Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Chức năng của đoạn miêu tả trong truyện ngắn việt nam đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.57 KB, 55 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
********



PHAN THỊ THU




CHỨC NĂNG CỦA ĐOẠN MIÊU TẢ
TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM
ĐƢƠNG ĐẠI

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. GVC LÊ KIM NHUNG





HÀ NỘI - 2014

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc của mình tới cô giáo
hướng dẫn ThS, GVC Lê Kim Nhung, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn
để tôi hoàn thành khoá luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ khoa Ngữ Văn,
trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 và các bạn sinh viên trong nhóm khoá luận đã
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để khoá luận của tôi được hoàn thành.
Mặc dù đã có những cố gắng nhất định song khoá luận của tôi vẫn còn
nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô
và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên


Phan Thị Thu











LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Chức năng của đoạn miêu tả trong truyện
ngắn Việt Nam đương đại” là một đề tài do chính tôi thực hiện, không có sự

trùng lặp với bất kì đề tài của tác giả khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên


Phan Thị Thu











MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
6. Phương pháp nghiên cứu 8
7. Bố cục khóa luận 8
NỘI DUNG 9

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 9
1.1. Một số vấn đề về văn tự sự 9
1.1.1. Khái niệm về văn tự sự 9
1.1.2. Đặc điểm của văn tự sự 9
1.2. Một số vấn đề về văn miêu tả 10
1.2.1. Khái niệm miêu tả 10
1.2.2. Văn miêu tả và các thể văn khác. 10
1.2.3. Đặc điểm của văn miêu tả 11
1.3. Các mảng ngữ nghĩa trong tác phẩm tự sự và chức năng
của đoạn miêu tả 13
1.3.1. Các mảng ngữ nghĩa trong tác phẩm tự sự 13
1.3.2. Chức năng của đoạn miêu tả 14
1.4. Văn học đương đại Việt Nam 15
1.4.1. Giới thuyết chung về văn học đương đại Việt Nam 15
1.4.2. Đặc điểm văn học đương đại Việt Nam 18


CHƢƠNG 2: CHỨC NĂNG CỦA ĐOẠN MIÊU TẢ 21
2.1. Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại 21
2.1.1. Bảng tổng hợp kết quả thống kê 21
2.1.2. Nhận xét sơ bộ kết quả khảo sát, thống kê, phân loại 22
2.2. Phân tích kết quả thống kê 23
2.2.1. Đoạn miêu tả với chức năng tổ chức văn bản 23
2.2.2. Đoạn miêu tả với chức năng quy định 32
2.2.3. Đoạn miêu tả với chức năng phân đoạn 39
2.2.4. Đoạn miêu tả kết hợp nhiều chức năng 44
KẾT LUẬN 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO















1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong tác phẩm tự sự, bên cạnh các yếu tố sự kiện, cốt truyện, nhân vật
thì miêu tả cũng là một trong những mảng yếu tố ngữ nghĩa góp phần tạo nên
nội dung tác phẩm. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp cho việc kể chuyện
sinh động hấp dẫn hơn và đóng vai trò như một yếu tố định hướng giúp người
đọc hiểu, cảm và tìm ra phương pháp tiếp cận tác phẩm. Việc sử dụng miêu tả
nhiều hay ít trong tác phẩm tự sự tùy thuộc vào phong cách sáng tác, phụ
thuộc vào dụng ý nghệ thuật riêng của người nghệ sĩ. Do đó, miêu tả và biểu
cảm trở thành một biện pháp nghệ thuật.
Vì những lí do trên, việc nghiên cứu chức năng của đoạn miêu tả trong
tác phẩm tự sự có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá cái hay, cái đẹp của
tác phẩm đồng thời góp phần khẳng định được nét độc đáo, phong cách riêng
của mỗi tác gia văn học.
1.2. Văn xuôi đương đại Việt Nam đặc biệt là truyện ngắn đương đại là

một thực thể nghệ thuật có những đặc trưng khác biệt với truyện ngắn thời kì
chiến tranh.
Truyện ngắn đương đại Việt Nam khởi sắc không chỉ là nhờ vào sự
hiện diện của các cây bút trình làng các tác phẩm đầu tiên của mình từ sau đổi
mới mà trước hết là nhờ vào sự lột xác của các cây bút gạo cội đã được bạn
đọc biết đến trên văn đàn từ lâu. Bởi vậy khi nhắc đến văn xuôi đương đại
Việt Nam không thể không nhắc đến các nhà văn như: Ma Văn Kháng, Vu
Bão, Đỗ Chu, Dương Duy Ngữ, Phạm Hoa, Xuân Thiều…
Văn xuôi thời kì đổi mới tưởng chừng bị cuốn đi với thời đại của công
nghệ thông tin nhưng vẫn có những thế hệ nhà văn tìm tòi, khai thác những
giá trị văn hóa dân tộc. Gần đây, các nhà văn như: Nguyễn Huy Thiệp,
Nguyễn Khắc Trường, Y Ban, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo, khi đọc các tác
2

phẩm của họ ta vẫn bắt gặp rất nhiều những chất liệu văn hóa dân gian trong
đó. Bởi văn học là tấm gương phản chiếu văn hóa dân tộc. Con đường đến với
văn hóa của mỗi dân tộc thường thông qua các tác phẩm văn học. Giá trị đích
thực của văn học là ở chỗ nó phản ánh tất cả các vấn đề văn hóa, xã hội, vận
mệnh, tiền đồ của dân tộc, phản ánh tinh thần của thời đại.
Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn như trên chúng tôi lựa
chọn, nghiên cứu đề tài: “Chức năng của đoạn miêu tả trong truyện ngắn
Việt Nam đương đại”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Việc nghiên cứu chức năng của đoạn miêu tả từ góc độ ngôn ngữ.
Ngành “Ngôn ngữ học” trước đây mới chỉ dừng lại việc nghiên cứu ở
mức cấp độ câu mà ngữ pháp truyền thống cho là đơn vị ngữ pháp trực thuộc
cao nhất. Sau này người ta thấy rằng cấp độ này không đáp ứng được những
nhu cầu thực tiễn của việc phân tích tác phẩm văn học và đã đi sâu vào nghiên
cứu ở cấp độ cao hơn - đó là cấp độ văn bản. Lúc này thì “Ngôn ngữ học văn
bản thực sự làm một cuộc cách mạng vì nó đã đưa ngôn ngữ học lên tầm một

