Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin trong các cơ quan thông tin bộ ngành trong bối cảnh hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.65 KB, 8 trang )

Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ
thông tin trong các cơ quan thông tin bộ/ngành
trong bối cảnh hội nhập

Lê Thị Hoa

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Chính sách khoa học và công nghệ; Mã số: 60 34 70
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hùng
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Khái quát về sản phẩm và dịch vụ thông tin (SP&DVTT) trong hoạt động
của cơ quan thông tin bộ/ngành. Đánh giá thực trạng các SP&DVTT của các tổ chức
thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) các bộ/ngành ở Việt Nam trong thời gian
qua nhằm rút ra bài học thực tiễn và lý luận. Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm đa
dạng hóa SP&DVTT của các tổ chức thông tin KH&CN các bộ/ngành cho phù hợp
với yêu cầu của sự đổi mới về quản lý trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và tích
cực hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay cũng như cho những năm tiếp theo.

Keywords: Sản phẩm thông tin; Dịch vụ thông tin; Quản lý; Khoa học công nghệ

Content
MỞ ĐẦU

1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Trong thời đại hiện nay, thông tin KH&CN trở thành nguồn lực quan trọng để phát
triển KT-XH. Xây dựng một nền tảng thông tin KH&CN hiện đại phù hợp với nhu cầu và đặc
điểm phát triển KT-XH là nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong sự nghiệp CNH&HĐH đất
nước và đưa nước ta sớm hội nhập với quốc tế.
Nhận thức vai trò to lớn của thông tin KH&CN, nhiều nước đã coi việc phát triển hoạt
động thông tin KH&CN là đối tượng của chính sách quốc gia để phát triển đất nước.


Sau hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta đã ra khỏi tình
trạng khủng hoảng, đất nước bước vào thời kỳ phát triển trong bối cảnh hội nhập. Cơ chế thị
trường và hoạt động đầu tư liên doanh với nước ngoài đang mở ra quá trình chuyển giao, tiếp
thu công nghệ tiên tiến. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của nước ta mấy năm gần đây ở mức cao
mà nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, mạnh dạn giao

2
quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các đơn vị kinh tế cơ sở và tạo động lực trực tiếp cho
người lao động.
Nhưng nhìn chung, thực trạng năng suất lao động ở nước ta còn quá thấp. Chất lượng
hàng hóa chưa cao và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu. Năng suất lao động trong
công nghiệp mới chỉ đạt 30% mức trung bình của thế giới. Quy mô công nghiệp nhỏ bé và
năng lực hạn chế làm cho đa phần các doanh nghiệp chưa đủ sức tự đầu tư phát triển, trình độ
công nghệ sản xuất yếu kém và lạc hậu. Cuộc cách mạng thông tin trên thế giới đã đưa đến xu
thế phát triển mới, xây dựng xã hội thông tin trên phạm vi qui mô toàn cầu đang tạo lợi thế và
cơ hội cho các nước chậm phát triển nếu biết khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
thông tin. Tuy vậy, cho dù công tác thông tin KH&CN ở nước ta được khới sự khá sớm (bắt
đầu từ Hội nghị thông tin KH&CN lần thứ nhất vào năm 1971), tiềm lực thông tin KH&CN
hiện có chủ yếu vẫn mới chỉ là ở dạng kiến thức chung, nhiều thông tin cả trong và ngoài
nước phục vụ trực tiếp cho hệ thống đổi mới chưa được tổ chức và quản lý. Trong khi ở các
nước, thông tin là nguồn lực quan trọng thì ở Việt Nam, thông tin chưa đủ sức để tạo ra nguồn
lực hoàn chỉnh cho các ngành kinh tế. Với những thành tựu của công nghệ thông tin và truyền
thông (CNTT) đã giúp thế giới xích lại gần nhau hơn, con người ở mọi nơi, mọi lúc có thể
truy nhập và khai thác được nguồn di sản trí tuệ chung của loài người, giúp cho mọi cá nhân
và tổ chức có thể tìm đến nhau và trao đổi thông tin với nhau một cách thuận tiện và nhanh
chóng nhằm cùng hợp tác và phát triển.
Chính sự phát triển mạnh mẽ về khối lượng thông tin và nhu cầu giao lưu, hội nhập
dẫn đến nhu cầu thông tin con người ngày càng phát triển hơn bao giờ hết. Vậy, làm thế nào
để đáp ứng tốt nhất, đầy đủ nhất các nhu cầu đó. Đây là bài toán ngày càng được các cơ quan
thông tin quan tâm và tìm cách tháo gỡ. Để làm được điều đó, mỗi cơ quan thông tin cần phải

