Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết y kawabata

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.59 KB, 79 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Nguyễn Thị hơng Thu

Nghệ Thuật thể hiện tâm lí nhân
vật trong tiểu thuyết Kawabata

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lí luận văn häc
M· sè: 602232

Vinh - 2007
1


Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Nghệ Thuật thể hiện tâm lí nhân
vật trong tiểu thuyết Kawabata

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học
MÃ số: 602232

Ngời hớng dẫn: TS. Nguyễn Văn Hạnh
Ngời thực hiện: Nguyễn Thị Hơng Thu

Cao học 13 Lý luận văn học

Vinh - 2007


2


Lời cảm ơn

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi
còn nhận đợc sự hớng dẫn tận tình, chu đáo của thầy giáo - Tiến Sĩ Nguyễn
Văn Hạnh, sự giúp đỡ, động viên chân tình của các thầy cô giáo trong khoa
Đào tạo sau Đại học, Khoa Ngữ văn và đông đảo bạn bè, ngời thân. Nhân
dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thầy giáo
Nguyễn Văn Hạnh và toàn thể mọi ngời!
Vinh, tháng 10 năm 2007
Tác giả

3


Mục lục
Mở đầu............................................................................................

3

1. Lí do chọn đề tài..............................................................................

3

2. Lịch sử vấn đề..................................................................................

4


3. Mục đích, nhiệm vụ đề tài...............................................................

6

4. Phạm vi và đối tợng nghiên cứu....................................................

7

5. Phơng pháp nghiên cứu.................................................................

7

6. Cấu trúc luận văn............................................................................

7

Chơng 1. Ngời Nhật sau chiến tranh trong cái nhìn của
Y.Kawabata.......................................................................................

8

1.1. Nỗi cô đơn trong bi kịch tinh thần...............................................

9

1.2. ám ảnh về tuổi già và cái chết.....................................................

15

1.3. Nỗi khát khao cái đẹp tinh thần thuần khiết................................


21

Chơng 2. Thể hiện tâm lý nhân vật qua cuộc hành trình
tìm kiếm các giá trị...........................................................................

29

2.1. Con ngời với hành trình tìm kiếm chính mình...........................

29

2.2. Tìm về thiên nhiên - tìm về không gian để di dỡng tinh thần....

35

2.3. Hành trình trở về với các giá trị truyền thống đà bị phôi pha......

47

Chơng 3. Thể hiện tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ.......................

56

3.1. Sự đan xen nhiều giọng điệu trong ngôn ngữ trần thuật của
Y.Kawabata........................................................................................

56

3.2. Ngôn ngữ nhân vật.......................................................................


67

3.3. Ngôn ngữ thiên nhiên..................................................................

81

Kết luận.......................................................................................

89

Tài liệu tham khảo...............................................................

91

4


Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Năm 1968, chỉ hơn 20 năm sau ngày chịu nỗi nhục bại trận, nớc
Nhật đà đón nhận một sự kiện trọng đại - nhà văn Yasunari Kawabata đợc trao
tặng giải Nobel văn học. Điều này có một ý nghĩa rất lớn, không chỉ trong đời
sống văn học mà cả trên bình diện chính trị xà hội. Nó góp phần làm thay đỏi
cách nhìn của thế giới đối với văn chơng Nhật Bản nói riêng và văn chơng Châu
á nói chung. Văn học Nhật Bản đà khẳng định đợc vị trí của mình trong văn
học nhân loại. Y.Kawabata đà trở thành một trong những nhà văn vĩ đại nhất
của thế kỷ XX, là ngời kết tinh vẻ đẹp tâm hồn Nhật Bản, là bậc thầy trong nghệ
thuật biểu cảm văn học, đà mở ra cho nhân loại cánh cửa của t duy về tâm hồn
Nhật Bản vốn vẫn còn bí hiểm và kín đáo. Nghiên cứu sáng tác của Y.Kawabata

vì vậy, không chỉ để hiểu về tài năng, đóng góp của ông cho văn học mà còn có
ý nghĩa góp phần giới thiệu văn học Nhật Bản hiện đại, một lĩnh vực mà đến
nay dờng nh chỉ mới bắt đầu ở Việt Nam.
1.2. Sự nghiệp sáng tác của Y.Kawabata đạt đợc nhiều thành tựu ở thể
loại tiểu thuyết, tiêu biểu là các tác phẩm Xứ tuyết, Cố đô, Ngàn cánh hạc. Một
trong những đặc sắc nổi bật của tiểu thuyết Y.Kawabata là sự khám phá và thể
hiện một cách tinh tế những bí ẩn trong thế giới tinh thần con ngời Nhật Bản
sau chiến thanh thế giới II với sự kết hợp hài hòa yếu tố Đông - Tây trong thủ
pháp biểu hiện. Là một ngời lữ khách miệt mài trong hơn 40 năm cầm bút,
Y.Kawabata đà sáng tác không ngng nghỉ, nhằm tái hiện thế giới cảm xúc của
riêng mình - một thế giới mà cái Đẹp và nỗi buồn luôn hiện hữu, sống động.
Tìm hiểu nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vËt trong tiĨu thut Y.Kawabata sÏ
gióp ta hiĨu thªm vỊ tài năng nghệ thuật của ông trong việc thể hiện cái Đẹp
tâm hồn của ngời Nhật Bản. Mặt khác nó góp phần lý giải tính chất hiện đại
trong các tác phẩm của ông.
1.3. Trong những năm gần đây, văn học Nhật Bản nói chung,
Y.Kawabata nói riêng đà đợc đa vào giảng dạy, học tập trong hệ thống nhà trờng ở nớc ta. Khám phá một phơng diện đặc sắc của tiÓu thuyÕt Y.Kawabata 5


nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật, vì vậy không chỉ có ý nghĩa lí luận, mà còn
có ý nghĩa thực tiễn, góp phần tháo gỡ những khó khăn mà ngời dạy, ngời học
đang gặp phải trong quá trình làm quen với văn học Nhật Bản, một nền văn học
có nhiều mới mẻ với chúng ta.
2. Lịch sử vấn đề
Y.Kawabata là một nhà văn lớn của thế giới, là nghệ sĩ bậc thầy với
nghệ thuật viết văn tuyệt vời và tình cảm lớn lao, thể hiện đợc bản chất và cách
t duy Nhật Bản [31, 150]. Kể từ khi Y.Kawabata nhận giải thởng Nobel văn
học (1968) tên tuổi của ông đà vợt ra ngoài Nhật Bản, chiếm đợc cảm tình và sự
ngỡng mộ của đông đảo độc giả trên thế giới. Cả phơng Đông và phơng Tây đÃ
nói về ông, viết về ông, đặc biệt là các nhà Đông phơng học ngời Nga. Trong

phạm vi quan tâm của đề tài và giới hạn của t liệu bao quát đợc, chúng tôi xin
điểm lại một số vấn đề chính trong quá trình nghiên cứu, giới thiệu về
Y.Kawabata trên thế giới và ở Việt Nam.
2.1. Đợc mệnh danh là nhà văn sinh ra bởi vẻ đẹp Nhật Bản, ngời
phục sinh văn xuôi Nhật Bản, tác phẩm của Y.Kawabata đà đợc dịch và giới
thiệu ở nhiều nớc trên thế giới. ở Nga, năm 1971, nhà xuất bản Matxcơva đÃ
cho xuất bản tuyển tập tác phẩm của Y.Kawabata. Ngay trên quê hơng mình,
Y.Kawabata đợc nhiều đồng nghiệp dành cho những lời xng tụng, trong đó phải
kẻ đến M. Yukio, nhà văn lớn của văn học Nhật Bản. Ông đà xem
Y.Kawabata: vĩnh viễn lữ nhân. Đây là ngời lữ khách đi tìm cái đẹp [19, 176].
Trong số những ngời nghiên cứu Y.Kawabata phải kể đến T.Phêđơrencô (Nga),
nhà nghiên cứu ngữ văn phơng Đông. Theo ông, đà cho rằng Y.Kawabata
(1899 - 1972) là một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất của thế kỉ XX. Các tác
phẩm của ông càng ngày càng đợc thừa nhận rộng rÃi và có tấm cỡ thế giới lớn
hơn [26, 211]. Theo ông, trong các tác phẩm u tú của các tác giả cổ điển
Nhật, Y.Kawabata luôn bị hấp dẫn bởi những t tởng cao thợng, bởi quan niệm
về cái đẹp nh yếu tố quan trọng nhất của văn hóa và sức mạnh đạo đức, có ảnh
hởng vô cùng to lớn đến quan hệ con ngời và thế giới tinh thần của mỗi cá nhân.
T tởng về cái đẹp bên trong, về giá trị vĩnh hằng của nó trong đời sèng con ngêi
6


