Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nhân tố mỹ trong sự phát triển kinh tế của hàn quốc thời kỳ 1948 1991

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.24 KB, 93 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
*********



NGUYỄN THỊ HÀ



NHÂN TỐ MỸ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC
THỜI KỲ 1948 - 1991

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. NGUYỄN THỊ NGA






HÀ NỘI, 2014
LỜI CẢM ƠN

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên của tôi nên chắc chắn không tránh


khỏi những hạn chế. Để có thể hoàn thành được công trình nghiên cứu này,
ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp nhiệt tình của Thạc sĩ
Nguyễn Thị Nga. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô. Người đã dìu dắt
tôi trên con đường tập dượt nghiên cứu khoa học của mình. Bên cạnh đó cũng
cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã động
viên giúp đỡ tôi trong quá trình làm khoa học, để tôi hoàn thành đề tài khóa luận
của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử đã cung
cấp cho tôi những kiến thức trong quá trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2014
Tác giả khoá luận


Nguyễn Thị Hà
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và sự hướng dẫn
của Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga. Các số liệu, kết quả trong khóa luận là hoàn toàn
trung thực.
Tôi xin cam đoan những điều trên đây là đúng sự thật.
Hà Nội, Ngày 25 tháng 04 năm 2014
Tác giả khoá luận



Nguyễn Thị Hà
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6
5. Đóng góp của khóa luận 6
6. Bố cục của khóa luận 7
NỘI DUNG
Chƣơng 1. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀN QUỐC 1948 – 1991 8
1.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 8
1.1.1. Bối cảnh quốc tế 8
1.1.2. Tình hình trong nước 11
1.2. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, VĂN HÓA 13
1.2.1. Tình hình chính trị - xã hội 13
1.2.2. Văn hóa - giáo dục 18
1.3. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀN QUỐC THỜI KỲ 1948 – 1991 20
1.3.1. Chính sách phát triển kinh tế Hàn Quốc 1948 – 1991 21
1.3.1.1. Chính sách phát triển công nghiệp 21
1.3.1.2. Chính sách phát triển nông nghiệp 24
1.3.1.3. Chính sách tài chính tiền tệ 27
1.3.1.4. Chính sách kinh tế đối ngoại 28
1.3.1.5. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực 34
1.3.2. Các giai doạn phát triển kinh tế 37
1.3.2.1. Giai đoạn 1953-1961: Phát triển công nghiệp dựa vào thị trường
nội địa thông qua chiến lược thay thế nhập khẩu 37
1.3.2.2. Giai đoạn 1962-1971: Phát triển kinh tế hướng vào
xuất khẩu 39
1.3.2.3. Phát triển công nghiệp nặng và hóa chất (1972-1979) 41
1.3.2.4. Điều chỉnh cơ cấu, tự do hóa nền kinh tế và bước đầu thực hiện
chính sách “kinh tế mới” và “toàn cầu hóa”(1980 -1991) 42
1.3.3. Nguyên nhân của sự phất triển kinh tế Hàn Quốc 44
Chƣơng 2. VAI TRÒ CỦA MỸ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

CỦA HÀN QUỐC TỪ NĂM 1948 ĐẾN 1991 50
2.1. CHÍNH SÁCH TÌM KIẾM ĐỒNG MINH CỦA MỸ Ở KHU VỰC
CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH 50
2.2. HÀN QUỐC TRỞ THÀNH ĐỒNG MINH QUAN TRỌNG CỦA MỸ 55
2.3. VIỆN TRỢ KINH TẾ CỦA MỸ CHO HÀN QUỐC 55
2.3.1. Mục đích của việc viện trợ và nhận viện trợ 55
2.3.1.1.mục đích chính trị 55
2.3.1.2. Mục đích kinh tế 57
2.3.2. Hình thức viện trợ 58
2.3.3. Quá trình viện trợ 58
2.3.3.1. Viện trợ và nhận viện trợ 58
2.3.3.2. Cắt giảm viện trợ chuyển sang hình thức cho vay 63
2.3.4. Đầu tƣ của Mỹ vào Hàn Quốc 65
2.4. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 70
2.5. SO SÁNH VỚI SỰ VIỆN TRỢ CỦA MỸ CHO NHẬT BẢN 72
2.6. BÀI HỌC KINH NGHIỆM NGHIỆM Về VIỆC THU HÚT VÀ SỬ
DỤNG NGUỒN VIỆN TRỢ TỪ NƢỚC NGOÀI ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẤT
NƢỚC 75
2.6.1. Đối với Hàn Quốc 75
2.6.2. Đối với Việt Nam 78
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc thế giới bước vào thời kỳ mới, một thời
kỳ quan hệ quốc tế diễn ra căng thẳng, phức tạp, đó là thời kỳ đối đầu giữa hai phe,
hai lực lượng trên thế giới, đó là thời kỳ Chiến tranh lạnh. Là một đất nước chịu
ảnh hưởng trực tiếp, cũng là biểu hiện rõ nét nhất của cuộc Chiến tranh lạnh - Bán

đảo Triều Tiên, với sự chia cắt đất nước sau Chiến tranh thế giới thứ hai và sự
thành lập hai nhà nước với hai chế độ chính trị đối lập nhau, cho đến nay mặc dù
Chiến tranh lạnh đã chấm dứt hơn hai thập kỷ tuy nhiên tình trạng chia cắt trên bán
đảo Triều Tiên vẫn còn tồn tại với những diễn biến phức tạp.
Thực hiện tham vọng bá chủ thế giới của mình, sau Chiến tranh thế giới thứ
hai, Mỹ đã phát động cuộc Chiến tranh lạnh, ráo riết chạy đua vũ trang và thiết lập
quan hệ với nhiều khu vực, nhiều nước trên thế giới cũng như biến những nước này
thành đồng minh, hay thuộc địa kiểu mới của mình để dễ dàng đạt được mưu đồ
“bá chủ thế giới”. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một trong những khu vực
mà Mỹ đặc biệt quan tâm trong nỗ lực nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản tại khu
vực Đông Bắc Á, ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc trở thành một đồng minh thân Mỹ
trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa hai nước được thể hiện trên nhiều
mặt, nhiều lĩnh vực bao gồm chính trị, kinh tế, quân sự trong đó lĩnh vực kinh tế
được chú ý quan tâm.
Sau chiến tranh, Triều Tiên thoát khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản (1910-
1945), tuy nhiên lại chịu sự chia cắt đất nước và hai miền Nam - Bắc lại chịu sự
tiếp quản của hai siêu cường Xô - Mỹ theo những điều khoản mà hai nước ký trước
đó và đến năm 1948 trên bán đảo Triều Tiên đã ra đời hai nhà nước là Đại Hàn Dân
Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Khi mới ra đời Hàn Quốc gặp rất
2

