Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nhật ký như một thể loại văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.37 KB, 65 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN




HOÀNG THỊ THẢO



NHẬT KÝ
NHƢ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. HOÀNG THỊ DUYÊN





HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn của cô giáo - Thạc Sĩ
Hoàng Thị Duyên đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp.


Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo
trong khoa Ngữ văn đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lí luận văn học - Trƣờng
Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong 4 năm học nói
chung và trong quá trình nghiên cứu khóa luận nói riêng.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm động
viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Mặc dù có nhiều cố gắng song với trình độ và kiến thức còn hạn chế của
ngƣời viết, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn sinh viên để bài
khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận

Hoàng Thị Thảo

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả của quá trình học tập, nghiên
cứu của tôi cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Ngữ văn trƣờng
Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, đặc biệt là sự hƣớng dẫn tận tình của cô giáo -
Thạc sĩ Hoàng Thị Duyên.
Trong quá trình làm khóa luận, tôi có tham khảo những tài liệu có liên
quan đã đƣợc hệ thống trong mục Tài liệu tham khảo. Khóa luận không có sự
trùng lặp với các khóa luận khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận


Hoàng Thị Thảo

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5
6. Đóng góp của khóa luận 5
7. Bố cục của khóa luận 5
NỘI DUNG 6
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THỂ LOẠI NHẬT KÝ 6
1.1. Các quan niệm về nhật ký 6
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của thể loại nhật ký 7
1.2.1. Nhật ký trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XVIII đến trước năm 1930 7
1.2.2. Nhật ký trong giai đoạn 1930 đến trước năm 1945 8
1.2.3. Nhật ký trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) 8
1.2.4. Nhật ký trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và
đấu tranh thống nhất nước nhà (1955 - 1975) 8
1.2.5. Nhật ký trong giai đoạn sau 1975 đến nay 9
CHƢƠNG 2. ĐẶC TRƢNG CỦA THỂ LOẠI NHẬT KÝ 10
2.1. Sự thật là vấn đề cốt lõi của nhật ký 10
2.2. Nhật ký là thể loại mang tính chất cá nhân riêng tƣ 14
2.3. Tính chất biên niên của thể loại nhật ký 17
2.4. Ngƣời trần thuật trong nhật ký 19
2.4.1. Người trần thuật theo ngôi thứ nhất 19
2.4.2. Lập trường, thái độ của người viết 22

2.5. Ngôn ngữ nhật ký 25
2.5.1. Ngắn gọn, tự nhiên, đời thường 25
2.5.2. Kết hợp linh hoạt giữa tự sự và trữ tình 30
2.6. Dạng thức tồn tại văn bản của thể loại nhật ký 33
2.6.1. Chủ yếu bằng văn xuôi 33
2.6.2. Có thể xuất hiện dưới dạng tập thơ 33
2.7. Giọng điệu 34
2.7.1. Giọng điệu trữ tình mượt mà, sâu lắng 34
2.7.2. Giọng điệu suy tư triết lý 37
CHƢƠNG 3. PHÂN LOẠI VÀ GIÁ TRỊ CỦA THỂ LOẠI NHẬT KÝ 41
3.1. Phân loại nhật ký 41
3.1.1. Nhật ký ngoài văn học 41
3.1.2. Nhật ký văn học 42
3.2. Giá trị của thể loại nhật ký 43
3.2.1. Giá trị tư liệu 43
3.2.2. Giá trị nghệ thuật 49
KẾT LUẬN 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Nhiều năm trở lại đây con ngƣời ngày càng có xu hƣớng ghi chép lại
những gì đã nếm trải hay những gì đã diễn ra trong cuộc sống thƣờng ngày.
Đồng thời trên cộng đồng mạng ngày nay có nhiều trang xã hội nhằm phục vụ
cho nhu cầu ghi lại những sự việc, cảm xúc hàng ngày của con ngƣời tiêu
biểu nhƣ blog cá nhân… Đây đƣợc coi là một dạng của nhật ký đó là nhật ký
điện tử và phần nhiều con ngƣời thƣờng sử dụng loại này. Không những vậy,
từ sau “cơn sốt” nhật ký, nhiều cuốn nhật ký viết trong thời chiến đƣợc công

bố rộng rãi đã thu hút đƣợc sự đón nhận với thái độ hết sức trân trọng từ đông
đảo bạn đọc. Qua đây ta có thể thấy nhật ký ngày càng trở nên gần gũi và
chiếm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con ngƣời.
Tuy nhiên nhắc đến nhật ký ngƣời ta thƣờng nghĩ rằng đó chỉ là những
ghi chép cá nhân đơn thuần của mỗi ngƣời để ký thác những suy nghĩ khó giãi
bày với ngƣời khác, là những lời tâm sự cá nhân “sống để bụng, chết mang
theo” của mỗi ngƣời. Nhật ký chƣa đƣợc nhìn nhận một cách toàn diện và
chƣa đƣợc đánh giá là một thể loại văn học. Nhƣng theo khảo sát của chúng
tôi thì nhật ký chính là một thể loại văn học bởi nó có những đặc trƣng riêng
của thể loại và những giá trị từ các cuốn nhật ký đem lại là không hề nhỏ.
Nhật ký đã góp phần làm phong phú nền văn chƣơng Việt Nam và đã trở
thành một bộ phận không thể thiếu trong nền văn học nƣớc nhà. Tuy thế cho
đến nay vẫn chƣa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về nhật ký với vai trò
nhƣ một thể loại văn học, vì lẽ đó cho nên chúng tôi quyết định lựa chọn đề
tài: Nhật ký như một thể loại văn học với mong muốn sẽ góp phần vào việc
tìm hiểu chuyên sâu đặc trƣng thể loại nhật ký từ đó khẳng định vị trí và giá
trị của thể loại đặc biệt này trong nền văn học dân tộc.
2

2. Lịch sử vấn đề
Nhật ký là một thể loại khá đặc biệt trong nền văn học Việt Nam. So với
nhiều thể loại khác nhật ký tuy xuất hiện muộn hơn nhƣng đã có những bƣớc
phát triển và đạt đƣợc những thành tựu riêng đáng chú ý. Trƣớc năm 2005, số
lƣợng tác phẩm nhật ký xuất hiện trong văn học Việt Nam rất ít. Vì tác phẩm
ít nên nhật ký chƣa thật sự thu hút sự quan tâm của ngƣời đọc và các nhà
nghiên cứu. Nhật ký chỉ đƣợc đề cập đến một cách sơ lƣợc, khái quát và chỉ
giới hạn trong một vài mục nhỏ của các bài viết, các công trình nghiên cứu…
chƣa trở thành đối tƣợng nghiên cứu của các công trình nghiên cứu độc lập.
Việc nghiên cứu nhật ký nhƣ là nghiên cứu một thể loại văn học mang tính
quy mô nhƣ nhiều thể loại văn học khác cũng chƣa có, chƣa đƣợc nhắc tới

