Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Yếu tố dân gian trong thơ nôm nguyễn khuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.65 KB, 71 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
__________________



NGUYỄN THỊ THU





YẾU TỐ DÂN GIAN TRONG THƠ NÔM
NGUYỄN KHUYẾN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. An Thị Thúy













Hà Nội - 2014

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình triển khai khóa luận, chúng tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm,
giúp đỡ của các thầy cô bộ môn trong tổ Văn học Việt Nam, các thầy cô trong
khoa Ngữ Văn, đặc biệt là cô giáo hƣớng dẫn Th.s An Thị Thúy, giáo viên
trực tiếp giúp đỡ tôi vƣợt qua những khó khăn để hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp. Chúng tôi chân thành biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô giáo và các
bạn.
Dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận, nhƣng bản thân tôi tự thấy khả năng
của mình còn hạn chế, thời gian có hạn và cũng là lần đầu tiên tôi làm quen
với việc nghiên cứu khoa học, nên khóa luận vẫn không tránh khỏi những sai
sót. Chúng tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của thầy cô và các bạn để
khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Thị Thu










LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Yếu tố dân gian trong
thơ Nôm Nguyễn Khuyến” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và kết quả
này không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác.


Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Thị Thu
















MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 4
6. Cấu trúc khóa luận 4
NỘI DUNG 5
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 5
1.1. Tác giả và tác phẩm 5
1.1.1. Tác giả 5
1.1.1.1.Bối cảnh lịch sử 5
1.1.2. Tác phẩm 8
1.2. Sơ lƣợc yếu tố dân gian trong văn học trung đại 9
1.2.1. Thế kỉ X – XIV 9
1.2.2. Thế kỉ XV-XVII 11
1.2.3. Thế kỉ XVIII-XIX 14
CHƢƠNG 2: YẾU TỐ DÂN GIAN 18
TRONG THƠ NÔM NGUYỄN KHUYẾN 18
2.1. Thống kê, phân loại 18
2.2. Sự thể hiện yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến 19
2.2.1. Yếu tố dân gian qua đề tài 19
2.2.1.1. Phong cảnh thiên nhiên 19
2.2.1.2. Cuộc sống sinh hoạt 23
2.2.2. Yếu tố dân gian qua hình tƣợng nghệ thuật 31

2.2.3. Yếu tố dân gian qua ngôn ngữ nghệ thuật 42
2.2.3.1. Ngôn ngữ văn học dân gian 42
2.2.3.2. Ngôn ngữ đời sống 46
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Về khoa học
Nguyễn Khuyến là một trong những cây đại thụ của nền văn học Việt
Nam. Tuy bóng mát của cây đại thụ ấy không rợp bóng thời gian suốt bao thế
kỉ nhƣ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du nhƣng gốc rễ của nó đã ăn sâu vào đất Việt,
góp phần tạo nên tâm hồn dân Việt.
Nguyễn Khuyến để lại một sự nghiệp thơ ca khá phong phú, có nhiều
tác phẩm đạt giá trị nghệ thuật cũng nhƣ nội dung góp phần làm nên diện mạo
của kho tàng thơ ca Việt Nam. Ông sáng tác cả bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Trong thời gian quay về gắn bó với làng quê, ngƣời dân, vui thú điền viên đã
làm sống dậy mạnh mẽ hồn thơ Nôm Yên Đổ. Mặc dù so với thơ chữ Hán thì
thơ chữ Nôm chỉ chiếm một số lƣợng nhất định (khoảng trên 80 bài) nhƣng
nó lại là những vần thơ mang nhiều giá trị, khẳng định tên tuổi của ông trên
văn đàn.
Trong các sáng tác bằng chữ Nôm, Nguyễn Khuyến đã cho thấy ông là
nhà thơ của làng quê điều đó đƣợc thể hiện qua các yếu tố dân gian mà ông đã
sử dụng để sáng tác. Dù là bậc túc nho nhƣng nhờ những chất liệu dân gian
Nguyễn Khuyến sử dụng thơ ông trở nên bình dị và dân dã hơn đồng thời thể
hiện đƣợc tài năng độc đáo của vị Tam nguyên Yên Đổ.
Về thực tiễn

Trong chƣơng trình THCS và THPT Nguyễn Khuyến đƣợc sách giáo
khoa chọn giảng với tƣ cách là một tác giả lớn, với những tác phẩm tiêu biểu
đại diện cho phong cách nghệ thuật của nhà thơ nhƣ: Thu điếu, Thu vịnh, Thu
ẩm, Bạn đến chơi nhà, Khóc Dương Khuê. Nhƣ vậy qua việc biên soạn
chƣơng trình chúng ta cũng phần nào thấy đƣợc vị trí, vai trò của thơ Nôm
Nguyễn Khuyến.
2

