Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Lịch sử trang phục áo dài việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 61 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
*********



NGUYỄN QUANG HỢP



LỊCH SỬ TRANG PHỤC ÁO DÀI
PHỤ NỮ VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Văn hóa




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS NGUYỄN VĂN VINH






HÀ NỘI, 2014
LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tác giả khóa luận đã
nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, đặc biệt là
Th.S Nguyễn Văn Vinh - ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn khóa luận.
Tác giả khóa luận xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo và
các bạn sinh viên đã giúp đỡ cũng nhƣ tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2014
Tác giả


Nguyễn Quang Hợp












LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan những nội dung mà em trình bày trong khóa luận tốt
nghiệp này là kết quả nghiên cứu của cá nhân dƣới sự hƣớng dẫn của Th.S
Nguyễn Văn Vinh
Em xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của em trong khóa luận
này.


Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2014
Tác giả


Nguyễn Quang Hợp



MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 3
5. Đóng góp của khóa luận 3
6. Bố cục báo cáo đề tài 4
NỘI DUNG 5
Chƣơng 1. NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TRANG
PHỤC ÁO DÀI PHỤ NỮ VIỆT NAM 5
1.1. NGUỒN GỐC RA ĐỜI 5
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TRANG PHỤC
ÁO DÀI 7
1.2.1. Sự phát triển của áo dài phụ nữ Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám 7
1.2.2. Sự phát triển của áo dài phụ nữ Việt Nam sau Cách mạng tháng
Tám 15
1.2.3. So sánh áo dài Việt Nam với trang phục truyền thống áo dài
Kimono - Nhật Bản và Hanbok - Hàn Quốc 22

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 26
Chƣơng 2. ĐẶC TRƢNG VÀ VỊ TRÍ CỦA TRANG PHỤC ÁO DÀI
PHỤ NỮ TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM 27
2.1. ĐẶC TRƢNG CỦA ÁO DÀI BA MIỀN BẮC - TRUNG - NAM 27
2.1.1. Áo dài Hà Nội 27
2.1.2. Áo dài Huế 29
2.1.3. Áo dài Sài Gòn 33
2.2. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA ÁO DÀI PHỤ NỮ VIỆT NAM 34
2.2.1. Trong thơ ca 34
2.2.2. Trong cuộc sống hàng ngày 39
2.2.3. Trong mắt bạn bè quốc tế 42
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 46
KẾT LUẬN 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trang phục là một trong ba yêu cầu của đời sống vật chất (ăn, mặc, ở)
đây là sản phẩm văn hóa sớm nhất của xã hội loài ngƣời. Theo thời gian,
trang phục cũng thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử và là một trong
những nét đặc trƣng mang đậm cá tính, phẩm chất, tinh hoa của dân tộc đó, để
khi nhìn cách ăn mặc của họ, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết đƣợc họ thuộc
quốc gia nào. Trang phục không đơn thuần là đồ để mặc mà nó còn thể hiện
cá tính của ngƣời mặc: Dịu dàng, nhẹ nhàng hay thích sự phá cách, mạnh mẽ.
Trang phục khi đứng cạnh yếu tố truyền thống đƣợc nâng lên một tầm cao
mới, trang phục truyền thống ở đây có thể hiểu một cách khái quát là trang
phục để mặc nhƣng chứa đựng bên trong đó là tinh thần dân tộc, linh hồn đất
nƣớc cùng bao nét đẹp tâm hồn của ngƣời dân đất nƣớc đó. Bộ trang phục

truyền thống mang đậm giá trị thiêng liêng, cao quý đã đƣợc đúc kết qua bao
biến động thăng trầm của lịch sử. Vì thế, có thể gọi trang phục truyền thống là
quốc phục - biểu tƣợng trang phục của một quốc gia.
Ngày nay trong đà hội nhập, Việt Nam đang tiếp nhận nhiều nét văn
hóa ngoại lai từ nhiều phƣơng diện, trong đó có văn hóa mặc là một trong
những mặt đang ảnh hƣởng nhiều nhất đến thế hệ trẻ Việt Nam. Điều này
khiến chúng ta cần tìm lại những nét đẹp truyền thống trong trang phục cổ
truyền của dân tộc để cùng gìn giữ và tôn vinh. Nhận thấy trang phục áo dài
truyền thống dân tộc mang trong mình nhiều giá trị to lớn và có một quá trình
hình thành, phát triển trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, nên tác
giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Lịch sử trang phục áo dài phụ nữ Việt
Nam”.

2

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Không phải đến tận bây giờ chiếc áo dài của ngƣời phụ nữ mới đƣợc
quan tâm, nghiên cứu. Từ lâu, nguồn gốc, lịch sử của chiếc áo dài đã thu hút
đƣợc sự quan tâm của nhiều học giả, nhà nghiên cứu. Có thể kể ra đây một số
tác phẩm nói về áo dài nhƣ: Trần Quang Đức (2013), Ngàn năm áo mũ, NXB
Thế Giới. Cuốn sách này đã nói sơ qua vài nét về đặc trƣng áo dài cung đình
cũng nhƣ áo dài trong dân gian.
Đoàn Thị Tình (2006), Trang phục Việt Nam, NXB Mỹ Thuật. Cuốn
sách này đã đề cập đến sự thay đổi của áo dài từ đầu những năm 20 của thế kỷ
XX đến những năm cuối thế kỷ XX, đồng thời cũng đã nói đến cách trang
điểm của ngƣời phụ nữ khi mặc những bộ trang phục này.
Đặc biệt là một số bài viết, bài trích trên các tạp chí nhƣ: Tạp chí Xƣa
và nay, tạp chí Dân tộc và thời đại, tạp chí Văn hóa dân gian…
Những tác phẩm, bài viết trên đã cho ta thấy đƣợc phần nào về lịch sử
và sự thay đổi, phát triển của áo dài theo thời gian. Tuy nhiên, trong các tác

phẩm ấy chƣa có một công trình nào tìm hiểu một cách đầy đủ nhất về lịch sử
tà áo dài. Song, những công trình trên chính là nguồn tƣ liệu quý giá để tác
giả kế thừa nhằm thực hiện tốt đề tài này.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Thực hiện đề tài “Lịch sử trang phục áo dài phụ nữ Việt Nam” nhằm
mục đích:
- Thấy rõ đƣợc nguồn gốc, lịch sử và những sự biến đổi của áo dài phụ
nữ Việt Nam đã trải qua một thời gian phát triển lâu dài cùng những biến đổi
thăng trầm của lịch sử đất nƣớc.
- Làm nổi bật vai trò, vị trí của tà áo dài trong đời sống xã hội.

