Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nhân vật nữ trong truyện ngắn của ivan bunhin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.79 KB, 67 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN




ĐINH THỊ THƠM




NHÂN VẬT NỮ TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA IVAN BUNHIN





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lí luận Văn học







HÀ NỘI - 2014



TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN




ĐINH THỊ THƠM



NHÂN VẬT NỮ TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA IVAN BUNHIN




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lí luận Văn học



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học



Th.S NGUYỄN THỊ VÂN ANH






HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN


Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S
Nguyễn Thị Vân Anh - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp đỡ
tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ
văn, đặc biệt là thầy cô trong tổ Lí luận văn học và các bạn sinh viên đã giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận.

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2014
Ngƣời thực hiện


Đinh Thị Thơm




















LỜI CAM ĐOAN


Khóa luận này hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Th.S
Nguyễn Thị Vân Anh. Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi.
- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực.
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình
nghiên cứu nào từng công bố.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2014
Ngƣời thực hiện



Đinh Thị Thơm



















MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Đóng góp của khóa luận 5
7. Bố cục của khóa luận 5
NỘI DUNG 6
Chƣơng1: KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ VAI TRÒ
NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA IVAN BUNHIN 6
1.1. Tìm hiểu chung về nhân vật văn học 6
1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học 6
1.1.2. Chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học 7
1.2. Vị trí nhân vật nữ trong truyện ngắn của Ivan Bunhin. 8

Chƣơng 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ NGƢỜI PHỤ NỮ VÀ ĐẶC
ĐIỂM NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA IVAN BUNHIN . 10
2.1. Quan niệm nghệ thuật của I.Bunhin về người phụ nữ 10
2.2. Các kiểu nhân vật nữ trong truyện ngắn của I.Bunhin 11
2.2.1. Nhân vật tha hóa 11
2.2.2. Nhân vật bản năng 14
2.2.3. Nhân vật bi kịch 17
2.2.4. Nhân vật nổi loạn 31
Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA IVAN BUNHIN 38
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình 38
3.1.1. Khắc họa chân dung nhân vật nữ mang vẻ đẹp yêu kiều, trong sáng,
thánh thiện. 39
3.1.2. Khắc họa chân dung nhân vật nữ mang vẻ đẹp dung dị, mộc mạc, thuần
khiết 40
3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật 45
3.3. Thủ pháp tương phản, đối lập 49
3.4. Ngôn ngữ nhân vật 51
3.4.1. Ngôn ngữ suồng sã, táo bạo 51
3.4.2. Ngôn ngữ khéo léo, tế nhị. 53
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
















1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Khi nói tới nước Nga, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới những hàng bạch
dương đại ngàn, những điệu nhảy uyển chuyển cùng hình ảnh của những con
búp bê Matryoska. Nhưng không hẳn ai cũng biết tới và biết sâu về văn hóa
nghệ thuật Nga. Cũng như nhiều dân tộc trên thế giới, từ xa xưa nền văn hóa
nghệ thuật Nga đã hình thành và tạo nên món ăn tinh thần phong phú trong
đời sống nhân dân. Trong đó, văn học là một trong những loại hình nghệ thuật
đạt nhiều thành tựu xuất sắc. Ở đó ta tìm thấy tất cả bản sắc Nga, tâm hồn
Nga và thiên nhiên Nga. Dòng văn học viết ở Nga hình thành và phát triển với
lịch sử gần 1000 năm và ngày càng khẳng định vị thế của nó trong nền văn
học thế giới. Thời đại nào cũng có nhiều tác giả, tác phẩm nổi tiếng đạt giá trị
tư tưởng, nghệ thuật cao. Tiêu biểu có những cây đại thụ như Gôgôn, Puskin,
Sêkhôp, Gorki… Trong dòng văn học Nga hiện đại, ta không thể không nhắc
tới Ivan Bunhin - người mang vinh quang về cho nền văn học Nga với giải
thưởng Nobel vào năm 1933.
Ivan Alekseyevich Bunhin (1870 – 1953) là một trong những cây bút
xuất sắc của nền văn học Nga giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu XX. Giống nhiều
nhà văn Nga khác, ông dành cho đất nước và con người Nga một tình yêu tha
thiết, thẳm sâu. Bunhin đã từng bộc bạch chân thành: Làm sao chúng ta có thể
quên Tổ quốc hay Đất nước và con người bao giờ cũng khiến tôi rung động

[9]. Bunhin sáng tác ở nhiều đề tài như thiên nhiên, tình yêu và cái chết nhưng
thành công hơn hết là ở đề tài viết về tình yêu. Hình ảnh các nhân vật nữ là
linh hồn tạo nên sự cuốn hút cho những trang viết về đề tài này. Số lượng tác
phẩm của Bunhin không nhiều nhưng đó lại là “cả một chương mới trong lịch
sử phát triển văn học Nga trong thế kỉ XX bởi sự sâu sắc, tinh tế về cả nội
dung lẫn nghệ thuật” [3, tr.17]. Ông sáng tác thơ và truyện ngắn nhưng truyện
2