và trong nghệ thuật luôn luôn quyến rũ nhà văn văn, ám ảnh đầu óc ông, ăn său
vào tiềm thức ông trong suốt quá trình sáng tạo [26, 214]. Trong diễn văn đọc
tại lễ trao giải Nobel văn học năm 1968, Anders Usterting đà viết: Ông là ngời
tôn vinh vẻ đẹp h ảo và hình ảnh u ẩn hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và
trong định mệnh con ngời [4.29]. Có thể xem nhận định này đà làm nổi bật đợc cảm hứng chủ đạo trong toàn bộ sáng tác của Y.Kawabata.
2.2. Năm 1969, tạp chí Văn (Sài Gòn) đà phát hành số đặc biệt về
Y.Kawabata, giới thiệu những truyện ngắn, những bài nghiên cứu về cuộc đời
và sáng tác của ông. Cùng năm đó, Chu Việt dịch Xứ tuyết (Yukiguni). Năm

1989, Ngô Quý Giang dịch Tiếng rền của núi (Yamnođo), năm 1990, Giang Hà
Vị dịch Ngàn cánh hạc (Senbazru), Vũ Đình Phòng dịch Ngời đẹp say ngủ
(Nêmzerubijo). Năm 1997, trong Tuyển tập truyện ngắn các tác giả đoạt giải
Nobel có đăng ba truyện ngắn của Y.Kawabata. Sau một thời gian, đến năn
2001, Nhà xuất bản hội nhà văn ®· cho ra ®êi TuyÓn tËp Y.Kawabata gåm bèn
tiÓu thuyÕt: TiÕng rỊn cđa nói, Xø tut, Ngêi ®Đp say ngđ và Ngàn cánh hạc.
Nh vậy có thể thấy những tác phẩm xuất sắc nhất của Y.Kawabata đà dơc dịch
sang tiếng Việt khá sớm và đợc ngời đọc đón nhận nhiệt thành.
Cùng với những tác phẩm của Y.Kawabata đơc dịch ra tiếng Việt, các
nhà nghiên cứu đà tìm hiểu và giới thiệu những vẻ đẹp trong sự bí ẩn của văn
chơng Y.Kawabata. Trong cuốn sách có nhan đề Dạo chơi vờn văn Nhật Bản,
Hữu Ngọc đà viết: Những sáng tác của Y.Kawabata thể hiện cái đẹp, biểu hiện
của xung năng sống, đối lập và đối trọng của tình yêu là biểu hiên của xung
năng chết. Đó là hai cực của một công trình sáng tác mang chất thơ của trào lu
cảm xúc mới do ông đề ra [22, 38]. Lu Đức Trung trong bài Thi pháp tiểu
thuyết của Y.Kawabata - Nhà văn lớn Nhật Bản đà cho rằng: Một đặc trng
khác mà ngời ta đễ nhận thấy là Y.Kawabata thờng hay miêu tả truyền thống
yêu cái đẹp của ngời Nhật Bản, tạo ra mỹ cảm trong tác phẩm [29, 45]. Nhận
xét vỊ nghƯ tht Xø tut, TiÕng rỊn cđa nói, Ngµn cánh hạc, Vơng Trí Nhàn
trong cuốn Chân dung văn học đà viết: Y.Kawabata nghiên cứu sự thăng hoa
của cảm giác và tâm lí nhân vật [19, 274]. Ngoài ra ông đà dịch và tuyển chọn
7


khá công phu các bài viết về cuộc đời, con ngời, sáng tác của Y.Kawabata qua
hồi kí, tởng tợng. Tuần báo Văn nghệ năm 2001 đà giới thiệu hàng loạt gơng
mặt đạt giải Nobel văn học, trong đó có Y.Kawabata, những nét khái quát nhất
về cuộc đời và tác phẩm của ông. Gần đây nhất, trong cuốn Bớc vào vờn hoa
văn học Châu á (Nxb Giáo dục, 2003), với bài Khái lợc văn học Nhật từ thời
Nara (716 - 794) cho đến nay, Lu Đức Trung đà dành một số lợng lớn trang

viết về cuộc đời và tác phẩm của Y.Kawabata. Những năm gần đây, đà có nhiều
luận văn Thạc sĩ, Cử nhân về Y.Kawabata đợc bảo vệ ở nhiều trờng Đại học
trong nớc.
2.3. Cho đến nay, tên tuổi và tác phẩm của Y.Kawabata đà không còn xa
lạ với bạn ®äc ViƯt Nam. Trong lÜnh vùc nghiªn cøu, giíi thiƯu có những thành
tựu nhất định. Tuy nhiên, so với những gì mà Y.Kawabata để lại thì những gì ta
biết đợc về ông quả là còn quá ít ỏi, phiến diện. Chúng ta cha có nhiều công
trình nghiên cứu về tác phẩm của ông. Nhiều vấn đề nổi bật trong sáng tác của
ông, nh sự kết hợp Đông - Tây, nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật... còn cha đợc quan tâm. Hầu hết, các công trình, bài viết chỉ mới dừng lại ở việc dịch thuật
hay giới thiệu về cuộc đời, t tởng hoặc một số thủ pháp nghệ thuật, phong cách,
quan điểm nghệ thuật trong sự nghiệp sáng tác của Y.Kawabata. Dẫu còn ít ỏi,
song những gì mà các nhà nghiên cứu đà làm đợc là rất đáng đợc ghi nhận. Nó
đà gợi ý cho chúng tôi nhiều vấn đề, nhất là về phơng pháp tiếp cận t tởng, sáng
tác của Y.Kawabata.
3. Mục đích, nhiệm vụ đề tài
3.1. Nh tên đề tài đà xác định, mục đích của đề tài là khám phá tài năng
Y.Kawabata trong nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật - một phơng diện đặc sắc
của tiểu thuyết Y.Kawabata.
3.2. Với mục đích trên đây, đề tài có nhiệm vụ:
Thứ nhất, chỉ ra đợc các thủ pháp nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật cđa
Y.Kawabata trong tiĨu thut.

8


Thứ hai, trong khả năng có thể, qua phân tích, so sánh với một số nhà
văn khác, nhận diện đợc phong cách nghệ thuật Y.Kawabata trên phơng diện
khắc họa tâm lý nhân vật.
4. Phạm vi và đối tợng nghiên cứu
4.1. Tiểu thuyết Y.Kawabata dịch và giới thiệu ở Việt Nam cha nhiỊu,

chđ u qua tiÕng Nga, tiÕng Anh. Do nh÷ng hạn chế về thời gian, nguồn t liệu,
chúng tôi giới hạn phạm vi khảo sát trong bốn tiểu thuyết (trong đó có bộ ba
tiểu thuyết đợc trao giải Nobel - 1968) trong Tuyển tập Y.Kawabata, nhà xuất
bản Hội nhà văn, 2001.
4.2. Đối tợng nghiên cứu của đề tài là thế giới nhân vật trong bốn tiểu
thuyết Y.Kawabata, mà trọng tâm là các nhân vật trung tâm. Ngoài ra, chúng
tôi còn khảo sát thêm một số nhân vật trong một số tiểu thuyết hiện đại để thấy
rõ đặc sắc của Y.Kawabata trong nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật.
5. Phơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng chủ yếu
một số phơng pháp nh khảo sát, thống kê, phân tích, so sánh.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chơng:
Chơng 1: Ngời Nhật sau chiến tranh trong cái nhìn của Y.Kawabata
Chơng 2: Khắc họa tâm lý nhân vật qua cuộc hành trình đi tìm kiếm các
giá trị
Chơng 3: Khắc họa tâm lý nhân vật qua hệ thống ngôn ngữ
Và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo.

