất
tổng hợp cao, tiểu thuyết vừa có khả năng bao quát hiện thực rộng lớn, vừa có khả năng đi
sâu khám phá đời tư, tâm hồn con người một cách toàn diện. Phát huy triệt để mọi khả năng
thể loại, tiểu thuyết có cơ hội đối thoại với cuộc đời, từ “cái hôm nay bề bộn, ngổn ngang
bóng tối và ánh sáng” đến những “âm vang của tiếng lịng bí ẩn trong con người” qua cấu
trúc ngơn từ “động” của nó.
Bằng việc đổi mới tư duy nghệ thuật và quan niệm thể loại, tiểu thuyết sau Đổi mới
1986, vượt qua khung cấu trúc thể loại, đã đa dạng hóa các kiểu hình nhân vật, mở rộng khả
năng khám phá nhiều mặt khác nhau trong con người, thể hiện sự đổi mới trong quan niệm
nghệ thuật về con người, nhằm đột phá và kiến giải một “thực tại mới”. Điều này khiến tiểu
thuyết khẳng định được bước tiến của thể loại với nhiều thành tựu nổi bật hơn cả so với thơ
và truyện ngắn, nhất là ở giai đoạn văn học sau 1986, trong hành trình phát triển của tồn bộ
nền văn học Việt Nam.
Vì những lý do trên, chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài Con người trong tiểu thuyết Việt
Nam thời kỳ Đổi mới. Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng đến hai mục đích. Thứ nhất,
chúng tơi tái khẳng định vấn đề con người luôn là đối tượng trung tâm của văn học. Thứ hai,
với tư cách là “công cụ hữu hiệu của văn học”, tiểu thuyết đã giúp nhà văn đưa tâm điểm của
văn học vào trong một trường nhìn mới đầy cởi mở và đa chiều về giá trị con người “chưa
hoàn kết” trong xã hội hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề

Là cách hiểu, cách cắt nghĩa về con người, quan niệm nghệ thuật về con người quyết
định đến việc miêu tả, thể hiện chủ đề, đề tài, nhân vật, ngơn ngữ… trong sáng tác. Với vị trí
quan trọng như vậy, vấn đề con người luôn được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học quan
tâm, đặc biệt là con người trong văn học Việt Nam hiện đại. Nhiều tác giả đã đề cập và lựa
chọn nó như cơ sở lý thuyết về mặt quan niệm tư duy nghệ thuật có tác động trực tiếp đến
mọi yếu tố của văn học. Chúng tôi xin đề cập một số cơng trình nghiên cứu trực tiếp vấn đề
này.
Đối với văn học trước 1975, các cơng trình tập trung nghiên cứu quan niệm con người
và biểu hiện của nó trong từng thời kỳ. Cụ thể:
Lê Thị Dục Tú có cơng trình Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn
đoàn. Nguyễn Văn Long với Quan niệm nghệ thuật về con người và những đặc điểm của sự
thể hiện con người trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975. Tác giả Phùng Ngọc Kiếm
trong chuyên luận Con người trong truyện ngắn Việt nam 1945 - 1975 (bộ phận văn học cách
mạng). Đồng tác giả Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình ra mắt cuốn Quan niệm nghệ thuật về
con người trong văn xuôi Việt Nam sau cách mạng tháng Tám. Trong bài viết Mấy vấn đề trong
quan niệm con người của văn học Việt Nam thế kỷ XX, Trần Đình Sử nhận định con người
trong văn học mất dần tính nguyên phiến sử thi mà hiện ra chiều sâu mâu thuẫn, nhất là trong
tình cảm, đạo đức. Ở bài Con người trong văn học Việt Nam sau 1945, tác giả đã nhận định
năm 1986 các vấn đề của văn học tiền đổi mới, trong đó vấn đề về con người thế sự đời tư,
triết lý văn hóa mới thực sự trở thành bước ngoặt.
Sau 1975, văn học có sự vận động nội tại theo quy luật của văn học thời bình. Đặc biệt,
sự cởi trói tư tưởng cho văn học của thời kỳ Đổi mới, các thế hệ nhà văn đã có một sự thay
đổi căn bản về tư duy nghệ thuật, khi họ có điều kiện đánh giá lại tính chất “văn học minh
họa” một thời, được tiếp xúc giao lưu với các thành tựu văn học hiện đại phương Tây trong
bầu khơng khí cởi mở, dân chủ của văn học. Nhờ vậy, việc tìm hiểu về con người trong văn
học cũng được giới nghiên cứu tiếp cận, lý giải tập trung, đầy đủ từ những nhân tố tác động
khách quan và chủ quan, với sự thay đổi cả về lượng và chất qua những bài viết tiêu biểu sau:
Bài viết của Lê Ngọc Trà về Vấn đề con người trong văn học khẳng định: Văn học là
sự thật về con người. Huỳnh Như Phương với Văn xuôi những năm 80 và vấn đề dân chủ hóa
nền văn học. Bùi Việt Thắng trong Tạp chí Văn học số 6/1991 qua bài viết Văn xuôi gần đây



và quan niệm con người lý giải tính chất “áp sát” tới cuộc sống và con người của văn học
trong đó bộc lộ một “quan niệm tiến bộ về con người”. Tôn Phương Lan với Một vài suy nghĩ
về con người trong văn xuôi thời kỳ đổi mới ở Tạp chí Văn học số 9/2001 đã nêu ra vấn đề
con người trong thế tương quan so sánh qua đó khẳng định cái mới trong việc thể hiện con
người. Trong bài Đổi mới văn học vì sự phát triển, Vũ Tuấn Anh cho rằng “đổi mới văn học
khởi đầu từ 1986 là sự tự ý thức của văn học trên một chặng đường mới của lịch sử và của
chính nó”. Nguyễn Bích Thu có bài Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975.
Ngồi ra có một số luận án, trong quá trình nghiên cứu đã xem quan niệm con người là tư
duy nghệ thuật có tác động trực tiếp đến sự thay đổi của tư duy văn học, là chìa khóa vạn
năng mở cánh cửa khám phá các hình tượng văn học như: Nguyễn Thị Bình với Văn xuôi
Việt Nam 1975 - 1995 những đổi mới cơ bản. Nguyễn Văn Kha - Đổi mới quan niệm về con
người trong truyện Việt Nam 1975 - 2000. Mai Hải Oanh năm 2007 với đề tài Những cách
tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 - 2006. Trần Thị Mai Nhân (2008) Những đổi mới trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 - 2000.
Nhìn chung các cơng trình nêu trên đã khẳng định vị trí trung tâm của văn học là con
người - mối quan tâm hàng đầu để khám phá những biểu hiện mới của văn học Việt Nam
qua từng thời kỳ. Vấn đề về con người trong văn học được các nhà nghiên cứu xem xét ở
nhiều bình diện, qua đó phần nào đã cho thấy sự vận động của văn học thể hiện đầu tiên ở
những biến chuyển trong quan niệm nghệ thuật về con người. Mối quan tâm đó được các
bài viết khảo sát và khai thác sâu chủ yếu ở giai đoạn 1945 - 1975. Mặt khác, qua nhiều bài
viết, các tác giả đều cho rằng, sự thay đổi về tư duy văn học gắn với việc kinh tế xã hội, văn
hóa tư tưởng đã có những tác động, địi hỏi nhà văn có một cái nhìn mới trong việc mơ tả
con người sau 1986. Điều này sẽ giúp cho giới nghiên cứu có điều kiện khai thác nhiều góc
độ, nhiều chiều hướng, nhiều cách hiểu khác nhau trong văn học để đi đến tận cùng cái con
người chiều sâu phức tạp của đời sống hiện đại.
Tiếp nối và kế thừa mối quan tâm về vấn đề đa dạng này, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề
tài này nhằm đánh giá rõ ràng hơn “mối bận tâm” của văn học về con người qua thể loại tiểu
thuyết sau 1986. Thứ nhất về mặt thời gian chúng tôi chọn lựa từ năm 1986 đến nay vì chúng tơi
cho rằng mốc 1986 đánh dấu sự “cởi trói” cho văn học dưới tác động của cả xã hội lẫn văn hóa tư

tưởng. Vì vậy, sự thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người theo chúng tơi cũng bộc lộ tồn
diện và mang tính chất đồng thuận rõ rệt. Thứ hai chúng tôi chỉ xét sự thay đổi quan niệm nghệ
thuật về con người qua thể loại tiểu thuyết, một thể loại có sự đổi mới sau phóng sự và thơ nhưng
lại là thể loại “xung kích” mạnh mẽ nhất trong văn học thời kỳ Đổi mới.
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đề tài nghiên cứu về con người trong tiểu thuyết Việt Nam thực chất là lý giải quan niệm
nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới.
3.2. Do hiện tượng phản ánh phong phú nên trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi chủ yếu
tập trung vào một số tác phẩm tiểu thuyết Việt Nam trong nước sau năm 1986 - 2010 gây tiếng vang và
có dư luận. Đồng thời chúng tơi cũng có khảo sát một số hiện tượng văn học nổi bật ở hải ngoại
như: Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác; Chinatown, Pari 11- 8 và T. mất tích của
Thuận; Gió từ thời khuất mặt của Lê Minh Hà; Quyên của Nguyễn Văn Thọ, nhằm có nhìn
tồn cảnh thuyết phục hơn sự vận động về quan niệm con người của văn học thời kỳ Đổi mới.
Trong quá trình triển khai đề tài chúng tôi cũng cố gắng cập nhật những tác phẩm xuất hiện
gần đây đang được chú ý trên văn đàn nhưng chưa tạo sức thuyết phục lớn từ phía người đọc,
với mục đích mở rộng vấn đề nghiên cứu có liên quan chứ khơng xem đó là đối tượng khảo
sát trong toàn bộ luận án.
3.3. Từ đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ của luận án là:
Khẳng định vai trị, vị trí đối tượng trung tâm của văn học là con người, từ đó chúng tơi
đi đến lý giải quan niệm nghệ thuật về con người trong sự vận động và phát triển của các giai


đoạn văn học Việt Nam, cho thấy sự chi phối và biểu hiện của nó khi có sự chuyển đổi về
mặt tư duy nghệ thuật của nhà văn, đặc biệt ở thời kỳ văn học Đổi mới.
Phân chia con người dưới hai góc độ: con người bản chất xã hội và con người loại hình,
luận án nhằm chỉ ra “cõi khơng gian riêng” của con người qua các hình tượng tiêu biểu, thấy
được sự khác biệt của các kiểu nhân vật so với văn học trước đó. Để tăng tính thuyết phục, luận
án khảo sát những điểm kế thừa tiểu thuyết truyền thống và khẳng định những thể nghiệm mới
trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, bộc lộ tư duy sáng tạo của nhà văn, chịu khó làm mới
mình trong việc thể hiện cách nhìn nhận về con người hiện đại.

Dựa vào tiêu chí đề tài phản ánh, luận án dừng lại tìm hiểu ngơn ngữ nghệ thuật, với mục
đích bước đầu khẳng định sự mở rộng biên độ “lời nói” trong tiểu thuyết đã phản ánh tính phức
tạp của ngơn ngữ đời sống, khi tiếp cận và “nói điều gì đấy” từ mọi góc độ về con người, nhằm
góp phần vào sự thay đổi về cuộc đời, con người của các nhà văn đương đại.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp lịch sử - xã hội. Phương pháp loại hình.
Phương pháp tiếp cận thi pháp học hiện đại, tự sự học
Các phương pháp này sẽ được chúng tôi thực hiện trong thao tác so sánh, phân tích,
tổng hợp, thống kê để tiến hành nghiên cứu, xử lý và viết đề tài. Đặc biệt việc sử dụng
phương pháp loại hình kết hợp với thi pháp học cho phép người viết có thể tiếp cận hình
tượng con người trong văn học dựa theo lý thuyết hiện đại có tính chất đổi mới tương xứng
với nền văn học Việt Nam ở thời kỳ Đổi mới trong cái nhìn tương quan với văn học giai đoạn
trước.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án đã tổng quan, khái quát được sự phát triển, chi phối của quan niệm nghệ thuật
về con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ Đổi mới. Từ đó, luận án đi sâu khảo sát
những biểu hiện của quan niệm về con người dưới phương diện nội dung và hình thức tiêu
biểu. Ở một góc độ nhất định, luận án đã chỉ ra được những cái mới trong việc xây dựng hình
tượng nghệ thuật.
Luận án có cơ hội bàn sâu hơn quan niệm nghệ thuật về con người gắn với đặc điểm
một thể loại cụ thể. Các kết quả nghiên cứu trong luận án đóng góp một phần giá trị khoa
học, về mặt lý thuyết và lịch sử văn học, đối với người dạy - học lý luận văn học trong nhà
trường cũng như trong giới phê bình, sáng tác, tiếp nhận văn học Việt Nam hiện đại.
6. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án được triển khai thành ba chương:
Chương 1: Quan niệm nghệ thuật về con người và con người trong thể loại tiểu thuyết
Chương 2: Hình tượng con người trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới
Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện con người trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới
Chương 1
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ

CON NGƯỜI TRONG THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT
1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người
1.1.1. Con người với tư cách là đối tượng chủ yếu của văn học
Vấn đề con người giữ vị trí trung tâm của mọi khoa học, là vấn đề cốt lõi của các lý luận
xã hội và nhân văn, kinh tế, quản lý… Trong văn học con người là điểm xuất phát, đồng thời
cũng là đích cuối cùng của mọi sáng tạo. Tồn bộ thế giới nghệ thuật trong văn học bộc lộ một
quan niệm thẩm mỹ về con người. Một tác phẩm văn học có thể khơng có nhân vật người
nhưng nó ln phải là câu chuyện về cõi nhân sinh. Có như vậy, văn học mới làm cho con
người lương thiện hơn, nhân ái hơn và cũng làm cho con người đa dạng, phong phú, từng trải
và hiểu biết hơn.
1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người - một phạm trù thi pháp học


