Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật trong ai tư vãn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.64 KB, 61 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN





NGUYỄN THỊ THU




NGHỆ THUẬT DIỄN TẢ TÂM TRẠNG
NHÂN VẬT TRONG AI TƯ VÃN




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
Th.S NGUYỄN THỊ VIỆT HẰNG





HÀ NỘI - 2014


Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thu K36A – Sp Văn
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn trường ĐHSP Hà Nội 2. Tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy cô đặc biệt là cô Nguyễn Thị Việt
Hằng đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này.
Bước đầu nghiên cứu khoa học chúng tôi chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn
đọc để khóa luận được hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5, năm 2014
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Thu










Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thu K36A – Sp Văn
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
kết quả nêu trong khóa luận là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Hà Nội, tháng 5, năm 2014
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Thu














Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thu K36A – Sp Văn
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Đối tượng nghiên cứu 4
5. Phạm vi nghiên cứu 4
6. Phương pháp nghiên cứu 4
7. Kết cấu khóa luận 4
8. Đóng góp của khóa luận 5
NỘI DUNG 6
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6
1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội 6
1.2 . Tác giả và tác phẩm 8
1.2.1. Tác giả 8
1.2.2. Tác phẩm 10
Chƣơng 2: NGHỆ THUẬT DIỄN TẢ TÂM TRẠNG NHÂN VẬT
TRONG AI TƯ VÃN 12
2.1. Diễn tả tâm trạng nhân vật qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình 12
2.2. Diễn tả tâm trạng nhân vật qua hệ thống ngôn ngữ 17
2.2.1. Khảo sát, thống kê 17
2.2.2. Hệ thống ngôn ngữ thuần Việt và ngôn ngữ Hán Việt 18
2.2.2.1. Hệ thống ngôn ngữ thuần Việt 18
2.2.2.2. Hệ thống ngôn ngữ Hán Việt 23
2.2.3. Hệ thống ngôn ngữ giàu cảm xúc 27
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thu K36A – Sp Văn
2.3. Diễn tả tâm trạng nhân vật qua thời gian, không gian nghệ thuật 31
2.3.1. Diễn tả tâm trạng nhân vật qua thời gian nghệ thuật 31
2.3.1.1. Khái niệm về thời gian nghệ thuật 31
2.3.1.2. Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm Ai tư vãn 32
2.3.2. Diễn tả tâm trạng nhân vật qua không gian nghệ thuật 37
2.3.2.1. Khái niệm về không gian nghệ thuật 37

2.3.2.2. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm Ai tư vãn 37
KẾT LUẬN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thu 1 K36A – Sp Văn
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngâm khúc là một thể loại văn học nội sinh của dân tộc. Ngâm khúc
dùng hình thức song thất lục bát giữ một vị trí quan trọng trong văn học trung
đại Việt Nam, đóng góp của nó cho lịch sử văn học dân tộc là không nhỏ.
Nhờ có thể loại ngâm khúc mà các tác gia Việt Nam có thêm cơ hội và điều
kiện nhận thức phản ánh thời đại cũng như biểu hiện tư tưởng, tình cảm và tài
năng của mình. Ai tư vãn là một trong số các tác phẩm viết theo thể ngâm
khúc vẫn trường tồn cùng thời gian. Tác phẩm diễn tả tâm trạng đầy bi kịch
của Bắc cung hoàng hậu Ngọc Hân khi vua Quang Trung đột ngột mắc bệnh
và qua đời. Do đó để hiểu sâu sắc giá trị nội dung của Ai tư vãn cần phải nắm
được nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật trong tác phẩm.
Từ giữa thế kỷ XX, công việc nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học
theo tinh thần Thi pháp học là xu hướng chung trên phạm vi toàn thế giới. Ở
Việt Nam, với chủ trương hòa nhập thế giới, từ sau cao trào đổi mới 1986,
đến nay chúng ta đã có nhiều điều kiện tốt để thực hiện điều này. Việc tiếp
cận và ứng dụng quan điểm Thi pháp học trong nghiên cứu, lý luận, phê bình
văn học ở Việt Nam đã có bề dày hơn 20 năm. Như vậy, nghiên cứu theo
hướng thi pháp học là việc làm tuy không mới nhưng chưa bao giờ cũ. Nghiên
cứu, phê bình theo hướng thi pháp học nghĩa là nghiêng về phân tích hình

thức nghệ thuật tác phẩm bởi nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ
hình thức, đó là “hình thức mang tính nội dung”. Nghiên cứu theo hướng Thi
pháp học góp phần khám phá, phát hiện nhiều phương diện nghệ thuật của rất
nhiều hiện tượng văn học, trả lại những giá trị đích thực cho không ít tác
phẩm văn học đã từng bị “vùi dập” oan uổng. Vì vậy chọn đề tài này chúng
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thu 2 K36A – Sp Văn
tôi muốn đi từ góc độ thi pháp qua các nghệ thuật đặc sắc để khẳng định giá
trị cũng như vị trí của Ai tư vãn trong lịch sử văn học dân tộc.
Ai tư vãn là tác phẩm không được giảng dạy trong trường Đại học và
trường phổ thông nên rất ít tài liệu nghiên cứu về tác phẩm này. Chọn đề tài
“Nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật trong Ai tư vãn” chúng tôi muốn
góp phần nhỏ bé vào việc làm đầy thêm, phong phú nguồn tài liệu của ngâm
khúc nói riêng và văn học trung đại nói chung.
Là một sinh viên khoa Ngữ văn và là giáo viên dạy văn tương lai ở
trường phổ thông, việc hiểu sâu sắc giá trị nội dung tác phẩm văn học là một
yêu cầu tất yếu đối với chúng tôi. Tìm hiểu nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân
vật cũng là một phương pháp để khám phá nội dung tác phẩm.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài “Nghệ thuật diễn
tả tâm trạng nhân vật trong Ai tư vãn”. Đây được xem như một cây cầu nối
quan trọng cho việc học tập và nghiên cứu của tôi sau này, đồng thời góp
thêm cho tủ sách nghiên cứu về thể loại ngâm khúc nói chung và Ai tư vãn nói
riêng một đề tài nghiên cứu khoa học nghiêm túc.
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay, số lượng công trình nghiên cứu về Ai tư vãn rất hạn chế.
Các nhà nghiên cứu phần nhiều đều chỉ đặt tác phẩm trong một công trình
nghiên cứu chung chung nào đó về thể loại ngâm khúc.
Năm 1996, xuất hiện công trình: Ngâm khúc - quá trình hình thành
phát triển và đặc trưng thể loại - Luận án Phó tiến sĩ khoa học của Ngô Văn
Đức. Luận án đã trình bày đặc trưng của thể loại ngâm khúc dưới góc độ thi