9


Chơng 1
Ngời Nhật sau chiến tranh trong cái nhìn của
Y.Kawabata
Y.Kawabata (1899 - 1972) sinh ra và lớn lên trong giai đoạn nớc Nhật có
nhiều thay đổi lớn. Cuộc Duy tân Minh trị (1868) đà mang đến nhiều biến
chuyển đáng ngạc nhiên ở xứ sở Phù Tang. Nớc Nhật không chỉ học hỏi mà
đà đuổi kịp và bớc đầu vợt lên Phơng Tây.
Trong cuộc đời mình, Y.Kawabata đà chứng kiến 2 cuộc chiến tranh thế

giới, mà lần nào nớc Nhật của ông cũng có liên quan. Trong đại chiến thế giới
lần thø NhÊt (1914 - 1918), NhËt B¶n muèn tham väng bánh trớng lÃnh thổ đÃ
đẩy vào cuộc chiến trên 23 nghìn sinh mạng vô tội. Vết thơng chiến tranh cha
lành thì trận động đất ở Kanto lại cớp đi hơn 10 nghìn nhân mạng khiến đời
sống nhân dân Nhật vô cùng khó khăn. Hơn 20 năm sau, lại một lần nữa, nớc
Nhật bị cuốn vào cơn lốc chiến tranh - Thế chiến lần thứ 2. Cuối cuộc chiến, hai
quả bom nguyên tử trút xuống Hirosima và Nagasaki biến hai thành phố này
thành tro bụi và cớp đi sinh mạng của hơn 3 nghìn ngời. Nhật Bản hoàn toàn lệ
thuộc vào Mỹ, phải dựa vào Mỹ để khôi phục kinh tế.
Y.Kawabata đà chứng kiến những thăng trầm của cuộc sống, đà đợc sống
trong một nớc Nhật hòa bình, phồn thịnh cũng nh một nớc Nhật hoang tàn, đổ
nát sau chiến tranh. Thời đại Y.Kawabata là thời đại của những biến cố to lớn
đối với cả thế giới nói chung, nớc Nhật nói riêng. Từ một nhà nớc phong kiến bớc nhanh trên con đờng t bản chủ nghĩa, rồi chuyển sang chủ nghĩa quân phiệt,
nớc Nhật đà khẳng định sức mạnh của mình. Mặt khác, sự lệ thuộc vào Mỹ đÃ
có ảnh hởng không nhỏ đến con ngời, xà hội Nhật Bản. Y.Kawabata đà sống và
chứng kiến tất cả, ông đà lặng lẽ phát biểu quan niệm của mình, đà âm thầm
cứu vớt những giá trị truyền thống của dân tộc. Và nó đà có một sức mạnh rất
lớn trong việc thanh lọc tâm hồn, nâng đỡ các thế hệ ngời NhËt thêi hËu chiÕn.
Cã thĨ nãi, nh©n vËt trong tiĨu thuyết của Y.Kawabata có sức ám ảnh lớn
đối với ngời đọc không phải từ cái nhìn hình thể bên ngoài mà bởi những biểu
hiện tâm lí tinh vi của thế giới nội tâm. Thành công nổi bật trong tiểu thuyết cña
10


ông là biểu hiện một cách độc đáo, tinh tế, thế giới tâm hồn của con ngời Nhật
Bản sau chiến tranh.
1.1. Nỗi cô đơn trong bi kịch tinh thần
Cô đơn theo Từ điển tiếng Vịêt là Chỉ có một mình, không nơng tựa
vào đâu đợc, nó vừa là một phạm trù triết học, vừa là một phạm trù mỹ học gắn
với bản chất con ngời. Con ngời không chỉ cô đơn khi có một mình, nó cô đơn

ngay cả khi có ngời yêu bên cạnh, cô đơn ngay cả những khi ở bên cạnh những
ngời thân yêu, yêu thơng. Trong lịch sử văn học, con ngời cô đơn đà xuất hiện
ngay từ sáng tác dân gian. Khát vọng đợc cảm thông, chia sẻ, khát vọng đợc ngời khác hiểu mình là khát vọng muôn thuở của con ngời. Khi khát vọng ấy
không đợc đáp ứng, tất yếu sẽ nảy sinh cảm giác cô đơn. ở mỗi thời đại khác
nhau, con ngời gặp phải nỗi cô đơn khác nhau do chịu sự chi phối của hoàn
cảnh xà hội và các chuẩn mực khác nhau. Trong xà hội hiện đại, cô đơn trở
thành vấn đề nhức nhối và phổ biến của con ngời. Nó đà in vào trang văn của
không biết bao nhiêu tác giả: G.Marqued, Kaffka. Đến với tiểu thuyết của
Y.Kawabata thì tình trạng những con ngời lâm vào nỗi cô đơn trong bi kịch tinh
thần đà đợc ông khai thác rất sâu sắc. Ông đà thấu hiểu cho những nỗi đau của
họ với một thái độ cảm thông, chia sẻ.
Nghệ thuật theo quan niệm của Y.Kawabata, chính là đạt tới sự hài hòa
cao độ giữa nội tâm và ngoại giới. Nhà văn luôn đau đáu những suy nghĩ về
cuộc sống, về bản chất mối quan hệ giữa ngời và ngời, bản chất của tình yêu,
điều gì làm nên những số phận bi kịch. Tác phẩm của ông có một dòng mạch
ngầm kín đáo, chuyển tải những xung đột giữa truyền thống và hiện đại, giữa
cái còn và cái mất. Với ông, có một sự sáng tạo còn quan trọng hơn, đó là sự
phân tích tâm lí ngày một hoàn chỉnh, những gì con ngời thể hiện trong đời
sống tinh thần. Các nhân vật trong tiểu thuyết của Y.Kawabata thờng đắm chìm
trong những trạng thái dằn vặt, đớn đau của tinh thần, mỗi ngời một dáng vẻ,
một hoàn cảnh khác nhau.
Nhật ký tuổi 16 (xuất bản năm 1925), tác phẩm đầu tay của Y.Kawabata
đọng lại ấn tợng của một cậu thanh niên trớc những cái chết của ngời thân.
11


Những ngày cuối cùng khốn khổ của một ngời già đau yếu mù lòa, cuộc sống
cô độc của một thiếu niên nhỏ bé, tội nghiệp đối diện với sinh ly tử biệt là
những phác thảo đầu tiên ám ảnh về một nỗi buồn đau nhân thế. Vũ nữ Izu lại
mang đến một không khí khác. Dù tác phẩm có một vẻ tơi mát, tinh khiết trong

ngần nh con suối tràn đầy nớc sau trận ma óng ánh dới mặt trời vµo ngµy mïa
thu trong veo cđa xø Izu” nhng ngêi đọc không ngớt hoài nghi về sự trinh bạch
và niềm cô đơn phải chăng luôn song hành?
Xứ tuyết là tiếng kêu bi thơng về tình yêu và sự đơn độc, đánh thức nhắc
nhở con ngời ta về những giá trị đích thực của cuộc sống. Komako, nhân vật nữ
trong tiểu thuyết đem lòng yêu say đắm một chàng du khách. Tình yêu của cô
mang vẻ đẹp trong sáng và thanh tao. Rõ ràng, cô biết những du khách tới đây
chỉ là để nghỉ ngơi, th giÃn vài ngày rồi lại đi nhng cô đà không cỡng lại đợc
lòng mình. Lúc này, trái tim Komako đang đập những nhịp đập thổn thức, cô
không thể dấu giếm tình cảm của mình, cô yêu mÃnh liệt và khao khát đợc yêu
cháy bỏng: Với em - cô thì thầm, em không hối tiếc gì. Chẳng bao giờ em hối
tiếc gì [34, 253]. Chấp nhận mọi đau khổ và hi sinh để đến với tình yêu, nhng
Komako lại bị dằn vặt, khổ sở khi biết rằng tình yêu của cô không có tơng lai,
cô chẳng thể gắn bó suốt đời với ngời tình đợc: Nhng em đâu phải là một ngời
đàn bà nh thế... một cuộc phiêu lu không ngày mai... và không thể lâu dài...
chính anh nói với em nh vậy, đúng không? [34, 253]. Một điều bất hạnh là mối
tình tha thiết và chân thành của Komako lại không đợc Shimamura đáp lại đúng
mực, cho dù giữa họ cũng có những lúc yêu nhau nồng nàn. Đối với Shimamura
mối tình đó chỉ là tình yêu qua đờng. Khi đang ở bên cô, anh cũng có giây
phút đam mê cháy bỏng, vậy mà khi xa cô, hình bóng, giọng nói bỗng chốc trở
nên mờ nhạt, cô đà biến mất khỏi trí nhớ của anh, không để lại một cái gì để
anh có thế níu giữ. Vì thế mà Komako luôn sống trong ảo vọng, thờng bị dày vò
trong ý nghĩ không biết Shimamura có thực sự yêu mình hay không. Komako
luôn bị giằng xé giữa tình yêu và nỗi xa cách, giữa khát vọng và tuyệt vọng.
Tình yêu của những cô gái Geisha vẫn mong manh nh chÝnh th©n phËn hä.