là đặc sắc hơn cả. Có nhiều ý kiến cho rằng: Sau Sêkhôp thì bậc thầy của
truyện ngắn trong văn học Nga là Bunhin. Truyện của ông vừa là áng văn
xuôi lại vừa là thơ, như Gorki đã từng khen: “Bunhin viết có khác nào vẽ nên
những bức tranh sinh động” [12, tr.483].
Tất cả sự bí ẩn của thế giới này đều không thể sánh nổi sự bí ẩn của
người phụ nữ. Phụ nữ là một nửa thế giới, là biểu tượng cho vẻ đẹp bền vững
của nghệ thuật và cuộc sống. Vì thế, tìm hiểu về người phụ nữ cũng là khám
phá vẻ đẹp của nghệ thuật và cuộc sống của nhân loại. Trong văn học, người
phụ nữ không chỉ là chủ thể sáng tác mà còn trở thành đối tượng trung tâm
của sự miêu tả. Bunhin đã viết về người phụ nữ với thái độ chân thành, yêu
mến nhất. Ông luôn gắn nhân vật nữ của mình vào tình yêu đôi lứa để từ đó
làm toát được vẻ đẹp riêng về ngoại hình cũng như tính cách, khuất khúc
trong tâm hồn của mỗi nhân vật.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Nhân vật nữ
trong truyện ngắn của Ivan Bunhin nhằm làm sáng tỏ cái nhìn của nhà văn về
người phụ nữ. Đồng thời, chỉ ra đặc điểm cũng như những nét đặc sắc trong
nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong sáng tác của ông.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ivan Bunhin được coi là hiện tượng đặc biệt trong dòng văn học hiện
đại Nga – người đã mang lại vinh quang cho Tổ quốc bằng giải thưởng Nobel
cao quý. Bunhin sống ở nước ngoài nhưng tha thiết xin được làm công dân
mang quốc tịch Xô Viết. Do vậy, ông sáng tác với tất cả tình cảm dành cho

Tổ quốc. Ông viết về thiên nhiên Nga, con người Nga trong đó tâm điểm là vẻ
đẹp và số phận của những người phụ nữ . Ông luôn đặt họ trong những biểu
hiện phong phú, phức tạp của tình yêu đôi lứa. Qua đó thể hiện cái nhìn của
nhà văn về người phụ nữ.
Bunhin - một đời văn xuất sắc cùng những trang viết đằm thắm dành
cho phái đẹp đã trở thành đề tài nghiên cứu cho những ai yêu văn học nói
3

chung, văn học Nga cùng Bunhin nói riêng. Có một số bài viết nghiên cứu về
Bunhin, tiêu biểu như tiểu luận của sinh viên Nguyễn Thị Huệ, khoa văn
trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Tác giả có bài viết với tiêu đề: Nghệ thuật
miêu tả tâm lí nhân vật trong truyện Say Nắng của Bunhin [10]. Bài viết chỉ
ra cái hay của Bunhin khi miêu tả tâm lí nhân vật thiếu úy. Những tâm lí ấy
diễn ra gắn liền với tất cả tình cảm, tình yêu mà chàng dành cho người thiếu
phụ.
Trên Tạp chí Sông Hương – Số 185 (tháng 7), Hà Văn Lưỡng có bài
viết về Bunhin với tiêu đề: Một số đặc điểm của văn xuôi Ivan Bunhin. Tác
giả nhận định: Trong những truyện ngắn của mình, I.Bunhin đã dành một số
lượng khá lớn nói đến người phụ nữ, nói đến tình yêu và khát vọng sống của
họ. Nếu Ph.Đôtxtôiepxki cho rằng cái đẹp cứu rỗi thế giới thì Bunhin lại quan
niệm tình yêu là cuộc sống của con người. Trong số hàng chục truyện ngắn
của Bunin viết về tình yêu của người phụ nữ, nhà văn luôn dành cho họ
những tình cảm chân thành và thái độ trân trọng nhất [11].
Trên trang mạng Vnca.cand.com.vn cũng có bài viết Văn hào Nga Ivan
Bunhin: Một cuộc đời buồn và đẹp. Bài viết khái quát khá đầy đủ về cuộc đời,
sự nghiệp của Bunhin. Tác giả đặc biệt nhắc lại mối tình cuối đời của Bunhin
với một cô gái là nhà văn, nhà thơ trẻ Galina như một minh chứng cho sự
khao khát về tình yêu và lòng am hiểu phụ nữ của Bunhin.
Như vậy, những nghiên cứu về I.Bunhin ít nhiều đã nói tới thế giới phụ
nữ trong văn của ông. Tuy nhiên, chưa có bài viết nào nghiên cứu một cách

toàn diện về người phụ nữ trong truyện của Bunhin từ vẻ đẹp ngoại hình tới
tính cách. Các nghiên cứu chủ yếu mới nhìn nhận người phụ nữ ở một vài
khía cạnh lẻ tẻ như nghệ thuật miêu tả tâm lí, hay thể hiện quan niệm về tình
yêu của Bunhin. Do vậy, với đề tài: “Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Ivan
Bunhin” chúng tôi sẽ làm nổi bật quan niệm của Bunhin về phụ nữ, tìm hiểu
4

các kiểu dạng nhân vật nữ, đặc điểm của chúng và những nét đặc sắc trong
ngòi bút nghệ thuật của người nghệ sĩ tài hoa này trong việc xây dựng hình
tượng người phụ nữ.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các kiểu nhân vật nữ trong truyện ngắn của Ivan Bunhin
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tác phẩm của I.Bunhin được dịch ra tiếng Việt còn hạn chế nên việc
nghiên cứu của chúng tôi cũng có hạn chế nhất định. Trong khuôn khổ của đề
tài, chúng tôi tiến hành khảo sát các truyện in trong tập Ivan Bunhin - Tuyển
tập tác phẩm, nhà xuất bản Lao động, năm 2002. Tuyển tập gồm các sáng tác
thơ và truyện nhưng để phục vụ đề tài thì chúng tôi khảo sát về truyện. Đó là
mười lăm truyện viết về người phụ nữ sau: Cuộc đời tươi đẹp, Lần gặp gỡ
cuối cùng, Chiếc cốc đời, Hơi thở nhẹ, Say nắng, Nàng Lika, Những tấm danh
thiếp, Ruxia, Natali, Ngày thứ hai trong trắng, Mùa thu lạnh, Một chuyện tình
nho nhỏ, Ở một phố thân quen, Những con đường rợp bóng cây xanh,
Kapkaz.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Như tên đề tài đã xác định, mục đích của đề tài là nghiên cứu nhân vật
nữ trong truyện ngắn của I.Bunhin, từ đó rút ra những vấn đề có ý nghĩa lí
luận trong sáng tác của I.Bunhin.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu quan niệm về người phụ nữ của Ivan Bunhin và việc thể
hiện quan niệm đó trong thực tiễn sáng tác
- Phân loại các kiểu nhân vật nữ trong truyện ngắn của I.Bunhin
- Chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật trong xây dựng nhân vật nữ thông
qua tác phẩm.
5