nhiều khó khăn, nằm ở phía Nam của bán đảo, cơ sở kinh tế còn lại từ Nhật Bản
không còn nhiều, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp truyền thống đã lạc hâu thêm
vào đó lại nghèo tài nguyên, dân số lại đông càng làm cho xã hội thêm bất ổn, cuối
thập niên 40 và những năm đầu của thập niên 50 thế kỷ XX, kinh tế Hàn Quốc
thuộc diện kém phát triển nhất khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên chỉ sau vài thập
kỷ sau đó kinh tế Hàn Quốc đã trỗi dậy phát triển mạnh mẽ trở thành một trong bốn
con rồng ở châu Á. Có được thành quả này chính là nỗ lực của nhà nước cũng như
của nhân dân Hàn Quốc trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế.
Nền kinh tế Hàn Quốc thế kỷ XX phát triển vượt bậc đến như vậy là do rất

nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, trong tất cả những nhân tố ấy vai trò của Mỹ
luôn được khẳng định và là một trong những nhân tố hàng đầu thúc đẩy kinh tế Hàn
Quốc phát triển, Mỹ đóng vai trò như nhân tố không thể thiếu từ khi nền kinh tế Hàn
Quốc khó khăn cũng như thời kỳ phát triển sau đó.
Quan hệ kinh tế Mỹ - Hàn xuất phát từ nhiều lợi ích khác nhau từ cả hai phía
Mỹ và Hàn Quốc. Hàn Quốc đóng vai trò là đồng minh thân cận, một căn cứ để Mỹ
gây sức ảnh hưởng của mình tại khu vực cũng như mong muốn của Mỹ muốn biến
Hàn Quốc trở thành thuộc địa kiểu mới của mình. Ngược lại, để thoát khỏi hoàn
cảnh hiểm nghèo Hàn Quốc cũng muốn dựa vào Mỹ như một điểm tựa vững chắc
để đứng vững cả về kinh tế cũng như về chính trị và quân sự.
Với tất cả những lý do trên, người viết đã lựa chọn vấn đề “Nhân tố Mỹ
trong sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc thời kỳ 1948-1991” làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp của mình. Với đề tài này tôi mong muốn làm sáng tỏ hơn quan hệ
kinh tế giữa Mỹ và Hàn Quốc, vai trò của Mỹ với nền kinh tế Hàn Quốc qua các
3

thời kỳ khác nhau. Ngược lại nền kinh tế Hàn Quốc có tác động trở lại đối với Mỹ
như thế nào.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Nghiên cứu trong nước
Từ trước đến nay có không nhiều học giả nghiên cứu về vấn đề này, chưa có
một công trình trong nước nào nghiên cứu sâu về vai trò của Mỹ đối với sự phát
triển kinh tế giai đoạn 1948-1991, vấn đề này chỉ được nhắc tới trong các cuốn sách
viết về sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc và một số tạp chí chuyên ngành khác.
Công trình đầu tiên được người viết được nhắc tới đó là cuốn “Hàn Quốc Câu
chuyện kinh tế về một con rồng”, đây là một công trình nghiên cứu một cách toàn
diện, tổng thể về nền kinh tế Hàn Quốc thông qua các chặng đường phát triển.
Đồng thời tác giả Nguyễn Hữu Lân đã đê cập tới vai trò của Mỹ trong sự phát triển
kinh tế Hàn Quốc tại những thời kỳ nó có ý nghĩa quan trọng không thể thiếu trong
tiến trình xây dựng đất nước Hàn Quốc. Tuy chưa nghiên cứu sâu sắc về vấn đề này

nhưng tác giả cũng đã cung cấp những kiến thức cơ bản khách quan để người đọc
có thể tham khảo và đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên đây, trong tạp chí nghiên cứu
Đông Bắc Á, số 1, tháng 1/2007, bài viết “Quan hệ viện trợ, đầu tư phát giữa Mỹ
và Hàn Quốc giai đoạn 1948-1979”, đây là giai đoạn mà nhân tố Mỹ giữ vai trò rất
rõ nét và chủ đạo nhất trong nền kinh tế Hàn Quốc, nó giúp cho nền kinh tế Hàn
Quốc khôi phục đứng vững và phát triển.
Bên cạnh đó còn có trong Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 6 (76), tháng
6-2007. Bài viết “Tổng quan về quan hệ Hàn- Mỹ” của tác giả Bùi Thị Kim Huệ
viết về Lịch sử quan hệ Mỹ- Hàn từ trước năm 1948 đến nay. Trong công trình này
người viết đã trình bày về lịch sử mối quan hệ Hàn Quốc và Mỹ trên nhiều lĩnh vực
4

khác nhau về kinh tế, chính trị và quân sự. Trong đó khía cạnh kinh tế được tác giả
đi sâu và nhấn mạnh xuyên suốt trong suốt thời kỳ từ trước năm 1882 đến nay,
trong đó quan hệ hai nước trải qua nhiều giai đoạn, ở mỗi giai đoạn lại có những
thăng trầm khác nhau và vai trò của Mỹ đối với Hàn và vai trò của Hàn Quốc đói
với Mỹ cũng có những bước chuyển biến tương ứng với giai đoạn đó.
Ngoài ra trong tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 6 năm 1997, tác giả Vũ Đăng
Hinh đã đăng bài viết “Quan hệ kinh tế Mỹ- Hàn Quốc từ năm 1950 đến những
năm 1970”, trong công trình này nhà nghiên cứu cũng đã trình bày khá đầy đủ và
rõ nét về mối quan hệ kinh tế giữa Hàn Quốc và Mỹ trong suốt ba thập kỷ. Đây
cũng là giai đoạn nền kinh tế Hàn Quốc từng bước trỗi dậy phát triển nhanh chóng
vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế trong khu vực nhân tố. Công trình giúp
người nghiên cứu có thể đi sâu tìm hiểu rõ hơn về quan hệ kinh tế giữa Hàn Quốc
và Mỹ.
2.2. Nghiên cứu ở nước ngoài
Mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Mỹ được rất nhiều học giả nước ngoài
quan tâm và nghiên cứu, trong công trình nghiên cứu của mình người viết có tìm
hiểu một số tác phẩm sau:

