Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết cái trống thiếc của gunter grass

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.7 KB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**************


VŨ THỊ DUNG


THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CÁI TRỐNG THIẾC
CỦA GUNTER GRASS

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS PHÙNG GIA THẾ



HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã nhận được sự quan tâm, tạo
điều kiện, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo, người thân, bạn bè.
Trong quá trình nghiên cứu và triển khai thực hiện đề tài của mình, tôi
đã nhận được sự định hướng, hướng dẫn nhiệt tình, nghiêm túc của TS Phùng
Gia Thế.
Vì lẽ đó, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm, giúp
đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện khóa luận của mình. Đặc biệt,


tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo Phùng Gia Thế, người đã
tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này, mở ra cho tôi những vấn đề
khoa học lý thú và hướng tôi vào lĩnh vực nghiên cứu thiết thực và bổ ích!
Tôi xin trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2014
Tác giả khóa luận


Vũ Thị Dung









LỜI CAM ĐOAN

Người viết khóa luận xin cam đoan:
1. Khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của giáo viên hướng dẫn.
2. Khóa luận không sao chép của ai, không trùng lặp đề tài.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của mình !

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2014
Tác giả khóa luận



Vũ Thị Dung















MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
6. Phương pháp nghiên cứu 3
7. Đóng góp của khóa luận 3
8. Bố cục của khóa luận 4
NỘI DUNG 5

Chƣơng 1. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 5
1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật 5
1.1.1. Khái niệm nhân vật 5
1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật 6
1.2. Nhân vật trong Cái trống thiếc- Một thế giới phong phú, đa dạng 7
1.2.1. Nhân vật kỳ ảo 7
1.2.2. Nhân vật bi kịch 12
1.2.3. Nhân vật nắm giữ lòng tin 17
1.2.4. Nhân vật đám đông 19
Chƣơng 2. Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái
trống thiếc 22
2.1. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 22
2.1.1 Khái niệm không gian nghệ thuật 23
2.1.2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 25
2.1.2.1. Không gian hiện thực 26
2.1.2.2. Không gian kỳ ảo 31
2.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 33
2.2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật 33
2.2.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 36
2.2.2.1. Thời gian hiện thực 36
2.2.2.2. Thời gian kỳ ảo 38
Chƣơng 3. Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết
Cái trống thiếc 41
3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 41
3.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật 41
3.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 42
3.2. Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 45
3.2.1. Khái niệm giọng điệu nghệ thuật 45
3.2.2. Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 47
3.2.2.1. Giọng giễu nhại, hài hước 48

3.2.2.2. Giọng cảm thương, xót xa 51
3.2.2.3. Giọng bàn luận, triết lý 53
3.2.2.4. Giọng suồng sã, tự nhiên 55
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể toàn vẹn sinh động được tạo
nên bởi những nguyên tắc tư tưởng và chịu sự tác động, chi phối của quan
niệm nghệ thuật của nhà văn là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, thế giới nghệ
thuật có cấu trúc và quy luật nội tại riêng, mang đậm dấu ấn phong cách và cá
tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Nhà văn sáng tạo tác phẩm xét đến cùng là tái
tạo lại thế giới hiện thực một cách nghệ thuật, đặt nó trong một mô hình
không gian thời gian nghệ thuật riêng và một hình thức ngôn ngữ tương ứng.
Cho nên, có thể nói thế giới nghệ thuật bộc lộ cái nhìn trong đó chứa đựng
toàn bộ nhân sinh quan của nhà văn về cuộc sống con người.
Tìm hiểu thế giới nghệ thuật, vì thế, một mặt giúp chúng ta nhận diện
được phong cách nhà văn, mặt khác, con đường đi vào khám phá những giá
trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học cũng có thể được mở ra từ hướng tiếp cận
này.
1.2. Gunter Grass là một trong những nhà tiểu thuyết xuất sắc của nền
văn học Đức. Với khuynh hướng dân chủ, đấu tranh khắc phục những hậu quả
do chiến tranh phát xít để lại, ông phát ngôn cho một thế hệ bị bầm dập ê chề
đến mất phẩm giá bởi chủ nghĩa quốc xã. Gunter Grass biết rất rõ những chấn
thương tinh thần cùng những di hại bệnh ly - xã hội, không tiệt nọc với sự cáo
chung của chủ nghĩa quốc xã.
Với tinh thần đó, ông đã viết nên nhiều kiệt tác và được độc giả trong

và ngoài nước biết đến như một nhà ngụ ngôn quái kiệt của thế kỉ XX. Đặc
biệt, năm 1999, Gunter Grass được Viện Hàn Lâm Thụy Điển trao tặng giải
thưởng Nobel với tiểu thuyết Cái trống thiếc.
1.3. Cái trống thiếc là cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Đức gốc Ba
Lan Gunter Grass, xuất bản năm 1959. Một năm sau khi ra đời, cuốn tiểu
2

thuyết được tặng Giải thưởng Phê bình Đức. Năm 1962, đoạt Giải sách nước
ngoài hay nhất ở Pháp. Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, là
cuốn sách chủ chốt góp phần đưa tác giả của nó tới Giải thưởng Nobel văn
học danh giá. Đặc biệt, tác phẩm đã được chuyển thể thành kịch bản phim và
đạt nhiều giải thưởng lớn của điện ảnh Đức và thế giới.
Với những thành công đáng kể như vậy, tiểu thuyết Cái trống thiếc đã
được giới phê bình văn học và bạn đọc quan tâm chú ý. Nhiều nhà phê bình
đã đánh giá sự xuất hiện của Cái trống thiếc như một lần khai sinh thứ hai cho
nền tiểu thuyết Đức thế kỉ XX.
Ngoài ra, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có một số bài viết của các
nhà văn, nhà nghiên cứu đề cập đến tác phẩm, nhìn chung, những công trình
này chỉ mang tính chất giới thiệu, chưa có công trình chuyên biệt nào đi sâu
nghiên cứu hoàn chỉnh về thế giới nghệ thuật của cuốn sách thú vị và hấp dẫn này.
Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài : Thế giới nghệ thuật trong
tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về Cái trống thiếc cũng như tác
giả Gunter Grass chỉ mang tính chất giới thiệu. Theo khảo sát của chúng tôi,
hiện nay mới chỉ có một số ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm
này. Tiêu biểu trong số đó là: Luận văn thạc sĩ của với đề tài “Huyền thoại
trong Cái trống thiếc của Gunter Grass” của tác giả Nguyễn Thị Huyền
Trang (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2012).
Luận văn này tập trung phân tích các yếu tố huyền thoại trong tiểu

thuyết Cái trống thiếc như: biểu tượng, mô típ, huyền thoại hóa trong xây
dựng nhân vật. Ngoài ra, luận văn còn nghiên cứu một số đặc điểm của thi pháp
huyền thoại hóa như: sự lặp lại, không gian độc thoại nội tâm, kỹ thuật dòng ý
thức, những ẩn dụ và chất hài hước đen trong tiểu thuyết Cái trống thiếc.
3