pháp. Trong đó, tác giả đặc biệt chú ý đến tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc, Ai
tư vãn chỉ được nhắc đến như một dẫn chứng thể loại.
Năm 1998, trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chỉ nhắc đến Ai tư vãn với tư cách là một
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thu 3 K36A – Sp Văn
trong số các tác phẩm tiêu biểu của thể loại ngâm khúc mà hoàn toàn không
đề cập đến nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Năm 1999, trong Giáo trình Văn học trung đại, tập 2, ở phần viết về
thể loại ngâm khúc Trần Quang Minh đã nhắc đến Ai tư vãn như một dẫn
chứng khi khái quát nội dung thể loại. Tác giả không đi vào phân tích nội
dung và nghệ thuật của Ai tư vãn.
Cùng thời điểm năm 1999, trong bài viết nhân kỷ niệm 200 năm ngày
mất Hoàng hậu Lê Ngọc Hân, PGS Chu Quang Chứ đã đánh giá Ai tư vãn là
tác phẩm sớm nhất ngợi ca tụng sự nghiệp của vua Quang Trung xúc tích mà
ngắn gọn. Như vậy, PGS Chu Quang Chứ mới chỉ đề cập đến một phần nội
dung của tác phẩm mà chưa đề cập đến phần nội dung quan trọng là những
diễn biễn tâm trạng và tình cảm của Ngọc Hân.
Năm 2002, trong bài viết “Ai tư vãn, bằng cớ mối tình sâu nặng Ngọc
Hân – Nguyễn Huệ”, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn đã chỉ ra nỗi đau đớn,
buồn tủi của Ngọc Hân khi chồng qua đời tuy nhiên chỉ mang tính chất liệt kê
mà không đi sâu phân tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Năm 2003, trong bài viết “Tiếng khóc thành ngâm” nhà phê bình Đỗ Lai
Thúy cũng viết về Ai tư vãn nhưng mới chỉ đề cập đến cách phân chia bố cục
và khái quát nội dung tác phẩm mà không đi vào phân tích cụ thể nội dung tác
phẩm, chưa chỉ ra được những diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Tóm lại, công việc nghiên cứu ngâm khúc đã có lịch sử khá dài, tuy
nhiên giới nghiên cứu chỉ nêu tên tác phẩm Ai tư vãn như một minh chứng
nhưng khi đi vào phân tích các nhà nghiên cứu chỉ chú ý đến hai tác phẩm
tiêu biểu là Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn và Cung oán ngâm

khúc của Nguyễn Gia Thiều. Đề tài “Nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật
trong tác phẩm Ai tư vãn” vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu riêng,
trọn vẹn. Có thể nói, đây là là những gợi ý giá trị cho chúng tôi có thể tiến
hành triển khai đề tài của mình.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thu 4 K36A – Sp Văn
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này tác giả khóa luận hướng tới những mục đích sau:
Tìm hiểu một số nét đặc sắc trong nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân
vật của tác phẩm.
Khẳng định giá trị của Ai tư vãn trong nền văn học dân tộc.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tác phẩm Ai tư vãn của Lê Ngọc
Hân.
5. Phạm vi nghiên cứu
Người viết đi vào tìm hiểu, nghiên cứu về nghệ thuật diễn tả tâm trạng
nhân vật trong tác phẩm Ai tư vãn của Lê Ngọc Hân qua các phương diện:
nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, hệ thống ngôn ngữ, thời gian và không gian nghệ
thuật.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tác giả khóa luận sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau đây:
Phương pháp lịch sử
Phương pháp hệ thống
Cùng các thao tác : phân tích, miêu tả, giảng bình…
7. Kết cấu khóa luận
Ngoài 4 phần: Phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phần
phụ lục, khóa luận gồm 2 chương cơ bản:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật trong Ai tư vãn


Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thu 5 K36A – Sp Văn
8. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận đã đánh giá một cách khoa học về nghệ thuật diễn tả tâm
trạng nhân vật trong Ai tư vãn trên các phương diện:
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
Hệ thống ngôn ngữ.
Thời gian và không gian nghệ thuật.





Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thu 6 K36A – Sp Văn
NỘI DUNG

Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội
Trong thế kỷ XVIII, nước Đại Việt nằm dưới quyền cai trị tượng trưng
của vua Lê, có danh mà không có quyền hành chính trị. Quyền lực thực sự
nằm trong tay hai gia đình phong kiến, các chúa Trịnh ở phía bắc, kiểm soát
nhà vua và điều khiển triều đình ở Thăng Long và các chúa Nguyễn ở phía
nam, đóng đô tại thành Phú Xuân. Hai bên từng đánh lẫn nhau để giành quyền
kiểm soát toàn bộ đất nước trong suốt 45 năm và đều tuyên bố trung thành
với nhà Lê để củng cố quyền lực cho mình.
Giống như Trung Quốc ở thời điểm đó, đời sống nông dân rất thấp

kém. Đa số ruộng đất theo thời gian rơi vào tay số ít người. Quan lại thường
áp bức và tham nhũng; các vị chúa cai trị sống hoang phí trong những cung
điện lớn.
Nửa cuối thế kỷ XVIII, xã hội Việt Nam hỗn độn trong những mâu
thuẫn lớn của xã hội đã phát triển đến cực điểm, đòi hỏi được giải quyết một
cách cấp thiết. Nguyễn Huệ cùng với phong trào nông dân Tây Sơn đã xuất
hiện như một ngôi sao sáng trên nền trời u ám Việt Nam. Ông là người khởi
xướng nên phong trào Tây Sơn, đưa cuộc khởi nghĩa này từ chỗ nông dân
vùng lên trong phạm vi nhỏ, địa phương, vươn lên thành phong trào mang
tính chất dân tộc có ý nghĩa lịch sử vĩ đại.
Khởi nghĩa Tây Sơn nhanh chóng dánh tan thế lực họ Nguyễn ở Đàng
Trong. Sau đó, đến tháng 6 -1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc tiêu diệt thế
lực chúa Trịnh, khôi phục lại vị thế của vua Lê. Dưới ngọn cờ phò Lê diệt
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thu 7 K36A – Sp Văn
Trịnh, nghĩa quân Tây Sơn được nhân dân Bắc Hà ủng hộ, tiến quân thế chẻ
tre, nhanh chóng thu phục Thăng Long. Vị chúa cuối cùng của họ Trịnh - Đoan
Nam vương Trịnh Khải (Tông), chạy trốn không thoát, phải tự vẫn kết thúc 11
đời chúa với hơn 200 năm phò Lê.
Lê Hiển Tông là ông vua già an phận ngồi làm vì trên ngai vàng, để cho
chúa Trịnh Sâm mặc sức chuyên quyền. Thậm chí khi Trịnh Sâm vu oan rồi
giết hại con trai cả của ông là Thái tử Lê Duy Vĩ, ông cũng không có một
hành động nào để bảo vệ con trai, đành để cho người ta xông vào cung bắt
giết con trai mình. Mối thù đối với chúa Trịnh ông chôn chặt trong lòng chứ
không dám hé lộ cùng ai.
Vì vậy mà khi Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lật đổ cơ
đồ hơn 200 năm của họ Trịnh, trả lại nước cho nhà Lê, trong thâm tâm nhà
vua cũng thấy hởi lòng, hởi dạ. Tuy nhiên, ông chẳng có gì để trả ơn người
anh hùng, đành chỉ phong cho Nguyễn Huệ làm Nguyên soái Phù chính Dực
vũ Uy quốc công, một thứ chức tước hữu danh vô thực, chẳng vinh dự lợi lộc

gì thêm cho người được phong. Nguyễn Huệ bất bình nói với tả hữu dưới
trướng: “Ta đem mấy vạn quân ra đây, đánh một trận dẹp yên thiên hạ, muốn
xưng đế, xưng vương gì mà chẳng được. Cái chức Nguyên soái, Quốc công
có thêm được gì đâu. Nếu ta không nhận thì ngại Hoàng thượng bảo là ta kiêu
căng. Song nhận mà không nói gì thì người trong nước lại bảo ta là mọi rợ,
nên nhân tiện nói chuyện cũng nói ra mà thôi”. Nguyễn Hữu Chỉnh là kẻ rất
biết chiều ý bề trên. Thấy Nguyễn Huệ không vui, sợ có gì sứt mẻ tình cảm
giữa vua Lê và chúa Tây Sơn, sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp tương lai của
mình, mới nói thác ra rằng: “Nhà vua đơn bạc, không có gì đáng để tặng. Cái
tước danh nhỏ mọn, không làm ngài sang thêm. Bản ý Hoàng thượng vẫn cho
rằng mình đã cao tuổi, sau khi ngài về Nam, không biết nương tựa vào ai, nên
người muốn nối tình thân hai họ, để cho hai nước đời đời kết tình thông gia,
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thu 8 K36A – Sp Văn
giao hảo. Nhưng vì chưa hiểu ý ngài thế nào nên Hoàng thượng vẫn còn trù
trừ chưa dám nói rõ ”.
Thực ra đây là lời bịa đặt của Nguyễn Hữu Chỉnh, để lấy lòng Nguyễn
Huệ, nhưng không ngờ lại trở thành sự thật. Khi Nguyễn Hữu Chỉnh đặt vấn
đề ấy ra, cả vua Lê Hiển Tông và Nguyễn Huệ đều bằng lòng. Vì cả hai bên
đều thấy được sự cần thiết trong mối lương duyên này. Nhà Lê thông qua việc
kết hôn sẽ gắn kết hơn giữa Nguyễn Huệ với triều đình, để làm chỗ nhờ cậy
trước tình hình bất ổn về chính trị lúc này. Còn Nguyễn Huệ, thông qua mối
nhân duyên, sẽ hiểu thêm về hiện tình của triều đình, về nội bộ hoàng tộc nhà
Lê, một điều rất cần thiết để qua đó ông nắm được Bắc Hà.
1.2. Tác giả và tác phẩm
1.2.1. Tác giả
Tương truyền Ai tư vãn do Lê Ngọc Hân sáng tác.
Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (tức ngày
22/5/1770), là con gái thứ 21 vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu Nghi
Nguyễn Thị Huyền, người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn – Bắc