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với đề tài: Nhân vật nữ trong truyện ngắn của I.Bunhin, người viết sẽ
vận dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp xác định lịch sử phát sinh
- Phương pháp phân tích tổng hợp
6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận nghiên cứu một cách tương đối hệ thống, toàn diện hình
tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của Ivan Bunhin. Từ đó làm rõ vị trí, vai
trò nhân vật nữ trong truyện ngắn của I.Bunhin và những dấu ấn tài năng của
I.Bunhin trong việc khắc họa hình tượng người phụ nữ Nga.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, chúng tôi sẽ triển
khai nội dung khóa luận thành ba chương cụ thể sau:
Chương 1: Khái quát về nhân vật văn học và vai trò nhân vật nữ trong
truyện ngắn của Ivan Bunhin
Chương 2: Quan niệm nghệ thuật về người phụ nữ và đặc điểm nhân
vật nữ trong truyện ngắn của Ivan Bunhin
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ của Ivan Bunhin









6

NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ VAI TRÒ NHÂN VẬT
NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA IVAN BUNHIN

1.1. Tìm hiểu chung về nhân vật
1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học
Nhân vật là khái niệm không chỉ dùng trong văn chương mà còn được
sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do vậy, trong lịch sử nghiên cứu đã
có rất nhiều quan niệm khác nhau về nhân vật.
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ văn học do tác giả Hoàng
Phê chủ biên, Nxb Hà Nội - Đà Nẵng, 2002, nhân vật là khái niệm mang hai
nghĩa: Thứ nhất, là đối tượng (thường là người) được miêu tả trong tác phẩm
văn học. Thứ hai, đó là người có vai trò nhất định trong xã hội [14]. Như vậy,
theo quan niệm này, nhân vật được dùng phổ biến ở nhiều mặt, không chỉ
trong văn học mà còn trong đời sống chính trị, xã hội.
Trong giáo trình Lí luận văn học, tập 2, Nxb GD, 2004, nhân vật được
định nghĩa như sau: Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người miểu tả,
thể hiện trong các tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật
có tên như Tấm, Cám, Thạch sanh… Đó là những nhân vật không tên như
thằng bán tơ, một mụ nào đó trong Truyện Kiều… Đó là những nhân vật
trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh
ma quỷ, những con vật mang thần linh và ý nghĩa con người [15].
Cuốn 150 thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân lại đề xuất một

cách nhìn khác. Nhân vật văn học được ông xem xét trong mối tương quan
với cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn, trường phái văn học: Nhân vật văn
học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà
7

văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Nhân vật văn
học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự
tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người,
nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang
đường hoặc gắn cho những đặc điểm giống con người [2]. Như vậy, nhân vật
văn học là một trong những yếu tố tạo nên phong cách của nhà văn và màu
sắc riêng của trường phái văn học.
Như vậy, trước nay tuy có nhiều quan niệm khác nhau về nhân vật,
song tựu trung lại có thể rút ra một cách hiểu phổ biến và tổng quát nhất như
sau: Thứ nhất, nhân vật phải là đối tượng được văn học miêu tả, thể hiện bằng
những phương tiện văn học. Thứ hai, đó là những con người hoặc những con
vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn con người, là hình ảnh ẩn dụ con
người. Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và cách điệu so với đời sống
hiện thực, bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn.
1.1.2. Chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học
Xuất phát từ nhiều quan niệm khác nhau về nhân vật văn học mà vai
trò của nhân vật được xem xét, đánh giá ở những mức độ khác nhau.
Trong cuốn Văn chương dẫn luận G.N. Pospelov nhấn mạnh: “Nhân
vật là phương diện có tính thứ nhất trong hình thức tác phẩm. Nó quyết định
phần lớn vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa ngôn ngữ, vừa kết cấu”
[13, tr.43]. Nhân vật vừa là yếu tố nội dung, vừa thuộc về hình thức tác phẩm.
Nhân vật là điều kiện thiết yếu để khám phá, đánh giá, lí giải và sự miêu tả
mang tính nghệ thuật của tác giả về đới sống đạt đến tính toàn vẹn, có chiều
sâu và có sức hấp dẫn riêng với độc giả.
Ta biết rằng nhân vật là hình tượng con người, khi tính cách nhân vật

được nhà văn xây dựng ở mức độ nào đó, nhân vật sẽ trở thành hình tượng về
con người và cao hơn hết, nếu tính cách được khắc họa ở những điển hình thì
8

nhân vật sẽ trở thành điển hình về con người. Do đó vai trò, chức năng đầu
tiên, quan trọng nhất của văn học là nó làm phương tiện để nhà văn khái quát
hiện thực. Văn học không thể thiếu nhân vật bởi chỉ qua nhân vật, nhà văn
mới thể hiện được sự nhận thức của mình về xã hội, con người với những đặc
điểm về tính cách của nó. “Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào
một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định”.
Nhân vật, do đó, đóng vai trò quan trọng đối với cả nội dung và hình
thức của tác phẩm văn học. Về nội dung, nhân vật là phương tiện để thể hiện
tư tưởng, có nhiệm vụ cụ thể hóa sự thể hiện của chủ đề tư tưởng của tác
phẩm, tức thông qua sự hoạt động và mối quan hệ giữa các tính cách, người
đọc sẽ đi đến một sự khái quát hóa về mặt nhận thức tư tưởng. Về hình thức,
nhân vật với tính cách của nó quyết định phần lớn các yếu tố hình thức như
kết cấu, những quy luật loại thể, ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật thể
hiện…
Tóm lại, nhân vật là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong tác phẩm
văn chương. Hiểu đúng đắn vai trò chức năng của nhân vật văn học, người
viết sẽ có thêm cơ sở lí luận để nghiên cứu đề tài này.
1.2. Vị trí nhân vật nữ trong truyện ngắn của Ivan Bunhin
Trong những truyện ngắn của mình, I.Bunhin đã dành một số lượng
khá lớn viết về người phụ nữ, nói đến tình yêu và khát vọng sống của họ. Nếu
Ph.Đôtxtôiepxki cho rằng “cái đẹp cứu rỗi thế giới” thì I.Bunhin lại quan
niệm tình yêu là nhựa sống của con người. Trong số vài chục truyện ngắn của
Bunhin thì đã có đến quá một nửa dành viết về tình yêu của người phụ nữ
như Ruxia, Natali, Nàng Lika, Hơi thở nhẹ, Lần gặp gỡ cuối cùng, Những tấm
danh thiếp Trong bản giao hưởng về con người thì giai điệu tình yêu trở
thành âm hưởng chủ đạo trong văn xuôi của Bunhin và có sức âm vang, lan