Quan niệm là một điều cốt lõi của sáng tạo nghệ thuật. Nó cung cấp một mặt bằng để trên
đó diễn ra sự lựa chọn, khái quát, nhào nặn, tạo ra hình tượng nghệ thuật, thậm chí có thể biến đổi
hình dạng sự vật hoặc miêu tả “khơng chính xác” về đời sống. Theo D.X. Likhachiev, quan niệm
nghệ thuật gắn với sự miêu tả con người, cái nhìn nghệ thuật về con người trong sự miêu tả đó.
Cho nên quan niệm nghệ thuật về con người như là cơ sở trung tâm đưa văn học vào đúng quỹ
đạo “nhân học” của nó. Chừng nào chưa có sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người
thì sự tái hiện các hiện tượng đời sống khác nhau chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một
chiều sâu. Điều này chứng tỏ sự phát triển của tư duy nghệ thuật phải song hành cùng sự mở rộng,
đào sâu các giới hạn trong quan niệm nghệ thuật về con người.
1.1.2.1. Một khi đã là đối tượng của văn học, con người phải được nhìn nhận như một nhân
cách đích thực và toàn vẹn, được soi ngắm từ nhiều mối quan hệ, được thừa nhận ở mọi giá trị liên
quan tới nó. Vì vậy quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học cũng sẽ khác với quan niệm về
con người trong các hình thái ý thức xã hội khác, như triết học, mỹ học, tôn giáo…
1.1.2.2. Khi nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm văn học, chúng ta
cũng thấy điểm nhìn khác nhau về con người của các nhà văn trong từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Trong thực tế sáng tác và tiếp nhận văn học, người sáng tác có cách giải mã con người theo ý đồ
riêng mình và người tiếp nhận cũng đã dễ dàng nhận ra. Bởi vì, những thay đổi trong quan niệm

nghệ thuật qua các chặng đường sáng tác văn học, thể hiện ý thức của nhà văn về việc miêu
tả con người, cho thấy sự biến đổi mô hình nghệ thuật về con người, đã được người nghệ sĩ
cụ thể hóa trong các kiểu nhân vật.
1.1.2.3. Một nền văn học mang tầm vóc, chiều sâu và ý nghĩa chẳng những phụ thuộc vào
lý tưởng và mục đích phục vụ của nó, mà cịn phụ thuộc và cách hiểu biết, tiếp cận, sáng tạo
nên hình tượng con người trong nó. Mỗi một thời đại, một giai đoạn văn học có cách quan
niệm, thể hiện con người khác nhau. Thực chất, sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người
chính là q trình vận động biện chứng của ý thức nghệ thuật cho phù hợp với đặc điểm lịch sử,
xã hội. Nói cách khác, việc chuyển đổi mối quan tâm của văn học chính là nguyên nhân chi
phối sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học.
Văn học của chúng ta hôm nay vẫn hướng đến việc phản ánh con người theo quan điểm
của K. Marx, “con người là thực thể tự nhiên có tính người, là “thực thể sinh học - xã hội”,
“trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”. Sự đổi mới
và sáng tạo không ngừng của các nhà văn là minh chứng rõ rệt thúc đẩy sự đổi mới phát triển
của văn học, trong đó đổi mới và đa dạng trước hết trong quan niệm nghệ thuật về con người.
Mặt khác khi nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người giúp chúng ta thâm nhập vào cơ
chế tư duy văn học, khám phá quy luật vận động phát triển của hình thức văn học góp phần
chứng tỏ tầm vóc cho một nền văn học.
1.2. Con người trong thể loại tiểu thuyết
Do đặc trưng của mỗi thể loại, con người trong thơ là chân dung tâm hồn. Trong kịch,
con người xuất hiện xoay quanh trục xung đột - hành động. Còn con người tiểu thuyết là con
người tổng hợp. Cho nên nhân vật có thể được khai thác ở cả chiều sâu và chiều rộng của
không gian, thời gian, ở cả tầm vĩ mô lẫn vi mô của đời sống nhân vật; từ ngoại hình đến
hành động, từ cảm xúc nội tâm đến lý trí… Trong q trình triển khai vấn đề, chúng tơi
khơng có tham muốn nhận diện việc phản ánh con người ở các thể loại qua các giai đoạn của
văn học. Đó là một việc làm quá sức, mặt khác chúng tôi cho rằng thể loại tiểu thuyết xuất
hiện những năm 20 của thế kỷ XX mới thực sự bước đầu định hình được những đặc trưng thể
loại của nó. Vì vậy chúng tơi chỉ dừng lại ở thời điểm hiện đại trong cái nhìn lịch đại khi bàn
đến vấn đề con người ở thể loại tiểu thuyết.
1.2.1. Con người trong tiểu thuyết trước 1986

1.2.1.1. Con người trong tiểu thuyết giai đoạn 1930 - 1945
Giai đoạn văn học 1930 - 1945 với sự xuất hiện của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Thơ
Mới và văn học hiện thực phê phán đánh dấu thành tựu chuyển biến của văn học dân tộc từ


trung đại sang hiện đại với trung tâm là sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người. Nhìn
chung, văn học lãng mạn đã khẳng định được chủ thể sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật khi
nói lên được “một nhu cầu lớn về tự do và phát huy bản ngã” (Tố Hữu). Trong khi đó, tiểu
thuyết hiện thực phê phán đã khám phá con người cá nhân ở một cấp độ mới, đó là con người
xã hội và con người cá nhân kết hợp.
1.2.1.2. Con người trong tiểu thuyết giai đoạn 1945 - 1975
Giai đoạn văn học 1945 - 1975, con người được nhìn nhận chủ yếu ở góc độ là con
người xã hội gắn với thời đại, với cộng đồng. Sự phát triển về số lượng tiểu thuyết xuất hiện
trong giai đoạn gian khổ của dân tộc đã chứng minh một điều: sự soi chiếu cùng một cái nhìn nghệ
thuật, một quan niệm về con người đã tô điểm cho nền văn học sử thi cách mạng những bức tượng
đài kỳ vĩ của con người mang lý tưởng phẩm chất cách mạng chung cho cả một dân tộc.
1.2.1.3. Con người trong tiểu thuyết giai đoạn 1975 - 1985
Với những tác động về mặt lịch sử xã hội, văn học giai đoạn này có những điểm chú ý sau:
Thứ nhất, bàn tay tác giả tác động vào đời sống nhân vật còn lộ liễu, chưa mạnh dạn khai
thác những vấn đề liên quan đến cá nhân con người. Vấn đề con người vẫn được phân tuyến rõ
ràng: tiêu cực - tích cực, tốt đẹp - tha hóa, chúng ta - chúng nó, tiến bộ - bảo thủ. Nhân vật có
sự vận động tâm lý nhưng nhìn chung xung đột tâm lý vẫn diễn ra ở bên ngoài, nhân vật vẫn
cịn mang tính “q trình”. Đã xuất hiện con người cá nhân, nhưng con người cá nhân với vấn
đề đạo đức nhân cách được đặt trong mối quan hệ với lịch sử, tính thế sự chưa đậm nét.
Thứ hai, hình tượng con người giai đoạn này khơng chỉ xuất hiện như những giá trị để
khẳng định tư tưởng xả thân mà chủ yếu là sự tự khẳng định những giá trị bản thân trong
ngọn lửa cách mạng. Tức là mọi vấn đề về con người phần lớn vẫn còn quy chiếu trong tương
quan với chiến tranh cách mạng. Mặc dù vậy, đây là tiền đề cho sự đổi mới về cách nhìn con
người, nhất là bình diện con người cá nhân cho tiểu thuyết sau này.
Chúng tôi cho rằng, những chuyển biến tư duy về con người trong tiểu thuyết giai đoạn

1975 - 1985 là nhân tố đòi hỏi cần có một cơ chế thay đổi của văn học nghệ thuật để nhà văn
được phát huy khả năng phản ánh đời sống của mình. Vì thế văn học giai đoạn này cũng như
tiểu thuyết nhìn chung đang chuẩn bị thêm cho mình một nội lực mới, dẫn đến tất yếu phải có
sự chuyển hóa trong đó chủ yếu nhất là bàn về vấn đề con người cá thể với những tồn tại của
mình trong quan hệ với chính mình, với người khác và với xã hội trong thế lưỡng phân, đa
diện, nhiều chiều.
1.2.2. Con người trong tiểu thuyết sau 1986
Văn học giai đoạn 1975 - 1985 vẫn chủ yếu nhìn con người cá nhân ở góc độ xã hội,
sau 1986 tính tồn diện về con người đã được bộc lộ. Đó là cá tính nhiều mặt, nhiều dáng vẻ
của con người ở tư cách con người cá nhân cá thể.
1.2.2.1. Tiếp tục khuynh hướng ca ngợi những phẩm chất con người ở mức độ cao hơn
Bên cạnh việc tiếp tục bộc lộ khuynh hướng ngợi ca khi ca ngợi những con người vẫn
giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, mang đậm những phẩm chất của tâm hồn Việt, tiểu
thuyết đã nhìn nhận con người dưới góc độ đời tư mang tính chất “phi sử thi hóa” (Trần Đình
Sử). Cảm hứng lãng mạn cách mạng mang tính “hướng ngoại” giờ nhường bước cho xu
hướng “hướng nội”.
1.2.2.2. Con người cá nhân gắn với cảm hứng bi kịch
Đời sống xã hội ngày càng vận động theo hướng khẳng định cá nhân, những tác động
xã hội bên ngoài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến từng thành viên của cộng đồng người. Cho nên,
mọi mặt cuộc sống đều biến đổi, nhân tố riêng tư cá nhân “xé rào” địi giải phóng trước một
mơi trường xã hội hết sức năng động bên ngoài, kiểu gia đình nặng về ràng buộc cá nhân sẽ
là “điểm nóng”, gánh nặng trung tâm tác động đến số phận con người, đẩy con người vào
những bi kịch của sự khe khắt, bảo thủ và lỗi thời.
1.2.2.3. Con người trước nguy cơ tha hóa


Con người tha hóa khơng phải là một hiện tượng hiếm hoi trong đời sống và không
phải đến nay mới có, mà nó đã từng là thành tựu của văn xi giai đoạn 1930 - 1945. Sự trở
lại của nó trong những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa khác trước, đánh dấu sự
gắn bó với đời sống vật chất và tinh thần của con người đương đại, góp phần tạo nên một

diện mạo phản ánh sơi nổi trong tiểu thuyết nói riêng.
1.2.2.4. Con người trong chiều sâu tự nhận thức
Cùng với lớp nhà văn trưởng thành trong chiến tranh, lớp nhà văn sau này không bị ám
ảnh và ràng buộc bởi các vấn đề chính trị đạo đức, tự do trong tư duy sáng tạo, Phạm Thị Hoài,
Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái… đã đem lại cho văn học tính chất “tự vấn” với những suy tư, triết
lý, trải nghiệm của những con người tự “đi tìm nhân cách” cho mình trong đời sống tinh thần
đầy phong phú. Hiện thực bề bộn không đơn giản như trước đây càng ngày càng thúc giục
con người nhìn lại, đặt ra những câu hỏi, khái quát thành các vấn đề, rút ra chiêm nghiệm về
lẽ đời, cuộc sống, cá nhân… như một tất yếu.
1.2.2.5. Con người đa nhân cách
Trong xu hướng bùng nổ thông tin, mọi cái trong guồng quay xã hội đều biến đổi khôn
lường, con người chẳng hề có chân lý tuyệt đối nào cả, văn hóa đại chúng khiến cho con người
khó phân tuyến được đâu là cao nhã, đâu là thông tục. Khi tiểu thuyết trở thành tiếng gọi của
trị chơi mỗi nhân vật chính là cuộc thử nghiệm cái tôi nhỏ bé của con người mang trong mình
“mọi mầm mống của tình cảm con người”. Bằng thái độ không thỏa hiệp, không khoan nhượng,
các nhà tiểu thuyết đã nhận thức lại chính bản chất con người, viết chúng theo khuynh hướng đối
thoại đa chiều cho tác phẩm để có thể đi đến một kết luận: “Nhạt nhẽo là thuộc tính thứ nhất
của con người. Gồng gánh suốt đời là thuộc tính thứ hai của con người. Đau đớn thay, có thể ăn
thịt người khi đói khát, cùng cực cũng là một thuộc tính của con người”.
1.2.2.6. Con người được khai thác ở góc bản năng tính dục
Khi khai thác góc bản năng tính dục của con người, nhà văn có cơ hội dẫn dắt độc giả đến
với “những điều dị thường vốn nằm sâu trong bản chất của con người trong cuộc sống yên bình
mỗi ngày” (Oe Kenzaburo), đồng thời gửi đến thơng điệp: lẽ sống của con người là yêu và
được yêu cả về thể xác lẫn tinh thần. Con người phải sống đúng với bản chất của con người.
Vì thế, khối cảm, nhục cảm, sự giao hoan giữa đàn ông và đàn bà khơng có gì là xấu nếu nó
là sự thăng hoa của cảm xúc, của tình u. Đó chính là biểu hiện một khát vọng chính đáng
của hạnh phúc đích thực mang tính nhân bản và văn hóa trong cõi nhân sinh của con người.
1.2.2.7. “Giải thiêng” miền bí ẩn của cõi tâm linh con người
Cảm hứng giải thiêng là cách thức tiếp cận, hóa giải để làm rõ thêm miền hiện thực
trong con người mà các nhà văn giai đoạn này sử dụng chứng tỏ tâm linh vẫn tồn tại trong