trong các giáo trình lí luận văn học trƣớc đây.
Nhƣng bắt đầu từ năm 2005, sau sự kiện “trở về” từ nƣớc Mỹ của cuốn
Nhật ký Đặng Thùy Trâm, một loạt các cuốn nhật ký thời chiến đƣợc xuất bản
nhƣ một trào lƣu, một “cơn sốt” trong văn học thì nhật ký dần nhận đƣợc sự
quan tâm nhiều hơn của độc giả cũng nhƣ các nhà nghiên cứu. Nhật ký đã và
đang đƣợc tìm hiểu, nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. Lúc này khái
niệm nhật ký với tƣ cách nhƣ là một thể loại văn học mới đƣợc đề cập đến
trong các sách lí luận song dung lƣợng nội dung nói về nhật ký chƣa nhiều và
sâu. Một trong những công trình đầu tiên đề cập đến nhật ký nhƣ một thể loại
văn học độc lập là cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của tập thể tác giả Lê Bá
Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi. Trong đó các tác giả đã định nghĩa:
“Nhật ký là hình thức tự sự ngôi thứ nhất đƣợc thực hiện dƣới dạng những ghi
chép hàng ngày theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác
giả hay nhân vật chính là ngƣời trực tiếp tham gia hay chứng kiến. Khác với
hồi ký, nhật ký thƣờng chỉ ghi lại những sự kiện, những cảm nghĩ “vừa mới
xảy ra” chƣa lâu” [9, tr.237]. Trong giáo trình này, nhật ký đƣợc nhìn nhận
3

với tƣ cách là một thể loại văn học có những đặc trƣng riêng. Song các đặc
điểm của nhật ký mới chỉ đƣợc nêu ra một cách khái quát, sơ lƣợc, chƣa có sự
tìm hiểu cụ thể. Cuốn Từ điển văn học của tập thể tác giả Đỗ Đức Hiểu -
Nguyễn Huệ Chi - Phùng Văn Tửu - Trần Hữu Tá cũng nhìn nhận nhật ký là
một thể loại văn học: “Trong văn học, nhật ký là hình thức trần thuật ngôi thứ
nhất số ít, dƣới dạng những ghi chép hàng ngày có đánh số ngày tháng…
Nhật ký là thể tài độc thoại nhƣng lời độc thoại của tác giả nhật ký có thể
mang tính đối thoại bên trong, do chỗ phải tính đến ý kiến của ngƣời khác về
cuộc đời và về bản thân mình” [10, tr.1257]. Trong cuốn Từ điển văn học này,
các tác giả cũng mới chỉ dừng lại ở việc định nghĩa về thể loại nhật ký một
cách khái quát, sau đó đƣa ra một số ví dụ cụ thể về thể loại nhật ký, chƣa đi
sâu vào phân tích, chỉ ra những đặc trƣng cụ thể của nó.

Tiếp đến giáo trình Lí luận văn học phần Tác phẩm và thể loại văn học
do tác giả Trần Đình Sử chủ biên thì nhật ký chính thức trở thành một tiểu
loại của ký văn học: “Nhật ký là thể loại ký mang tính chất riêng tƣ, đời
thƣờng nhiều nhất” [20, tr.379]. Tuy vậy, cuốn giáo trình này cũng mới khái
quát sơ lƣợc về một vài đặc điểm của nhật ký, chƣa phân tích sâu những đặc
điểm cụ thể về nội dung, ngôn từ, cấu trúc của nhật ký nhƣ các tiểu loại:
phóng sự, ký sự, bút ký, tuỳ bút. Về cơ bản đặc trƣng chung nhất của nhật ký
mà giáo trình đề cập đến là: ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc hàng ngày
của chính ngƣời viết và mang tính chân thực, độ tin cậy cao. Trong cuốn Văn
học Việt Nam thế kỷ XX, tác giả Phan Cự Đệ cũng nhắc đến thể loại nhật ký
với tƣ cách nhƣ một tiểu loại thuộc thể ký. Ngoài ra, nhật ký còn đƣợc đề cập
đến ở một số bài viết, công trình nghiên cứu khác.
Nhìn chung qua khảo sát và tìm hiểu, chúng tôi thấy các công trình, bài
viết nghiên cứu về nhật ký còn sơ sài, mới chỉ thừa nhận nhật ký là một thể
loại văn học thuộc loại hình ký, có những đặc trƣng cơ bản là ghi chép sự
4

kiện, cảm xúc, suy nghĩ theo ngày, ghi chép sự việc vừa mới xảy ra hoặc đang
xảy ra, những điều ghi chép trong nhật ký có độ chân thực, tin cậy cao. Các
vấn đề nói về nhật ký mới chỉ ở bƣớc đầu, mang tính khái quát chung. Chƣa
có một công trình nghiên cứu nào đi vào nghiên cứu các đặc trƣng của nhật
ký một cách kĩ càng, cụ thể và sâu rộng. Những nghiên cứu bƣớc đầu mới chỉ
là tri thức cơ sở để chúng ta tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về thể loại nhật ký từ
nhiều góc độ khác nhau. Hiện nay nhật ký đang là thể loại thu hút đƣợc sự quan
tâm của bạn đọc cũng nhƣ các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Cho nên việc
nghiên cứu sâu hơn nữa về đặc trƣng nhật ký là một việc làm cần thiết.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận hƣớng tới mục đích tìm ra các đặc trƣng độc đáo và những giá
trị của thể loại nhật ký đặc biệt là nhật ký trong giai đoạn 1945 - 1975 để từ

đó khẳng định nhật ký đích thực là một thể loại văn học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm ra các quan niệm về nhật ký, quá trình hình thành và phát triển của
thể loại nhật ký trong lịch sử văn học Việt Nam.
- Nghiên cứu các đặc trƣng thể loại nhật ký trong văn học giai đoạn
1945 - 1975.
- Phân loại và phân tích các giá trị mà nhật ký đem lại.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khóa luận, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu tổng quan về nhật ký,
tìm hiểu đặc trƣng của nhật ký trong văn học giai đoạn 1945 - 1975 trên các
phƣơng diện: hạt nhân cốt lõi, tính chất, ngƣời trần thuật, ngôn ngữ, giọng
điệu, dạng thức tồn tại văn bản của thể loại nhật ký, phân loại nhật ký: nhật ký
văn học và nhật ký ngoài văn học, phân tích giá trị của nhật ký trên phƣơng
diện: giá trị tƣ liệu và giá trị nghệ thuật.
5

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Với số lƣợng sách viết về nhật ký chƣa nhiều, đồng thời do giới hạn về
thời gian nên chúng tôi đi khai thác đề tài trong phạm vi một số tác phẩm nhật
ký đã đƣợc xuất bản: Nhật ký Đặng Thùy Trâm của Đặng Thùy Trâm, Mãi
mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc, Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm
Phong, Nhật ký chiến trường của Dƣơng Thị Xuân Quý… Và một số cuốn
nhật ký của các tác giả khác trong kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng
chiến chống đế quốc Mỹ xâm lƣợc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp.
- Phƣơng pháp hệ thống.
- Phƣơng pháp so sánh.
6. Đóng góp của khóa luận