Tìm hiểu về “Yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến” ngƣời
viết muốn có thêm vốn kiến thức phong phú, sâu sắc để phục vụ cho công
việc giảng dạy tác giả Nguyễn Khuyến trong nhà trƣờng một cách có định
hƣớng đồng thời bƣớc đầu tập dƣợt phƣơng pháp nghiên cứu khoa học.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Khuyến là một tác giả lớn nên việc tìm hiểu về thơ văn của ông
không phải là một đề tài hoàn toàn mới mẻ. Bàn về nội dung và nghệ thuật
trong thơ ca của ông cả phần chữ Hán và chữ Nôm đã có nhiều nhà nghiên
cứu tìm hiểu, đặc biệt là phần thơ chữ Nôm.
Cụ thể khi tìm hiểu đề tài này ngƣời viết đã tham khảo tài liệu tổng hợp
nhiều ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu. Trong đó phải kể đến các công trình
nghiên cứu, các bài viết sau có liên quan trực tiếp đến vấn đề mà khóa luận đề
cập.
Trịnh Bá Đĩnh trong bài Phong cách dân gian trong thơ Nôm Yên Đổ có
viết: “Yếu tố dân gian thể hiện trước hết ở cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ
mà đặc diểm nổi bật nhất là sự lược quy những mặt khác nhau của hiện thực
trở về phương diện lối sống (hay cách sống) xã hội được nhìn từ góc độ lối
sống, hiện thực trong thơ ông chủ yếu là hiện thực của lối sống khác
nhau”[13,297]. Hoặc nhận xét: “Một phương diện khác nữa tạo nên phong
cách dân gian cho thơ Nguyễn Khuyến là nhà thơ đưa trực tiếp vào thơ mình
vốn tục ngữ, ca dao của dân gian”[13,300]. Ở đây tác giả đã chỉ ra những yếu
tố dân gian in đậm trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến và phát hiện ra sự kế thừa

và sáng tạo độc đáo riêng của nhà thơ trong quá trình tiếp thu và phát triển các
yếu tố dân gian.
Trong Thi hào Nguyễn Khuyến, đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi với bài Sự
đa dạng và thống nhất trên quá trình chuyển động của một phong cách và
dấu hiệu chuyển mình của tư duy thơ dân tộc đã khẳng định: “Nguyễn Khuyến
lại đưa ngôn ngữ thông tục vào thơ với tất cả vẻ đẹp thanh tao, trang nhã với
3

những cảm xúc không căng mà dịu, nhưng dịu mà thấm vào người đọc rất
sâu”[1,36]. Nhận xét này của nhà nghiên cứu góp phần thừa nhận nghệ thuật
trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến thấm đẫm chất dân gian. Điều này thể hiện ở
cách dùng từ, ở hệ thống ngôn ngữ thông tục mà ông vận dụng hết sức tự
nhiên và sáng tạo.
Nguyễn Phƣơng Chi trong bài viết: Ngòi bút tả thực đột xuất khẳng định:
“Ông có ý thức đưa lời ăn tiếng nói hằng ngày, đưa ca dao, tục ngữ vào thơ,
làm cho một số bài thơ trở nên gần gũi, có một sức sống mới”[13,325].
Nhƣ vậy, việc tìm hiểu đề tài yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn
Khuyến chắc chắn không phải là một vấn đề mới mà là vấn đề đã đƣợc các
nhà nghiên cứu quan tâm, bàn đến. Tuy nhiên nhìn một cách khái quát thì
ngƣời viết nhận thấy các công trình nghiên cứu các bài viết mới chỉ dừng lại ở
việc tìm hiểu một vài khía cạnh nào đó của vấn đề hay chỉ dừng lại ở việc lấy
một bài thơ hay một vài bài thơ làm đối tƣợng…Chƣa có ai bàn đến một cách
tập trung. Trên cơ sở kế thừa những ngƣời đi trƣớc chúng tôi đi vào tìm hiểu
đề “Yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến”. Hy vọng kết quả
nghiên cứu của chúng tôi sẽ góp phần làm cho độc giả rõ hơn về tác giả
Nguyễn Khuyến và đặc sắc nghệ thuật trong thơ ông.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi hƣớng tới những mục đích sau:
- Thấy đƣợc yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến
- Sự kế thừa và phát triển của Nguyễn Khuyến ở nghệ thuật trong thơ chữ

Nôm của ông đối với quá trình phát triển Văn học dân tộc từ đó phục vụ cho
việc giảng dạy.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhƣ tên đề tài đã xác định khóa luận tập trung tìm hiểu yếu tố dân gian
trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến, chính vì thế đối tƣợng nghiên cứu sẽ là thơ
4

chữ Nôm của ông đƣợc tác giả Xuân Diệu giới thiệu trong cuốn “Thơ văn
Nguyễn Khuyến” Nxb Văn học, Hà Nội, năm 1971.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu theo các phạm vi sau:
- Yếu tố dân gian qua đề tài
- Yếu tố dân gian qua hình tƣợng nghệ thuật
- Yếu tố dân gian qua ngôn ngữ nghệ thuật
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu
sau:
- Phƣơng pháp thống kê, phân loại
- Phƣơng pháp phân tích, bình giảng
- Phƣơng pháp so sánh
Trong quá trình nghiên cứu ngƣời viết không tuyệt đối hóa phƣơng pháp
nghiên cứu nào, lúc cần có thể sử dụng tổng hợp tất cả các phƣơng pháp.
6. Cấu trúc khóa luận
Mở đầu
Nội dung
Chƣơng 1: Những vấn đề chung
Chƣơng 2. Yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến
Kết luận
Tài liệu tham khảo