Bên cạnh công trình nghiên cứu trên, bạn đọc có thể biết đến tiểu thuyết
Cái trống thiếc thông qua phần giới thiệu của dịch giả Dương Tường ngay ở
lời tựa của tác phẩm.
3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận vận dụng những kiến thức lí luận về thế giới nghệ thuật,
tiếp cận, khám phá thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của
Gunter Grass trên một số phương diện nổi bật. Qua đó, khẳng định tài năng và
những đóng góp của Gunter Grass trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Đức thế
kỉ XX.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lí thuyết thi pháp học về thế giới nghệ thuật, khoá luận
sẽ tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống những biểu hiện đặc sắc trong
thế giới nghệ thuật trong Cái trống thiếc của Gunter Grass.
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái
trống thiếc.
5.2. Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Cái trống thiếc - NXB Hội nhà
văn, Hà Nội, 2002 (có so sánh với một số tác phẩm của các nhà văn khác).
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khóa luận, chúng tôi phối hợp sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu văn học chính sau:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp loại hình

7. Đóng góp của khoá luận
- Làm rõ những đặc sắc trong thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái
trống thiếc.
4

- Khẳng định tài năng, vị trí và những đóng góp của Gunter Grass
trong nền văn học Đức thế kỉ XX, đồng thời, giúp người đọc có những kiến
giải sâu hơn về tiểu thuyết Cái trống thiếc của ông.
8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc
Chương 2. Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái
trống thiếc
Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái
trống thiếc.


















5

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CÁI TRỐNG THIẾC

1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật
1.1.1. Khái niệm nhân vật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, nhân vật văn học là: “Con người cụ
thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên
riêng (Tấm Cám, chị Dậu, anh Pha) [ ] có khi được sử dụng như một ẩn dụ,
không chỉ con người cụ thể nào cả. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật
đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người có thật trong cuộc sống.
Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con
người” [8, tr.202].
Trong cuốn Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên, nhân vật văn
học được xác định là: “một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không
phải là sự sao chụp đầy đủ một chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự
thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, đặc điểm, tính
cách và cần lưu ý thêm một điều: Thực ra khái niệm nhân vật thường được
quan niệm với một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, đó không chỉ là những con
người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện
thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là sự vật, loài vật khác ít nhiều
mang bóng dáng, tính cách con người” [6, tr.102].
Mỗi nhà văn, nhà nghiên cứu lí luận văn học đều có cách định nghĩa

khác nhau về nhân vật văn học, nhưng nhìn chung, ở họ vẫn có sự thống nhất
ở một số điểm như: Nhân vật văn học là một hiện tượng thẩm mĩ có tính ước
lệ, hiện ra trong tác phẩm vô cùng sinh động, phong phú và đa dạng. Có khi
đó là hình tượng con người, nhưng cũng có khi là cả nhân vật phi người như
nhân vật thần trong thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, hoặc là con vật trong
6

truyện ngụ ngôn, thậm chí là đồ vật như trong tiểu thuyết phương Tây hiện
đại Những dạng thức đặc biệt của nhân vật phụ thuộc rất nhiều vào quan
niệm thẩm mĩ, quan điểm tư tưởng cũng như thấm đẫm truyền thống văn hóa,
bối cảnh thời đại mà nhân vật được sản sinh ra. Nhân vật văn học là con đẻ
tinh thần của nhà văn, luôn gắn liền với nghệ sĩ sáng tạo ra nó. Và dù xuất
hiện trong tác phẩm dưới bất kì hình thức nào thì nhân vật cũng đều là
phương tiện giúp nhà văn thể hiện quan niệm thẩm mĩ về cuộc đời. Đồng thời,
nhân vật cũng là phương tiện giúp độc giả thâm nhập vào thế giới nghệ thuật
của nhà văn trong tác phẩm.
1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật
Thế giới là một khái niệm thuộc phạm trù triết học. Theo Từ điển triết
học, phạm trù này có thể hiểu:
Theo nghĩa rộng, đó là toàn bộ hiện thực khách quan (tồn tại ở bên
ngoài và độc lập với ý thức con người). “Thế giới là nguồn gốc của nhận
thức” [24, tr.1083].
Theo nghĩa hẹp, đó là khái niệm dùng để chỉ đối tượng của vũ trụ,
nghĩa là toàn bộ thế giới vật chất do thiên văn học nghiên cứu. Người ta đã
chia thế giới vật chất đó thành hai lĩnh vực không có ranh giới tuyệt đối: “thế
giới vĩ mô, thế giới vi mô” [24, tr.1083].
Như vậy, có thể nói, thế giới là phạm vi một vũ trụ rộng lớn tồn tại
xung quanh con người và tồn tại độc lập với ý thức con người.
Về cơ bản, trong nghiên cứu văn học, khái niệm thế giới nhân vật là
một phạm trù rất rộng. Thế giới nhân vật là một tổng thể những hệ thống nhân

vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư
tưởng tác giả. Thế giới ấy mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của
nhà văn, có tổ chức và sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ
sĩ. Nằm trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh
thần, là kết quả của trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện
7