Nhật ký là một thể loại văn học khá gần gũi và có vai trò quan trọng
trong cuộc sống con ngƣời. Tuy nhiên cho đến nay nhật ký vẫn chƣa đƣợc
nhìn nhận sâu rộng và đánh giá toàn diện. Với đề tài Nhật ký như một thể
loại văn học chúng tôi mong muốn sẽ mang lại cái nhìn toàn diện hơn về đặc
trƣng thể loại và các giá trị to lớn mà nhật ký đã đóng góp cho nền văn học
Việt Nam.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của
khóa luận gồm 3 chƣơng. Cụ thể là:
Chƣơng 1: Tổng quan về thể loại nhật ký
Chƣơng 2: Đặc trƣng của thể loại nhật ký
Chƣơng 3: Phân loại và giá trị của thể loại nhật ký

6

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THỂ LOẠI NHẬT KÝ

1.1. Các quan niệm về nhật ký
Nhật có nghĩa là ngày, là hàng ngày. Ký có nghĩa là ghi chép. Nhật ký có
nghĩa là ghi chép lại những sự việc diễn ra hàng ngày. Nhìn chung hiện nay
nhật ký đã nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều bạn đọc, nhiều nhà nghiên cứu
phê bình. Xoay quanh vấn đề về nhật ký, hiện nay có nhiều quan niệm khác
nhau. Tuy nhiên, xét một cách tổng quát hiện có hai quan niệm trái chiều nhau.
Quan niệm thứ nhất cho rằng: nhật ký đích thực là một thể tài ngoài văn
học. Với quan niệm này, nhật ký ở đây chỉ đƣợc xem là những ghi chép cá
nhân đơn thuần, đƣợc sử dụng để bộc lộ chân tình những tâm sự riêng tƣ, để
kí thác những suy nghĩ khó giãi bày với ngƣời khác chứ không mang những
nét đặc trƣng làm nên diện mạo riêng của một thể loại văn học.

Quan niệm thứ hai đánh giá khá cao về nhật ký với tƣ cách là một thể
loại của văn học. Có nhiều giáo trình khẳng định vị trí của nhật ký theo quan
niệm thứ hai này. Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán
- Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng Chủ biên) có thể coi là một trong
những cuốn sách đầu tiên trong văn học Việt Nam đã nhắc đến thể loại nhật
ký với tƣ cách là: “Một thể loại thuộc loại hình ký” [9, tr.237]. Bên cạnh đó,
Giáo sƣ Trần Đình Sử cũng đã đánh giá nhật ký là một tiểu loại của loại hình
ký: “Nhật ký là thể loại ký mang tính chất riêng tƣ, đời thƣờng nhiều
nhất” [20, tr.379]. Tiếp đến cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX, tác giả Phan
Cự Đệ cũng nhắc đến nhật ký với tƣ cách nhƣ một thể loại văn học: “Nhật ký
ghi chép những sự việc và cảm nghĩ về bản thân, về cuộc đời diễn biến theo
ngày tháng. Nhật ký thiên về tâm tình hơn là sự kiện. Một tập nhật ký có ý
7

nghĩa văn học khi thể hiện đƣợc một thế giới tâm hồn, qua sự việc và tâm
trạng cá nhân toát lên những vấn đề xã hội rộng lớn” [5, tr.432]. Đây là một
số trích dẫn tiêu biểu cho quan niệm thứ hai này. Ngoài ra, quan niệm nhật ký là
một thể loại văn học còn đƣợc nhắc đến ở nhiều công trình nghiên cứu khác.
Theo khảo sát của chúng tôi thì nhật ký là một thể loại văn học. Khẳng
định nhật ký là một thể loại văn học có nghĩa là thừa nhận nhật ký mang trong
nó những quy luật đặc thù của thể loại làm nên diện mạo riêng của nó. Bởi thể
loại tác phẩm văn học là một hiện tƣợng loại hình của sáng tác và giao tiếp
văn học, hình thành trên cơ sở lặp lại có quy luật của các yếu tố tác phẩm.
Vậy nhật ký có những đặc trƣng nào? Ta có thể thấy bản chất cốt lõi của nhật
ký chính là sự thật, nhật ký mang tính chất biên niên, nó có tính cá nhân riêng
tƣ đồng thời bên cạnh đó còn có những đặc trƣng mang tính nghệ thuật cao
nhƣ về ngôn ngữ, ngƣời trần thuật, giọng điệu… Nhật ký mang nhiều giá trị
mà hơn hết là giá trị về mặt tƣ liệu và nghệ thuật. Vì vậy, cần phải nhìn nhận
nhật ký nhƣ một thể loại văn học.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của thể loại nhật ký

1.2.1. Nhật ký trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XVIII đến trước năm 1930
So với nhiều thể loại văn học khác, thể loại nhật ký xuất hiện muộn hơn.
Tuy xuất hiện muộn nhƣng nhật ký đã bƣớc đầu manh nha trong nền văn học
dân tộc giai đoạn từ đầu thế kỷ XVIII đến trƣớc năm 1930. Thượng kinh ký sự
của Lê Hữu Trác đƣợc đánh giá là đỉnh cao của thể ký thời trung đại… Qua
tác phẩm ta nhận ra đƣợc sự tài tình của tác giả khi kết hợp đồng thời nhiều
tiểu loại của ký nhƣ du ký, nhật ký, hồi ký… Nhƣ vậy, đặc điểm của nhật ký
đã bƣớc đầu xuất hiện trong những tác phẩm ký thời trung đại.
Ta cũng thấy một số đặc điểm của nhật ký bƣớc đầu xuất hiện trong thơ
của Cao Bá Quát. Cao Bá Quát khi làm thơ thƣờng ghi rõ ngày nào có khi cụ
thể canh nào, làm gì, ở đâu… Ví dụ bài thơ Đêm mười bảy dưới trăng viết vội
8

thư gửi bạn, bài thơ Thanh minh nhật cảm tác, họa Trần Ngộ Hiên… Sự
manh nha này góp phần định hƣớng tạo tiền đề cho sự xuất hiện và phát triển
của nhật ký trong giai đoạn sau.
1.2.2. Nhật ký trong giai đoạn 1930 đến trước năm 1945
Trong giai đoạn này thể loại nhật ký cũng đã bắt đầu xuất hiện nhƣng
chƣa nổi bật, nhật ký lúc này vẫn chƣa có đất phát triển. Cũng đã có nhà văn
viết nhật ký nhƣng giai đoạn này nhật ký chƣa nhận đƣợc sự quan tâm của
độc giả.
1.2.3. Nhật ký trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
Đây là giai đoạn nhật ký bắt đầu phát triển và ghi lại dấu ấn của mình
trong tiến trình phát triển của nền văn học Việt Nam. Chiến tranh chính là
mảnh đất màu mỡ làm nảy sinh nên một đội ngũ các nhà văn chuyên và
không chuyên viết nhật ký để từ đó tạo nên thành tựu to lớn của thể loại này.
Các tác phẩm nhật ký tiêu biểu của các nhà văn chuyên nghiệp trong giai
đoạn này nhƣ cuốn nhật ký Ở rừng (1948) của Nam Cao, Một tháng đi theo
pháo binh (1948) của Hoài Thanh, nhật ký của Nguyễn Huy Tƣởng… Bên
cạnh nhật ký của những nhà văn chuyên nghiệp là nhật ký của những ngƣời