5

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Tác giả và tác phẩm
1.1.1. Tác giả
1.1.1.1.Bối cảnh lịch sử
Năm 1858 thực dân Pháp lấy cớ triều đình Nguyễn ngăn cản việc
thông thƣơng và giết giáo sĩ, ngày 1 tháng 8 chúng đã nổ súng vào cửa biển
Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lƣợc chính thức ở nƣớc ta. Từ giai đoạn này nƣớc
ta đã xảy ra rất nhiều biến cố lịch sử đƣợc đánh dấu bằng các sự kiện thực dân
Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam Kì rồi Bắc Kì và Trung Kì, đánh dấu các sự
kiện đó bằng các hiệp ƣớc mà triều đình Nguyễn đã kí với thực dân Pháp.
Trƣớc sự xâm lƣợc của thực dân Pháp, cả dân tộc ta với tinh thần yêu nƣớc đã
tiến hành một cuộc chiến đấu quyết liệt chống lại kẻ thù và cuộc chiến đấu
chống thực dân Pháp nửa cuối thế kỉ XIX là những trang rực rỡ về lòng yêu
nƣớc của nhân dân ta. Trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp giai đoạn
nửa cuối thế kỉ XIX giai cấp phong kiến lúc đầu còn chống đối một phần nào
nhƣng dần dần về sau đã thỏa hiệp và từng bƣớc đầu hàng thực dân Pháp.
Trong triều bộ phận đầu não của nhà nƣớc phong kiến lúc đầu đã chia thành
hai phái, một phái với tƣ tƣởng chủ hòa và một phái với tƣ tƣởng chủ chiến.
Trong khi thực dân Pháp chƣa đánh chiếm Bắc Kì và Trung Kì thì giai
cấp phong kiến tăng cƣờng bóc lột nhân dân một cách thậm tệ. Nhiều cuộc
khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra. Lúc này triều đình đứng trƣớc hai mâu
thuẫn, một bên là với nhân dân, một bên là với thực dân Pháp và triều đình đã
quyết định thỏa hiệp với Pháp. Với điều này triều đình không còn vai trò
trong cuộc kháng chiến chống Pháp nữa. Nhƣng phải đến 1884 sự đầu hàng
của triều đình mới hoàn toàn đƣợc bộc lộ và từ đây triều đình thực sự là mục

tiêu đả kích của nhân dân bên. Tiếp sau đó là phong trào Cần Vƣơng do các sĩ
phu văn thân yêu nƣớc lãnh đạo đã nổ ra nhƣng sau đó nhanh chóng thất bại.
6

Đây là giai đoạn nhân dân ta phải trải qua những biến cố thăng trầm, bắt
đầu rơi vào sự thống trị của thực dân Pháp, nhân dân phải chịu đồng thời
nhiều tầng áp bức từ triều đình phong kiến và đế quốc thực dân. Bối cảnh lịch
sử này đã chi phối tới đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân
dân trong xã hội, tới mọi khía cạnh của đời sống ảnh hƣởng rõ rệt và trực tiếp
đến văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX.
Sự ra đời và phát triển trong điều kiện xã hội có những biến cố trọng đại
và sau lƣng là một truyền thống lâu đời về văn học và văn hóa dân tộc, văn
học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX có những nét đặc thù riêng và có đóng góp
nhất định cho lịch sử dân tộc. Trên quan điểm vận động của lịch sử, có thể nói
giai đoạn văn học nửa cuối thế kỉ XIX đã có những thành tựu đáng kể cho nền
văn học nƣớc nhà.
Văn học giai đoạn này nổi lên rất nhiều tên tuổi của những nhà thơ, nhà
văn có tinh thần yêu nƣớc. Nguyễn Khuyến là một trong những nhà văn, nhà
thơ tiêu biểu đó. Thông qua những tác phẩm của Nguyễn Khuyến chúng ta có
thể hiểu đƣợc phần nào đặc điểm của thơ văn dân tộc trong thời kì này.
1.1.1.2. Bản thân
Nguyễn Khuyến hồi nhỏ tên là Nguyễn Thắng, sinh năm Ất Mùi (1835)
tại thôn Văn Khê, làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Ông xuất thân từ một gia đình nhà Nho nghèo, hai bên nội ngoại đều có
truyền thống khoa bảng. Bên nội quê gốc ở Hà Tĩnh di cƣ ra Yên Đổ, cho đến
thời nhà thơ đã đƣợc năm trăm năm. Cụ bốn đời Nguyễn Khuyến là Nguyễn
Tông Mại, đỗ tiến sĩ, làm quan đến hiến sát sứ Thanh Hóa. Ông thân sinh nhà
thơ là Nguyễn Liễn, là một nhà Nho, đỗ ba khoa tú tài, chuyên nghề dạy học ở
sứ vƣờn Bùi.
Mẹ Nguyễn Khuyến là Trần Thị Thoan, quê làng Văn Khê, tục gọi là

làng Ngòi nay thuộc xã Yên Trung, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
7