trong tác phẩm văn học, trong sáng tác nghệ thuật. Đó là một mô hình nghệ
thuật có cấu trúc riêng, có qui luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người, tâm
lí, không gian, thời gian, gắn liền với một quan niệm nhất định về chúng của
tác giả. Thế giới nhân vật là sự cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn diện và sâu
sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối
quan hệ, môi trường hoạt động của họ, ý nghĩ, tư tưởng của nhân vật trong
cách đối nhân xử thế, trong giao lưu với xã hội, với gia đình Thế giới nhân
vật vì thế bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật. Con người trong văn
học vì thế vừa giống với con người ngoài đời sống thực tại, vừa có ý nghĩa
khái quát, tượng trưng.
Trong thế giới nhân vật, người ta có thể phân chia thành các kiểu loại
nhân vật nhỏ hơn (nhóm nhân vật) dựa vào căn cứ và tiêu chí nhất định.
Trong lịch sử văn học, mỗi tác gia văn học có thế giới nhân vật riêng, mỗi thể
loại văn học cũng có thế giới nhân vật với qui luật riêng của nó.
1.2. Nhân vật trong Cái trống thiếc – một thế giới phong phú, đa dạng
Ở mỗi trào lưu, mỗi giai đoạn, do sự chi phối của nhiều yếu tố, thế giới
nhân vật trong các sáng tác lại mang tính đặc thù thể hiện những quan niệm
khác nhau về cuộc đời và con người. Khảo sát tiểu thuyết Cái trống thiếc, căn
cứ vào tính lặp lại của các mô hình nhân vật, căn cứ vào cấp độ quan niệm
nghệ thuật về con người, có thể nhận thấy thế giới nhân vật được khu biệt
thành một số loại hình nhân vật cơ bản là: nhân vật kỳ ảo, nhân vật bi kịch,
nhân vật nắm giữ lòng tin, nhân vật đám đông.
1.2.1. Nhân vật kỳ ảo

Về phương diện lí thuyết, nhân vật kỳ ảo là loại nhân vật được xây
dựng bằng bút pháp hư ảo, có nhiều đặc điểm kỳ dị, dị hình.
Nhà tiểu thuyết Gunter Grass đã có ý thức tạo nên sự lạ hóa trong xây
dựng nhân vật, khước từ nguyên tắc xây dựng nhân vật phân tuyến của một số
tác giả khác cũng như văn học ở thời kỳ trước. Nhờ vậy, nhân vật trong tiểu
8

thuyết của ông có nhiều khác biệt so với tiểu thuyết truyền thống. Đó là hệ
thống nhân vật không nhằm minh họa cho một hệ tư tưởng có sẵn mà nó biểu
hiện được sự phức tạp của đời sống thực tại. Trong văn học thế giới tiêu biểu
phải kể đến các tác phẩm như: Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, Thằng gù nhà
thờ Đức Bà của Vich-to-Huy-go, Cái trống thiếc của Gunter Grass,…. Các
tiểu thuyết này đã xây dựng thành công loại nhân vật kỳ ảo hoặc mang dáng
dấp kỳ ảo. Trong Cái trống thiếc tồn tại một thế giới nhân vật đa dạng song
ám ảnh người đọc nhất vẫn là nhân vật kỳ ảo. Có thể xem đó là dụng ý nghệ
thuật của tác giả.
Kiểu nhân vật kỳ ảo này đóng vai trò quan trọng trong việc gắn liền cốt
truyện và chủ đề tác phẩm, dẫn dắt độc giả vào những môi trường khác nhau
của đời sống. Ở đó, loại nhân vật kỳ ảo thể hiện qua những nhân hình dị dạng
khác người, nhân vật kỳ dị gắn với những điều kỳ dị. Nói đến nhân vật kỳ ảo
tiêu biểu phải kể đến một số nhân vật như:
Oskar Matzerath là một cậu bé thông minh và có trí tuệ sắc sảo. Mẹ
Oskar - bà Agnes là chủ một cửa hàng tạp hóa và Matzerath - bố của Oskar
vốn là một chân đại diện cho một hãng văn phòng phẩm lớn ở Rhine. Không
giống những đứa trẻ khác, ngay từ khi ra đời, cậu đã rất thính tai và dường
như đã hoàn chỉnh về tâm lí. Oskar có thể nghe được những lời nói, những dự
định của bố mẹ cho cậu khi trưởng thành. Và ngay từ đầu, cậu đã chối bỏ ước
mơ trở thành một nhà kinh doanh mà ông bố rất hào hứng nói về nó và chờ
đợi một món quà vào sinh nhật lần thứ ba: một cái trống thiếc. Và thế, Oskar
đã quyết định thôi lớn lúc ba tuổi và gắn bó với cái trống thiếc sơn hai màu đỏ

- trắng. Bằng việc khéo léo dựng lên một vụ tai nạn trong căn hầm, cậu đã đủ
bằng cớ cho sự thôi không lớn nữa của mình: cậu bé ngã từ bậc thang thứ chín
xuống dưới tầng hầm kéo theo cả một cái giá đầy những chai xiro phúc bồn tử
và ngã sõng xoài trên sàn xi-măng của căn hầm kho: “Ngay trước khi bất
tỉnh, tôi còn kịp nhận thấy thành công mĩ mãn của cuộc thử nghiệm: những
9

chai xiro phúc bồn tử mà tôi cố tình kéo theo trong cú ngã va nhau loảng
xoảng”. Oskar còn được coi là nhân vật kỳ ảo bởi lẽ, sau sự thôi không lớn
nữa của mình, cậu đã quyết định hòa nhập vào thế giới người lớn bằng cách
hóa thân, lớn lên với chiều cao hai mươi mốt xăng-ti-mét. Sau cái chết của
ông bố Matzerath, Oskar đã quyết định chôn trống: “Tôi có nên hay không?”
nữa mà “Cần phải thế” và ném cái trống vào một chố lớp đất phủ đã đủ dày
để dìm bớt tiếng kêu. Tôi cũng ném luôn cả cặp dùi trống. chúng cắm vào lớp
đất tơi. Đó là cái trống từ thời kỳ Quét Bụi, cái cuối cùng trong số trống
Bebra cho tôi”. Và việc Oskar lớn lên người bình thường không thể thấy
được, chỉ có anh chàng Leo Schugger điên dại nhận ra: “Chúa trời, Chúa trời.
Xem kìa, Người đang lớn, Người đang lớn lên”. Đặc biệt, Oskar có một chất
giọng có thể ngân rung ở một cao độ ghê gớm, có thể hát, thét chói tai. Tiếng
thét của cậu bé ba tuổi này làm nhiều thứ đồ quý giá vỡ tan tành, thét vỡ bình
hoa, hát nổ ô kính cửa sổ. Đây được coi là một tài năng huyền bí mà tác giả
đã đem đến cho Oskar nhằm dụng ý nghệ thuật nhất định. Như một nhân
chứng ngỗ ngược của những sự kiện diễn ra ở Danzig từ 1924 đến 1950, nhìn
thế sự từ tầm cao chín mươi tư xăng-ti-mét, nghĩa là từ gần sát mặt đất, lia
con mắt dao bổ dọc theo triền lịch sử như một tấm gương làm méo hình,
Oskar, dưới bề ngoài của một đứa bé mãi mãi lên ba, nhưng với sự già dặn trí
tuệ của người trưởng thành làm nảy ra từ cái trống đồ chơi con nít một thế
giới lố lăng, kệch cỡm và bí hiểm, một nhân loại bất túc với thân phận ê chề
vùi lấp dưới những đổ nát của lịch sử.
Oskar với giọng hát diệt thủy tinh đôi khi được dùng làm phương tiện