khoa học bao quát đối tượng của mình”. Các nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu
các khía cạnh của văn bản như: sự thống nhất của chủ đề văn học bản, các
phương diện của hình thức văn bản, biện pháp tu từ văn bản Đứng ở góc độ
ngôn ngữ thì chức năng của đoạn miêu tả trong tác phẩm tự sự là một vấn đề lí
thuyết rất mới mẻ. Vấn đề này đã được một số nhà nghiên cứu đề cập đến:
2.1.1. Giáo sư Đỗ Hữu Châu trong bài giảng “Ngữ nghĩa và các mảng
ngữ nghĩa trong tác phẩm tự sự” (chuyên đề giảng dạy cho hệ Thạc sĩ Ngữ
văn ĐHSP Hà Nội) đã nêu và phân tích một số chức năng của đoạn miêu tả
trong tác phẩm tự sự như:
- Chức năng phân đoạn: miêu tả được sử dụng để đánh dấu, chuyển tiếp
từ lốc sự kiện này sang lốc sự kiện khác. Với chức năng này, đoạn miêu tả có
vai trò như một phương tiện liên kết.
3

- Chức năng thư giãn: miêu tả có tác dụng làm cho chuỗi sự kiện đi
chậm lại, kéo dài thời gian hoặc làm chậm đoạn mở nút.
- Chức năng trang trí: làm cho câu chuyện đẹp hơn, sinh động hơn và
gần với hiện thực ngoài đời hơn.
- Chức năng tổ chức văn bản: với chức năng này, đoạn miêu tả góp
phần đảm bảo sự liên kết logic giữa các sự kiện, làm cho sự kiện trở nên dễ
hiểu hơn. Ngoài ra đoạn miêu tả còn làm tăng thêm tính có thể dự đoán được
của truyện. Nói khác đi, đoạn miêu tả tạo bối cảnh và tạo tiền giả định để các
sự kiện tiếp theo xuất hiện.
- Chức năng quy định: miêu tả góp phần làm cho người đọc thấy được
những thông tin trực tiếp hay gián tiếp về sự kiện.
2.1.2. Bên cạnh đó chương trình SGK Ngữ văn Trung học Phổ thông đã có
những bài dạy về vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn học tự sự:
- Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 (tập 1), (Nguyễn Khắc Phi chủ biên)
NXB Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội, 2004 khẳng định: “Trong văn bản tự sự,
rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, kể việc mà khi kể thường đan xen các yếu

tố miêu tả và biểu cảm. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể
chuyện sinh động và sâu sắc” [9, Tr 74]
- Sách Ngữ văn 9 (tập 1), (Nguyễn Khắc Phi chủ biên) NXB Giáo dục
& Đào tạo, Hà Nội, 2004 cũng có nhận xét: “Trong văn bản tự sự, sự miêu tả
cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự kiện có tác dụng làm cho câu
chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm và sinh động” [10, Tr 92].
Như vậy chúng ta có thể thấy vấn đề vai trò, chức năng của miêu tả
trong văn xuôi không chỉ là đối tượng nghiên cứu của các sách giáo trình Đại
học mà còn được chương trình sách giáo khoa phổ thông đề cập đến. Điều đó
cho thấy đây là vấn đề đã được quan tâm, một vấn đề có ý nghĩa và mang tính
thời sự. Vì vậy, việc đi sâu, tìm hiểu chức năng của đoạn miêu tả trong tác
phẩm tự sự là cần thiết.
4

Tuy đã được Giáo sư Đỗ Hữu Châu và chương trình sách giáo khoa Trung
học cơ sở đề cập đến, nhưng vấn đề chức năng của đoạn miêu tả trong tác phẩm
tự sự mới chỉ được dừng lại ở việc phân tích một số dẫn chứng tiêu biểu minh
họa cho vấn đề lí thuyết. Vì vậy vấn đề này vẫn mang tính chất gợi mở. Trên cơ
sở lí thuyết của Giáo sư Đỗ Hữu Châu, chúng tôi phân tích những kết quả, ngữ
liệu thống kê được trong những Tuyển tập truyện ngắn hay năm 2010, 2011,
2012, 2013 nhằm làm rõ hơn vấn đề lí thuyết về chức năng của đoạn miêu tả
trong tác phẩm tự sự mà Giáo sư Đỗ Hữu Châu đã đề cập đến.
2.1.3. Trước đó đã có một số khóa luận tốt nghiệp đại học nghiên cứu về
chức năng của đoạn miêu tả. Nhưng những khóa luận này chủ yếu nghiên cứu
văn học Việt Nam hiện đại như :
- Tìm hiểu chức năng của đoạn miêu tả trong văn xuôi Thạch Lam của
sinh viên Kim Thị Hân, khóa 29 (2006), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Tìm hiểu chức năng đoạn miêu tả trong tác phẩm tự sự của Nguyễn
Minh Châu, Tô Thị Hồng Nhung, khóa 31 (2008), Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2

- Tìm hiểu chức năng của đoạn miêu tả trong văn xuôi viết cho thiếu
nhi của sinh viên Trịnh Thị Oanh, khóa 35 (2013), Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2.
Việc nghiên cứu chức năng của đoạn miêu tả trong truyện ngắn đương
đại chưa được tác giả nào đề cập đến. Vì vậy, tìm hiểu chức năng của đoạn
miêu tả trong văn xuôi đương đại là một việc làm rất cần thiết. Tìm hiểu đề tài
này, chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm tiếng nói khẳng định một khía cạnh của
văn học đương đại Việt Nam.
2.2. Việc nghiên cứu ngôn ngữ truyện ngắn đƣơng đại Việt Nam
Trong công trình nghiên cứu về “Một số vấn đề trong ngôn ngữ văn
học Việt Nam thế kỉ XX” của PGS. Nguyễn Văn Long - khoa Ngữ văn trường
5

Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhận xét: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn
học, là chất liệu của văn chương, văn học là nghệ thuật ngôn ngữ. Những
điều đó đã được thừa nhận một cách hiển nhiên, không có gì phải bàn cãi. Từ
đó, nghiên cứu văn học nhất thiết không thể bỏ qua bình diện ngôn ngữ văn
học, không chỉ bởi vì mọi yếu tố, mọi bình diện của văn học đều chỉ có thể
được biểu đạt qua ngôn ngữ, mà còn vì sáng tạo ngôn ngữ là một trong
những mục đích quan trọng, cũng là một phần không nhỏ trong sự đóng góp
vào những giá trị độc đáo, riêng biệt của văn chương. Lịch sử văn học, xét về
một phương diện cũng chính là lịch sử của ngôn ngữ văn học. Ngôn ngữ văn
học vừa là điều kiện, lại vừa là kết quả của quá trình vận động, biến đổi của
văn học qua các thời kì, giai đoạn. Sự thay đổi hệ hình văn học cũng đi liền
với sự thay đổi của hệ hình ngôn ngữ văn học, và qua đó phản ánh sự biến
đổi của đời sống xã hội, của tư duy, của môi trường văn hoá tinh thần và các
giá trị của quan niệm thẩm mĩ”. Do đó, việc nghiên cứu ngôn ngữ trong văn
học Việt Nam đương đại có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là trong truyện
ngắn đương đại Việt Nam.
Tác giả Phùng Gia Thế trong bài viết: Chất các - na - van trong ngôn

ngữ văn xuôi đương đại” đã chỉ rõ tính chất các - nan - van trong ngôn ngữ
văn xuôi đương đại được biểu hiện trên ba bình diện cơ bản: 1. Sự thông tục
hóa phi thẩm mỹ ngôn từ; 2. Sự bành trướng của cái biểu đạt; 3. Sự hỗn loạn
của diễn ngôn. Có thể nhận ra, sự vận hành theo xu hướng các - na - van hóa
khiến văn xuôi theo khuynh hướng hậu hiện đại bị/ tự đẩy (mình) ra khỏi khu
vực trung tâm của văn hóa chính thống (hoặc tách rời hẳn, hoặc trở thành
“đứa con sài đẹn” của nền văn hóa chính thống). Tự nó xác lập cho mình một
khu vực tồn tại đặc biệt - vùng ngoại biên của nền văn hóa đương đại.
Truyện ngắn đương đại là một thể loại năng động, phát triển nhanh, đã
tồn tại trong một thời gian dài từ sau ngày giải phóng (1975) đến nay. Tác giả
6

Nguyễn Thanh Tâm, trong công trình nghiên cứu: “Những nẻo đường đến với
truyện ngắn đương đại Việt Nam” đã chỉ rõ những cách tiếp cận truyện ngắn
đương đại như tiếp cận truyện ngắn từ thi pháp học (tự sự học), tiếp cận
truyện ngắn từ góc độ phân tâm học… Trong đó, khi viết về hướng tiếp cận
truyện ngắn từ thi pháp học tác giả có đề cập đến chủ đề, đề tài của tác phẩm.
Tình yêu, tình dục, hôn nhân, giới tính, chiến tranh, tâm linh, vô thức, sự phản
tỉnh trong ý thức hệ, các giá trị của cuộc sống con người trong bối cảnh sống
mới chính là những vấn đề quan trọng trong chú ý thẩm mĩ của các nhà văn.
Khuynh hướng chiếm lĩnh và thể hiện cuộc sống trong truyện ngắn đương đại
gắn bó chặt chẽ với đời sống tinh thần con người thời hậu chiến, thời đổi mới,
kinh tế thị trường, hội nhập, toàn cầu hoá và các hoàn cảnh sinh hoạt khác.
Thi pháp học/ tự sự học không bỏ qua vấn đề to lớn này trong thể loại truyện
ngắn. Còn hướng tiếp cận truyện ngắn từ góc độ phân tâm học có thể nhận
diện từ một số bài viết của Hồ Thế Hà. Trong các nghiên cứu này, ta thấy Hồ
Thế Hà chú ý đến những phức cảm (Oedipus), loạn luân, giấc mơ, sự thác
loạn, những ẩn ức tình dục, những yếu tố vô thức,… trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp (Không có vua, Cún), Nguyễn Thị Thu Huệ (Thiếu phụ
chưa chồng), Phạm Hoa (Đùa của tạo hoá), Phạm Thị Hoài (Năm ngày), Trần

Thuỳ Mai (Chị Hai ơi), Nguyễn Ngọc Tư (Cánh đồng bất tận),…
Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu về văn học đương đại Việt
Nam qua các góc độ khác nhau như: “Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu
hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và
Phạm Thị Hoài” của tác giả Lã Nguyên, hay “Vấn đề phái tính và âm hưởng
nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại” của tác giả Nguyễn Thị Thanh
Xuân, hoặc tọa đàm “Văn xuôi nữ trong bối cảnh văn học Việt Nam đương
đại”, đều nói về chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn xuôi hiện nay hay các vấn
đề về văn học nữ…
7

Trong các công trình này, các tác giả đã nhận xét về những đóng góp
của các nhà văn đương đại trong việc sử dụng ngôn ngữ đặc sắc. Nhưng các
công trình này mới chỉ dừng lại ở việc minh hoạ lí thuyết, hoặc chỉ điểm qua
ở một vài tác giả mà chưa đi sâu và nếu có cũng chỉ là gợi mở.
Từ những định hướng về cơ sở lí luận của các nhà nghiên cứu, chúng
tôi đi sâu tìm hiểu đề tài: “Chức năng của đoạn miêu tả trong truyện ngắn
Việt Nam đương đại”. Hi vọng đề tài này sẽ góp phần thêm tiếng nói khẳng
định một khía cạnh khác của văn học đương đại Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Góp phần bổ sung và khẳng định rõ hơn một vấn đề lí thuyết của
Ngôn ngữ học. Đó là vấn đề chức năng của đoạn miêu tả trong tác phẩm tự sự.
3.2. Đề tài góp phần kết luận về chức năng của đoạn miêu tả trong văn
xuôi Việt Nam đương đại.
3.3. Khảo sát đề tài này, tư liệu và hướng nghiên cứu của nó sẽ là
những tài liệu cần thiết phục vụ cho nhiệm vụ học tập hôm nay cũng như
trong công việc giảng dạy sau này, đặc biệt sẽ góp phần vào việc bồi dưỡng
cho bản thân năng lực phân tích và cảm thụ văn chương.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Muốn đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Tập hợp các vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài.
- Khảo sát, thống kê, phân loại chức năng các đoạn miêu tả trong các
tác phẩm truyện ngắn Việt Nam đương đại.
- Phân tích đoạn miêu tả, xem xét chức năng và hiệu quả sử dụng của
nó, từ đó rút ra kết luận.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Đoạn miêu tả trong truyện ngắn đương đại
Việt Nam.
8

