Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí tại thư viện tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.51 KB, 84 trang )



















TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN








HOÀNG THỊ QUỲNH







SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN
ĐỊA CHÍ TẠI THƢ VIỆN TỈNH HẢI DƢƠNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thƣ viện-thông tin



Giảng viên hƣớng dẫn
ThS. Vũ Thị Thúy Chinh







HÀ NỘI, 2014





LỜI CẢM ƠN


Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 và đặc biệt là các thầy cô giáo trong ngành thư viện thông tin,
khoa CNTT đã hết lòng tận tình giảng dạy cho em trong suốt quá trình học tập
tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Em xingửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS.Vũ Thúy Chinh là người đã
nhiệttình hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình và
bạn bè - những người luôn khuyến khích và là nguồn động viên rất lớn đối
với em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song kiến thức của em còn nhiềuhạn chế,
không tránh được nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được các thầy, cô
giáo, cùng toàn thể các bạn chỉ bảo, đóng góp ý kiến để khóa luận của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Hoàng Thị Quỳnh








LỜI CAM ĐOAN


Emxin cam đoan khóa luận được hoàn thành do sự cố gắng và sự nỗ
lực của bản thân cùng vơi sự hướng dẫn tận tình của ThS Vũ Thị Thúy Chinh.
Khóa luận của em không trùng với bất kì đề tài nào khác. Nếu sai, em
hoàntoàn chịu tráchnhiệm.

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Hoàng Thị Quỳnh

















DANH MỤCCÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSDL
: Cơ sở dữ liệu.
NDT
: Người dùng tin
SP & DV
: Sản phẩm và dịch vụ
TT - TV
: Thông tin -Thư viện















MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu của khóa luận. 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 4
6. Ý nghĩa của khóa luận 4
7. Bố cục của khóa luận 4
CHƢƠNG 1:THƢ VIỆN TỈNH HẢI DƢƠNG VỚI CÁCSẢN PHẨM VÀ
DỊCH VỤ THÔNG TIN ĐỊA CHÍ 5
1.1. Khái quát về thƣ viện tỉnh Hải Dƣơng 5
1.1.1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của thư viện tỉnh Hải
Dương 5
1.1.2. Chức năng,nhiệm vụ 8
1.1.3.Cơ cấu tổchức vàđộingũcán bộ 10
1.2. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin 11
1.2.1. Đặc điểm ngườidùng tin 11
1.2.2. Đặc điểm nhu cầu tin 15
1.3. Sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí 17
1.3.1. Kháiniệm sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí 17
1.3.2. Vai trò sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí 19
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm và dịch vụ
thôngtin địa chí 21
1.3.4. Yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí 25
CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCHVỤTHÔNG
TIN ĐỊA CHÍ TẠI THƢ VIỆN TỈNH HẢI DƢƠNG 27



2.1. Vốn tài liệu địa chí 27
2.2. Các sản phẩm thông tin địa chí tại thƣ viện tỉnh Hải Dƣơng 28
2.2.1. Hệ thống mục lục 28
2.2.2.Thư mục 33
2.2.3. Cơ sở dữ liệu 36

2.2.4. Các ấn phẩmđịachí 41
2.3. Dịch vụ thông tin địa chí tại thƣ viện tỉnh Hải Dƣơng 41
2.3.1. Dịch vụ cung cấp tài liệu 41
2.3.2. Dịch vụ đa phương tiện 43
2.3.3. Dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu 43
2.3.4. Dịch vụ trao đổi thông tin 44
2.3.5. Dịch vụ hỏi đáp và tư vấn thông tin 46
2.4. Nhận xét chung về thực trạng sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí
của thƣ viện tỉnh Hải Dƣơng 47
CHƢƠNG 3:CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNGSẢN
PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN ĐỊA CHÍ TẠI THƢ VIỆN TỈNH
HẢI DƢƠNG 50
3.1. Tăng cƣờng vốn tài liệu địa chí 50
3.2. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí 54
3.3. Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí 56
3.4. Tăng cƣờng Marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí 59
3.5. Nâng cao hiệu quả đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc tạo
lập cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí 60
3.6. Nâng cao trình độ cán bộ thƣ viện địa chí 60
3.7. Tuyên truyền, giới thiệu tài liệu địa chí 61
3.8. Thƣờng xuyên hƣớng dẫn, đào tạo ngƣời dùng tin 62
KẾT LUẬN 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nướctỉnh, thành
phố là tế bào phát triển kinh tế. Là địa bàn để thực hiện các chương trình, mục