12


Cố đô đa đến sự suy ngẫm về thân phận của những cô gái song sinh.

Hình ảnh Nakio và Chieco bùi ngùi chia tay nhau trong một sáng tinh mơ lúc
tuyết đang tan dần, khi Cố đô còn chìm trong giấc ngủ là nỗi buồn đau ngân
vang êm dịu trên sè phËn cđa con ngêi. C¶m nhËn cđa Y.Kawabata vỊ nỗi cô
đơn của con ngời trong tác phẩm Ngời đẹp say ngủ là cảm nhận đi từ nỗi cô
đơn của thời đại, nỗi cô đơn dân tộc và nỗi niềm sâu kín của bản thân nhà văn.
Ngời đẹp trong tác phẩm của Y.Kawabata là ngời đẹp say ngủ do sự xô dạt của
đời sống, của hoàn cảnh. Các cô trở thành những búp bê sống vắng ý thức.
Nỗi cô đơn bao trùm lên nhân vật từ trong cõi vô thức kéo dài đến trạng thái
tỉnh thức, từ không gian địa lý ngôi nhà đến không gian tâm trạng. Tâm trạng
của Eguchi là tâm trạng của một con ngời luôn chất chứa rất nhiều những nỗi
niềm cần giải tỏa nhng bủa vây xung quanh lại là im lặng hoặc là những thái
cực đối lập, không thể dung hòa: là tuổi trẻ, là sức sống, là tuổi thanh xuân
không bao giờ trở lại. Eguchi càng khát khao, càng nỗ lực giao tiếp thì lại càng
cảm thấy cô đơn tuyệt vọng và trống rỗng ở ngay hiện tại. Đó là hình ảnh của
những ngêi ®· ë “nưa kia cđa cc ®êi” nhng vÉn không ngừng khát khao tìm
kiếm sự chia sẻ, và đi hết cuộc hành trình vẫn chỉ gặp lại bóng mình.
Cũng viết thành công về nỗi cô đơn, thậm chí thành công hơn cả Ngời
đẹp say ngủ, nhng nỗi cô đơn cđa nh©n vËt Singo trong tiĨu thut TiÕng rỊn
cđa nói trớc đó lại mang một âm hởng khác. Đó là nỗi cô đơn của con ngời lạc
lõng, lẻ loi ngay giữa những ngời trong gia đình thân yêu, ngay bên cạnh ngời
có thể hiểu, đồng cảm và chia sẻ (Cô con dâu). Còn nhân vật Eguchi trong tiểu
thuyết Ngời đẹp say ngủ lại mang nỗi cô đơn của một ngời không thể nào tìm
đợc ngời an ủi, sẻ chia trong cuộc đời. Chính vì vậy, tình thế của ông già Singo
tuy mang nhiều ám ảnh nhng nó lại không chất chứa tính bi kịch cao nh với
nhân vật Eguchi. Nếu các ngời đẹp say ngủ tìm thấy sự cô đơn trong cõi vô thức
thì Eguchi mang nỗi cô đơn của một con ngời không thể nào dung hòa với hiện
tại. Do vậy nếu cô đơn làm cho các cô gái trở thành những thánh nữ trong
trắng, trinh nguyên thì lại làm nỗi bật lên ở nhân vật Eguchi tình thế bi kịch của
con ngời hiện đại. ở thế giới nào, Eguchi cũng không thể hòa hợp, cũng đớn
13



đau. Ông tự giam hÃm trong thế giới nội tâm đầy phức tạp của chính mình:
một nỗi cô đơn buồn bà trào lên. Nhng hơn cả nỗi cô đơn hay nỗi buồn hay nỗi
buồn rầu đó chính là nỗi cô chiếc tuyệt vọng của tuổi già nh đà đông lạnh hẳn
trong ông [10, 399]. Nỗi cô đơn tuyệt vọng ấy đẩy Eguchi vào một tình thế
mang tính bi kịch. Cố gắng thoát khỏi tình thế bi kịch bằng cách tìm sự giao
tiếp với thể giới bên ngoài nhng vô vọng.
Bản thân Y.Kawabata sinh ra trên đời đà mang trong lòng một nỗi ám
ảnh của sự cô đơn. Những ngời thân yêu nhất lần lợt ra đi. Ba tuổi cha bị bệnh
lao chết, một năm sau mẹ cũng mắc bệnh rồi qua đời. Bốn tuổi cậu quấn vành
khăn trắng theo chị gái về sống với ông bà, rồi chị và bà cũng rời xa. Mời sáu
tuổi, ngời ông bỏ cậu, để lại trong tim một nỗi đau thơng phiền muộn, một vết
thơng lòng không dễ hàn gắn. Nhng chính trong cô đơn con ngời mới tự ý thức
về mình, ý thc về sự tồn tại của bản thân mình đối với cuộc đời và đối với tình
yêu. Con ngời muôn thuở vẫn là những hiện thân cô đơn trong hành trình tìm
kiếm tình yêu và hạnh phúc. Thế giới nhân vật của Y.Kawabata là một thế giới
của sự cô đơn, tình yêu thì nhiều và mÃnh liệt nhng cha bao giờ thoát ra khỏi
cảnh ngộ của sự cô đơn. Sự tơng phản giữa tình yêu và sự cô đơn là vấn đề ám
ảnh trong những sáng tác của Y.Kawabata nói chung và trong Tiếng rền của
núi nói riêng. Cảm nhận về sự mênh mông của không gian, vô tận của thời gian
và sự hữu hạn của đời nguời. Nỗi khát khao mÃnh liệt đợc trẻ mÃi, đợc trờng tồn
với năm tháng thời gian đà tạo nên một sự cô đơn trong tâm hồn Singo. Dờng
nh đó là cảm giác thờng trực và thẳm sâu nhất ngự trị vĩnh cửu trong tâm hồn
ông ở cái ngỡng cửa sáu mơi hai năm cuộc đời.
Chính nỗi cô đơn trong thực tại đà khiến cho Singo luôn sống trong xúc
cảm nuối tiếc quá khứ, nhng trong các dòng chảy của quá khứ ấy, Singo vẫn là
một bản thể của sự cô đơn, cô đơn trong tình yêu. Yêu tha thiết ngời chị gái
xinh đẹp của Yaxuco nhng dờng nh đó là tình yêu từ phía ông mà thôi. Ngời chị
gái xinh đẹp, dịu dàng vẵn cứ lặng lẽ đi bên cuộc đời ông và mÃi mÃi Singo chỉ

có thể ngắm nhìn từ trong tâm tởng, từ trong ớc vọng thầm kín của riêng mình.
Một sự cô đơn đến tuyệt vọng, nÃo nề. Để rồi, khi ngời chị gái mất thì Singo đÃ
14


lấy ngời em gái nh để bù đắp cái khoảng trống vô hình trong tâm hồn ông, nhng
càng bù dắp lại càng trống vắng hơn. Cho nên mÃi suốt cuộc đời, Singo vẫn
luôn mang trong mình một định mệnh cô đơn, lang thang giữa thế giới tình yêu
và tuổi trẻ ®Ĩ ao íc mét b¶n thĨ vÜnh cưu trêng tån. Tình yêu mà ông dành cho
Kikuco trong thực tại chính là một cứu cánh cho tâm hồn ông trong những năm
tháng tuổi già với mục đích giảm nhẹ gánh cô đơn nặng trĩu ngự trị trong ông
suốt cả cuộc đời. Nhng cũng giống nh ngời chị gái Yaxuco, Singo chỉ có thể hớng đến Kikuco từ trong mơ ớc, bởi ông sẽ không thể làm xao động cái mặt nớc
hồ thu vốn đà yên bình, trong trẻo trong tâm hồn Kikuco. Nỗi cô đơn do đó vẵn
ngự trị nơi ông.
Sự cô đơn trong tình yêu còn thể hiện rõ ở hình ảnh cô con dâu Kikuco.
Là một ngời vợ tốt, yêu thơng chồng nhng dờng nh trong cuộc hôn nhân này,
Kikuco là một ngời cô đơn. Mới lấy nhau cha đầy hai năm mà Suychi đà có
nhân tình. Và Kikuco chỉ biết lặng lẽ ôm trong lòng nỗi đau đó, chỉ biết một
mình mình với nỗi cô đơn xâm chiếm. Chính Kikuco đà thừa nhận với Singo:
không biết ba có tởng tợng đợc con thấy cô đơn thế nào khi phải chờ đợi anh
ấy hay không... hẳn là con sẽ thấy cô đơn ghê gớm, buồn và sợ hÃi [34, 91]
Dờng nh với cô, Singo không chỉ là một ngời bố mà còn là một ngời bạn,
và hơn cả ngời bạn, có thể khiến cho tâm hồn cô cảm thấy nhẹ nhàng và đỡ
trống vắng hơn khi biết tình yêu của mình bị phản bội. Cô đà kiềm chế sự ghen
tuông khi Suychi ngoại tình. Sự tàn nhẫn và đồi bại của chồng đà khiến cô đi
đến một quyết định thiếu sáng suốt: phá thai. Và chính sự phản kháng này lại
càng làm cô trở nên cô đơn hơn bội lần trong thế giới thực tại. Cô đà phải trốn
tránh nỗi cô đơn đó bằng cách về nhà mẹ đẻ một thời gian. Để rồi khi quay lại,
cô càng muốn gắn bó với Suychi Dờng nh cô cầu xin sự tha thứ cho một tội lỗi
nào đó, dờng nh cô đang ra sức chữa lành vết thơng [34, 153]. Nhng liệu vết