tạo ra các công cụ hữu hiệu. Trước yêu cầu đó, sản phẩm và dịch vụ thông tin (SP&DVTT) ra
đời và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong hoạt động của các cơ quan thông tin. Cơ
quan thông tin bộ/ngành giữ vai trò quan trọng trong toàn hệ thống thông tin quốc gia có
nhiệm vụ thu thập, lưu trữ các loại nguồn thông tin; khai thác và tổ chức phục vụ công tác
quản lý và nghiên cứu khao học của các ngành; xuất bản các xuất bản phẩm (XBP) thông tin;
trao đổi hướng dẫn nghiệp vụ thông tin trong toàn ngành, góp phần tạo ra nguồn lực thông tin
và đáp ứng nhu cầu tin cho đông đảo người dùng tin.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo lập nguồn lực thông tin và phổ biến thông
tin nói chung, cung cấp các SP&DVTT nói riêng, từ khi thành lập cho đến nay, các cơ quan
thông tin KH&CN bộ/ngành đã tạo lập được các SP&DVTT trong lĩnh vực KH&CN. Các

3
SP&DVTT của cơ quan thông tin bộ/ngành đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản
lý, nghiên cứu và triển khai KH&CN cũng như truyền bá những thành tự KH&CN, góp phần
thông qua những quyết định quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống KT-XH. Tuy nhiên
các SP&DVTT tại đây đến nay còn hạn chế, thiếu hệ thống, còn đơn điệu, chất lượng chưa
cao nên còn ít tác dụng, thiếu nghiên cứu toàn diện về nhu cầu người dùng, chưa đóng vai trò
làm nguồn lực cho thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng nhanh năng suất lao động, rút ngắn thời kỳ
công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, chưa góp phần làm giảm mối lo tụt hậu càng xa so
với các nước trong khu vực cả về kinh tế lẫn KH&CN. Cơ chế quản lý tập trung còn để lại
dấu ấn nặng nề, mạng lưới các tổ chức thông tin KH&CN chưa có bước đổi mới trong hoạt
động, chưa thể hiện được mối quan hệ hợp tác và cạnh tranh giữa các cơ quan thông tin trong
nước từ đó chưa tạo ra được môi trường thuận lợi cho các cơ quan thông tin KH&CN nâng
cao chất lượng và thay đổi các sản phẩm và dịch vụ. Vì vậy, việc nghiên cứu để có được các
giải pháp đa dạng hóa SP&DVTT trong các cơ quan thông tin bộ/ngành trong bối cảnh hội
nhập là vấn đề bức xúc, có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của lĩnh vực khoa học
và công nghệ nói riêng và hoạt động KT-XH nói chung, góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước và phát triển KT-XH quốc gia một cách toàn diện.
Vì lẽ đó, chúng tôi chọn vấn đề “Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông
tin trong các cơ quan thông tin bộ/ngành trong bối cảnh hội nhập” làm đề tài cho luận