tiêu “Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh” của Đảng và
Nhà nước đề ra. Để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ này tỉnh, thành phố phải
huy động từ nhiều nguồn lực,nhiều phương tiện thậm chí là liên kết với các thư
viện lân cận. Trong khi nền kinh tế tri thức đang ngày càng phát triển kéo theo
sự phát triển của mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước nói chung
và các tỉnh thành phố nói riêng. Chính vì thế mà vai trò của thư viện đặc biệt
quan trọng trong đó phải kể đến thư viện tỉnh Hải Dương.
Thư viện tỉnh Hải Dương giữ một vị trí quan trọng trong đời sống kinh
tế - văn hoá - xã hội của địa phương, có trách nhiệm gìn giữ sách báo, tuyên
truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước phục vụ nhân dân, có
chức năng giải trí, giáo dục, thông tin đến toàn nhân dân góp phần phát huy
truyền thống tốt đẹp và phát triển kinh tế văn hoá của tỉnh góp phần đẩy mạnh
sự phát triển của địa phương. Cùng với sự bùng nổ thông tin cho nên nhu cầu
tin của NDT đòi hỏi rất cao, đặc biệt với sựđa dạng và phong phú của các SP
& DV thông tin địa chí của thư viện cũng đã phần nào đáp ứng yêu cầu khắt
khe của bạn đọc. Công nghệ thông tin phát triển kéo theo sự thay đổi của các
SP & DV thông tin địa chí truyền thống như: Mục lục, các thư mục, hộp
phích Thay vào đó là các SP & DV thông tin địa chí hiện đại như: CSDL,
tra cứu trực tuyến bằng mạng Internet
Thông qua các SP & DV thông tin địa chí bạn đọc của thư viện có thể
tìm kiếm tài liệu nói về địa phương dưới mọi hình thức, giúp hoạt động của
thư viện ngày càng đa dạng và phong phú để thấy được tầm quan trọng của
thư viện đáp ứng sự phát triển đất nước như hiện nay. SP & DV thông tin địa

2
chí cũng đã gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của thư viện cũng như của địa
phương đặc biệt giúp cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh Hải Dương nói chung
và các tỉnh lân cận nói riêng có thể đưa ra quyết định đúng đắn và cần thiết
giúp phát triển địa phương mình và có thể hoàn thành mọi chủ trương, đường
lối của Đảng và Nhà nước đề ra. Nhận thức được rõ tầm quan trọng này thư

viện đã không ngừng đa dạng các loại hình SP & DV thông tin địa chí để đáp
ứngnhu cầu tin của người dùng tin.
Theo thời gian cùng với sự trưởng thành và phát triển không ngừng thư
viện tỉnh Hải Dương đã đạt được những thành tựu đáng kể quan trọng. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các SP & DV thông tin địa chí
của thư viện còn nhiều hạn chế và bất cập gây khó khăn cho việc học tập và
nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu về địa phương của bạn đọc, cần khắc phục trong
thời gian tới để hòa chung sự phát triển của đất nước theo hướng CNH, HĐH.
Em nhận thấy việc nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng các SP &
DV thông tin địa chí của thư viện tỉnh Hải Dương và đưa ra giải pháp nhằm
hoàn thiện thực trạng này là điều hết sức cần thiết. Với ý nghĩa như vậy em đã
chọn đề tài:“Sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí tại thư viện tỉnhHải
Dương”làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Công tác địa chí luôn là vấn đề nóng đối với các nhà nghiên cứu quan
tâm, mỗi địa phương trên mọi miền đất nước đều mang đậm nét riêng biệt,
công tác địa chí luôn phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức và đặc
trưng cho từng đặc điểm và phương hướng phát triển của mỗi địa phương
cũng khác nhau. Cho tới nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu đã được bảo
vệ về công tác địa chí như: “Nghiên cứu về việc đổi mới công tác địa chí thư
viện tỉnh, thành phố vùng đồng bằng Bắc Bộ” (1996), của Bùi Văn Vựng.

3
Luận văn thạc sĩ: “Công tác địa chí của thư viện tỉnh, thành phố vùng
đồng bằng Sông Hồng”, (1994) của tác giả Nguyễn Văn Cần.
Luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu hoàn thiện hoạt động thông tin địa chí
tại thư viện tỉnh Thái Bình”, (2008) của tác giả Nguyễn Thế Đức.
Tuy nhiên, các đề tài này chủ yếu đề cập tới khía cạnh tổng quát trong
hoạt động địa chí của tỉnh. Hiện nay, nghiên cứu về công tác địa chí tại thư
viện tỉnh Hải Dương chưa nhiều, đáng chú ý là luận văn thạc sĩ:“Công tác sưu

tầm, khai thác tư liệu địa chí ở thư viện tỉnh Hải Hưng” của tác giả Dương Thị
Cẩm.
Ngoài ra, còn có khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu công tác địa chí tại
thư viện tỉnh Hải Dương” khóa luận tốt nghiệp của tác giả Bùi Thị Kim Dung.
“Phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện tỉnh Hải Dương” của tác giả
Hoàng Thị Nhi.
Riêng vấn đề “Sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí tại thư viện tỉnh
Hải Dương” chưa có ai nghiên cứu.
Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài: “Sản phẩm và dịch vụ thông tin
địa chí tại thư viện tỉnh Hải Dương” làm đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích nghiên cứu của khóa luận
Nghiên cứu, khảo sát, phân tích thực trạng hệ thống sản phẩm và dịch
vụ thông tin địa chítại thư viện tỉnh Hải Dương từ đó đưa ra giải pháp nâng
cao hiệu quả cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí của thư
viện này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng: Là các sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí tại thưviện tỉnh
Hải Dương.
4.2. Phạmvinghiêncứu:
- Phạm vi không gian: Thư viện tỉnh Hải Dương