Ninh, là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai – người làng Phù Ninh
(tức làng Nành), huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Ninh Hiệp,
huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Lê Ngọc Hân bản tính thùy mị, dịu dàng, được vua cha yêu quý đặt tên
là Chúa Tiên và truyền cho nữ quan Lễ sư vào cung rèn cặp chữ nghĩa cho
công chúa đủ môn cầm, kỳ, thi, họa. Chưa đầy 10 tuổi, công chúa đã thuộc
làu kinh điển, thông thạo âm luật, giỏi thơ văn cả Hán lẫn Nôm, nhưng có sở
trường về văn thơ Nôm. Nữ sĩ công chúa thường cùng bà Lễ sư khi ngâm
vịnh xướng họa, lúc đàn sáo véo von. Càng lớn, công chúa càng xinh đẹp nết
na, duyên dáng đức hạnh, được tiếng thơm khắp hoàng cung, mọi người đều
quý trọng.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thu 9 K36A – Sp Văn
Năm Bính Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng (1786), Nguyễn Huệ đem quân
ra Bắc “phù Lê diệt Trịnh”, Ngọc Hân vâng mệnh vua cha kết duyên cùng
Nguyễn Huệ. Khi đó, Ngọc Hân mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 34 tuổi. Ngày
10/7 âm lịch, Nguyễn Huệ sai viên Thị Lang Bộ hình đem nạp sính lễ gồm
200 lạng vàng, 2.000 lượng bạc, 100.000 quan tiền và một tờ tấu lên vua Hiển
Tông. Sáng ngày 11/7 lễ cưới Nguyễn Huệ - Ngọc Hân được cử hành hết sức
long trọng. Mối tình giữa họ đã trở thành huyền thoại trong lịch sử. Công
chúa Ngọc Hân tài sắc hơn người, kiều diễm đoan trang. Nguyễn Huệ là bậc
hào kiệt, độ lượng lại sẵn bụng nể trọng nhà Lê nên tình cầm sắt ngày càng
đằm thắm, mặn nồng. Sau hơn một tháng lưu tại kinh đô, Ngọc Hân theo
chồng trở về Phú Xuân (Huế), gắn bó đời mình với sự nghiệp của người anh
hùng “áo vải, cờ đào” bằng một sự đồng cảm đặc biệt.
Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, trước khi ra Bắc lần thứ ba
để diệt quân Thanh, lấy niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu
Cung hoàng hậu. Năm 1789, sau khi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ lại
phong bà làm Bắc Cung hoàng hậu. Bà có 2 con với Nguyễn Huệ là công
chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức. Nhưng chỉ mới 6

năm chung sống, năm 1792, Hoàng đế Quang Trung đã đột ngột băng hà, để
lại hoàng hậu Ngọc Hân trẻ tuổi với một công chúa và một hoàng tử thơ dại
sống bơ vơ giữa thời ly loạn, rối ren.
Khi Quang Trung mất, Quang Toản là con bà Chính cung hoàng hậu
Phạm Thị Liên lên thay, tức là Cảnh Thịnh đế. Lê Ngọc Hân cùng hai con
sống trong chùa Kim Tiên (Dương Xuân ở Huế) cạnh điện Đan Dương để thờ
chồng nuôi con. Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi
(4/12/1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi. Lễ bộ Thượng thư Ðoan Nham hầu
nhà Tây Sơn là Phan Huy Ích đã phụng chỉ soạn bài văn tế cho vua Cảnh
Thịnh, cho các công chúa, cho bà Nguyễn Thị Huyền, cho các tôn thất nhà Lê
và cho họ ngoại ở làng Phù Ninh tế Ngọc Hân. Hoàng đế Cảnh Thịnh đích
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thu 10 K36A – Sp Văn
thân đọc trước linh sàng Hoàng thái hậu họ Lê. Bà được truy tặng là Như Ý
Trang Thuận Trinh Nhất Vũ Hoàng Hậu. Cả năm bài văn trên còn chép trong
sách Dụ Am văn tập.
Triều đình Cảnh Thịnh lục đục và suy yếu, ngày càng bị Nguyễn Ánh
đe dọa. Hai con bà phải đổi sang họ Trần. Nhưng với sự sụp đổ của triều Tây
Sơn, theo tộc phả họ Nguyễn Đình, ngày 18 tháng 11 năm Tân Dậu
(23/12/1801), hoàng tử Nguyễn Quang Đức mất khi mới 11 tuổi; rồi ngày 17
tháng 4 năm Nhâm Tuất (18/5/1802) công chúa Ngọc Bảo cũng mất khi mới
13 tuổi…
Từ một công chúa tài hoa, thông minh, đức hạnh, đến một hoàng hậu
nhân từ, sắc sảo, hoàng hậu Lê Ngọc Hân đã trở thành một nhân vật lịch sử,
một danh nhân văn hóa của dân tộc. Với nhãn quan chính trị sắc sảo, chính
xác, thấu hiểu thời cuộc, bà đã có những đóng góp quan trọng với Nguyễn
Huệ trong những việc quốc gia, đại sự.
Về sự nghiệp sáng tác: Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc viết: “ Lê Ngọc
Hân từ bé đã thông kinh sử và biết làm thơ văn” [6, 105], nhưng về mặt tư
liệu, cho đến nay vẫn chưa có ai tìm được tác phẩm nào khác của Ngọc Hân