văn thạc sỹ chuyên ngành Chính sách KH&CN của mình.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Vấn đề đổi mới hoạt động của các tổ chức thông tin KH&CN thông qua việc đa dạng
hóa SP&DVTT đã được nhiều nhà khoa học và cán bộ quản lý quan tâm nghiên cứu. Tuy
nhiên, nếu như trên thế giới có nhiều chương trình nghiên cứu tổng thể thành công, thì đến
nay ở nước ta, các công trình nghiên cứu (các đề tài nghiên cứu, luận văn thạc sỹ khoa học và
nhiều bài báo đăng trên tạp chí), dù đã cố gắng khảo cứu vấn đề này theo các góc độ khác
nhau, nhưng phần chủ yếu mới đề cập tới các khía cạnh mang tính nghiệp vụ, qui trình và kỹ
thuật hoạt động thông tin. Một số kết quả nghiên cứu đã tổng hợp được phần nào cơ sở lý
luận, phương pháp luận, có những phân tích đánh giá những thành tựu đã đạt được, những tồn
tại và đề xuất những kiến nghị góp phần đổi mới cơ chế quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô cũng
như vi mô. Những đóng góp này rất đáng trân trọng, làm cơ sở cho luận cứ lý thuyết để thực
hiện khóa luận cao học này.
Về mặt lí luận, tuyển tập “Thông tin: từ lý luận tới thực tiễn” của PGS.TS. Nguyễn
Hữu Hùng đã đề cập đến các những cơ sở lý luận của thông tin và tổ chức nguồn lực thông tin
trong các tổ chức xã hội. Cuốn giáo trình: “Sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện” của ThS.

4
Trần Mạnh Tuấn đã đề cập đến các khái niệm và quy trình để tạo lập các dạng SP&DVTT cơ
bản và một số bài viết của một số tác giả khác đề cập đến các các khía cạnh khác nhau của
SP&DVTT trên các tạp chí chuyên ngành TT-TV như: Tạp chí Thông tin và Tư liệu, Tạp chí
Thư viện Việt Nam.
Về mặt thực tiễn xây dựng và phát triển các SP&DVTT tại một số cơ quan đã được
khảo sát trong các luận văn thạc sỹ, như của các tác giả: Trịnh Giáng Hương “Nghiên cứu về
sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện tại Trung tâm Thông tin- Thư viện và NCKH Văn
phòng Quốc hội” (năm 2005), Phạm Thị Yên “Nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống sản phẩm
và dịch vụ thông tin- thư viện của Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội”
(năm 2005), Phùng Thị Bình “Nghiên cứu và hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ thông tin tại
các thư viện thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam” (năm 2007).
Các luận văn thạc sỹ về SP&DVTT từ trước đến nay chủ yếu đề cập đến các quy trình

kỹ thuật và tổ chức hoạt động chung ở trên địa bàn của một cơ quan cụ thể. Như vậy, cho tới
nay, chưa có một công trình nào khảo sát, nghiên cứu một cách toàn diện về thực trạng các
SP&DVTT tại các cơ quan thông tin bộ/ngành, đặc biệt là các nghiên cứu trước đều chưa có
câu trả lời về các nguyên nhân của các điểm mạnh và điểm yếu cũng như chưa đưa ra được
các giải pháp tổng thể khả thi để phát triển SP&DVTT tại các cơ quan thông tin bộ/ngành.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng các SP&DVTT của các tổ chức thông tin KH&CN các
bộ/ngành ở Việt Nam trong thời gian qua nhằm rút ra bài học thực tiễn và lý luận.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm đa dạng hóa SP&DVTT của các tổ chức thông
tin KH&CN các bộ/ngành cho phù hợp với yêu cầu của sự đổi mới về quản lý trong bối cảnh
nền kinh tế thị trường và tích cực hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay cũng như cho những
năm tiếp theo.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống các SP&DVTT KH&CN ở các
bộ/ngành và giải pháp để đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức thông tin KH&CN
trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Khách thể nghiên cứu của luận văn là những tổ chức, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực
thông tin KH&CN ở các cơ quan bộ/ngành.
Nội dung của luận văn được xây dựng trong khuôn khổ những quan điểm cơ bản của
Đảng và Nhà nước về quản lý KH&CN, công tác phát triển các tổ chức thông tin KH&CN
hiện nay, dự báo xu hướng trong những năm tiếp theo.