4
- Phạm vi nội dung: Các sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí tại thư
viện tỉnh Hải Dương.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1.Cơ sở lý luận:Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứngvà duy vật lịch sử, dựa trên cơ sở các quan điểm của Đảng và Nhà nước
về văn hóa, thư viện lý giải tầm quan trọng của các sản phẩm và dịch vụ
thông tin địa chí đối với phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn trao đổi, thống

kê, phân tích, so sánh số liệu,khảo sát thực tế, tổng hợp tài liệu.
6.Ý nghĩa của khóa luận
-Khẳng định vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí tại thư
viện tỉnh Hải Dương.
- Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ hơn lý luận vềsản phẩm và
dịch vụ thông tin địa chí tại thư viện tỉnh Hải Dương.
-Đánh giá mặt mạnh mặt yếu của hoạt động sản phẩm và dịch vụ thông
tinđịa chí tại thư viện tỉnh Hải Dương.
- Đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hoạt động các sản phẩm
và dịch vụ thông tin địa chí góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã
hội của tỉnhHải Dương.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
mục lục, phần nội dung khóa luận chia làm 3 chương:
Chương 1: Thư viện tỉnh Hải Dương với các sản phẩm và dịch vụ
thông tin địa chí.
Chương 2: Thực trạng các sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí tại thư
viện tỉnh Hải Dương.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ
thông tin địa chí của tỉnh Hải Dương.

5

CHƢƠNG 1
THƢ VIỆN TỈNH HẢI DƢƠNG VỚI CÁC
SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN ĐỊA CHÍ

1.1. Khái quát về thƣ viện tỉnh Hải Dƣơng
1.1.1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của thư viện tỉnh Hải
Dương

Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, vùng đất Hải Dương
luôn có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngay từ xưa, Hải Dương đã được đánh giá là “Phên giậu” phía đông của kinh
thành Thăng Long. Hải Dương cũng nổi tiếng với “Sấm đường 5”, “Ba sẵn
sàng”, “Cô du kích Lai Vu” và những đóng góp lớn về sức người, sức của
trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân
tộc. Trong sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là từ khi tái lập tỉnh đến nay, Hải Dương
không ngừng nỗ lực phát huy truyền thống của quê hương và đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó không
thể khôngkể đến vai trò to lớn của thư viện của tỉnh Hải Dương.
Thư viện tỉnh Hải Dương thành lập tháng 12 năm 1956. Trụ sở ban đầu
nằm trên đường Hồng Quang, năm 1958 chuyển về số 12 Nguyễn Du, thị xã
Hải Dương hoạt động và cho tới ngày 4/9/2012 thư viện tỉnh Hải Dương đã
chuyển về cở sở mới ở đường Chương Dương thành phố Hải Dươnggồm năm
tầng.Cùng với 11 thư viện huyện trực thuộc, 835 thư viện cơ sở, tủ sách văn
hóa, 7 thư viện nhà máy đóng trên địa bàn, 2 thư viện tư nhân và hệ thống thư
viện trường học Thư viện tỉnh Hải Dương không ngừng lớn mạnh, đã có
nhiều bước tiến đáng ghi nhận.

6
Khi mới thành lập, thư viện chỉ đơn thuần là một bộ phận trực thuộc
phòng văn hóa quần chúng, sau đó được tách riêng thành một đơn vị độc lập
của công ty Văn hóa Hải Dương(nay thuộc sở văn hóa- Thể Thao- Du lịch tỉnh
Hải Dương). Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, thư viện tỉnh
Hải Dương không ngừng củng cố, mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ sự
nghiệp cáchmạng và nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Do hoàn cảnh lịch sử, chiến tranh cùng với đó là việc nhập tách tỉnh
Hải Dương cũng là hai lần nhập tách thư viện. Thư viện Hải Hưng ra đời là do
việc nhập hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên vào năm 1968, cùng vốn sách ban
đầu không đáng kể (2784 bản), số lượng cán bộ thư viện lại ít. Chính vì thế

mà thư viện luôn khắc phục những khó khăn, tổ chức bộ máy phục vụ thông
tin, tài liệu tới đông đảo quần chúng nhân dân.
Sau nhiều năm phấn đấu và trưởng thành thư viện lại một lần nữa có sự
thay đổi. Khi hòa bình lặp lại hòa cùng với tiến độ phát triển chung của đất
nước tỉnh Hải Hưng được tách lại như cũ thành tỉnh Hải Dương và Hưng Yên
vào năm 1997. Vì vậy, mà thư viện tỉnh Hải Hưng trở lại với cái tên cũ là thư
viện tỉnh Hải Dương.
Từ vốn sách vẫn còn hạn hẹp ban đầu và đội ngũ cán bộ chưa mạnh
nhưng thư viện đã thu hút đông đảo bạn đọc tới thư viện. Sau khi hoàn thành
việc tách tỉnh tới nay, tính tới năm 2013 thư viện đã có 178.559 cuốn sách,
150.000 đơn vị báo, tạp chí. Hàng năm thư viện bổ sung hơn 10.000 bản sách,
250 loại báo, tạp chí,hàng trăm tài liệu điện tử và các vật mang tin khác. Mỗi
ngày thư viện phục vụ từ215 đến 250 lượt người đọc, thư viện cấp từ 2.500
đến 3000 thẻ bạn đọc và phục vụ 190.000 lượt bạn đọc với 502.848 lượt sách
báo luân chuyển.Với mục đích nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu và tính cần thiết
của bạn đọc và thu hút mọi người tới thư viện sử dụng tài liệu.