toả mạnh mẽ.
9

Viết về phụ nữ, nhà văn dành cho họ những tình cảm chân thành và thái
độ trân trọng. Tác giả biết khơi dậy trong những con người này chất men say
của tình yêu lứa đôi, làm bùng cháy khát vọng yêu đương và một tình yêu
mãnh liệt, chung thuỷ. Đồng thời nhà văn cũng chạnh lòng khi phải nói đến
những cái dang dở, những thoáng buồn thậm chí bi kịch của tình yêu. Dường
như khi yêu thì phải “chết trong lòng một ít” và “tình chỉ đẹp khi còn dang
dở”. Do vậy, các nhân vật trong truyện của Bunhin ban đầu đến với tình yêu
mãnh liệt, nồng cháy bao nhiêu thì thời gian hạnh phúc và giây phút chia tay
càng ngắn ngủi bấy nhiêu. Kết thúc truyện thường là một khoảng trống và
một nỗi buồn mông lung, man mác vừa luyến tiếc vừa như muốn níu kéo.
Nhưng cái buồn ở truyện ngắn Bunhin là cái buồn thanh sáng, cái buồn muôn
thuở của tình yêu không thành.
Tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ trong truyện ngắn của
I.Bunhin không bao giờ được tròn đầy. Nó luôn bị “vơi” đi và “khiếm
khuyết”, thậm chí chỉ còn là hoài niệm, hay rơi vào bi kịch. Nhưng điều mà
nhà văn nói đến không phải nhất thiết là một kết thúc có hậu mà lại là những
“khoảnh khắc thần tiên”, những giây phút hạnh phúc, là vẻ đẹp về hình thức
và tâm hồn của những người con gái Nga.
Như vậy, xuất phát từ vai trò của nhân vật văn học nói chung và nhân
vật nữ trong truyện Bunhin nói riêng. Người đọc cũng như người nghiên cứu
sẽ có cơ sở khách quan để đánh giá một cách đúng đắn nhất về tài năng xây
dựng nhân vật của Bunhin. Đồng thời, có cái nhìn một cách toàn diện về
người phụ nữ trong các sáng tác của Bunhin.





10

Chƣơng 2
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ NGƢỜI PHỤ NỮ VÀ ĐẶC ĐIỂM
NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA IVAN BUNHIN

2.1. Quan niệm nghệ thuật của I.Bunhin về ngƣời phụ nữ
Về thuật ngữ “Quan niệm nghệ thuật”, Từ điển thuật ngữ văn học định
nghĩa: “Quan niệm nghệ thuật là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn
có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một
chiều sâu nào đó[…]. Quan niệm nghệ thuật thể hiện cái giới hạn tối đa trong
cách biểu hiện thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật thể hiện khả
năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó” [7, tr. 273].
Hình ảnh người phụ nữ Nga đã được khắc họa một cách sâu sắc trong
các sáng tác văn chương nghệ thuật ở giai đoạn trước nhà văn Bunhin. Không
ít nhân vật nữ đã để lại tình yêu mến trong lòng độc giả nước nhà và thế giới.
Nhiều nhà văn đã chú tâm khám phá và khai thác vẻ đẹp toàn diện ở người
phụ nữ nhưng đó mới chỉ giới hạn trong một kiểu phụ nữ. Nhân vật thì luôn
mang một tư tưởng nào đó gắn với chủ đích của người viết như: Một tuyên
ngôn cho tình yêu chung thủy, sắc son là nhân vật Tachiana hay một tiếng nói
tố cáo chế độ xã hội nhiều định kiến như Anna Karênina. Đến Bunnhin, ông
đã có cái nhìn toàn diện và mới mẻ khi xây dựng nhiều kiểu phụ nữ. Với
Bunhin, nhân vật nữ trong tác phẩm của ông không phải nhân danh hay là
người đại diện cho các phát ngôn, tư tưởng nào đó của mình. Người phụ nữ
hiện lên với tất cả những gì chân thật nhất, sinh động nhất với nhiều vẻ đúng
như ông thấy, cảm nhận và am hiểu. Đối với người phụ nữ, hạnh phúc trong
tình yêu, hôn nhân là điều quan trọng và tất yếu nhất. Bunhin nắm được tâm lí
đó nên người phụ nữ nào ông cũng gắn họ vào cuộc sống tình yêu để họ tự
bộc lộ những vẻ đẹp cũng như khuất khúc trong tâm hồn. Người phụ nữ đi
11