5
Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong lĩnh vực thông tin KH&CN các
cơ quan bộ/ngành từ sau năm 2000.
5. CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng các sản phẩm và dịch vụ thông tin của các tổ chức thông tin KH&CN
trong các bộ/ngành ở nước ta hiện nay ra sao?
- Tại sao chúng ta phải đa dạng hóa hệ thống SP&DVTT của các tổ chức thông tin

KH&CN trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay?
- Muốn nâng cao chất lượng và đa dạng hóa hệ thống sản phẩm và dịch vụ của các tổ
chức thông tin KH&CN bộ/ngành thì cần phải làm những gì?
- Nhà nước có vai trò như thế nào trong việc đa dạng hóa hệ thống sản phẩm và dịch
vụ của các tổ chức thông tin KH&CN các bộ/ngành?
Để trả lời cho những câu hỏi trên có một số giả thuyết cơ bản sau đây:
- Trong thời gian qua, các sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức thông tin KH&CN
bộ/ngành ở nước ta chậm thay đổi, chưa đáp ứng với những thay đổi của phát triển đất nước
trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
- Các yếu tố, điều kiện như vốn, nhân lực, thị trường, hợp tác thông tin,… là vô cùng
cần thiết để đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức thông tin KH&CN các
bộ/ngành.
- Với tư cách là người quản lý, Nhà nước có vai trò to lớn trong việc đổi mới và định
hướng phát triển các sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức thông tin KH&CN như: tạo ra các
cơ chế, chính sách, tạo lập thị trường cho các tổ chức thông tin KH&CN.
- Những xu hướng vận động của “Xã hội thông tin toàn cầu” cũng như trình độ hoạt
động thông tin KH&CN trên thế giới có tác động sâu sắc tới hệ thống sản phẩm và dịch vụ
của các tổ chức thông tin KH&CN nước ta.
- Nhiều nước trên thế giới đã rất thành công trong việc tạo ra bước phát triển mạnh các
sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức thông tin KH&CN và đưa yếu tố thông tin trở thành
nguồn lực và yếu tố cấu thành trong hệ thống đổi mới quốc gia.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng các phương pháp:
- Nghiên cứu phân tích tài liệu: Phân tích hệ thống các quan điểm của Đảng và Nhà
nước từ các Văn kiện của Đảng và các văn bản pháp quy của Chính phủ về phát triển
KH&CN nói chung và công tác thông tin KH&CN nói riêng;

6
- Điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi: thiết kế phiếu điều tra và thực hiện điều tra tại các
cơ quan thông tin bộ/ngành;

- Quan sát, phỏng vấn và trao đổi trực tiếp với chuyên gia;
- Phân tích và tổng hợp.
7. LUẬN CỨ:
7.1. Luận cứ lý thuyết:
- Lý thuyết thông tin;
- Lý luận tổ chức thông tin KH&CN.
7.2. Luận cứ thực tiễn:
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN và thông tin KH&CN;
- Các báo cáo về hiện trạng hoạt động thông tin KH&CN các bộ/ngành;
- Các đề án phát triển công tác phát triển thông tin KH&CN;
- Thông tin, số liệu thu được qua điều tra, khảo sát và phỏng vấn chuyên gia.
8. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN:
- Ý nghĩa lý luận:
Góp phần vào việc khẳng định vai trò, vị trí, ý nghĩa của SP&DVTT trong hoạt động
của các tổ chức KH&CN.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Góp phần phát triển các SP&DVTT tại các cơ quan thông tin KH&CN bộ/ngành từ đó
tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thông tin trong hệ thống thông tin quốc gia.
9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, luận văn có các chương sau đây:
Chƣơng 1: Sản phẩm và dịch vụ thông tin trong hoạt động của cơ quan thông tin
bộ/ngành
Chƣơng 2: Thực trạng các sản phẩm và dịch vụ thông tin
Chƣơng 3: Những giải pháp hoàn thiện và phát triển hệ thống sản phẩm, dịch vụ
thông tin tại bộ/ngành.

References
1. Nghị định 115 của Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức
KH&CN công lập (2005).