Trước hết phải kể đến công trình “Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy” do giáo
sư tiến sĩ Byung Nak Song viết, cuốn sách do ban nghiên cứu Hàn Quốc tại Việt
Nam và bao gồm nhiều cơ quan, nhiều cá nhân dịch và biên soạn, bản tiếng Việt do
NXB Thống kê xuất bản. Đây là công trình nghiên cứu rất công phu, đề cập đến
nhiều khía cạnh của nền kinh tế Hàn Quốc trong những năm nửa cuối thế kỷ XX.
Trong cuốn sách này tác giả đã cung cấp cho người đọc một bức tranh toàn diện về
nền kinh tế Hàn Quốc, tác giả đã nhấn mạnh đến nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến sự
thành công của nền kinh tế Hàn Quốc lúc bấy giờ, trong các nhân tố ấy vai trò của
5

kinh tế đối ngoại đặc biệt là đối với Mỹ có vai trò và ảnh hưởng nhiều nhất, được
người viết trình bày khá toàn diện, sâu sắc trên nhiều phương diện, nhiều mặt khác
nhau để cho người đọc có thể nhận thấy vai trò và ảnh hưởng của Mỹ đối với sự
phát triển kinh tế của Hàn Quốc.
Công trình thứ hai người viết có đề cập đến là cuốn “After on hundrea yeaes:
continuity and change in Korean - American Reloation Asiatic Research center
korea university” của tác giả Sun yoo Han, đây là công trình viết khá rõ nét vễ
quan hệ Mỹ - Hàn, trong đó trình bày khá sâu sắc và toàn diện về quan hệ trên lĩnh
vực kinh tế giữa hai nước, công trình này cung cấp những nguồn tài liệu hết sức chi
tiết và cụ thể cho người viết có thể hoàn thiện những nghiên cứu của mình.
Ngoài ra, để thực hiện được những nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, người viết
còn tham khảo nhiều bài viết trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành, các website
tin cậy. Từ đó người viết có được nguồn tư liệu phong phú nhằm phục vụ cho
những nghiên cứu, đánh giá của mình trong quá trình thực hiện đề tài.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Hàn Quốc là một quốc gia điển hình xuất hiện do những diễn biến của cuộc
Chiến tranh lạnh. Từ một quốc gia nghèo nàn và bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc
chiến tranh Hàn Quốc đã nhanh chóng trở thành một “hiện tượng” về sự phát triển
thần kỳ ở châu Á. Đằng sau những thành công rực rỡ đó là rất nhiều những nhân tố

chủ quan và khách quan. Một trong số đó chính là nhân tố Mĩ với những khoản đầu
tư viện trợ của Mĩ. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của người viết sẽ tập trung làm rõ vị
trí của nhân tố Mĩ đối với sự tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc, thực chất của quá
trình đó như thế nào và nó có tác động gì đối với sự phát triển về sau của Hàn
Quốc. Qua đó cũng góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa Mĩ với Hàn Quốc.
6

3.2. Nhiệm vụ của đề tài
Để thực hiện được đề tài nghiên cứu của mình, người viết tập trung vào các
hướng sau đây:
Phân tích bối cảnh trong và ngoài nước tác động tới chính sách phát triển kinh
tế của Hàn Quốc như thế nào từ đó đi tìm hiểu phân tích chính sách và quá trình
phát triển kinh tế Hàn Quốc.
Phân tích quá trình viện trợ đầu tư từ phía Mỹ đối với Hàn Quốc qua từng giai
đoạn, từ đó làm sáng tỏ vai trò ý nghĩa tác động của Mỹ đối với Hàn Quốc, đồng
thời chính việc viện trợ kinh tế cho Hàn Quốc cũng có tác động như thế nào đối với
Mỹ để từ đó người viết có thể rút ra bài học kinh nghiệm có được.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 1948 - 1991.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu quá trình viện trợ phát triển kinh tế Hàn
Quốc, đầu tư, kinh tế cho Hàn Quốc từ Mỹ. Qua đó đánh giá những tác động đối
với nền kinh tế Hàn Quốc.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận: Để thực hiện đề tài, người viết dựa trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm chỉ đạo
của Đảng ta về nghiên cứu sử học.
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đã
sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic,
phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, xử lý tư liệu …
7


5. Đóng góp của khóa luận
Với các nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy, đề tài góp phần làm sáng tỏ các
vấn đề như: Bối cảnh lịch sử của Hàn Quốc Sau Chiến trah thế giới thứ hai; sự phát
triển kinh tế Hàn Quốc (1948-1991), nguyên nhân phát triển kinh tế , từ đó rút ra
nguyên nhân phát triển kinh tế của Hàn Quốc và đi sâu vào nghiên cứu về vai trò
của Mỹ đối nền kinh tế Hàn Quốc suốt thời kỳ đó.
Trên cơ sở tìm hiểu về chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc thời kỳ
Chiến tranh lạnh, viện trợ kinh tế của Mĩ cho Hàn Quốc với nguồn tư liệu và cách
đánh giá khách quan. Vì vậy, đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo thêm để nghiên
cứu và giảng dạy về lịch sử thế giới hiện đại nói chung và lịch sử các nước Đông
Bắc Á nói riêng.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu
gồm có hai chương:
Chương 1. Sự phát triển của kinh tế Hàn Quốc thời kỳ 1948-1991.
Chương 2. Vai trò của Mỹ đối với sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc thời kỳ
1948-1991.