thơng của nỗi cô đơn ấy có bao giờ lành lặn đợc không? Cái khoảng cách vô
hình giữa Suychi và Kikuco liệu có hàn gắn đợc bằng một tình yêu cô đơn đến
nhờng vậy. Cả Singo và Kikuco đều cô đơn trong cuộc đời và tình yêu. Ngay cả
Yakuô cũng thật sự cô đơn khi yêu ngời anh rể. Yakuô đà tận tụy chăm sóc anh
15


và các cháu khi chị gái qua đời nhng anh rể không hề nhận thấy tình cảm thực
sự của bà, xem bà chẳng khác gì một con ở tận tụy. Một tình yêu không đợc đền
đáp, để cuối cùng chỉ còn lại duy nhất một nỗi cô đơn trong bi kịch tinh thần.
Ngoại tình với Suychi và có con với anh ta nhng thực sự cô đâu có tình yêu. Dờng nh chính chiến tranh đà cớp đi cả tình yêu và hạnh phúc khi chồng cô hi
sinh ngoài mặt trận. Để cô vẫn sống trong một nỗi cô đơn tràn ngập. Cô đà bỏ
Suychi về một làng quê hẻo lánh để âm thầm sinh con trong nỗi cô đơn bao
trùm.
Nhân vật của Y.Kawabata trong Tiếng rền của núi đợc bao phủ lên bởi
một màn sơng mờ ảo của tình yêu và nỗi cô đơn. Sự tơng phản giữa hai trạng
thái tình cảm này trở nên thật nhức nhối. Để trong cô đơn họ nhận ra tình yêu
của chính mình và để trong cô đơn họ cũng cảm thấu đợc nỗi cô đơn của cuộc
đời. Xây dựng các nhân vật trong sự tơng phản, Kawabata đà làm bật nổi đợc
cảm xúc đầy chất nhân văn của con ngời trong khoảng khắc nhận ra giá trị của
chính mình trong sự cô đơn.
Nh vậy, trong hầu hết các sáng tác của mình, Y.Kawabata thiên về
nghiên cứu sự thăng hoa của những cảm giác và tâm lý nhân vật. Mỗi nhân vật
của ông đều có những trạng thái bi cảm, những nét số phận bi kịch, nỗi cô đơn
trong bi kịch tinh thần. Mặc dù cha thật sự sâu sắc trong việc phát hiện ra
nguyên nhân, nguồn gốc xà hội gây nên những số phận bi thảm ấy, tác giả vẫn
thành công trong việc lật xới ra những khía cạnh đạo lý trong các hình tợng
nghệ thuật.

16



1.2. ám ảnh về tuổi già và cái chết
Theo triết học Phật giáo, vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh - tử.
Con ngời cũng vậy. Đó là vòng xoáy không thể cỡng lại. Nhng không cỡng lại
đợc mà ngời ta vẫn sợ, vẫn cố lẩn tránh nó. Tâm lý ham sống sợ chết là tâm lí
phổ biến ở những ngời bình thờng. Họ đấu tranh với lỡi hái tử thần, đấu tranh
với lÃo, với bệnh để giành lại phần thắng cho mình. Vì vậy, thời kỳ lÃo và
bệnh cã lÏ lµ thêi kú hÕt søc gay go trong cuộc đời mỗi con ngời. Tuổi thanh
niên họ đà có biết bao nhiêu điều, làm đợc biết bao điều thế mà tuổi già đến tớc
đi của họ sức lực đồng nghĩa với tớc đi của họ tất cả. Làm sao có thể chấp nhận
hiện thực phi lý này? Những ngời già trong tác phẩm của Y.Kawabata không
chấp nhận, nhng họ cũng không đủ dũng cảm để trở thành một con ngời vẫn có
thể mơ những giấc mơ sinh tử sau cuộc đấu tranh kéo dài nh ông già trong Ông
già và biển cả của Hêminguây. Họ lặng lẽ thu mình lại với những đau đớn thờng nhật. Lúc viết Ngời ®Đp say ngđ vµ TiÕng rỊn cđa nói, Y.Kawabata cịng
xÊp xỉ tuổi của nhân vật. Phải chăng, đó có cũng là mối liên hệ để chúng ta có
thể suy nghĩ: nỗi đau, sự dằn vặt, sự chống lại tuổi già một cách vô vọng của
các nhân vật trong các sáng tác trên cũng là nỗi đau, sự dằn vặt, nhức nhối của
nhà văn. Nỗi đau ấy trở thành sự ám ảnh đến mức nó vọng từ tác phẩm này sang
tác phẩm khác và có thể là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến cái chết bí ẩn
của nhà văn. Mặt khác, một trong những tâm trạng thờng trực của con ngời sau
chiến tranh là nỗi bất an, lo lắng cho cuộc sống vỗn dĩ chông chênh và quá đỗi
mong manh của mình. Cái chết trở thành một ám ảnh mang tính thờng trực, dai
dẳng với tất cả mọi lớp ngời hậu chiến. Nhận thức cái chết không chỉ là kết quả
tất yếu của đời sống mỗi con ngời mà còn có thể xảy ra, đe dọa mạng sống của
con ngời lúc nào, không báo trớc nên con ngời nảy sinh một trạng thái lo lắng,
sợ hÃi, luôn căng thẳng để đón đợi cái chết. Từ nỗi sợ chết thờng trực này, con
ngời đà biến cuộc sống thành những chuỗi ngày liên tục, bất an, lo âu và căng
thẳng trớc bất kỳ một động thái nhỏ nào của cuộc sống.
Trong sáng tác của Y.Kawabata, nhân vật cũng thờng trực nỗi lo âu, ám