Từ nhỏ Nguyễn Khuyến nổi tiếng hiếu học. Năm Nhâm Tí (1852) mới
17 tuổi Nguyễn Khuyến đã thi cùng khoa với cha, nhƣng bị hỏng, còn cha thi
lại một lần thứ ba, đỗ thêm cái tú tài.
Năm sau Nguyễn Khuyến lấy vợ, con một nhà nghèo, ngƣời họ Nguyễn
cùng làng. Đây chính là ngƣời vợ “tao khang” suốt đời của nhà thơ, tính nết
hiền hậu, suốt đời tần tảo làm ăn.
Sau khi ông thân sinh mất gia cảnh càng thêm nghèo túng, tuy vậy
Nguyễn Khuyến vẫn cố theo đuổi việc sách đèn. Có lúc ông đã nản đƣờng
khoa cử định chuyển nghề dạy học để kiếm sống và nuôi gia đình, thì đƣợc
ngƣời bạn là Vũ Văn Báo nhận chu cấp lƣơng ăn và khuyên đến cùng học với
cha mình là Tiến sĩ Vũ Văn Lý ở xã Vĩnh Trụ, huyện Nam Xang (Lí Nhân
ngày nay). Bà mẹ ông cũng ân cần, nghiêm khắc khuyên con chớ thoái chí.
Do vậy khoa thi 1864 ông mới đỗ cử nhân đầu trƣờng Hà Nội. Tiếp theo ông
thi Hội các khoa 1865, 1868 đều bị trƣợt. Ông ở lại Huế, vào học Quốc Tử
Giám, khoa năm 1869 lại trƣợt. Cho đến khoa năm 1871 mới liên tiếp đỗ đầu
thi Hội, thi Đình, khi ông đã 37 tuổi. Dƣới triều Nguyễn, cho đến lúc đó mới
chỉ có hai ngƣời đỗ tam Nguyên (đỗ đầu cả 3 kì thi), thì Nguyễn Khuyến là
một. Nhƣng khác với Trần Bích San (quê ở Vị Xuyên, Nam Định), ông phải
lận đận gần 30 năm trời đèn sách, với chín khóa lều chõng đó là một cố gắng
phi thƣờng.
Sau khi thi đỗ ông đƣợc bổ làm Sử quan trong triều, năm 1873 ra làm
đốc học Thanh Hóa, rồi thăng nhanh lên Án sát tỉnh. Năm 1876, ông làm biện
lí Bộ Hộ. Năm 1877 lại ra làm quan ngoài, giữ chức Bố chánh Quảng Ngãi.
Rồi làm Toản tu ở Sử quán, từ 1879 đến 1883, vẫn sống trong cảnh thanh bần,
lại thêm đau yếu đã có tâm trạng chán ngán cảnh quan trƣờng.
Năm 1883, quân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai. Rồi Tự Đức chết,
triều Nguyễn phải kí hiệp ƣớc Harmand ngay 25 tháng 8 năm 1883. Nguyễn

Khuyến đã đƣợc cử làm phó sứ sang Mãn Thanh. Ông đã ra Bắc nhƣng
8

chuyến đi sứ ấy bị bãi. Ông lấy cớ đau yếu, xin tạm về quê dƣỡng bệnh.
Trung tuần tháng 12 năm 1883, triều Nguyễn cử ông làm tổng đốc Sơn Hƣng
Tuyên, song ông không chịu đến nhận chức, mà chính thức cáo quan về nghỉ
hƣu khi mới 50 tuổi.
Một phần tƣ thế kỉ về ở Yên Đổ này có ý nghĩa quyết định để nhà thơ trở
nên bất tử, khi ông tiếp tục sáng tác nhiều và hay hơn so với thời gian trƣớc
đó. Trong thời gian này Nguyễn Khuyến sống gần gũi với quần chúng, và do
vậy hiểu đƣợc những tâm tình, lo toan của những ngƣời xung quanh. Ông viết
nhiều về cuộc sống cũng nhƣ phong cảnh của làng quê Việt Nam.
Ông trút hơi thở cuối cùng vào ngày 5-2-1909 (tức 15 tháng Giêng năm
Kỉ Dậu), thọ 75 tuổi.
1.1.2. Tác phẩm
Nguyễn Khuyễn để lại cho văn học nƣớc nhà một khối lƣợng thơ ca đồ
sộ và vô cùng quý giá. Ông sáng tác khá nhiều thơ văn bằng chữ Hán và chữ
Nôm. Nhƣng căn cứ vào số còn lƣu lại thì phần lớn thơ văn của ông vẫn bằng
chữ Hán. Sáng tác của Nguyễn Khuyễn hầu hết đƣợc làm sau lúc từ quan,
hiện còn khoảng hơn 400 bài gồm cả thơ, văn, câu đối bằng chữ Hán và chữ
Nôm, có bài ông viết bằng chữ Hán rồi tự dịch ra chữ Nôm, cả hai đều rất
điêu luyện. Sáng tác của ông chủ yếu xoay quanh 3 nội dung:
Bộc bạch tâm sự của mình
Viết về con ngƣời và cảnh vật và cuộc sống ở quê hƣơng - một vùng
đồng chiêm nghèo ở Bắc Bộ
Chế giễu, đả kích những kẻ tham lam, ích kỉ, tùy thời, cơ hội lúc bấy giờ.
Toàn bộ thơ văn của ông Hán cũng nhƣ Nôm biểu hiện rất rõ cá tính,
cách điệu tâm hồn con ngƣời Nguyễn Khuyến, đặc biệt bộ phận chữ Hán phản
ánh một cách cụ thể hơn, chân thật hơn từng khía cạnh tâm sự, từng diễn biến
tƣ tƣởng và cả một số chi tiết về tiểu sử của nhà thơ. Nhƣng để làm nên tên