5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Truyện ngắn hay 2010 - 2011, NXB Văn học.
- Truyện ngắn hay 2011 - 2012, NXB Thanh niên.
- Truyện ngắn hay 2012, NXB Hồng Đức.
- Truyện ngắn hay 2013, NXB Hồng Đức.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi thực hiện một số phương pháp nghiên
cứu sau:
6.1. Phƣơng pháp thống kê, phân loại
Phương pháp thống kê, phân loại được thực hiện để có nguồn dữ liệu
về đoạn miêu tả nhằm phục vụ cho việc khảo sát, phân tích, tìm hiểu đối
tượng nghiên cứu.
6.2. Phƣơng pháp phân tích
Phương pháp này dùng để xác định chức năng của đoạn miêu tả trong
các tác phẩm văn xuôi đương đại.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Muc lục và Tài liệu tham khảo, khóa
luận gồm hai chương chính:
- Chương 1: Cơ sở lí thuyết
- Chương 2: Chức năng của đoạn miêu tả.






9

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Một số vấn đề về văn tự sự
1.1.1. Khái niệm về văn tự sự
“Tự sự là dùng những lời nói hay lời văn làm cho sống lại một câu
chuyện, tức là một câu chuyện có sự chuyển động, sự diễn biến từ thời điểm
này sang thời điểm khác, có bắt đầu, có phát triển, có kết thúc, có sự tham gia,
sự hoạt động của con người”. [3, Tr 5]
1.1.2. Đặc điểm của văn tự sự
Thứ nhất, tự sự hay văn bản tự sự dùng lời kể và lời miêu tả của người
kể chuyện để thông báo về thời gian, địa điểm, gọi ra đặc điểm của nhân vật,
sự kiện, phân tích tâm trạng, tình huống nhằm làm hiện lên bức tranh đời
sống. Lời kể và lời miêu tả chiếm một bộ phận lớn và giữ vai trò chủ đạo
trong lời văn nghệ thuật của văn bản tự sự. Trong khi tái hiện các sự kiện,
biến cố, nhân vật, lời kể và lời miêu tả trong văn bản tự sự đồng thời có
nhiệm vụ thuyết minh, bình phẩm, đánh giá về các sự kiện, biến cố, nhân vật
… và lời kể cũng có chức năng tái hiện lại cả lời nhân vật.
Thứ hai, văn bản tự sự có sự kiện, biến cố, cốt truyện trong khi các loại
văn bản khác không có hay không cần đến yếu tố này. Cốt truyện, nếu có
được tổ chức thành chuỗi biến cố xảy ra liên tiếp, cái này tiếp sau cái kia, xô
đẩy nhau tới đỉnh điểm buộc phải giải quyết và kết thúc. Sự kiện trong văn
bản tự sự luôn được xem như là tiêu chí quan trọng để nhận diện loại văn bản

này. Văn bản tự sự được xây dựng trên cơ sở đan kết các sự kiện tạo nên
mạch chính cho tác phẩm - cũng là mạch quy luật của đời sống, bộc lộ bản
chất của các tính cách, các hiện tượng đời sống.
10

Thứ ba, văn bản tự sự, nhất là văn bản truyện, có khả năng thể hiện
nhân vật trong thế giới nghệ thuật của nó một cách linh hoạt, đa dạng, đầy
đặn. Nhân vật ở đây, có thể được miêu tả toàn bộ hay một phần cuộc đời, có
thể được miêu tả một cách kĩ càng từ chân dung ngoại hình cho đến những
suy tư thầm kín bên trong, từ hành trạng cho đến quá trình phát triển, từ một
vài đến nhiều mặt hoạt động trong quan hệ đời sống. Theo đó, hệ thống chi
tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự cũng thường dày đặc, đa dạng hơn.
Thứ tư, văn bản tự sự rất giàu các hình thức ngôn ngữ và thường kết
hợp hài hòa, linh hoạt các hình thức văn bản khác (miêu tả, biểu cảm ).
Trong văn bản tự sự có ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật, có lời
đối thoại, độc thoại nội tâm. Trong đó lời của người kể chuyện vẫn là thành
phần quan trọng nhất.
Các đặc điểm nổi bật trên tạo cho văn bản tự sự những ưu thế đặc biệt
trong việc mô tả, phản ánh những bức tranh đời sống hết sức sâu rộng.
1.2. Một số vấn đề về văn miêu tả
1.2.1. Khái niệm miêu tả
“Miêu tả là dùng ngôn ngữ màu sắc, đường nét, nhạc điệu để làm cho
người khác hình dung được hình thức các sự vật hoặc hình dáng, tâm trạng
trong khung cảnh nào đó” [12, Tr 1123].
1.2.2. Văn miêu tả và các thể văn khác.
Trong cuốn Văn miêu tả và kể chuyện, nhà văn Phạm Hổ khi giới thiệu
một số đoạn văn, tập hợp chúng trong phần trích chọn đã phải thừa nhận rằng:
“Muốn chia văn miêu tả riêng, văn kể chuyện riêng, nhưng không thể làm
được. Vì chỉ có một đôi đoạn văn thuần là miêu tả, hoặc thuần là kể chuyện,
còn phần lớn là hai thể loại đều đan xen vào nhau”.