công chúa ngoài hai tác phẩm: Văn tế Quang Trung và Ai tư vãn.
1.2.2. Tác phẩm
Năm 1792, vua Quang Trung bị bệnh. Theo lịch sử y học thì vua bị
bệnh “huyễn vận”, nguyên nhân não bị tổn thương do thần kinh căng thẳng
lâu ngày sinh ra. Hoàng hậu Ngọc Hân ngày đêm túc trực bên giường ngự
chăm sóc cho vua, nước mắt chan hòa không dứt. Ngày 29/7 năm Nhâm Tý
(6/9/1792) khoảng nửa đêm vua băng hà, thọ 40 tuổi, hoàng hậu Ngọc Hân
mới 22 tuổi, họ chung sống hạnh phúc với nhau được sáu năm.
Tiếc thương người chồng yêu quý, một vị vua tài giỏi, sự nghiệp dở
dang, Ngọc Hân đau đớn khôn cùng. Bà đặt riêng một lễ tế chồng ở hữu cung
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thu 11 K36A – Sp Văn
và làm bài thơ Ai tư vãn để khóc chồng, lời thơ đầy lâm ly thống thiết được
xem như một khúc đoạn trường ca. Tác phẩm này được sáng tác trong khoảng
thời gian từ 1792 (năm vua Quang Trung qua đời) đến 1799 (năm Ngọc Hân
quy tiên).
Ai tư vãn thuộc thể loại ngâm khúc, gồm 164 câu thơ viết theo thể song
thất lục bát. Ai tư vãn chính là sự kết tụ những giọt nước mắt khóc thương,
nhớ tiếc người anh hùng, người bạn trăm năm của Thái hậu Ngọc Hân.
Xét trong dòng văn thơ yêu nước thời Tây Sơn, và trực tiếp là mảng
văn thơ tưởng niệm người anh hùng dân tộc Quang Trung, Ai tư vãn góp một
tiếng nói riêng xúc động lòng người. May mắn với Quang Trung, bên cạnh sự
nghiệp anh hùng, ông còn có một “tư nghiệp tình yêu”, một Thái hậu Ngọc
Hân, một người vợ thi nhân có tâm hồn và giàu cảm thông ân nghĩa.















Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thu 12 K36A – Sp Văn
Chƣơng 2
NGHỆ THUẬT DIỄN TẢ TÂM TRẠNG NHÂN VẬT

2.1. Diễn tả tâm trạng qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
Nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” ở đây được hiểu là mượn cảnh vật để
gửi gắm tâm trạng của nhân vật. Cảnh không chỉ là bức tranh tâm trạng mà
còn là nơi con người có thể giãi bày tâm trạng của mình, trong tình có cảnh,
trong cảnh có tình. Ngọc Hân với ngòi bút tinh tế trong lối tả cảnh ngụ tình đã
đưa tâm hồn con người hòa vào cảnh vật. Nhưng cũng đồng thời lấy hình ảnh
con người soi rọi tâm hồn tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa hai chiều. Trong Ai
tư vãn nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” thật muôn hình vạn trạng, mỗi một bức
tranh thiên nhiên lại gắn với một tâm trạng của con người, soi rọi con người,
giúp cho nhân vật gửi gắm tâm trạng của mình. Nghệ thuật ấy đã vẽ nên
những bức tranh tả cảnh ngụ tình đạt đến tuyệt bút.
Mở đầu tác phẩm, Ngọc Hân đã vẽ ra một bức tranh đượm buồn:
Gió hiu hắt phòng tiêu lạnh lẽo
Trước thềm lan hoa héo don don
Đây là bức tranh nơi “phòng tiêu” của Ngọc Hân, là nơi nàng và chồng
đã từng có với nhau biết bao kỉ niệm đẹp. Bức tranh có gió, có hoa. Nhưng
gió không vi vu mà lại “hiu hắt”, hoa cũng chẳng ngát hương thơm, chẳng

khoe sắc thắm mà lại “héo don don”. Và căn phòng không còn ấm áp mà trở
nên “lạnh lẽo”. Quang Trung mất, từ đây Bắc Cung Hoàng Hậu thui thủi một
mình, lạnh lẽo cô phòng, không còn tha thiết gì đến tiếng nhạc, đến dung
nhan. Những thứ trước đây là công việc hằng ngày khi còn người chồng quân
vương, bây giờ bà đều bỏ phế. Quang cảnh như đang hiện lên từ một nơi bị bỏ
không lâu ngày, vắng người qua lại chứ không phải là từ chốn không gian
sống hàng ngày của một hoàng hậu.Vẫn là căn phòng ấy, ngày xưa tràn ngập
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thu 13 K36A – Sp Văn
niềm vui hạnh phúc, còn bây giờ thấm đẫm nước mắt. Không gian lạnh lẽo, u
buồn, đâu đâu đối với bà cũng bao phủ một màu ảm đạm, thê lương.
Đọc Ai tư vãn, người đọc thật sự bị ám ảnh bởi những câu thơ:
Buồn trông trăng, trăng mờ thêm tủi
Gương Hằng Nga đã bụi màu trong.
Vốn mang nặng thâm ân thêm vào lòng kính mến và tình yêu nồng nàn
đối với vua Quang Trung, Ngọc Hân như chết một cõi lòng khi người thân
mất đi. Đối với bà vua Quang Trung là tất cả, là mùa xuân, là cuộc đời. Mùa
xuân đã qua, cuộc đời đã hết, bà ở lại, nhưng chỉ ở lại thể xác còn tâm hồn
như tan biến mất rồi, do đó bà ngóng trông tứ phía để tìm mùa xuân, để tìm
cuộc đời mình, nhưng nào thấy gì đâu, chỉ có cảnh vật vô tình. Cũng vẫn vầng
trăng của mọi khi nhưng vầng trăng ấy không vằng vặc trong sáng mà đã bị lu
mờ. Ánh sáng yếu ớt như đồng cảm với nỗi mất mát, đau thương của người
vợ mất chồng. Nếu như khi xưa trăng là bầu bạn là tri kỉ thì bây giờ trông
trăng càng thêm buồn tủi và thất vọng mà thôi.
Hạnh phúc lớn nhất đối với Lê Ngọc Hân chính là được sống cạnh
người chồng mà mình rất mực yêu thương. Chính vì thế người chồng ra đi là
một tổn thất tinh thần quá lớn đối với nàng. Thất vọng, nhớ thương gặm mòn
tâm hồn nên lúc nào Ngọc Hân cũng vò võ, trông chờ. Nhiều khi nàng nhìn về
bốn phía cố tìm hình ảnh người chồng, tưởng chừng nhà vua chưa mất, nhưng
thực tế phũ phàng, nàng chẳng thấy gì hơn ngoài cảnh vật thản nhiên, dửng