cùng với con người như một chiều kích quan trọng của con người, bởi lẽ đời sống tâm linh
không phải là cái gì thần bí, “dẫu đơi khi nó cố ý khốc một cái vỏ thần bí, mà là một cái
thường tồn trong con người”. Đây cũng là phương diện được các nhà tiểu thuyết Đổi mới
khám phá, xâm nhập để lý giải chiều bí ẩn bên trong của con người.
Tiểu kết:
Qua việc làm rõ quan niệm về con người trong tiểu thuyết chúng tôi đưa ra một số ý
kiến sau:
Trong công cuộc đổi mới văn học, bên cạnh những loại hình nghệ thuật khác, tiểu
thuyết tỏ ra thích hợp và giàu tiềm năng sáng tạo trong việc bám sát hiện thực và khám phá
số phận, tính cách con người cũng như với việc đổi mới hình thức nghệ thuật theo hướng hiện
đại. Sự hội nhập vào dòng chảy của các nền văn học tiên tiến đương đại trên thế giới giúp các
nhà văn trong nước tiệm cận hơn nữa một cách cắt nghĩa sâu sắc hơn về con người, bên cạnh
những bước “dị đường” tìm kiếm những cách tân nghệ thuật tiểu thuyết.
Sau 1986, con người không chỉ được mổ xẻ ở vấn đề đạo đức nhân cách trong mối quan
hệ với sự kiện lịch sử mà còn được tiểu thuyết nhìn dưới nhiều góc độ, ở cả con người tự
nhiên, con người xã hội, con người tâm linh. Qua mỗi đề tài, chủ đề về con người, nhà văn đã


phát huy cái đa diện, đa tầng vừa gai góc trần trụi, vừa thẳng thắn chân thành, vừa băn khoăn
suy tư, vừa hoài nghi tự vấn, vừa lo lắng hoang mang trước “phần nhân tính dư thừa chưa
được thể hiện” (M. Bakhtin) của con người. Đó cũng là một hành trình nghệ thuật khó mà
khai thác cạn kiệt được.
Như vậy, vấn đề đời tư con người là một vấn đề quan trọng của tiểu thuyết giai đoạn
Đổi mới mà các nhà văn đã tìm đến phản ánh. Tuy nhiên, “cùng với một số thành tựu đáng
mừng, các số phận cá nhân cứ quằn lên, trương phồng, cứ vật vã, cứ thống khổ, cứ rên la thê
thiết, cứ vô thức cứ bản năng đục ngầu mà bất chấp các nguyên tắc thẩm mỹ, bất chấp hiện
thực cuộc sống nó khơng phải như vậy” cũng là những hạt sạn nhỏ đang tồn tại ở một số nhà
tiểu thuyết khi khắc họa số phận con người.
Chúng tôi đồng ý với nhiều ý kiến cho rằng, tiểu thuyết Việt Nam còn đang ở trong giai
đoạn vận động, phát triển, đang trong thời kỳ trưởng thành. Trên chặng đường nó đã và đang

bước đi chúng ta có quyền đặt một niềm tin: “mỗi tiểu thuyết là một cách đào sâu hơn về cõi
người, cõi đời để đạt được một tầm sâu cho nhận thức về cõi nhân sinh”.
Chương 2
HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT
THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Nhân vật là một yếu tố không thể thiếu trong tiểu thuyết khi qua đó người đọc có thể
tìm thấy “bộ mặt con người”. Nó là chiếc cầu nối giữa “cuộc đời thực” với “cuộc đời có vẻ
thực” trong tiểu thuyết. Nói như Booth, “nhân vật là sự thể hiện con người, chứ không phải
chỉ là việc xây dựng hình thức bằng lời”. Qua thế giới nhân vật, người đọc sẽ tìm thấy những
vấn đề nhân sinh mà tác giả muốn gửi gắm, muốn sẻ chia. Vì “nhân vật là yếu tố mang theo
cảm hứng nhân văn, là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người”. Việc chúng tôi phân
chia con người ở hai phương diện bản chất xã hội và loại hình văn học về cơ bản vẫn dựa vào
cơ sở xem xét trên các bình diện xã hội, mặt khác dựa trên mục đích xây dựng thể hiện để thấy
được cái nhìn cận cảnh, khu biệt tương đối cho thấy tính chất làm mới của các nhà văn khi viện
giải tính đa trị, đa sự, phiền nhiễu phức tạp ở cả những mặt phẩm chất, bản chất, cấu trúc bên
trong của từng số phận cá nhân con người thế sự. Dựa vào cách phân chia này, sẽ xuất hiện
khá nhiều hình tượng, tuy nhiên, chúng tơi chỉ đưa ra một số hình tượng theo chúng tơi, có
tính chất nổi bật nhất để khảo sát, qua đó thấy rõ tính đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn
về con người.
2.1. Con người dưới góc nhìn bản chất xã hội
2.1.1. Người lính
Tiểu thuyết sau 1986 đã trả về cho đời sống nhân vật người anh hùng khát vọng chính
đáng của họ từ nhiều phương diện. Tuy vậy, trong khuôn khổ luận án, chúng tôi chỉ dừng lại
khai thác hai biểu hiện mới được tiểu thuyết tập trung hơn cả so với văn học trước 1975. Mục
đích của chúng tơi là để thấy rõ q trình nhận thức lại của văn xi nói chung, tiểu thuyết
nói riêng về bản chất chiến tranh gắn liền với những trăn trở liên quan đến vấn đề dục vọng,
nhân tính, bi kịch đớn đau của người lính trở về từ cuộc chiến.
2.1.1.1. Con người cá nhân bi kịch
Xét ở khía cạnh làm mới về người lính, tiểu thuyết giai đoạn này đã làm tròn nhiệm vụ
lấp đầy khoảng cách con người cá nhân ẩn sâu nơi những người từng cầm súng một thời. Khi

họ may mắn được trở về với đời thường cũng là lúc họ nhận thấy mình gánh trên vai bi kịch
của số phận chính họ. Đó là di chứng rõ rệt còn lại ở nỗi đau về thể xác và tinh thần, đi kèm
là nỗi khát khao bất thành trong đời sống hiện tại.
2.1.1.2. Con người tự nhiên trong cuộc sống đời thường
Trong thời chiến, do hoàn cảnh con người tự nhiên không được bộc lộ, thay vào đó chỉ
là con người chiến đấu, con người xã hội được hiện diện như một hình tượng trung tâm của
văn học cách mạng. Chiến tranh vốn dĩ là cái khơng bình thường, nó tước đoạt đi những điều


bình thường nhất của con người. Vì thế, sau thời bình con người tự nhiên (qua bản năng sống
và bản năng dục vọng) được trả về theo đúng nghĩa khiến hình tượng người lính được nhìn
lại với những tính chất, màu sắc, thái cực khác nhau trong mối quan hệ giữa ký ức chiến tranh
với cuộc sống đời thường hôm nay.
2.1.2. Người nông dân
Trước 1986 nông dân chỉ như một đối tượng để tuyên truyền giác ngộ, sau 1986, bằng
việc quy chiếu dưới cái nhìn thế sự đời tư, nhà văn đã để người nông dân suy nghĩ, hành
động, chiêm nghiệm thông qua nhiều việc làm và sự từng trải của chính đời họ.
2.1.2.1. Con người mang dấu vết “tha hóa”
Người nơng dân tham gia vào cách mạng bởi lẽ “cách mạng là một cuộc giải phóng,
một nhu cầu địi hỏi chân thật và giản dị, một thái độ chối bỏ số phận con cừu và luôn cả số
phận con sư tử, mà chỉ đòi hỏi số phận con người”. Cái số phận đó trong những cuộc chuyển
dịch lịch sử xã hội khơng chỉ có những nỗi đau ẩn giấu mà cịn có những thay đổi, tha hóa
đến khó lường. Sự tha hóa của người nơng dân thời kỳ này (Lời nguyền hai trăm năm,
Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ba người khác, Dịng sơng Mía) được nhìn rõ khơng những
do tác động và chi phối bởi hoàn cảnh sống mà chính cịn bởi sự tha hóa từ ngay trong mầm ý
thức cá nhân.
2.1.2.2. Nạn nhân của những ràng buộc lạc hậu
Khác với các tiểu thuyết trước cách mạng viết về người nông dân, các nhà tiểu thuyết
thời Đổi mới đã chỉ ra và nhìn thấy được căn nguyên của mọi bi kịch, trong nhiều trường
hợp, người nông dân suy cho cùng họ vừa là nạn nhân nhưng cũng là thủ phạm của tấn bi

kịch đời mình (như Vạn, Sài, lão Khổ…) vì chính họ đã được ni dưỡng trong mơi trường
vừa có những giá trị truyền thống vừa cịn những tàn tích trì trệ tối tăm. Đó là “ngọn nguồn
những ràng buộc” (Bùi Việt Thắng) khiến họ chưa thoát ra được, qua đó thể hiện sự băn
khoăn, trăn trở cùng cái nhìn phản ánh chân thực các vấn đề chính trị xã hội ở nơng thơn hiện
nay mà các nhà tiểu thuyết đang đào xới và muốn đi đến tận cùng.
2.1.3. Người trí thức
Bước sang giai đoạn sau 1986, những người đại diện cho trí thức đương thời, theo yêu
cầu khách quan của xã hội, chính là những người có sứ mạng phổ biến, duy trì, phát triển văn
hóa của dân tộc. Nhờ khơng khí cởi mở của đổi mới xã hội và văn học, nhà văn có quyền và
nhu cầu cơng bố những tư tưởng riêng của mình để có thể phát ngơn về nhiều vấn đề xã hội
khác nhau. Cho nên, nhân vật người trí thức đã trở lại với một diện mạo mới, chân thực và
toàn diện hơn.
2.1.3.1. Con người của lương tri và trí tuệ
Đặt người trí thức trước sự xơ bồ, hỗn tạp đầy nghịch lý của thực tế cuộc sống một cách
chân thực, với những bác sĩ Chiểu (Đêm thánh nhân), Tự, Kha (Đám cưới khơng có giấy
giá thú), Tồn, Hiệp, Trang (Người và xe chạy dưới ánh trăng)… đều là những trí thức đã
chọn sự cống hiến hết mình cho sự nghiệp, cho lẽ phải. Trong thời đại của tri thức ngày nay,
xã hội vẫn ln cần có những con người có kiến thức, tài năng thực sự bên cạnh một ý chí,
sức sống, niềm tin và nhiệt huyết để có thể làm cho cuộc sống này tốt đẹp hơn. Đó chính là
“một kiểu trí thức “tự do và dấn thân” của thời kỳ hậu hiện đại” (Trần Huyền Sâm).
2.1.3.2. Con người của sự mưu toan, tư lợi, ích kỷ, hám danh
Trước 1945, người trí thức tha hóa được khai thác chủ yếu ở phương diện đạo đức và
nhân tính. Sau 1986 kiểu dạng tha hóa của trí thức đã có những điểm khác. Họ thực sự là
những kẻ không thắng được những ham muốn dục vọng, những ti tiện tráo trở, đánh mất tình
nghĩa, có khi cuối cùng trở thành những kẻ “lạnh tanh, tàn nhẫn, nhạt nhẽo đến ghê cả
người”. Như vậy, sự trở lại của con người trí thức đánh dấu một thay đổi quan trọng trong
quan niệm về con người với sự thức tỉnh của ý thức cá nhân, cũng như sự thay đổi về bản
chất văn chương.
2.2. Con người dưới góc nhìn loại hình văn học



Như chúng tôi đã đề cập ở trên, bức màn “linh thiêng” của nhân vật dần dà được các
tiểu thuyết gia giải thiêng cho nó theo nhiều cách khác nhau. Nhân vật thời kỳ này về mặt cấu
trúc và chức năng đã có sự khác biệt so với văn học trước đây. Do đó, xem xét ở góc độ loại
hình mục đích của chúng tơi là để nhận diện chiều sâu bên trong về con người ở những đặc
tính nổi bật.
2.2.1. Con người lịch sử - văn hóa
Với tuyến nhân vật có thật được lưu tên trong sử sách cùng với những hư cấu về đời
sống, tâm lý riêng của nhân vật (Sông Côn mùa lũ, Hồ Quý Ly, Giàn thiêu, Đàn đáy), nhà
văn hé mở cho người đọc cuộc sống đang vận động của những con người ở một thời lịch sử,
nhưng vẫn gần gũi với chúng ta hôm nay.
2.2.1.1. Con người đối thoại với lịch sử
Mỗi nhà văn khi lựa chọn đề tài lịch sử đã tự đưa ra cho mình một cách thức để đối thoại
với lịch sử riêng biệt. Nhưng họ gặp nhau ở một điểm chung, đó là để nhận thức lại lịch sử trong
con mắt toàn vẹn (nhưng thực ra cũng để mượn xưa nói nay tựa như chuyện cũ viết lại - chúng tơi
nhấn mạnh), họ phải mượn chính các nhân vật lịch sử, dựng lại khơng khí lịch sử ấy để chúng ta
hiểu hơn thời cuộc đã qua, đồng thời tự tìm ra cho mình cách sống trong thời hiện đại từ bức
thông điệp được gửi bởi quá khứ.
2.2.1.2. Kết nối với cuộc sống hiện tại
Con người với những vấn đề cơ bản của nó, bất kỳ ở đâu, đều là điều quan tâm chính
của mỗi nhà văn. Tiểu thuyết lịch sử cũng khơng phải là một trường hợp ngoại lệ, nó vẫn đi
tìm những mạch ngầm về con người ở những tính chất tiêu biểu để viện giải cuộc sống. Vẫn
là những vấn đề của lịch sử nhưng chúng lại là chiếc cầu nối từ quá khứ đến hiện tại về
những vấn đề xã hội, nhân văn và sự sinh tồn của con người. Tiểu thuyết đã biến lịch sử
thành những thang giá trị cuộc sống mà con người hiện tại quan tâm, mở ra chân trời khám
phá mới, phù hợp với tư duy của con người hiện đại trong cảm thức truy vấn những sự thực
của lịch sử.
2.2.2. Con người “huyền thoại”
Bước vào thời hiện đại - hậu hiện đại, khi nhân loại hồi nghi lý trí và hồi nghi thánh
thần, cũng là lúc văn học “thoải mái trộn lẫn cái thường nhật với cái hoang đường” để lý giải