cám dỗ thiên hạ vào vòng tội lỗi, với tiếng trống quậy phá nhiều phen làm xáo
đảo những cuộc mít tinh, biểu tình quốc xã, nhân vật này được xem như một
Sinbad hiện đại với nghìn lẻ một cuộc phiêu lưu kỳ dị (Oskar ngày đầu tiên và
duy nhất đến trường, Oskar dưới khán đài, Oskar Kẻ Cám Dỗ, Oskar thủ lĩnh
băng cướp, Oskar nhạc công jazz, Oskar thợ khắc chữ bia mộ, Oskar đánh cắp
10

một chuyến xe điện, Oskar thờ cúng một ngón tay đàn bà, ). Oskar nhân vật
phản nhân vật là một á hung thần. Ngay từ đầu, hắn đã chọn phe Xa-tăng, níu
giữ Xa- tăng lại trong mình như một bản ngã thứ hai: với tất cả các nghi thức
trọng thể của nhà thờ, cha Wienke luôn mồm niệm chú vẫn không đuổi được
Xa-tăng ra khỏi đứa bé được mang đến ban thờ Chúa chịu lễ tội.
Oskar luôn gắn với hình ảnh cái trống thiếc ngay cả khi còn trong bụng
mẹ. Oskar thích đánh trống và có biệt tài đánh trống. Tiếng trống biểu lộ ý
nghĩ và cảm xúc của Oskar với thế giới bên ngoài. Dưới con mắt của Oskar,
thế giới người lớn hiện lên kỳ quặc và khôi hài. Mọi người lừa dối nhau vì
tình, vì tiền, vì địa vị xã hội. Nhiều tranh chấp nổ ra thật vô cớ và phi lý,
Trong tiếng trống của Oskar, lịch sử ngót ba mươi năm của Đức được tái hiện
sinh động qua việc thiết lập thể chế độc tài; qua cuộc chiến đẫm máu khốc
liệt, qua sự thất trận và ý thức được món nợ mà người Đức đã gây ra cho nhân
loại và qua cả công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh.
Như một đại diện tiêu biểu cho số phận của nhân dân lúc bấy giờ, kết
thúc tác phẩm, Oskar bị kết án và bị giam trong trại tâm thần, nơi anh ta bắt
đầu viết cuốn tiểu sử tự thuật về đời mình.
Bebra - hậu duệ trực hệ của Hoàng tử Eugene, cháu của vua Louis XVI,
là một gã lùn dị dạng, quyết định thôi lớn lúc mười tuổi. Bebra có tài năng
đặc biệt với những miếng nhào lộn kiểu hề xiếc. Đặc biệt, gã còn có tài về âm
nhạc. Nhờ điều này mà Bebra nhận được những lời ca ngợi rất hiếm có của
Oskar. Với những lời khuyên chân thành của mình, chính Bebra là người mở
đường cho Oskar đến với đoàn văn công tiền tuyến và được dịp phô diễn tài

năng của mình: “Loại chúng ta không có chỗ trong đám khán giả đâu. Chúng
ta phải biểu diễn, chúng ta phải điều khiển cuộc chơi. Nếu không, những kẻ
khác sẽ điều khiển chúng ta. Và lúc đó họ sẽ không nhẹ tay đâu”. Ông thầy
Bebra giúp chúng ta gợi nhớ tới những người dẫn dắt, chỉ đường trong các
huyền thoại về người anh hùng.
11

Rowistha Raguna là nghệ sĩ mộng du nổi tiếng nhất nước Italia. Với bút
pháp huyền ảo, Gunter Grass đã khắc họa nên nhân vật này với ngoại hình vô
cùng đặc biệt với chiều cao chín mươi tám phân, có đôi mắt màu Địa Trung
Hải, “làn da vừa nhẵn mịn vừa nhăn nheo”, vừa “đoán chừng mười tám cái
xuân xanh nhưng chỉ thoáng sau, đã chiêm ngưỡng như một bà lão chín
mươi”. Raguna có khả năng đoán ý nghĩ của người khác, có thể đọc ra vanh
vách những dữ kiện chính xác trong lý lịch cũng như những chi tiết mùi mẫn
trong đời tư của họ, nhưng không thể đoán được ý nghĩ của Oskar và không
thể tiên đoán được cái chết của mình. Đây được coi là một nét đặc sắc trong
bút pháp của tác giả. Ngoại hình này đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của
Oskar, một con người luôn cho rằng mọi thứ trên trái đất này đều xấu xa.
Cuối cùng cô ta bị giết vì trọng pháo khi quân Đồng minh đổ bộ lên
Namandy.
Ngoài ra, trong tác phẩm còn có một số nhân vật như: Felix, Kitty,
cũng được coi là nhân vật kỳ ảo với ngoại hình đặc biệt. Họ đều là những chú
lùn, những gã tí hon trong đoàn văn công tiền tuyến với những màn trình diễn
đặc biệt: “Họ xoắn vào nhau thành búi, hết thắt vào lại gỡ ra, quấn quýt, xáo
đổi chân người nọ tay người kia”, làm cho bọn lính trố mắt, xô đẩy nhau đâm
nhức cơ và đau khớp dữ dội đến mấy ngày sau.
Các nhân vật kỳ ảo được xây dựng trong tổng thể thế giới nhân vật đa
dạng của tiểu thuyết, thể hiện các quan hệ sống phức tạp. Nhân vật kỳ ảo
đóng vai trò rất quan trọng trong tác phẩm. Trước hết, nó là công cụ để
Gunter Grass tạo nên thế giới nghệ thuật của tác phẩm, là chìa khóa để khám