7
2. Nghị định 159 của Chính phủ về hoạt động thông tin KH&CN (2004).
3. Vũ Cao Đàm, 2003, Quản lý R&D, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội.
4. Vũ Cao Đàm, 2007, Lý thuyết hệ thống, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội
5. Vũ Cao Đàm, 2008, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Trường Đại học
KHXH&NV Hà Nội.
6. Nguyễn Tiến Đức. (2009), Nghiên cứu cơ sở KH và thục tiễn phục vụ việc chuyển đổi
các tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN công lập theo tinh thần Nghị định 115 của Chính
phủ, Đề án nghiên cứu cấp Bộ, Trung tâm Thông tin Tư liệu KH&CN Quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Tiến Đức, 45 năm hoạt động thông tin KH&CN. Tạp chí Hoạt động khoa học,
2004, số 4, tr. 17-19.
8. Nguyễn Hữu Hùng (2006), Cách nhìn hệ thống trong quản lý nguồn thông tin KH &
CN nội sinh ở Việt Nam, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, No 3
9. Nguyễn Hữu Hùng (2007), Trở lại vấn đề phát triển thông tin KH&CN để trở thành
nguồn lực, Nghiên cứu Chính sách KH&CN, (số 14).
10. Nguyễn Hữu Hùng (2009), Phát triển hoạt động thông tin KH&CN ở Việt Nam, Nghiên
cứu Chính sách KH&CN, (số 16).
11. Nguyễn Hữu Hùng (2007), Một số vấn đề về chính sách phát triển các sản phẩm và dịch vụ
thông tin ở Việt Nam, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (số 2), tr. 1-5.
12. Nguyễn Hữu Hùng (2000), Nghiên cứu xây dựng chính sách quốc gia về thông tin
KH&CN trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước: Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Trung tâm
Thông tin Tư liệu KH&CN Quốc gia, Hà Nội.
13. Nguyễn Hữu Hùng (2005), Thông tin: Từ lý luận tới thực tiễn. Infomation: From theory to
practice, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội.
14. Tạ Bá Hưng (1998), “Tổ chức quản lý hoạt động thông tin KH&CN ở các tỉnh/thành
phố trong thời kỳ CNH và HĐH”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (số 1), tr. 1-4.
15. Cao Minh Kiểm, Lê xuân Định (2002), Một số suy nghĩ về chuẩn dữ liệu trong liên kết
mạng, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, số 3, tr. 7-13.
16. Nick Moore (1999), Xã hội thông tin, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (số 2), tr. 13-19.
17. Nguyễn Viết Nghĩa (1999), Một số vấn đề xung quanh việc thu thập, khai thác tài liệu

xám, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (số 4), tr. 10-14.
18. Nguyễn Viết Nghĩa (2001), Phương pháp luận xây dựng chính sách phát triển nguồn
tin, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (số 1), tr. 12-17.

8
19. Trần Thị Quý, Nguyễn Thị Đào (2007), Xử lý thông tin trong hoạt động TT - TV, Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
20. Nguyễn Vĩnh Quyên (2000), Hiện trạng và định hướng phát triển Trung tâm TT-TL
thuộc Trung tâm KHTN&CNQG, Luận văn Thạc sĩ khoa học TT-TV, Trường Đại học
Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
21. Notess Greg R, (1999) Những lời khuyên về đánh giá các CSDL web trên mạng, Tạp chí
Thông tin & Tư liệu, (số 2), tr. 15-18.
22. Nguyễn Minh Hiệp (2002), Sổ tay quản lý thông tin thư viện, Đại học Quốc gia Tp. Hồ
Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
23. Vũ Văn Sơn (1994), Một số quan niệm về chính sách phát triển nguồn tư liệu, Tạp chí
Thông tin & Tư liệu, (số 3), tr. 1-4.
24. Vũ Văn Sơn (1995), Chính sách chia sẻ nguồn lực trong thời kỳ áp dụng công nghệ
thông tin mới, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (số 2), tr. 7-10.
25. Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
26. Lại Văn Toàn (1999), Thông tin KHXH&NV trong sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế
- văn hoá - xã hội, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, (số 4), tr. 3-8.
27. Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, Trung tâm Thông tin
Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.

×