NỘI DUNG

Chƣơng 1
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀN QUỐC 1948 - 1991

8

1.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
1.1.1. Bối cảnh quốc tế
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ có tham vọng vươn lên bá chủ toàn
cầu. Chính vì vậy Mỹ đã ráo riết thực hiện chính sách ngoại giao của mình nhằm

đạt được tham vọng này. Sau chiến tranh bối cảnh quốc tế có nhiều điều kiện thuận
lợi cho Mỹ:
Các nước tư bản Tây Âu dù là thắng trận hay bại trận đều bị tàn phá nặng nề,
nền kinh tế bị kiệt quệ và lâm vào khủng hoảng, trong khi các nước phát xít Đức, Ý
chịu tổn thất to lớn về người và phải chịu những khoản bồi thường chiến phí hết
sức nặng nề và phải chấp nhận việc phân chia lãnh thổ do các nước thắng trận
quyết định, ngược lại hai nước đế quốc tư bản lâu đời là Anh và Pháp lại bước ra
khỏi cuộc chiến tranh với tư cách là một nước thắng trận nhưng cũng chịu những
thiệt hại bởi chiến tranh.
Nước Anh, dù là một nước thắng trận tuy nhiên lại bị chiến tranh tàn phá một
cách nghiêm trọng, những tổn thất đó làm cho kinh tế Anh kiệt quệ. Đồng bảng
Anh mất giá và không còn là đồng tiền thanh toán quốc tế duy nhất đồng thời mất
địa vị là đội thương thuyền hàng đầu trong dịch vụ hàng hải quốc tế. Chiến tranh đã
đẩy nước Anh từ một chủ nợ lớn trên thế giới thành con nợ của Mỹ và phải phụ
thuộc vào Mỹ để mua vũ khí chiến tranh cũng như dựa vào viện trợ của Mỹ để đối
phó lại các cuộc đấu tranh giành độc lập tại các thuộc địa của Anh. Tất cả những
điều này khiến cho Anh mất dần vị thế là nước “cân bằng châu Âu”. Do vậy, Anh
phải nhượng bộ và cấu kết chặt chẽ với Mỹ trong việc tổ chức lại trật tự thế giới.
Với Pháp, là một nước bị Đức chiếm đóng trong chiến tranh vì vậy chịu thiệt
hại nặng nề về kinh tế cũng như sự suy giảm về vị thế địa chính trị trên trường quốc
tế. Về kinh tế, công nghiệp giảm sút ba lần, nông nghiệp giảm hai lần so với trước
chiến tranh, đồng thời việc Chính phủ Pê-tanh nhanh chóng đầu hàng và làm tay sai
9

cho Đức trong chiến tranh làm cho Pháp dù là nước thắng trận nhưng uy tín bị suy
giảm nghiêm trọng do đó khi chiến tranh kết thúc Pháp không được mời tham dự các
Hội nghị lớn bàn về vấn đề hậu chiến.
Là một nước thắng trận lại không phải chịu nhiều ảnh hưởng từ chiến tranh
đồng thời lại thu được nhiều lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí cho nên sau chiến
tranh Mỹ vươn lên trở thành cường quốc đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa, trở

thành chủ nợ trên thế giới với một nền kinh tế phát triển hùng mạnh. Tất cả những
yếu tố này là động lực để Mỹ mong muốn thực hiện tham vọng của mình. Tuy
nhiên Mỹ cũng gặp phải những khó khăn thách thức không nhỏ.
Đó là Mỹ phải đối mặt với sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa đang
ngày càng diễn ra mạnh mẽ ở khắp mọi nơi trên thế giới đe dọa sức mạnh của Mỹ.
Sau chiến tranh, Liên Xô mặc dù là một nước chịu thiệt hại nặng nề nhất với
tổng thiệt hại lên tới con số 2 tỉ 60 triệu rúp, tổn thất khoảng 30% ngân sách quốc
gia, với 27 triệu người chết trong chiến tranh, cuộc sống của người dân vô cùng
khó khăn. Liên Xô bước vào công cuộc khôi phục kinh tế trong hoàn cảnh hết sức
nghèo nàn. Tuy nhiên với vị thế một nước thắng trận, có vai trò to lớn trong việc
tiêu diệt Chủ nghĩa phát xít Liên Xô trờ thành cường quốc Xã hội chủ nghĩa hàng
đầu. Năm 1946, Liên Xô bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế cũng trong năm
này Liên Xô bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ tư. Đến năm 1947, Liên Xô
đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ quân sự hóa nền kinh tế, nền kinh tế được khôi
phục và vượt mức trước chiến tranh. Với sự nỗ lực của nhà nước và nhân dân Liên
Xô trong công cuộc khôi phục và ổn định đời sống nhân dân, nền kinh tế Liên Xô
đã vượt lên đứng thứ hai sau Mỹ. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom
nguyên tử phá vỡ thế độc quyền của Mỹ, chính vì vậy vị thế của Liên Xô ngày
càng được nâng cao. Hơn nữa, mô hình Xã Hội Chủ Nghĩa mà Liên Xô và các
10

nước Đông Âu xây dựng đang ngày càng lan tỏa trên thế giới, đây là một mô hình
tiến bộ xã hội không còn chế độ người bóc lột người tạo ra một xã hội công bằng
dân chủ trên thế giới. Thêm vào đó để nâng cao vị thế và tăng cường sự hợp tác
giữa các nước Xã hội chủ nghĩa, Liên Xô và Đông Âu đã cho ra đời tổ chức Hội
đồng tương trợ kinh tế (SEV). Đặc biệt Liên Xô còn ra sức ủng hộ và giúp đỡ các
dân tộc trên thế giới đấu tranh giành độc lập dân tộc vì hòa bình và tự do cho nhân
loại, điều này càng làm cho sức mạnh của hệ thống Xã hội chủ nghĩa ngày càng
vững chắc, Liên Xô trở thành thành trì của phong trào giải phóng dân tộc, của các
cuộc đấu tranh vì hòa bình dân chủ trên thế giới.