viết không chuyên nhƣ những trang nhật ký của Phan Phú - chính trị viên đại
đội một đơn vị chủ lực đƣợc lƣu lại trong cuốn sổ tay của Tô Hoài hay những
trang nhật ký của Lê Nguyên - Đại đội trƣởng Đại đội 156, Sƣ đoàn 308…
1.2.4. Nhật ký trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và
đấu tranh thống nhất nước nhà (1955 - 1975)
Giai đoạn 1955 - 1975 là giai đoạn nhật ký tiếp tục phát triển và vƣơn tới
đỉnh cao nhất với nhiều cuốn nhật ký để lại giá trị to lớn cả về mặt tƣ liệu và
mặt nghệ thuật. Các cuốn nhật ký đƣợc sáng tác bởi đội ngũ các nhà văn
chuyên nghiệp giai đoạn này tiêu biểu nhƣ Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm
Phong, Nhật ký chiến trường của Dƣơng Thị Xuân Quý, nhật ký của Nguyễn
9

Thi - Nguyễn Ngọc Tấn, nhật ký của Nguyễn Minh Châu… Ngƣời viết không
chuyên trong giai đoạn này xuất hiện nhiều hơn trong giai đoạn kháng chiến
chống Pháp tiêu biểu nhƣ Nhật ký Đặng Thùy Trâm của Đặng Thùy Trâm,
Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc, nhật ký của Hoàng Thƣợng
Lân, nhật ký của Vũ Xuân, nhật ký Đường về của Phạm Thiết Kế, nhật ký của
Nguyễn Văn Giá…
1.2.5. Nhật ký trong giai đoạn sau 1975 đến nay
Sau năm 1975, đặc biệt là từ những năm gần đây nhật ký ngày càng trở
nên phổ biến và gần gũi với con ngƣời hơn nữa. Con ngƣời ngày càng có nhu
cầu ghi chép lại những gì xảy ra xung quanh, ghi lại cảm xúc của bản thân và
nhật ký chính là nơi để mỗi cá nhân ký gửi những điều riêng tƣ đó. Có một
điều đặc biệt hơn so với các giai đoạn trƣớc là bên cạnh những trang nhật ký
đƣợc lƣu lại trong các cuốn sổ tay, ngày nay phần nhiều con ngƣời chuyển
sang một dạng khác của nhật ký đó là nhật ký điện tử ví dụ nhƣ blog cá
nhân… Nguyên nhân là do cuộc sống hiện đại với khoa học phát triển, con
ngƣời tiếp cận và làm việc với máy móc nhiều hơn nên việc sử dụng nhật ký
điện tử tiện lợi hơn, khả năng lƣu giữ tốt hơn.
Có thể khẳng định nhật ký ngày càng đến gần với con ngƣời hơn nữa.

Ngƣời ta đọc nhật ký, viết nhật ký… Nhật ký đã phát huy một cách tích cực
sức mạnh đặc trƣng của thể loại trong việc đáp ứng nhu cầu trong đời sống
tinh thần của con ngƣời cũng nhƣ tạo ra những nét mới về mặt thể loại cho
nền văn học Việt Nam.


10

CHƢƠNG 2
ĐẶC TRƢNG CỦA THỂ LOẠI NHẬT KÝ

2.1. Sự thật là vấn đề cốt lõi của nhật ký
Là một tiểu loại của ký, nhật ký mang những nét chung nhất của ký, đồng
thời lại có điểm riêng biệt, làm nên sức hút riêng của thể loại. Nếu nhƣ ở thể
ký, “cõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm” [21, tr.244], “tính chính xác tối đa
là đặc trƣng cơ bản của ký” [21, tr.244] thì nhật ký cũng vậy, tính xác thực của
sự việc ghi chép đƣợc coi là đặc trƣng quan trọng nhất của thể loại này.
Văn học luôn lấy hiện thực cuộc sống làm đối tƣợng để phản ánh. Tuy
nhiên mức độ chân thực trong hiện thực phản ánh ở mỗi thể loại là không
giống nhau. Truyện lấy sự thật làm nguyên liệu, sự thật đƣợc nhào nặn, tái
tạo, hƣ cấu để biểu hiện một nhận thức, một quan niệm nghệ thuật của nhà
văn. Sự thật trong truyện giống nhƣ lời Phê đin đã nói chỉ chiếm 2% trong khi
đó hƣ cấu chiếm tới 98%. Ví dụ trong truyện ngắn Chí Phèo, nhân vật Bá
Kiến vốn đƣợc xây dựng dựa trên nguyên mẫu có thật ngoài đời là Bá Bính,
cả hai đều cùng nham hiểm, độc ác, chỉ khác là Bá Bính không bị Chí Phèo
đâm chết, mà y mất tích sau kháng chiến chống Pháp. Hay nếu nhƣ ở tiểu
thuyết, tuy hiện thực đời sống đƣợc lấy làm cơ sở nhƣng nhà văn vẫn có
quyền tái hiện những thời đại lịch sử phát triển trong câu chuyện hƣ cấu.
Trong vô vàn những gƣơng mặt đời thƣờng và giữa muôn ngàn biến cố của
lịch sử, nhà văn khi trƣớc tác một tác phẩm tiểu thuyết đã thực hiện những

biện pháp nghệ thuật đồng hóa và tái hiện bức tranh đời sống bằng phƣơng
thức chọn lọc, tổng hợp và sáng tạo. Bộ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của
La Quán Trung là một trong bốn tác phẩm cổ điển hay nhất của văn học
Trung Quốc. Nói về vấn đề thực hƣ trong bộ tiểu thuyết này, các sĩ phu thời
phong kiến đánh giá trong Tam quốc diễn nghĩa có bảy phần thực ba phần hƣ.
11