3

3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ đƣợc lịch sử, nguồn gốc trang phục áo dài là của Việt Nam
chứ không phải là sự vay mƣợn của một nền văn hóa khác.
- Chỉ ra đƣợc những nét đặc trƣng của áo dài biến đổi theo từng thời
kỳ.
- Thấy đƣợc vẻ đẹp của trang phục áo dài. Từ đó biết trân trọng để giữ
gìn, bảo tồn một di sản văn hóa dân tộc.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nội dung và nguồn tài liệu cho phép. Tác giả xin tập
trung nghiên cứu riêng về lịch sử trang phục áo dài của phụ nữ Việt Nam.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện khóa luận này, tác giả chủ yếu dựa vào những nguồn tài
liệu sau: Đoàn Thị Tình (2006), Trang phục Việt Nam, NXB Mỹ Thuật. Trần
Quang Đức (2013), Ngàn năm áo mũ, NXB Thế Giới.
Các bài viết trên các tạp chí Xƣa và nay, tạp chí Văn hóa dân gian, tạp

chí Dân tộc và thời đại…Ngoài ra, ngƣời viết còn sử dụng tài liệu thu thập
đƣợc từ các nhà may và tài liệu trên internet.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày khóa luận, tác giả đã vận dụng hai
phƣơng pháp chủ đạo là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic. Ngoài ra, còn
sử dụng phƣơng pháp thống kê, phân loại, so sánh và một số phƣơng pháp khác
trong quá trình thực hiện đề tài
5. Đóng góp của khóa luận
Đây là một công trình đi sâu nghiên cứu về nguồn gốc, lịch sử áo dài
phụ nữ Việt Nam
4

Khi nghiên cứu, tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của tà áo dài dân tộc,
nêu lên đƣợc vẻ đẹp vốn quý của nó trong từng giai đoạn dù có đổi khác vẫn
giữ đƣợc nét đẹp mềm mại, thƣớt tha đậm màu sắc Việt mà không bị mai một.
Đồng thời đề tài cũng là nguồn tài liệu bổ ích cho những ai quan tâm tới vấn
đề này.
6. Bố cục báo cáo đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì nội dung chính
của khóa luận nằm trong hai chƣơng:
Chƣơng 1: Nguồn gốc và lịch sử phát triển của trang phục áo dài phụ
nữ Việt Nam
Chƣơng 2: Đặc trƣng của trang phục áo dài phụ nữ trong văn hóa Việt
Nam
















5

NỘI DUNG
Chƣơng 1
NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TRANG PHỤC
ÁO DÀI PHỤ NỮ VIỆT NAM

1.1. NGUỒN GỐC RA ĐỜI
Dân tộc Việt Nam có một chiều dài lịch sử gần ba ngàn năm theo sử
sách đã ghi, trong đó có hơn một ngàn năm bị Bắc thuộc, tám mƣơi hai năm
bị Pháp đô hộ. Một dân tộc mà bị dân tộc khác đô hộ trên ngàn năm quả là
quá lâu. Bao nhiêu tài sản của quốc gia, sử sách quý giá, tài liệu về lịch
sử…đã bị cƣớp đi hoặc tiêu hủy hết. Mục đích của kẻ thống trị là triệt tiêu nền
văn hóa của ta để đồng hóa. Mặc dầu bị ngoại xâm, chiến tranh tàn phá liên
miên, nhƣng dân tộc ta luôn có sự đề kháng tinh vi để trƣờng tồn. Sử gia Đào
Duy Anh chép: “Theo sách sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức tổ tiên ta
mặc áo dài về bên tả (tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm
Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu. Theo
những lời sách chép đó thì ta có thể đoán rằng, trước thời Bắc thuộc dân ta
gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mà mới mặc áo gài về
tay phải” [1, 172].

Mặc dầu cuộc sống chung đụng và bắt chƣớc theo ngƣời ngoại quốc,
nhƣng tổ tiên ta vẫn khôn khéo duy trì nét đặc thù của nền văn hóa, không
đánh mất bản sắc dân tộc, duy trì một xã hội có kỷ cƣơng, tôn ti, trật tự. Cứ
nhìn vào trang phục và màu sắc để phân biệt giai tầng trong xã hội.
Trong Việt Nam Sử Lược của học giả Trần Trọng Kim viết: “Vua Lê
Lợi ngày ấy dấy quân khởi nghĩa chống giặc Tàu ở đất Lam Sơn. Ngài dùng
chiếc áo vải màu lam là màu áo biểu tƣợng để kháng giặc”. Vì thế, vua Lê Lợi
đƣợc mệnh danh là “anh hùng áo vải Lam Sơn”.
6

Qua các đoạn sử vừa trích dẫn trên, ta thấy y phục là một biểu tƣợng
của quốc gia dân tộc.
Có giả thiết cho rằng áo dài Việt Nam xuất xứ từ phƣơng Bắc. Nhƣng
áo dài là trang phục riêng của ngƣời Việt, vì những khi lễ lạt, ngƣời xƣa phải
khoác ra ngoài một cái áo lễ, ví dụ nhƣ cái áo tấc, áo dấu, áo tràng ngoài dân
gian; hoặc áo bào, áo mệnh phụ trong triều. Chỉ có các lễ phục này mới mang
ảnh hƣởng của phƣơng Bắc.
Trong khi đó, từ đầu đến cuối cuốn sách “Trung Quốc phục trang sử”
nổi tiếng, viết và minh họa y phục Trung Hoa từ đời Xuân Thu cho đến những
năm đầu Dân Quốc (1920), không thấy đả động gì đến bì bào (áo mặc sát vào
da). Loại bì bào độc nhất ở Trung Quốc, thƣờng gọi là xƣờng xám, có nghĩa
là áo dài chỉ xuất hiện ở Trùng Khánh và Thƣợng Hải trong thập niên 1930.
Theo sách “Trung Quốc văn hiến thông khảo” của Mã Đoan Lâm, ở
Giao Chỉ thời xƣa “ngƣời có địa vị trong xã hội đều mặc áo dài…Lễ lạt thì
mặc thêm áo rộng màu thâm trùm lên, gồm có bốn vạt gọi là áo tứ thân”
Ngƣợc dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh áo dài Việt với hai tà
áo thƣớt tha trong gió đã đƣợc tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng
và hiện vật Đông Sơn cách ngày nay hàng nghìn năm thủy tổ của nó, vốn làm
bằng da thú và lông chim, xuất hiện trƣớc thời Hai Bà Trƣng (năm 38 - 42
trƣớc Tây lịch) qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.