phá mở rộng đề tài theo sự phát triển số phận nhân vật. Loại nhân vật kỳ ảo
còn là đại diện cho số phận, bi kịch của nhân dân Đức thời bấy giờ, là phương
tiện để nhà văn khái quát bản chất và quy luật cuộc đời. Đặc biệt, kiểu loại
nhân vật này là phương tiện cốt yếu để thể hiện tư tưởng tác phẩm. Nó quyết
định phần lớn cốt truyện, việc lựa chọn chi tiết, ngôn ngữ, kết cấu, các biện
12

pháp nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm. Nó cho phép tác phẩm vượt ra ngoài
sự rõ ràng của mô hình phản ánh hiện thực thông thường để khám phá hiện
thực ở tầng sâu hơn, tạo nên chiều sâu triết lí và sức sống lâu bền của tác phẩm.
Như vậy, với tư cách là một trong những công cụ tạo nên thế giới nghệ
thuật, nhân vật kỳ ảo là yếu tố đầu tiên được xem xét đến khi muốn tìm hiểu
thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc.
1.2.2. Nhân vật bi kịch
Khái niệm nhân vật bi kịch được biết nhiều đến trong văn học. Nhân
vật rơi vào bi kịch thông thường do họ bị xô đẩy bởi hoàn cảnh khách quan và
chủ quan. Nguyên nhân của điều này, nói như Nguyễn Minh Châu là bởi
“cuộc sống trên trái đất này thời nào và ở đâu cũng đầy oan khiên, oan khuất.
Cái thiện cả tin và ngây thơ. Cái ác sừng sững và lẫm liệt”.
Nhân vật bi kịch trong tác phẩm nghệ thuật xuất phát từ hiện thực cuộc
sống và được người nghệ sĩ tái tạo lại theo ý đồ nghệ thuật của mình. “Các
nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không đơn giản là bản dập của những con
người sống mà là những hình tượng khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của
tác giả” (Brecht). Thông qua loại nhân vật này, cuộc sống hiện ra sống động
hơn, gần với hiện thực chứ không phải là thứ hiện thực được chưng cất hay lý
tưởng hóa.
Bi kịch nổi bật được Gunter Grass đề cập trong tiểu thuyết là bi kịch
trong tình yêu và cuộc sống gia đình, xoay quanh mối tình giữa Alferd
Matzerath - Agnes - Jan Bronski.
Trước hết phải nói đến Agnes - người mẹ tội nghiệp của Oskar. Ngay

từ cái tên Agnes đã nói lên phần nào tính cách của bà. Đó là tên viết ngược lại
của từ Anges (Thiên sứ). Bà ra đời dưới chòm sao Nhân Sư, chính vì thế, thói
phù phiếm dường như là bản năng của người phụ nữ này: “Mẹ tôi ra đời dưới
chòm sao Nhân Sư chiếu mệnh, tự tin, lãng mạn, kiêu kỳ và hơi phù phiếm.
Ngôi nhà đầu đời còn gọi là domus vitae ở độ hoàng đạo vào giờ sinh: sao
13

Song Ngư, bản tính dễ bị ảnh hưởng. Chòm Mặt Trời đối lập với sao Hải
Vương, ngôi nhà thứ bẩy hay domus matrimonii uxoris, đem lại sự hỗn
độn ”. Agnes có cặp mắt bò cái gợi nhớ tới nữ thần Hera trong thần thoại
Hy Lạp. Hồi nhỏ, lúc nào cũng trốn lủi không dưới gầm giường thì trong tủ
quần áo, chơi với những con búp bê nhồi cám, nét tính cách này chúng ta thấy
phần nào ảnh hưởng đến Oskar. Ngay từ lúc mới lớn, Agnes đã có tình cảm
với người anh họ Jan Bronski – một công chức ở Sở Bưu chính Ba Lan. Khi
Jan đi lính, Agnes đã quen và kết hôn với một me xừ tên Matzerath khi còn là
y tá phụ ở bệnh viện Siberhammer. Bi kịch bắt đầu lên đỉnh điểm khi Jan
Bronski trở về. Chung sống với Matzerath, dưới vẻ bề ngoài là một gia đình
hạnh phúc, Agnes vẫn duy trì mối tình vụng trộm với Jan Bronski: “Những
tấm hình chụp mẹ tôi với Jan Bronski… Không tấm nào phản ảnh cái giải
pháp tối hậu, bất di bất dịch kia rõ ràng như tấm hình ở ban công. Đây một
tấm chụp riêng mẹ tôi với Jan, tấm này thoảng mùi bi kịch, mùi hám tiền, mùi
phấn khích đến độ phè phỡn, một sự phè phỡn vì phấn khích”. Họ gặp nhau
bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Không những thế, họ còn đều đặn hẹn nhau mỗi
tuần một lần vào “Chiều thứ năm, 45 phút ở một phòng trọ trong ngõ Thợ
Mộc”. Việc duy trì mối quan hệ này đã làm Agnes phải cố hết sức mới có thể
xưng hết tội tại Nhà thờ vào mỗi tuần. Phạm tội rồi lại xưng tội, có lẽ Agnes
cứ bị xoáy mãi vào cái vòng quay ấy không thể thoát ra được. Nhưng xưng tội
trước Chúa chưa đủ, Agnes dường như còn đứng trước tòa án của chính lương
tâm mình. Và cuộc đời của người phụ nữ này kết thúc đầy bi kịch với cái chết
sau ngày Thứ Sáu Thánh cùng với một sinh linh ba tháng tuổi. Đây là một kết

cục vô cùng bất hạnh mà nhân vật này phải chịu đựng khiến tác giả cũng như
độc giả vô cùng cảm thông và thương xót. Có thể thấy, cái chết đến với bà
như một lễ rửa tội vĩ đại nhất của cuộc đời.
Alferd Matzerath là một người mê nấu bếp, từng là chân đại diện cho
một hãng văn phòng phẩm lớn ở Rhine. Ông quen và kết hôn với Agnes khi
14