Trong nhà trường phổ thông phân ra văn miêu tả và kể chuyện (tự sự)
chẳng qua là để học sinh nhận rõ các thao tác kể và tả, từ đó mà luyện tập cho
11

nhuần nhuyễn từng thao tác, sau đó phải biết kết hợp từng thao tác này trong
một bài viết. Quả thật, các đoạn văn miêu tả và kể chuyện không tồn tại độc
lập mà chúng “xen lẫn vào nhau”, là “phương tiện” của nhau.
Yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho ý nghĩa câu chuyện càng thêm
thấm thía và sâu sắc. Nó cũng giúp tác giả thể hiện được thái độ trân trọng và
tình cảm yêu mến của mình đối với các nhận vật và sự việc. Tất nhiên nói như
thế không có nghĩa là các yếu tố tự sự không quan trọng. Ngược lại nếu bỏ hết
các yếu tố kể chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì không có chuyện.
Bởi vì cốt truyện là do sự việc và nhân vật cùng với những hành động chính
tạo nên. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm phải dựa vào sự việc và nhân vật mới
phát triển được. Nòng cốt của đoạn văn tự sự là sự việc và nhân vật chính.
Các yếu tố miêu tả, biểu cảm phải dựa vào sự việc và nhân vật chính để phát
triển. Những yếu tố này kết hợp, đan xen, thậm chí nhiều khi hoà lẫn vào
nhau trong một đoạn văn. Tuy vậy, các yếu tố miêu tả nhiều hay ít cũng chỉ
tập trung làm sáng tỏ cho sự việc cũng như nhân vật chính mà thôi.
Có thể nói ít khi miêu tả chỉ là thuần tuý vì cảnh vật luôn gắn với sự
việc, con người. Cảnh vật thường thông qua cách nhìn nhận, suy nghĩ và hành
động của con người, đúng như nhà văn Tô Hoài đã viết: “Nói miêu tả, dễ
tưởng miêu tả chỉ là tô vẽ phong cảnh trời nắng, trời mưa, chớp bể mưa
nguồn và thiên nhiên: cây vườn, bãi cỏ, con sông… không, hàng đầu miêu tả
là chú trọng sự việc, con người”.
1.2.3. Đặc điểm của văn miêu tả
1.2.3.1. Quan sát trong văn miêu tả
Bất kì sự tưởng tượng nào dù phong phú đa dạng đến đâu cũng đều bắt
đầu từ thực tế đời sống. Muốn có sự từng trải và sự hiểu biết thực tế cần phải
quan sát. Những trang văn hay có hồn, sống động là những trang văn của

những người biết quan sát, có tài quan sát và chịu khó quan sát. Nhà văn Tô
12

Hoài sở dĩ làm đắm say nhiều thế hệ thiếu nhi bằng những trang miêu tả về
hoạt động, tính nết, “phong tục” của những chú Dế Mèn, Dế Trũi, thầy đồ
Cóc là do ông đã gắn bó, bầu bạn và say mê quan sát cái thế giới rất nhiều
cây cỏ và các loài vật trên bãi sông trước cổng làng ông.
Quan sát không chỉ là quan sát hành động bên ngoài mà nhiều khi còn
phải quan sát bên trong để hiểu và thể hiện được những diễn biến nội tâm của
nhân vật. Trong trường hợp này nhà văn phải nhập thân vào nhân vật.
1.2.3.2. Liên tưởng và tưởng tượng trong văn bản miêu tả
Liên tưởng và tưởng tượng đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình
thành và phát triển tài năng, tâm hồn, nhân cách con người. V.I.Lênin đã có
lần cho rằng: “Nếu không có tưởng tượng thì không chỉ không có các nhà thơ,
nhà văn và các tác phẩm văn học, mà thậm chí không có cả các bài toán vi
phân và tích phân nữa ”
Đối với việc viết văn nói chung và làm văn miêu tả nói riêng, tưởng
tượng đóng vai trò rất quan trọng. Nhờ có tưởng tượng mà tất cả những hình
ảnh, màu sắc, âm thanh đều có thể được tái hiện trước mắt chúng ta trong
điều kiện chúng không nhất thiết phải xuất hiện.
Văn miêu tả nhằm dựng người, dựng cảnh, dựng không khí, giúp người
đọc hình dung ra sự vật, sự việc một cách sinh động, cụ thể. Vì thế khi viết
văn miêu tả, người ta thường dùng liên tưởng, ví von, so sánh Nhờ có liên
tưởng, so sánh mà văn miêu tả khơi gợi được trí tưởng tượng, kích thích được
óc sáng tạo của người đọc. Hầu như giở bất cứ một trang văn miêu tả hay nào,
chúng ta cũng sẽ dẫn ra được những liên tưởng so sánh thú vị. Đó là những so
sánh, liên tưởng vừa gần gũi vừa quen thuộc, lại vừa bất ngờ, mới lạ khiến
người đọc không khỏi ngẫm nghĩ, ngỡ ngàng thậm chí kinh ngạc.
1.2.3.3. Thái độ và tình cảm của người viết trong bài văn miêu tả
Văn miêu tả cố nhiên phải có mục đích tái hiện đối tượng, song mỗi

người một vẻ. Tâm hồn người viết bao giờ cũng được thể hiên đằng sau bức
13

tranh cảnh vật, con người. Đọc một tác phẩm miêu tả, dù tả cảnh, tả người, hay
tả tâm trạng người đọc vẫn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người viết.
1.2.3.4. Ngôn từ trong văn bản miêu tả
Một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà văn diễn đạt thành công
những cung bậc tình cảm và sắc thái hiện thực là bởi hệ thống từ gợi hình ảnh
và cảm giác vô cùng đa dạng, phong phú.
Văn miêu tả cũng rất hay dùng và dùng có kết quả các biện pháp tu từ
như nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ Với các biện pháp tu từ này con người và
cảnh vật tìm thấy chỗ hòa đồng cho nhau: cảnh vật trở nên có hồn giống như
con người, và tâm hồn con người thì hòa tan vào cảnh vật.
1.3. Các mảng ngữ nghĩa trong tác phẩm tự sự và chức năng của đoạn
miêu tả
1.3.1. Các mảng ngữ nghĩa trong tác phẩm tự sự
Giáo sư Đỗ Hữu Châu trong bài giảng chuyên đề “Ngữ nghĩa và các
mảng ngữ nghĩa trong tác phẩm tự sự” đã chỉ ra ba mảng ngữ nghĩa của
truyện gồm:
- Các sự kiện:
Sự kiện là những tình tiết của truyện, là cái làm nên cốt truyện. Cốt
truyện và các sự kiện là yếu tố đảm bảo cho truyện có tính bền vững và có khả
năng truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nếu thay đổi hoặc lược bỏ sự kiện thì sẽ làm thay đổi toàn bộ nội dung
của truyện và sẽ biến thành một truyện khác. Chính vì thế, sự kiện là một
mảng ngữ nghĩa quan trọng trong tác phẩm tự sự.
- Bình luận của người kể
Bình luận của người kể cũng góp phần thể hiện vai trò của người kể.
Nếu tác phẩm có lời bình luận thì vai trò của người kể được thể hiện một cách
trực tiếp. Đó là vai trò dẫn dắt sự kiện hoặc bình luận, đánh giá sự kiện.