Theo truyền thuyết, Hai Bà Trƣng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che
lọng vàng, trang sức lộng lẫy khi cƣỡi voi xông trận đánh đuổi quân nhà Hán.
Cũng theo tƣơng truyền, do tôn kính Hai bà, phụ nữ Việt Nam tránh mặc áo
dài hai tà mà may thay bằng áo tứ thân - áo tƣợng trƣng cho bốn bậc sinh
thành (của hai vợ chồng). Khi đó kỹ thuật còn thô sơ, vải đƣợc dệt thành từng
mảnh khổ nhỏ nên phải ghép bốn mảnh lại mới may đủ một áo, quen gọi là áo
tứ thân.
7

Áo gồm hai mảnh đứng sau chắp lại giữa sống lƣng (gọi là sống áo),
mép của hai mảnh đƣợc nối vào nhau và dấu vào phía trong. Hai mảnh trƣớc
đƣợc thắt lên và để thòng xuống thành hai tà áo ở giữa, nên không phải cài
khuy (cúc, nút) khi mặc. Bình thƣờng, gấu áo đƣợc vén lên, chỉ có đại tang
(tang chồng hay cha mẹ) mới thả xuống và mép vải để lộ ra ngoài thay vì dấu
vào trong. Đấy chính là hình ảnh chiếc áo tứ thân mộc mạc, khiêm tốn.
Sau khi xua quân đánh đuổi quân Hai bà, tƣớng Mã Viện áp đặt chế độ
cai trị hà khắc nhằm đồng hóa nền văn hóa Việt. Hơn một ngàn năm dƣới sự
đô hộ của Trung Hoa, chiếc áo dài, áo dài tứ thân cũng trôi nổi theo mệnh
nƣớc nhƣng không bao giờ bị xóa bỏ. Áo tứ thân vẫn còn tồn tại ở một số địa
phƣơng, nhất là miền quê cho đến ngày hôm nay.
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TRANG PHỤC
ÁO DÀI
1.2.1. Sự phát triển của áo dài phụ nữ Việt Nam trước Cách mạng tháng
Tám
Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xƣa nhất là áo giao lãnh, tƣơng tự nhƣ áo
tứ thân nhƣng khi mặc thì hai thân trƣớc để giao nhau mà không buộc lại. Áo
mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lƣng màu buông thả. Xƣa các bà, các
cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau
bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn đội nón lá, nón thúng. Cổ nhân xƣa đi
chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày.

Theo thời gian, khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, Trong sách
“Relation de la Nouvelle Mission des Péres de la Compagnie de Jesus au
Royaume de la Cochinchine”, xuất bản tại Lille năm 1631 giáo sĩ Borri đã tả
rõ về cách ăn mặc của ngƣời Việt ở đầu thế kỷ 17: “Ngƣời ta ăn mặc năm sáu
cái áo dài, áo nọ phủ lên áo kia, mỗi cái một màu…Phần dƣới thắt lƣng của
8

mấy lớp áo ngoài đƣợc cắt thành những dải dài. Khi đi lại, các dải này quyện
vào nhau trông đẹp mắt…”
Giáo sĩ Borri đã hiểu lầm về số lớp áo đƣợc ngƣời Việt xƣa mặc mỗi
khi ra ngoài. Thật ra mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên dƣới
thắt lƣng mà giáo sĩ Borri nhắc đến chỉ là cái xiêm cánh sen, hoặc có nơi gọi
là quầy bơi chèo, mà ngƣời xƣa mặc trƣớc ngực hay dƣới thắt lƣng bên ngoài
áo dài. Xiêm này có ba hoặc bốn lớp dải lụa may chồng lên nhau. Lớp dải
trong cùng dài nhất, rồi các lớp bên ngoài ngắn dần. Bức tƣợng Ngọc Nữ tạc
từ thế kỷ 17 ở chùa Dâu (Bắc Ninh) là minh chứng rõ nhất cho cả áo dài, các
dải cánh sen, lẫn cách vấn khăn mà giáo sĩ Borri đã mục diện từ bốn thế kỷ
trƣớc đây (xem phụ lục 1).
Theo tác giả Lê Qúy Đôn trong tác phẩm Phủ biên tạp lục viết: “Năm
Cảnh Hƣng thứ 5, Giáp tý, Nguyễn Phúc Khoát nhân nghe ngƣời Nghệ An
truyền câu sấm: “Tám đời trở về trung nguyên”, thấy từ Đoan Quốc Công đến
nay đúng tám đời bèn xƣng vƣơng hiệu lấy thể chế áo mũ trong Tam tài đồ
hội làm kiểu, lại hạ lệnh cho trai gái hai xứ đổi dùng áo quần Bắc quốc để tỏ
sự biến đổi, đến nhƣ khiến phụ nữ đều mặc áo ngắn hẹp nhƣ áo đàn ông thì
Bắc quốc không có thế. Trải hơn 30 năm ngƣời ta đều tập quen, quên cả tục
cũ… Năm Bính Thân, mùa xuân, đặt nha môn Trấn phủ; tháng 7 mới hiểu dụ
rằng: “Y phục bản quốc vốn có chế độ, địa phƣơng này từ trƣớc cũng chỉ tuân
theo quốc tục, nay kính vâng thƣợng đế, dẹp yên cõi biên, trong ngoài nhƣ
nhau, chính trị và phong tục cũng nên thống nhất. Nếu còn có ngƣời mặc quần
áo theo kiểu khách thì nên đổi theo kiểu thể chế của nƣớc nhà. Đổi may y

phục thì theo tục nƣớc mà thông dụng vải, lụa, duy có quan chức thì mới cho
dùng xen the là trừu đoạn, còn gấm vóc và các thứ hoa rồng phƣợng nhất thiết
không đƣợc quen thói cũ dùng càn. Thƣờng phục thì đàn ông đàn bà dùng áo
cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở
9

xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo
cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm việc thì cũng đƣợc. Lễ phục thì dùng áo cổ
đứng tay dài, vải xanh chàm hay vải trắng tùy nghi. Còn các bức viền cổ và
kết lót thì đều theo nhƣ điều hiểu dụ năm trƣớc mà chế dùng” [5, 424 - 425].
Nhƣ vậy từ thế kỷ 18, chiếc áo dài đã ra đời, dù ban đầu còn thô sơ
nhƣng kín đáo. Nó là sản phẩm mang màu sắc dung nạp Bắc Nam. Chúa
Nguyễn Phúc Khoát đã viết những trang sử đầu tiên cho áo dài nhƣ vậy. Cũng
ở thời kỳ chúa Nguyễn Phúc Khoát, phụ nữ đã biết trang điểm, thuê thùa hoa
lá quanh cổ áo để tăng vẻ đẹp, hàng vải khá tốt và tinh xảo.
Vào thời vua Gia Long (1802 - 1819), chiếc áo dài tứ thân đƣợc cải tiến
thành áo ngũ thân rất phổ thông trong giới quyền quý và dân thành thị. Để có
dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến
tấu kiểu áo tứ thân thành áo ngũ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng nhƣ
địa vị xã hội của ngƣời phụ nữ. Giống nhƣ một quy luật, trang phục cũng đi
liền với diễn biến của lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không thể là điểm
dừng của trang phục truyền thống Việt Nam. Áo ngũ thân cũng đƣợc may nhƣ
áo tứ thân, nhƣng vạt áo bên phải phía trƣớc chỉ đƣợc may bằng một thân vải,
còn vạt áo bên trái đƣợc may bằng hai thân vải nhƣ vạt áo đằng sau. Ngoài ra,
áo năm thân có khuy áo nhƣ đàn ông, lúc mặc có thể cài khuy nhƣ áo dài ngày
nay hoặc thắt vạt nhƣ áo tứ thân.
Trong sách Đoàn Thị Tình (2006), Trang phục Việt Nam, NXB Mỹ
Thuật, có đoạn: “Áo dài, có loại tứ thân, hai vạt phía trƣớc đều nhau không
cài khuy. Hoặc buộc hai vạt ấy vào nhau gọi là áo vạt buộc. Hoặc buộc quặt
hai vạt ấy ra sau lƣng cho gọn. Trƣờng hợp mặc áo buông vạt ngƣời phụ nữ

bao giờ cũng mặc yếm cổ xây cho kín đáo. Ngoài ra còn có loại áo năm thân
(vạt ngoài, còn gọi là vạt cả rộng gấp đôi vạt trong, còn gọi là vạt con, nằm
bên phải).Thƣờng chỉ cài một hai cúc bên sƣờn rồi dùng thắt lƣng thắt ngang
10

bụng giữ không cho vạt áo trễ xuống. Thắt lƣng màu buộc múi, hai đầu buông
phía trƣớc. Khi cần gọn gàng thì xắn ống tay lên cao, giắt cả mấy vạt và đầu
thắt lƣng bên cạnh sƣờn. Ngƣời nào cũng đều nuôi tóc dài và vấn khăn. Khăn
vấn tóc là một miếng vải dài khoảng 80 cm, rộng chừng 15 - 20 cm, màu đen,
nâu hoặc tím tam giang. Để vấn tóc đƣợc tròn và chặt, ngƣời ta phải độn thêm
vào tóc một cái độn tóc (bằng vải nhồi bông), trông hình nhƣ con rắn (dài
khoảng 50 cm). Ở phía đầu độn tóc có thêm một sợi dây nhỏ dài hơn thân
độn. Khi vấn khăn, trƣớc hết rẽ đƣờng ngôi (giữa), dồn tóc sang cả bên phải
(hoặc bên trái, tùy theo sự thuận tay của mỗi ngƣời. Đặt độn tóc vào giữa mớ
tóc làm cốt, dùng sợi dây cuốn nhiều vòng ra ngoài tóc cho chặt. Lấy khăn
vấn bọc tóc lại, cắm một chiếc đanh gim (hoặc dùng dây buộc vòng) ở đầu
khăn để giữ cho khăn khỏi tuột. Dùng tay lân lần vấn, vuốt xuôi cho tròn đều
và chặt đến hết chiều dài của khăn. Đặt vành khăn từ trƣớc ra sau đầu một
vòng, phần còn lại luồn xuống dƣới đoạn đầu khăn, vắt lên ngang đầu sang
bên trái. Có lối vắt phần còn lại lên trên đầu khăn rồi kéo chéo qua đầu vắt
xuống vành khăn phía bên kia. Nếu là bộ tóc dài thì đuôi tóc bao giờ cũng dài
hơn chiều dài của khăn, sẽ rủ xuống cạnh tai trái của ngƣời phụ nữ, gọi là tóc
đuôi gà. Tóc đuôi gà là một hình thức trang điểm đƣợc ƣa chuộng thời đó”
[15, 324 - 326]
Vẻ yêu kiều, nét duyên dáng, đoan trang của ngƣời phụ nữ áo tứ thân
đƣợc mô tả rõ nét qua bài ca dao Mƣời Thƣơng:
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua

Năm thương cổ yếm đeo bùa
Sáu thương nón quai tua dịu dàng
11

Bảy thương nét ở đoan trang
Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh
Chín thương cô ở một mình
Mười thương con mắt hữu tình với ai?
Trong những ngày lễ tết, lễ hội khi mặc những chiếc áo dài, các cô gái
thƣờng chỉ cài cúc cạnh sƣờn, còn đoạn từ nách lên đến cổ thì lật chéo để lộ
ba màu áo ra ngoài. Bên trong là chiếc áo cánh trắng không cài cúc cổ, tôn
màu yếm hoa hiên hoặc đỏ thắm. Cổ yếm có hai dải bơi chèo (vì trông giống
chiếc bơi chèo) buộc ở sau gáy để lộ ra phía ngoài những lớp áo. Bằng con
mắt thẩm mỹ khéo chọn màu sắc, cách ăn mặc buông, thắt tế nhị, các cô gái
đã làm cho bộ trang phục của mình tuy nhiều màu, lắm sắc, hấp dẫn mà vẫn
giữ đƣợc vẻ nền nã, kín đáo, hài hòa.
Ở thành thị miền Bắc, những phụ nữ ít phải lao động vất vả thƣờng
mặc váy dài đen chấm gót, áo cánh ngắn bằng vải trắng hay lụa tơ tằm. Yếm
màu trắng, hoặc hoa hiên hay vàng tơ tằm. Thắt lƣng bằng lụa màu. Khi có
khách đến nhà hoặc có công việc ra đƣờng phố, bao giờ cũng mặc thêm áo
dài. Mùa nóng mặc áo dài tứ thân hai vạt trƣớc buông thả tự nhiên hoặc buộc
vạt phía trƣớc hoặc phía sau. Mùa rét mặc hai hoặc ba chiếc áo dài cùng một
lúc gọi là áo mớ ba. Vấn khăn nhiễu, để tóc đuôi gà. Đầu đội nón ba tầm.
Chân đi dép cong. Ngoài ra còn có áo kép (áo có một lần lót bằng vải khác
màu), áo mền (kiểu áo kép nhƣng ở giữa có thêm một lần dựng bằng vải thô),
áo bông ngắn, áo bông dài chần quân cờ, mắt sàng, mắt na hoặc hạt lựu…
Ngày tết, ngày hội, các bà các cô mặc bên trong là chiếc áo dài màu (xanh,
hồng hoặc hoa hiên…) bằng lụa Tây Hồ, cài khuy cạnh.
Bên ngoài là chiếc áo dài the thâm La Cả làm dịu màu áo bên trong, tạo
nên một sự hài hòa thật độc đáo. Mặc váy hay quần lĩnh Bƣởi. Thắt lƣng màu

quan lục hay tím tam giang buộc múi ra ngoài vạt áo trƣớc.
12

Phụ nữ miền Trung, mặc áo dài năm thân, kín cổ. Ngƣời nhiều tuổi hay
mặc áo màu đậm, các cô gái mặc màu nhẹ xanh da trời hoặc trắng…màu tím
đƣợc dùng nhiều ở Huế. Đôi khi mặc áo mớ ba nhƣng khác miền Bắc là cài
cúc kín, cổ áo trong cao hơn cổ áo ngoài chút ít, để lộ ba màu khác nhau. Tà
áo khép kín nhƣng mép tà cũng vẫn lộ ba màu. Thƣờng mặc quần trắng chít
ba (nghĩa là hai bên mép cạp quần đƣợc may ba lần gấp, mỗi lần khoảng 1cm,
để khi đi lại quần sẽ xòe rộng ra cho đẹp), hãn hữu mới mặc quần đen. Các bà
để tóc dài, chải ngƣợc lên (gọi là chải láng), rồi búi gọn sau gáy. Trẻ tuổi thì
để tóc dài, cặp lại phía sau hoặc để tóc ngang vai.
Phụ nữ miền Nam, các bà mặc nhiều áo dài, áo trong cùng dài hơn cả,
những chiếc áo ngoài gấu ngắn dần lên một chút để khoe màu sắc khác nhau.
Vào những năm đầu thế kỷ XX, trang phục ở nông thôn ba miền vẫn
giữ đƣợc theo lối cổ truyền, riêng trang phục của phụ nữ thành thị có nhiều
thay đổi. Các bà, các cô thƣờng mặc áo dài. Cổ áo tròn đứng, cao khoảng
1cm. Từ vai đến cổ tay áo nhỏ dần, cửa ống tay áo mở một đoạn (dài chừng
3cm), sau khi mặc, cài kín bằng cúc bấm cho cổ tay áo khít vào cổ tay. Gấu
áo dài cách đất từ 10 đến 20 cm (áo của phụ nữ Sài Gòn thƣờng cao hơn). Khi
mặc áo, cài cúc cạnh, chiếc cúc ở cổ nhiều khi không cài, gọi là áo cổ hở
(riêng phụ nữ vùng Quảng Trị, Thừa Thiên, thành phố Huế và miền Nam thì
mặc áo cài kín cổ).
Với chính sách cai trị của Pháp, làn sóng “văn hóa” Tây Âu tràn vào
Việt Nam đã ảnh hƣởng tới thị hiếu của những ngƣời tƣ sản, tiểu tƣ sản, tầng
lớp thanh niên thành thị trong các phong trào “sống mới”, “vui khỏe”, “trẻ
trung”…
Đầu những năm 1930, ở Hà Nội cũng nhƣ ở Sài Gòn, có mốt áo dài
tân thời. Vẫn là kiểu áo dài năm thân truyền thống nhƣng may chật hơn, thân
trƣớc thân sau không nối giữa nữa (vì đã có loại vải khổ rộng để may), vạt

13

con đƣợc cắt ngắn lên. Áo dài tân thời may bằng nhiều chất liệu vải với màu
sắc khác nhau, đƣợc coi là mốt tân tiến. Trong phong trào này, họa sĩ Cát
Tƣờng ở Hà Nội nghiên cứu, giới thiệu trên báo chí rồi sau đó tung ra kiểu áo
Lơ Muya (tiếng Pháp: Le mur nghĩa là bức tƣờng. Tƣờng là tên họa sĩ). Áo
dài Lơ Muya vai bồng, cổ tay măng sét (nhƣ tay áo sơ mi nam) hoặc tay lá
sen, tay chun. Cổ áo tròn khoét sâu xuống ngực, viền đăng ten, hoặc kiểu lá
sen tròn, lá sen cài vắt chéo…gấu áo cắt hình sóng lƣợn, đáp vải khác màu,
hoặc đính những đƣờng den, đăng ten diêm dúa. Nhiều chi tiết của chiếc áo
dài “Lơ Muya” đã vay mƣợn ở loại áo, váy của phụ nữ châu Âu thời đó. Tại
Sài Gòn vào năm 1934, trong chuyện dài bằng thơ Lời Tâm Sự của Thuần
Phong đăng trên tạp chí Cùng Bạn, cũng có một bài thơ giễu nhẹ các cô tân
thời:
Một yêu mặt trắng má tròn
Hai yêu môi mọng thoa son điểm hồng
Ba yêu mắt sáng mày cong
Bốn yêu mái tóc nực nồng nước hoa
Năm yêu mảnh áo ngắn tà
Sáu yêu quần trắng là đà gót sen
Bảy yêu vóc liễu dịu mềm
Tám yêu giọng nói vừa hiền vừa vui
Chín yêu học thức hơn người
Mười yêu, yêu cả đức tài hình dong!
Những hình ảnh lố lăng, quá trớn của một số phụ nữ chạy đua theo thời
trang và kiểu áo Le Mur mới mẻ đã đƣợc Vũ Trọng Phụng mô tả tỉ mỉ trong
tác phẩm trào lộng Số Đỏ. Một số các bà thủ cựu đã không ngần ngại tẩy chay
kiểu áo quá tân thời này, thậm chí có bà đã xé toang vạt áo Le Mur khi gặp
một cô ăn mặc táo bạo trên đƣờng phố Hà Nội.
14