7
Từ khi thành lập tới nay thư viện ngày càng phát triển mạnh và được
nâng cao đáp ứng bạn đọc kịp thời. Thư viện đã phục vụ hàng triệu độc giả từ
cán bộ cấp cao của tỉnh,những nhà nghiên cứu khoa học, giáo viên giảng
dạytới toàn nhân dân trong tỉnh đặc biệt là thế hệ học sinh sinh viên là lực
lượng mạnh, tích cực của thư viện.
Để đưa thư viện có tầm quan trọng trong mắt bạn đọc thư viện tỉnh Hải
Dương đã luôn chú ý tới công tác tuyên truyền giới thiệu sách, báo với nhiều
hình thức như: Biên soạn thư mục chuyên đề, giới thiệu sách mới, thư mục
chuyên ngành phục vụ các lĩnh vực khác nhau của bạn đọc. Thư viện đáp ứng
việc cung ứng tài liệu cho các cuộc thi tìm hiểu do Tỉnh và Trung ương đưa
ra. Hàng năm thư viện còn tổ chức trưng bày báo xuân và triển lãm thư pháp
Hán - Nôm, tổ chức nhiều cuộc nói chuyện chuyên đề với độc giả các nhà

nghiên cứu khoahọc chuyên sâu mang lại kết quả cao.
Cùng với sự phát triển của đất nước, thư viện Hải Dương ngoài
nhữngcông cụ tìm kiếm truyền thống, từ năm 1993 đến nay, thư viện đã cập
nhật cơ sở dữ liệu bằng máy tính có thể tìm kiếm và truy cập thường xuyên.
Thư viện tỉnh Hải Dương đã tiếp nhận 3 phần mềm hệ quản trị dữ liệu
CDS/ISIS, SMILIB, ILIB do thư viện quốc gia chuyển giao. Từ đó công nghệ
thông tin được ứng dụng trong các khâu công việc đặc biệt là trong công tác
phục vụ bạn đọc. Hiện nay thư viện tỉnh Hải Dương cơ bản là một thư viện
điện tử và là một trong 15 thư viện tỉnh, thành phố trong cả nước ứng dụng
công nghệ thông tin vào trong hoạt động của thư viện. Việc tìm kiếm lưu trữ
bằng công cụ hiện đại đã chiếm ưu thế và đang dần thay thế việc tra tìm tin
truyền thống tiết kiệm thời gian công sức của bạn đọc cũng như cán bộ thư
viện.
Trải qua theo năm tháng tới nay thư viện Hải Dương đã thực sự trưởng
thành và không ngừng phát triển để theo kịp với sự phát triển của đấtnước. Với

8
những gì mà thư viện tỉnh Hải Dương làm được hôm nay đã đóng góp vai trò to
lớn trong việc gìn giữ những truyền thống văn hóa, bản sắc của dân tộc.Thư
viện là kho tàng tri thức của nhân loại và là cánh tay đắc lực trong việc tuyên
truyền những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tới quần chúng
nhân dân, góp phần đào tạo bồi dưỡng thế hệ tương lai cho đất nước đóng góp
cho sự nghiệp phát triển của tỉnh nói riêng và của đất nước nói chung.
1.1.2. Chức năng,nhiệm vụ
 Chức năng
Thư viện tỉnh Hải Dương có chức năng thu thập, bảo quản, tàng trữ, tổ
chức khai thác và sử dụng các tài liệu được xuất bản tại địa phương, các tài
liệu trong và ngoài nước để đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế,
văn hóa an ninh, quốc phòng… của địa phương.
 Nhiệm vụ,quyền hạn

- Xây dựng chương trình, kế hoach, dự án, đề án về lĩnh vực hoạt động
của thư viện tỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau
khi được phê duyệt.
- Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc được
sử dụng vốn tài liệu thư viện thông qua các hình thức đọc tại chỗ, mượn về
nhàhoặc phục vụ ngoài thư viện phù hợp với nội quy thư viện.
- Xây dựng và phát triển vốn tài liệu phù hợp với đặc điểm tự nhiên,
kinh tế, văn hóa của địa phương và đối tượng phục vụ của thư viện tỉnh,gồm:
+ Sưu tầm, bảo quản vốn tài liệu cổ, quý hiếm có ở địa phương.
+ Thu thập, tàng trữ và bảo quản lâu dài các tài liệu được xuất bản tại
Hải Dương và viết về Hải Dương.
+ Nhận các xuất bản phẩm lưu chuyển địa phương theo quy định, các
bản sao khoá luận, luận văn tốt nghiệp của sinh viên các trường Đại học được
mở tại Hải Dương, xây dựng bộ phận tài liệu dành cho trẻ em, người khiếm thị.

9
+ Tăng cường nguồn lực thông tin thông qua việc mở rộng sự liên
thông giữa thư viện tỉnh Hải Dương với các thư viện trong nước và nước
ngoài bằng hình thức cho mượn, trao đổi tài liệu và kết nối mạng máy tính khi
được cấp có thẩm quyền cho phép.
+ Thực hiện thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu không còn giá trị sử dụng
theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu kịp thời và rộng rãi vốn tài liệu thư
viện đến với mọi người, đặc biệt là các tài liệu phục vụ công cuộc phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh; xây dựng phong trào đọc sách, báo trong
nhân dân.
-Biên soạn các ấn phẩm thông tin - thư mục và phối hợp với các ngành
có liên quan biên soạn, xuất bản tài liệu địa chí theo quy định; cung cấp thông
tin có chọn lọc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của
thư viện tỉnh.

-Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của thư viện
tỉnh; tham gia xây dựng, phát triển và quản lý mạng thông tin - thư viện của
hệ thống thư viện công cộng các huyện, thành phố.
- Hướng dẫn, tư vấn phát triển mạng lưới tổ chức thư viện cấp huyện,
cấp cơ sở và các thư viện chuyên ngành; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện; tổ chức luân chuyển sách,báo;
chủ trì, phối hợp hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ với các thư viện khác
của địa phương.
- Tổ chức các hoạt động, dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và
điều kiện của thư viện tỉnh theo quy định của pháp luật.
-Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động của thư viện
tỉnh với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan liên quan theo quy
định.

10
- Quản lý về tổ chức, biên chế, cán bộ, viên chức và người lao động; về
tài sản, tài chính của thư viện tỉnh theo quy định của Nhà nước và của tỉnh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
hoặcUỷ ban nhân dân tỉnh giao.
1.1.3.Cơ cấu tổchức vàđộingũcán bộ
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh,
nguyên khí suy thì thế nước yếu. Vì vậy, các đấng thánh đế minh Vương
chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên
khí làm việc đầu tiên” (Thân Nhân Trung). Cán bộ cũng là vấn đề then chốt
trong mọi hoạt động, một trong 4 yếu tố quan trọng cấu thành nên thư viện
chính là cán bộ thư viện - cầu nối trung gian đưa tri thức đến với độc giả và
phục vụ độc giả một cách tốt nhất. Trong tuyên ngôn 1999 của UNESCO đã
nhấn mạnh vai trò to lớn của cán bộ thư viện: “Cán bộ thư viện là người môi
giới tích cực giữa NDT và nguồn lực. Việc đào tạo nghề nghiệp và nâng cao
trình độ chuyên môn của cán bộ thư viện là đòi hỏi tất yếu để nâng cao trình

độ phục vụ”.
Nếu bộ máy được coi là cơ quan đầu não của một con người thì cán bộ
nhân viên chính là các bộ phận để giúp hoàn thành công việc một cách tốt
nhất. Không một tổ chức cơ quan nào muốn phát triển và hoạt động mạnh đều
phải cải tiến nâng cấp tổ chức và đội ngũ cán bộ theo kịp với sự phát triển của
xã hội ngày nay. Bộ máy tổ chức phù hợp, khoa học, cán bộ năng động, nhiệt
tình, có trách nhiệm vì công việc, có chuyên môn cao là điều kiện cần và đủ
để hoạtđộng thư viện đi lên.
Hiện nay, thư viện tỉnh Hải Dương có tổng số 35 cán bộ nhân viên, làm
việc ở cácphòng bao gồm:
- PhòngNghiệp vụ;
- Phòng Công tác bạn đọc;

11
- Phòng Thông tin - Thư mục - Địa chí;
- Phòng Hành chính - Tổng hợp;
- Phòng Mạng lưới thư viện;
- Phòng Tin học;
Có 1 cán bộ được đào tạo hai thángtại ẤnĐộ để học hỏi kinh nghiệm,
nghiệp vụ cũng như tác phong làm việc nhằm nâng cao chất lượng công việc
tại địa phương đặc biệt là về tiếng anh và tin học. Cán bộ có trình độ cử nhân
đạt 100%, có 2 nghiên cứu sinh, 2 cán bộ là thạc sĩ khoa học thư viện, 2 cán
bộ có văn bằng 2 về hành chính đã được học lớp nghiệp vụ TT - TV.
Trong tổ chức bộ máy tổ chức của thư viện tỉnh Hải Dương gồm có 1
Giám Đốc chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ mọi hoạt động của thư viện,
1phó Giám Đốc phụ trách phòng tin học, phòng nghiệp vụ, phòng hành chính
tổng hợp, 1 phó Giám Đốc phụ trách các phòng như: Phòng Công tác bạn đọc,
phòng Thông tin - Thư mục - Địa chí, phòng Mạng lưới thư viện.
1.2.Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin
1.2.1. Đặc điểm ngườidùng tin

Người dùng tin là đối tượng mà các cơ quan thư viện hướng tới và luôn
đa dạng bao gồm tất cả những ai có nhu cầu tìm hiểu thông tin tri thức. Người
dùng tin tham gia vào hầu hết các công đoạn của dây truyền thông tin, ảnh
hưởng lớn tới việc bổ sung tài liệu cho thư viện.
Bạn đọc mà thư viện phục vụ phong phú và đa dạng gồm bạn đọc trong
và ngoài nước đang sinh sống và làm việc tại địa phương, các cán bộ công
chức của chính quyền địa phương,cán bộ hưu trí, nhà nghiên cứu khoa học,
cán bộ giảng dạy, sinh viên, học sinh đang theo học ở các cấp học trên địa bàn
tỉnh, doanh nhân và nhà sản xuất, kinh doanh.
Với chức năng, nhiệm vụ cùng với đặc điểm của thư viện có thể chia
đối tượng NDT của thư viện tỉnh Hải Dương thành 4 nhóm sau:

12
 Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Bao gồm cán bộ lãnh đạo các cơ quan Đảng, Chính quyền cấp khu vực
và Thành phố, cán bộ lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể cấp thành phố
và các quận, huyện, các cán bộ lãnh đạo quản lý điều hành hoạt động của các
cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước, tập thể và tư nhân.
Với số lượng không nhiều chỉ chiếm khoảng 10% nhưng họ là nhóm
bạn đọc có đặc điểm lao động trí óc, sáng tạo khoa học quản lí, họ lại có vai
trò rất quan trọng vì họ có nhiệm vụ ra các quyết định. Các quyết định của họ
có tầm ảnh hưởng rộng như đưa ra những quyết sách về phát triển kinh tế,
chính trị, văn hóa,xã hội và chịu trách nhiệm trước các quyết định đó.
Yêu cầu đối với quyết định là phải đảm bảo tính đúng đắn khoa học, kịp
thời đáp ứng được thực tiễn khách quan. Thực chất của quá trình quyết định
này là quá trình thu thập và xử lí thông tin. Vì vậy, muốn có được quyết định
tốt thì họ phải được cung cấp những thông tin tốt, có chất lượng cao. Do đó họ
cần các thông tin có diện rộng, mang tính chất tổng kết, dự báo, dự đoán, các
loại tài liệu chính trị, văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, do tính chất của công việc họ không thường xuyên đến thư

viện,do đó phương pháp phục vụ chủ yếu cho nhóm này là đưa ra các thông
tin chọn lọc, phục vụ thông tin theo yêu cầu, hình thức sử dụng của họ là
thông tin chuyên đề, thông tin tóm tắt, tổng quát.
 Nhóm 2: Nhóm NDTlà cán bộnghiên cứu, giảng dạy
Nhóm cán bộ nghiên cứu và giảng dạy chiếm 31%. Là những người
tham gia giảng dạy ở các trường chuyên nghiệp, giáo viên, cán bộ nghiên cứu,
cán bộ chuyên môn trong các cơ quanTrung ương và thành phố, 100% có
trình độ Đại học trở lên. Đây là nhóm bạn đọc có tầm hiểu biết sâu rộng, có
kinh nghiệm trọng nhiều lĩnh vực. Họ thường quan tâm đến tài liệu chuyên
sâu về 1 ngành khoa học nào đó, hoặc các tài liệu mang tính chất bổ trợ cho

13
công tác nghiên cứu giảng dạy. Tài liệu họ cần là tài liệu có tính cập nhật, bền
vững và đa dạng.
Thông tin họ cần được thể hiện trên nhiều hình thức như: Thư mục
chuyên đề, các thông tin chọn lọc, thông tin chuyên đề, Họ là những người
tham mưu cho cơ quan Đảng và chính quyền các cấp. Họ đóng vai trò quan
trọng trong việc nghiên cứu, chỉ đạo hướng dẫn ứng dụng khoa học kĩ thuật
và công nghệ hiện đại vào sản xuất của cải vật chất và nâng cao chất lượng
cuộc sống.
 Nhóm 3: Nhóm NDT là học sinh- sinh viên
Đây là nhóm bạn đọc đông đảo nhất tại thư viện tỉnh Hải Dương, chiếm
43%.Họ là sinh viên của các trường đại học,cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp
và học sinh các trường phổ thông đóng trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu đọc của họ
thay đổi theo năm học, cấp học, hoặc ngành nghề họ học. Đối với mỗi giai
đoạn hay cấp độ nghiên cứu, có những nhu cầu thông tin khác nhau. Thông tin
họ cần cần chủ yếu phục vụ cho môn học ở trường, thường là sách giáo khoa,
giáo trình, sách tham khảo, nâng cao. Vì vậy, họ sử dụng là những tài liệu
mang tính kiến thức cơ bản về các ngành khoa học,không có chuyên sâu.
Học sinh, sinh viên là người trẻ tuổi ham hiểu biết, thích học hỏi tìm

tòi, khám phá, do đó họ còn quan tâm đến những thông tin cập nhật về các
lĩnh vực văn hóa, xã hội, giải trí, thể thao…. Họ tự trau dồi cho mình những
kiến thức làm hành trang cho chính bản thân của mình.
Bạn đọc là học sinh còn bao gồm cả thiếu niên và nhi đồng. Nhu cầu
thông tin là những kiến thức phổ thông đơn giản, dễ hiểu, các loại truyện
tranh, truyện cổ tích cũng được bạn đọc lựa chọn.
Đối với các em thiếu nhi thì phương thức phục vụ rất quan trọng vì thư
viện là vấn đề mới mẻ đối với các em. Thủ thư phải hướng dẫn các em thiếu
nhi một cách tận tình cách sử dụng thư viện và định hướng việc đọc sách và

14
tạo hứng thú đọc sách cho các em. Thư viện được xem là người thầy thứ hai
để giúp các em nắm bắt những kiến thức để làm chủ tri thức của mình.
Nhu cầu tự học, tự nghiên cứu làm cho đối tượng sinh viên- học sinh
trở thành nhóm người đọc chủ yếu của thư viện.