bà còn là y tá phụ ở bệnh viện. Với vẻ bề ngoài của một gia đình hạnh phúc,
Matzerath lại luôn phải chịu nhiều thiệt thòi, chứng kiến mối tình vụng trộm
của người vợ, rồi cả những sự tránh mắng vô lí cho đến sự khinh bỉ từ người
con trai. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu, mẹ Oskar mất, Alfred cưới
Maria Truczinski và nghĩ rằng cô ta có thai với mình. Nhưng thực tế, Maria là
người tình của Oskar và cái thai trong bụng cô là của Oskar. Đây là bi kịch
lớn nhất trong cuộc đời ông, bi kịch vì sự phản bội của những người thân
trong gia đình. Alferd vốn là thành viên của Đảng Quốc xã, cái chết đã đến
với ông khi cuộc chiến tranh gần đến giai đoạn kết thúc khi người Nga tấn
công vào Đức. Nguyên nhân sâu xa của cái chết đó cũng chính ở Oskar, vì cái
huy hiệu Đảng mà Oskar đã đưa cho ông để thoát thân. Một nỗi kinh hoàng
đến với Matzerath khi ông cảm thấy cái vật biểu trưng cho Đảng của ông giữa
những ngón tay. Cuối cùng ông đã nuốt chính cái huy hiệu Đảng và nhận
cái chết.
Bi kịch trong tác phẩm còn được thể hiện ở nhân vật Jan Bronski. Jan
Bronski mang vẻ bề ngoài của một chàng thanh niên lẻo khoẻo, dáng đi lòng
khòng. Bù lại, anh ta lại có một khuôn mặt trái xoan xinh đẹp, có lẽ hơi quá
dịu dàng và đôi mắt đủ xanh khiến người em gái họ phải lòng. Khi đi lính trở
về, như để trả thù cho sự không chung thủy của Agnes, Bronski đã tìm và kết
hôn với Hedwige, một cô gái Kashubes. Mặc dù vậy, làm trái với luân thường
đạo lý, ông ta vẫn giữ mối quan hệ ngoại tình với người em họ và có thể là
cha của Oskar, người mà Oskar vẫn thường gọi là ông bố khả thể của mình.
Có lẽ bi kịch ở nhân vật này được tập trung ở chính cái chết mà người

con trai mang lại. Jan Bronski bị kết án tử hình vì tham gia chiến đấu bảo vệ
Bưu điện Ba Lan. Nhưng nguyên sâu sâu xa của cái chết đó lại ở Oskar. Đứng
trước sự nguy hiểm Oskar chỉ biết đến bản thân, đi tìm sự che chở cho mình ở
hai tên cảnh vệ, giả vờ khóc lóc thảm thiết và chỉ vào Jan cha mình với những
cử chỉ tố cáo, biến con người tội nghiệp thành một tên ác ôn đã kéo đứa bé vô
15

tội đến Sở Bưu Chính Ba Lan để làm bia đỡ đạn. Bi kịch của nhân vật này là
hệ quả của một hành động vô nhân đạo của Oskar hay cũng chính là một nét
tính cách điển hình ở Ba Lan.
Trong tác phẩm, Herbert Truczinski cũng được coi là một nhân vật bi
kịch. Anh ta làm bồi bàn ở ngoại ô cảng Neufahawasser, có ngoại hình nặng
ngót nghét một tạ. Hai bên cột sống lút trong mỡ, rậm rì một lớp lông bù xù
chạy từ xương bả vai xuống, lưng Herbert đầy những sẹo dày xen giữa đám
lông, lấn cả những vết tàn nhang. Những cái sẹo nhiều màu, từ xanh đen đến
lam nhờ nhờ, kết thành nếp, rất ngứa khi thay đổi thời tiết. Vì một lí do nào
đó Herbert đã giết tên thuyền trưởng người Latvia và bỏ công việc làm bồi
bàn. Một thời gian sau anh kiếm được một công việc và trở thành người gác ở
Bảo tàng Hải quân.
Công việc này cũng chính là nguyên nhân dẫn đến cái chết đáng thương
của anh, vì một vết thương nơi ngực do người đàn bà bằng gỗ gây nên. Cái
chết là hệ quả của cuộc mưu toan ân ái giữa xác thịt với gỗ - Niobe. Đây
chính là bi kịch lớn nhất trong cuộc đời anh, một chi tiết gây cười nhưng hàm
chứa trong đó là một sự châm biếm sắc sảo.
Sigismund Markus là một chủ hiệu đồ chơi. Đây là một trong những
gương mặt hiếm hoi được Oskar nhắc đến với ít nhiều tình cảm trìu mến bởi
lẽ ông là nguồn cung cấp trống cho gã. Bi kịch trong cuộc đời ông có thể kể
đến là mối tình đơn phương với Agnes - mẹ Oskar. Kết thúc cuộc đời mình
ông phải nhận một cái chết thật đáng thương từ bọn lính cứu hỏa với cửa hàng
đồ chơi của mình.

Bi kịch tiếp theo chúng tôi nhận thấy trong tác phẩm được thể hiện ở
Nàng Thơ Ulla. Ulla xuất hiện như một thiên thần, đôi cánh rũ xuống và tỏa
ra cái duyên của một cư dân trên trời. Nàng cao một mét bảy lăm, người cực
kỳ thon thả, mềm mại và mỏng manh, khiến ta nhớ đến tranh của Botticelli
hay Cranach, hay cả hai. Nàng cùng với Oskar làm mẫu khỏa thân cho sinh
16

viên Trường Đại Học Mỹ Thuật học tập. Sở hữu một vẻ đẹp thiên thần như
vậy nhưng cuộc đời nàng lại gặp rất nhiều bất hạnh. Nàng giống như một cái
máy kiếm tiền của tên trung sĩ Lankes, hơn thế nữa, lại luôn phải hứng chịu
những cái tát đau đớn từ bàn tay sần chai của hắn ta. Mặc dù vậy, anh ta vẫn
bỏ nàng. Vẻ đẹp cũng như phẩm giá của người phụ nữ ở nàng dường như
không còn nữa. Trong cuộc đời của mình, nàng có rất nhiều dịp đính hôn, một
đợt giao tình chớp nhoáng với một cô gái đồng tính luyến ái, bắt bồ với một
sinh viên của Kuchen. Đó là bi kịch lớn nhất của người phụ nữ mà nàng phải
gánh chịu mà dường như nàng không hề biết.
Một nhân vật nữa chúng ta cần nói đến trong tác phẩm là một nhạc sĩ,
một gã SA tên Meyn, anh ta chơi t’rompet tuyệt vời không lời nào tả xiết.
Anh sống trên tầng năm của một khu chung cư, ngay sát mái; nuôi bốn con
mèo, uống rượu gừng từ sáng đến đêm. Anh ta rơi vào bi kịch của sự cô đơn,
chỉ có bốn con mèo và chai rượu gừng làm bạn. Chỉ có rượu mới làm anh ta
được là chính mình.
Nhưng từ khi anh ta đề ra phương châm đoạn tuyệt với những cơn say
sưa anh ta càng cảm nhận được sự cô đơn của mình, cảm thấy mọi thứ đều
ghê tởm. Trong cơn khát rượu và nỗi bực mình, một nhạc công chuyên
nghiệp, một thành viên của kỵ đoàn SA - Meyn đã vớ lấy cái que cời lửa đập
chết những con mèo của mình và vùi chúng vào một thùng rác. Chính vì sự
tàn bạo đối với súc vật này khiến gã bị gạch tên khỏi danh sách hội viên và
phải một năm sau gã mới được kết nạp vào đội cảnh vệ. Có thể thấy, Meyn
thực sự đã bị rơi vào bi kịch, bi kịch khi không được là mình.