Bên cạnh Cát Tƣờng, họa sĩ Lê Phổ cũng có những đóng góp để hình
thành kiểu áo dài Lê Phổ. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những cải tiến khiêm tốn
nhƣ thân áo ôm sát nhiều hơn, kích dài xuống không hở lƣờn, vạt dài, tà lƣợn.
Cũng nối ở đoạn vai. Cổ áo bẻ, mùa nóng mở ra cho mát, mùa rét gài vào cho
ấm. Áo dài Lơ Muya, cho dù có nhiều ý kiến phản đối, vẫn đã đƣợc những
ngƣời phụ nữ tân tiến ở thành thị ba miền hƣởng ứng (điển hình ở Hà Nội có
cô Nguyễn Thị Hậu; ở Sài Gòn cô Hồng Vân; ở Hội An trong hội chợ Lạc
Thiện, một số chị em đã mạnh dạn mặc áo Lơ Muya. Bà Trịnh Thục Oanh,
cũng ở Hà Nội đã mặc áo dài do họa sĩ Lê Phổ thiết kế…). Thời gian này,
phong trào uốn tóc bồng, đi giày đầm (giày cao gót), mặc quần trắng cũng đã
khá phổ biến.
Ít năm sau, chiếc áo dài “Lơ Muya” lại quay trở về dạng quen thuộc cũ,
có ít nhiều cải tiến: Cổ áo đứng cao từ 1 đến 2cm, tay thẳng, may liền vải, cổ
tay hẹp, viền nhỏ. Có kiểu ở cửa tay, gấu, nẹp cài cúc đều viền vải khác màu
thành đƣờng nẹp rộng khoảng 0,5 cm gọi là áo lé nẹp. Có loại gấu áo vê tròn
lẳn, không gập.
Trải qua những cuộc đấu tranh chung về quan điểm thẩm mỹ để bảo vệ
cái đẹp giản dị, thanh nhã, có tính dân tộc - chiếc áo dài truyền thống lại đƣợc
phục hồi. Phụ nữ thành thị tiểu tƣ sản, ngƣời nhiều tuổi, mặc áo dài cổ đứng
cao từ 1 cm đến 2 cm, góc thẳng. Các cô gái thƣờng mặc áo cổ cao từ 4 cm
đến 7 cm dựng bằng vải hồ cứng, góc tròn. Vạt áo lƣợn, tà khép. Các bà mặc
quần đen. Các cô thƣờng mặc quần trắng. Ở trong nhà mặc áo cánh trắng, cổ
áo tròn, cổ quả tim, cổ thìa hay cổ vuông cài cúc giữa, tay dài hoặc ngắn. Bên
trong, mặc áo chui đầu không tay gọi là áo lót, hoặc mặc “coóc sê” (corset) để
giữ cho ngực tròn đẹp. Khi có khách đến nhà, hoặc đi ra đƣờng phố, đi chơi,
đi làm, đi học, lễ, tết đều mặc áo dài. Mùa hè thƣờng mặc áo dài bằng lụa hay
15

vải mỏng, màu sáng, hoa nhỏ. Mùa rét may áo dài bằng các loại vải nhung,

len, dạ, hoặc mặc lồng hai chiếc áo dài cho ấm.
Áo dài đổi vai: Loại áo có những miếng vải khác màu nối ở lƣng, vai
và phía trên cánh tay hoặc ở phía dƣới vạt trƣớc và vạt sau. Đặc biệt những
miếng đổi màu thƣờng may so le nhau. Đầu tiên vì áo rách nên phải thay chỗ
rách bằng một miếng vải mới vá vào, do đó có hiện tƣợng khác màu. Sau
thành “mốt”, áo mới may cũng đổi vai và không chỉ thay bằng vải nâu mà còn
dùng màu bã trầu hay màu gạch non làm cho chiếc áo thêm đẹp (thƣờng là
cùng gam màu).
1.2.2. Sự phát triển của áo dài phụ nữ Việt Nam sau Cách mạng tháng
Tám
Lịch sử đất nƣớc có những thay đổi lớn lao: Cách mạng tháng Tám
(1945) thành công rồi sau đó là cuộc kháng chiến trƣờng kỳ chống Pháp và
chống Mỹ. Tổng khởi nghĩa và ngày tuyên ngôn độc lập (2 - 9 - 1945) có ý
nghĩa của một cuộc đổi đời to lớn, tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nếp
sống, nếp nghĩ của từng ngƣời dân.
Thời gian này, ở vùng tự do, hầu nhƣ vắng bóng những chiếc áo dài
màu sắc của nữ thanh niên. Nhƣng các bà, các cụ vẫn mặc áo tứ thân, năm
thân đi mít tinh, đi lễ, đi họp…
Phụ nữ đứng tuổi tầng lớp trên ở thành phố, thị trấn mặc áo dài may sát
thân, thƣờng ƣa màu sáng nhƣ màu hoàng yến, xanh da trời…cổ đứng, cao từ
3 - 5cm.
Kể từ năm 1954, chiếc áo dài Việt Nam đã đƣợc nhiều nữ sinh mặc đến
trƣờng với kiểu tà rộng, sát eo, cổ cao có lót cứng, ống tay hẹp.
Cuối năm 1958, khi bà Trần Lệ Xuân là đệ nhất phu nhân của Việt
Nam cộng hòa, trong dịp khai mạc triển lãm tại một cô nhi viện ở Sài Gòn, bà
đã xuất hiện với kiểu áo dài cách tân mới bỏ đi phần cổ áo gọi là áo dài cổ
16

thuyền, cổ hở, cổ khoét, dân gian gọi là áo dài Trần Lệ Xuân hay áo dài bà
Nhu. Loại áo dài không có cổ này vẫn phổ biến đến ngày nay và phần cổ