tuổi của ông thì đó là bộ phận thơ chữ Nôm, Nguyễn Khuyến làm quan tất cả
9

hơn 10 năm rồi từ quan về nhà, phần lớn cuộc đời của Nguyễn Khuyến là ở
thôn quê, quê ông là một đồng chiêm trũng nghèo. Nguyễn Khuyễn sống ở
quê và quan hệ thân tình với mọi ngƣời và ông viết nhiều về con ngƣời, về
thiên nhiên, cảnh vật ở nông thôn. Trƣớc Nguyễn Khuyến, trong văn chƣơng
Việt Nam thi thoảng có những tác phẩm viết về nông thôn, nhƣng hình ảnh
nông thôn còn mờ nhạt. Có thể nói, với Nguyễn Khuyến lần đầu tiên nông
thôn Việt Nam mới đi vào văn học.
Thơ Nôm của Nguyễn Khuyến luôn để lại cho chúng ta ấn tƣợng chung
là lành và trong sáng. Ví nhƣ ba bài thơ nói về mùa Thu của Nguyễn Khuyến,
ba bài thơ này mang đƣợc hồn của cảnh vật mùa thu, cái thanh, cái trong, cái
nhẹ, cái cao, cái thần của mùa thu. Bài thơ hay là do thi sĩ có tài. Nhƣng thêm
một điều kiện nữa là nhà thơ ấy phải gắn bó, thâm nhập hòa tâm hồn mình
một cách sâu sắc, thấm thía với đất nƣớc Việt Nam. Khi sinh ra ông đã sống
giữa làng mạc, ruộng đồng.
Một mảng sáng tác trong thơ Nguyễn Khuyến cũng rất có giá trị là mảng
thơ trào phúng, đả kích. Nguyễn Khuyến thấy khá rõ cái xấu của xã hội đƣơng
thời là một nhà Nho đã từng làm quan, ông chú ý trƣớc hết đến cái xấu của
đám nho sĩ, của bọn quan lại đi thi.
Thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến ngoài chú ý đến cái xấu của xã hội
để đả kích, ông còn dành một số bài để chế giễu cái bất lực, cái bạc nhƣợc của
bản thân mình, trong những bài thơ này cái cƣời của ông thƣờng trở nên chua
chát, tội nghiệp.
1.2. Sơ lƣợc yếu tố dân gian trong văn học trung đại
1.2.1. Thế kỉ X – XIV
Trong tiến trình lịch sử văn học luôn diễn ra quá trình nối tiếp, kế thừa
và phát triển những thành tựu giữa các nền văn học, các giai đoạn các trào lƣu
văn học với nhau. Thậm chí kế thừa, tiếp nối và cách tân đó còn thể hiện

trong từng thời gian, trong một trào lƣu hay một dòng văn học. Có thể khẳng
10

định rằng quy luật của kế thừa và cách tân là quy luật sinh thành và phát triển
của bất cứ dòng văn học nào.
Trong quá trình phát triển, văn học trung đại Việt Nam chịu sự chi phối
rất đậm nét của văn học dân gian. Văn học dân gian là cội nguồn gần gũi trực
tiếp nhất ảnh hƣởng đến văn học trung đại. Văn học dân gian và văn học trung
đại tuy là hai bộ phận văn học có phƣơng thức sáng tác khác nhau nhƣng lại
có quan hệ gắn bó rất mật thiết. Giới nghiên cứu văn học khi tìm hiểu về mối
quan hệ này tuy có nhiều ý kiến bàn cãi nhƣng họ đều thừa nhận giữa văn học
dân gian và văn học trung đại có ảnh hƣởng qua lại. Các giáo trình, chuyên
luận nhƣ “Giáo trình văn học dân gian Việt Nam” của Giáo sƣ Đinh Gia
Khánh (chủ biên), chuyên luận “Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt
Nam” của Cao Huy Đỉnh,…viết về mối quan hệ này rất rõ ràng, cụ thể. Ngoài
các giáo trình, chuyên luận trên thì còn có khoảng gần 30 bài nghiên cứu đăng
tải trên các tạp chí văn sử địa, tạp chí nghiên cứu văn học từ trƣớc Cách mạng
tháng Tám đến nay đều tập trung vào vấn đề này. Với một số lƣợng khá lớn
các công trình, các bài nghiên cứu đã chứng tỏ việc tìm hiểu mối quan hệ giữa
văn học dân gian và văn học viết trung đại là một vấn đề có tầm vĩ mô của
lịch sử văn học nƣớc nhà.
Từ thế kỷ thứ XIV trở về trƣớc, sự ảnh hƣởng của văn học dân gian đối
với văn học trung đại chủ yếu mới chỉ là việc ghi chép truyện dân gian để
hình thành thể loại tự sự đầu tiên bằng chữ Hán: “Lĩnh Nam chích quái”,
“Việt điện u linh”. Trong tiến trình văn học Việt Nam, tri thức về cội nguồn
dân tộc đã trở thành nhƣ máu thịt trong ta, nhƣ khí trời ta hít thở. Những biểu
tƣợng Hồng Bàng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Bọc trăm trứng, Mười tám đời các
vua Hùng…đã trở thành vốn văn hóa hiển nhiên của nhiều thế hệ nhân dân
nƣớc Việt. Tất cả những điều đó có trong một tác phẩm cội nguồn của văn
chƣơng: Lĩnh Nam chích quái. Toàn bộ tập truyện thấm nhuần một tinh thần

nhân đạo chủ nghĩa của văn hoc dân gian. Đó là những câu chuyện dân gian
11

đƣợc ghi chép lại, có truyện gắn với nguồn gốc dân tộc Việt nhƣ Truyện họ
Hồng Bàng, Truyện Ngư Tinh, Truyện Hồ Tinh, Truyện Mộc Tinh…Hoặc có
liên quan đến những phong tục tập quán lâu đời của dân tộc Việt nhƣ Truyện
bánh chưng, Truyện trầu cau…Hoặc có liên quan với những di tích văn hóa
cổ đại của dân tộc Việt nhƣ Truyện rùa vàng, Truyện hai thần Long Nhãn và
Như Nguyệt…Lĩnh Nam chích quái là tác phẩm văn xuôi có thể coi là mở màn
cho thể loại văn xuôi của văn học trung đại. Có vị thế mở đầu cho sự phát
triển của văn xuôi tự sự trung đại từ cội nguồn tự sự dân gian.
Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy văn học dân gian có ảnh hƣởng đến văn
học trung đại Việt Nam. Ở thế kỉ X-XIV sự ảnh hƣởng này mới chỉ ở mức độ
nhẹ, chỉ xuất hiện trong văn xuôi trung đại là các tác phẩm sƣu tập truyện dân
gian. Tuy vậy văn học dân gian cũng góp phần hình thành nên văn học thành
viết ở giai đoạn này. Nó là nguồn cảm hứng cho văn học viết phát triển ngày
càng mạnh ở các thời kì sau này.
1.2.2. Thế kỉ XV-XVII
Giai đoạn tiếp theo ảnh hƣởng của văn học dân gian đến văn học trung
đại ngày càng rõ hơn nữa. Các sáng tác dân gian phát triển cao độ với nhiều
thể loại mới, nhiều phong cách mới và thấm vào toàn bộ sinh hoạt tinh thần
của dân tộc. Một nền văn học viết bằng chữ Nôm, sản phẩm tất yếu của một
quá trình Việt hóa Hán tự, vừa có tính chất dân tộc, vừa có tính chất nhân dân
đang đƣợc xác lập trên cơ sở văn học dân gian, và có ảnh hƣởng trở lại ngày
càng nhiều đến nguồn văn học dân gian ấy.
Nhân dân bao gồm nhiều thành phần mới đã phát triển các sáng tác dân
gian, từ đây sản sinh ra dòng văn học bình dân và tạo ra những luồng giao lƣu
văn hóa rộng rãi, nhờ vậy một nguồn văn hóa bình dân bao gồm cả hai
phƣơng thức truyền miệng và ghi chép bằng chữ Nôm hình thành.
Từ thế XV đến thế kỷ XVII cùng với sự phát triển chữ Nôm thì sự ảnh