Bên cạnh đó, tiểu thuyết Cái trống thiếc còn khá nhiều nhân vật ít
nhiều cũng mang bi kịch như: Maria Truczinski, Greff, Kurt,
Con đường và nguyên nhân dẫn đến bi kịch của các nhân vật trong Cái
trống thiếc khác nhau nhưng họ đều có nét chung là khổ đau và bất hạnh.
Miêu tả các nhân vật bi kịch, Gunter Grass không muốn dừng lại ở đó mà còn
17

muốn lý giải đến chiều hướng con đường đời của các nhân vật. Tác giả như
muốn giãi bày nỗi niềm trăn trở: làm thế nào để xây dựng một xã hội tốt đẹp
hơn? Bằng cách nào để người với người sống gần nhau hơn, con người sống
đúng là mình trong tình yêu thương đồng loại và được hưởng niềm vui, hạnh
phúc trong cuộc đời.
1.2.3. Nhân vật nắm giữ lòng tin
Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp và có ý nghĩa khi chúng ta có lòng tin.
Lòng tin sẽ tiếp thêm nghị lực để chúng ta vươn lên, biết vượt qua những khó
khăn, thử thách của cuộc sống. Trong Cái trống thiếc, ta thấy hiện lên một xã
hội rối ren với sự lên ngôi của đồng tiền, với những thói phù phiếm - cái xã
hội mà Gunter Grass gọi là thế kỷ mà bất luận mọi đau buồn và thống khổ,
chắc chắn sẽ bị hậu thế kỷ coi là thế kỷ ít nước mắt nhất – con người buộc
phải nhượng bộ hay dần đánh mất bản thân mình. Thế nhưng, trong cái xã hội
ấy, vẫn nhen nhóm đâu đó chút ánh sáng của niềm tin và hi vọng.
Nói đến nhân vật nắm giữ lòng tin chúng ta có thể hiểu, đây là kiểu nhân
vật mang trong mình những niềm tin, hi vọng, có thể trở thành chỗ dựa cho
nhân vật khác những lúc khó khăn, trước hiện thực nghiệt ngã của cuộc sống.
Khảo sát trong tiểu thuyết Cái trống thiếc, chúng tôi nhận thấy có một
số nhân vật ít nhiều mang đặc điểm của kiểu loại này như: Anna Koljaiczek,
Mamăng Truczinski,
Bà ngoại của Oskar – Anna Koljaiczek là nhân vật gây ấn tượng khá
sâu sắc trong lòng độc giả. Bà là một người phụ nữ khẻo khoắn, đầy đặn, sạch
sẽ và thói phù phiếm dễ thương hòa hợp với tính đôn hậu tốt bụng. Người đọc

ấn tượng trước hết ở nhân vật này bởi cái váy ụp - mớ váy. Mớ váy đó gồm
những bốn cái váy chồng lên nhau. Không phải bà mặc một chiếc váy dài và
ba chiếc váy ngắn mà là bốn chiếc váy dài như nhau, cái nọ đỡ cái kia. Những
chiếc váy của bà đều thuần một sắc thái khoai tây như nhau. Hẳn là cái sắc
thái này hợp với màu da bà.
18

Sở dĩ bà Anna trở thành nhân vật nắm giữ lòng tin cho ông Joseph và
Oskar cũng chính bởi cái mớ váy. Nhờ nó mà ông Joseph thoát khỏi cuộc truy
đuổi của hai tên vận đồng phục cảnh sát, sau đó, làm quen và kết hôn với bà
Anna, khởi đầu cho sự sinh thành nên Agnes. Với Oskar,bà Anna chính là
người mạng lại cho gã niềm tin và sự che chở. Hình ảnh đã in sâu vào tâm trí
Oskar cũng chính là hình ảnh chiếc váy bốn tầng. Chỉ có ở trong đó Oskar
mới cảm thấy được bảo vệ, được an toàn. Bởi lẽ, dưới con mắt của Oskar, mọi
thứ trong cuộc sống hiện lên đều lố bịch. Trong sự vận động đó, Oskar tìm
đến thế giới trẻ thơ – nơi thường được dùng để lánh đời. Nhưng thật trớ trêu,
thế giới trẻ thơ nay cũng nhuốm đầy vẻ sợ hãi và thù hận. Giờ đây, chỉ trú
trong mớ váy của bà ngoại cậu bé ba tuổi này mới tìm được sự bình yên. Khi
bà Agnes qua đời, dường như Oskar chỉ tìm thấy cảm giác an toàn khi được ở
bên bà, được núp dưới những tầng váy của bà. Điều đó đối với cậu còn thích
thú hơn cả việc được đọc truyện cổ tích hay truyện tranh, bởi lẽ, thế giới bốn
tầng váy của bà ngoại Anna vốn dĩ đã là một thế giới cổ tích đầy huyền thoại
và hấp dẫn : “Tôi tỏ ra chẳng mấy thích thú các truyện cổ tích cũng như sách
tranh. Điều tôi chờ đợi ở bà ngoại tôi, điều mà bây giờ tôi vẫn mơ đến với
từng chi tiết khoái thú nhất, cái điều ấy rất rõ ràng và đơn giản, do đó khó mà
đạt được : hễ thấy bà, là Oskar lại muốn thi đua với ông ngoại Koljaiczek náu
bên dưới bốn tầng váy của bà và, nếu có thể, chẳng bao giờ thở hít bên ngoai
nơi trú ẩn yên tĩnh này nữa ”. Tất cả những điều cậu chứng kiến từ cuộc sống
như cơn bão lớn cuốn trôi đi niềm tin và hi vọng thì bà ngoại Anna như một
chiếc phao cứu vớt những niềm tin, hi vọng ấy. Túp lều khăn khẳn mùi bơ