vào trang viết của Bunhin đầy tự nhiên và chân thực dù là người sống vụ lợi,
bản năng, nổi loạn hay những người tôn thờ tình yêu thủy chung với bi kịch
giày vò tinh thần. Bunhin phát hiện ra đầy đủ những tình cảm, cảm xúc khác
nhau của người phụ nữ đối với tình yêu, đây là một cái nhìn rất mới mẻ về
người phụ nữ.
2.2. Các kiểu nhân vật nữ trong truyện ngắn của I.Bunhin
Nhân vật có vai trò quan trọng đối với tác phẩm văn học, là chiếc chìa
khóa để người đọc tìm hiểu tác phẩm. Với nhà văn thì nhân vật là đứa con
tinh thần của họ. Họ luôn dành cho những đứa con tinh thần ấy của mình tình
cảm tuyệt vời nhất. Mỗi nhân vật được xây dựng đều có đặc điểm tính cách và
cá tính riêng, điều đó tùy thuộc vào dụng ý của người viết.
Thế giới nhân vật trong các sáng tác của Bunhin rất phong phú nhưng
trong mấy chục truyện ngắn của mình, phần đa ông dành ngòi bút tinh tế viết
về những người phụ nữ và gắn họ vào cuộc sống tình yêu. Người phụ nữ nào
trong truyện của ông cũng đều có một tình cảnh riêng. Có những người có tên
cụ thể như Natali, Ruxia, Xônhia, Lika… họ là những người ít nhiều có được
hạnh phúc trong tình yêu nhưng phần lớn là đau khổ. Bên cạnh đó cũng có
những người chỉ được định danh là “nàng” hay “cô gái”, phần nhiều là những
người phụ nữ biết đấu tranh để có hạnh phúc, tình yêu thực sự.
Dựa vào tâm lí, tính cách, đặc biệt là lối sống của nhân vật ta có thể
chia nhân vật nữ trong truyện ngắn của I.Bunhin thành các kiểu nhân vật đó
là: Nhân vật tha hóa, nhân vật bản năng, nhân vật bi kịch và nhân vật nổi loạn.
2.2.1. Nhân vật tha hóa
Từ xưa tới nay con người vẫn luôn là đối tượng của hoạt động sáng tạo
nghệ thuật. Việc quan tâm tới thế giới nghệ thuật của con người xã hội là đặc
điểm chung của văn học và của truyện ngắn nói riêng. Khrapchenco cũng
từng khẳng định: Cá nhân con người, sản phẩm của nó bao giờ cũng thu hút
12


sự chú ý của các nhà văn hiện thực phê phán, song cái quan trọng nhất của sự
miêu tả hiện thực của họ sẽ là sự phụ thuộc của số phận con người vào sự
phát triển của những quan hệ xã hội, vào xã hội nói chung [8].
Bunhin - đại biểu cuối cùng của văn học hiện thực phê phán Nga cũng
chú ý tới con người của xã hội, đặc biệt trong các sáng tác về người nông dân.
Trong những truyện viết về người phụ nữ, ông cũng hướng ngòi bút khắc họa
đôi chút kiểu con người này, đó là con kiểu người được coi là tha hóa. Người
phụ nữ tha hóa trong truyện của Bunhin đại diện là nhân vật “tôi” - một kiểu
người cơ mưu, tính toán trong Cuộc đời tươi đẹp.
Kiểu nhân vật này được khắc họa từ những toan tính về đồng tiền, lối
sống đầy đủ, giàu sang và danh tiếng. Tiêu biểu trong Cuộc đời tươi đẹp là
nhân vật “tôi”, một người phụ nữ đầy toan tính, vị kỉ. Nhân vật kể lại cuộc đời
mình từ khi còn nhỏ cho tới lúc về già. Từ nhỏ đã có bản tính cứng cỏi, tỏ ra
rất ranh mãnh, nhanh nhẹn: “vốn về mọi cung cách làm ăn thì bố tôi đã bảo
ban tôi từ hồi mồ ma của cụ. Tuy đã góa vợ và nát rượu nhưng cụ cũng là
người khôn ngoan, tháo vát và nhẫn tâm chẳng kém gì tôi” [6, tr.59]. Sinh ra
trong gia đình nông nô, mẹ mất sớm nên nhân vật “tôi” có cuộc sống đầy trải
nghiệm. Khi người cha bị bắt đi đày, chỉ còn một mình trên cõi đời, lúc này ở
nhân vật “tôi” có suy nghĩ: “Rõ ràng sống với lẽ phải là không được rồi, và rõ
ràng là phải tính toán thận trọng”. Từ đó, cô bắt đầu nảy sinh những tính toán
để tự lo cho cuộc đời mình. Từ đầu tới cuối truyện, cơ mưu của cô đều gắn
với việc lợi dụng những người đàn ông quanh mình mà không phân biệt già
trẻ, tốt xấu cũng như diện mạo ra sao.
Cô sẵn sàng bỏ một người mình thích, thậm chí rất thích nhưng nghèo
để lấy một người bạn của bố trong thành phố, làm nghề sửa chữa yên cương.
Người này tuy không khá giả cho lắm nhưng “dù sao cái ông này cũng vẫn
chẳng lệ thuộc vào ai cả” và “tôi thấy rõ đám này họ chỉ lấy không thôi”. Cô
13