dưng:
Trông mái đông: lá buồm xuôi ngược,
Thấy mênh mông những nước cùng mây.
Đông rồi thì lại trông Tây.
Trông non cao ngất, thấy cây rườm rà
Trông Nam thấy nhạn sa lác đác,
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thu 14 K36A – Sp Văn
Trông Bắc thì ngàn bạc màn sương!
Mây nước bao la, non cao chất ngất, cây lá trập trùng, chim bay vài
cánh đã tạo thành một bức tranh xao xác, tang thương. Những câu thơ trên gợi
nhớ đến những vần thơ trong Chinh phụ ngâm khúc:
Dấu chàng theo lớp mây đưa,
Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà
Chàng thì đi cõi xa mưa gió,
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.
Người đi thì cứ phải đi; người về thì cứ phải về. Người đi đã đành là
lạnh lẽo nơi “cõi xa mưa gió” nhưng người về với “buồng cũ chiếu chăn” cõi
lòng có ấm áp gì hơn. Cũng từ đây một cảnh đời mới của chinh phụ bắt đầu:
cảnh đời cô đơn lẻ bạn. Có thể thấy, nếu như Chinh phụ ngâm khúc là tác
phẩm văn học đỉnh cao nghệ thuật trong việc miêu tả tâm trạng cô quạnh của
người phụ nữ xưa có chồng đi chinh chiến xa, thì Ai tư vãn cũng là một khúc
thơ tuyệt tác nói về nỗi cô đơn trống vắng mà người vợ phải đeo mang khi
chồng chết.
Tác giả đã rất khéo léo khi dùng từ láy tả cảnh ngụ tình. Những từ láy:
“mênh mông”, “rườm rà”, “lác đác” là những từ rất giàu sức tạo hình và
nhạc tính. Nó làm cho thiên nhiên trở nên rộng lớn và choáng ngợp hơn khiến
nhân vật trữ tình cảm thấy mình nhỏ nhoi, cô độc, lạc lõng trước thiên nhiên
tạo vật. Cô đơn luôn làm cho con người cảm thấy đáng sợ, và đối với người
có tình yêu sâu sắc như Ngọc Hân thì còn đáng sợ hơn nhiều. Điệp từ “trông”

được lặp lại năm lần trong sáu dòng thơ đem đến cho người đọc một hình
dung về sợ khắc khoải mong chờ được gặp lại chồng của nhân vật trữ tình.
Nhưng dù nàng có cố phóng tầm mắt ra xa để ngóng trông thì bốn phương
vẫn không một bóng người, đâu đâu cũng toàn là cảnh.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thu 15 K36A – Sp Văn
Thêm vào đó Ngọc Hân luôn có ấn tượng như cảnh vật cũng đang lâm
vào trạng huống như mình: hoa héo hắt, cánh hải đường thấm sương, chim lẻ
bạn:
Buồn xem hoa, hoa buồn thêm thẹn,
Cánh hải đường đã quyện giọt sương.
Trông chim càng dễ đoạn trường,
Uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẻ đôi.
Cảnh nào cũng ngùi ngùi cảnh ấy.
Ở đầu tác phẩm có sự xuất hiện của hình ảnh hoa và bây giờ hình ảnh
hoa lại trở lại một lần nữa song Ngọc Hân không thấy được vẻ đẹp tươi thắm
mà trái lại chỉ thấy “hoa buồn” cũng giống như tâm trạng của nàng vậy. Cánh
hoa hải đường bị thấm sương. Cánh hoa bị thấm sương ấy cũng giống như
đôi mắt Ngọc Hân đang nhòe lệ vì khóc chồng. Và khi nhìn lên bầu trời thấy
chim bay lẻ đôi Ngọc Hân cũng nghĩ đến thân phận cô đơn buồn tủi của mình.
Khi xưa, hoàng hậu Ngọc Hân và vua Quang Trung chẳng khác gì một cặp
uyên ương, tháng ngày hạnh phúc vui vẻ. Song giờ đây cái hạnh phúc ngọt
ngào ấy đã ra đi vĩnh viễn cùng Quang Trung – Nguyễn Huệ để lại Ngọc Hân
một mình trong nỗi đau bẽ bàng, đơn côi. Ở đây cảnh như đồng điệu với lòng
người, cảnh cũng buồn, cô đơn, lẻ loi nên càng dễ gieo vào lòng người những
nỗi buồn tủi, cô đơn. Dường như nỗi buồn của lòng người đã thấm vào cảnh
vật để rồi nỗi buồn từ cảnh vật lại thấm vào lòng người khiến cho nỗi buồn
càng thêm trĩu nặng.
Cuộc hôn nhân giữa Ngọc Hân và vua Quang Trung chỉ kéo dài có sáu
năm nhưng đối với Ngọc Hân sáu năm đó thật ý nghĩa và là thời gian thực sự

hạnh phúc, bởi nàng được sống trong tình yêu và sự che chở của chồng:



Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thu 16 K36A – Sp Văn
Lượng che chở, vụng lầm nào kể.
Phận đinh ninh cặn kẽ mọi lời.
Dẫu rằng non nước biến dời
Nguồn tình ắt chẳng chút vơi đâu là.
Đó chính là lí do vì sao khi vua Quang trung qua đời mà Ngọc Hân vẫn
không tin được sự thật đó:
Khi bóng trăng, lá in lấp lánh,
Ngỡ tàn vàng nhớ cảnh ngự chơi
Vội vàng dạo bước tới nơi
Thương ôi, vắng vẻ giữa trời tuyết sa!
Cảnh hiện lên thật đẹp và lung linh. Ánh trăng lan tỏa khắp không gian.
Cây lá như được rắc lên nhưng hạt vàng từ trên trời rơi xuống trở nên lấp
lánh. Khung cảnh nên thơ và lãng mạn ấy khiến cho Ngọc Hân như đang
được sống lại những tháng ngày đã qua. Trước đây cũng trong khung cảnh ấy
Ngọc Hân cùng nhà vua dạo chơi thật vui vẻ và hạnh phúc biết bao. Giờ đây
khung cảnh quen thuộc ấy xuất hiện khiến nàng lầm tưởng mình đang dạo
chơi cùng chồng bởi từ khi chồng ra đi nàng luôn sống trong trạng thái mơ hồ.
Cảnh hiện lên càng đẹp bao nhiêu thì hạnh phúc trong mơ lại càng trào dâng
bấy nhiêu. Chính vì thế mà hiện thực càng trở nên phũ phàng, xót xa:
Thương ôi, vắng vẻ giữa trời tuyết sa!
Ngọc Hân đau đớn khi nhận ra sự thật. Cảnh ngự chơi chỉ còn là trong
quá khứ, trong tưởng tượng chứ đâu phải cảnh thực. Thực tại chỉ là không
gian im lìm. Khung cảnh đẹp đấy, lung linh và lãng mạn đấy nhưng không có
sự hiện diện của người thân nên vắng vẻ, lạnh lẽo. Sống với những khung