cho Oskar niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, tin vào những gì tốt đẹp còn sót
lại trên cõi đời này.
Bên cạnh đó, ta thấy Mamăng Truczinski cũng ít nhiều mang đặc điểm
của kiểu nhân vật này. Bà ta có vẻ bề ngoài khá đặc biệt: “cái đầu tròn nhỏ
với mái tóc màu xám tro mỏng và thưa đến nỗi thấy cả da đầu hồng hồng
19

nhẵn bóng. Những sợi tóc lưa thưa chụm lại về phía sau gáy thành một búi;
cái búi ấy được giữ chặt bằng những kim đan và chỉ suýt soát bằng một viên
bi –a, nhưng có thể nhìn thấy từ mọi phía, bất kể bà xoay người theo hướng
nào [ ] thần thái bà tựa như một con chuột nhắt”. Khi nào cảm thấy cô đơn
cần có người bầu bạn, Oskar lại tìm đến bà Mamăng. Oskar gõ cánh cửa thứ
nhất bên trái của tầng hai và Mamăng Truczinski bao giờ cũng sẵn sàng mở.
Ở nghĩa trang Brenntau, bà cũng là người nắm lấy tay cậu bé ba tuổi này và
dắt cậu đến bên huyệt mẹ. Như vậy có thể thấy, bà Mamăng đã trở thành chỗ
dựa tinh thần to lớn cho Oskar.
Ngoài ra trong tác phẩm còn một số nhân vật nắm giữ lòng tin nhưng
chưa thể hiện rõ nét nên bài viết chưa đề cập đến.
Như vậy, sự lựa chọn nhân vật, xây dựng mối quan hệ giữa các nhân
vật là điểm hội tụ, là phương tiện nghệ thuật quan trọng, thể hiện quan niệm
về con người, về xã hội của tác giả. Các nhân vật kỳ ảo được xây dựng trong
tổng thể thế giới nhân vật đa dạng của tiểu thuyết, thể hiện các mối quan hệ
cuộc sống phức tạp. Điều đó đã cho phép tác phẩm vượt ra ngoài của sự rõ
ràng của mô hình phản ánh hiện thực thông thường để khám phá hiện thực ở
tầng sâu hơn, tạo nên chiều sâu triết lý và sức sống lâu bền của tác phẩm.
1.2.4. Nhân vật đám đông
Nhân vật đám đông trong Cái trống thiếc cũng được Gunter Grass dụng
công xây dựng. Đó là một đám người tạp loạn, xô bồ, gồm nhiều loại người
khác nhau. Việc xây dựng kiểu nhân vật đám đông làm xóa đi tính cách, cá
tính của nhân vật, thay vào đó làm hiện lên tính cách, tâm lý chung của cả

một xã hội.
Hình ảnh đám đông xuất hiện khá nhiều trong các sáng tác của Gunter
Grass. Hình tượng đám đông được xem là hình ảnh thu nhỏ của nước Đức thế
kỷ XX – thời kỳ sau chiến tranh. Đó là đám đàn bà trong khu chung cư làm vệ
sinh được hiện lên rất cụ thể dưới con mắt của Oskar: “Một trăm mụ nội trợ,
20

cánh tay để trần tròn trĩnh, tóc chít gọn trong một nút khăn, khuân từ các nhà
ra hàng núi thảm, quẳng những tội đồ ấy lên giá nhục hình, vớ lấy những
chày đập và không gian bỗng tràn ngập những tiếng đập dồn như sấm[ ].
Một trăm mụ đàn bà đập thảm có thể công phá cả bầu trời và xén cụt cánh
những con én trẻ [ ] chỉ với dăm bảy cú đập, họ đã làm đổ nhào ngôi đền
nhỏ mà cái trống của Oskar đã dựng lên trong không khí tháng tư”. Có thể
thấy, những cuộc vệ sinh của các bà nội trợ làm cho không khí càng trở nên
ngột ngạt, tù túng.
Bên cạnh đó, trong chương Khán đài, nhân vật đám đông cũng được
Grass khắc họa rất thành công. Đó là những đoàn người tỏa ra từ các con
đường, chen vai thích cánh trong các cuộc mít tinh: “Và rồi đến đám quần
chúng. Tôi ngửi thấy họ qua những kẽ giữa những ván gỗ. Họ đứng đó, chen
vai thích cánh trong những bộ đồ chủ nhật. Họ đi xe điện hoặc cuốc bộ đến,
một số mang theo cả vợ chưa cưới xem như một bữa chiêu đãi, tất cả những
người đó đều muốn có mặt vào lúc người ta đang làm lịch sử, cho dù có phải
mất cả buổi sáng”. Đám quần chúng đến để xem buổi lễ mít-tinh tuyên truyền
của Đức Quốc Xã nhưng họ không hề có thái độ chính trị nào, ngược lại, chỉ
là một “đám đông nhộn nhạo đang từ đại lộ Hindenburg tiến lại gần”. Họ
đến để hưởng ứng như một phong trào, như đi dự một buổi lễ. Khi tiếng trống
cám dỗ của Oskar vang lên, lấn át cả tiếng kèn trống của đội nhạc lễ, người
đầu tiên hưởng ứng là đám người vây quanh khán đài: “Đám bình dân tỏ ra
đầy lòng biết ơn. Những dịp cười rộ lên ngay gần khán đài” và sau đó họ
“khoái khúc nhạc van-xơ của tôi, họ đang tung tăng nhảy nhót như có cái gì

giậm giựt trong bắp chân”. Và thế là họ hòa theo nhịp trống của Oskar, bỏ
quên cả buổi lễ mít-tinh mà các nhà quan chức Đảng hết sức kỳ vọng: “Các
đồng chí đồng bào đã cùng chú hổ Jimmy biến vào những khoảng đất rộng
của Công viên Steffens gần đấy. Tại đó, họ tìm thấy rừng sâu mà Jimmy đã
hứa hẹn [ ]. Đám đông kia khiến Oskar phải thốt lên: “Bay biến rồi luật
pháp và trật tự”.

×