cho mọi niềm tin vào trí tưởng tượng và vào lý trí đã bị phá sản hồn tồn. Đặc biệt khi con
người bị chính xã hội nó tạo ra bóp nghẹt, trở nên bơ vơ cô đơn, họ tạo ra cái ảo để chế ngự
nỗi lo âu như một “tiếng nói về sự mầu nhiệm để con người vững tin trên hành trình đơn độc
của kiếp người”. Chúng tơi sử dụng hình tượng con người “huyền thoại” trên cơ sở đó.
2.2.2.1. Con người trong thế giới tâm linh và vơ thức
Đó là những con người ( Tân - Trong sương hồng hiện ra, Thống Biệu - Mảnh đất
lắm người nhiều ma, ông hộ Hiếu - Mẫu thượng ngàn, Phương - Tàn đen đốm đỏ, Hương và
Hoa - Người sông Mê...) tồn tại những công năng riêng biệt trong cõi mông lung. Cõi mơng lung
ấy bên ngồi có vẻ ảo là tiếng nói một phần của mảnh bên trong cõi lịng mình. Thế giới bên trong
đó khơng ai giải thích một cách rạch ròi bằng năng lượng của khoa học mà chỉ có thể lý giải theo
cách của từng cá nhân trong cuộc đã tự mình chứng kiến, trải nghiệm.
2.2.2.2. Con người trên biên giới ảo - thực
Từ những bé Hon (Thiên sứ), bào thai (Thiên thần sám hối), Thương Ơi (Đêm thánh
nhân), Mai Trừng (Cõi người rung chuông tận thế)… việc phản ánh và xây dựng con
người “huyền thoại” khiến tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới khoác lên cho các nhân vật những
nét lạ và hấp dẫn. Con người không thể là một lát cắt nguyên phiến, ngược lại con người
luôn tiềm ẩn những “cái kỳ lạ” bên trong, đòi hỏi người nghệ sĩ khai thác nhiều hơn, sâu
hơn cái mảnh tưởng như phi lý để tạo nên tính chất đa nguyên của bản thể con người. Qua
tiếp xúc với thế giới con người ấy như nhà văn Hồ Anh Thái đã nói: “những gì ta thấy, ta
nghe, ta trải nghiệm là chưa đủ. Hiện thực còn là cái ta cảm nữa”. Đó là lý do tại sao trong


cõi sâu xa, bí ẩn của những con người huyền thoại, thế giới thực của họ khơng bị ảo hóa mà
chúng vừa hết sức mới lạ, hấp dẫn vừa gần gũi, bình dị và thân quen.
2.2.3. Con người “dị biệt”
Con người trong tư duy nghệ thuật của nhà văn ở điểm này, theo chúng tôi không nhấn mạnh
đến yếu tố hoang đường mà chú trọng ở tính chất “dị biệt”. Đó là những người (nhân vật - chúng tơi
nhấn mạnh) sinh ra là con người nhưng lại gặp những điều bất thường (xét cả mặt tích cực lẫn tiêu
cực).
2.2.3.1. “Méo mó” về thể xác

Với một loạt các nhân vật như lão Quềnh, Mùi, Bàng, anh Ba và cơ Tư, Tịng Út…
chưa bao giờ trong tiểu thuyết lại tập hợp đông đảo số lượng những con người dị biệt đến thế.
Họ khơng phải là mặt trái của xã hội mà có khi chỉ là một góc khuất của xã hội và văn học
đang được tiểu thuyết “sát nhập” vào khả năng phản ánh hiện thực của thể loại. Không phải
là lột trần, các nhà tiểu thuyết đang cố gắng khám phá cuộc sống của những con người bất
hạnh, một phần của xã hội hôm nay. Trong những con người này vẫn luôn mong muốn khát
khao tận hưởng những cảm giác cuộc đời mang lại trong sự an bình, tình yêu, hạnh phúc và
sẻ chia.
2.2.3.2. “Lệch lạc” về tinh thần
Đây là loại con người cho thấy khung quan niệm về nhân vật bị phá vỡ một cách rõ
nhất trong tiểu thuyết sau 1986, đặc biệt trong những năm gần đây. Một thể xác méo mó, đã
đủ đem lại cho họ sự bất hạnh, nhưng như chúng tơi đã nói, thế giới tinh thần cũng chứa đựng
những vỉa ngầm bên trong (Quang lùn - Thiên sứ, bác sĩ Cần - Đêm thánh nhân, Khẩn Ngồi, Tính - Thoạt kỳ thủy…). Bề sâu tâm hồn bên trong một con người có thể chứa cả mặt rắn
rết lẫn rồng phượng. Đây cũng là điều tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới lật xới để bộc lộ tính đa diện
trong quan niệm về con người.
Tiểu kết:
Mặc dù chỉ tạm dừng lại khảo sát ở những hình tượng tiêu biểu nhưng chúng tơi cho rằng: tiểu
thuyết nói riêng hiện nay đang đi tìm cho mình bức chân dung cuộc đời con người đầy phong phú,
phức tạp, luôn hàm chứa tính đa trị với cái nhìn thẳng thắn và trung thực, sáng tạo và tìm tịi của các
nhà văn. Các nhân vật đều được khám phá ở mọi khía cạnh với đầy đủ các chức năng của mình,
khơng cịn những kiểu nhân vật phi thường mà đó là những cá thể phi hiện thực, cá biệt, luôn soi
chiếu vào nhau. Điều này khiến “mỗi tiểu thuyết trở thành một “tiểu tự sự” về nội tâm và khát vọng
cá nhân của con người, với những vang âm của một tinh thần nhân bản sâu xa và mạnh mẽ”.
Chương 3
NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.1.1. Những cách tân từ truyền thống
Trong khá nhiều tác phẩm, yếu tố truyền thống và hiện đại luôn đan xen vào nhau khi
hiện thực đời sống trong tiểu thuyết đã trở nên đa dạng với những hướng mới, phức tạp hơn.
Những thể nghiệm nghệ thuật đó, là điều đáng trân trọng, ghi nhận sự chuyển mình đầy triển

vọng của tiểu thuyết trong tương lai. Đồng thời việc “quay về với một số nét nào đó của cái
cũ cũng được coi là… mới” khi những tiểu thuyết ấy đã và đang bằng cách viết nội dung thay
cho kể, bộc lộ sự sáng tạo trong hình thức để chuyển tải mục đích tư tưởng tác phẩm theo một
cách mới hơn.
3.1.1.1. Mơ tả nhân vật qua phương diện bên ngồi
Các tiểu thuyết mô tả nhân vật dạng này dưới nhiều hình thức: qua nhiều điểm nhìn của
nhân vật (Mẫu thượng ngàn, Thời xa vắng, Gió từ thời khuất mặt), xây dựng “chân dung
đối nghịch” giữa ngoại hình bên ngồi với phẩm chất, tính cách bên trong, qua đó xây dựng
con người theo những “xung lực” vừa thuận chiều vừa nghịch chiều đầy bất ngờ của số phận
(Đám cưới khơng có giấy giá thú, Những mảnh đời đen trắng, Hồ Quý Ly).


Như vậy, các nhà văn xây dựng nhân vật (ngoại hình, tính cách, hành động) khơng cịn
dập khn theo truyền thống mà đã nâng con người nhân vật lên một mức cao. Khơng chỉ là
làm nổi một tính cách tiêu biểu, nét đặc tả ngoại hình nhân vật, nhà văn cịn tạo nên nét cá
tính hóa, dị biệt hóa cho nhân vật trong một môi trường đã bị phá vỡ tính điển hình. Nhân vật
khơng cịn được xác định hồn toàn bằng sự hiện diện lý lịch đầy đủ mà nó tồn tại bằng
những hành vi, những ứng xử trước mọi hồn cảnh, trong đó tác giả khơng cần giải thích vì
khơng thể giải thích mà chỉ có thể quan sát.
3.1.1.2. Miêu tả trực tiếp tâm lý qua nội tâm
Nhà văn đã đưa những xung đột nội tâm trải dài qua cả điểm nhìn bên ngồi lẫn bên trong,
nhưng tính chất “tồn tri” khơng được hé lộ mà để tự nội tâm nhân vật bộc lộ ra ngoài. Nhờ việc
làm này mà tiểu thuyết giai đoạn sau 1986 đã khác trước. Thay vì khi miêu tả tâm lý, nhà văn
quan tâm đến kết quả của quá trình tâm lý, thì nay hính bản thân q trình đó tự thể hiện khơng
chỉ bằng lời kể có tính chất hướng ngoại, mà bằng xu hướng tự hướng nội, tự bộc lộ những nỗi
niềm suy tư sâu kín, phơi bày tiến trình vận động tự thân của tư duy và những xúc cảm đa chiều
của con người.
Qua một số dẫn giải trên, chúng tôi đi đến nhận định: nhà văn sau 1986 đã đặt xung đột
nội tâm nhân vật trên phương diện con người cá nhân - đời thường, do đó đặc điểm tâm lý
mang tính cá nhân, cá biệt thuộc về nhu cầu bản thân bên trong của nó, quy chiếu vào những

biến cố trong tâm hồn nhân vật để người đọc tìm thấy bóng dáng của hiện thực xã hội. Nhờ
khai thác đắc địa khía cạnh này mà những tiểu thuyết như Sơng Cơn mùa lũ, Gia đình bé mọn,
Tiểu thuyết đàn bà, Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn… đã tạo nên ấn tượng khó qn về hình
tượng nhân vật.
3.1.2. Tiếp cận nhân vật với bút pháp hiện đại
3.1.2.1. Xây dựng nhân vật theo lối “ẩn danh”
Đó là “những nhân vật khơng nổi lên bằng một nét hình dung diện mạo rõ rệt nào, một
cá tính nào, một đường viền lịch sử nào”, nó chỉ được tái hiện qua những mẩu, những mảnh,
có khi chỉ là những ý nghĩ. Trong tiểu thuyết Việt Nam hiện nay (Pari 11 tháng 8, T. mất
tích, Chinatown, Đi tìm nhân vật) thật khó tìm thấy một nhân vật điển hình kiểu của chủ
nghĩa hiện thực, thay vào đó là những nhân vật đủ mọi hạng người, nó đã và đang thải bỏ dần
“tất cả những gì khiến nó nên người, để trở thành bóng ma vơ danh mà người ta chỉ cịn nghe
được giọng nói”.
3.1.2.2. Xây dựng nhân vật qua những mảnh vụn tâm lý, ký ức rời rạc không liên kết
Việc các nhà văn chọn lối tự sự chất liệu ký ức với sự xáo trộn chóng mặt các tình tiết
trong mạch chuyện theo kiểu dòng ý thức đã khiến cho ký ức bị chia nhỏ thành những mảnh
vụn của sự kiện và dẫn tới cảm giác tìm ra “con người ẩn náu” bên trong. Với sự đổi mới
cách nhìn trong sáng tạo, quan niệm, nhà văn Việt Nam đã tìm ra một số thủ pháp mới dưới
ảnh hưởng của văn học hiện đại thế giới để “biết đột phá hiện thực” (Ma Văn Kháng), trong
đó họ dường như đã “trao ngịi bút cho nhân vật, để nhân vật tự viết lấy giọng điệu riêng của
nó”, nhà văn để mặc cho nhân vật “phơi trần” cảm xúc, tâm trạng một cách tự nhiên, “xé
toang” trật tự niên biểu.
3.1.2.3. Xây dựng nhân vật với phương thức huyền thoại hóa
Tận dụng lợi thế của cái kỳ ảo dưới dạng giấc mơ, biến dạng, báo ứng, hiện hồn, không
gian, thời gian huyền thoại, các nhà văn đã khám phá và phản ánh thế giới hiện thực đời sống
đa dạng nhiều chiều của con người, đặc biệt ở chiều tâm linh con người, tất cả có tác động nghệ
thuật rất lớn đến hiện thực tâm hồn con người với bao điều phức tạp, chồng chéo, đồng thời tạo
nên một hiệu ứng tâm lý thẩm mỹ cho người đọc. Nói như Heinrich Boll, “một nền văn học
thật sự dân chủ cần phải tạo ra những huyền thoại về con người, huyền thoại về đời thường
của con người, cần phải tái tạo những yếu tố huyền thoại của đời thường nhân thế, cái thơ ca

của đời thường nhân thế… phát hiện ra trong văn học cái huyền thoại nhân bản mới của con
người”.


3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật
Để nhận diện một nhà văn có quan niệm như thế nào về đời sống và con người thơng
thường người ta tìm hiểu tiếng nói riêng của anh ta qua ngôn ngữ, thông qua các thành phần
được biểu hiện trong một tác phẩm ở cả ngôn ngữ nhân vật (lời đối thoại, lời độc thoại) và
ngôn ngữ trần thuật (lời kể, lời tả, lời bình luận). Khảo sát những thành phần này, chúng tôi
rút ra một số đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam đương đại như sau:
3.2.1. Ngơn ngữ có tính lịch sử cụ thể
Đặc điểm này nổi bật nhất là ở tiểu thuyết lịch sử, tức tác phẩm lấy lịch sử làm đề tài,
làm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, có nghĩa địi hỏi hồn cảnh, nhân vật gần như khơng có sự
“sai trật” về thời gian sự kiện.
Nhờ lớp ngơn ngữ xác nhận có tính lịch sử cụ thể, người đọc có thể khám phá được đời
sống bên trong của mỗi thời đại cũng như hiểu được tâm hồn con người qua mỗi thời kỳ biến
thiên của lịch sử xã hội. Mặt khác, nó cho thấy các nhà văn khi lựa chọn tiểu thuyết lịch sử,
đã một phần nào đó thể hiện sự kết hợp giữa tư duy hiện đại và cổ điển trong việc chuyển tải
ngôn từ.
3.2.2. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, dễ hiểu
Một khi được xem là chất liệu, phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học
thì ngơn ngữ tiểu thuyết vẫn được cho là ngôn ngữ gần gũi tới mức tối đa với đời sống. Vì
vậy, đây là một đặc điểm cho ta thấy tính linh hoạt của ngơn ngữ trong văn học sau 1986.
3.2.3. Ngôn ngữ mang màu sắc dân gian
Chưa bao giờ trong văn chương hiện đại mật độ xuất hiện kiểu lời ăn tiếng nói dân gian
được đưa vào miệng nhân vật nhiều như trong tiểu thuyết giai đoạn này. Việc đưa vào tính chất
suồng sã, bớt đi vẻ trang trọng, nghi thức, các nhà văn phần nào thể nghiệm được “những thành
phần ngôn ngữ mới theo định hướng rút ngắn triệt để khoảng cách nghệ thuật vào dòng chảy xô
bồ, ào ạt của đời sống” đã thực sự làm rung chuyển lối văn mực thước, đưa đẩy tạo nên “tư thế
dân chủ bình đẳng giữa con người với con người”.