đƣợc khoét sâu cho tròn chứ không ngắn nhƣ bản gốc.
Đầu thập niên 60, nhà may Dung Dakao ở Sài Gòn tung ra một kiểu
mới: Áo dài tay Raglan mặc với quần xéo ống rộng. Kiểu áo cập nhật này
giúp xóa bớt những đƣờng nhăn hai bên nách và vai vì đƣợc ráp tay xéo vai,
nên thân hình ngƣời phụ nữ đƣợc ôm gọn trong hàng lụa một cách đầy thẩm
mỹ. Những năm sau, trong phong trào “mi ni”, chiếc áo dài lại đổi dạng: Tà
áo rất hẹp, vạt ngắn đến đầu gối, cổ cao, vai nối chéo, cánh tay áo ngắn, cổ
tay rộng. Do xẻ tà cao, bên trong lại không mặc áo cánh nên từ chỗ xẻ tà đến
cạp quần thƣờng hở một khoảng lƣờn nhỏ. Áo dài may bằng các loại vải nội,
vải ngoại đắt tiền với các màu trắng, màu sáng, bồ quân, tím Huế…thân và
vạt áo có khi thêu hoa, thêu rồng, thêu phƣợng. Nếu vải hoa thì in đủ các cỡ
hoa to, hoa nhỏ nhiều màu sặc sỡ, hoặc các hình kỷ hà rối rắm.
Năm 1975, đất nƣớc thống nhất, điều kiện vật chất còn nhiều khó khăn
nên áo dài có phần đơn giản hơn. Nhƣng đến những năm 90, áo dài đã trở lại,
cầu kỳ hơn, thanh nhã hơn và bắt đầu đƣợc bạn bè quốc tế nghĩ tới nhƣ là một
biểu tƣợng của phụ nữ Việt Nam. Năm 1989, báo Phụ Nữ tổ chức cuộc thi
Hoa hậu áo dài đầu tiên. Sáu năm sau, vào năm 1995, áo dài Việt Nam đã
nhận giải thƣởng trang phục dân tộc đẹp nhất trong cuộc thi hoa hậu quốc tế
tổ chức ở Tokyo và đã ảnh hƣởng đến các trung tâm thời trang trên thế giới
nhƣ Paris, New York, Milan. Một số nhà tạo mẫu nhƣ Giorgio Armani, Ralph
Lauren, Calvin Klein đã cho ra những bộ sƣu tập với cảm hứng từ áo dài Việt
Nam. Gần đây, áo dài đã xuất hiện ở Tây Ban Nha trong bọ sƣu tập thu - đông
97 - 98 của nhà tạo mẫu thời trang Roberto Venno với các kiểu dáng và chất
liệu độc đáo.
17

Áo dài tân thời hiện nay đã là một sản phẩm sáng tạo tập thể, nó kết
hợp đƣợc một cách xuất sắc truyền thống dân tộc với ảnh hƣởng phƣơng Tây.
Một mặt, áo đƣợc cải tiến đáng kể (so với áo tứ thân) theo hƣớng tăng cƣờng
phô trƣơng cái đẹp cơ thể một cách trực tiếp kiểu phƣơng Tây, bao gồm:

Đa dạng hóa về màu sắc
May gọn lại cho ôm sát thân, làm nổi ngực, bó eo
Xẻ tà áo hai bên sƣờn cao hơn cho hở lƣờn
May bằng các loại vải mềm, mỏng
Từ bỏ áo cánh, yếm mặc bên trong, thay tất cả bằng một chiếc xu -
chiêng (tiếng Pháp “soutien”) đỡ ngực gọn nhẹ du nhập từ phƣơng Tây.
Mặt khác, áo dài tân thời đồng thời cũng kế thừa và phát triển cao độ
phong cách tế nhị, kín đáo cổ truyền; so với áo tứ thân thì áo dài tân thời thậm
chí còn có phần kín đáo hơn:
Trong ki áo tứ thân cổ truyền buông hai vạt trƣớc bay phấp phới thì áo
dài tân thời ghép hai thân trƣớc thành một vạt dài che kín phía trƣớc.
Trong khi áo tứ thân cổ truyền chỉ khép hai vạt lại để hở áo cánh, hở
ngực yếm, hở cổ (áo “Lemur” cũng có nhiều kiểu hở cổ) thì áo dài tân thời
hiện nay đƣợc ƣa chuộng nhất lại là kiểu có cổ cứng, cao.
Ngoài ra, về màu sắc, tuy áo dài tân thời đã từ bỏ gam màu tối nhƣng
vẫn chỉ dừng lại ở những gam màu sáng nhạt (trắng, xanh nhạt, hồng nhạt,
vàng nhạt, tím nhạt…) chứ nhìn chung phụ nữ Việt Nam ít ngƣời dùng các
màu rực rỡ nhƣ màu đỏ rực, vàng rực…hoặc trang trí các hoa lá, họa tiết quá
nổi bật.
Nhờ sự kết hợp một cách xuất sắc truyền thống dân tộc với ảnh hƣởng
phƣơng Tây nhƣ vậy mà chiếc áo dài tân thời đã khiến cho ngƣời phụ nữ mặc
nó nhìn chung và nhìn từ phía trƣớc tuy vẫn hết sức kín đáo, đoan trang
18

nhƣng đồng thời lại không kém phần quyến rũ; còn nếu nhìn nghiêng từ bên
hông thì càng thấy sức quyến rũ tăng lên gấp bội phần.
Các nhà thiết kế đƣơng đại thƣờng “thí nghiệm” với các loại vải mới,
các motip lạ mắt, các hoa văn của ngƣời dân tộc thiểu số hoặc thay đổi đƣờng
may, nét cắt bằng cách mở rộng cổ, bớt tay áo hoặc thay tà trƣớc bằng những
chất liệu mềm mại hơn. Chiếc quần trắng ngày nào là mốt, giờ đã nhƣờng chỗ