15

 Nhóm 4: Các đối tượng khác
Nhóm này bao gồm quần chúng nhân dân lao động, các doanh nhân,
công nhân trong các công ty, xí nghiệp, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, hội
phụ nữ…Họ đến thư viện với mục đích khác nhau nhằm nâng cao tri thức,
giải trí, tìm hiểu khoa học để phục vụ cho chính họ cũng như ngành nghề
riêng biệt của mình.
Tài liệu mà nhóm này quan tâm thường là sách, báo, tạp chí liên quan
tìm hiểu về các vấn đề mang tính thời sự, hiểu biết về lịch sử văn hóa của địa
phương, kinh nghiệm sống, sách khoa học…Nhóm NDT này chiếm khoảng
16%trong tổng số bạn đọc của thư viện.
1.2.2. Đặc điểm nhu cầu tin
Nhu cầu tin là một loại nhu cầu tinh thần đặc biệt, là đòi hỏi khách

quan của chủ thể (cá nhân hoặc nhóm) đối với việc tiếp nhận và sử dụng tài
liệu nhằm duy trì và phát triển các hoạt động sống của con người, là động lực
chủ yếu thúc đẩy phát triển nhận thức của con người và phục vụ phát triển xã
hội. Nhu cầu tin được hình thành bởi hai yếu tố: Giá trị của những tri thức
chứa đựng trong tài liệu và những đòi hỏi thiết yếu của con người trong
những điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
Nhu cầu tin của người đọc là yếu tố hàng đầu, có vai trò định hướng
cho mọi hoạt động của thư viện. Ngày nay, các SP & DV thông tin địa chí chỉ
có thể được phát triển khi nó có thị trường. Vì vậy, mọi hoạt động của thư
viện phải được bắt đầu từ việc nghiên cứu nhu cầu của nhiều đối tượng bạn
đọc, trên cở sở này phát triển nguồn lực thông tin tạo ra các SP & DV thông
tin địa chí phù hợp, đáp ứng nhu cầu tin. Từ đó phát huy được vai trò của thư
viện trong xã hội.

16
Trong quá trình khảo sát tìm hiểu đặc điểm người dùng tin tại thư viện
tỉnh Hải Dương với số phiếu phát ra là 100 phiếu đến các đối tượng người
dùng tin có đăng kí thẻ thư viện. Tổng số thu về là 100 phiếu (tỷ lệ
100%).Qua kết quả khảo sát trên cho thấy tỷ lệ NDT là cán bộ lãnh đạo, quản
lý chiếm10%,cán bộ nghiên cứu giảng dạy chiếm 31%, lực lượng đông và
mạnh của thư viện là học sinh - sinh viên chiếm 43% trong tổng số NDT, còn
lại các đối tượng khác chiếm tỷ lệ 16%.
Qua khảo sát cho thấy NDT của thư viện tổng hợp mọi ngành nghề,
mọi lứa tuổi khác nhau và tài liệu tìm hiểu cũng khác nhau. Phần lớn bạn đọc
sử dụng tài liệu địa chí nhằm mục đích học tập chiếm 40% và nâng cao tri
thức chiếm 32% đây thường là nhu cầu của học sinh, sinh viên để tích lũy
thêm kiến thức ngoài học trên lớp đó là việctự học. Bạn đọc sử dụng tài liệu
địa chí nhằm giải trí chiếm 18% vàbạn đọc sử dụng tài liệu địa chí vào mục
đích nghiên cứu chiếm 10%.
Có thể thấy rằng bạn đọc của thư viện tỉnh Hải Dương có nhu cầu về tài

liệu khác nhau và rất phong phú và đa dạng qua số liệu cho thấy bạn đọc sử
dụng tài liệu để nghiên cứu còn thấp đây cũng là điều đáng quan tâm của thư
viện tỉnh Hải Dương trong thời kì hiện nay để làm sao cho nhu cầu tin của
NDT có thể đồng đều và đáp ứng đầy đủ cho bạn đọc.
Về nội dung tài liệu địa chí: Có tới 40% tỷ lệ bạn đọc quan tâm về lĩnh
vực lịch sử, 29%văn học - nghệ thuật, 12% bạn đọc tìm hiểu về danh nhân địa
phương, 9% bạn đọc quan tâm tới lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, trong khi đó
chỉ có 6% bạn đọc quan tâm tới lĩnh vực chính trị - xã hội và 4% là lĩnh vực
khác. Qua đó cho thấy lĩnh vực bạn đọc quan tâm chủ yếu là lịch sử và văn
học - nghệ thuật nên thư viện cần bổ sung thêm tài liệu để cân đối nhu cầu
đọc của NDT để nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện.

17
Về loại hình tài liệu địa chí: NDT tại thư viện tỉnh Hải Dương thường
sử dụng loại hình tài liệu sách là chủ yếu chiếm 52% và báo, tạp chí chiếm
33%, đĩa CD - ROM là loại tài liệu điện tử mang tính hiện đại và mới đối với
bạn đọc nên chiếm tỷ lệ thấp có 8% còn lại là tài liệu thuộc lĩnh vực khác
chiếm 7%.
Về ngôn ngữ tài liệu địa chí: Theo kết quả khảo sát 100 NDT của thư
viện, ngôn ngữ mà NDT sử dụng là ngôn ngữ tiếng việt chiếm khoảng 87%,
tiếng anh 9%, Hán - Nôm chiếm 4%. Qua đây, có thể thấy ngôn ngữ bạn đọc
sử dụng nhiều nhất là tiếng việt, vì vậy mà thư viện cần bổ sung thêm tài liệu
về các ngôn ngữ khác và có phương hướng cụ thể để đa dạng hóa về ngôn
ngữtài liệu trong thư viện.
Như vậy, có thể thấy người dùng tin và nhu cầu tin của bạn đọc thư
viện là rất phong phú và đa dạng cả về số lượng và chất lượng đòi hỏi sự nỗ
lực và nhiệt tình hơn nữa của cán bộ thư viện để luôn tạo không khí thoải mái
cho bạn đọc khi tới thư viện khai thác SP & DV thông tin địa chí nhanh chóng
dễ dàng tiết kiệm thời gian. Đồng thời tăng cường, tạo lập và phát triển các
SP & DV thông tin địa chí hiện đại tạo điều kiện thuận lợi để NDT tiếp cận