Cũng từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc tại các nước phụ thuộc thuộc địa trên thế giới diễn ra vô cùng mạnh mẽ lật đổ
ách cai trị của Chủ nghĩa thực dân giành độc lập cho mình, tiêu biểu: Việt Nam,
Trung Quốc… điều này thách thức vị thế của Mỹ.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc quan hệ Xô - Mỹ ngày càng rạn
nứt, quan hệ giữa Mỹ và Liên xô không còn là đồng minh cùng chống kẻ thù chung
là Chủ nghĩa phát xít như trong thời kỳ chiến tranh nữa. Với sự lớn mạnh của Liên
Xô và hệ thống Xã hội chủ nghĩa, Mỹ đã tìm đủ mọi cách để ngăn cản sự phát triển
của chủ nghĩa xã hội và thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. Khi Tổng thống Truman
lên nhậm chức năm 1947 đã bắt đầu thực hiện chính sách cứng rắn với Liên Xô.
Vào tháng 3 năm 1947, Truman đã đọc bài diễn văn trước Quốc hội công bố chính
sách đối ngoại mới được gọi là “học thuyết Truman” nhằm ngăn chặn sự bành
trướng của Liên Xô và Chủ nghĩa cộng sản . Với học thuyết Truman Mỹ đã công
khai từ bỏ hợp tác với Liên Xô trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế như đã từng
diễn ra trong Chiến tranh thế giới thứ hai và bắt đầu cuộc Chiến tranh lạnh chống
Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. Cuộc “Chiến tranh lạnh” do Mỹ phát động
11

là cuộc chiến tranh “không nổ súng, không đổ máu” nhưng luôn trong tình trạng
đối đầu căng thẳng, quyết liệt nhằm mục tiêu ngăn chặn rồi đi đến tiêu diệt Liên
Xô. Tuy nhiên cuộc “Chiến tranh lạnh” không chỉ dừng lại ở chỗ“không nổ súng,
không đổ máu” mà nó đã phát triển thành những cuộc chạy đua vũ trang ráo riết,
những cuộc xung đột mang tính khu vực giữa hai cực Xô - Mỹ, hai khối Đông –
Tây.
1.1.2. Tình hình trong nƣớc
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc Triều Tiên thoát khỏi thân phận
thuộc địa của Nhật Bản, tuy nhiên đất nước lại phải đối mặt với những thách thức
mới. Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc các nước phe đồng minh gặp
nhau tại Cairo tháng 11/1943 và đưa ra một bản tuyên bố chung, trong bản tuyên bố
này có đề cập đến vấn đề độc lập của Triều Tiên. Ba nước Anh, Mỹ và Trung Quốc

đã tuyên bố Triều Tiên sẽ được độc lập khi thời cơ tới, thế nhưng Mỹ lại lo ngại
rằng sau khi Nhật bại trận sẽ tạo nên một khoảng trống quyền lực trên Bán đảo và
Liên Xô có thể sẽ giành lấy cơ hội này để gây ảnh hưởng của mình tại khu vực
Đông Bắc Á, vì vậy Mỹ chủ trương trì hoãn và thuyết phục Liên Xô chấp nhận một
chế độ quản thác tạm thời, trong sự vội vã và cố gắng nhằm ngăn chặn bước tiến
của Liên Xô, Mỹ đã vạch ra ranh giới ở vĩ tuyến 38, Mỹ cũng cố gắng thiết lập một
Chính phủ ở phía nam Bán đảo Triều Tiên. Tháng 2/1945, ở Ianta Hội nghị tam
cường diễn ra hết sức gay go và quyết liệt, trong đó có nội dung bàn về bán đảo
Triều Tiên: Quân đội Liên Xô sẽ chiếm miền Bắc Triều Tiên, quân đội Mỹ sẽ
chiếm miền Nam Triều Tiên. Lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Tuy nhiên do nhiều
vấn đề chưa được giải quyết triệt để trong Hội nghị này nên các nước tiếp tục họp
hội nghị ngoại trưởng.
12

Sau khi Liên Xô đánh bại quân đội Nhật ở Viễn Đông, quân đội Mỹ và quân
đội Liên Xô tiến vào giải phóng bán đảo Triều Tiên khỏi ách phát xít Nhật. Nhân
cơ hội các lực lượng Anh, Pháp không đủ khả năng duy trì vị trí của mình như Mỹ,
Mỹ đã lợi dụng vị thế quân sự, kinh tế to lớn của mình để bành trướng thế lực sang
Viễn Đông mà không hề đếm xỉa gì đến những cam kết ở các hội nghị trước đây.
Đối với Triều Tiên, Mỹ lợi dụng các thế lực thân Mỹ âm mưu biến Nam Triều
Tiên trở thành căn cứ quân sự của Mỹ chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa.
Từ ngày 16 đến 26/12/1945, Hội nghị ngoại trưởng các nước Liên Xô, Mỹ,
Anh, Pháp và Trung Quốc đã họp tại Matxcơva để bàn bạc cách giải quyết vấn đề
Viễn Đông. Đối với vấn đề Triều Tiên, hội nghị đã thông qua những quy định sau:
Nhằm xây dựng một nước Triều Tiên độc lập, thành lập một Chính phủ lâm
thời Triều Tiên để đảm nhận việc phát triển kinh tế, văn hóa quốc gia chung cho cả
nước Triều Tiên. Thanh toán càng sớm càng tốt những hậu quả do ách nô dịch của
Nhật Bản để lại.
Để giúp việc thành lập Chính phủ dân chủ lâm thời Triều Tiên, một ủy ban

liên hiệp gồm đại biểu Bộ chỉ huy Liên Xô và Mỹ ở Triều Tiên được thành lập. Ủy
ban sẽ thăm dò ý kiến của các đảng phái và các tổ chức dân chủ để thảo ra những
đề nghị về việc giải quyết vấn đề Triều Tiên. Những khuyến nghị của ủy ban này sẽ
gửi đến 4 nước Liên Xô, Anh, Mỹ, Trung Quốc sẽ có quyết định cuối cùng.
Thời gian ủy trị của 4 chính quyền không được kéo dài quá 5 năm. Việc ủy trị
là một biện pháp giúp đỡ và khuyến khích sự tiến bộ về kinh tế chính trị kinh tế xã
hội và tăng quyền tự quản dân chủ về thiết lập nền độc lập dân tộc của Triều Tiên.
13