lấy người chồng đã luống tuổi vì nghĩ họ tuy không giàu nhưng có quyền tự

chủ, có tự do. Chứ không giống khi còn nhỏ cô đã sống cuộc sống của một gia
đình nông nô mà các chủ nô cũng “nghèo xác nghèo xơ, quả đáng là những
người ăn xin”. Lấy ông ta, cô thấy hởi lòng hởi dạ vì mình không còn là cô
gái bình thường nữa mà trở thành Naxtaxia Xêmiônôpna Giôkhôva, là một thị
dân trong thành phố. Người phụ nữ ấy có những tính toán cũng bởi xã hội bấy
giờ khi chế độ nông nô nước Nga vẫn tồn tại. Nông nô là người đi ở với cuộc
sống tù túng, khổ cực, khúm núm. Sự lựa chọn này của nhân vật “tôi” phần
nào thể hiện tư tưởng của Bunhin. Nhà văn muốn vạch trần và tố cáo chế độ
nông nô của Nga Hoàng khiến con người ta mất đi tự do, tình yêu mà thiệt
thòi là người phụ nữ. Người phụ nữ hi sinh tình yêu thực sự của mình gắn với
cái nghèo để đánh đổi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc nhưng có tự do
và thân phận. Xã hội ấy khiến con người ta tha hóa dần dần. Gắn đời mình với
người đàn ông đầu tiên đã không cần có tình yêu, đã đầy vụ lợi, sau khi chồng
chết cô tiếp tục vết trượt dài với lối sống vị kỉ cá nhân ấy. Cô không còn nghĩ
tới hạnh phúc của một người phụ nữ theo đúng nghĩa là tình yêu mà cần có
nhiều, thật nhiều tiền. Đi ở cho nhà đại tá, với ý nghĩ “mình có sắc đẹp
nhường ấy sao lại rơi vào số phận làm công việc đầu tắt mặt tối như thế… tôi
bụng bảo dạ: phải biết nắm lấy thời cơ” [6, tr.66] mà cô quyến rũ ngài dù cho
ông ta có thân hình như “con lợn lòi”. Lúc này ở cô không đơn thuần là sự
toan tính để có tự do nữa mà chính đồng tiền đã khiến cô trở nên như vậy “tôi
thì nghèo mà đằng kia thì như người ta nói, có mất chút gì thì cũng như voi
rụng lông đuôi” [6, tr.66]. Khi cô tới giúp việc cho nhà buôn Xamôkhvalôp,
đỉnh điểm của sự tha hóa vụ lợi thể hiện rõ ở việc lợi dụng một cậu bé què
quặt chỉ mới qua tuổi 14 là Nikanor Matvêits - con trai nhà chủ: “Cái thằng
què quặt ấy nó lại mê tôi nữa chứ, sung sướng thay cho tôi mà khổ thay cho
nó” [6, tr.72]. Cậu ta có diện mạo xấu xí, dị tật, ốm yếu, ở tách biệt với mọi
14

người trong nhà nhưng cô sẵn sàng lén lút ngồi nói chuyện với cậu ta vì cậu
cho cô tiền. Thậm chí là “hôn” cậu ta vì cậu ta có ống tiền tiền tiết kiệm. Chính

cô cũng nhận ra việc làm của mình là sai, sợ việc vỡ lở nên đã tìm cách xin nhà
chủ nghỉ làm. Một con người thông minh, tháo vát không khó gì để tìm cớ với
nhà chủ và rồi cô về mở cửa hàng tạp hóa. Việc làm ăn ngày càng thuận lợi
nhưng đứa con trai dần trở nên phá phách, không chú tâm việc làm ăn. Cuối
cùng cô quyết từ bỏ đứa con trai hư hỏng ấy để lấy một người đã có tuổi, góa
vợ nhưng có tiền cho vay, có của nả. Hai mươi mốt năm chung sống với chồng
cũng từng ấy năm cô không biết tăm hơi gì về con. Cô cũng không đi tìm con,
sống hài lòng với hiện tại mà cô gọi là “cái bồng lai tiên cảnh” dù đôi khi thấy
nhức nhối trong tim.
Người phụ nữ trong Cuộc đời tươi đẹp là khái quát cho một kiểu dạng
phụ nữ trong xã hội. Đó là những người không cần, không trân trọng hay
kiếm tìm hạnh phúc thật sự cho mình. Họ sống chỉ vì đồng tiền và mục đích
của mọi toan tính cũng là vì để có tiền. Chính những tham vọng về đồng tiền
đã khiến người phụ nữ mất đi nhân phẩm của mình và trở thành con người tha
hóa.
2.2.2. Nhân vật bản năng
Trong truyện của Bunhin kiểu nhân vật này xuất hiện không nhiều, tiêu
biểu chỉ có nhân vật Xônhia trong Natali. Ngay từ đầu truyện, Bunhin đã cho
người đọc thấy được bản năng của nhân vật là ở “tính dục”. Con người ta
sống bản năng có thể hành động, phát ngôn không theo chuẩn mực nào.
Xônhia bản năng bởi nàng đề cao thứ tình yêu “xác thịt”. Xônhia là cô gái
mới lớn, trẻ trung sắp bước sang tuổi hai mươi mốt đã có tình yêu với người
anh họ gọi bố mình là cậu. Cô có tình yêu mãnh liệt với anh, cả hai đều dành
tình yêu cho nhau và tính tới cả chuyện của tương lai nhưng tình yêu ấy lại
được xây đắp từ những “thõa mãn thân xác”. Bản năng của nàng phần nào
15

gián tiếp được thể hiện ở cách miêu tả những đường nét cơ thể qua cái nhìn
của nhân vật tôi ở phút đầu gặp lại. Đó là một cô gái trẻ, đẹp “tay em, cổ em
đẹp quá và cả cái áo ngủ mềm mại này cũng hấp dẫn cám dỗ biết bao. Chắc là

ở đằng sau tấm áo ấy chẳng có một cái gì hết” [6, tr.486]. Xônhia đầy bản
năng trong cả những lời nói, hành động của nàng với người yêu. Những lời
nói đưa đẩy, lơi lả và những hành động đùa cợt, ve vãn mà không chút
ngượng ngùng. Trong đêm đầu cùng ngồi uống rượu với người anh họ, nàng
đã buông những lời nói và hành động quyễn rũ đầy táo bạo: “anh đã biến
thành một chàng trai sỗ sàng, không biết ngượng là gì, nhưng lại rất hấp dẫn”.
Nhân vật tôi miêu tả “Xônhia ngồi phía bên kia bàn, nàng ngả người trên ghế,
chân bắt chéo lại và hai bắp đùi chắc lẳn của nàng gối lên nhau” [6, tr.488].
Đặc biệt sự thu hút anh là ở ánh mắt nàng, nàng nhìn với ánh mắt hóm hỉnh
nhưng giễu cợt. Xônhia điềm nhiên và cảm thấy khoan khoái khi người yêu
cầm lấy tay nàng và nắm chặt. Cô yêu người anh họ của mình mãnh liệt
nhưng không dám thừa nhận với gia đình và lại muốn vun đắp cho Natali – cô
bạn thân. Nàng đã kể với anh về Natali và muốn anh vờ để ý tới Natali. Với
hai người thì đó là thứ tình yêu giả vờ. Vờ yêu Natali để che đi mối tình vụng
trộm của họ “Anh sẽ gần như mất trí đi vì yêu Natali, còn hôn thì anh sẽ hôn
em. Anh sẽ tựa đầu vào ngực em mà khóc, vì Natali quá tàn nhẫn, còn em, em
sẽ an ủi anh” [6, tr.491]. Đó như một giao ước của nàng với anh, nhưng ngay
chính suy nghĩ của mình, Xônhia nghĩ rồi anh sẽ phải lòng và mất trí đi vì
Natali thật. Nàng cần ở anh là thân xác và sẵn sàng cho đi tâm hồn của anh,
thậm chí những gì người khác không làm được cho anh như mình thì nàng
cho là nhẫn tâm. Điều này cho thấy nàng quan niệm tình yêu không cần sự
đồng điệu về tâm hồn mà chỉ cần đồng điệu của hai thân xác. Đó là những cái
nắm tay thật chặt và nụ hôn nồng cháy trong vụng trộm. Lúc đầu còn đầy
miễn cưỡng khi “tôi tựa mình nàng vào khung cửa rồi hôn lên môi nàng một
16