ảnh, day dứt khôn nguôi về tuổi già và c¸i chÕt. ChØ trong cïng mét t¸c phÈm
17


nhng đà liên tục diễn ra hai cái chết: nếu cái chết của anh con trai bà giáo dạy
nhạc diễn ra từ từ và đợc báo trớc thì cái chết của ngời yêu anh, Yoko, lại dữ
dội, bất ngờ nh vËt hiÕn tÕ trong c¸c lƠ héi cỉ xa. Yoko chết trong đám lửa vì
cứu một đứa trẻ. Và nỗi đau chia cắt đà đến khi: một tiếng kêu dữ dội lên trong
đám đông khiến mọi con mắt đều đổ đến thân hình một ngời đàn bà vừa lăn
xuống đám lửa hồng [34, 384]. Đó chính là Yoko - một cô gái của miền xứ
tuyết: trong khoảnh khăc của giây đồng hồ, cái thân hình rơi xuống đà sõng
xoài xuống đất. Nó gây ra một sự ngạc nhiên mọi con mắt đà nhìn thấy, đà lu
giữ chi tiết trợt ngà [34, 384]. Thân hình của ngời đàn bà ấy có tác động lớn:
thời gian nh nhng lại trớc động thái kỳ cục vẽ từ cái thân hình lạ lùng, bất
động, giống nh một hình ngời của trò rối đang lợn lờ trong khoảng không. Ngời
đàn bà xấu số ấy mê man, ai cịng thÊy” [34, 384]. Hai c¸i chÕt kh¸c nhau về
biểu hiện nhng nỗi sợ hÃi mà chúng đem lại thì lại giống nhau.
Trong Ngàn cánh hạc, cái chết liên tục của mẹ con bà Ota gợi ám ảnh
khôn nguôi trong ngời đọc. Cái chết đợc nối tiếp giữa họ cũng giống nh cách họ
đà cùng nhau chia sẻ mối tình trầm luân với cha con Kikuji. Yêu và chết sóng
đôi với nhau, thậm chí là hệ quả của nhau: vì yêu mà chết, trong cái chết ẩn dấu
tình yêu. Đặc biệt, nỗi cô đơn, ám ảnh cái chết ®ỵc thĨ hiƯn thËt sù tËp trung
trong tiĨu thut TiÕng rền của núi. Tuổi 62, đối với Singo là tuổi già có nhiều
điều đáng sợ và phiền toái. Ông rất hay quên nên cần có những ngời nhắc nhở,
ở cơ quan là Suychi và về nhà thì Yaxukô và Kikuco thực hiện nhiệm vụ đó. Mở
đầu câu chuyện là hình ảnh Singo loay hoay nhớ mÃi về cô ngời làm đà ở trong
nhà đến nửa năm và mới ra đi cách đây 5 ngày. Cả cái lúc tự dng Singo không
thể nào nhớ nổi cách thắt Caravat nh thế nào là những dấu hiệu về sự lẩn thẩn
của tuổi già khiến Singo căng thẳng đến mức trong cảm nhận của ông đầu óc
chỉ muốn nổ tung ra. Tuổi già nh một cỗ máy rệu rà mà Singo chỉ muốm tháo ra

để đem đi lau chùi và sửa chữa để đợc hoàn hảo, hài hòa nh những bông hoa hớng dơng kia. Ông sợ tuổi già đến nỗi cái cảm giác động chạm với da thịt già
nua của Yaxukô làm ông thÊy ghª ghª” [34, 10]. Nghe thÊy tiÕng rỊn cđa núi,
ông cũng thấy sợ. Trong tác phẩm, ông già Singo luôn cảm giác thấy cái chết đÃ
18


hiện hữu, lúc xa, lúc gần, ngày càng trở nên gần gũi hơn trong tâm trí: sau đó,
ông nghe thấy tiÕng nói rỊn... nã gièng nh tiÕng giã xa, nhng cã thĨ vÝ víi tiÕng
rÇm rÜ, trÇm vang tõ rÊt sâu trong lòng đất vọng ra. Singo cảm thấy nh là tiếng
rền từ trong chính bản thân mình hoặc bị ù tai, vì thế ông lắc đầu mạnh. Tiếng
rền biến mất. Đến lúc ấy Singo mới cảm thấy sợ. Biết đâu đó chẳng là dấu hiệu
mà thần chết sắp gọi ông [34, 11]. Và khi Kikuco nhắc lại rằng ngời chị gái
của Yaxukô trớc khi chết cũng từng nghe thấy tiếng núi rền thì Singo đà rơi vào
một trạng thái hoang mang thật sự về cái chết đang đến gần. Nỗi sợ hÃi này của
Singo nảy sinh bất ngờ, nó là sự bừng ngộ của trí tuệ và tâm hồn của con ngời,
bởi vì họ bắt đầu quan tâm đến cái chết cũng là lúc cái chết đà hiện hữu, đà đến
rất gần. Trong khi đó, ông phải chứng kiến cảnh những ngời bạn già của ông đÃ
lần lợt ra đi, ông phải chứng kiến cảnh họ rời bỏ cuộc sống, rồi phải tiễn đa họ
về nơi an nghỉ. Điều đó cũng gây cho ông một nỗi buồn và sự sợ hÃi. Tóc mỗi
ngày lại thêm nhiều sợi bạc, dấu ấn tuổi già cứ càng thêm rõ nét, Singo nhớ đến
ngời bạn Kitamôtô với nỗ lực bệnh hoạn rứt bỏ cả tóc bạc để hi vọng tóc xanh
trở lại - ®ång nghÜa víi ti trỴ sÏ vÜnh cưu, ®Ĩ hi vọng thoát khỏi sự truy đuổi
của cái chết - cho ta thấy tình thế vô vọng, thảm thơng của những ngời kề cận
cái chết. ám ảnh đan xen cùng với đời thực, thậm chí đà trở thành hiện thực
khiến ông già không thể không cảm thấy bất an, lo lắng cho mình sẽ bị đẩy
xuống vực thẳm bất cứ lúc nào. Khát vọng tuổi trẻ hơn bao giờ hết đợc bùng lên
mÃnh liệt trong khoảnh khắc nhận ra cái thực tại già nua, nÃo nề. Công cụ để
chống lại tuổi già và cái chết không gì khác hơn là tuổi trẻ và sự sống. Tuổi già
và cái chết kề cận tuổi trẻ và sự sống nh hai thái cực tơng phản, nhng chính
trong sự tơng phản đó nổi lên một khát vọng mạnh mẽ.

Trong Tiếng rền của núi, Kawabata còn thể hiện những ám ảnh về tuổi
già và cái chết khi nhân vật Singo đọc đợc bài báo đăng câu chuyện về một cặp
vợ chồng già bỏ nhà ra đi, và ông ta đà để lại một bức th trăn trối chúng tôi
không muốn đạt đến cái tình trạng đáng ghét của tuổi già, khi mà ngời ta chỉ
còn sống đến từng ngày và bị thế giới và mọi ngời quên lÃng. Hai chúng tôi
không muốn sống đến lúc đó... Con ngời ta cần phải ra đi trong lúc còn đợc yêu
19


mến [34, 94]. Hành động của họ là sự phản kháng đối với tuổi già và cái chết.
Họ không muốn chấp nhận thực tại đó và đà ra đi với mong muốn: đợc nhớ
đến trong kí ức của các cháu nh một ngời ông và một ngời bà nội tốt [34, 95].
Singo sợ tuổi già và đó là một nỗi sợ ám ảnh. Khi cạo râu bằng chiếc máy
Kikuco mua cho, những sợi râu rớt đầy xuống đầu gối ông, và nhìn kỹ vào sợi
râu, ông thấy chúng toàn là sợi bạc. Bằng một động tác đột ngột, Singo phủi
sạch đám râu khỏi quần mình [34, 148] . Singo không muốn nhìn thấy những
sợi râu bạc ấy vì đó là dấu hiệu rõ ràng nhất của tuổi già đang ngự trị, một thực
tế hết sức phũ phàng. Chính vì vậy không muốn chấp nhận thực tại già nua, héo
tàn mà Singo luôn mơ về quá khứ, mơ về những tháng ngày đẹp đẽ đà qua. Cái
đẹp của thời thanh xuân đối với thực tại bây giờ chỉ còn là một niềm hoài vọng
khiến cho Singo càng khao khát nó, càng muốn nắm giữ nó. Nhìn những mặt nạ
Nô, ông cũng thấy: một t tởng đẹp đẽ nào đó, dờng nh là tuổi thơ vĩnh viễn thì
phải. Mơ về ngời chịm gái xinh đẹp của Yaxuco chính là Singo đang trở về với
cái thời đẹp nhất. Dờng nh không lúc nào Singo không nhớ đến hình bóng của
một ngời con gái đà theo ông suốt cả cuộc đời dù cho ngời con gái ấy đà chết
lúc còn rất trẻ. Một màn sơng mờ ảo của ký ức luôn hiện về trong tâm tởng và
làm nhói thêm cái ớc muốn đợc trở lại của quá khứ dẫu chỉ là để: lao vào trong
c¸nh tay ngêi Êy” [34, 132]
NÕu nh cã mét sù thống nhất giữa tiêu thuyết Ngời đẹp say ngủ với
Tiếng rền của núi thì trong hành trình từ Singo đến Eguchi, nỗi sợ hÃi đó đÃ