1.2. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, VĂN HÓA
1.2.1. Tình hình chính trị - xã hội
Sau khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc, Hàn Quốc
được sự giúp đỡ của Liên Hợp Quốc mà thực chất là Mỹ, sự giúp đỡ này ngày càng
được thể hiên rõ nét và sâu sắc từ sau cuộc chiến tranh Nam- Bắc Triều Tiên (1950-
1953). Điều đó khiến cho tư tưởng chính trị của Mỹ có ảnh hưởng khá lớn đối với
thể chế chính trị của Hàn Quốc. Xây dựng có đặc trưng là quyền lực tập trung trong
tay Tổng thống và theo mô hình tam quyền phân lập.
Về Hiến pháp: Hiến pháp của Hàn Quốc lần đầu tiên được công bố ngày 17
tháng 7 năm 1948 và được sửa đổi vào các năm 1952, 1954 trong thời kỳ Đệ tam
cộng hòa. Sau cuộc nổi dậy của sinh viên năm 1962, vào thời kỳ đệ tam cộng hòa,
vào thời kỳ đệ tứ cộng hòa năm 1972, thời kỳ đệ ngũ cộng hòa năm 1980 và vao
thời kỳ đệ lục cộng hòa năm 1987. Những sửa đổi này tập trung chủ yếu ở hình
thức tổ chức chính quyền, cách thức bầu cử Tổng thống và quyền hạn của nhiệm kỳ
Tổng thống.
Hiến pháp Hàn Quốc quy định chế độ Tổng thống nằm trong cơ quan hành
pháp của Chính phủ nhằm đạt được sự lãnh đạo ổn đinh và có uy lưc dựa trên sự ủy
nhiệm toàn dân. Mọi công dân đều được hưởng đầy đủ quyền tự do cá nhân như:
Tự do ngôn luận, tự do báo chí tự do hội họp. Hiến pháp còn góp phần tăng cường
sự thống nhất và hòa hợp quốc gia, đề ra mục tiêu thống nhất hai miền Nam - Bắc
Hàn Quốc. Nó cũng tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế, các hiệp ước và các nguyên tắc

được luật quốc tế công nhận. Trong kỳ họp thứ nhất của Quốc hội ngày 31 tháng 5
năm 1948, Đại Hàn Dân Quốc được chọn làm tên chính thức, việc bầu cử Tổng
thống và Chính phủ được thành lập dựa vào nguyên tắc dân chủ tự do. Ngày 15
tháng 8 năm 1948 là ngày Hàn Quốc được công bố với thế giới.
14

Hiến pháp Hàn Quốc quy định đảm bảo tính độc lập cho ba cơ quan quyền lực
của Chính phủ là: Hiến pháp, lập pháp và tư pháp.
Về lập pháp: Cơ quan lập pháp bao gồm Quốc hội một thành viên với 299 đại
biểu, 2/3 thành viên Quốc hội được bầu thông qua bỏ phiếu toàn dân trong niệm kỳ
4 năm và số ghế còn lại được phân bổ theo tỉ lệ cho các đảng dành được 5 ghế trở
lên trong cuộc bầu cử trực tiếp. Tổng số thành viên Quốc hội do hiến pháp quy định
không dưới 200 người.
Chức năng chủ yếu của Quốc Hội gồm quyền kiến nghị, bàn bạc, cân nhắc,
duyệt hay bác bỏ các luật dư thảo, hoàn thành tốt và kiểm tra các bản quyết toán
của ngân sách quốc gia, đồng ý ký kết hòa bình. Quốc hội cũng được trao quyền
chỉ trích Tổng thống và phê chuẩn các sắc lệnh về tình trạng kiểm soát bất kể sự
lạm dụng quyền tổng thống một cách có hiệu quả.
Về Tư pháp: Tòa án tối cao kiểm soát và xét duyệt các quyết định cuối cùng
về đơn chống lại các quyết định của của các tòa án thượng thẩm trong các vụ án tội
phạm và dân sự. Quyết định của tòa án tối cao là quyết định cuối cùng và không
tranh cãi. Chánh án tối cao do Tổng thống bổ nhiệm có nhiệm kỳ 6 năm thông qua
sự tán thành của Quốc hội.
Bộ phận tòa án bao gồm ba cấp: Tòa án tối cao, Tòa án thượng thẩm, và
Tòa án sơ thẩm. Chánh án và tòa án tối cao bao gồm 13 thẩm phán và một chánh
án.
Ngoài hệ thống tòa án có ba cấp trên còn có một số tòa án chuyên ngành như:
Tòa án gia đình, tòa án chính trị, tòa án bản quyền.
Về hành pháp: Với cương vị cơ là người lãnh đạo cao nhất trong cơ quan hành
pháp của Chính phủ, Tổng thống không chỉ là nguyên thủ quốc gia trong vấn đề đối