14

- Đoạn miêu tả
Tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện và gắn liền với cốt truyện là
một hệ thống các nhân vật được khắc họa nhiều mặt. Cốt truyện được triển
khai, nhân vật được khắc họa thông qua các chi tiết nghệ thuật phong phú, đa
dạng như: các sự kiện, xung đột, ngoại cảnh, ngoại hình nhân vật, hoạt động
nội tâm. Để tổ chức các chi tiết nghệ thuật, tác giả dùng lời kể để giới thiệu,
giải thích, thuyết minh các sự việc xảy ra, biểu hiện cách cảm nhận, cách đánh
giá của tác giả đối với sự việc.
Trong tác phẩm tự sự, ngoài cốt truyện, nhân vật, lời kể thì miêu tả
cũng là một trong những mảng ngữ nghĩa góp phần tạo nên nội dung tác
phẩm. Đoạn miêu tả có vai trò như một yếu tố định hướng giúp người đọc
hiểu và cảm nhận tác phẩm sâu sắc hơn.
Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 Nxb giáo dục, Hà Nội, 2004 đã nêu rõ:
“Trong tác phẩm tự sự rất ít khi các tác giả chỉ thuần kể người, kể việc mà khi
kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Các yếu tố miêu tả và biểu
cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và hấp dẫn hơn” [9, Tr 74].
Việc sử dụng miêu tả nhiều hay ít trong tác phẩm tự sự tùy thuộc vào
phong cách tác giả và đặc trưng của phương pháp sáng tác.
1.3.2. Chức năng của đoạn miêu tả
Căn cứ vào những kết quả khảo sát cụ thể trong bài giảng: “Ngữ nghĩa
và các mảng ngữ nghĩa trong tác phẩm tự sự” (chuyên ngành giảng dạy cho
hệ Thạc sĩ Ngữ văn ĐHSP Hà Nội), Giáo sư Đỗ Hữu Châu đã nêu ra các chức
năng cơ bản của đoạn miêu tả trong văn tự sự như sau:
- Chức năng phân đoạn: miêu tả được sử dụng để đánh dấu, chuyển tiếp
từ lốc sự kiện này sang lốc sự kiện khác. Với chức năng này đoạn miêu tả có
vai trò như một phương tiện liên kết
- Chức năng thư giãn: miêu tả có tác dụng làm cho chuỗi sự kiện đi
chậm lại, kéo dài thời gian hoặc làm chậm đoạn mở nút của truyện.

15

- Chức năng trang trí: làm cho câu chuyện đẹp hơn, sinh động hơn và
gần với hiện thực ngoài đời hơn.
- Chức năng tổ chức: với chức năng này miêu tả góp phần đảm bảo sự
liên kết logic giữa các sự kiện làm cho sự kiện làm cho sự kiện trở nên dễ
hiểu hơn. Ngoài ra đoạn miêu tả còn làm tăng thêm tính có thể dự đoán được
của truyện. Nói khác đi, miêu tả tạo bối cảnh và tạo tiền giả định để các sự
kiện tiếp theo có thể xuất hiện.
- Chức năng quy định: miêu tả góp phần làm cho người đọc thấy được
những thông tin trực tiếp hay gián tiếp về sự kiện.
Giải thích một cách bản chất và sâu xa, sở dĩ đoạn miêu tả trong tác
phẩm tự sự có thể thực hiện được các chức năng trên là do ưu thế của hình
thức giao tiếp bằng ngôn ngữ. Khác với các loại hình nghệ thuật khác, tác
phẩm văn học thông qua các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng có khả năng định
hình bằng văn tự sự và có thể lưu giữ. Khi viết tác phẩm, nhà văn đồng thời
giao tiếp với độc giả, trình bày tất cả các suy nghĩ, đánh giá, tư tưởng của
mình với độc giả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ngôn ngữ, nhờ
ngôn ngữ. Vì vậy, bất cứ yếu tố nào khi đưa vào tác phẩm nghệ thuật đều trở
thành chi tiết nghệ thuật. Đoạn miêu tả trong tác phẩm tự sự cũng là một chi
tiết nghệ thuật và nó có thể thực hiện tất cả các chức năng của mình với vai
trò định hướng giao tiếp.
Những cơ sở lí luận về Phong cách học văn bản và Ngữ dụng học nêu
trên là tiền đề lí luận để chúng tôi xem xét và xử lí đề tài.
1.4. Văn học đƣơng đại Việt Nam
1.4.1. Giới thuyết chung về văn học đƣơng đại Việt Nam
Tác giả Lã Nguyên trong công trình nghiên cứu: Nhìn lại các bước đi.
Lắng nghe những tiếng nói (về văn học Việt Nam thời “Đổi mới” 1975 - 1991)
đã đề cập đến những vấn đề về văn học Việt Nam đương đại:
16