hƣởng của văn học dân gian đối với văn học trung đại bƣớc đầu có những
12

biểu hiện mới. Tục ngữ, ca dao đƣợc đƣa vào sáng tác thơ Nôm của Nguyễn
Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Trãi là nhà thơ đầu tiên có ý thức vận
dụng tục ngữ, thành ngữ, ca dao vào trong các sáng tác thơ Nôm của mình.
Chẳng hạn nhƣ câu thơ:
Ngọc vàng nào có tơ vết
Vàng thật âu chỉ lửa thêu
(Tự thuật – bài 5)

Là sự vận dụng ý thơ từ câu ca dao:
Thật vàng chẳng phải thau đâu
Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng
Không chỉ vận dụng thành công ca dao, Nguyễn Trãi còn sử dụng rất
nhiều tục ngữ vào thơ, chẳng hạn:
Ở bầu thì dáng ắt nên tròn,
Xấu tốt đều thì lắp khuôn.
Lân cận nhà giàu no bữa cốm,
Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn.
Chơi cùng đứa dại nên bầy dại,
Kết với ngƣời khôn học nết khôn.
Ở đằng thấp thì nên đằng thấp,
Đen gần mực đỏ gần son.
(Bảo kính cảnh giới – bài 21)
Bài thơ này, Nguyễn Trãi đã vận dụng sáng tạo một loạt các câu tục ngữ:
- Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
- Ở gần kẻ trộm ốm lƣng chịu đòn.
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Nguyễn Trãi còn tiếp thu từ dân gian cách miêu tả, những hình ảnh hết

sức bình dị, mộc mạc: Ao rau muống, rãnh mồng tơi, bè núc nác. Ông viết:
13

Tả lòng thanh vị núc nác,
Vun đất ải luống mồng tơi
(Ngôn chí – số 9)
Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm thì hay dùng lối nói ẩn dụ, lối nói hình ảnh
của dân gian vào trong thơ mình làm cho câu thơ dễ hiểu, sinh động, gần với
lời ăn tiếng nói của nhân dân:
- Mâm thịt mỡ bùi ruồi muỗi đến
Bát bồ hòn đắng kiến bò chi.
(Thói đời li)
- Tóc đã thƣa răng đã mòn
Việc nhà đã phó mặc dâu con
(Chín mƣơi – bài 29)
- Giàu ba bữa khó hai niêu
Vô sự là hơn hết mọi điều
(Vô đề - 42)
Bên cạnh những sáng tác thơ ca mang hình thức văn học dân gian thì
trong bộ phận văn xuôi giai đoạn này cũng ảnh hƣởng rất rõ từ văn học dân
gian. Từ sƣu tầm, ghi chép truyện dân gian ở thế kỉ X-XIV, đến thế kỉ XV-
XVII, một số tác giả tiêu biểu là Lê Thánh Tông với tác phẩm Thánh Tông di
thảo, Nguyễn Dữ với tác phẩm Truyền kì mạn lục đã vƣơn tới việc dựa vào
những mô típ dân gian mà tạo ra những câu chuyện mới, mang ý nghĩa thời sự
- xã hội. Chẳng hạn từ mô típ “ngƣời lấy vợ (hoặc chồng) kì dị”, Lê Thánh
Tông và Nguyễn Dữ đã tạo dựng ra hàng loạt câu chuyện mang ý nghĩa xã hội
khác nhau, nhƣ truyện Chồng dê, Tinh chuột, Duyên lạ xứ Hoa, Chuyện lạ
nhà thuyền chài, Từ Thức lấy vợ tiên, Cây gạo, Yêu quái Xương Giang, Cuộc
kì ngộ ở trại Tây, Cuộc đối tụng ở Long cung…Đó là quá trình văn học hóa
truyện dân gian, chuyển từ sáng tác dân gian sang sáng tác văn học viết.