3.2.4. Ngơn ngữ có tính thế tục
Một khi ý thức ngôn ngữ trở nên tự giác hơn, văn chương khơng nhất thiết phải đặt mình
trong sự câu nệ, khách sáo, đó cũng là thời điểm đánh dấu cho sự phong phú của ngôn ngữ ở
nhiều mặt du nhập vào khu vườn sáng tạo ngôn từ của các thể loại văn học. Tính chất trần tục,
bụi bặm, thậm chí đơi khi thô tục được đẩy vào phát ngôn của nhân vật nhiều khi khiến người
ta phải giật mình. Thứ “ngơn ngữ sinh hoạt thế sự” (Nguyễn Thị Bình) ùa vào trong lời ăn tiếng
nói của tác phẩm tuy cịn đơi chỗ gắng gượng, gò ép, dung tục trong tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng, Chu Lai, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh… nhưng đã góp phần làm nên hiệu ứng
nghệ thuật tích cực trong từng tác phẩm, bỏ xa lối văn đạo mạo, kín kẽ, chải chuốt bóng mượt
“từ đầu đến chân” của văn học giai đoạn trước. Mặt khác nhà văn đã rút ngắn khoảng cách giữa
tác giả - nhân vật - người đọc, đưa tác phẩm gần gũi và thật như cuộc sống vậy.
3.2.5. Ngơn ngữ chứa đựng tính đối thoại và tính “cá thể hố” cao
Đọc tiểu thuyết sau 1986, độc giả phần nào có hướng tiếp cận khác trước. Tính chất đối
thoại theo kiểu lời thoại thuần tuý gần như mất dấu, thay vào đó là sự đối thoại nhiều tầng
nghĩa nhưng diễn biến nằm ở bề sâu ngôn ngữ, tức là người kể chuyện hay nhân vật có thể
diễn ra cuộc đối thoại nhưng chủ yếu việc đối thoại lại nằm ở sự nhìn nhận, chiêm nghiệm,
mang tính triết luận tự nhận thức của nhân vật qua chiều nội tâm bên trong.
Tiểu kết:
Trên thực tế quan niệm nghệ thuật về con người chi phối đến sự thay đổi trong cấu trúc nghệ
thuật của một tác phẩm. Tuy nhiên sự thay đổi tư duy nhận thức nghệ thuật về con người vẫn rõ
hơn cả ở việc xây dựng thể hiện các hình tượng. Qua hai vấn đề chúng tôi bàn kỹ ở trên, chúng tôi
tạm rút ra hai ý kiến sau:
Thứ nhất, khi nhà văn quan niệm nhân vật như một ý thức, một tiếng nói, một chủ thể
độc lập, anh ta đã không bắt nhân vật phải suy nghĩ giống mình mà để nhân vật hiện ra như


chính nó, như đời sống với những mặt sáng và tối. Mỗi cá nhân con người đều mang trong
mình một chân lý sống riêng. Vì vậy khi dựng nên bức chân dung sinh động cho nhân vật
mục đích tối thượng của người sáng tác là để nhân vật tự nói về chính mình, mở ra chân trời
về cảm quan số phận con người tùy thuộc vào từng người đọc.

Thứ hai, khi tiểu thuyết có xu hướng cấu trúc “liên thể loại”, “đồng hóa mọi loại tác
phẩm khác vào mình” (A. Malraux) dẫn đến hệ quả tất yếu, ngôn ngữ tiểu thuyết là sự kết
hợp nhiều phong cách ngôn ngữ của các thể loại được du nhập vào trong nó. Về điểm này
theo chúng tôi một mặt đánh dấu nét cá thể hóa khi xây dựng nhân vật, mặt khác định hình
cho dấu ấn sáng tác của cá nhân nhà văn, qua đó cho thấy tính mở của ngơn ngữ đời sống
hàng ngày của con người hiện đại.
KẾT LUẬN
Có khơng ít người đã hoài nghi về sự phát triển của tiểu thuyết trong tương lai. Tuy
nhiên đời sống con người luôn biến đổi, ý niệm về con người ngày càng được nâng cao, ngày
càng phức tạp tùy theo mức phức tạp hóa của sinh tồn con người. Hơn ai hết, con người ln
ln địi hỏi thế hệ của mình tìm cách giải thích các biến đổi ấy để chính họ được định hướng
và thấu hiểu quy luật của cuộc sống. Lại Ngun Ân đã nói, thời hiện tại chính là thời của
văn xi, và theo chúng tơi, thời văn xi đó với đại diện tiêu biểu nhất lại thuộc về thể loại
tiểu thuyết. Với dung lượng lớn, nó sẽ là thể tài đáp ứng yêu cầu nhận thức, phân tích con
người và xã hội hiện thời. Văn hào Pháp Lui Aragon nhận định: đặc tính khác thường của
tiểu thuyết là nó có năng lực “hư cấu ra những chuyện bịa” nhưng cái được bịa trong tiểu
thuyết là cơ sở của sự thật trong đó nó đã “cố gắng đo con người bằng những thước đo nhân
bản hơn, nó muốn hiểu con người trong những hồn cảnh thay vì áp những hồn cảnh cho
con người”.
Tiểu thuyết trong hành trình khám phá con người từ cao trào Đổi mới đã đi vào “những
trăn trở, bức xúc về con người trong niềm khát khao tác động vào xã hội, thay đổi hoàn cảnh
sống để có mặt bằng văn hóa cao hơn, điều kiện vật chất tốt hơn cho sự phát triển tính người
lành mạnh” khiến cho mọi bình diện về con người đã được các nhà văn khai thác một cách có
chiều sâu. Qua các vấn đề đã được triển khai ở trên, chúng tôi xin rút ra một số kết luận như
sau:
1. Sự ra đời của chủ nghĩa cá nhân trong cao trào Đổi mới đã cho thấy sự phân hóa
nhân cách mãnh liệt. Con người luôn hội tụ đầy đủ các cực sáng - tối của nhân cách cá nhân,
mở ra một khả năng cảm nhận rộng lớn hơn khi chạm vào những ngóc ngách sâu kín nhất
trong mỗi con người. Con người khi tự nghiệm ra mình khơng hồn thiện, cũng đồng thời
nhận ra những khoảng không hư ảo chứa đựng những điều mà mình khơng biết xung quanh

cõi sống của mình. Có thể nói văn học thời kỳ Đổi mới đã thể hiện một nỗi lo âu về nhân tính
khơng hoàn bị của con người, các nhà văn đang cố lý giải nhiều chiều kích về con người
hướng đến vẫn là cái nhìn nhân bản trong cái nghĩa như L. Tolstoi đã từng nói: con người
thường hồn tồn khơng giống bản thân mình tuy vẫn cứ chỉ là chính mình.
2. Khơng nhằm mục đích thống kê và miêu tả thuần túy, chúng tôi cố gắng khám phá
những cách tân riêng khi nhà văn quan niệm về con người theo những tiêu chí khu biệt nhất
định. Việc dừng lại khai thác con người ở góc độ bản chất xã hội với: người lính, người trí
thức, người nơng dân, mục đích của chúng tơi là tìm ra những điểm khai thác mới của tiểu thuyết
thời kỳ Đổi mới khi tái hiện lại những con người bình thường của cuộc sống hơm nay.
Sau những gì đã được viết trước 1975, chiến tranh - người lính vẫn là “một kho chất liệu
khơng thể nào vơi cạn còn nằm sâu trong ký ức của con người” khiến tiểu thuyết sau 1986 chuyển
vào quỹ đạo mới về cuộc sống và số phận con người, gắn với số phận dân tộc qua sự soi rọi
vào nhiều góc khuất của đời sống những con người thuộc về phía chiến thắng. Người lính nếu
sống với hồi ức chiến tranh sẽ là một chân dung đầy đặn và nhiều chiều cạnh của con người
bị chấn thương vì bi kịch và bất hạnh; nếu hịa nhập với thời bình có khi họ phải chịu một số


phận chia đơi: nửa cho ánh sáng, nửa cho bóng tối. Một là họ tiếp tục hòa nhập cuộc sống
mới để giữ lấy nhân cách người lính, bằng cách sống xứng đáng với hào quang bi hùng một
thời. Hai là họ sẽ bầm dập, tơi tả, xô đẩy, trôi dạt và sa đọa, biến chất lúc nào không hay.
Mặc dù người trí thức trước 1945 đã được đặt ra trong một số sáng tác của Nguyễn Huy
Tưởng, Thạch Lam, Nam Cao... nhưng sau 1945 đề tài này dần bị thay thế bởi khối nhân vật
trung tâm là công nông binh. Đến đầu những năm 80 - 90 người trí thức đã trở lại với một diện
mạo và tầm vóc mới, được xem là nhân vật thể hiện được nhiều khả năng tự ý thức của văn học
đồng thời bộc lộ “cái tơi” của nhà văn. Người trí thức giai đoạn này được xoáy sâu vào những
bi kịch tinh thần trầm trọng và quy mơ hơn cả Sống mịn của Nam Cao. Bên cạnh sự tha hóa
tột độ chạy theo ham muốn của đời sống đồng tiền, dù có tài năng tri thức đi chăng nữa, họ
cũng dễ bị mất phương hướng, ngả nghiêng theo thời thế, chưa kể phải đối mặt với những vụ
lợi toan tính, ích kỷ của bản thân và ngồi xã hội khiến họ khơng cịn là “con người vô trùng”.
Như Ma Văn Kháng đã đề cập trong tiểu thuyết của mình, “chưa có thời buổi nào trí thức lưu

manh hóa nhiều như thời nay”. Điều đó khơng chỉ tìm thấy ở những Đám cưới khơng có giấy
giá thú, Mười lẻ một đêm, Tường thành... mà vẫn còn tiếp tục ráo riết các vấn đề liên quan
đến trí thức trẻ ở Tìm trong nỗi nhớ của Lê Ngọc Mai, Hộ chiếu buồn của Thế Dũng... Trong
sự phát triển mới của tiểu thuyết hiện nay, với đặc thù lao động trí óc, có trình độ văn hóa cao,
nhạy cảm trước những biến đổi của thời cuộc, hình tượng văn học này thực sự có ưu thế trong
xây dựng tiểu thuyết hướng nội.
Trong khi đó, cuộc sống của người nông dân được phản ánh trong tiểu thuyết là cách
cho chúng ta một hiểu biết mới về phẩm giá và sức sáng tạo của con người. Đó là những
người nơng dân sống và lệ thuộc vào những định kiến hẹp hịi cùng với đời sống tinh thần
ln tồn tại ý thức dòng họ đã khiến cho bao số phận phải tự gánh lấy cho mình nỗi bất hạnh,
sự cam chịu... Khơng chỉ có vậy, những con người tưởng thuần phác ấy đang dần hèn đi, tầm
thường đi, tha hóa đi vì cái lợi vật chất, sự ghen ghét, đố kị, khiến cho làng quê xưa vốn yên
bình với lối sống giản dị, đùm bọc... nay trở nên phức tạp khó lường.
3. Ngồi ra đề tài cịn khai thác con người ở góc độ loại hình với sự phát hiện con
người dưới góc nhìn lịch sử văn hóa, con người “huyền thoại”, con người “dị biệt”. Qua đó,
chúng tơi đi đến khẳng định tính đổi mới của tiểu thuyết, đồng thời cho thấy một sự thay đổi
lớn lao, yêu cầu về một con người mới trong văn học đã hình thành, thể hiện những nỗ lực
đáng trân trọng trong việc đi sâu khám phá đời sống vốn phức tạp của con người với một thái
độ khách quan, trung thực, thẳng thắn và không kém phần tinh tế của các tiểu thuyết gia.
Việc mở rộng con người lịch sử qua yếu tố lấy chân thực lịch sử kết hợp với hư cấu nghệ
thuật giúp nhà văn có cơ hội “chất vấn” nhận thức về chân lý của lịch sử. Tư duy lịch sử của
nhà văn được soi chiếu qua quan niệm nghệ thuật về con người, biến con người thành mục đích
chuyển tải giá trị tư tưởng dưới “lớp bọc” của đường viền lịch sử nhằm nhận thức rõ hơn thời
đại con người được đặt trong bối cảnh lịch sử. Mặt khác, việc lý giải con người lịch sử với tính
chất hồi cố lịch sử thơng qua lăng kính của ý thức các cá thể, nhà văn đã cắt nghĩa thêm một
cách nhìn mới về con người khi phản ánh trung thực số phận của con người hiện tại.
Trên thực tế, đời sống phức tạp của con người luôn là một chiều bí ẩn chúng ta khơng
thể giải thích bằng đầu óc duy lý thông thường. Sự hiện hữu con người huyền thoại cũng dựa
trên tiêu chí thực ảo đã được các nhà văn khai thác vào văn học. Việc nhà văn xây dựng con
người huyền thoại theo chúng tôi đã làm thành hai mục đích phản ánh qua tiểu thuyết. Một là

mở ra khả năng nhận thức những điều bí ẩn ở con người. Hai là cho thấy sự khao khát hịa
nhập một cuộc sống bình dị.
Đi sâu tìm hiểu tính chất dị biệt của con người trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới, chúng
tôi tập trung lý giải cách cắt nghĩa của nhà văn ở khía cạnh cuộc đời bất thường của những
con người cả về mặt thể xác lẫn tinh thần. Qua đó cho thấy sự nỗ lực “lạ hóa” của các nhà
văn khi xây dựng nhân vật để làm rõ cái nhìn mới về hiện thực đời sống trong thời kỳ hiện
đại. Đồng thời bộc lộ rõ nét nhất tính chất “nhân đạo hóa” con người của văn học.


4. Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, luận án phân tách hai yếu tố truyền thống và
hiện đại được kết hợp sử dụng trong tiểu thuyết ở một phạm vi nhất định nào đó, qua đó
khẳng định, các nhà tiểu thuyết đương đại đang nỗ lực cho những cách tân táo bạo về con
người.
Phần lớn tiểu thuyết của chúng ta đến nay vẫn đang cựa quậy trong cái khung thể loại
truyền thống. Khá nhiều nhà văn trong tác phẩm của mình khi khám phá nội dung hiện thực,
mục đích là để làm nổi bật tính cách số phận, các mối quan hệ giữa con người với hồn cảnh.
Vì thế các tác giả luôn thể hiện sự tâm huyết trong việc lựa chọn những thủ pháp nghệ thuật
để khắc họa những nhân vật như con người vốn có, trong đó có chú trọng đến xây dựng tính
cách thể hiện rõ nét ở ngoại hình, nội tâm cho đến hành động biểu hiện, qua đó phần nào bộc
lộ được tư tưởng, quan điểm và cảm xúc của tác giả về cuộc sống và con người. Việc các nhà
tiểu thuyết tiếp tục xây dựng nhân vật theo truyền thống ở một mức cao hơn đúng như ý kiến
của Đặng Anh Đào đã nhận xét: “Ngay cả việc đặc biệt tăng cường một kỹ thuật nào đó rất
cũ, rất truyền thống lại có thể gây một nghịch lý: nó có thể xem như một hiện tượng biến
chất, đổi mới”.
Xây dựng nhân vật theo lối ẩn danh, tiểu thuyết đi đến việc khai thác nhân vật theo một
lối tư duy khác truyền thống. Nhân vật xuất hiện khơng cịn mang tính điển hình của tính
cách, một tâm lý vận hành logic mà đó là sự xuất hiện đột ngột, không dáng dấp, không tên
gọi, không tâm lý. Tất cả tùy thuộc vào sự kiếm tìm, lý giải của người đọc trước một “đề án
mở” về con người.
Khi con người xuất hiện không ở dạng q trình đầu cuối, mà phi tính cách, phi tâm lý,

phi logic, khó hiểu, nhà văn phải giải mã nhân vật theo nhiều cách khác nhau. Người đọc để
hiểu cuộc đời nhân vật, chỉ có thể tiếp xúc qua những mảnh tâm trạng rời rạc theo kiểu “dòng
ý thức” kết hợp bút pháp huyền thoại hóa, khám phá những ẩn ức trong cõi vô thức, tiềm thức
của con người. Nhờ vào cách thể hiện này, tiểu thuyết đã và đang “xâm lấn” để lý giải tận
cùng những xáo trộn bên trong đến khó ngờ của đời sống cá thể tâm hồn người.
5. Một thành công nữa của tiểu thuyết giai đoạn này khi đưa con người sát nhập hẳn với
đời thường đã tạo nên những bước đi mới trên con đường đưa ngôn ngữ nghệ thuật mang hơi
thở của đời sống đậm nét. Khi tiểu thuyết có xu hướng liên thể loại thì mọi ngơn ngữ có thể
được nó tiếp nhận một cách hài hòa tạo điểm nhấn cho tác phẩm đồng thời định hình nên phong
cách của người nghệ sĩ. Qua những sáng tác của Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Văn
Thọ… người đọc đã thấy được tính tự nhiên cởi mở của ngôn ngữ được đưa vào tác phẩm tạo
nên tính đối thoại và tính dân chủ trong văn học hiện nay.
Tiểu thuyết là một thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và còn chưa định
hình (M. Bakhtin), vì vậy việc lý giải về con người của nhà văn vẫn đang tiếp tục chặng
đường dài để khám phá chiều sâu bất tận của nó. Tư duy nghệ thuật về con người chính là
tiền đề, là nhân tố quan trọng cho mọi nhà văn khi đi tìm cho mình những phát hiện, sáng tạo
độc đáo cả về mặt nội dung và hình thức thể loại. Tiểu thuyết hiện nay đã và đang có những
bước chuyển động mạnh mẽ ở nhiều phương diện. Vì vậy, qua đề tài này chúng tôi một lần
nữa tái khẳng định hy vọng về một tiền đồ sáng sủa của tiểu thuyết Việt Nam trong tương lai
gần, khi nối tiếp những nhà văn tiền bối là thế hệ những nhà văn trẻ giàu nhiệt huyết, dám thể
nghiệm, tìm tịi, sáng tạo về thể loại, thể hiện cá tính văn chương trên cánh đồng chữ nghĩa
đầy nhọc nhằn để đi tìm cách tiếp cận mới mẻ về cõi người và cõi đời của kiếp nhân sinh.

References
A. DANH MỤC TÁC PHẨM
1. Tạ Duy Anh (2004), Lão Khổ, Thiên thần sám hối, NXB Hội nhà văn.
2. Tạ Duy Anh (2008), Đi tìm nhân vật, NXB Tổng hợp Đồng Nai.
3. Đỗ Vĩnh Bảo (2009), Cõi tiền, NXB Văn học.



4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.

34.
35.
36.
37.
38.
39.
40.
41.
42.
43.
44.
45.
46.
47.
48.
49.

Mạc Can (2004), Tấm ván phóng dao, NXB Hội nhà văn.
Văn Chinh (2006), Góa chồng một thế kỷ, NXB Thanh Niên.
Nguyễn Đình Chính (2008), Đêm thánh nhân, NXB Văn học.
Châu Diên (2003), Người sông Mê, NXB Hội nhà văn.
Nguyễn Mộng Giác (2003), Sông Côn mùa lũ, NXB Văn học.
Lê Minh Hà (2005), Gió từ thời khuất mặt, NXB Hội nhà văn.
Võ Thị Xuân Hà (2004), Tường thành, NXB Hội nhà văn.
Nguyễn Việt Hà (2007), Cơ hội của Chúa, NXB Hội nhà văn.
Nguyễn Việt Hà (2005), Khải huyền muộn, NXB Hội nhà văn.
Võ Thị Hảo (2005), Giàn thiêu, NXB Phụ nữ.
Nguyễn Phan Hách (2003), Người đàn bà buồn, Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới,
NXB Hội nhà văn.
Trần Thu Hằng (2005), Đàn đáy, NXB Hội nhà văn.

Phạm Thị Hoài, Thiên sứ, trên
Tơ Hồi (2006), Ba người khác, NXB Đà Nẵng.
Nguyễn Trí Huân (2003), Chim én bay, NXB Quân đội nhân dân.
Dương Hướng (2004), Bến không chồng, NXB Công an nhân dân.
Dương Thu Hương, Những thiên đường mù, trên .
Nguyễn Khải (1989), Một cõi nhân gian bé tí, NXB Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Khải (1999), Tuyển tập tiểu thuyết Tập 2, NXB Hội nhà văn.
Ma Văn Kháng (1999), Ngược dòng nước lũ, NXB Hội nhà văn.
Ma Văn Kháng (2002), Đám cưới khơng có giấy giá thú, NXB Văn học.
Nguyễn Xuân Khánh (2006), Mẫu thượng ngàn, NXB Phụ nữ.
Nguyễn Xuân Khánh (2007), Hồ Quý Ly, NXB Phụ nữ.
Lý Lan (2008), Tiểu thuyết đàn bà, NXB Văn nghệ.
Đoàn Lê (2004), Cuốn gia phả để lại, Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Hội
nhà văn.
Chu Lai (1992), Ăn mày dĩ vãng, NXB Hội nhà văn.
Nguyễn Quang Lập (2004), Những mảnh đời đen trắng, Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ
đổi mới, NXB Hội nhà văn.
Lê Lựu (2002), Thời xa vắng, NXB Hội nhà văn.
Bảo Ninh (1990), Nỗi buồn chiến tranh, NXB Hội nhà văn.
Dạ Ngân (2008), Gia đình bé mọn, NXB Phụ nữ.
Nguyễn Bình Phương (2004), Bả giời, NXB Quân đội nhân dân.
Nguyễn Bình Phương (2005), Thoạt kỳ thủy, NXB Văn học.
Nguyễn Bình Phương (2006), Người đi vắng, NXB Phụ nữ.
Nguyễn Bình Phương (2006), Ngồi, NXB Đà Nẵng.
Nguyễn Bắc Sơn (2006), Luật đời và cha con, NXB Văn học, Công ty sách Hà Nội.
Bùi Anh Tấn (2008), Một thế giới khơng có đàn bà, NXB Trẻ.
Hồ Anh Thái (2004), Cõi người rung chuông tận thế, NXB Đà Nẵng.
Hồ Anh Thái (2004), Trong sương hồng hiện ra, Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới,
NXB Hội nhà văn.
Hồ Anh Thái (2005), Người và xe chạy dưới ánh trăng, NXB Hội nhà văn.

Hồ Anh Thái (2005), Người đàn bà trên đảo, NXB Phụ nữ.
Hồ Anh Thái (2007), Mười lẻ một đêm, NXB Đà Nẵng.
Hồ Anh Thái (2007), Đức Phật, nàng Savitri và tơi, NXB Đà Nẵng.
Đào Thắng (2004), Dịng sơng Mía, NXB Hội nhà văn.
Nguyễn Văn Thọ (2009), Quyên, NXB Hội nhà văn.
Thuận (2005), Pari 11 - 08, NXB Đà Nẵng.
Thuận, T. mất tích, trên .


50. Thuận (2009), Chinatown, NXB Văn học.
51. Phạm Ngọc Tiến (2004), Tàn đen đốm đỏ, Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB
Hội nhà văn.
52. Nguyễn Khắc Trường (2006), Mảnh đất lắm người nhiều ma, NXB Hội nhà văn.
53. Khôi Vũ (2004), Lời nguyền hai trăm năm, NXB Thanh niên.
B. TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1. TIẾNG VIỆT
54. Trần Thị An (2007), “Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu
thượng ngàn”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (6), tr.27- 47.
55. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Tạp chí Văn học (4), tr.14 -19.
56. Vũ Tuấn Anh (1996), “Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại” Tạp
chí Văn học (9), tr.28 - 36.
57. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học nhận thức và thẩm định, NXB Khoa học xã hội.
58. Lê Tú Anh (2006), “Tự truyện và tiểu thuyết trong Gia đình bé mọn” Báo Văn nghệ
(15), tr.7.
59. Nguyễn Thị Kiều Anh (2007), Một chặng đường lý luận về tiểu thuyết trong văn học
Việt Nam (chuyên luận), NXB Công an nhân dân.
60. Trần Hoài Anh, “Quan niệm về tiểu thuyết trong lý luận phê bình văn học đơ thị miền
Nam 1954 - 1975”, .
61. Đào Tuấn Ảnh (bs) (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới, NXB Hội nhà văn.
62. Lại Ngun Ân, Trần Đình Sử (1983), “Văn xi nghiên cứu đời sống hôm nay”, Báo

Văn nghệ (24), tr.2, 11.
63. Lại Ngun Ân (1986), “Thử nhìn lại văn xi mười năm qua”, Tạp chí Văn học (1),
tr.14 - 25.
64. Lại Nguyên Ân (2003), Sống với văn học cùng thời, NXB Thanh niên.
65. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
66. Lại Nguyên Ân, “Tiểu thuyết và lịch sử”, .
67. Lại Nguyên Ân, “Về tiểu thuyết Ba người khác”, .
68. Bakhtin. M (1998), Những vấn đề thi pháp Đơxtơiepxki, (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân
dịch), NXB Giáo dục.
69. Bakhtin. M (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, (Phạm Vĩnh Cư dịch), NXB Hội nhà
văn.
70. Ban chấp hành Hội nhà văn Việt nam (1990), “Giải thưởng Hội nhà văn hai năm 1988 1989”, Báo Văn nghệ (40), tr.3.
71. Barthes Roland (1997), Độ không của lối viết, (Nguyên Ngọc dịch), NXB Hội nhà văn.
72. Lê Huy Bắc (1996), “Đồng hiện trong văn xuôi”, Tạp chí Văn học (6), tr.45 - 50.
73. Lê Huy Bắc (2006), “Cái kỳ ảo và văn học huyền ảo”, Tạp chí Văn học (8), tr.33 - 44.
74. Lê Huy Bắc (2009), Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và G.G. Marquez, NXB Giáo dục.
75. Mai Huy Bích (1987), “Trở lại với tiểu thuyết Thời xa vắng: Hơn nhân, gia đình, xã hội
qua một tiểu thuyết”, Báo Văn nghệ (47) + (48), tr.7, 14.
76. Mai Huy Bích (1988), “Đề tài gia đình trong văn xi những năm gần đây”, Báo Văn
nghệ (23), tr.3.
77. Ngơ Vĩnh Bình (1990), “Đồng hiện - một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong tiểu
thuyết Chim én bay”, Báo Văn nghệ (51), tr.6.
78. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995 những đổi mới cơ bản, NXB
Giáo dục.
79. Nguyễn Thị Bình (2007), “Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - một cái nhìn khái quát”,
Tạp chí Nghiên cứu văn học (2), tr.49 - 54.
80. Nguyễn Thị Bình (2008), “Tư duy thơ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, Tạp chí
Nghiên cứu văn học (5), tr.41 - 49.