Trong đời sống xã hội, “thời kì đổi mới” ở Việt Nam được tính từ năm
1986. Đây là năm diễn ra Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên diễn
đàn của Đại hội này, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố “cởi trói”, “đổi
mới tư duy”, với rất nhiều “việc cần làm ngay”. Nhưng văn học có vẻ như nhạy
cảm hơn chính trị. Hàng chục năm trước đó, người ta thấy xuất hiện nhiều
truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, thơ, bút kí… thể hiện sự đổi mới sâu sắc trong
đời sống của văn học nghệ thuật. Truyện ngắn Bức tranh viết năm 1975 của
Nguyễn Minh Châu là ví dụ tiêu biểu. Cho nên, có thể chọn năm 1975 làm cột
mốc phân kì lịch sử, đánh dấu bước ngoặt đổi mới của văn học Việt Nam.
Nhiều người gọi chung văn học sau 1975 là “văn học đổi mới” hoặc
“văn học của thời kì đổi mới”. Nhưng khi đó có đủ độ lùi thời gian để nhìn
lại, ta nhận ra “văn học đổi mới” là một cao trào sáng tác có quá trình hình
thành, phát triển và kết thúc. Có thể tạm chia cuộc vận động đổi mới của văn
học Việt Nam thành 3 giai đoạn: 1975 - 1985; 1986 - 1991 và 1992 đến nay.
Xin nói thêm, các năm 1975, 1986, 1992… chỉ là những cái mốc hết sức
tương đối.
+ Giai đoạn 1975 - 1985: Đây là giai đoạn khởi động của văn học thời
kì đổi mới. Gọi đó là giai đoạn “khởi động” bởi vì, nếu chỉ nhìn ở bề ngoài thì
sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, đất nước được thống nhất, lịch sử Việt Nam
chuyển qua một thời đại mới, nhưng văn học nghệ thuật hình như vẫn vận
động theo quán tính của văn học thời chiến. Đề tài về chiến tranh và người
lính vẫn là đề tài cơ bản của nhiều sáng tác văn học. Các sáng tác ấy vẫn thể
hiện nhãn quan giá trị và nguyên tắc tư duy nghệ thuật của nền văn học sử thi
viết theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nhưng hình như những
người cầm bút đã cảm thấy không thể tiếp tục viết văn như trước.
Khoảng thời gian mười năm sau chiến tranh, từ 1975 đến 1985, trong lĩnh
vực sáng tác, khuynh hướng đổi mới chưa trở thành một phong trào rầm rộ.
17


Chưa thấy xuất hiện những cây bút trẻ có khuynh hướng đổi mới. Những nhà
văn đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học ở giai đoạn này là Nguyễn
Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Mạnh Tuấn… Họ là những nhà
văn từng sáng tác từ trước năm 1975. Đóng góp của họ cho công cuộc đổi mới
văn học ở Việt Nam chủ yếu là ở lĩnh vực văn xuôi. Tập truyện ngắn Bến quê
của Nguyễn Minh Châu, tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn
Kháng, Cù Lao Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn, và muộn hơn một chút, tiểu
thuyết Thời xa vắng (1987) của Lê Lựu từng gây được những tiếng vang rất lớn.
+ Giai đoạn 1986 - 1991: Đây là giai đoạn sôi nổi nhất của đời sống
văn nghệ ở Việt Nam trong thời kì đổi mới. Trong mọi lĩnh vực nghệ thuật, từ
văn học, hội hoạ, âm nhạc cho tới sân khấu, điện ảnh, sự đổi mới diễn ra vô
cùng quyết liệt. Văn học dịch vẫn tiếp tục phát triển và phát huy tác dụng.
Nhưng giờ đây, giữ vai trò chủ công trong đổi mới văn học là hoạt động lý
luận, phê bình văn học và hoạt động sáng tác của các nhà văn, nhà thơ. Đổi
mới văn học suy đến cùng là đổi mới quan niệm: quan niệm về con người, về
đời sống và quan niệm về bản thân văn học nghệ thuật… Thành tựu nổi bật
của văn học Việt Nam thời kì đổi mới được kết tinh ở truyện ngắn và tiểu
thuyết. Tiếp theo lớp nhà văn đã thành danh như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn
Kháng…, người ta thấy nổi lên những cây bút mới rất sung sức, trước hết là
Nguyễn Huy Thiệp. Sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp thực sự tạo ra bước
ngoặt của văn xuôi sau 1975. Nhưng nói tới văn học thời kì đổi mới, người
đọc còn nhớ tới một loạt tên tuổi như Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Dương Thu
Hương, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Nhật Tuấn, Dương
Hướng, Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy Anh… Sáng tác của họ đã tạo nên
diện mạo vừa độc đáo, vừa đa dạng của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
+ Từ 1992 đến nay: Trong vòng mười năm trở lại đây, vẫn tiếp tục có
những tên tuổi mới xuất hiện. Thỉnh thoảng các nhà văn vẫn cho ra đời
18

những tác phẩm văn học ít nhiều gây được tiếng vang như Mảnh đất lắm

người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Cơ hội của chúa của Nguyễn Việt
Hà, Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh… Văn xuôi Phan Thị Vàng Anh được
công chúng mến mộ. Thơ có vẻ như đang tìm đường bứt phá để tiến lên phía
trước. Vài năm gần đây, người ta nói tới cuộc nổi loạn trong thơ của một số
cây bút rất trẻ. Vi Thuỳ Linh là gương mặt sáng giá.
Đó là những đóng góp của tác giả Lã Nguyên trong công trình nghiên
cứu về văn học Việt Nam sau thời kì đổi mới. Điều đó đã góp phần giúp chúng
ta hiểu rõ hơn về văn học Việt Nam đương đại đặc biệt là mảng truyện ngắn.
1.4.2. Đặc điểm văn học đƣơng đại Việt Nam
1.4.2.1. Đặc điểm về nội dung của văn học đương đại Việt Nam
Trước 1975, văn học Việt Nam chủ yếu là văn học sử thi. Văn học sau
1975 lại chủ yếu là văn học thế sự. Sử thi là tiếng nói của tư tưởng quốc gia.
Văn học thế sự sau 1975 là tiếng nói của tâm trạng đại chúng. Khi tiếng nói
sử thi lắng xuống thì tiếng nói thế sự vang lên. Nó không vang kên giữa cánh
đồng bát ngát của hợp tác xã (ví như trong tiểu thuyết của Đào Vũ), giữa đồi
rừng mênh mông của nông trường (ví như trong tập Mùa lạc của Nguyễn
Khải)… Nó thường cất lên giữa chốn công quyền và phần lớn là ở nơi hội họp
như trong các cuộc họp hội đồng nhà trường, họp toà soạn báo và rất nhiều
cuộc họp gia đình trong các sáng tác của Ma Văn Kháng, hay ông Thuấn
trong Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp cho mổ lợn mời họ hàng làng
nước đến họp để chia vui… Tiếng nói của văn học thế sự trở về với hiện thực
trong muôn vàn những sinh hoạt đời thường đang bầy ra trước mắt. Nó vùng
vẫy, tìm cách thoát khỏi logic nhận thức để đến với logic sự vật. Nó nói to
những gì văn học sử thường dấu kín, không được nói, không dám nói.
Trước 1975, văn học sử thi nói tới cái đẹp, cái hùng là để khẳng định sự
hợp lí tuyệt đối của tồn tại. Tiếng nói thế sự lại làm nổi bật sự vô lý, phi lý
19