Điều đó cho thấy trong tiểu thuyết hƣ cấu là một yếu tố không thể thiếu.
Khác biệt hoàn toàn so với truyện hay tiểu thuyết, ở nhật ký hạt nhân cốt
lõi chính là sự thật. Nếu nhƣ trong truyện hay tiểu thuyết đều có sự tham gia
của yếu tố hƣ cấu với một tỉ lệ khá lớn thì ở nhật ký, hƣ cấu là điều tối kỵ
nhất. Ngƣời viết nhật ký không đƣợc tự ý thêm vào các tình tiết, sự kiện, câu
chuyện không có thật trong cuộc sống. Nhật ký luôn đòi hỏi sự thành thực của
ngƣời viết và tính xác thực đối với những thông tin đƣợc ghi chép lại. Nếu
nhƣ truyện, tiểu thuyết hay thơ trữ tình đƣợc viết ra nhằm thông tin thẩm mỹ
thì nhật ký đƣợc viết ra nhằm thông tin sự thật. Nhật ký luôn lấy sự thật làm
mục đích và nội dung thông tin cơ bản. Nói đến tính xác thực của nhật ký,
Giáo sƣ Trần Đình Sử đã đánh giá: “Nhật ký là thể loại ghi chép những sự
việc, suy nghĩ cảm xúc hàng ngày của chính ngƣời viết (…). Giá trị quan
trọng nhất của nhật ký là tính chân thực do ghi chép sự việc đang diễn ra”
[21, tr.261]. Nhƣ vậy tính xác thực chính là yếu tố làm nên giá trị của nhật
ký. Mất đi sự xác thực cũng có nghĩa là nhật ký đã hoàn toàn mất đi giá trị
thể loại của mình.
Khẳng định bản chất của nhật ký là coi trọng sự thật, vậy cần phải hiểu
sự thật ở đây là gì? Nhật ký là thể loại ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc
hàng ngày của chính bản thân ngƣời viết. Bởi vậy đối với các sự kiện đƣợc
ghi chép lại, sự thật ở đây chính là sự thật lịch sử nằm trong thế giới khách
quan. Tất cả các thông tin đƣợc ghi chép lại phải xác thực về ngày tháng đối
với sự kiện, số liệu đối với hiện tƣợng, địa chỉ đối với nhân vật. Ngƣời viết
phải phản ánh nguyên vẹn nhƣ những gì diễn ra trong thế giới khách quan.

Đối với cảm xúc, suy nghĩ thì sự thật ở đây đƣợc hiểu chính là sự thành thực
trong việc bộc lộc tâm trạng, tình cảm của bản thân. Sự thật trở thành nguyên
tắc tối cao trong nhật ký. Phá vỡ nguyên tắc này, nhật ký sẽ mất đi giá trị và
chuyển sang một thể loại khác.
Sở dĩ sự thật đƣợc coi là vấn đề cốt lõi của nhật ký là bởi vì một cuốn
12

nhật ký trƣớc hết chính là sự giao lƣu của ngƣời viết đối với chính những suy
ngẫm, trải nghiệm và tâm sự của họ. Nhật ký cá nhân đƣợc viết ra cho bản
thân ngƣời ghi chứ không tính đến việc công chúng tiếp nhận nên ngƣời viết
luôn thành thực với đúng những ghi chép của riêng cá nhân mình. Đối với
nhật ký văn học, để mang tính hiện đại cho những vấn đề có ý nghĩa lớn thì
bản thân việc ghi chép phải có sự chân thực mới thu hút đƣợc sự quan tâm
của độc giả cũng nhƣ xã hội. Nhƣng dù nhật ký viết ra có đƣợc công bố hay
không đƣợc công bố thì tính chân thực của nhật ký vẫn không hề mất đi bởi
nó chính là thƣớc đo khẳng định giá trị của nhật ký.
Tính chân thực trong nhật ký đƣợc biểu hiện rất rõ nét qua mỗi trang
nhật ký của ngƣời viết. Nhật ký chiến trường của Dƣơng Thị Xuân Quý đƣợc
ghi chép trong chƣa đầy một năm chị hành quân vƣợt Trƣờng Sơn. Không cần
bất cứ một câu khẩu hiệu hay cách nói gân guốc nhƣng qua những trang nhật
ký của Dƣơng Thị Xuân Quý, ngƣời đọc nhƣ thấy đƣợc hiện thực cuộc sống
nơi chiến trƣờng. Cuốn nhật ký của Hoàng Thƣợng Lân chính “là những ghi
chép chân thật và sinh động bởi nhiều chi tiết trung thực đến 100% với tất cả
những gì anh nhìn, nghe và cảm nhận” [8]. Đọc Nhật ký chiến tranh của Chu
Cẩm Phong ta nhận thấy tất cả những sự kiện, sự việc, những con ngƣời,
những hình ảnh đặc trƣng của từng mảnh đất đã trải qua quãng đời công tác
đều đƣợc anh ghi chép trong cuốn nhật ký này. Trong lời giới thiệu Nhật ký
chiến tranh, nhà thơ Bùi Minh Quốc đã viết: “Tất cả những gì ta đọc đƣợc ở
đây đều là sự thật, cái sự thật thô tháp tƣơi ròng và sống động. Những con
ngƣời thật, những địa chỉ thật, những sự việc thật, những tâm trạng thật” [15,

tr.18]. Toàn bộ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân đƣợc Nguyễn Văn
Thạc ghi lại một cách chân thật trong cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi.
Qua cuốn nhật ký của Nguyễn Văn Thạc, ngƣời đọc thấy đƣợc bao sự thật về
lịch sử kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Hay Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã
13

giúp những ai chƣa bao giờ biết đến chiến tranh, chƣa bao giờ sống trong khói
lửa chiến tranh nhận ra nhiều sự thật mà trong cuộc sống thời bình không thể
nào có đƣợc. Trong nhật ký, chị cũng bộc lộ rất chân thật suy nghĩ, cảm xúc
của mình. Đặng Thùy Trâm khao khát đƣợc đứng trong hàng ngũ của Đảng
nhƣng những sự thực về những “con sâu, con mọt” [26, tr.37] tìm đủ mọi
cách để gây trở ngại cho tập thể, đang gặm nhấm dần đi danh dự của Đảng đã
khiến cho Thùy Trâm giảm bớt đi niềm vui khi chị bắt đầu đứng trong hàng
ngũ tiên phong ấy. Đây là những dòng nhật ký ghi lại những sự thật đó:
“Viết đơn vào Đảng, niềm vui thì ít mà bực dọc thì nhiều. Tại sao con
đƣờng đi của một đứa tiểu tƣ sản bao giờ cũng nhiều chông gai đến vậy?
Đành rằng vì tính chất giai cấp, nhƣng mình vẫn thấy rõ một điều ngoài cái lẽ
dĩ nhiên ấy. Có một cái gì đó bắt bẻ, gọi là bắt bí của một vài cá nhân có trách
nhiệm (…). Mình nhƣ một đứa con không gia đình lâu ngày tìm về mẹ nhƣng
ngƣời mẹ ghẻ còn bận nâng niu những đứa con riêng nên thờ ơ lạnh nhạt với
đứa con chồng. Đảng! Ngƣời mẹ hiền vĩ đại, nhƣng trong muôn ngƣời mẹ ấy
có một ngƣời mẹ (và chắc không phải một ngƣời đâu) y hệt một bà mẹ ghẻ
trong câu chuyện cổ tích!” (Nhật ký ngày 20/8/1968) [26, tr.65].
Liệu có ai trong hoàn cảnh đó lại dám mạnh dạn bộc bạch những tâm tƣ,
suy nghĩ thành thật nhƣ Thùy Trâm không? Chỉ có nhật ký mới là ngƣời bạn
trung thành, đáng tin cậy nhất của chị lúc ấy.
Từ một số ví dụ trên, ta thấy rõ hơn bản chất của nhật ký chính là sự thật.
Tính chất có thật, xác thực của sự việc đƣợc ghi lại trong nhật ký đã tạo ra sức
hấp dẫn riêng của thể loại, đồng thời có khả năng mạnh mẽ trong việc tạo ra
giá trị nhận thức, tạo ra sức thuyết phục, sức lay động, niềm tin đối với ngƣời