cảnh đó càng làm cho Ngọc Hân trở nên mơ hồ, khó xác định thực hư. Sẽ có
những hạnh phúc ngọt ngào trong mơ nhưng những hạnh phúc ảo ấy lại là
“đòn bẩy” khiến nỗi đau lên đến đỉnh điểm.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thu 17 K36A – Sp Văn
Diễn tả những tình cảm trên, Ai tư vãn thật sự là một tiếng than thảm
thiết của một người vợ yêu chồng rất mực.
2.2. Diễn tả tâm trạng qua hệ thống ngôn ngữ
2.2.1. Khảo sát, thống kê
Khi khảo sát tác phẩm, chúng tôi nhận thấy có sự đan xen giữa hai hệ
thống ngôn ngữ: ngôn ngữ thuần Việt và ngôn ngữ Hán Việt, trong đó, ngôn
ngữ thuần Việt chiếm số lượng lớn hơn.
Theo kết quả thống kê, tác phẩm có 133 từ Hán Việt, chiếm tỷ lệ 20%
(xem phụ lục 3). Việc tác giả dùng nhiều từ Hán Việt là do đối tượng thẩm mĩ
chi phối. Tác giả Lê Ngọc Hân là một trí thức phong kiến, thậm chí bà còn là
một hoàng hậu. Bà viết Ai tư vãn để trực tiếp phản ánh tâm tư tình cảm của
mình; đối tượng hướng tới cũng lại chính là mình “một mình nói, một mình
nghe”. Ý kiến của nhà triết học Anh John StuartMill (qua dẫn của tác giả
Nhập môn văn) học về thơ trữ tình trong trường hợp này là rất xác đáng “Thơ
(trữ tình) là nhu cầu tâm sự với chính mình những lúc cô đơn” [16, 37]. Tác
giả thuộc tầng lớp quý tộc nên ngôn từ phải trang trọng, cao sang, uyên bác,
nghĩa là ngôn từ phải mang tính “trí thức”. Phù hợp với sắc thái này phải là
lớp từ Hán Việt. Mặt khác lớp từ Hán Việt còn gợi sự mơ hồ lung linh góp
phần thể hiện tinh tế nét đặc trưng của tâm trạng nhân vật trữ tình: những kí
ức mông lung, những dự cảm tương lai mong manh, xa xăm, mờ mịt. Đặc
biệt, việc dùng điển tích, điển cố còn làm cho câu thơ gọn gàng, xúc tích, có
sức khái quát cao và rất phù hợp với thị hiếu ngôn ngữ của tầng lớp quý tộc.
Song Ai tư vãn không vì sử dụng từ Hán Việt, điển cố điển tích mà làm
lu mờ vị trí của lớp từ thuần Việt. Ngược lại lớp từ thuần Việt mà tiêu biểu là
từ láy và từ khẩu ngữ đã tỏ rõ ưu thế của mình trong việt phản ánh tâm trạng

của nhân vật trữ tình. Chúng tôi đã thống kê được 52 từ láy, xuất hiện 55 lần
(xem phụ lục 1) và 70 từ khẩu ngữ, xuất hiện 103 lần (xem phụ lục 2) trong
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thu 18 K36A – Sp Văn
toàn tác phẩm. Từ láy giàu tính nhạc và có sức gợi cảm cao không chỉ giúp
thể hiện những tâm trạng cảm xúc ở nhiều cung bậc khác nhau của nhân vật
trữ tình mà còn gây xúc động mạnh và khơi gợi được lòng đồng cảm sâu sắc
nơi bạn đọc. Từ khẩu ngữ gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày, nôm na, dễ hiểu
được tác giả sử dụng để diễn tả những tình cảm xót xa, chân thành của người
vợ trong nỗi đau mất chồng. Ai tư vãn là một áng thơ quý tộc song sự xuất
hiện của các từ khẩu ngữ không làm mất đi tính chất trang trọng của tác
phẩm. Từ khẩu ngữ được dùng bên cạnh từ Hán Việt khiến câu thơ trở nên dễ
hiểu hơn, gần gũi hơn. Nếu ngôn ngữ Hán Việt trang trọng góp phần diễn tả
những tâm trạng cảm xúc tinh tế thì ngôn ngữ thuần Việt lại góp phần diễn tả
những cảm xúc chân thành, giản dị mà không kém phần sâu sắc của nhân vật
trữ tình.
2.2.2. Hệ thống ngôn ngữ thuần Việt và ngôn ngữ Hán Việt
2.2.2.1. Hệ thống ngôn ngữ thuần Việt
Ngôn ngữ thuần Việt là ngôn ngữ mang bản sắc dân tộc Việt Nam,
được người Việt sử dụng lâu đời trong đời sống. Chúng bao gồm tất cả những
từ vựng tiếng Việt có nguồn gốc hay quan hệ tiếp xúc với các ngôn ngữ Nam
phương và các từ chưa xác định được nguồn gốc.
Trong quá trình triển khai đề tài chúng tôi nhận thấy từ láy được tác giả
sử dụng có những nét độc đáo riêng, lớp từ này cũng góp phần diễn tả tâm
trạng nhân vật trữ tình. Vì thế người viết tiến hành khảo sát riêng hệ thống từ
láy để thấy được nét độc đáo của chúng. Toàn bộ tác phẩm có 164 câu thơ
song thất lục bát thì riêng từ láy đã chiếm 52 từ, xuất hiện 55 lần (kể cả số từ
lặp lại), (xem phụ lục 1). So với một số tác phẩm cùng thể loại Ngâm khúc thì
mật độ từ láy trong Ai tư vãn là khá cao. Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần
Côn có 60 từ láy trong tổng số 408 câu thơ; Cung oán ngâm khúc của Nguyễn