nụ hôn dài say đắm, nàng miễn cưỡng nhắm mắt lại và dần dần hạ cánh tay
cầm ngọn nến xuống” [6, tr.491-492] và sau nữa là những hành động táo bạo
hơn. Nàng chỉ sống thực với tình yêu của mình khi về đêm, đêm về khi cả nhà
đã đi ngủ, Xônhia mới lén lút tới bên người tình và cuốn vào những ái ân thân

xác. Bên nhau họ không chút ngượng ngùng và như mất hết lí trí. Trước mặt
mọi người và nhất là Natali vào ngày hôm sau nàng lại bình thường như
không có chuyện gì với người anh họ. Ngày ngày cứ trôi qua như vậy, cuộc
tình tay ba mà chỉ Natali không biết điều tội lỗi của hai con người ấy, họ vẫn
vui vẻ bên nhau như anh em, bạn bè thực sự. Nhưng tình yêu đích thực không
phải là thứ tình yêu bất đầu từ ái ân, vụng trộm. Tình yêu ấy cho con người ta
thoả mãn lạc thú, nhục dục của thân xác chứ không thể cho người ta hạnh
phúc bền lâu. Càng ngày người anh họ càng có sự phân thân, dằn vặt về tình
yêu giữa một bên là thân xác và một bên là tâm hồn. Nhân vật “tôi” có cuộc
sống vẻ ngoài cứ bình lặng trôi đi nhưng chính tâm hồn anh lại không có lấy
giây phút bình yên kể từ cái nhìn đầu tiên thấy Natali đi qua hành lang. Anh
ngất ngây, ngưỡng mộ vẻ đẹp con người và tâm hồn nàng và rồi yêu vẻ đẹp
ấy tự khi nào không biết. Mặt khác, Xônhia ngày càng gắn bó với anh hơn
bằng những cuộc gặp gỡ ngọt ngào, đắm đuối, mệt nhọc về đêm. Chính sự
phân thân giữa thể xác và tâm hồn, giữa bản năng và chất người trong con
người đã khiến tình yêu của họ phai nhạt dần. Giờ đây anh chấp nhận Xônhia
không phải là yêu thương mà là để thỏa mãn dục vọng. Cuối cùng, Xônhia
cũng không có được hạnh phúc, tình yêu của nàng bắt đầu từ đâu thì kết thúc
tại đó. Nàng yêu bằng “xác thịt” và tình yêu ấy cũng chết cùng với những ái
ân của một đêm tối trời đầy giông với ánh chớp xanh lè. Khi hai con người
nồng nàn bên nhau thì Natali thoáng qua đã chứng kiến cảnh tượng đó.
Xônhia đã bỏ đi để khép lại và chôn vùi đi cuộc tình tội lỗi của mình.
17

Xây dựng kiểu nhân vật này là một dạng thức mới mẻ xuất hiện ở
Bunhin, bởi trong văn học giai đoạn trước chưa từng xuất hiện người phụ nữ
nào đầy bản năng như Xônhia. Bản năng là chất người rất đỗi tự nhiên của
con người và nó bộc phát trong tình yêu cũng là lẽ đương nhiên. Ở Xônhia lại
là cái bản năng trong tình yêu mù quáng khi yêu chính người anh họ. Kiểu
nhân vật này không xuất hiện nhiều trong truyện của Bunhin nhưng không hề

mờ nhạt mà khiến người đọc có những ấn tượng mạnh mẽ về người phụ nữ
này. Ấn tượng bởi quan niệm về tình yêu rất đỗi hiện đại phương Tây và
phóng khoáng của Xônhia cho dù quan niệm ấy không mang lại hạnh phúc.
Cũng từ đó người đọc nhận thấy đâu mới là tình yêu đích thực, tình yêu đẹp
và bền lâu là kết quả của sự đồng điệu về tâm hồn chứ không phải những ham
muốn và thỏa mãn về thân xác.
2.2.3. Nhân vật bi kịch
Cuốn Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng, 2006 lí giải: Bi kịch có nội
dung phản ánh xung đột gay gắt giữa nhân vật chính diện với hiện thực có kết
cục bi thảm. Aristote cũng đưa ra so sánh và cho rằng: Bi kịch khác với hài
kịch và nó có một kết thúc không vui. Nhân vật bi kịch là những con người
trên mức bình thường về địa vị và tính cách, phải chịu một sự thay đổi về vận
mệnh. Họ là những con người không dám đấu tranh chống lại vận mệnh, định
mệnh và họ chấp nhận nó. Họ tìm thấy ý nghĩa của sự khốn khổ của mình. Khi
bi kịch được nâng lên trên mức điển hình nó trở thành nghệ thuật. Nhân vật văn
học mang bi kịch là sự đại diện cho một tư tưởng nhà văn trước xã hội, nó phải
tiêu biểu, đặc trưng cho một lớp người, một kiểu người trong xã hội.
Trong tác phẩm của Bunhin ta thấy rất nhiều nhân vật nữ rơi vào bi
kịch. Kiểu nhân vật này chiếm số lượng nhiều nhất trong các sáng tác viết về
phụ nữ của ông. Họ rơi vào bi kịch bởi những nguyên nhân khác nhau nhưng
nét chung là đều dang dở hay đau khổ trong tình yêu. Tình yêu với những nỗi
18