của cuộc đời. Mọi thiết chế xã hội được ta bày đặt ra nhất thời, tất thảy đều
chật hẹp hơn khát vọng nhân bản miên viễn của nhân loại. Cái bi, cái hài của

cõi nhân sinh có nguồn cội ở đấy. Mọi sự thanh cao rồi cũng phải chết giữa
cõi trần tục. Nhìn chung, nói to là cách tốt nhất để thể hiện mọi loại ý thức
cộng đồng, cả tư tưởng quốc gia trong văn học sử thi trước 1975, lẫn tâm
trạng đại chúng của văn học thế sự thời đổi mới.
1.4.2.2. Đặc điểm về nghệ thuật của văn học đương đại Việt Nam
Rất dễ nhận ra, trước 1975, nền văn học sử thi đã nhanh chóng “đổi”
tiếng “hét” và tiếng “thét” thành tiếng hát đầy chất lãng mạn. Nó hát rất to
bài ca chiến trận và bài hát dựng xây. Hoàng Trung Thông hát Bài ca vỡ đất,
Chế Lan Viên hát Tiếng hát con tàu. Trong thơ Chính Hữu, “… cả nước lên
đường” để “hàng ngũ ta đi dài như tiếng hát”. Trước 1945, phong trào Thơ
mới có công chuyển câu thơ điệu ngâm trung đại thành câu thơ điệu nói hiện
đại. Sau 1945, văn học Cách mạng lại có công đưa câu thơ điệu nói quay về
với điệu ngâm truyền thống và điệu ca có nguồn cội trong sáng tác dân gian.
Người kể chuyện trong văn xuôi không thể ca hát như nhân vật trữ tình trong
thơ. Để trang văn cất lên tiếng hát, nhà văn biến nhân vật thành ca sĩ. Cho
nên, từ kí, truyện ngắn cho tới tiểu thuyết, hình như chỗ nào cũng thấy có
người hát, và nhờ thế, tiếng hát được vang lên khắp mọi nơi. Nhưng giọng lu
loa, sừng sộ, tiếng gầm gào cuộn réo trong văn học thời đổi mới không thể cất
lên thành tiếng hát. Cái vô lí, phi lí, chất văn xuôi và vẻ đẹp của đời sống
phồn tạp chỉ có thể hoá thân vào tiếng cười trào tiếu, giễu nhại để văn học thế
sự biến thành tiếng nói nghệ thuật. Thời xa vắng của Lê Lựu là một tiểu
thuyết giễu nhại độc đáo. Nó không cần sử dụng những thủ pháp lạ hoá quen
thuộc như phóng đại, hay vật hoá hình ảnh con người để làm nổ ra tiếng cười.
Nó chỉ đơn giản thuật lại những chuyện “thật như đùa” mà đã có thể tạo ra
được hình tượng giễu nhại. Nhờ thế, lời văn của Thời xa vắng khi thì như
20

bông đùa, lúc lại xót xa, chì chiết, nhưng giễu nhại bao giờ cũng là giọng điệu
chủ đạo của nó.
Lắng nghe kĩ ta sẽ nhận ra tiếng cười giễu nhại của Lê Lựu, Ma Văn

Kháng, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp nhiều khi man mác một cảm giác
tái tê, trong đó có cả nỗi đau âm thầm, lặng lẽ mà mênh mang, sâu sắc. Bởi vì
lời giễu nhại bao giờ cũng là lời đa nghĩa, đa thanh. Để tiếng cười giễu nhại
cất lên trên những trang văn, các cây bút thời đổi mới như mang đến cho ta
thông điệp: hãy vui vẻ mà chia tay với quá khứ.
Bàn về văn học Việt Nam sau 1975, không thể không chăm chú lắng
nghe những tiếng nói nhỏ, nói thầm âm vang trong truyện ngắn, tiểu thuyết của
Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Châu
Diên…Nhập vào thế giới nghệ thuật của những nhà văn này, ta thấy có người
nói, kẻ nghe và có cả kẻ rất chăm chú suy ngẫm tiếng nói của người khác…
Cho nên, tiếng nói chủ đạo, mang tính chất bao trùm, chi phối khuynh
hướng vận động của văn học Việt Nam từ 1945 cho đến nay vẫn là tiếng nói
cộng đồng. Trước 1975, nó là tiếng nói giữ trật tự ở bên trên. Sau 1975, nó lại
là tiếng nói có phần hỗn loạn ở bên dưới. Tiếng nói của cộng đồng chỉ có thể
là tiếng nói to. Trước 1975, văn học sử thi biến tiếng nói thành tiếng hát. Nhìn
vào đâu, nó cũng thấy đời sống đã hoá thành “tiếng hát”, “bài ca”. Viết văn,
làm thơ chính là cái cách để người ta ca hát. Truyện, kí bị trữ tình hoá để hoà
vào giọng hát của thơ và thơ thì bao giờ cũng hát to nhất, át cả tiếng hát của
văn xuôi. Sau 1975, văn học thế sự chuyển tiếng nói thành tiếng cười trào
tiếu, giễu nhại. Tiếng cười giễu nhại, trào tiếu mở đường cho văn xuôi phát
triển tạo môi trường để văn xuôi nói to hơn thơ.



×