14

Sự ảnh hƣởng của văn học dân gian đến văn học trung đại ở chặng này
chủ yếu mới là việc tiếp thu chất liệu mà chƣa chú ý nhiều đến việc vận dụng
các hình thức biểu hiện phù hợp.
1.2.3. Thế kỉ XVIII-XIX
Giai đoạn này sự tác động của văn học dân gian với văn học trung đại
mới đạt đến đỉnh cao toàn diện, sâu sắc cả về nội dung và hình thức biểu hiện.
Đại thi hào Nguyễn Du đã vận dụng rất nhiều yếu tố văn học dân gian
làm phong phú hơn cho sáng tác của mình. Trong những tác phẩm đầu tiên
viết bằng chữ Nôm nhƣ: “Thác lời trai phường nón Tiên Điền gửi hai cô gái
phƣờng vải Trƣờng Lƣu” và “Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu” nhà thơ đã
sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ của dân gian nhƣ: “chó treo mèo đậy”,
“quýt làm cam chịu”, “chó cậy nhà gà cậy vườn”. Đến tác phẩm “Truyện
Kiều” thì sự tiếp thu thành ngữ, tục ngữ, ca dao đã đƣợc Nguyễn Du nâng lên
tầm cao mới. Ví dụ:
- Hạt mƣa sá nghĩ phận hèn,
Đến điều sống đục sao bằng thác trong.
-Sợ gì ong bƣớm giãi đằng,
Liều đêm tấc cỏ quyết đền ba xuân.
Những câu thơ trên đƣợc Nguyễn Du vận dụng ý thơ từ các câu ca dao
sau:
-Thân em nhƣ hạt mƣa sa
Hạt vào đài các, hạt sa ruộng lầy
- Cá buồn cá lội tung tăng
Em buồn em biết giãi đằng cùng ai
Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du còn vận dụng rất tài tình linh hoạt
những câu tục ngữ, thành ngữ nhƣ: “trong giá trắng ngần”, “rút dây động
rừng”, “thăm ván bán thuyền”, “tiếng lành đồn xa”, “máu chảy ruột mềm”,
“kiến bò miệng chén”, “kẻ cắp mà gặp bà già”(tục ngữ), “giết người không

15

dao”, “ngứa ghẻ hờn ghen”, “tai vách mạch rừng”…(thành ngữ). Vốn văn
học dân gian đƣợc Nguyễn Du đƣa vào “Truyện Kiều” vô cùng phong phú và
có ý nghĩa rất lớn trong việc chuyển tải nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm.
Hay trong sáng tác của Hồ Xuân Hƣơng bà cũng có sự vận dụng những
chất liệu dân gian vào trong thơ Nôm nhƣ:
Thân em nhƣ quả mít trên cây
Vỏ nó xù xì múi nó dày
(Quả mít)
Ở đây chúng ta có thể thấy Hồ Xuân Hƣơng đã vận dụng phƣơng thức
so sánh là một trong những phƣơng thức thể hiện đặc thù của ca dao, chúng ta
bắt gặp nhiều câu ca dao có
Ví dụ:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,
Nhƣ đứng đống lửa nhƣ ngồi đống than.
Dù ai nói ngả nói nghiêng,
Lòng ta vẫn vững nhƣ kiềng ba chân.
Ngoài việc vận dụng phƣơng thức so sánh nhƣ trên Hồ Xuân Hƣơng
còn mƣợn ý ca dao để thể hiện thái độ của bản thân.
Cầm bằng làm mƣớn, mƣớn không công
(Lấy chồng chung)
Lấy ý từ câu ca dao:
Lấy chồng làm lẽ khổ thay
Đi cấy, đi cày, chị chẳng kể công
Yếu tố dân gian trong thơ Hồ Xuân Hƣơng không chỉ thể hiện ở mặt
ngôn ngữ mà còn thể hiện ở đề tài nhƣ đề tài về ngƣời phụ nữ, đề tài về nhà
chùa, đề tài về ngƣời có học hay đề tài phong tục, sinh hoạt dân gian.
16


Bà nói về ngƣời phụ nữ với niềm cảm thƣơng sâu sắc, cảm thƣơng cho
thân phận của những ngƣời chịu cảnh chồng chung, bà khái quát lại hình ảnh
của họ:
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lung
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mƣời họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
(Làm lẽ)
Hay về đề tài nhà chùa, Hồ Xuân Hƣơng thực sự căm gét sƣ sãi, bà viết
về sƣ sãi, nhà chùa nhƣ:
Nào nón tu lờ, nào mũ thâm
Đi đâu chẳng đội để ong châm
Đầu sƣ há phải gì bà cốt
Bá ngọ con ong bé cái nhầm
(Sƣ bị ong châm)
Hay trong thơ Tú Xƣơng cũng thấy đƣợc các yếu tố dân gian đƣợc thể
hiện rất rõ nhƣ:
Thuốc thang nghĩ lại chua mà đắng
Đƣờng mật xem ra ngọt hóa cay
(Một nén tâm hƣơng)
Bài thơ này tác giả đã mƣợn ý, mƣợn lời của những câu tục ngữ:
-Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
- Mật ngọt chết ruồi
Chúng ta có thể thấy rằng giai đoạn này có rất nhiều nhà thơ trong sáng
tác đã có sự vận dụng các yếu tố dân gian vào trong thơ.
Tìm hiểu về con đƣờng vận động từ văn học dân gian đến văn học
trung đại Việt Nam, chúng ta thấy đƣợc mối quan hệ gắn bó hữu cơ, có tính
tất yếu khách quan của văn học dân gian và văn học trung đại. Văn học dân
17


gian tựa nhƣ một dòng chảy trong lành, tƣơi mát nuôi dƣỡng cho nền văn học
viết và trong quá trình tích luỹ, văn học viết tuyệt nhiên không đứng ở vị trí
học trò trong quan hệ với folklore. Vay mƣợn folklore những phƣơng tiện
diễn tả khác nhau, văn học viết không chỉ chuyển ngay chúng vào bình diện
sáng tác cá nhân mà bằng chính cách đó sáng tạo một truyền thống đích thực
văn học.