đau khổ có thể do nguyên nhân hoàn cảnh sống đem lại và cũng do chính bản
thân nhân vật.
Kiểu nhân vật rơi vào bi kịch do hoàn cảnh sống rất phổ biến trong
văn học trước và cùng thời với Bunhin. Đó là cách lí giải số phận nhân vật
phổ biến của tác giả dựa trên điều kiện, hoàn cảnh mà các nhân vật đang tồn
tại. Trong văn học, trước Bunhin các nhân vật có bi kịch bởi hoàn cảnh phần
nhiều do xã hội thì tới ông hoàn cảnh ở đây là đặt nhân vật trong mối quan hệ

với người yêu, người chồng. Phản ánh một góc khuất rất riêng tư nhưng lại chân
thực để từ đó cho người đọc nhận ra nỗi lòng, tình cảnh cũng như vẻ đẹp tâm
hồn người phụ nữ trong tình yêu và cuộc sống hôn nhân, gia đình.
Với Bunhin, khi rơi vào bi kịch của cuộc sống tất cả những người phụ
nữ đều đáng thương. Họ là nạn nhân của những người chồng, người yêu ích
kỉ, nhỏ nhen. Chính vì thế, những người phụ nữ trong tác phẩm của ông hiện
lên luôn mang trong mình nỗi khổ, nỗi sầu riêng. Họ cũng cố vùng vẫy để
thoát khỏi tình cảnh đang sống, nhưng không phải ai cũng có đủ nghị lực để
làm được điều đó nên vẫn có người cam chịu “an phận thủ thường” cho tới
lúc cuối đời.
Nói về nhân vật người phụ nữ rơi vào bi kịch do hoàn cảnh sống, trước
hết có thể kể đến nhân vật Xanhia trong Chiếc cốc đời. Bi kịch của Xanhia là
sống cùng người chồng đầy hiếu thắng ích kỉ và lạnh nhạt. Bi kịch cuộc sống
hôn nhân của Xanhia một phần do người bố của cô mang lại. Bố cô là người
chọn Xêlikhốp (một trong những người theo đuổi cô lúc trẻ) cho cô lấy làm
chồng. Khi còn trẻ, Xanhia là một cô gái luôn yêu đời, vô tư và lạc quan “Vào
mùa hè năm ấy, Xanhia thật nhẹ nhõm, vô tư, cô cảm thấy hạnh phúc một
cách vô cớ… cô cảm thấy mình xinh đẹp, được mọi người chú ý nên lúc nào
cũng khe khẽ hát, đầu hơi ngả về phía sau” [6, tr.166]. Trẻ trung và xinh đẹp
nên cô có rất nhiều người theo đuổi. Cô từng làm dáng rồi ra vẻ kênh kiệu,
19

kiêu kỳ với nhiều chàng trai, trong đó có Kirơ Iorơdanxki là một cậu học trò
trường dòng. Khi đã tới tuổi kết hôn và phải chọn cho mình một người chồng
thì cô theo ý nguyện của bố là lấy Xêlikhốp. Xêlikhốp là một nhân viên của
hội đồng giáo chủ về nghỉ phép không biết làm gì nên đã theo đuổi tán tỉnh
Xanhia. Anh coi việc tán tỉnh cô chỉ như trò giải trí giết thời gian nhưng lại
thực sự muốn có được cô. Bản tính hiếu thắng này đã đẩy cô vào bi kịch của
cuộc sống hôn nhân. Khi trẻ Xanhia yêu đời, mơ mộng và có nhiều chàng trai
theo đuổi là vậy, nó hé mở trước mắt cô là một tương lai tốt đẹp, hạnh phúc

êm ấm. Nhưng bước vào cuộc sống hôn nhân cũng là lúc cô bước vào những
nỗi khổ, dằn vặt đầy bế tắc, dù vùng vẫy cũng không thể thoát ra được. Sau
khi cưới, cô luôn sống trong cảnh cô đơn, nhàm tẻ của cộc sống gia đình. Đó
là kết quả cuả một tình yêu chiếm đoạt như sự thù hằn của Xêlikhốp. Nếu anh
không hiếu thắng để cưới bằng được cô và không ghen ghét, đố kị với linh
mục Kirơ thì có lẽ bi kịch của cô sẽ bớt thảm hơn. Giờ đây cô không còn
được yêu thương, Xêlikhốp thì ghen ghét linh mục Kirơ. Càng ghét càng lạnh
nhạt với cô còn cha Kirơ thì suốt đời nuôi dưỡng trong lòng mối hận thù nặng
nề và lạnh lùng với cô. Sống với Xêlikhốp, Xanhia chỉ như cái bóng trong
nhà, không có tiếng nói gì, thậm chí chồng không muốn nói chuyện cùng.
Cuộc sống cứ tẻ nhạt như thế và chính cô nhận ra mình thật đáng thương, thật
cô đơn. Đã nhiều lần Xêlikhốp thấy cô khóc “nàng đang thoa phấn lên mặt
sưng húp, môi mím lại cố kìm cho khỏi khóc”. Thời gian dần trôi, Xanhia
không còn trẻ trung và hoài niệm về tuổi trẻ nữa. Xanhia hay buồn và hay
khóc, thậm chí khóc đã trở thành thói quen của cô. Giờ cô sống chỉ có ý nghĩ,
khao khát duy nhất là được sở hữu ngôi nhà để trú ngụ bởi: “Xêlikhốp chẳng
ngần ngại gì mà không đẩy bà lâm và cảnh nghèo túng, nhục nhã trước cả thị
trấn, không những không để lại cho bà tiền bạc, của cải mà cả cái nhà này
nữa, nơi bà trú ngụ, cũng không thuộc quyền sỡ hữu của bà” [6, tr.171]. Và

×