đọc. Đồng thời, với bản chất cốt lõi là sự thật, nhật ký đã tạo ra đƣợc nhiều
giá trị riêng trong đó có giá trị không nhỏ về mặt tƣ liệu. Nhiều cuốn nhật ký
viết trong thời chiến đƣợc đánh giá là những thƣớc phim quay chậm về khói
14

lửa nơi chiến trƣờng, trở thành nguồn tƣ liệu vô giá giúp thế hệ sau hình dung
về chiến tranh và hiện thực nơi chiến trƣờng khốc liệt. Tính xác thực là một
đặc trƣng nổi bật của thể loại nhật ký. Đọc bất kỳ cuốn nhật ký nào ta cũng sẽ
nhận ra đƣợc sự thật đƣợc ghi lại trong đó. Đây là một trong những đặc điểm
giúp ta dễ dàng phân biệt nhật ký với các thể loại khác.
2.2. Nhật ký là thể loại mang tính chất cá nhân riêng tƣ
Tính chất cá nhân riêng tƣ là đặc trƣng thứ hai làm nên nét riêng của thể
loại nhật ký. Giáo sƣ Trần Đình Sử - chủ biên của cuốn giáo trình Lí luận văn
học phần Tác phẩm và thể loại văn học đã khẳng định: “Nhật ký là thể loại
mang tính chất riêng tƣ, đời thƣờng nhiều nhất. Nếu mục đích của bài viết là để
giao lƣu với ngƣời khác, thì nhật ký trái lại chỉ để giao lƣu với chính mình,
mình viết để cho mình, nói với mình. Riêng tƣ chính là lí do tồn tại của nhật
ký. Tính riêng tƣ cũng là điều hấp dẫn của nhật ký, vì nó liên quan đến bí mật
của ngƣời khác, nhất là của những nhân vật đƣợc xã hội quan tâm” [20, tr.379].
Nhật ký chính là lời tâm sự, bộc bạch của tác giả hay nhân vật những lúc
cô đơn, muốn tự mình chiêm nghiệm lại những gì đã xảy ra. Vì thế có thể nói
nhật ký chính là thể loại ký mang tính chất riêng tƣ, tính chân thật và rất đời
thƣờng. “Với tƣ cách là những ghi chép cá nhân, trong nhật ký ngƣời viết có
thể tự do trình bày suy nghĩ, quan điểm, tình cảm và thái độ trƣớc một sự
thật” [24, tr.11]. Chính bởi tính cá nhân riêng tƣ này mà nhật ký cá nhân
thƣờng là những lời tâm sự, những suy ngẫm “sống để bụng, chết mang theo”
của cá nhân ngƣời viết mà ngƣời khác dƣờng nhƣ cũng nhận thức rõ ý thức
trách nhiệm không đƣợc xâm phạm đến. Tính riêng tƣ này trở nên không còn
khi các cuốn nhật ký vì những lí do đặc biệt khác nhau đƣợc công bố rộng rãi.
Khi viết nhật ký, Nguyễn Văn Thạc tâm sự ngay trong chính những

trang nhật ký của anh: “Mình đã đọc nhật ký của nhiều ngƣời. Mình cảm
thấy rằng nếu nhƣ ngƣời viết nhật ký là viết cho mình, cho riêng mình đọc
15

thì cuốn nhật ký đó sẽ là chân thực nhất, sẽ bộn bề và sầm uất nhất. Ngƣời ta
sẽ mạnh dạn ghi cả vào đấy những suy nghĩ tồi tệ nhất mà thực sự họ có.
Nhƣng nếu nhật ký mà có thể có ngƣời xem nữa thì nó sẽ khác và khác
nhiều. Họ không dám nói thật, nói đúng bản chất sự kiện xảy ra trong ngày,
không dám nói hết và đúng những suy nghĩ đã nảy nở và thai nghén trong
lòng họ. Mà đó chính là điều tối kị khi viết nhật ký - Nó sẽ dạy cho ngƣời
viết tự lừa dối ngòi bút của mình, tự lừa dối lƣơng tâm của mình” (Nhật ký
ngày 18/4/1972) [23, tr.226-227]. Qua những lời tâm sự này của Nguyễn Văn
Thạc, chúng ta thấy rằng, Nguyễn Văn Thạc viết nhật ký không nhằm mục
đích công bố, không nhằm mục đích cho ngƣời khác đọc. Anh chỉ muốn viết
cho riêng mình và anh luôn coi nhật ký nhƣ là một kỉ vật thiêng liêng, một
“ngƣời bạn đƣờng nghiêm khắc và tốt bụng” [23, tr.227]. Do đó những
trang nhật ký của anh là những trang viết hồn nhiên nhất, vô tƣ nhất, chân
thực nhất.
Tính chất cá nhân riêng tƣ là yếu tố riêng có của thể loại nhật ký. Đây
chính là nét riêng của nhật ký so với các thể loại khác. Ở các thể loại nhƣ thơ,
truyện, kịch… có thể cũng tồn tại tính cá nhân tức là nét riêng trong phong
cách của tác giả giống với nhật ký nhƣng chắc chắn một điều rằng ở thơ,
truyện, kịch… không tồn tại tính chất riêng tƣ giống nhƣ nhật ký. Ở thơ,
truyện, kịch… khi viết tác giả luôn xác định mục đích sáng tác, đối tƣợng
tiếp nhận và nghệ sĩ sau khi sáng tác thƣờng không giữ tác phẩm lại làm của
riêng mà luôn công bố trƣớc công chúng nhằm gửi đến bạn đọc những thông
điệp muốn truyền tải qua tác phẩm. Ta có thể thấy Nam Cao viết truyện
ngắn Chí Phèo không phải cho bản thân ông, tác phẩm đƣợc viết ra mục đích
lên tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến lúc bấy giờ, nhà văn đã kết án đanh
thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và tâm hồn ngƣời nông dân lao