18

CHƢƠNG 2: YẾU TỐ DÂN GIAN
TRONG THƠ NÔM NGUYỄN KHUYẾN
2.1. Thống kê, phân loại
Với đề tài này ngƣời viết khảo sát thơ Nôm của Nguyễn Khuyến trong
cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến Xuân Diệu giới thiệu, Nxb Văn học, Hà Nội,
năm 1971 với 87 bài thơ. Qua khảo sát tôi thấy yếu tố dân gian trong thơ Nôm
Nguyễn Khuyến đƣợc thể hiện thông qua các yếu tố sau:

Tổng số
bài thơ
Yếu tố dân gian thể
hiện qua đề tài
Yếu tố dân gian thể
hiện qua hình tƣợng
nghệ thuật
Yếu tố dân gian thể
hiện qua ngôn ngữ

87

Số bài

Tỉ lệ %

Số bài

Tỉ lệ %
Ngôn ngữ
văn học
dân gian
Ngôn ngữ
đời sống

37/87

42,5%

32/87

36,78%

32 câu

225 từ

Qua khảo sát chúng ta có thể thấy trong thơ của Nguyễn Khuyến có sự
ảnh hƣởng của các yếu tố văn học dân gian rất rõ, thông qua đề tài cũng có
thể thấy các đề tài trong thơ Nguyễn Khuyến là những đề tài về phong cảnh

thiên nhiên thôn quê, về cuộc sống sinh hoạt của ngƣời dân quê. Không chỉ có
đề tài mà tính dân gian còn đƣợc thể hiện ở ngôn ngữ nghệ thuật và hình
tƣợng nghệ thuật. Chúng ta đi vào phân tích từng yếu tố để thấy một cách cụ
thể hơn về chất dân gian trong thơ Nôm của vị Tam nguyên Yên Đổ.
19

2.2. Sự thể hiện yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến
2.2.1. Yếu tố dân gian qua đề tài
2.2.1.1. Phong cảnh thiên nhiên
Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm.
Trong thơ Nôm của ông chúng ta có thể thấy có sự tham gia của các yếu tố
dân gian làm cho thơ Nôm của ông trở nên chân thực, sinh động. Yếu tố dân
gian thể hiện trƣớc nhất là qua đề tài về phong cảnh thiên nhiên.
Nếu nhƣ các nhà thơ xƣa thƣờng tìm cảm hứng trong cảnh vật Trung
Hoa, nhƣ sông Xích Bích, hồ Động Đình, bến Tầm Dƣơng, sông Tiêu Tƣơng,
bến Phong Kiều…Thì trong các thi phẩm của Nguyễn Khuyến tuyệt nhiên
không thấy có các cảnh Trung Hoa, hay các cảnh xây dựng theo tƣởng tƣợng,
mà là những cảnh thƣờng ngày quen thuộc của nông thôn Việt Nam. Trong
các bài thơ Nôm vịnh thu phải kể đến 3 bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, ba
bài thơ mang đƣợc nét đặc sắc của khung cảnh nông thôn Việt Nam. Đƣợc
nhớ, thuộc và truyền tụng, vì là ba bài thơ hay và điển hình nhất cho mùa thu
của Việt Nam, ở miền Bắc nƣớc ta, chứ không ở nƣớc nào khác. Tiêu biểu
hơn cả là bài thơ : Thu điếu
Ao thu lạnh lẽo nƣớc trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trƣớc gió khẽ đƣa vèo
Tầng mây lơ lủng trời xanh biếc
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng đƣợc

Cá đâu đớp động dƣới chân bèo.
Đọc lên nhƣ thấy trƣớc mắt làng cảnh ao chuông nông thôn đồng
bằng Bắc Bộ trong tiết mùa thu, có thật, rất sống chứ không theo ƣớc lệ nhƣ ở
trong văn chƣơng, sách vở.
20

Thu điếu là mùa thu đi câu, sau cảnh sóng gợn, lá vàng bay theo gió
của mùa thu, thì tâm tình của nhà thơ đã lơ lửng gửi vào các tầng mây, đã cảm
thấy vắng teo qua ngõ trúc, để quay trở về mà than rằng “ôm cần lâu chẳng
đƣợc” .
Thu ẩm là mùa thu uống rƣợu, sau cảnh khói nhạt trên giậu, bóng trăng
loe trên ao của mùa thu, thì tâm tình nhà thơ vấn vƣơng theo các câu hỏi “trời,
ai nhuộm mà xanh ngắt?”, “mắt, ai vầy mà đỏ hoe” để quay trở về mà than
rằng “ bình thƣờng giỏi uống rƣợu mà sao nay vài chén đã say nhè”.
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm khuya đóm lập lòe
Lƣng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe
Rƣợu tiếng rằng hay hay chẳng mấy
Độ năm ba chén đã say nhè
Thu vịnh đó là hình ảnh trời thu, nƣớc thu, trăng thu, hoa thu. Là cảm
hứng trƣớc mùa thu mà làm thơ. Sau cảnh khói phủ trên nƣớc biếc trăng
xuyên qua cửa sổ qua đêm thu, thì tâm tình nhà thơ dẫn khởi theo “hoa năm
ngoái” , “ngỗng nƣớc nào” để rồi quay trở về mà rằng “toan làm thơ mà thẹn
với Đào Tiềm” một thi hào xƣa chán cảnh luồn cúi quan trƣờng đã từ chức lui
về ở ẩn.
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu

Nƣớc biếc trông chừng nhƣ khói phủ
Song thƣa để mặc bóng trăng vào
Mấy chùm trƣớc giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nƣớc nào?

×