cho quần đồng màu hoặc ngƣợc hẳn với áo. Nhiều nhà tạo mẫu áo cƣới có xu
hƣớng kết hợp giữa áo cƣới hiện đại với chiếc áo dài dân tộc. Với hai chất
liệu tơ tằm và voan, chiếc áo dài cƣới dân tộc đƣợc cách điệu vừa tạo nét
duyên dáng cho cô dâu vừa tạo vẻ mềm mại, mỏng manh. Cách điệu lớn nhất
của áo dài cƣới đƣợc thể hiện ở vạt áo (vạt mỏng, mềm hơn) và nơi cổ áo.
Nhìn chung kiểu dáng chính của áo dài cƣới là chiếc áo dài dân tộc nhẹ nhàng
nhƣng cầu kỳ hơn một chút nơi tà áo, cổ áo và gấu quần. Cho dù bị ảnh
hƣởng của nhiều nền văn hóa từ phƣơng Đông cho đến phƣơng Tây, áo dài
vẫn mang nét riêng của mình để không thể bị lẫn lộn với kiểu dáng khác.
Nói tới áo dài, không thể không nhắc tới hai nhà thiết kế hàng đầu của
Việt Nam bây giờ là NTK Sỹ Hoàng và Minh Hạnh. Họ là những chuyên gia
thời trang đã từng có mặt trong các cuộc thi hoa hậu trong nƣớc, chƣơng trình
duyên dáng Việt Nam tại nƣớc ngoài, các cuộc thiết kế thời trang…và đƣợc
chính thức mời giới thiệu áo dài tại các nƣớc châu Âu, châu Á, đặc biệt là ở
Pháp, Bỉ là những trung tâm văn hóa nghệ thuật nổi tiếng thế giới. Cả hai nhà
thiết kế đều tạo lập cho mình phong cách riêng trong từng bộ sƣu tập áo dài
và khơi gợi đƣợc vô số sự quan tâm trong giới thời trang, nghệ thuật, báo
chí…đối với văn hóa Việt Nam.
Minh Hạnh là nhà thiết kế Việt Nam đầu tiên, sau khi đoạt giải thƣởng
New Designer Award tại cuộc thi thiết kế Makuhari Grand Prix tại Nhật
(9/1997), đã từng có vinh hạnh giới thiệu 100 mẫu thời trang trong bộ sƣu tập
19

áo dài “truyền thống và tƣơng lai” tại đền Kiyomizu (Nhật Bản), nơi chƣa có
ai đƣợc trình diễn tại đây, ngay cả với giới thiết kế Nhật Bản. Cô dành hết
thời gian trong sự nghiệp của mình để tôn vinh chiếc áo dài quê hƣơng trong
mắt đồng bào và bạn bè quốc tế
Còn Sỹ Hoàng, ngoài những bộ sƣu tập áo dài thiết kế cho ngƣời lớn
nhƣ: Hƣơng xƣa, thanh xuân, áo dài cung đình Huế, áo dài cƣới vƣơng triều,
màu thời gian, bốn mùa…nhà thiết kế tài hoa này còn có óc sáng tạo phong

phú khi thực hiện những bộ áo dài dành riêng cho trẻ em.
Chiếc áo dài truyền thống, dù dài, dù ngắn, tà rộng hay tà hẹp, màu
trắng hay vàng, điểm hoa to, nhỏ hay in các hình ngang, dọc nhiều màu, bằng
vải thƣờng hay lụa quý…ngày nay vẫn là chiếc áo dài của cả ba miền, bên
cạnh những tấm áo dài nâu non đổi vai, buông vạt hoặc thắt vạt, bên cạnh
những tà áo màu tím Huế, những tấm áo dài cài khuy cổ truyền ở miền Nam
thƣờng mặc. Chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam đã trở thành biểu tƣợng Việt
Nam đối với con mắt của nhân dân thế giới. Thấy một ngƣời phụ nữ mặc áo
dài, khách quốc tế nhìn nhận ngay đây là ngƣời phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo
dài ấy đã góp phần chứng minh sự thống nhất giữa ba miền Trung Nam Bắc
là thành tựu của sự sáng tạo độc đáo, của sự đấu tranh bền bỉ giữa cái hay, cái
tốt với cái dở, cái xấu, cái dân tộc chân chính với cái ngoại lai kệch cỡm.
Qua bao nhiêu thăng trầm, áo dài phụ nữ Việt Nam hiện nay đƣợc mọi
ngƣời trong và ngoài nƣớc đƣợc mọi ngƣời quý trọng nhƣ một chiếc áo truyền
thống của dân tộc Việt. Các nhà thiết kế dẫu có dùng chất liệu mới, vẽ hình
dáng cách tân…cũng không thể nào làm mất nét đặc biệt của chiếc áo hai vạt
mà nhà thơ Văn Tiến Lê đã từng ca ngợi:
Đơn sơ hai mảnh tuyệt vời
Thân sau vạt trước nên lời nước non

20

Áo dài - hình ảnh nghệ thuật mang tính thẩm mỹ độc đáo
Khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ, văn hóa và trang phục truyền thống
của ngƣời Việt, ngƣời ta thƣờng nghĩ ngay đến tà áo dài và chiếc nón lá. Trải
qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát
triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam tồn tại cùng với thời gian, đƣợc xem là trang
phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của ngƣời Việt.
Áo dài - trang phục truyền thống của ngƣời phụ nữ Việt Nam, ôm sát
cơ thể có cổ cao và dài khoảng ngang gối, nó đƣợc xẻ ra ở hông. Áo dài vừa

quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa kín đáo nhƣng vẫn biểu lộ đƣờng nét của một
thiếu nữ. Nó thay thế trang phục cổ truyền mà màu sắc và kiểu dáng phải tuân
theo những đòi hỏi của lễ nghi và những tầng lớp xã hội. Màu vàng chỉ dành
cho những ông vua và họ đƣợc mặc áo long bào, màu trắng là màu tang, còn
màu xanh dành cho các vị quan trong những dịp trang trọng.
“Chiếc áo dài nhƣ dòng sông thời gian, dòng sông của cái đẹp chảy qua
ngƣời đàn bà làm trái tim nàng bị mắc cạn hay chính vì có dòng sông tuyệt
vời kia làm cho cánh đàn ông phải chết đuối trong tà áo dài, để trái tim đa tình
mình muôn năm bị mắc cạn trên đó”. Áo dài đẹp khiến nhiều nhà phê bình,
nhiều nhà nghệ thuật nghiên cứu mỹ học phải thốt lên nhƣ thế.
Chiếc áo dài có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm sát
nhƣng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chỉ trên
vòng eo khiến cho cử chỉ ngƣời mặc thật thoải mái, lại tạo dáng thƣớt tha, tôn
vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân đƣợc bao bọc bởi lụa mềm, lại cũng vừa
khêu gợi vì chiếc áo làm lộ ra sống eo.
Chiếc áo dài vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: Mỗi chiếc chỉ may
riêng cho một ngƣời, dành riêng cho ngƣời đó; không thể có một công nghệ
sản xuất đại trà cho chiếc áo dài. Ngƣời đi may đƣợc lấy số đo kỹ thuật, khi
may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện.

×