động, đồng thời khẳng định bản chất lƣơng thiện của họ ngay trong khi họ bị
16

vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính. Bởi vậy ngay sau khi hoàn thành, truyện
ngắn Chí Phèo đã đƣợc Nam Cao công bố tới đông đảo bạn đọc. Hay trong
Truyện Kiều kết thúc tác phẩm Nguyễn Du có viết:
“Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng đƣợc một vài trống canh” [3, tr.222].
Ý thơ đã lộ rõ mục đích viết Truyện Kiều của Nguyễn Du là giúp mọi
ngƣời mua vui, giải trí tinh thần. Nguyễn Du không ngần ngại bộc lộ cho bạn
đọc biết mục đích sáng tác Truyện Kiều của mình.
Nhƣ vậy, khi sáng tác thơ, truyện, kịch… ngƣời viết luôn công bố tác
phẩm rộng rãi sau khi hoàn thành, thậm chí còn công khai cho bạn đọc biết
mục đích viết tác phẩm trong khi đó ở nhật ký tác giả viết cho riêng bản thân
mình với những điều bí mật nhất của bản thân nên hoàn toàn không có ý định
công bố rộng rãi trƣớc công chúng, tất cả đều đƣợc giữ kín. Nếu nhƣ không vì
một lí do nào đó mà một số cuốn nhật ký đƣợc công bố thì bạn đọc sẽ không
bao giờ biết đến sự có mặt của nó ở trên đời. Đây chính là đặc trƣng khu biệt
của thể loại nhật ký so với các thể loại khác.
Tính chất cá nhân của thể loại nhật ký đƣợc thể hiện ở phong cách mỗi
ngƣời khi viết nhật ký. Mỗi cuốn nhật ký thể hiện phong cách riêng mang dấu
ấn cá nhân của ngƣời viết. Sự phong phú của mỗi cuốn nhật ký cũng phụ
thuộc vào đời sống nội tâm và cảm xúc cá nhân ngƣời viết tạo nên. Tính riêng
tƣ của nhật ký đƣợc thể hiện ở việc mỗi ghi chép trong nhật ký là những lời
tâm sự riêng của cá nhân ngƣời viết với chính bản thân mình, bởi vậy chỉ có
ngƣời viết mới biết đƣợc nội dung trong cuốn nhật ký viết gì nếu nó không
đƣợc công bố. Qua những cuốn nhật ký, ta sẽ khám phá và hiểu đƣợc đời
sống nội tâm của ngƣời viết nhƣ thế nào. Tính cá nhân riêng tƣ trong nhật ký
còn đƣợc thể hiện ở những ký hiệu riêng. Trong nhiều cuốn nhật ký tác giả sử
dụng những ký hiệu riêng và nó chỉ có thể đƣợc cắt nghĩa bằng tâm thức của

17

ngƣời cầm bút, nếu không có sự chú giải của tác giả thì không ai có thể hiểu
đƣợc. Ví dụ trong nhật ký khoa học, tên các nguyên tố, các đối tƣợng khoa
học ngƣời ghi có thể viết tắt theo ký hiệu riêng nhằm đảm bảo sự ngắn gọn rõ
ràng và với những ký hiệu riêng này chỉ có ngƣời ghi chép hoặc trong ngành
có hiểu biết mới hiểu đƣợc. Những cuốn nhật ký cá nhân thông thƣờng hay
nhật ký văn học cũng tồn tại cách viết ký hiệu riêng. Trong nhật ký chiến
tranh để đảm bảo cho bí mật riêng của đồng đội, ngƣời thân và giữ kín chuyện
riêng tƣ, phòng khi chiến sự ác liệt cuốn nhật ký có thể rơi vào tay giặc hoặc
nhiều ngƣời khác, các ký hiệu riêng là công cụ hữu hiệu hơn cả.
Nói chung nhật ký mang tính chất cá nhân riêng tƣ. Điều này làm nên
nét riêng đồng thời tạo nên sức hấp dẫn của thể loại nhật ký.
2.3. Tính chất biên niên của thể loại nhật ký
Hình thức kết cấu của nhật ký theo thời gian tuyến tính, theo trình tự về
ngày tháng năm và bao giờ khoảng thời gian ghi chép giữa các ngày tháng
cũng đƣợc ghi rất rõ: ngày… tháng… năm… (bằng số). Ngƣời viết nhật ký
bao giờ cũng tôn trọng trật tự biên niên của sự việc ghi chép. Sự việc hay hiện
tƣợng đƣợc ghi lại trong nhật ký đƣợc sắp xếp theo đúng trình tự về thời gian
mà ngƣời viết lần lƣợt đƣợc chứng kiến hay tham gia. Theo Giáo sƣ Trần
Đình Sử: “Nhật ký ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc theo ngày tháng, có thể
liên tục nhƣng cũng có thể ngắt quãng” [20, tr.379] tùy theo cảm hứng và thời
gian công việc của ngƣời viết. Điều đó có nghĩa là thứ tự ngày tháng có thể
theo đúng thứ tự liên tục nhƣ 1, 2, 3, 4… nhƣng cũng có thể ngắt quãng nhƣng
vẫn phải theo trình tự trƣớc sau nhƣ 1, 2, 5, 6, 7… Ta có thể thấy rõ điều này
trong nhiều cuốn nhật ký. Ví dụ trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm: “14.4 [68]”
[26, tr.23], “15.4 [68]” [26, tr.24], “17.4 [68]” [26, tr.26]… Trong nhật ký của
Nguyễn Văn Thạc đôi khi ta cũng bắt gặp sự ngắt quãng này ví dụ nhƣ
“23.11.1971” [23, tr.64], “26.11.1971” [23, tr.68], “29.11.1971” [23, tr.76],
“30.11.1971” [23, tr.86]… Sự ngắt quãng này xuất hiện nhiều trong các cuốn

18

nhật ký thời chiến. Đây là điều khác biệt ở hoàn cảnh ra đời của những cuốn
nhật ký chiến tranh so với những cuốn nhật ký thông thƣờng khác. Ở những
cuốn nhật ký chiến tranh là những dòng ghi chép vội vàng, ngắt quãng trong
lúc giải lao sau cuộc hành quân vất vả, bàn viết là trên những chiếc ba lô
trong điều kiện thiếu thốn nhiều khi giấy mực cũng có khi trở thành thứ “xa
xỉ”. Đặng Thùy Trâm phải dừng cảm xúc viết nhật ký lại vì phải cứu chữa
thƣơng binh. Có khi căn bệnh sốt rét và cái đói hành hạ nơi chiến trƣờng cũng
khiến Chu Cẩm Phong đành phải bỏ dở những ý tƣởng hay, làm lỡ kế hoạch
sáng tác văn nghệ phục vụ kháng chiến. Còn với nhật ký thông thƣờng tác giả
có thời gian ghi chép liên tục theo ngày tháng theo tâm trạng hay những lúc
hứng thú…
Trong nhiều cuốn nhật ký, ngoài ngày… tháng… năm… ngƣời viết còn
ghi chi tiết cả nơi viết, giờ viết nhật ký. Dƣơng Thị Xuân Quý là một nữ nhà
văn trong kháng chiến chống Mỹ. Trong cuốn Nhật ký chiến trường, Dƣơng
Thị Xuân Quý ghi chép rất tỉ mỉ, cẩn thận và rõ ràng: “14-4-1968, Nhƣ Xuân,
Thanh Hóa, 3g chiều” [18], “19-4-1968, xã Hƣơng Xuân, Hƣơng Khê, Hà
Tĩnh, 9g45 sáng” [18]… Việc ghi chép tỉ mỉ nhƣ vậy chứng tỏ ngƣời ghi nhật
ký rất coi trọng công việc ghi chép đồng thời tạo cho nhật ký tính trung thực
cao, đảm bảo tính chính xác những điều đã xảy ra.
Nếu nhƣ ở hồi ký là sự ghi chép quãng thời gian đã qua, thời gian quá khứ
bằng cách hồi cố, hồi tƣởng lại thì nhật ký ghi chép bằng thời gian hiện tại, có
thể ngắt quãng, nhƣng chắc chắn thời gian phải là thời gian của hiện tại.
Tính chất biên niên này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện
tính chân thực của nhật ký. Ngƣời viết nhật ký đã biết vận dụng yếu tố này
của nhật ký để ghi chép, phản ánh kịp thời những vấn đề thời sự nóng hổi,
những vấn đề cấp bách của xã hội. Nhờ tính chất biên niên mà nhật ký đƣợc
coi là một trong những thể loại văn học bám sát hiện thực đời sống một cách
nhanh nhạy, kịp thời và chính xác nhất.