81. Lê Nguyên Cẩn (2006), “Thế giới kỳ ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma từ điểm nhìn
văn hóa”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (8), tr.24 - 32.
82. Nguyễn Dương Cơn (2002), “Hình dung đề tài tiểu thuyết là gì?”, Tạp chí Sơng Hương
(4), tr.84 - 86.
83. Phạm Như Cương (cb) (1978), Về vấn đề xây dựng con người mới, NXB Khoa học xã
hội.
84. Trần Cương (1995), “Nhìn lại văn xuôi viết về nông thôn trước thời kỳ đổi mới”, Tạp
chí Văn học (12), tr.37 - 41.
85. Trần Cương (1995), “Văn xuôi viết về nông thôn từ nửa sau những năm 80”, Tạp chí
Văn học (4), tr.34 - 36.
86. Nguyễn Minh Châu (1989), “Bên lề tiểu thuyết”, Báo Văn nghệ (32), tr.2.
87. Anh Chi (2009), “Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái”, Tạp chí Nghiên cứu văn học
(8), tr.47 - 56.
88. Nguyễn Huệ Chi (1994), “Vài cảm nhận văn học Việt Nam hải ngoại”, Tạp chí Văn học
(2), tr.7 - 12.
89. Văn Chinh (2008), “Cha, con và Dòng sơng Mía”, Báo Văn nghệ (48), tr.8.
90. Nam Dao, Nguyễn Mộng Giác, “Thảo luận về tiểu thuyết lịch sử”,
.
91. Nguyễn Văn Dân (1997), “Dấu ấn phương Tây trong văn học Việt Nam hiện đại - vài
nhận xét tổng quan” Tạp chí Văn học (2), tr.77 - 84.
92. Nguyễn Văn Dân (2000), “Văn học phi lý - một đóng góp đáng ghi nhận cho lịch sử văn
học nhân loại”, Tạp chí Văn học (4), tr.67 - 76.
93. Nhân Dân (1983), “Văn nghệ là mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ”, Báo Văn nghệ (23),
tr.1.
94. Donhieporop. V (1961), Những mưu toan đổi mới trong nền tiểu thuyết hiện đại (Nhiều
người dịch), NXB Văn học.
95. Dorothy Brewster & John Angus Burel (2003), Tiểu thuyết hiện đại, (Dương Thanh
Bình dịch), NXB Lao động.
96. Đỗ Đức Dục (1990), “Văn học và chiến lược”, Tạp chí Văn học (6), tr.76 - 81.
97. Trương Đăng Dung (1994), “Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm mỹ học của G.

Lucacs”, Tạp chí Văn học (5), tr.40 - 43.
98. Trần Ngọc Dung (2006), “Đời sống thể loại văn học sau 1975”, Tạp chí Văn học (2),
tr.91 - 97.
99. Đinh Xuân Dũng (1990), “Đổi mới văn xuôi chiến tranh”, Báo Văn nghệ (51), tr.7.
100. Đinh Xuân Dũng (1995), “Văn học Việt Nam về chiến tranh - hai giai đoạn của sự phát
triển”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (7), tr.91 - 95.
101. Đinh Trí Dũng (1996), “Sự thể hiện con người “tha hóa” trong các tiểu thuyết hiện thực
của Vũ Trọng Phụng”, Tạp chí Văn học (5), tr.29 - 32.
102. Cao Việt Dũng (2007), “Từ chối làm ngôi sao băng”, Báo Văn nghệ (4), tr.10.
103. Nguyễn Đăng Duy (2001), Văn hóa tâm linh, NXB Văn hóa thơng tin.
104. Trần Thanh Đạm (1989), “Bàn thêm về vấn đề con người trong văn học”, Báo Văn
nghệ (35), tr.2 - 3.
105. Đặng Anh Đào (1989), “Hoài niệm, mặc cảm và định kiến trong Những thiên đường
mù”, Báo Văn nghệ (34), tr.7.
106. Đặng Anh Đào (1990), “Từ nguyên tắc đa âm tới một số hiện tượng văn học Việt
Nam”, Tạp chí Văn học (6), tr.22 - 27.
107. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
108. Đặng Anh Đào (2006), “Vai trò của cái kỳ ảo trong truyện và tiểu thuyết Việt Nam”,
Tạp chí Nghiên cứu văn học (8), tr.18 - 23.


109. Đặng Anh Đào (2007), Việt Nam và phương Tây - Tiếp nhận và giao thoa trong văn
học, NXB Giáo dục.
110. Hữu Đạt, “Vài suy nghĩ về sự đổi mới của tiểu thuyết”, .
111. Phan Cự Đệ (1984), “Mấy vấn đề của tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh cách mạng”,
Tạp chí Văn nghệ quân đội (9), tr.108 - 113.
112. Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục.
113. Phan Cự Đệ (2001), “Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kỳ đổi mới”, Tạp chí
Văn nghệ quân đội (3), tr.99 - 107.

114. Trung Trung Đỉnh (2001), “Lạc rừng - Hồi ức tuổi trẻ của tôi”, Báo Văn nghệ (38), tr.3.
115. Phong Điệp (2008), “Tương lai tự truyện Việt Nam cịn ở phía trước?”, Báo Văn nghệ
(42) + (43), tr.34.
116. Nguyễn Đăng Điệp (2006), “Đi qua ranh giới để tồn tại”, Báo Văn nghệ (13), tr.6.
117. Phạm Văn Đồng (1994), Văn hóa và đổi mới, NXB Chính trị quốc gia.
118. Hà Minh Đức (cb) (1991), Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới, NXB
Sự thật.
119. Freud. S (2002), Nhập môn phân tâm học, (Nguyễn Xuân Hiến dịch), NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
120. Văn Giá, “Tấm ván phóng dao - sức sống của giá trị nhân văn cổ điển”,
.
121. Văn Giá, “Thử nhận diện loại tiểu thuyết ngắn ở Việt Nam những năm gần đây”,
.
122. Văn Giá (2006), “Sex với những xúc cảm thiêng liêng”, Tạp chí Sơng Hương (11), tr.74
- 76.
123. Nguyễn Hương Giang (2001), “Người lính sau hịa bình trong tiểu thuyết chiến tranh thời
kỳ đổi mới”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (4), tr.108 - 113.
124. Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Lê Lan Hương, Võ Thị Thanh Hà (2007), Thế giới nghệ
thuật Tạ Duy Anh, NXB Hội nhà văn.
125. Chu Giang Nguyễn Văn Lưu (1996), Luận chiến văn chương, NXB Văn học.
126. Grillet. A. R (1997), Vì một tiểu thuyết mới, (Lê Phong Tuyết dịch), NXB Hội nhà văn.
127. Nguyễn Hà, “Ngồi của Nguyễn Bình Phương”, .
128. Nam Hà (1992), “Viết về đề tài chiến tranh”, Báo Văn nghệ (33), tr.2
129. Nguyễn Hà (2000), Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết Việt Nam nửa sau
thập niên 80, Tạp chí Văn học (3), tr.51 - 58.
130. Hồ Thế Hà (2006), “Văn học Việt Nam về đề tài chiến tranh - những giá trị và sáng tạo
chưa kết thúc”, Tạp chí Sơng Hương (3), tr.53 - 61.
131. Trần Thanh Hà (2005), “Từ phân tâm học tìm hiểu tính hiện đại thể hiện qua tiểu thuyết
Thân phận của tình u của Bảo Ninh”, Tạp chí Sơng Hương (5), tr.81 - 85.
132. Trần Thanh Hà (2008), Học thuyết S. Freud và sự thể hiện của nó trong văn học Việt

Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
133. Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình (1995), Quan niệm nghệ thuật về con người trong
văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, Xưởng in giao thông, H.
134. Phạm Minh Hạc (cb) (2001), Nghiên cứu con người: đối tượng và những hướng chủ
yếu, NXB Khoa học xã hội.
135. Hoàng Ngọc Hiến, “Rộng hơn đề tài gia đình”, .
136. Hồng Ngọc Hiến (1989),”Cách kể trong tiểu thuyết”, Báo Văn nghệ (33), tr.6.
137. Hoàng Ngọc Hiến (2006), Những ngả đường vào văn học, NXB Giáo dục.
138. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn.
139. Phạm Hoa (1989), “Chim én bay - Một cách nhìn về chiến tranh”, Báo Văn nghệ (37),
tr.6.
140. Nguyễn Hòa (1987), “Suy tư từ một “thời xa vắng”, Báo Văn nghệ (49) + (50), tr.7.


141. Nguyễn Hịa (2006), “Lịch sử - văn hóa và “sex” trong văn chương”, Báo Văn nghệ
(21), tr.15, 17.
142. Nguyễn Hịa (2006), “Lịch sử - văn hóa và “sex” trong văn chương”, Báo Văn nghệ
(23), tr.8 - 9.
143. Nguyễn Chí Hoan (2006), “Luận về anh hùng, về chiến thắng và về đồng đội”, Báo Văn
nghệ (17) + (18), tr.26.
144. Nguyễn Chí Hoan (2006), “Trơng thấy con người”, Báo Văn nghệ (52), tr.9.
145. Nguyễn Chí Hoan (2007), “Cõi nhân gian như cổ tích”, Báo Văn nghệ (Số tết), tr.17.
146. Nguyễn Chí Hoan, “Truyện: không là truyện, nhân vật: không là nhân vật, ấy là
truyện”,
147. Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học (2006), Bình luận văn học, NXB Văn hóa Sài
Gòn.
148. Nguyễn Thị Huệ (1997), “Tiểu thuyết của Nguyễn Mạnh Tuấn trong bước chuyển mình
của văn học đầu những năm 80”, Tạp chí Văn học (11), tr.70 - 76.
149. Nguyễn Thị Huệ (2000), Những dấu hiệu đổi mới trong văn xuôi Việt nam từ 1980 1986, Thư viện Quốc gia Hà Nội..
150. Mai Hương (1999), Văn học - một cách nhìn, NXB Khoa học xã hội.

151. Mai Hương (tuyển chọn và biên soạn) (2001), Nguyễn Minh Châu tài năng và sáng tạo
nghệ thuật, NXB Văn hóa thơng tin.
152. Mai Hương (2006), “Đổi mới tư duy văn học và đóng góp của một số cây bút văn
xi”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (11), tr.3 - 14.
153. Hoài Hương (2008), “Đề tài lịch sử không xưa”, Báo Văn nghệ trẻ (44), tr.3.
154. Đoàn Hương (2004), Văn luận (Văn học Việt Nam và tư tưởng văn hóa phương Đơng),
NXB Hội nhà văn.
155. Kate Hamburger (2004), Logic học về các thể loại văn học, (Vũ Hoàng Địch, Trần
Ngọc Vương dịch), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
156. Phùng Ngọc Kiếm (1998), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 - 1975 (Bộ phận
văn học cách mạng), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
157. Kundera. M (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, (Nguyên Ngọc dịch), NXB Đà Nẵng.
158. Nguyễn Văn Kha (2006), Đổi mới quan niệm về con người trong truyện Việt Nam 1975
- 2000, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
159. Nguyễn Khải (1984), “Văn xuôi trước yêu cầu của cuộc sống”, Tạp chí Văn nghệ quân
đội (1), tr.99 - 105.
160. Nguyễn Xuân Khánh (2001), “Về nghệ thuật viết tiểu thuyết”, Báo Văn nghệ (38), tr.3.
161. Nguyễn Xuân Khánh, “Đọc Ba người khác của bác Tơ Hồi”, .
162. Nguyễn Quốc Khánh (2005), “Thi pháp huyền thoại sự kiện và vấn đề”, Tạp chí Văn
hóa nghệ thuật (4), tr.140 - 142.
163. Ma Văn Kháng (1998), “Tiểu thuyết, nghệ thuật khám phá cuộc sống”, Tạp chí Văn
nghệ quân đội (11), tr.82 - 85.
164. Khoa Văn học và ngôn ngữ (2007), Huyền thoại và văn học, NXB Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh.
165. Khrapchenko. M. B (1984), Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người, (Nguyễn Hải Hà,
Lại Nguyên Ân, Duy Lập dịch), NXB Khoa học xã hội.
166. Khrapchenko. M. B (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn
học, (Trần Đình Sử tuyển chọn và giới thiệu), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
167. Thụy Khuê, “Phạm Thị Hoài, Thiên sứ”, .
168. Tương Lai (1983), “Phạm trù người của triết học Mác xít và nghiên cứu văn học”, Tạp

chí Văn học (3), tr.9 - 14.
169. Thạch Lam (1962), Theo dòng, Nxb Đời nay, Sài Gòn.


170. Tôn Phương Lan (1994), “Chiến tranh qua những tác phẩm văn xi được giải”, Tạp
chí Văn học, (12), tr.14 - 16.
171. Tôn Phương Lan (2001), “Một vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi thời kỳ đổi
mới”, Tạp chí Văn học, (9), tr.43 - 48.
172. Lã Duy Lan (2001), Văn xi viết về nơng thơn tiến trình và đổi mới, NXB Khoa học
xã hội.
173. Phong Lê (1983), “Văn học Việt Nam những năm 80”, Tạp chí Văn học (3), tr.66 - 72.
174. Phong Lê (1986), “Con người mới và nhân vật tích cực - mục tiêu theo đuổi và nhận
diện của văn học chúng ta”, Tạp chí Văn học (1), tr.26 - 32.
175. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, NXB Hội nhà văn.
176. Phong Lê (2005), “Từ cuộc thi tiểu thuyết 2002 - 2004 của Hội nhà văn Việt Nam”,
Báo Văn nghệ (38), tr.6 - 7.
177. Thủy Lê, “Với tôi, văn chương là những chuyến đi”, .
178. Nguyễn Trường Lịch (1997), “Huyền thoại và sức sống của huyền thoại trong văn
chương xưa và nay”, Tạp chí Văn học (5), tr.33 - 43.
179. Nguyễn Trường Lịch (2007), “Đổi mới tiểu thuyết trong bối cảnh giao lưu văn hóa”,
Báo Văn nghệ (4), tr.8.
180. Nguyễn Văn Linh (1987), “Nói chuyện với văn nghệ sĩ”, Báo Văn nghệ (42), tr.3.
181. Tiểu Linh, “Ám ảnh trăng và máu trong Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương,
.
182. Mai Quốc Liên (2003), “Tôi đã viết Sông Côn mùa lũ như thế nào”, Báo Văn nghệ (20),
tr.7.
183. Nguyễn Văn Long (1991), “Bức tranh làng quê và những số phận”, Báo Văn nghệ (12),
tr.3.
184. Nguyễn Văn Long (2003), Tiếp cận và đánh giá văn học Việt nam sau cách mạng
tháng Tám, NXB Giáo dục.

185. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên) (2006), Văn học Việt Nam sau 1975
những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục.
186. Lotman. Iu. M (2007), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, (Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá
Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch), NXB Đại học Quốc gia Hà Hội.
187. Phương Lựu (1996), “Tản mạn về văn nghệ với tính dục”, Tạp chí Văn học (3), tr.7 11.
188. Phương Lựu (2001), “Tìm hiểu trực giác và vơ thức trong tư duy nghệ thuật”, Tạp chí
Văn học (2), tr.17 - 23.
189. Phương Lựu, “Bước đầu tìm hiểu thi pháp hậu hiện đại”, .
190. Nguyễn Đăng Mạnh (cb) (1995), Một thời đại mới trong văn học, NXB Văn học.
191. K.Marx và F.Engel (1987), Con người - Những ý kiến mới về một đề tài cũ, (An Mạnh
Toàn dịch) Tập 2, NXB Sự thật.
192. Meletinsky. E. M (2004), Thi pháp của huyền thoại, (Trần Nho Thìn, Song Mộc dịch),
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
193. Hoài Nam (2008), “Bàn về tiểu thuyết lịch sử”, Báo Văn nghệ (45), tr.22.
194. Hoài Nam, “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam: truyện kể hay tiểu thuyết”,

195. Đỗ Hải Ninh, “Khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”,
.
196. Đỗ Hải Ninh (2009), “Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân
Khánh”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (2), tr.48 - 57.
197. Nhà xuất bản văn học (1998), 50 năm nhà xuất bản văn học, NXB Văn học.
198. Vương Trí Nhàn (1986), “Số phận của tiểu thuyết: Lý thuyết không xám, lý thuyết cũng
xanh tươi”, Tạp chí Văn học (2), tr.119 - 123.


199. Vương Trí Nhàn (1987), “Một đóng góp vào việc nhận diện con người Việt Nam hôm
nay”, Báo Văn nghệ (49) + (50), tr.7, 15.
200. Vương Trí Nhàn (2007), “Đề tài lịch sử cảm hứng sáng tạo”, Báo Văn nghệ (16), tr.10.
201. Phùng Quý Nhâm (2000), “Cái nhìn của nhân vật”, Tạp chí Văn học (10), tr.28 - 30.
202. Trần Thị Mai Nhân (2008), Những đổi mới trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 - 2000,

Thư viện Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.
203. Trần Thị Mai Nhi (1994), Văn học hiện đại - Văn học Việt Nam giao lưu - gặp gỡ,
NXB Văn học.
204. Nhiều tác giả (tổng thuật và lược dịch) (1988), Một số vấn đề tiểu thuyết hiện đại, NXB
Thông tin Khoa học xã hội.
205. Nhiều tác giả (1990), “Thảo luận về tiểu thuyết Đám cưới khơng có giấy giá thú”, Báo
Văn nghệ (6), tr.2, 6 - 7.
206. Nhiều tác giả (1990), “Trao đổi về Lời nguyền hai trăm năm - tiểu thuyết của Khôi
Vũ”, Báo Văn nghệ (29), tr.6.
207. Nhiều tác giả (1991), “Thảo luận về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma”, Báo
Văn nghệ (11), tr.6 - 7, 14.
208. Nhiều tác giả (1991), “Thảo luận về tiểu thuyết Thân phận tình yêu”, Báo Văn nghệ
(37), tr.6 - 7, 14.
209. Nhiều tác giả (1992), “Trao đổi về tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai”, Báo Văn
nghệ (29), tr.6.
210. Nhiều tác giả (1995), “Văn học Việt Nam sau 50 năm và trước 5 năm”, Tạp chí Văn
học (4), tr.5 - 13.
211. Nhiều tác giả (1997), Văn học 1975 - 1985, tác phẩm và dư luận, NXB Hội nhà văn.
212. Nhiều tác giả (1999), 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
213. Nhiều tác giả (2000), “Hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly”, Báo Văn nghệ (41), tr.6 - 7.
214. Nhiều tác giả (2001), “Các nhà văn bàn về tiểu thuyết”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (2),
tr.108 - 113.
215. Nhiều tác giả (2001), Hợp tuyển cơng trình nghiên cứu, NXB Giáo dục.
216. Nhiều tác giả (2002), Đổi mới tư duy tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn, H.
217. Nhiều tác giả (2002), “Tọa đàm về tiểu thuyết Lạc rừng của Trung Trung Đỉnh”, Báo
Văn nghệ (17) + (18), tr.16 - 17, 47.
218. Nhiều tác giả (2008), Lý luận văn học, NXB Giáo dục.
219. Nhiều tác giả (2006), Bình luận văn học, Hội nghiên cứu - giảng dạy văn học thành phố
Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Sài Gịn.

220. Nhiều tác giả (2006), Những vấn đề mới trong nghiên cứu và giảng dạy văn học, Khoa
Văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
221. Nhiều tác giả (2006), “Tọa đàm về tiểu thuyết Luật đời và cha con”, Báo Văn nghệ (17)
+ (18), tr.16 - 17, 47.
222. Tuyết Nga (2004), Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải, NXB Hội nhà văn.
223. Nguyên Ngọc, “Văn xuôi Việt Nam hiện nay, logic quanh co của các thể loại, những
vấn đề đang đặt ra và triển vọng”,
224. Phạm Xuân Nguyên (1991), “Phân tích tâm lý trong tiểu thuyết”, Tạp chí Văn học (2),
tr.69 - 73.
225. Phạm Xuân Nguyên (sưu tầm và biên soạn) (2001), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, NXB
Văn hóa thơng tin.
226. Nguyễn Tri Nguyên (1995), “Huyền thoại cổ xưa mà mới mẻ”, Báo Văn nghệ (19), tr.3
227. Lã Nguyên (1999), “Khi nhà văn “đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn”, Tạp chí Văn
học (9), tr.63 - 72.
228. Mai Ngữ (1994), “Thử bàn về thế giới tâm linh”, Báo Văn nghệ (37), tr.14.


229. Mai Hải Oanh (2007), Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn
1986 - 2006, Viện Văn học, H.
230. Thanh Phúc, “Tiểu thuyết đàn bà”, .
231. Hồ Phương (1998), “Với tôi, khuynh hướng ngợi ca vẫn là chủ yếu”, Tạp chí Văn nghệ
quân đội (11), tr.85 - 87.
232. Hồ Phương (2001), “Có gì mới trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh hơm nay”, Tạp
chí Văn nghệ quân đội (4), tr.106 - 108.
233. Huỳnh Như Phương (1983), “Đứng trước biển”, Báo Văn nghệ (21), tr.3.
234. Huỳnh Như Phương (1988), “Cảm hứng phê phán trong văn chương hiện nay”, Báo
Văn nghệ (24), tr.2 - 3.
235. Huỳnh Như Phương (1991), “Văn xuôi những năm 80 và vấn đề dân chủ nền văn học”,
Tạp chí Văn học (4), tr14 - 17.
236. Anh Quyên (2007), “Mất tích hay chạy trốn sự cơ độc?”, Báo Văn nghệ (2), tr.12.

237. Trần Đình Sử (2000), Lý luận và phê bình văn học (những vấn đề và quan niệm hiện
đại), NXB Giáo dục.
238. Trần Đình Sử (2001), “Mấy vấn đề trong quan niệm con người của văn học Việt Nam”,
Tạp chí Văn học (8), tr.6 - 13.
239. Trần Đình Sử (cb) (2004), Tự sự học - Một số vấn đề lý luận và lịch sử Tập 1, NXB Đại
học Sư phạm.
240. Trần Đình Sử (2005), Tuyển tập Trần Đình Sử Tập 2, NXB Giáo dục.
241. Todorov (2004), M. Bakhtin - nguyên lý đối thoại, (Đào Ngọc Chương dịch), NXB Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
242. Todorov (2008), Dẫn luận về văn chương kỳ ảo, (Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào dịch),
NXB Đại học Sư phạm.
243. Todorov (2008), Thi pháp văn xuôi, (Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch), NXB Đại
học Sư phạm.
244. Nguyễn Chí Tình (1998), “Sự đổi mới về quan niệm nhân vật trong tiểu thuyết phương
Tây hiện đại”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (11), tr.95 - 100.
245. Lê Thị Dục Tú (1997), Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn,
NXB Khoa học xã hội.
246. Nguyễn Văn Tùng (2005), “Milan Kundera và quan niệm về nghệ thuật tiểu thuyết”,
Tạp chí Nghiên cứu văn học (6), tr.99 - 110.
247. Hồng Ngọc Tuấn, “Dục tính trong văn chương và vấn đề đạo đức”, .
248. Hoàng Ngọc Tuấn, “Vấn đề cái mới trong tiểu thuyết thế kỷ XX”, .
249. Lê Phong Tuyết (1995), Alain Robbe Grillet và sự đổi mới tiểu thuyết, NXB Khoa học
xã hội.
250. Lê Phong Tuyết (2005), “Tiếp cận Genette qua một vài khái niệm trần thuật”, Tạp chí
Nghiên cứu văn học (5), tr.75 - 89.
251. Phùng Văn Tửu (2002), Tiểu thuyết Pháp hiện đại những tìm tịi đổi mới, NXB Khoa
học xã hội.
252. Hồng Minh Tường (2005), “Luật đời và cha con”, Báo Văn nghệ (49), tr.6.
253. Phạm Xuân Thạch, “Suy nghĩ từ những tiểu thuyết mang chủ đề lịch sử”,
.

254. Nguyễn Thị Minh Thái (2006), “Mười lẻ một đêm, cái nhìn hắt sáng từ phía sau”, Báo
Văn nghệ (23), tr.6.
255. Vân Thanh (1986), “Một mảnh đời trong cuộc sống hôm nay qua Mùa lá rụng trong
vườn”, Tạp chí Văn học (3), tr.159 - 162, 166.
256. Trần Khánh Thành (2004), “Những thông điệp từ lửa và nước”, Báo Văn nghệ (16),
tr.6.


257. Bùi Việt Thắng (1991), “Văn xuôi gần đây và quan niệm con người”, Tạp chí Văn học
(6), tr.17 - 20.
258. Bùi Việt Thắng (1991), “Ngọn nguồn những ràng buộc”, Báo Văn nghệ (12), tr.3, 7.
259. Bùi Việt Thắng (2000), Bàn về tiểu thuyết, NXB Văn hóa thơng tin.
260. Bùi Việt Thắng (2006), Tiểu thuyết đương đại, NXB Quân đội nhân dân.
261. Phùng Gia Thế (2008), “Lý giải về sự khó đọc của tiểu thuyết hiện nay”, Báo Văn nghệ
(48), tr.10.
262. Phùng Gia Thế, “Dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt nam sau 1986”,

263. Đoàn Cầm Thi (2008), “Đọc Nguyễn Bình Phương”, Báo Văn nghệ, (48), tr.11.
264. Đồn Cầm Thi, “Từ Thiếu nữ ngủ ngày, đọc Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương,
.
265. Đồn Cầm Thi, “Chiến tranh, tình yêu, tình dục trong văn học Việt Nam đương đại”,

266. Nguyễn Huy Thiệp (2006), Giăng lưới bắt chim, NXB Hội nhà văn.
267. Xuân Thiều (1991), “Người và xe chạy dưới ánh trăng”, Báo Văn nghệ (4), tr.2.
268. Hữu Thỉnh (2005), “Cuộc tự vượt đáng trân trọng”, Báo Văn nghệ (37), tr.6, 14.
269. Nguyễn Huy Thông (2006), “Về cuốn tiểu thuyết Ngồi của Nguyễn Bình Phương”, Báo
Văn nghệ (51), tr.9.
270. Lý Hồi Thu (2001), “Tiểu thuyết - tầm vóc hiện thực và số phận con người”, Tạp chí
Văn nghệ quân đội (2), tr.105 - 108.
271. Bích Thu (1995), “Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau 1975 qua hệ thống

mơtíp chủ đề”, Tạp chí Văn học (4), tr.24 - 28.
272. Bích Thu (2006), “Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Tạp chí
Nghiên cứu văn học (11), tr.15 - 28.
273. Đỗ Thị Minh Thúy (1989), “Từ Những thiên đường mù, nghĩ về sự phản ánh bi kịch xã
hội”, Báo Văn nghệ (34), tr.6.
274. Đỗ Lai Thúy (bs) (2001), Nghệ thuật như là thủ pháp (lý thuyết chủ nghĩa hình thức
Nga), NXB Hội nhà văn.
275. Đỗ Lai Thúy (bs) (2002), Phân tâm học và văn hóa tâm linh, NXB Văn hóa thơng tin.
276. Đỗ Lai Thúy (bs) (2004), Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, NXB Văn hóa nghệ
thuật.
277. Lộc Phương Thủy (cb) (2007), Lý luận - phê bình văn học thế giới thế kỷ XX Tập 2,
NXB Giáo dục.
278. Khuất Quang Thụy (1989), “Sự thật về con người - một đòi hỏi khe khắt của nghệ thuật
tiểu thuyết”, Báo Văn nghệ (32), tr.3.
279. Phan Trọng Thưởng (cb) (1999), Tuyển tập 40 năm Tạp chí Văn học (1960 - 1999) Tập
3, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
280. Hồng Trinh (1971), Phương Tây - văn học và con người, NXB Khoa học xã hội.
281. Hoàng Trinh (1992), Từ ký hiệu học đến thi pháp học, NXB Khoa học xã hội.
282. Hồ Tôn Trinh (2003), Tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã
hội.
283. Hà Xuân Trường (1991), “Sự đổi mới thực sự trong văn học”, Báo Văn nghệ (49), tr.3.
284. Nguyễn Khoa Văn (1989), “Đọc tiểu thuyết Những mảnh đời đen trắng của Nguyễn
Quang Lập”, Báo Văn nghệ (41), tr.6.
285. Verhaar John (1997), “Về chủ nghĩa hậu hiện đại” (Lộc Phương Thủy dịch), Tạp chí
Văn học (5), tr.76 - 81.
286. Viculop. X (1987), “Yếu tố con người nó cịn có những gì?”, (Bùi Hiển dịch), Báo Văn
nghệ (13), tr.7.
287. Nguyễn Khắc Viện (1983), “Đứng trước biển”, Báo Văn nghệ (15), tr.3.



×