chuyển thành nỗi bất an, một trạng thái lo âu, phấp phỏng thờng trực, xuất phát
từ cả những điều lo âu mơ hồ, phi lý, không hề có thực. Nhìn nhận cuộc sống
trong trạng thái đe dọa ẩn tàng dù trong từng động thái, từng sự vật nhỏ nhất.
Ngay từ đầu câu chuyện nỗi sợ hÃi bất an của Eguchi đà bắt đầu xuất hiện khi
theo dõi động tác mở cửa phòng của mụ chủ nhà trọ: Mụ chủ dùng tay trái.
Eguchi nhìn mụ chủ nín thở dù động tác dùng tay trái mở cửa phòng nó chẳng
có điều gì đáng chú ý [34,391]. Dẫu vẫn ý thức đợc điều này là bình thờng nhng Eguchi vẵn không khỏi cảm thấy hồi hộp lo lắng, ngoài ra Eguchi còn cảm
thấy sợ cả những vật vô tri vô giác, không thể làm hại đựoc ai: Chắc chắn vì
20


không phải vì con chim này mà ông cảm thấy bất an. Đó chỉ là một hình thêu
vụng về. Nhng nỗi bất an dính liền với tấm lng ngời đàn bà thì nó lại năm ngay
nơi con chim [34,391]. Nỗi sợ hÃi bất an đến đây đà không thể cắt nghĩa lý
giải. Chính vì vậy đắm chìm trong nỗi sợ hÃi này nên Eguchi mới nhìn nhận
cuộc đời theo hớng hoài nghi, luôn thấy những nguyên nhân đe dọa ẩn tàng.
Trớc hết, việc đến ngôi nhà ngời đẹp ngủ mê đà cho thấy rõ tâm trạng
của Eguchi, Eguchi muốn trốn tránh tuổi già bằng cách lấy lạc thú, sự trẻ trung
của các cô gái để nhằm lÃng quên hiện thực đang bủa vây mình. Mang theo cái
ám ảnh nghiệt ngà về tuổi già ấy đến đây bên những ngời đẹp say ngủ, những
ông già muốn hòa nhập vào thế giới của tuổi thanh xuân, lấy vẻ đẹp của tuổi trẻ
mà làm khỏa lấp đi phần nào nỗi đớn đau của mình nhng có đợc hay không?
Tuy nhiên, càng cố tình lẩn tránh, tuổi già lại càng trở nên ghê sợ và ám ảnh
hơn nhiều: Sự ghê sợ tuổi già đè nặng lên con ngời ông. Ông biết mình đang
tiến gần đến cái hoàn cảnh ảm đạm buồn thảm của những khách hàng già nua
khác. Nội tại việc ông tìm đến đây cũng đà nói lên đợc điều này [34,395].
Trạng thái bi kịch và đau đớn nhất của Eguchi là ông không hề muốn đối diện
trực tiếp với tuổi già nhng rồi ông cũng phải chấp nhận tuổi già đà đến rất gần.
Nó đang xâm lấn ăn mòn dần dần đam mê và khát vọng nơi ông. Và bởi vậy
ông rơi vào tình trạng hoang mang và đau đớn tột cùng: óc tò mò nơi ông

chẳng mạnh mẽ gì vì một nỗi buồn rầu chán ngắt của tuổi già đà xâm chiếm cõi
lòng ông [34,395]. Có thể một số lào già đà vuốt ve, sờ mó khắp ngời nàng.
Một số khác thì khóc nức nở thơng hại cho số phận của bản thân [34,401]. Đau
chỉ càng thêm đau, xót xa càng thêm xót xa mà thôi. Đến ngôi nhà này chỉ để
thỏa mÃn tính dục cũng có nhng còn là sự tạo cho mình một cơ hội để trở lại với
cuộc sống, trở lại với quÃng thời gian tơi đẹp mà mình đà từng có. Nhng càng
đối diện với các ngời đẹp, cảm nhận đợc sức sống của tuổi thanh xuân nỗi sợ
hÃi vì tuổi già càng tăng lên đột ngột. Trạng thái đầy mâu thuẫn của Eguchi khi
bớc vào căn phòng nơi đang có một cô gái đẹp đang chờ sẵn đà bộc lỗ rõ điều
này. Trông thấy cô, ông thấy mình nh nghẹn thở nghẹn thở vì sắc đẹp cua cô
nhng bất ngờ lớn hơn là tuổi trẻ của cô thì đồng thời ý thức về tuổi già cũng
21


trở về. Càng hăm hố, đam mê thì Eguchi lại càng đau đớn sợ hÃi khi phải đối
diện với thực tại. Nếu Eguchi già hẳn thì chắc ông có thể sẽ yên phận với tình
trạng thảm hại hiện có của mình. Nếu trẻ trung và tràn đầy sức sống, ông sẽ
chẳng lo gì nhiều mà không mặc nhiên tận hởng đam mê của cuộc sống. Đau
đớn và trớ trêu thay, định mệnh đà đặt Eguchi vào một tình thế không thể hóa
giải, không thể lựa chọn bởi sự sự lựa chọn nào cũng làm ông đau đớn hoặc sẽ
nhấn chìm ông trong ảo vọng triền miên. Tài năng của Y.Kawabata đợc thể hiện
ở chỗ ông đặt nhân vật Eguchi ở trạng lỡng phân, chênh vênh trên bờ vực của
tuổi già và cái chết. Chỉ ở trong hoàn cảnh này, nỗi sợ hÃi mới thực sự hiện hữu,
trở thành nỗi ám ảnh thờng trực và dai dẳng. Có thể nói, song song với quá trình
sống lại với tất cả những kỉ niệm quá khứ là quá trình Eguchi ý thức đợc sâu sắc
thực tại già nua và đầy lo âu của mình. Tâm trạng này gợi lên cho chúng ta thấy
tính bi đát, xót xa trong sự tồn tại của mỗi con ngời.
Hệ quả tất yếu của tuổi già chính là cái chết. Sợ già cũng có nghĩa là sợ
chết. Chết là kết cục tất yếu sẽ xảy ra nhng trong thêi hËu chiÕn, sè phËn con
ngêi thËt bÊp bªnh. Hä không thể nào làm chủ cuộc sống của chính mình. Vì

vậy, con ngời luôn lo sợ cái chết sẽ xảy đến bất cứ lúc nào. Nỗi sợ cái chết càng
trở nên thờng trực và đầy ám ảnh trong tâm trí của họ. ám ảnh cái chết còn đe
dọa Eguchi trong từng giấc ngủ làm cho ông phải tự trấn an mình: đây không
chỉ là giấc ngủ ngàn thu đâu. Không phải thế đâu, cho nàng hay cho cả mình
[34, 751]. Ông đà sợ giấc ngủ sẽ biến thành hành trình đi đến cõi chết. Tự bản
thân nỗi sợ này đà chồng chéo trong lòng nó rất nhiều những nỗi sợ hÃi khác.
Sợ chết mà bản thân không biết và sợ mình phải chết trong sự cô độc, im lặng,
quên lÃng của ngời đời. ý thức ấy làm họ chết dần ngay khi đang sống.
Nỗi sợ hÃi và ám ảnh chết chóc của Eguchi đà hình thành trong vòng một
thời gian ngắn. Căn nhà trọ đà liên tiếp xảy ra hai cái chết: lÃo già Fukiua và
một trong số các cô gái. Hai ngời chết, một già một trẻ, có cả địa vị cao sang,
có làm nghề mạt hạng. Nó đà gợi lên d âm đầy chua xót về số phận con ngời.
Cái chết không loại trừ ai, bao vây tất cả. Chính vì vậy, nó càng tạo nên tâm lí
căng thẳng, bất an cho những ngời đang trong tình trạng chê chÕt nh Eguchi.
22