nội mà còn là người đại diện nhà nước trong quan hệ ngoại giao. Bên cạnh Tổng
15

thống còn có Thủ tướng. Thủ tướng có trách nhiệm giám sát hoạt động của các bộ
và các cơ quan đối lập nhau, thực chất là người giúp việc cho Tổng thống. Chính
quyền địa phương với tư cách là một bộ phận cấu thành cơ quan hành pháp có 356
669 công chức. Ngoài ra cơ quan hành pháp còn có Hội đồng nhà nước, 17 bộ và
17 cơ quan độc lập. Dưới cấp chính quyền trung ương là chính quyền địa phương
với tư cách là một bộ phân cấu thành cơ quan hành pháp được chia thành 2 cấp
gồm 16 tỉnh và 235 quận.
Ngày 15 tháng 8 năm 1948 Đại Hàn Dân Quốc được thành lập đã xác định rõ
con đường xây dựng đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa, thực hiện chế độ đa
đảng phái chính trị, các thế lực chính trị ở Hàn Quốc đều muốn giương cao ngọn cờ
tư tưởng của đảng phái mình. Vào thời kỳ đầu của nền cộng hòa thứ nhất ở Hàn
Quốc xuất hiện nhiều tư tưởng đan xen nhau là tư tưởng thân Nhật, tư tưởng thân
Mỹ, tư tưởng dân tộc, tư tưởng Xã hội chủ nghĩa… những luồng tư tưởng này xung
đột lẫn nhau và đều muốn vươn lên trở thành tư tưởng chủ đạo. Tuy nhiên, thời kỳ
đầu tư tưởng chủ đạo chếm ưu thế là tư tưởng thân Mỹ của đảng cầm quyền do Lý
Thừa Văn làm Tổng thống. Được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía Mỹ về tiền bạc và
quân sự, thế lực thân Mỹ cạnh tranh quyết liệt với thế lực thân Nhật. Điểm nóng
mang tính chất chính trị quan trọng lúc bấy giờ đối với đảng cầm quyền là thanh
toán tàn dư của Nhật Bản sau mấy chục năm Nhật Bản cai trị đất nước. Tư tưởng
này được các đảng phái khác cũng như được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ
tán thành vì nó phù hợp với tư tưởng dân tộc mà tất cả các đảng phái hướng tới.
Ngược lại, các đảng phái cũng phản đối việc Chính phủ Lý Thừa Văn quá nghiêng
về phía Mỹ. Những xung đột, mâu thuẫn giữa các đảng phái chính trị gây nên sự
hỗn loạn về mặt tư tưởng. Để ổn định về mặt tư tưởng, chính trị, một loạt các tư
tưởng mang sắc thái chính trị như: Tư tưởng uy quyền mang nặng tính trung ương
16


tập quyền, tư tưởng bá quyền, tư tưởng bè phái, tư tưởng coi trọng quan chức xem
nhẹ quần chúng… đã xuất hiện và tồn tại dai dẳng một thời gian dài trong xã hội
Hàn Quốc. Tuy nhiên tư tưởng quyền uy, tư tưởng bá quyền lại giữ được vai trò
chủ đạo đã chỉ đạo toàn bộ hệ thống hành chính quốc gia đặc biệt với cơ quan lập
pháp và hành pháp. Tư tưởng cứng nhắc này tuy có tác dụng nhất định về mặt ổn
định xã hội nhưng nó cũng đã kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội Hàn Quốc đặc
biệt là lĩnh vực quân sự và ngoại giao. Có ý kiến còn cho rằng đây cũng chính là
một trong những nguyên nhân gây ra cuộc nội chiến đẫm máu giữa hai miền Nam -
Bắc và ngày càng làm cho mâu thuẫn giữa hai miền càng trở nên gay gắt.
Cuộc chiến tranh Nam - Bắc kéo dài ba năm đã để lại hậu quả thảm khốc cho cả
hai miền nói chung và Hàn Quốc nói riêng. Sau chiến tranh Hàn Quốc rơi vào tình
cảnh hết sức éo le, đất nước bị tàn phá, ruộng đất bị bỏ hoang, 279.000 người thất
nghiệp, hơn 100.000 trẻ mồ côi, gia đình ly tán, hơn 72.000 sinh viên, 51.000 quân
nhân giải ngũ mất việc làm, nền kinh tế vốn đã lạc hậu kém phát triển nay lại càng
trở nên tiêu điều dẫn đến khủng hoảng trầm trọng, nền chính trị bất ổn và đời sống xã
hội ngày càng trở nên khó khăn.
Năm 1960, Lý Thừa Văn và Đảng Tự do đã tổ chức bầu cử Tổng thống bất
chấp sự phản đối từ phía nhân dân và Chính phủ các đảng phái. Đến ngày bầu cử
15 tháng 3, sinh viên đã xuống đường biểu tình phản đối mạnh mẽ. Đến tháng 4
một cuộc biểu tình lớn ở Seoul lại nổ ra khiến cho Lý Thừa Văn buộc phải từ chức,
lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc sinh viên đã dẫn đầu một cuộc cách mạng dân
chủ.
Ngày 15 tháng 7 năm 1960, Hiến pháp được sửa đổi, Chính phủ gồm hai viện
và Yoon Posun làm Tổng thống. Vào ngày 15 tháng 8, Yoon Posun đã chính thức
nhậm chức. Tuy nhiên, chính quyền mới không có đủ khả năng quản lý đất nước,
17

một số quan chức bắt đầu tham nhũng, nền kinh tế quốc dân lâm nguy, Chính phủ
không đủ quyền lực để giải quyết các vấn đề tư tưởng, đường lối trong đảng cầm
quyền cũng như giải quyết các vấn đề nan giải của xã hội.

Ngày 16 tháng 5 năm 1961, Ủy ban cách mạng quân sự do tướng Park Chung
Hee đứng đầu tuyên bố tiếp quản ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp, lập ra
chính quyền quân sự mới. Đảng Dân chủ do ông đứng đầu đã dung hòa được mâu
thuẫn về mặt tư tưởng giữa các đảng phái và củng cố được chính quyền cũng như
giữ cho đảng mình chiếm ưu thế. Từ khi Park Chung Hee lên cầm quyền, lần đầu
tiên trong lịch sử hiện đại Hàn Quốc nguồn tài nguyên và nhân lực được sử dụng có
hiệu quả nhất. Hàn Quốc chính thức bước vào thời kỳ công nghiệp hóa đất nước tốc
độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 9,2%, thu nhập bình quân đầu người tăng từ
87 USD năm 1992 lên 1583 USD năm 1980, giá trị xuất nhập khẩu tăng cao, kinh
tế phát triển khiến cho vị thế của Hàn Quốc được nâng lên đáng kể.
Mặt khác, trong những năm 60 - 70 của thế kỉ XX, cùng với sự tăng trưởng
nhanh về kinh tế lại kéo theo nhiều điều bất ổn về chính trị xã hội. Kinh tế phát
triển, đầu tư của nước ngoài vào càng nhiều, quyền lực tập trung càng cao thì các
nguy cơ tiềm tàng như tư tưởng bất dân chủ, chủ nghĩa quyền uy, tư tưởng thực
dụng, tệ nạn tham nhũng, nhận hối lộ ngày càng gia tăng, nhân dân bắt đầu chán
ghét đảng dân chủ nhưng lại bất dân chủ của Park Chung Hee và ngày 26 tháng 10
năm 1979 Park Chung Hee bị ám sát, sự kiện này càng làm tăng thêm những bất ổn
trong đời sống chính trị, xã hội của nước này.
Cuối năm 1980, Chính phủ của Tổng thống Chun Doo Hwan được thành lập,
Chính phủ mới đã đưa ra được chương trình cải tổ của mình. Chương trình cải tổ
này tập trung vào ba vấn đề chính đó là: Ổn định giá cả tiếp tục phát triển kinh tế,
cải tiến, phân phối và thu nhập. Với chính sách cải cách đúng đắn cộng với tinh
18