Gia Thiều có 78 từ láy trong tổng số 356 câu thơ.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thu 19 K36A – Sp Văn
Ngôn ngữ trong Ai tư vãn có sức gợi cảm mạnh mẽ. Sức gợi cảm ấy
được tạo nên bởi chính hệ thống từ láy trong tác phẩm. Trong bài vãn từ láy
được sử dụng rất đa dạng với những vị trí khác nhau đã góp phần đắc lực vào
việc thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình đặc biệt là tạo được sự cân bằng cảm
xúc trong câu thơ.
Xuyên suốt tác phẩm là nỗi buồn đau, tái tê được đẩy xuống tận cùng
của sự đau khổ. Từ láy với đặc trưng gợi hình, gợi cảm cũng đã đóng góp một
vai trò quan trọng trong diễn tả cảm xúc nhân vật ở mức độ cao trào:
- Sầu sầu, thảm thảm xiết bao!
- Trằn trọc luống đêm thâu, ngày tối.
- Trông mong luống những mơ màng.
- Cảnh đìu hiu thánh thót châu sa!
- Mơ hồ bằng mộng bàng hoàng như say.
- Đau đớn thay ấy cảnh chiêm bao!
- Mơ màng thêm nỗi khát khao.
- Nghĩ nông nỗi ngẩn ngơ đòi lúc.
- Tấc lòng thảm thiết, chín trời biết chăng?
Qua những từ láy giàu sức gợi cảm, người đọc cảm nhận rõ cảnh ngộ
của nhân vật trữ tình. Trước cái chết của chồng, nhân vật trữ tình vô cùng đau
đớn, sầu đau, buồn tủi. Lúc nào nàng cũng trằn trọc suy nghĩ, có lúc nàng
cảm thấy hoang mang, bàng hoàng. Nhiều lúc rơi vào trạng thái mơ màng,
đang tỉnh đấy mà lại như mơ. Có khi lại trở nên ngẩn ngơ. Tưởng như đó là
những trạng thái hết sức mơ hồ, phi lí nhưng lại hoàn toàn có thực. Tác giả
chính là người trong cuộc, là người đang phải nếm trải những cay đắng, sầu
thảm nên những tâm sự ở đây càng trở nên xót xa hơn, chân thực hơn. Người
đọc dường như đang nhìn thấy một người vợ bị cuộn tròn trong một mớ bòng
bong của những nỗi đau vì mất người thân và tình yêu hạnh phúc gia đình tan

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thu 20 K36A – Sp Văn
vỡ. Việc lựa chọn sử dụng những từ láy có mức độ cao không chỉ làm cho
người đọc thấu hiểu tâm trạng nhân vật trữ tình mà còn khơi gợi được lòng
đồng cảm sâu sắc nơi bạn đọc.
Từ láy trong Ai tư vãn không chỉ đảm nhận một chức năng nhất định
nào đó mà nó còn được sử dụng rất đa dạng: Khi thì đứng sau danh từ làm
định ngữ, khi thì đứng sau động từ, tính từ làm bổ ngữ bổ sung ý nghĩa cho
các danh từ, động từ, tính từ trước nó. Cụ thể như trong câu “Xót mình rồng
mỏi mệt chẳng yên”, từ láy “mỏi mệt” với vai trò là định ngữ bổ nghĩa cho
danh từ “mình rồng” với tác dụng làm sắc thái hóa, cụ thể hóa các sự vật, sự
việc đứng trước nó đã diễn tả chính xác trạng thái của vua Quang Trung trong
suốt thời gian lâm bệnh. Theo lịch sử y học thì vua bị bệnh “huyễn vận”,
nguyên nhân não bị tổn thương do thần kinh căng thẳng lâu ngày sinh ra. Căn
bệnh ấy đã khiến cho nhà vua nhiều lần phải đau đớn và mệt mỏi. Hoàng hậu
Ngọc Hân ngày đêm túc trực bên giường ngự chăm sóc cho vua, nước mắt
chan hòa không dứt. Dường như Ngọc Hân đang đau chính nỗi đau của
chồng. Qua từ láy “mỏi mệt” ta còn thấy được cả quá trình chăm sóc chồng
tận tình, chu đáo và những tình cảm yêu thương chân thành dành cho chồng
của người vợ trẻ.
Dùng từ láy đứng sau danh từ, động từ, tính từ làm định ngữ và bổ ngữ
làm sáng rõ ý nghĩa cho câu thơ là cách dùng tương đối quen thuộc của người
Việt và Lê Ngọc Hân đã vận dụng rất thành công phương pháp truyền thống
này trong Ai tư vãn. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp tác giả còn đảo từ láy
lên trước danh từ, động từ, tính từ:
- Sầu sầu, thảm thảm xiết bao!
- Đau đớn thay, ấy cảnh chiêm bao!
Đảo ngữ “sầu sầu, thảm thảm” và “đau đớn” đã tạo ra điểm nhấn và
nhịp điệu cho câu thơ đồng thời còn có tác dụng tô đậm cảm xúc của nhân vật

×