tới thông tin - tri thức, đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của bạn đọc.
1.3. Sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí
1.3.1. Kháiniệm sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí
Trước hết muốn hiểu được khái niệm SP & DV thông tin địa chí nói
riêng chúng ta cần phải hiểu được khái niệm SP & DV thông tin thư viện nói
chung.
Sản phẩm là kết quả đạt được tạo ra do một cá nhân, tập thể hoặc cộng
đồng, tập thể nào đó tạo ra nhằm mục đích nào đó thỏa mãn người dùng tin.
Sản phẩm có thể là vật chất hoặc phi vật chất.

18
Sản phẩm thông tin thư viện(SPTT – TV) là kết quả của quá trình xử lý
thông tin, do cá nhân, tập thể nào đó thực hiện nhằm thoả mãn nhu cầu của
người dùng tin [16, tr.21].
Quá trình lao động để tạo ra sản phẩm chính là quá trình xử lý thông tin
(bao gồm biên mục, phân loại, định từ khoá, tóm tắt, chú giải, biên soạn tổng
quan cũng như các quá trình phân tích tổng hợp thông tin khác). Người thực
hiện quá trình xử lý thông tin không ai khác chính là các chuyên gia làm việc
tại các cơ quan, tổ chức thông tin nào đó.
Các sản phẩm thông tin được hình thành nhằm thoả mãn những nhu cầu
thông tin, chúng phụ thuộc chặt chẽ vào nhu cầu và sự biến động của nhu cầu.
Như vậy, sản phẩm thông tin địa chí là kết quả đạt được của cá nhân
tập thể nào đó trong quá trình xử lý thông tin để tạo ra các sản phẩm địa chí
nhằm thỏamãn nhu cầu tin của bạn đọc về địa phương.
Chất lượng sản phẩm thông tin địa chí được đánh giá qua nhiều khía
cạnh và được phản ánh qua chính bạn đọc.Bởi bạn đọc là người thường xuyên
tiếp xúc và tra tìm tài liệu. Việc đa dạng các loại hình sản phẩm thông tin địa
chí là rất cần thiết bởi công việc này cần phải xử lý nội dung sâu phù hợp với
đối tượng và thói quen của bạn đọc.
Nhu cầu thông tin và nhu cầu trao đổi thông tin thuộc nhóm nhu cầu tinh

thần. Có nhu cầu chỉ cần ở mức giúp người sử dụng trao đổi được thông tin,
trong khi đó, có nhu cầu, ngoài việc trao đổi thông tin, người sử dụng dịch vụ
còn cần được cung cấp những thông tin cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của họ.
Dịch vụ thông tin thư viện (DVTT – TV) bao gồm những hoạt động
nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của người sử dụng các
cơ quan TT - TV nói chung[16, tr.24].

19
Như vậy dịch vụ thông tin địa chí là những hoạt động địa chí mang lại
hiệu quả cao nhằm thỏa mãn nhu cầu nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin
địa chí của bạn đọc.
Để đáp ứng nhu cầu tin của NDT về tài liệu địa chí, cán bộ thư viện
tỉnh Hải Dương thường phải tiến hành đồng thời việc tạo ra các SP & DV
thông tin địa chí tương ứng. Với mỗi sản phẩm đều có một hoặc một số dịch
vụ tương ứng, mục đích là nhằm giúp cho sản phẩm được sử dụng, khai thác.
Ngược lại, ứng với mỗi dịch vụ đều có một hoặc một số sản phẩm phù hợp để
dịch vụ đó được triển khai tốt nhất, hiệu quả nhất. Tổ chức tốt các dịch vụ
thông tinđịa chí sẽ đưa các sản phẩm thông tin địa chí đến với người dùng
một cách nhanh chóng và thuận tiện. Từ đó, mức độ khai thác sản phẩm thông
tin của NDT sẽ nhiều hơn, góp phần phát huy hiệu quả và nâng cao giá trị của
sản phẩm thông tin địa chí của thư viện tỉnh Hải Dương.
Đồng thời dịch vụ thông tin địa chí còn là kênh thông tin phản hồi từ
phía NDT, giúp cho thư viện tỉnh Hải Dương có cơ sở đánh giá, điều chỉnh và
hoàn thiện hệ thống sản phẩm, dịch vụ thông tinđịa chí của mình để đáp ứng
tốt hơn nhu cầu tin ngày càng đa dạng và phức tạp của NDT.
Thư viện tỉnh Hải Dương có phát triển mạnh và đa dạng hay không?
Thư viện có đáp ứng kịp thời cho bạn đọc hay không? Điều này cho thấy SP
& DV thông tin địa chí là một trong những yếu tố không thể thiếu trong thư
viện bởi thông qua đây bạn đọc có nhu cầu về thông tin địa chí sẽ tìm kiếm tài
liệu một cách dễ dàng, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian công sức.

1.3.2. Vai trò sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí
Hoạt động thông tin địa chí là hoạt động đặc thù của các thư viện tỉnh,
thành phố. Thông qua hoạt động thông tin địa chí các thư viện tỉnh, thành phố
đã đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương mình nói chung và thư viện tỉnh
Hải Dương nói riêng.

×