thần trách nhiệm, tự lực, tự cường lao động sáng tạo của người dân Hàn Quốc làm
cho tình hình kinh tế phát triển trở lại, đời sống xã hội được ổn định. Tuy nhiên,
cũng giống như những nền Cộng hòa trước đó nền Cộng hòa của Chun Doo Hwan
cũng bất dân chủ như: Tình trạng gian lận trong bầu cử, tham nhũng…
Những cuộc biểu tình của sinh viên và quần chúng nhân dân đã dẫn tới những
cải cách chính trị quan trọng, Hiến pháp được sửa đổi, cho phép bầu cử lại Tổng

thống. Tháng 12 năm 1977, Rol Taewoo đã được bấu làm Tổng thống. Với cam kết
thực hiện dân chủ hóa, thực hiện tốt mục tiêu trong kế hoạch 5 năm lần thứ sáu đưa
đất nước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và kết
quả mà nhân dân đạt được đã vượt ra ngoài cả mong đợi.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế làm cho nhiều hiện tượng tiêu cực
trong xã hội nảy sinh, đó là tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng, chủ
nghĩa thực dụng sống vì đồng tiền, lối sống hiện đại làm mất đi những giá trị văn
hóa truyền thống tốt đẹp, bộ máy hành chính quan liêu tham nhũng, tất cả những
điều này đã khiến cho Rol Taewoo phải từ chức.
Như vậy có thể nhận thấy rằng, trong giai đoạn Hàn Quốc từng bước phát triển
kinh tế đã kéo theo những mâu thuẫn, bất ổn trong đời sống chính trị cũng như về
mặt xã hội, giai đoạn 1948-1991 với 5 đời thay đổi Tổng thống. Mỗi đời Tổng thống
được dựng lên rồi lại phải từ bỏ bởi những nguyên nhân khác nhau đã cho thấy tình
hình chính trị, xã hội thời kỳ này vô cùng bất ổn.
1.2.2. Văn hóa - giáo dục
Hàn Quốc có một nền văn hóa lâu đời, đa dạng phong phú kết tinh đầy bản
sắc dân tộc, trong thời kỳ hiện đại văn hóa Hàn Quốc phản ánh khá rõ nét hiện
thực đất nước. Đó là bức tranh phản ánh đầy tính chân thực nói tới cuộc sống bi ai
bởi chiến tranh, hay công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Hàn Quốc.
19

Ở Hàn Quốc tồn tại nhiều tôn giáo khác nhau, mỗi tôn giáo lại mang những
đặc tính và sắc thái riêng, từ xa xưa các tôn giáo, các học thuyết chính trị đã du
nhập vào Hàn Quốc bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó có hai tôn giáo ảnh
hưởng tới cuộc sống cử nhân dân cũng như chính trị đó là đạo phật và nho giáo.
Phật giáo được du nhập vào Hàn Quốc từ rất sớm. Tuy nhiên, bước vào thời
kỳ hiện đại phật giáo đã không còn là tôn giáo chủ yếu trong cuộc sống của người
Hàn Quốc như hồi trước cuộc cải cách của vương triều Chosun (thế kỷ XIV) nhưng
phật giáo vẫn còn rất mạnh mẽ và đầy sức sống với khoảng 12 đến 15 triệu tín đồ.
Nho giáo hay còn gọi là Khổng giáo, mặc dù không còn là cơ sở của chính

quyền và hệ thống chính trị nữa nhưng nho giáo vẫn là trụ cột tinh thần của Hàn
Quốc. Nó khắc sâu vào tâm trí của người Hàn Quốc. Khi người Nhật xâm chiếm
Hàn Quốc năm 1910 hệ thống Khổng giáo bị biến mất, tuy vậy các giá trị cơ bản và
các tiền đề xã hội của nó vẫn tồn tại ở Hàn Quốc thời kỳ hiện đại mạnh mẽ.
Bên cạnh đạo Phật và đạo Khổng ở Hàn Quốc còn có Cơ đốc giáo, Đạo giáo
và một số tôn giáo khác cũng được du nhập và ngày càng phát triển ở Hàn Quốc,
mặc dù mức độ ảnh hưởng có khác nhau nhưng nó góp phần làm phong phú thêm
đời sống tinh thần cũng như bản sắc văn hóa Hàn thời kỳ hiện đại.
Về giáo dục, nền giáo dục hiện đại được du nhập vào Triều Tiên từ rất sớm.
Cuối thế kỷ XIX ở Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống trường mới theo ba loại hình:
Quốc lập, trường do giáo hội thiên chúa xây dựng và trường tư do những người có
tinh thần ái quốc đứng ra thành lập. Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống giáo dục
hiện đại của Triều Tiên đã nhanh chóng bị gián đoạn từ đất nước bị quân Nhật cai
trị (1910-1945). Nhờ truyền thống giáo dục, ngay sau khi đất nước được giải phóng
Hàn Quốc đã nhanh chóng phát triển giáo dục, coi giáo dục là nhân tố quan trọng
để phát triển kinh tế đất nước người Hàn Quốc cho rằng: Muốn thoát khỏi cảnh

×