Nỗi bất ổn trong tâm hồn Eguchi không còn là ám ảnh nữa mà nó đà trở thành
hiện thực.
Nhìn nhận con ngời trong trạng thái cô đơn, tách biệt với thÕ giíi, víi con
ngêi trong d¹ng thøc tån t¹i trõu tợng, trong nỗi lo âu và ám ảnh thờng trực bởi
tuổi già và cái chết, Y.Kawabata đà chuyển tải đợc phần nào quan niệm nhân
sinh của mình: trong cuộc sống, con ngời là thực thể nhỏ bé, đáng thơng, cô
đơn, xa lạ và mong manh trớc định mệnh. Quan niệm Êy dï cã chót bi quan nhng thĨ hiƯn gi¸ trị nhân bản rất lớn. Nó xuất phát từ ý thức cá nhân về sự sống.
ý thức làm cho con ngời dù cô đơn và sợ hÃi nhng vẫn không ngừng thiết tha,
đam mê với cuộc sống này. Và lòng yêu cuộc sống, khát khao tận hởng niềm
vui sống là những giá trị đẹp đẽ đáng đợc khẳng định.
1.3. Nỗi khát khao cái đẹp tinh thần thuần khiết
Cái đẹp gắn bó với bản chất sáng tạo của con ngời, gắn với quá trình
hoàn thiện, hoàn mĩ của con ngời. Đẹp là một lĩnh vực tinh thần, tình cảm. Dù

có thể tồn tại dới dạng vật chất, cái đẹp cũng liên quan đến đời sống tinh thần,
tình cảm. Nó là sự đánh giá, thẩm định của con ngời về bản thân mình. Triết gia
Nishidakitaro (1870 - 1945) của Nhật Bản đà từng phát biểu: cái đẹp là hiện
thân của vĩnh cửu trên trần gian. Đối với Y.Kawabata, vẻ đẹp nh là một kinh
nghiệm tâm linh. Ông nói tôi khám phá, nhờ ánh nắng ban mai, vẻ đẹp của ly
cốc dùng uống rợu, phơi ngoài hiên lữ quán. Tôi nhìn thấy vẻ đẹp này tận tờng.
Tôi bắt gặp vẻ đẹp ấy lần đầu tiên, tôi cho rằng mình cha nhìn thấy nơi đâu.
Không phải loại gặp gỡ này là thiếu tính của thơ văn cũng nh đời sống con ngời
hay sao?. Không phải ngẫu nhiên Y.Kawabata đợc mệnh danh là một lữ khách
suốt cuộc đời mải mê đi tìm kiếm cái đẹp. Với Y.Kawabata, vẻ đẹp nh một
luồng ánh sáng kỳ ảo ở cuối con đờng hầm mà ngời lữ khách cả cuộc đời mải
miết tìm kiếm và tôn vinh nó, dù rằng con đờng tìm kiếm cái đẹp đầy sự tối tăm
và gian khổ. Điều này dĩ nhiên ông chịu ảnh hởng nhiều từ tính truyền thống
Nhật Bản. Sự rung động trớc cái đẹp làm nên chất thơ từ nghệ thuật cơ sở Nhật
Bản. Rất nhiều thi sĩ đà viết lên những bài thơ nói lên tình trạng khác nhau của

23


con ngời cũng nh ca ngợi vẻ đẹp say đắm của tâm hồn và kỳ quan bốn mùa
Nhật Bản.
Trong những sáng tác hay nhất của các tác giả cổ điển, Y.Kawabata luôn
bị hấp dẫn bởi sự cao vợi của những t tởng thẩm mĩ. ý tởng về một vẻ đẹp có
nội dung, tầm quan trọng không gì vợt nổi của nó trong đời sống con ngời và
trong nghệ thuật luôn quyến rũ nhà văn, ám ảnh tâm trí ông, theo với ý thức của
ông trong toàn bộ hành trình sáng tạo. Con đờng nhà văn đi tìm cái đẹp vì thế đợc nâng lên thành đạo. Là lữ khách u sầu đi tìm cái đẹp đà mất, các tác
phẩm của ông đà thể hiện sự nhạy cảm tinh tế của ngời nghệ sĩ và tâm hồn Nhật
Bản trong nỗi khát khao cái đẹp tinh thần thuần khiết hớng tới vẻ đẹp truyền
thống và đấu tranh cho những giá trị tinh thần mang đậm bản sắc Phơng Đông.
Các tác phẩm của ông đều nh chìm vào một thế giới chơi vơi giữa thực và ảo,

nhng chính đờng biên mong manh ấy lại là sự dẫn dắt tuyệt vời cho ngời đọc
cảm nhận và không ngừng khám phá cái đẹp và sẽ là dòng chảy thanh thản vào
bình lặng cho mỗi tâm hồn tự soi bóng. Đặc biệt, trong sáng tác của
Y.Kawabata, mẫu hình nhân vật khát khao đi tìm cái đẹp tinh thần thuần khiết
đà xuất hiện một cách phổ biến. Họ luôn cảm thấy bất an khi ở một chỗ nên họ
rất cần tới sự san sẻ của vẻ đẹp tinh thần. Thế giới tâm trạng của các nhân vật
trong các sáng tác của Y.Kawabata là một thế giới đầy bí ẩn với nhiều khoảng
trống lặng im, chất chứa suy t không thể chia sẻ cùng ai. Với Y.Kawabata, cuộc
sống con ngời là một cái gì đó h vô, mơ hồ, ngắn ngủi, hiện hữu nhng mong
manh và có thể tan vỡ bất cứ lúc nào. Cách nhìn nhận cuộc đời nh vậy cộng với
những đau thơng trong cuộc đời đà tạo điều kiện để Y.Kawabata càng thấu hiểu
những tâm trạng, cảm giác, khát khao, buồn vui, mở ra một thế giới sâu thẳm
của tâm hồn, đụng đến những giới hạn tận cùng của trạng thái cảm xúc con ngời.
Y.Kawabata đà sống và sáng tác vào thời đại đau thơng và hỗn loạn nhất
trong lịch sử nớc Nhật, nớc Nhật thời gian này là vũng bùn lầy tăm tối nhất
trong vũng bùn Châu á. Chiến tranh và thiên tai xảy ra liên miên. Đói nghèo và
dịch bệnh đe dọa cuộc sống. Trật tự xà hội hỗn loạn. Đặc biệt lúc nµy, sè ngêi
24


thiệt mạng đà vợt quá mức tởng tợng. Cái án chết chóc treo lơ lửng trên đầu và
có thể ập xng bÊt cø lóc nµo. Con ngêi trë thµnh sinh mƯnh nhá bÐ u ®i,
mong manh, vÉy vïng tut väng trong vực thẳm. Chính vì vậy mà ở trong họ
bùng lên một nỗi khát khao về một cái đẹp tinh thần thuần khiết rất mÃnh liệt.
Nỗi khát khao ấy đà trở thành cứu cánh năng đỡ cho tâm hồn của họ. Nhận thức
rất rõ đợc điều đó, cho nên trong cách tiêu thuyết của mình, Y.Kawabata đà xây
dựng nên những con ngời có tâm hồn trong sáng thuần khiết, có khả năng đem
lại sự thanh lọc cho ngời khác nhng sè phËn cđa hä rÊt mong manh, h ¶o. Hä là
hiện thân của cái đẹp tinh thần thuần khiết. Họ có khác chi bông hoa tuyết, đẹp
và thanh khiết, vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp Nhật Bản truyền thống nhng cũng là vẻ

đẹp giàu chất nhân bản mang tính nhân loại nói chung.
Cái đẹp tinh thần là cái đẹp mµ con ngêi ta h»ng mong íc. Nã cịng gièng
nh vầng trăng dịu mát ở trên kia, luôn gợi cho con ngời khát vọng khám phá và
đó cũng là cái đẹp mang giá trị vĩnh cửu. Các nhân vật trong t tởng của
Y.Kawabata nh Shimamura, Singo, Kileuju... đà luôn khát khao tìm kiếm không
ngừng nghỉ cái đẹp tinh thần của riêng mình qua hình ảnh những cô gái xứ Phù
Tang thanh khiết, dịu dàng bởi họ là hiện thân cho vẻ đẹp thánh thiện đến tuyệt
mỹ.
Yoko xuất hiện trong Xứ tuyết nh bớc ra từ một câu chuyện huyền thoại
nào đó. Nàng đẹp nh một ảo ảnh, mọi thứ về nàng đều mờ nhoè, xa xăm không
thể nào nắm bắt đợc.
Shimamura gặp Yoko lần đầu tiên trong một ga xép, vẻ đẹp, sức cuốn hút
đến mê hoặc từ giọng nói của nàng đà gây cho chàng một ấn tợng đặc biƯt:
“Giäng nµng sao mµ tut diƯu thÕ, nã vang cao và rung lên nh một tiếng vọng
trên tuyết và trong màn đêm, nó có vẻ quyến rũ cảm động đến nỗi làm trái tim
ngời ta man mác buồn [34, 223]. Giọng nói nh tiếng vang vọng của trái đất,
nh thể đến từ một nơi rất xa và lan toả nét buồn.
Vẻ đẹp của Yoko thuộc về một thế giới khác, một vũ trụ khác, vẻ đẹp h
ảo trong gơng. Shimamura dõi theo Yoko với niềm đam mê kỳ lạ. Trong cuộc
hành trình ấy, Yoko - với vẻ đẹp của tinh thần vị tha, hỷ xả đà thực sự ám ảnh
25


×