19

2.4. Ngƣời trần thuật trong nhật ký
2.4.1. Người trần thuật theo ngôi thứ nhất
Trong loại tự sự, ngƣời trần thuật (hay ngƣời kể chuyện) là một khái
niệm trung tâm của lý thuyết tự sự học. Ngƣời trần thuật trong tác phẩm là
một ngƣời hƣ cấu hoặc có thật mà văn bản tự sự thể hiện thông qua hành vi và
ngôn ngữ của anh ta tạo thành. Nhìn chung, ngƣời trần thuật thực hiện nhiệm
vụ trần thuật, truyền đạt, chỉ dẫn, bình luận… những vấn đề đƣợc mô tả hoặc
đƣợc kể trong tác phẩm. Thông thƣờng, ngƣời ta chia ngƣời trần thuật trong
tác phẩm tự sự thành hai dạng chủ yếu: ngƣời trần thuật lộ diện (ngôi thứ
nhất) và ngƣời trần thuật ẩn tàng (ngôi thứ ba).
Ở truyện hay tiểu thuyết, ngƣời trần thuật rất đa dạng, tồn tại ở cả hai
dạng ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba trong khi đó ở nhật ký ngƣời trần thuật chỉ
xuất hiện duy nhất một dạng là ngƣời trần thuật lộ diện (ngôi thứ nhất). Trong
truyện hay tiểu thuyết, ngƣời trần thuật có thể là tác giả, cũng có thể là nhân
vật trong tác phẩm còn trong nhật ký, ngƣời trần thuật phần lớn là tác giả.
Nhật ký là thể loại độc thoại, tự mình nói với mình, vì thế ta luôn thấy ngƣời
trần thuật luôn giữ ngôi thứ nhất. Ngƣời trần thuật lộ diện, tôi tự kể chuyện
của mình, kể những gì liên quan đến mình. Theo Từ điển thuật ngữ văn học:
“nhật ký là hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất” [9, tr.237]. Đây là kiểu ngƣời trần
thuật tƣờng minh hay nói cách khác là ngƣời trần thuật xuất hiện, lộ diện trực
tiếp. Ngƣời trần thuật xƣng hô theo ngôi thứ nhất kể lại những gì họ chứng
kiến, nếm trải. Nếu trong các thể loại nhƣ phóng sự, tùy bút, bút ký… trung
tâm thông tin không phải là tác giả mà là các vấn đề xã hội thì ở nhật ký
ngƣời viết luôn là trung tâm bởi những gì ghi trong nhật ký đều là những điều
xảy ra trong cuộc sống của chính ngƣời viết, là cảm xúc suy nghĩ của bản thân
đƣợc ngƣời viết ghi chép lại.
So với các thể loại khác, “vai trò của cái tôi trần thuật trong nhật ký văn
20


học bao quát, quán xuyến toàn bộ tác phẩm” [24, tr.12]. Ngƣời trần thuật
trong ký nói chung và đặc biệt trong nhật ký nói riêng đóng một vai trò rất
quan trọng và đa dạng: “vừa là nhân vật - nhân chứng cho các sự kiện đời
sống và là nhân tố tổ chức, xâu chuỗi các chi tiết, sự kiện vừa là tác giả bàn
bạc, đánh giá về đối tƣợng phản ánh và bộc lộ lập trƣờng, quan điểm, cảm
xúc của bản thân” [13, tr.51]. Nhƣ vậy ngƣời trần thuật trong nhật ký không
chỉ vừa là nhân chứng cho các sự kiện đời sống, vừa là tác giả mà còn là nhân
tố tổ chức, xâu chuỗi các chi tiết, sự kiện vào một điểm nhìn thống nhất để kết
cấu nên tác phẩm. Tất cả những sự kiện, số liệu về hiện thực tƣởng chừng nhƣ
rời rạc bỗng đƣợc xâu chuỗi, liên kết với nhau, giới hạn trong tầm nhìn của
một cái tôi duy nhất.
Trần thuật theo ngôi thứ nhất ngƣời viết còn có thể bộc lộ trực tiếp
những lập trƣờng quan điểm tƣ tƣởng, cảm xúc riêng của bản thân. Đây là
tiêu chí phân biệt ký nói chung, nhật ký nói riêng với truyện. Trong truyện lập
trƣờng, thái độ của tác giả không đƣợc bộc lộ một cách công khai, trực tiếp
mà thƣờng bộc lộ thái độ hay lập trƣờng của mình gián tiếp qua các đoạn trữ
tình ngoại đề, ví dụ truyện ngắn Chống nạng lên đường của Vũ Trọng Phụng:
“Thƣơng thay! Mái tóc hoa râm đã điểm ngót 60 tuổi trên đầu mà bà cụ
ấy vẫn chƣa biết mình thân già tuổi yếu, ton ton chạy đƣợc vài mƣơi bƣớc thì
chỗ mặt đê trơn nhƣ đổ mỡ đã làm bà cụ té nhào xuống đấy lấm hết từ đầu
đến chân, nằm trong một vũng nƣớc đầy vừa run vừa khóc. Bà cụ ấy ngã đau,
đau lắm nhƣng cũng cố gƣợng chống tay nghển cổ mà nhìn, nhìn đến đứa con
thân yêu kia, nhìn đến thằng Hai lúc ấy chỉ còn nhƣ một cái chấm trông thẳng
về Cầu Sắt Hà Nội mà đi, dần dần biến mình vào đám sƣơng mù…” [16].
Có thể coi đây chính là lời bày tỏ tình thƣơng không thể bật ra trực tiếp
của Vũ Trọng Phụng. Tác giả không thể bày tỏ trực tiếp thái độ của mình mà
chỉ có thể bộc lộ qua đoạn trữ tình ngoại đề. Nếu nhƣ truyện tác giả thƣờng

×